Thông Điệp Laudato Si’ (Chăm Sóc Ngôi Nhà Chung) Của ĐGH Phanxicô (Ngày 24-05-2015) – (2)

0
1073


THÔNG ĐIỆP LAUDATO SI’

(CHĂM SÓC NGÔI NHÀ CHUNG)

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ

NGÀY 24 THÁNG 05 NĂM 2015

***

Đức Giáo Hoàng Phanxicô

***

CHƯƠNG BỐN

MỘT MÔI TRƯỜNG HỌC TRỌN VẸN

 

137. Đối mặt với thực tại : tất cả đều liên kết với nhau chặt chẽ và các vấn đề hiện tại đòi buộc phải có tầm nhìn về cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tôi đề nghị, chúng ta phải dừng lại để nắm các yếu tố của một môi trường học trọn vẹn, trong đó có cả chiều kích nhân bản và xã hội.

I. SINH THÁI HỌC MÔI TRƯỜNG, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI

138. Sinh thái học tìm hiểu những liên hệ giữa các sinh vật sống động và môi trường nơi chúng sống. Điều này đòi hỏi phải suy nghĩ và bàn thảo một cách thẳng thắn các điều kiện của sự sống hay sự tồn tại của một xã hội để đưa ra những câu hỏi, các mẫu phát triển, sản xuất và tiêu thụ. Cần phải nhấn mạnh là tất cả đều liên kết với nhau, thời gian và không gian không thể độc lập với nhau cũng như các nguyên tử và các phần nhỏ nhất có thể tách biệt nhau được. Tất cả các yếu tố khác biệt của hành tinh – vật lý, hóa học và sinh học liên kết với nhau, tạo thành những giống loài sống động trong một mạng lưới mà chúng ta không bao giờ có thể biết và hiểu hết được. Chúng ta chỉ có chung một phần lớn các thông tin về di truyền học với nhiều loài sinh vật. Vì lý do này, chúng ta chỉ có những kiến thức manh mún và đơn độc, có thể trở thành một hình thức dốt nát, nếu như chúng không được hội nhập vào cái nhìn tổng quát của thực tại.

139. Khi nói đến “môi trường”, người ta muốn nói về sự liên hệ đã có giữa thiên nhiên và xã hội đang hiện diện nơi đó. Điều này ngăn cản chúng ta hiểu biết thiên nhiên là một cái gì đó khác biệt với chúng ta hay chỉ là một khung cảnh đơn thuần của cuộc sống. Chúng ta bị nhốt trong đó, là một phần của nó và cùng sống với nó qua việc thông hiệp hỗ tương với nhau. Để tìm những nguyên nhân hủy hoại của một vị trí, đòi buộc phải có sự phân tích phận vụ xã hội, kinh tế, các mẫu liên hệ và cách hiểu thực tại. Đối diện với quá nhiều thay đổi không còn khả năng để tìm cách giải quyết đặc biệt và độc lập cho mỗi phần vấn đề. Điều quyết định chính là phải tìm những cách giải quyết trọn vẹn, phải chú ý đến hậu quả thay đổi giữa nhau của hệ thống tự nhiên và cả hệ thống xã hội. Không phải có hai cơn khủng hoảng cận kề nhau, một của mội trường và một của xã hội, nhưng thực ra chỉ có một cơn khủng hoảng duy nhất mang tính xã hội-môi trường. Những cách giải quyết đòi hỏi một lối đi trọn vẹn để chiến đấu với nghèo đói, trả lại phẩm giá cho những người bị loại ra khỏi xã hội và đồng thời phải chú tâm đến thiên nhiên.

140. Dựa vào số lượng lớn và đa dạng các yếu tố phải quan sát, ngay khi nhìn tác động của một dự phóng cụ thể về môi trường, cần phải trao cho những người tìm hiểu một vai trò tương xứng và tạo điều kiện dễ dàng cho việc cộng tác với một sự tự do thuộc cấp đại học. Việc tìm hiểu lâu dài này cần đưa đến những kiến thức, để hiểu những sự khác biệt của sinh vật liên kết với nhau và tạo sự thống nhất lớn lao mà ngày nay chúng ta gọi là “hệ thống môi sinh”. Chúng ta đón nhận chúng, không phải để xác định ích lợi của chúng, cách hợp lý, nhưng vì chúng có những giá trị độc lập khỏi việc sử dụng. Mỗi sinh vật đều tốt đẹp và đáng kinh ngạc, vì đó là một sáng tạo của Thiên Chúa, cũng thế, toàn thể sự hòa hợp các sinh vật trong một không gian xác định sẽ hoạt động như một hệ thống. Cho dù chúng ta không ý thức, chúng ta cũng lệ thuộc vào tổng thể này cho sự sống của chúng ta. Chúng ta phải nhớ rằng, hệ thống sinh thái sẽ tác động trên việc chuyển đổi thán khí điôxít, vào việc tẩy sạch nước, trên việc kiểm soát bệnh tật và dịch bệnh, cho việc tạo đất đai, phân hóa các rác thải và tác động trên nhiều bình diện khác mà chúng ta quên hay chưa suy nghĩ tới. Nhiều người, một khi hiểu biết được điều này, ý thức rằng chúng ta sống và hoạt động dựa trên nền tảng một thực tại đã được ban cho chúng ta trước, trước cả khả năng và hiện sinh của chúng ta. Vì thế khi người ta nói về “việc sử dụng lâu dài”, phải luôn ý thức đến khả năng tái tạo mỗi một hệ thống môi sinh trong nhiều lãnh vực và phương diện khác nhau.

141. Mặt khác, việc phát triển kinh tế hướng về việc tạo những máy móc tự động và “đồng nhất hóa – homogenisieren” với mục đích, giảm bớt chuyển động và giảm bớt giá thành. Vì thế cần đến một sinh thái học kinh tế, có khả năng nhìn một cách tổng quát thực tại. Vì “việc bảo vệ môi trường cũng phải được hội nhập vào tiến trình phát triền và không được nhìn một cách đơn độc” [114]. Nhưng đồng thời, hiện tại cần phải có một thuyết nhân bản, bao gồm nhiều lãnh vực kiến thức khác nhau – trong đó có cả kinh tế – để có được một cái nhìn trọn vẹn và bao quát. Ngày nay, việc phân tích vấn đề môi trường không thể tách rời một sự khảo sát môi trường sống của con người, liên hệ gia đình, các điều kiện lao động và liên hệ trong thành phố cũng như liên hệ con người với chính mình, qua đó xác định người đó liên hệ với kẻ khác và với môi trường. Có một liên hệ hỗ tương giữa hệ thống môi sinh và những thế giới khác trong xã hội và theo cách này cho thấy một lần nữa “toàn thể đứng trên từng phần” [115]

142. Nếu tất cả vạn vật đều liên kết với nhau, tình trạng các cơ chế của một xã hội cũng đều có những hệ luận về môi trường và về phẩm chất đời sống con người : “Mọi việc làm thương tổn sự liên đới và tình thân xã hội đều gây những tổn thất cho môi trường” [116]. Theo nghĩa này, khoa môi sinh xã hội cần phải có cơ chế và dần dần đến những chiều kích khác nhau bắt đầu từ những yếu tố xã hội cơ bản của gia đình, tiến đến cộng đồng địa phương và đất nước, cho đến đời sống quốc tế. Ngay chính trên mỗi bình diện xã hội và giữa nhau, hình thành các cơ chế, qui định các liên hệ giữa con người. Tất cả những gì làm tổn hại các cơ chế này, đều đưa đến những hậu quả tai hại : tỉ như đánh mất sự tự do hay xảy ra những điều bất công và bạo lực. Nhiều quốc gia đều dựa vào nền tảng các cơ chế được thiết lập, từ giá trị của quần chúng khổ đau và do lợi ích của những người lợi dụng tình trạng của vật chất. Dù ngay trong quản lý nhà nước, cũng như trên nhiều bình diện khác nhau của cộng đoàn xã hội hay giữa những !iên lạc của dân chúng, người ta cũng thu thập được nhiều thái độ khác xa lề luật. Những lề luật này được viết rất đúng, nhưng thường là những chữ chết. Người ta có thể hy vọng rằng những qui định và các luật lệ tương đối cho môi trường thực sự có hiệu quả hay không ? Tỉ như chúng ta biết nhiều quốc gia, có những lề luật rõ ràng để bảo vệ các cánh rừng, nhưng rồi cũng có những nhân chứng câm lặng cho việc thường xuyên vi phạm các lề luật đó. Ngoài ra, điều diễn ra trong miền khác, trực tiếp hay gián tiếp, tạo ảnh hưởng đến các vùng khác. Tỉ như, việc tiêu thụ ma túy trong các xã hội giàu sang, sẽ đưa đến câu hỏi rõ ràng và cấp thiết về vấn đề sản xuất đến từ các vùng nghèo đói, nơi các cách liên hệ đã sa đọa, tàn phá đời sống con người và cuối cùng hủy hoại cả môi trường chung quanh.

