TUYÊN NGÔN MỚI CỦA VATICAN KẾT HỢP TÍNH MINH BẠCH HIỆN ĐẠI VỚI GIÁO HUẤN VĨNH CỬU

0
48

2. TUYÊN NGÔN MỚI CỦA VATICAN
KẾT HỢP TÍNH MINH BẠCH HIỆN ĐẠI VỚI GIÁO HUẤN VĨNH CỬU

Fr. Thomas Reese, S.J.[1]

Hai điều đã gây ấn tượng với tôi khi đọc bản tuyên ngôn mới Dignitas Infinitia (hay phẩm giá vô tận) một tuyên bố mới về mang thai hộ, giới tính và đời sống, được Vatican công bố vào ngày 8 tháng 4 bởi Bộ Giáo lý Đức tin.

Thứ nhất, văn bản đặt ra một tiêu chuẩn mới về tính minh bạch mà nó được viết ra, và thứ hai, nó cố gắng nhấn mạnh rằng Giáo hội đã dạy về những vấn đề này trong một thời gian rất lâu.

Văn bản, áp dụng giáo lý của Giáo hội vào các mối đe dọa hiện nay đối với phẩm giá con người, khẳng định rằng phẩm giá con người không phụ thuộc vào của cải, trí tuệ, địa vị xã hội hay năng lực, mà vào giá trị bản chất của mỗi con người.

Thông thường, các tuyên bố về những vấn đề như vậy được công bố từ Vatican như thể phát ra từ tâm trí của Thiên Chúa.[2] “Phẩm giá Vô hạn” công nhận những khó khăn trong quá trình soạn thảo 5 năm của nó, bao gồm một bản nháp “không đạt yêu cầu” vào năm 2019 và một bản nháp hoàn toàn mới vào năm 2021. Bản nháp này còn phải được rút gọn và đơn giản hóa theo yêu cầu của bộ, của ủy ban gồm các hồng y và giám mục giám sát văn phòng giáo lý.

Bộ đã phê duyệt phiên bản cập nhật vào năm 2023, nhưng Đức Giáo hoàng Phanxicô “yêu cầu văn bản nhấn mạnh các chủ đề liên quan chặt chẽ đến chủ đề phẩm giá, như nghèo đói, tình trạng di cư, bạo lực đối với phụ nữ, buôn bán người, chiến tranh và các chủ đề khác”.

“Một phiên bản mới và được sửa đổi đáng kể” đã được chấp thuận đầu năm nay, được Đức Thánh Cha chấp thuận và cuối cùng được công bố tuần này.

Thường thì những sự điều vừa nêu trên là những thông tin mà các nhà báo chỉ có thể tiếp cận thông qua các nguồn tin bí mật. Lần này, Tổng Trưởng Bộ, Hồng y Víctor Manuel Fernández, đã trình bày rõ ràng trong văn bản.

Hồng y Fernández cũng rõ ràng muốn cho thấy rằng tuyên bố này nhất quán với lịch sử giáo huấn lâu đời của Giáo hội về phẩm giá con người. Tôi thú nhận rằng, tôi không có đủ sức để đếm, nhưng tôi đoán khoảng một nửa văn bản bao gồm các trích dẫn từ các tài liệu trước đây của Giáo hội.

Văn bản thực sự được chia thành bốn phần. Ba phần đầu nhắc lại các nguyên tắc cơ bản và những tiền đề lý thuyết cho thuật ngữ “phẩm giá”. Phần thứ tư trình bày một số tình huống hiện tại và gây tranh cãi mà trong đó phẩm giá vô hạn và không thể tước đoạt của mỗi con người không được công nhận đầy đủ.

Tuyên ngôn xem xét phẩm giá con người cả về lý trí và mặc khải. Nó trích dẫn Kinh Thánh và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc, các triết gia cổ điển và những Giáo phụ của Giáo hội, các nhà tư tưởng thế tục và các Đức Giáo hoàng. Tất cả điều này làm cho bản văn bao gồm 116 chú thích.

Phẩm giá của mỗi con người có thể được hiểu là “vô hạn”, như tài liệu nói, dựa trên trích dẫn Thánh Gioan Phaolô II. “Ngài nói như vậy để chỉ ra rằng phẩm giá con người vượt ra ngoài tất cả những biểu hiện bên ngoài và các khía cạnh cụ thể của cuộc sống con người”, tài liệu nói. Đây là “một chân lý phổ quát mà tất cả chúng ta đều được kêu gọi nhận ra như một điều kiện cơ bản để cho xã hội của chúng ta được thực sự công bằng, hoà bình, lành mạnh và đích thực”.

