TUYÊN BỐ CỦA VATICAN VỀ LÝ THUYẾT GIỚI TÍNH ĐÍCH THỰC LÀ GÌ

0
246

1 – TUYÊN BỐ CỦA VATICAN
VỀ LÝ THUYẾT GIỚI TÍNH ĐÍCH THỰC LÀ GÌ

Giám mục Robert Barron

Mọi nhận xét từ môi trường thế tục và tôn giáo dường như đều quan tâm đặc biệt đến những gì Giáo hội Công giáo nói trong tài liệu mới của mình, Dignitas infinita (“phẩm giá vô tận”), về lý thuyết giới tính và đạo đức của các ca phẫu thuật chuyển giới. Thực sự, có những điều thú vị về cả hai vấn đề nêu trên, nhưng đáng chú ý là ba chủ đề nền tảng khác của tuyên bố mà chúng ta không nên bỏ qua.

Thứ nhất, tiêu đề chính của tuyên ngôn này rất quan trọng. Qua Tuyên ngôn Dignitas infinita, Giáo hội khẳng định cột trụ chính của giáo huấn xã hội của mình, đó là mỗi con người là một chủ thể vô cùng cao quý. Và giá trị này cách nền tảng không phải là thành tựu đạo đức hoặc khả năng trí tuệ, mà là sự thật đơn giản rằng: mỗi người là một thụ tạo của Thiên Chúa — trên hết, là một thụ tạo được Thiên Chúa cứu độ và tiền định cho cuộc sống vĩnh cửu.

Một cách mới lạ và quyến rũ, tài liệu nhấn mạnh về phẩm giá ‘hữu thể luận’ của cá nhân, nhắc nhở rằng phẩm giá con người là bản chất, không thể giảm trừ, và được gắn chặt vào trong sự hiện hữu của người sở hữu nó. Bây giờ bạn có thể bị cám dỗ để nói rằng, “vậy, không phải ai, có tôn giáo hoặc không, cũng đều tuân thủ điều này sao?” Câu trả lời cho câu hỏi này rõ ràng là không. Phẩm giá của mỗi người hoàn toàn không được coi là hiển nhiên trong bối cảnh của các nền văn minh cổ đại — hoàn toàn ngược lại. Phẩm giá con người đã bị từ chối một cách rõ ràng trong các chế độ chính trị qua thời gian và qua văn hóa cho đến ngày nay. Điều hấp dẫn là tại sao chúng ta ở phương Tây lại có xu hướng coi nó là điều hiển nhiên. Tôi đồng ý với nhà sử học người Anh Tom Holland khi tuyên bố rằng niềm tin này không phải là một tư duy mặc định chung chung mà thay vào đó là một thứ được truyền lại cho chúng ta từ truyền thống Kinh Thánh và Kitô giáo.

Một số người đã cố gắng bào chữa nguyên tắc về phẩm giá con người dựa trên cơ sở không tôn giáo, lập luận rằng một người có giá trị vì khả năng trí tuệ hoặc sự sáng tạo hoặc ý thức trách nhiệm của mình. Nhưng lưu ý rằng một giải thích như vậy sẽ cho phép loại bỏ những người được coi là không đủ thông minh, sáng tạo hoặc hữu ích xã hội. Để hiểu xem logic này dẫn đến đâu, hãy nhìn vào các trại tử thần của thế kỷ 20, hoặc cùng một vấn đề, nhìn vào các phòng khám vô cùng sạch sẽ và dường như vô hại nơi người già và người yếu đuối bị giết hàng ngày ở châu Âu, Hoa Kỳ và Canada. Đối với tôi, điều này là hoàn toàn phù hợp khi không ai khác ngoài Đức Giáo Hoàng, đại diện đáng kính nhất của tôn giáo trên thế giới, đang đứng lên vì phẩm giá con người ngày nay.

Chủ đề thứ hai quan trọng của Dignitas infinita là bản chất kỳ diệu của giáo huấn xã hội Công giáo. Đạo lý của Giáo hội về các vấn đề xã hội, đạo đức và chính trị đơn giản không tương ứng với việc chia thành hai phần thông thường là trái và phải, tự do và bảo thủ.