II. MÔI SINH HỌC VĂN HÓA

143. Cận kề gia sản tự nhiên, còn có gia sản lịch sử, nghệ thuật và văn hóa, tất cả đều bị hăm dọa. Đó là một phần căn tính chung của một vị trí và là nền tảng cho việc xây dựng một thành phố có thể trú ngụ được. Không kể đến việc tàn phá một điều gì đó hay xây dựng những thành phố mới có nhiều sinh thái hơn, nhưng để ở thì không thích thú mấy. Lịch sử, văn hóa và kỹ thuật xây dựng của một vị trí cũng phải được tính toán, để có thể bảo đảm được căn tính nguyên thủy của nó. Vì thế môi sinh học cũng phải chú tâm đến việc chăm sóc sự phong phú văn hóa của nhân loại theo nghĩa rộng nhất. Cách trực tiếp nhất, khi phân tích các vấn đề liên hệ đến môi sinh học, cũng phải chú tâm đến văn hóa địa phương, trong đó, người ta phải kết hợp ngôn ngữ của khoa học –kỹ thuật đối thoại với ngôn ngữ của dân chúng. Khi chú tâm đến liên hệ của con người với môi sinh, thì không thể loại bỏ văn hóa được, và không những chú tâm đến các đài kỷ niệm của quá khứ, nhưng còn đặc biệt chú tâm đến ý nghĩa sống động, năng nổ và chia sẻ.

144. Cái nhìn tiêu thụ của con người bị thúc đẩy bởi nguồn máy kinh tế toàn cầu hiện hành, có xu hướng tạo những thứ văn hóa đồng nhất với nhau, làm yếu đi sự đa dạng lớn lao về văn hóa như gia sản của nhân loại. Vì thế, người ta cố gắng giải quyết mọi khó khăn bằng việc điều chỉnh dựa theo luật lệ đồng nhất hay với sự tham gia của kỹ thuật năng động, từ đó đưa đền việc chểnh mãng bỏ qua sự đa dạng các vấn đề địa phương, những vấn đề đòi hỏi sự tham gia tích cực của dân chúng. Những tiến trình mới trong phát triển không được hội nhập vào các lược đồ từ bên ngoài xác định, nhưng phải tự phát từ nền văn hóa địa phương. Cuộc sống và thế giới rất năng động, vì thế cách thức chăm sóc mọi thứ cũng phải uyển chuyển và năng động. Những cách giải quyết thuần túy kỹ thuật sẽ gặp nguy hiểm, chỉ chú tâm đến hiện tượng, không đáp ứng đúng với các vấn đề. Cần phải có những đường hướng của luật lệ dân chúng và của các văn hóa; nếu hiểu theo cách thức như thế, thì việc muốn phát triển một nhóm xã hội cần phải nhìn trước tiến trình lịch sử trong đó có một sự cộng tác vững bền về mặt văn hóa, đòi buộc các tác nhân địa phương xuất phát từ văn hóa của chính mình luôn nắm vững vị trí hàng đầu. Ngay cả phẩm chất cuộc sống cũng không thể được thiết đặt, nhưng phải từ giữa thế giới biểu trưng và thói quen, là những thứ xác định cách đặc thù cho môt nhóm người.

145. Biết bao hình thức tập trung để bóc lột và tàn phá môi trường, không những làm cạn kiệt tài nguyên để sống tại địa phương, nhưng còn làm kiệt quệ những khả năng xã hội để giúp có được một cách sống, mà trong một thời gian dài, đã đem lại một căn tính văn hóa cũng như một ý nghĩa cho hiện sinh và sự sống chung. Việc làm biến đi một thứ văn hóa cũng nặng nề như làm biến đi một loài thú hay một loài cây cối. Việc thiết đặt một kiểu sống đơn nhất liên kết với một cách sản xuất có thể còn hại hơn là ảnh hưởng trên hệ thống môi sinh.

146. Theo nghĩa này, cần phải chú ý đến cộng đồng của dân nguyên thủy với văn hóa truyền thống của họ. Họ không phải là số ít giữa nhóm người khác, nhưng họ phải là những người đối thoại căn bản, nhất là khi người ta đưa ra những dự phóng lớn lao đụng chạm đến không gian của họ. Vì đối với họ, mảnh đất không phải là tài sản cho kinh tế, nhưng là hồng ân của Thiên Chúa và của tổ tiên họ đang an nghỉ tại đây ; một không gian thánh, với không gian này họ cùng hoạt động để gìn giữ căn tính và giá trị của họ. Khi họ sống trên mảnh đất của họ, thì chính họ là người gìn giữ nó tốt nhất. Trong nhiều phần trên trái đất, họ là đối tượng bị áp bức để lìa bỏ quê hương để cho mảnh đất này trống trải cho các dự án nông nghiệp và đánh cá, không chú tâm đến những tai hại trên thiên nhiên và văn hóa.

III. MÔI SINH HỌC CỦA ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY

147. Để nói về một sự phát triển đích thực, phải bảo đảm cho có một sự làm tốt trọn vẹn phẩm chất sống của con người, và điều này có nghĩa, người ta phải phân tích không gian, nơi con người đang sống. Khung trời bao quanh ảnh hưởng trên chúng ta trong cách nhìn cuộc sống, cảm nghiệm và hoạt động. Đồng thời, trong căn phòng của chúng ta, trong nhà, ngay nơi làm việc và trong khu phố, chúng ta sử dụng môi trường để diễn tả căn tính của mình. Chúng ta cố gắng thích ứng với môi trường chung quanh và khi môi trường này mất trật tự, xáo trộn hay bị lệnh lạc trong cái nhìn, trong tiếng ồn ào, đòi buộc chúng ta phải tìm ra nguyên nhân sự quá độ này để xây dựng lại căn tính trọn vẹn và hạnh phúc.

148. Thật đáng kinh ngạc cho sức sáng tạo và lòng quảng đại của một số người và một số nhóm, có khả năng nâng các ranh giới của môi trường, bằng cách thay đổi các hậu quả không thích hợp của các điều kiện và học hỏi để định hướng cuộc sống giữa những sự sái trật tự và không bảo đảm. Tỉ như có nhiều nơi, mặt tiền các ngôi nhà bị sa sút, có những người với nhiều phẩm chất, đã chăm sóc nội thất của họ, hay họ cảm thấy hạnh phúc vì sự thân mật và tình thân hữu của dân chúng chung quanh. Cuộc sống tích cực và hạnh phúc của dân chúng sẽ lan tỏa ánh sáng ra chung quanh chưa được thỏa đáng. Đôi khi môi sinh học nhân bản cũng đáng khen khi những người nghèo có thể phát triển giữa biết bao hạn hẹp. Cảm nghiệm nghẹt thở, do việc chất đống mọi thứ trong các căn phòng và các nơi đông nghẹt dân chúng tạo ra, có thể giải tỏa được, khi liên hệ giữa con người được phát triển nhờ sự gần gũi và nhiệt tâm thân thiện, khi các cộng đoàn được tạo nên, khi các ranh giới hạn hẹp môi trường trong thâm tâm mỗi người được giải tỏa vì cảm thấy mình được đón nhận vào trong mạng lưới một cộng đoàn và thuộc về nhau. Với cách thức này, không còn nơi nào là hỏa ngục cả và sẽ trở thành khung cho một cuộc sống xứng đáng.