Đức Phanxicô, trong Thông điệp Fratelli Tutti của mình vào năm 2020, như tài liệu lưu ý, “muốn nhấn mạnh rằng phẩm giá này tồn tại ‘vượt qua mọi hoàn cảnh’“. Bằng cách này, Ngài đã kêu gọi mọi người bảo vệ phẩm giá con người trong mọi bối cảnh văn hóa và mọi giai đoạn của sự tồn tại con người, bất kể khuyết tật về thể chất, tâm lý, xã hội hay đạo đức.

Phẩm giá của một người “bất khả xâm phạm được cố định trong chính bản thể của họ, vốn tồn tại trong và vượt ra khỏi mọi hoàn cảnh, trạng thái hay tình huống mà người đó có thể gặp phải.”

Quan điểm như vậy, đối lập với chủ nghĩa tương đối đạo đức của một số triết gia, không coi phẩm giá hay quyền con người như những thứ được xác định bởi văn hóa.

Những điều sẽ thu hút sự quan tâm của hầu hết độc giả là phần cuối, đề cập đến một số “vi phạm nghiêm trọng phẩm giá con người” của thế giới chúng ta: nghèo đói, chiến tranh, di cư, buôn bán người, lạm dụng tình dục, bạo lực đối với phụ nữ, phá thai, mang thai hộ, euthanasia, việc gạt lùi những người khuyết tật, lý thuyết giới tính, phẫu thuật chuyển giới và bạo lực kỹ thuật số.

Mặc dù ba vấn đề cuối cùng có khả năng nhận được những tiêu đề chính, Phẩm giá Vô hạn tập trung vào sự bất bình đẳng về phương tiện. Trích dẫn của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, văn kiện nói, “Một trong những bất công lớn nhất trong thế giới ngày nay chính là điều này: rằng những người nắm giữ nhiều thì ít, còn những người nắm giữ gần như chẳng có gì thì nhiều. Đây là bất công của sự phân phối bất bình đẳng các của cải và dịch vụ được thiết lập để phục vụ tất cả.”

“Nếu một số người được sinh ra ở một quốc gia hay gia đình mà họ có ít cơ hội hơn để phát triển”, như tài liệu nói, “chúng ta nên công nhận rằng điều này trái với phẩm giá của họ, là phẩm giá như của những người được sinh ra trong một gia đình hoặc quốc gia giàu có. Tất cả chúng ta đều chịu trách nhiệm về sự bất bình đẳng nghiệt ngã này, mặc dù ở các mức độ khác nhau.”

Với một trích dẫn khác từ Gioan Phaolô II, tuyên ngôn nói, “Có một nhu cầu cấp thiết để đạt được bình đẳng thực sự trong mọi lĩnh vực: tiền lương bằng nhau cho công việc như nhau, bảo vệ cho các bà mẹ đang làm việc, công bằng trong thăng tiến sự nghiệp, bình đẳng giữa các bên vợ chồng về quyền lợi gia đình và công nhận tất cả những gì là một phần của quyền và nghĩa vụ của công dân trong một quốc gia dân chủ.”

“Những bất bình đẳng trong những lĩnh vực này cũng là những hình thức bạo lực khác nhau”, như tài liệu nói.

Khi đề cập đến việc phá thai, tuyên ngôn, lần này trích dẫn Đức Phanxicô, nói rằng “Phẩm giá của mỗi con người có một bản chất vốn có và có giá trị từ khi thụ thai cho đến khi chết tự nhiên.”

Việc mang thai hộ, khi phụ nữ sinh con cho người khác, thường lấy tiền, là “một vi phạm nghiêm trọng đối với phẩm giá của người phụ nữ và đứa trẻ”, tuyên ngôn nói. Tôi nghi ngờ rằng những người Mỹ thực hành điều này sẽ không thấy nó như vậy, nhưng không thể phủ nhận rằng một số phụ nữ bị ép buộc phải làm mẹ thay vì do nghèo đói.

Trong khi tài liệu lên án an tử và trợ tử, nó ủng hộ cắt giảm đau đớn, chăm sóc nhẹ nhàng và tránh các điều trị mạnh mẽ hoặc các quy trình y tế không cân xứng.

Lý thuyết giới tính và phẫu thuật chuyển giới là những chủ đề được mong đợi nhất của tuyên ngôn. Nó bắt đầu bằng cách khẳng định lại giáo huấn của Đức Phanxicô trong Amoris Laetitia rằng “mọi người, bất kể khuynh hướng tình dục, đều phải được tôn trọng phẩm giá và đối xử với sự coi trọng, trong khi ‘mọi dấu hiệu của sự phân biệt đối xử bất công’ phải được tránh, đặc biệt là bất kỳ hình thức bạo lực và hung hăng nào”.