Khi Tuyên ngôn này khám phá các mối đe dọa đối với phẩm giá con người, nó chú ý đến một số vấn đề, nói chung, đặc biệt quan trọng đối phe lề trái. Ví dụ, tài liệu nói về hoàn cảnh khó khăn của người di cư, tai họa của chiến tranh, nghèo đói gia tăng và bạo lực chống lại phụ nữ. Và nó cũng nhấn mạnh các vấn đề phe lề phải coi trọng: bi kịch của phá thai, an tử và lý thuyết giới tính. Cuối cùng, nó nêu bật các vấn đề mà cả hai bên đều coi là quan trọng: buôn người, lạm dụng tình dục trẻ em, chăm sóc người khuyết tật. Điểm chính tôi muốn thách thức bất kỳ ai ở phương Tây nghiên cứu về loạt mối đe dọa đối với phẩm giá con người được liệt kê trong Dignitas infinita và cho tôi biết chính xác phe lề nào được ưu tiên. Đó là vẻ đẹp của Giáo huấn Xã hội Công giáo — và để thành thực, đó cũng là nguồn gốc của một phần lớn sự buồn phiền trong công việc mục vụ. Nhưng đó là một chủ đề cho một ngày khác.

Chủ đề thứ ba và cuối cùng để khám phá là một chủ đề mà tôi đã viết khá nhiều trong quá khứ: văn hóa tự sáng tạo. Xã hội tự do hiện đại của chúng ta đang quá quan trọng về tự do lựa chọn đến mức nó cho phép ý thức tự quyết quyền lực trên chính thực tại. Trong vụ Planned Parenthood v. Casey, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã mạnh mẽ tuyên bố rằng việc xác định ý nghĩa của vũ trụ và của sự hiện hữu tự thân thuộc về tự do của mỗi cá nhân. Điều đó trở thành quan điểm mặc định của mỗi thiếu niên ở Mỹ: tự do làm chủ thế giới. Nhưng trong nhãn quan cổ điển và Kinh Thánh, tự do luôn luôn tương quan với sự thật và giá trị khách quan; nó là việc kiểm soát mong muốn để việc đạt được điều thiện hảo trở nên có thể và sau đó là dễ dàng.

Khi Tuyên ngôn mới của Vatican lên tiếng phản đối lý thuyết giới tính và “việc chăm sóc tôn trọng giới tính,” nó đang thách thức quan niệm tự do đặc biệt và tự phá hoại của xã hội hiện đại. Hãy lắng nghe ngôn từ không khoan nhượng này: “Về lý thuyết giới tính…Giáo hội nhắc nhở rằng cuộc sống con người ở mọi khía cạnh của nó, cả vật lý và tinh thần, là một món quà từ Thiên Chúa. Món quà này phải được chấp nhận với lòng biết ơn và đặt dưới sự phục vụ của điều thiện hảo. Mong muốn tự quyết định cá nhân…nếu không nhìn nhận sự thật cơ bản rằng cuộc sống con người là một món quà, là một sự nhượng bộ cho sự cám dỗ từ thời cổ đại tự đặt mình là Chúa.”

Tôi rất biết ơn Đức hồng y Victor Manuel Fernández, Tổng trưởng Bộ giáo lý đức tin, người là tác giả chính của văn bản này, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã châu phê cho Tuyên ngôn mới này. Trong một thời điểm, thành thật mà nói, nhiều người ở phương Tây dường như đang điên loạn, Tuyên ngôn mới này làm tươi mới mình trong sự nhận thức của nó.

[1] Giám mục Robert Barron là giám mục của Giáo phận Winona-Rochester (Minnesota) và là một tác giả, diễn giả và nhà thần học được ca ngợi. Ngài cũng là người sáng lập Word on Fire. Quan điểm được thể hiện trong bài viết này là quan điểm riêng của tác giả.

————-

What’s the Vatican Statement on Gender Theory Really About? | Opinion (newsweek.com)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here