149. Thật sự cũng rõ ràng, sự hủy hoại cực độ được cảm nghiệm trong nhiều hoàn cảnh, nơi không có sự hòa hợp, không gian và khả năng hội nhập, gây nên sự xuất hiện những thái độ bất nhân và thao tác trên con người qua các tổ chức tội phạm. Đối với dân chúng trong các phường khóm có vấn đề như thế, mỗi ngày bị ép vào một sự vô danh trong xã hội, mà người ta cảm nghiệm trong các thành phố lớn, một mặc cảm mất gốc đưa đến những thái độ chống đối xã hội và bạo lực. Nhưng tôi xin nhấn mạnh, tình yêu mạnh hơn. Trong các điều kiện này, nhiều người liên kết với những nhóm và chung sống với nhau, có thể thay đổi những đè nén trong cảm nghiệm của cộng đoàn, nơi giải tỏa được vách ngăn của cái tôi và chiến thắng được sự ích kỷ. Cảm nghiệm cứu độ dựa vào cộng đoàn là điều gây nên sự sáng tạo để làm tốt một ngôi nhà hay một khu phố.

150. Khi người ta xuất phát từ hiệu quả hỗ tương giữa không gian và thái độ của con người, những người vạch chương trình để xây dựng các cao ốc, những khu đô thị, các không gian rộng mở và thành phố, phải liên hệ với nhiều điều khác nhau, giúp hiểu được các tiến trình, biểu trưng và những thái độ của con người. Nếu chỉ lo làm đẹp không thôi thì chưa đủ, nhưng còn có giá trị nhiều hơn để phục vụ cho nhiều cách làm đẹp hơn nữa : phẩm chất đời sống con người, cách thích nghi của họ với môi trường, việc gặp gỡ và phụ giúp giữa nhau. Từ lý do đó, điều quan trọng, các viễn cảnh của dân chúng phải được luôn bổ túc cho sự phân tích qui hoạch thành phố.

151. Cần phải chăm sóc các nơi công cộng, các viễn cảnh và những điểm thông báo trong thành phố. Vì chúng ghi trong tâm hồn chúng ta ý nghĩa thuộc về, cảm giác căn cơ và ấn tượng “như trong nhà mình” ngay giữa thành phố đang ôm trọn và kết hợp chúng ta. Điều quan trọng là những phần khác trong thành phố được hội nhập trọn vẹn và dân chúng có được một toàn cảnh, thay vì tự đóng kín mình trong khu phố như một không gian thực sự chia sẻ với người khác. Tất cả sự can thiệp vào mảnh đất thuộc thành phố hay miền quê phải chú ý đến thực tế, những yếu tố khác nhau của địa phương, tạo nên một tổng thể mà dân chúng xem như một hình ảnh phong phú đầy ý nghĩa. Với cách này, những người khác sẽ không còn là kẻ xa lạ và cảm nghiệm là một thành phần của một thứ “chúng tôi” do chính chúng ta cùng nhau xây dựng. Cũng vì lý do đó, trong môi trường thành phố cũng như môi trường đồng quê, phải gìn giữ một vài nơi, tránh cho con người can thiệp vào, làm thay đổi.

152. Việc thiếu nơi cư trú là một vấn đề trầm trọng trong nhiều nơi trên thế giới, trong vùng đồng ruộng cũng như ngay giữa các thành phố lớn, chỉ vì quỹ nhà đất cho đô thành chỉ đáp ứng một phần nhỏ cho những người cần thiết. Không những kẻ nghèo mà ngay cả phần đông trong xã hội cũng gặp khó khăn trong vấn đề tìm một chổ trú ngụ riêng cho mình. Việc làm chủ một căn hộ cũng liên hệ rất nhiều đến phẩm giá của con người, cũng như sự phát triển của các gia đình. Đó cũng là một vấn nạn căn bản cho môn sinh thái nhân bản. Nếu như trong một nơi xác định đã có những ngôi nhà được xây thật lộn xộn, việc đầu tiên là thành phố hóa nơi này, nhưng không làm cho dân chúng mất gốc và giải tỏa họ. Nếu như những người nghèo sống trong những vùng ngoại ô dơ bẩn hay trong những xóm nhà nguy hiểm, nếu như người ta muốn giải tòa, thì “đừng gia tăng đau khổ thêm đau khổ […] nhưng cần phải cung cấp một dự án tương đối và sớm sủa, đưa ra những nơi trú ngụ xứng đáng và tham khảo cho những người có nhu cầu” [118]. Đồng thời sự sáng tạo phải hướng đến việc đưa các phường có vấn đề vào trong thành phố có thể đón nhận được. “Các thành phố tốt đẹp dường nào, có thể giúp vượt qua sự bất mãn bệnh hoạn bằng cách đưa những người khác biệt nhau vào trong một tác nhân phát triển. Thành phố đẹp chừng nào, ngay trong những kiến trúc, có nhiều chổ ở, tạo liên hệ và việc chấp nhận những người khác” [119].

153. Phẩm chất cuộc sống trong thành phố liên kết với việc chuyên chở, gây nhức nhối cho thị dân. Trong thành phố, nhiều chiếc ô-tô chỉ dành cho một hay hai người. Điều này làm cho việc giao thông ra nặng nề, mức độ ô nhiễm lại cao, một lượng lớn năng lượng không thể tái chế được sử dụng, và như thế cần có những xa lộ và chỗ đậu xe, ảnh hưởng đến cấu tạo của thành phố. Nhiều nhà chuyên môn đồng ý rằng, phải ưu tiên chú tâm đến phương tiện giao thông công cộng. Nhưng một số người chấp nhận cách khó khăn, nếu không cải thiện các phương tiện giao thông này, vì trong nhiều thành phố do quá đông người, bất tiện hay không được thuận lợi khi phải đi gần hay không được bảo đảm, cũng như hành khách không thân thiện.

154. Việc nhận thức phẩm giá đặc biệt của con người thường nghịch lại với cuộc sống xáo trộn mà con người phải chịu đựng trong thành phố. Nhưng điều này không được làm quên lãng và không chú trọng đến tình trạng bị bỏ rơi mà nhiều người đang sống trong vùng đồng ruộng phải chịu, nơi việc phục vụ cần thiết không đi đến được và cũng là nơi các người lao động bị rơi vào tình trạng nô lệ không có luật lệ và cũng không có một viễn ảnh cho một cuộc sống xứng đáng.