Tuy nhiên, Phẩm giá Vô hạn lặp lại mối lo ngại của Đức Phanxicô rằng lý thuyết giới tính là “cực kỳ nguy hiểm vì nó đã xóa bỏ các khác biệt trong yêu sách làm cho mọi người bình đẳng.” Nó cũng dẫn đến “các trường hợp của chủ nghĩa thực dân ý thức hệ”, nơi quan điểm của Châu Âu và Hoa Kỳ được áp đặt lên người khác.

Một lần nữa, trích dẫn Đức Phanxicô, lý thuyết này “trù định một xã hội không có sự khác biệt về tính dục, do đó xóa bỏ cơ sở nhân học của gia đình. … Cần nhấn mạnh rằng ‘giới tính sinh học và vai trò xã hội văn hóa của giới tính (giới tính) có thể được phân biệt nhưng không thể tách rời’.”

Những người phê bình tuyên ngôn này sẽ phản ứng rằng một số người có một giới tính khác với giới tính sinh học của họ. Họ không chọn điều này; họ sinh ra như vậy.

Tài liệu cũng phản đối việc thay đổi giới tính, “có nguy cơ đe dọa phẩm giá độc nhất mà người đó đã nhận được từ khi thụ thai.”

Mặt khác, tài liệu cho phép sự trợ giúp của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trong việc xử lý “những bất thường về cơ quan sinh dục”.

Trong khi công nhận rằng công nghệ số có thể thúc đẩy phẩm giá con người, tuyên bố dành phần lớn thời gian để cảnh báo về khả năng tin giả, vu khống, bắt nạt trên mạng, cô độc, thao túng, bóc lột, bạo lực và “nguy cơ nghiện ngập, cô lập và dần mất tiếp xúc với thực tế cụ thể, cản trở sự phát triển của các mối quan hệ giao tiếp xác thực”.

Mặc dù có thể sẽ không thuyết phục được bất kỳ ai không đồng ý với giáo huấn của Giáo hội, Phẩm giá Vô hạn là một bản tóm tắt xuất sắc về giáo huấn của các Đức Giáo hoàng về các chủ đề được nói đến. Tuy nhiên, tôi chỉ ước rằng tuyên ngôn, thể hiện một chút khiêm tốn và ăn năn của Giáo hội, công nhận thiện chí của những người không đồng ý và khuyến khích đối thoại.

Ngoài ra, việc nói rằng “từ khi bắt đầu sứ vụ của mình và được thúc đẩy bởi Phúc Âm, Giáo hội đã nỗ lực khẳng định tự do con người và thúc đẩy quyền lợi của tất cả mọi người” thì hơi quá mức.

Có quá nhiều ví dụ lịch sử về các quyền hạn của Giáo hội đã đứng về phía những người quyền lực chống lại những người yếu thế, bỏ qua quyền của người bản địa và vi phạm tự do tín ngưỡng của những người không phải Công giáo. Chúng ta nên ăn năn vì điều đó.

Ngoài ra, Phẩm giá Vô hạn là một bản tóm tắt trung thành về giáo huấn của Giáo hội.

[1] Cha Reese gia nhập Dòng Tên năm 1962 và được thụ phong linh mục năm 1974. Ngài được đào tạo tại Đại học St. Louis, Trường Thần học Dòng Tên tại Berkeley và tại Đại học California Berkeley, nơi ngài nhận bằng Tiến sĩ. trong khoa học chính trị. Ngài làm việc ở Washington với tư cách là nhà văn và nhà vận động hành lang cho cải cách thuế từ năm 1975 đến năm 1978. Ngài là phó tổng biên tập của tạp chí America, nơi ngài viết về chính trị, kinh tế và Giáo hội Công giáo, từ năm 1978 đến năm 1985 và tổng biên tập từ năm 1998 đến năm 2005. Ngài là nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Thần học Woodstock từ năm 1985 đến 1998 và 2006 đến 2013. Vào mỗi kỳ hè, ngài làm việc với tư cách là học giả thỉnh giảng tại Trung tâm Đạo đức Ứng dụng Markkula tại Đại học Santa Clara.

[2] Lối nói kiểu dí dỏm.

——————-

http://New Vatican document combines modern transparency with eternal teaching | National Catholic Reporter (ncronline.org)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here