155. Môi sinh học nhân bản đòi buộc một điều căn bản hơn : liên hệ cần thiết của đời sống con người với lề luật luân lý được khắc ghi trong bản chất riêng của mình. Liên hệ này tất yếu để có thể tạo được một môi trường xứng đáng hơn. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI xác quyết : có một môi sinh học nhân bản (Õkologie des Menschen –écologie de l’homme) chỉ vì “con người có một bản chất mà họ phải tôn trọng và họ không thể nào muốn làm gì thì làm theo ý mình” [120] Theo nghĩa này, người ta phải công nhận rằng, thân xác chúng ta đặt chúng ta vào một liên hệ trực tiếp với môi trường và với các sinh vật khác. Việc chấp nhận thân xác của mình như là hồng ân của Thiên Chúa, cần thiết phải đón nhận và chấp nhận trọn cả thế giới cũng là hồng ân của Cha và là ngôi nhà chung; trong khi lý luận cho việc làm chủ thân xác dễ dàng trở thành lý luận làm chủ cả thiên nhiên. Phải học hỏi để chấp nhận thân xác của mình, để chăm sóc và tôn trọng những ý nghĩa đa dạng, là sinh thái học nhân bản đích thực. Cũng như việc đánh giá thân xác mình là nam hay nữ cũng cần thiết, để có thể nhận ra chính mình trong việc gặp gỡ với người khác mình. Với cách này, có thể vui mừng đón nhận hồng ân đặc biệt của kẻ khác là đàn ông hay đàn bà, là công trình của Thiên Chúa, và giúp làm phong phú cho nhau. Vì thế, thái độ cho rằng “phải xóa đi sự khác biệt giữa tính dục, vì không còn biết xử lý như thế nào”, là thái độ không lành mạnh” [121].

IV. NGUYÊN TẮC CÔNG ÍCH

156. Môi sinh học nhân bản không thể tách rời với ý niệm công ích, một nguyên tắc giữ vai trò trung tâm và kết hợp trong đạo đức xã hội. Đó là “toàn bộ các điều kiện cho một cuộc sống xã hội, cho từng nhóm cũng như cho từng cá nhân, có thể đạt được cách dễ dàng sự toàn thiện trọn vẹn” [122].

157. Công ích xuất phát từ sự tôn trọng con người như là điều xuất phát từ các lề luật nền tảng và bất biến, nhằm vào sự phát triển toàn diện. Công ích cũng đòi hỏi thiện ích xã hội và sự phát triển những nhóm khác biệt trung gian, dựa theo nguyên tắc bổ trợ. Giữa những người này, gia đình là tế bào gốc cho xã hội. Cuối cùng, thiện ích đòi buộc sự hoà bình xã hội, có nghĩa là sự bền vững và đảm bảo cho một trật tự xác định, không thể thực hiện được, nếu không có sự chú tâm đặc biệt đến công bình phân phối, mà việc vi phạm luật này sẽ luôn tạo nên bạo lực. Toàn thể xã hội – trong đó một cách đặc biệt là thành phố – có trách nhiệm đòi buộc vào bảo vệ công ích.

158. Trong những điều kiện hiện hành của xã hội toàn cầu, trong đó có rất nhiều bất bình đẳng trong xã hội và luôn luôn có nhiều người bị loại trừ, bị cướp đi các luật lệ cơ bản cho nhân phẩm, việc áp dụng nguyên tắc công ích như hệ quả hợp lý và không thể phủ nhận được, một lời kêu gọi tình liên đới và một định kiến ưu tiên cho người nghèo khổ nhất. Định kiến này mang ý nghĩa, được xem như rút ra từ những hệ luận của việc xác định chung về của cải trái đất, nhưng, như tôi đã cố gắng giải thích trong tông huấn Evangelii Gaudium –Niềm Vui Tin Mừng [123] – nó đòi buộc trước tiên phải nhìn phẩm giá vô hạn của những người nghèo trong ánh sáng đức tin sâu xa nhất. Chỉ cần nhìn thực tại để hiểu rằng, định kiến này là một sự đòi hỏi đạo đức căn bản để thực hiện cách hữu hiệu cho công ích.

V. SỰ CÔNG BẰNG GIỮA CÁC THẾ HỆ

159. Quan niệm về công ích phải liên hệ đến các thế hệ tương lai. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho thấy những hậu quả tác hại nặng nề nhất, đưa đến việc không công nhận một số phận chung mà những người đến sau chúng ta bị loại ra ngoài. Nếu không có sự liên đới giữa các thế hệ, thì không thể nào nói đến việc phát triển lâu dài được. Nhớ đến hoàn cảnh này, trong đó chúng ta đã để lại hành tinh cho những thế hệ tương lai, chúng ta sẽ bước vào một lôgic khác về quà tặng nhưng không, mà chúng ta đã nhận và sẽ trao lại. Khi trái đất được ban cho chúng ta, thì chúng ta không thể nào chỉ nghĩ theo tiêu chuẩn hiệu năng và khả năng sản xuất cho việc sử dụng cá nhân chúng ta được. Chúng ta không thể nói về thái độ theo định kiến, nhưng về một câu hỏi căn bản về công bằng, vì trái đất mà chúng ta lãnh nhận, cũng thuộc về những người sẽ tới. Các Đức Giám Mục Bồ Đào Nha khuyến khích đón nhận trách nhiệm công bằng này: “Môi trường nằm trong lôgic của việc đón nhận. Đó là món quà vay mượn, mà mỗi thế hệ đón nhận và phải tiếp tục trao cho những thế hệ tiếp nối” [124]. Một sinh thái học trọn vẹn phải có viễn ảnh này.

160. Chúng ta muốn trao lại một trái đất nào cho những người tiếp nối chúng ta, cho con cái đang lớn của chúng ta? Câu hỏi này không những liên quan đến môi trường cách độc lập, chỉ vì người ta không thể đặt câu hỏi này cách manh múng được. Khi tự hỏi về trái đất mà chúng ta muốn để lại, chúng ta có ý nói đến định hướng của nó cách chung, ý nghĩa và giá trị của nó. Nếu câu hỏi này không được suy xét kỹ, tôi không tin rằng những ưu tư của chúng ta về môi sinh có thể đạt được kết quả có ý nghĩa. Nhưng nếu câu hỏi này được can đảm đặt ra, nó sẽ dẫn chúng ta đến những câu hỏi khác một cách trực tiếp hơn: tại sao chúng ta bước qua thế giới này? chúng ta bước vào cuộc sống này để làm gì? chúng ta làm việc để làm gì cho mệt? thế giới này tại sao cần đến chúng ta? Vì thật ra, nói mãi cũng không đủ, tại sao chúng ta phải lo lắng cho thế hệ tương lai? Chúng ta phải ý thức rằng, chúng ta đang đặt phẩm giá của chúng ta lên bàn cân. Chúng ta là những người đầu tiên chú tâm đến việc để lại cho hậu thế một hành tinh có thể trú ngụ được. Đó cũng là bi kịch cho chính chúng ta, vì điều này cho thấy ý nghĩa cuộc sống của chúng ta trên trái đất này đang bị gặp khủng hoảng.

161. Những tiền dự bi thảm không thể bị đánh giá thấp hoặc cười cợt được. Chúng ta có thể để lại cho những thế hệ tiếp sau quá nhiều đống đổ nát, hoang mạc và dơ bẩn. Mức độ tiêu thụ, sử dụng phung phí và thay đổi thế giới xung quanh vượt quá khả năng của hành tinh, đến độ cách sống hiện tại mà chúng ta đang thực hiện, sẽ chấm dứt trong tại hoạ, như đã xuất hiện theo chu kỳ trong nhiều vùng khác nhau. Việc giảm bới các hậu quả của sự bất bình đẳng hiện tại, lệ thuộc vào điều chúng ta đang làm, nhất là, khi chúng ta nghĩ đến trách nhiệm mà những người phải gánh lấy những điều tồi tệ do chúng ta đã làm.

162. Khó khăn để đón nhận những thách đố này có liên hệ với việc sa đoạ đạo đức và văn hoá, kèm theo sự sa sút về mặt môi sinh. Con người hậu thời tân tiến sẽ gặp nguy hiểm ngay trong chính cá nhân của mình, và rất nhiều vấn đề xã hội liên hệ đến chủ thuyết cấp thời ích kỷ, với cuộc khủng hoảng trong liên hệ gia đình và xã hội, cùng với những khó khăn trong việc liên hệ với đồng loại. Một sự tiêu thụ trực tiếp và quá đáng của cha mẹ gây tai hại cho chính con cái mình, về lâu về dài sẽ khó khăn hơn để tậu một ngôi nhà và lập một gia đình. Ngoài ra, sự bất lực của chúng ta để suy nghĩ cẩn thận về các thế hệ tương lai, liên kết với sự bất lực để triển khai quan niệm của chúng ta về những việc chú tâm hiện tại và suy nghĩ về những người bị loại ra khỏi sự phát triển. Chúng ta không những suy nghĩ đến những người nghèo khổ trong tương lai. Thật cũng đủ để suy nghĩ đến những người nghèo trong hiện tại, họ có rất ít năm để sống trên trần gian này và không còn tiếp tục chờ đợi được nữa. Vì thế, “cận kề sự liên đới với các thế hệ […] cần phải nhấn mạnh về mặt luân lý đến sự liên đới ngay trong một thế hệ” [125].

***

CHƯƠNG NĂM

VÀI NÉT CHO ĐỊNH HƯỚNG VÀ HOẠT ĐỘNG

 

163. Tôi tìm cách để phân tích hoàn cảnh hiện tại của nhân loại, và biết bao sự đổ vỡ có thể quan sát trên hành tinh chúng ta đang trú ngụ, và những nguyên nhân sâu xa do con người đưa đến việc tàn phá môi trường. Dù việc quan sát thực tế này cho chúng ta thấy sự cần thiết phải thay đổi định hướng, và gợi lên cho chúng ta một số hành động, chúng ta hãy cố vạch ra những đường nét chính của đối thoại, ngõ hầu có thể bước ra khỏi vòng xoáy của việc tự huỷ hoại chính mình mà chính chúng ta đang chết dí trong đó.

I. CUỘC ĐỐI THOẠI VỀ MÔI TRƯỜNG TRONG CHÍNH TRỊ TOÀN CẦU

164. Từ giữa thế kỷ cuối cùng và sau những vượt thắng nhiều khó khăn, người ta càng ngày càng ý thức, hành tinh này như quê hương và nhân loại là một dân cùng trú ngụ trong một ngôi nhà chung. Một thế giới phụ thuộc lẫn nhau không những phải nắm vững những hệ quả tai hại của cách sống, cách sản xuất và thái độ tiêu thụ… đều ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng nhất là phải lo sao để đề ra được những cách giải quyết có tầm mức toàn cầu chứ không phải chỉ nhằm bảo vệ lợi ích cho vài quốc gia. Sự phụ thuộc lẫn nhau buộc chúng ta phải nghĩ đến một thế giới duy nhất, một chương trình chung với nhau. Cũng như tài năng khôn ngoan được sử dụng cho sự phát triển kỹ thuật lớn lao, cũng khó tìm được những hình thức hữu hiệu cho việc quản lý toàn cầu, để giải quyết các vấn đề khó khăn của môi trường và xã hội. Để đối mặt với các vấn đề nền tảng không thể giải quyết dựa theo các hoạt động của từng đất nước đơn độc, cần phải có một sự đồng thuận toàn cầu, ví dụ như, đưa ra một chương trình nông nghiệp lâu dài và đa dạng, triển khai những hình thức sử dụng năng lượng có thể tái tạo và ít ô nhiễm, đòi buộc có một cách sản xuất năng lượng thích hợp hơn, cố gắng quản lý các tài nguyên của rừng, của biển và bảo đảm nước uống cho mọi người.

165. Chúng ta biết, khoa học kỹ thuật dựa trên việc đốt cháy các quặng mỏ, làm ô nhiễm môi trường thật nhiều – nhất là than đá, cũng có dầu mỏ và một lượng ít hơn là khí đốt – cần phải thay đổi tiệm tiến và không thể chờ đợi được nữa. Bao lâu chưa tìm được cách phát triển những năng lượng có thể tái chế, thì được phép lựa chọn điều ít xấu hơn hoặc phải lấy lại những giải pháp chuyển tiếp. Dù vậy, trong cộng đồng toàn cầu, khó mà đi đến sự hợp nhất tương đối về trách nhiệm của những người phải gánh lấy giá thành của việc chuyển tải năng lượng. Vào những thập niên cuối, những vấn đề về môi trường đã đưa đến nhiều cuộc tranh luận công khai, đã tạo nên trong cộng đồng xã hội những không gian cho một quyết tâm mạnh mẽ và một cuộc dấn thân quảng đại. Chính trị và doanh nghiệp phản ứng thật chậm, thật xa vời với những đòi hỏi toàn cầu. Theo nghĩa này, người ta có thể nói: trong khi nhận loại sống trong thời hậu kỹ nghệ, có lẽ là một thời đại lịch sử vô trách nhiệm, người ta hy vọng rằng nhân loại vào đầu thế kỷ XXI có thể vẫn nhớ, để có thể đón nhận trách nhiệm khó khăn này với tấm lòng quảng đại.

166. Phong trào sinh thái đã có một quá trình lâu dài, được nhiều tổ chức xã hội nỗ lực bồi đắp. Khó mà kể hết các tổ chức này, cũng như ghi lại lịch sử đóng góp của họ. Nhưng nhờ vào một sự dấn thân mạnh mẽ mà những vấn đề môi sinh càng ngày càng được phổ biến trên các trang tin tức và luôn luôn trở thành một lời mời để suy nghĩ lâu dài. Dù vậy, những cuộc gặp gỡ trao đổi về môi trường toàn cầu của năm cuối cùng không đáp ứng được nguyện vọng, vì thiếu quyết định chính trị, nên không đạt được thoả thuận có ý nghĩa, có thể đem lại nhiều hiệu quả về môi trường.

167. Chỉ cần nêu lên Hội Nghị Về Trái Đất tại Rio de Janeiro vào năm 1992. Hội nghị công bố: “Nhân loại đang đứng ngay trung tâm những cố gắng cho một cuộc phát triển lâu dài” [126]. Liên kết với nội dung các tuyên bố tại Stockholm (1972), hội nghị đã phát biểu cách long trọng về việc cộng tác toàn cầu, để chăm sóc cho hệ thống môi sinh trên toàn trái đất, về trách nhiệm đóng góp tài chính của những người gây nên việc ô nhiễm môi trường ; về trách nhiệm phải khảo sát tác động vào mội trường của từng công trình và dự án. Hội nghị đề xuất phải xác định sự tập trung cao độ của việc phun khí thải vào trong bầu khí quyển, hầu giảm bớt việc nóng dần lên của bầu khí quyển. Hội nghị cũng tạo ra một nhật ký với một chương trình hành động và một sự đồng thuận về sự khác biệt sinh thái cũng như tuyên bố những nguyên tắc về rừng rậm. Dù hội nghị đạt được mọi sự mong đợi và trong thời gian đó mang một tính chất tiên tri, các thoả thuận cũng ít được đem ra thực hiện, chỉ vì không có guồng máy nào thích hợp để kiểm soát, đánh giá từng giai đoạn và xử lý những hành động vi phạm. Các nguyên tắc đề ra cần có những phương tiện vừa nhẹ nhàng, vừa hiệu quả, để đem ra thực hiện cụ thể.

168. Giữa các kinh nghiệm tích cực, người ta có thể kể, tỉ như, khế ước Bâle về các thứ rác thải nguy hiểm với một hệ thống thông báo, luật tiêu chuẩn và kiểm soát ; cũng như người ta nói đến khế ước về việc buôn bán trên toàn cầu, về các động vật và thực vật đang bị đe doạ tuyệt chủng, cùng với trách nhiệm phải tôn trọng có hiệu quả. Cám ơn sự thoả thuận ở Vienne về việc bảo vệ tầng ozon và bắt đầu được thực hiện qua bản báo cáo ở Montréal và nhờ các điều chỉnh, xem ra người ta cố gắng giải quyết vấn đề tầng khí quyển này đang bị giảm bớt.

169. Những tiến bộ về mặt bảo vệ sự đa dạng sinh học và việc hoang mạc hoá, xem ra không có bao nhiêu. Những tiến bộ về mặt biến đổi khí hậu lại càng ít hơn nữa. Việc giảm bớt khí thải đòi hỏi sự minh bạch, can đảm và trách nhiệm của các nước gây ô nhiễm nhiều và mạnh mẽ nhất cho môi trường. Hội nghị tại Hiệp Chủng Quốc về việc phát triển lâu dài, được gọi là Rio + 20 (Rio de Janeiro 2012), đã đưa ra một tuyên bố bế mạc dài và không có hiệu quả. Việc trao đổi quốc tế không có bước tiến tốt đẹp nào cả, vì họ đặt quyền lợi quốc gia lên trên công ích. Những người phải đau khổ vì hậu quả mà chúng ta cố gắng che đậy, đều nhớ đến việc thiếu lương tâm và trách nhiệm. Trong khi thông điệp này được soạn thảo thì cuộc tranh luận đã được chú tâm cách đặc biệt. Chúng ta, những người tin, không được phép dừng việc khẩn cầu Thiên Chúa, để có những bước tiến tích cực trong các cuộc thảo luận hiện hành, để các thế hệ tương lai không phải đau khổ vì những hệ luận chậm trễ thật bất công.

170. Một vài chiến thuật cho việc loại bỏ những khí gây ô nhiễm môi trường, tìm cách quốc tế hoá các giá trị môi sinh đang gặp nguy hiểm vì áp đặt lên các nước có ít tài nguyên, những trách nhiệm nặng nề để thu hẹp lại việc thải khí gây ô nhiễm, so với những nước phát triển công nghiệp hơn. Việc áp đặt những gánh nặng trên các nước, cần được phát triển nhiều hơn. Theo cách này, đó là môt sự bất công dưới chiêu bài bảo vệ môi sinh. Điều này luôn xảy ra cho những nước yếu kém nhất. Phải chấp nhận rằng, hậu quả của việc biến đổi khí hậu đã được cảm nhận từ lâu, hiện tại mức độ lại quá cao, một số quốc gia có ít tài nguyên, cần sự giúp đỡ, để có thể thích ứng với các hậu quả đã xuất hiện và gây tai hại cho nền kinh tế của họ. Trước cũng như sau, phải có những trách nhiệm chung, nhưng rất khác biệt, như các Đức Giám Mục Bolivia đã nói: “Các nước được hưởng lợi với mức độ công nghiệp cao hơn, do việc thải khí gây hiện tượng nhà kín, phải có trách nhiệm nhiều hơn, để giải quyết vấn đề mà chính họ đã gây nên” [127].

171. Chiến thuật của mua và bán “chứng chỉ khí thải” có thể trở thành cái cớ cho một hình thức tự biện, và điều này không thể sử dụng để đúc kết việc thải khí độc hại của toàn cầu. Hệ thống này xem ra là cách giải quyết nhanh gọn và dễ dàng, dưới vỏ bọc của một sự dấn thân nào đó cho môi trường, nhưng không đưa ra một cách thức nào cho sự thay đổi triệt để do hoàn cảnh đưa đến. Ngược lại, nó có thể xoay sở, làm quên đi điều chính yếu, và cho phép nâng đỡ lượng quá tải của những quốc gia và các vùng.

172. Những nước nghèo cần phải loại trừ các đau khổ và ưu tiên cho một sự phát triển xã hội cho dân chúng. Họ cần phải phân tích mức độ tiêu thụ quá đáng của những nhóm ưu đãi và kiểm soát tốt hơn sự huỷ hoại. Thật sự, họ phải triển khai những hình thức ít ô nhiễm hơn về mặt sản xuất năng lượng, nhưng để đạt được họ phải dựa vào sự trợ giúp của những nước đã có sự phát triển mạnh mẽ, đối mặt với ô nhiễm hiện tại của hành tinh. Việc sử dụng trực tiếp năng lượng mặt trời cách phong phú, cũng cần đến máy móc và sự hỗ trợ, để các nước phát triển có thể nhận được kỹ thuật, các người trợ lý kỹ thuật và tài chánh, nhưng phải luôn luôn chú ý đến những điều kiện cụ thể, vì “cơ sở hạ tầng không phải luôn luôn thích hợp với những gì người ta quy hoạch” [128]. Giá thành sẽ bớt đi, nếu người ta so sánh với những nguy hiểm của việc biến đổi khí hậu. Nhưng trước tiên vẫn là một quyết định luân lý, dựa trên tình liên đới giữa các dân tộc.

173. Vì những yêu cầu của địa phương thường rất yếu để có thể can thiệp cách hữu hiệu nên để thay đổi, cần có những sự đồng thuận quốc tế. Liên hệ giữa các quốc gia phải tôn trọng chủ quyền của mỗi nước, nhưng phải cùng nhau xác định con đường được thảo thuận, để có thể loại bỏ tai hoạ ở địa phương, bởi tai hoạ này cuối cùng cũng sẽ ảnh hưởng đến tất cả quốc gia khác. Vẫn còn thiếu những quy định chung đề ra trách nhiệm và ngăn chặn những hành động không thể chấp nhận, tỉ như các quốc gia có quyền lực đem vào những nước khác các rác thải và công nghệ độc hại cho môi trường.

174. Cũng phải cảnh báo về hệ thống quản lý các đại dương. Cho dù đã có những thoả thuận quốc tế hoặc địa phương, nhưng do sự phân tán và thiếu bộ máy kiểm soát nghiêm khắc để đưa ra những quy định và phê chuẩn, cuối cùng làm mất đi mọi cố gắng. Vấn đề gia tăng rác thải vào trong biển và việc bảo vệ các vùng biển vượt quá biên giới quốc tế, đã đưa ra một thách đố đặc biệt. Cuối cùng, chúng ta cần đạt tới một sự thỏa thuận về quy định trật tự và cơ cấu chính trị cho toàn bộ điều được gọi là “công ích toàn cầu” [globalen Gemeinwohls – biens communs globaux]

175. Cùng một lý luận như thế, cũng rất khó để có được quyết định nghiêm khắc cho việc thay đổi xu hướng về việc hâm nóng trái đất, và cũng khó đạt tới việc thực hiện mục đích là đẩy lui nghèo khó. Chúng ta cần một phản ứng có trách nhiệm toàn cầu, vừa thu hẹp lại việc ô nhiễm môi trường, vừa chú tâm đến việc phát triển các quốc gia cũng như các vùng nghèo. Bước vào thế kỷ XXI mà người ta vẫn giữ hệ thống cai quản của thời quá khứ, đó là sân khấu cho việc tiến lên của các quốc gia nắm quyền lực, nhất là về mặt kinh tế và tài chính mang hướng liên quốc gia, khống chế cả chính trị. Trong hoàn cảnh này, phải phát huy những cơ quan quốc tế vừa mạnh mẽ vừa có hiệu lực và có quyền lực thưởng phạt. Cũng theo chiều hướng này mà Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội được triển khai, như Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI nhấn mạnh: “Để hướng dẫn nền kinh tế thế giới, để chữa lành những nền kinh tế đang gặp cơn khủng hoảng, đế báo trước sự trầm trọng đưa tới sự bất bình đẳng, để thực hiện việc giải giới trọn vẹn, để đạt được sự bảo đảm về mặt lương thực và hoà bình, để bảo vệ môi trường và ngăn chặn làn sóng di tản, cần phải có một thẩm quyền chính trị toàn cầu [politischen Weltautoritãt – Autorité politique mondiale] như Đấng tiền nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã nói.” [129]. Trong viễn cảnh này, các bộ ngoại giao mang nhiều ý nghĩa tròn đầy để vận động các chiến lược toàn cầu hầu giải quyết các vấn đề trầm trọng nhất, gây tác hại cho mọi người.

II. CUỘC ĐỐI THOẠI VỀ QUAN NIỆM CHÍNH TRỊ MỚI THUỘC QUỐC GIA VÀ ĐỊA PHƯƠNG

176. Đương nhiên vẫn luôn có kẻ thắng người thua trong các nước khác nhau, nhưng ngay giữa các nước nghèo, phải nhìn nhận có nhiều trách nhiệm khác nhau. Vì thế, những vấn đề môi trường và phát triển kinh tế, không thể chỉ đặt từ sự khác biệt giữa các nước, nhưng đòi buộc người ta phải chú ý đến chính trị quốc gia và địa phương.

177. Đối mặt với việc có thể sử dụng vô trách nhiệm của khả năng con người, phận vụ tất yếu của mỗi nhà nước là phải đưa ra chương trình cho chính địa phương của mình, phối hợp, kiểm soát và xử phạt. Làm thế nào một xã hội có thể chuẩn bị và bảo vệ tương lai của mình trong một bối cảnh có nhiều đổi mới kỹ thuật? Quyền thiết đặt các luật lệ cho những thái độ có thể chấp nhận dựa theo công ích, là một động lực tác động vào sự điều hành quan trọng. Các ranh giới mà một xã hội lành mạnh, trưởng thành và quyền lực, phải gắn liền với các dự đoán, quy định luật lệ cách điều độ, kiểm soát việc áp dụng các chỉ thị, chống lại việc sa đoạ, hành động kiểm soát hữu hiệu của những hậu quả không lường trước trong tiến trình sản xuất và tác động có mục đích khi phải đối diện với các thách đố có thể xảy ra. Việc ban bố luật lệ có gia tăng, nhưng phải nhằm làm giảm bớt các hậu quả việc gây ô nhiễm do hoạt động của các doanh nghiệp. Phạm vi chính trị và cơ chế không chỉ hiện hữu để tránh các hành vi xấu, nhưng còn để động viên các hành động tốt, kích thích sự sáng tạo để tìm những con đường mới, để tạo điều kiện dễ dàng cho các sáng kiến cá nhân hoặc tập thể.

178. Bi kịch của chương trình chính trị “nhanh chóng” [“immédiateté” politique] được các nhóm tiêu thụ ủng hộ, đưa đến sự cần thiết để gia tăng thật nhanh. Đáp ứng các lợi ích cho việc bầu chọn, các chính quyền không dễ dàng chấp nhận điều nguy hiểm làm phật lòng dân chúng, gây tổn thất cho mức độ tiêu thụ hoặc có thể gây nguy hiểm cho việc đầu tư của ngoại quốc. Cái nhìn thiển cận trong việc xây dựng quyền lực làm chậm lại việc đón nhận một chương trình với viễn cảnh rộng lớn trong nghị trình công khai của chính quyền. Người ta quên rằng “thời gian có giá trị hơn là không gian” [130]; rằng chúng ta sẽ giàu sang hơn, khi chú tâm giải quyết các tiến trình hơn là thống trị không gian quyền lực. Sự vĩ đại của chính trị cho thấy rõ, trong những hoàn cảnh khó khăn, người ta sẽ hành động theo những nguyên tắc mang ý nghĩa và cùng lúc suy nghĩ về công ích lâu dài. Rất khó cho quyền lực chính trị khi phải đảm nhận trách nhiệm này trong một dự án quốc gia.

179. Trong một số vùng đã phát triển những tổ hợp tác xã cho việc sử dụng các năng lượng có thể tái sinh, có khả năng tự quản và bán ra các sản phẩm dư thừa. Ví dụ đơn sơ này cho thấy: trong khi trật tự hiện hành của thế giới không có khả năng để nhận trách nhiệm, thì cơ quan địa phương có thể tạo một điều khác biệt. Chỉ vì nơi đó, người ta đã suy nghĩ về điều họ sẽ để lại cho con cái cháu chắt, từ đó, họ có một trách nhiệm lớn, một ý nghĩa cộng đồng mạnh mẽ, một khả năng đặc biệt để tiên đoán, một sự sáng tạo nhiệt tình và một tình yêu chân thật cho đất nước họ. Những giá trị này bắt nguồn từ việc dân chúng hợp nhất với nhau. Sau khi nhận thấy luật pháp đôi khi không đủ mạnh để loại sự huỷ hoại, vì thế cần có quyết định chính trị do áp lực của quần chúng. Xã hội, ngang qua các cơ quan không thuộc chính quyền và các hiệp hội trung gian, phải buộc chính quyền triển khai các luật lệ, thủ tục và kiểm soát gắt gao hơn. Khi công dân không kiểm soát quyền lực quốc gia, địa phương và thôn xóm, thì cũng không thể có việc kiểm soát các tai hoạ gây ra cho môi trường. Mặt khác, các lề luật của cộng đồng sẽ hữu hiệu hơn, nếu như có sự đồng thuận giữa dân chúng, để nâng đỡ các chính trị gia có lưu tâm đến môi trường.

180. Người ta không thể tưởng tượng đến các đề nghị đồng thuận, vì mỗi quốc gia hoặc các vùng đều có những vấn đề và ranh giới đặc biệt. Thật vậy, thực tế chính trị có thể đòi hỏi những mức độ và kỹ thuật chuyển tiếp, dưới điều kiện chúng phải luôn luôn đồng hành với dự án và sự chuẩn nhận trách nhiệm của các bên ký kết. Nhưng trên bình diện quốc gia và địa phương có quá nhiều việc để thực hiện, tỉ như trên lãnh vực đòi hỏi các hình thức kinh tế về năng lượng. Điều này cũng tạo điều kiện cho những cách thức sản xuất kỹ nghệ có một hiệu quả cao độ về năng lượng, và ít sử dụng các chất liệu thô, nhận từ thị trường các sản phẩm không có nhiều hiệu quả về năng lượng, hoặc gây nhiều ảnh hưởng cho môi trường. Chúng ta cũng ghi nhận một sự kiểm soát tốt đẹp về giao thông hoặc các hình thức xây dựng và thông thoáng các cao ốc, qua đó có thể rút bớt việc sử dụng năng lượng và mức độ ô nhiễm. Mặt khác, hoạt động chính trị địa phương có thể hoạt động để điều tiết sự tiêu thụ, phát triển kinh tế tái định giá, chú tâm bảo vệ các giống loài và đặt chương trình cho nông nghiệp đa dạng với việc thay đổi các hoa trái. Cũng có khả năng làm tốt lên các vùng nông nghiệp của các nơi nghèo khổ nhờ đầu tư vào các cơ sở hạ tầng của nông nghiệp, trong cách tổ chức thị trường địa phương hoặc quốc gia, trong việc đặt hệ thống cung cấp nước, trong việc phát triển kỹ thuật nông nghiệp lâu dài và nhiều điều khác. Người ta có thể tạo thuận lợi cho việc cộng tác chung hay các tổ chức cộng đồng, là những nhóm bảo vệ lợi ích của những nhà sản xuất nhỏ và bảo đảm hệ thống sinh thái địa phương. Có rất nhiều điều người ta có thể làm.

181. Dù chính quyền tương đối có thể thay đổi, nhưng chính trị về việc thay đổi khí hậu và bảo vệ môi trường, vẫn phải tiếp tục. Các kết quả đòi hỏi nhiều thời gian và phải nêu giá cả trực tiếp với các hiệu quả mà trong thời gian cai trị của chính quyền không thể minh chứng được. Vì thế, không cần can thiệp vào sự đè nén của quần chúng và của các cơ chế, nhưng luôn luôn có sự chống đối, và còn nhiều hơn nữa, khi cần phải giải quyết những trường hợp khẩn cấp. Nếu một chính trị gia nhận những trách nhiệm này với những giá phải trả, sẽ không thích ứng với lý lẽ hiệu quả và trực tiếp về mặt kinh tế cũng như nền chính trị hiện hành, nhưng nếu ông làm, ông sẽ nhận lại được phẩm giá của mình, do chính Thiên Chúa ban cho ông là con người và trên con đường của ông qua lịch sử, ông đã để lại dấu chứng một trách nhiệm lớn của ông. Phải đưa ra quyền ưu tiên cho một chính trị kiên vững, sẽ canh tân các tổ chức và kết hợp chúng lại và công nhận các thực hành tốt đẹp không gây áp lực và khó khăn. Cần phải thêm, các bộ máy tốt cuối cùng cũng phải đào thải vì thiếu những mục đích lớn, các giá trị và quan niệm nhân bản, mà mỗi cộng đồng phải có một định hướng quý giá và quảng đại.

III. ĐỐI THOẠI VÀ MINH BẠCH TRONG CÁC TIẾN TRÌNH QUYẾT ĐỊNH

182. Việc tiền dự tác động vào môi trường của các doanh nghiệp và dự án đòi buộc tiến trình chính trị rõ ràng và lệ thuộc vào đối thoại, trong khi sự huỷ hoại ẩn kín sự tàn phá môi trường của một dự án do thoả thuận, thường đưa đến đồng thuận âm thầm, qua đó người ta tránh đưa ra những thông tin và những cuộc tranh luận rộng rãi.

183. Một sự tìm hiểu tác động vào môi trường không thể nằm trong kết luận của sự kiến tạo một dự án sản xuất hoặc bất cứ động cơ chính trị nào, một quy hoạch hay chương trình thực hiện. Việc tìm hiểu này phải có ngay từ đầu và tìm hiểu trên nhiều bình diện, rõ ràng và độc lập khỏi mọi áp lực kinh tế hoặc chính trị. Việc tìm hiểu này phải liên kết với việc phân tích các điều kiện lao động và những hậu quả khả thể – tỉ như trên sức khỏe thể lý và tinh thần của con người, trên kinh tế địa phương, trên sự an toàn. Những kết luận kinh tế có thể đúc kết thật cụ thể dựa vào những kết quả kinh tế, trong đó người ta có thể nhìn từng kịch bản khả thể và tiên liệu sự cần thiết một sự đầu tư lớn hơn để đối mặt với các hậu quả bất ngờ có thể sửa sai được. Luôn luôn cần đến sự đồng thuận của nhiều tác nhân xã hội, có thể đưa ra những viễn cảnh, những giải đáp và những thay đổi khác nhau. Nhưng trên bàn thảo luận, cần phải có một vị trí ưu tiên cho dân chúng địa phương; họ sẽ tự hỏi điều họ mong muốn cho chính mình và con cái họ, họ có thể nhắm vào các mục tiêu vượt quá lợi ích kinh tế hiện tại. Người ta phải bỏ đi ý tưởng “can thiệp” vào môi trường, để kiến tạo những thứ chính trị được đón nhận và bàn thảo do những thành phần tìm thấy lợi ích. Việc tham gia đòi buộc tất cả mọi người đều được thông tin thích hợp cũng như về các nguy cơ cũng như khả thể ; việc tham gia không thể đúc kết trong quyết định thực hiện một dự án, nhưng cần có những hành động tiếp theo và kiểm soát liên tục. Sự thành thật và chân lý cần thiết trong tất cả các cuộc tranh luận khoa học và chính trị, chứ không chỉ hạn hẹp vào điều luật pháp cho phép hay không.

184. Nếu có những bất trắc xuất hiện cho môi trường, có thể ảnh hưởng đến công ích hiện tại hoặc tương lai, hoàn cảnh như vậy, “đòi buộc mọi quyết định dựa vào nền tảng đối mặt giữa nguy hiểm và lợi ích có thể thấy được trong từng lựa chọn” [131]. Điều này có giá trị, khi một dự án có thể kéo theo việc gia tăng sử dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, gia tăng sự phát tán hoặc sản xuất nhiều rác thải, đưa đến một sự sa sút, một sự thay đổi có ý nghĩa cho đồng ruộng, gây tai hại cho không gian sinh sống của nhiều giống loài hoặc một không gian công cộng. Những dự án không được phân tích đầy đủ có thể gây hại cho phẩm chất sống của một địa phương dựa vào những vấn đề khác biệt, tỉ như gây ồn ào, ngăn chặn tầm nhìn, đánh mất giá trị văn hoá, hậu quả của việc sử dụng năng lượng hạch tâm. Văn hoá tiêu thụ tạo sự ưu tiên cho việc sống vội và dành cho tư lợi, đưa đến những thủ tục nhanh chóng hoặc che đậy các thông tin.

185. Cần phải nhận thức, khi chấp nhận một dự định cho một sự phát triển thật sự trọn vẹn, người ta phải suy nghĩ đến những câu hỏi trong khi tranh luận như sau: ích lợi gì? tại sao? nơi nào? khi nào? cách thức nào? cho ai? những nguy cơ có thể xảy ra? với giá thành như thế nào? ai sẽ chi trả? người đó sẽ làm như thế nào? Trong thảo luận này có những câu hỏi ưu tiên. Tỉ như, chúng ta biết, nước là một nguồn hạn hẹp và luật căn bản là việc sử dụng phải tuỳ thuộc vào quyền của những người khác. Điều này không thể nghi ngờ gì được và đặt mỗi sự phân tích về tai hại cho môi trường trong điều kiện của một vùng .

186. Tuyên bố của hội nghị tại Rio vào năm 1992 có nói: “Trong trường hợp những bất trắc gây tai hại trầm trọng và lâu dài, sự thiếu sót về hiểu biết hoàn toàn khoa học không thể là lý do để tái đặt lại tài chính để ngăn chặn sự xuống dốc của môi trường” [132]. Nguyên tắc phòng ngừa này được đặt lên để bảo vệ những người yếu đuối, không có phương tiện để sử dụng, để tự bảo vệ và để đưa ra những chứng cứ không thể phủ nhận được. Khi thông tin khách quan cho thấy trước một sự tàn hại trầm trọng và không thể sửa đổi được, mỗi dự án như thế phải dừng lại và được bổ túc. Như thế, trách nhiệm minh chứng, trong những trường hợp như thế, đưa ra một bằng chứng khách quan và không thể bàn cãi được, để thấy hoạt động được đề nghị không gây những tai hại trầm trọng cho môi trường và cho cư dân địa phương.

187. Điều này không có nghĩa là phải chống lại từng việc canh tân kỹ thuật, cho phép làm tốt phẩm chất sống của dân chúng. Nhưng trong tất cả những trường hợp, phải tuân giữ câu nói căn bản, khả năng sinh lợi không phải là tiêu chuẩn duy nhất đế chú tâm vào, và ngay khi xuất hiện những tiêu chuẩn mới để phê phán do sự phát triển trình độ hiểu biết, cần phải có một đánh giá mới do tất cả những bộ phận tham gia. Kết quả cuộc trao đổi có thể là quyết định không tiếp tục dự án, những cũng có thể thay đổi hoặc triển khai các đề nghị tương ứng.

188. Có nhiều cuộc tranh luận về đề tài môi trường, nhưng không đạt được sự đồng thuận. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, Giáo Hội không có ý định giải quyết những vấn đề khoa học, cũng không thay thế chính trị, nhưng tôi mời gọi một cuộc tranh luận thẳng thắng và rõ ràng, để những nhu cầu đặc biệt và các ý thức hệ không làm tổn hại đến công ích.

IV. CHÍNH TRỊ VÀ KINH TẾ TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TOÀN VẸN

189. Chính trị không được phép tùng phục kinh tế và kinh tế cũng không được phép tùng phục chế độ độc tài và thực dụng hiệu quả của kỹ thuật. Ngày nay, khi suy nghĩ đến công ích, cần thiết chính trị và kinh tế phải đối thoại với nhau để quyết định phục vụ cho cuộc sống, đặc biệt là cuộc sống con người. Cứu nguy cho các ngân hàng bằng mọi giá, bằng cách trả tiền của dân chúng, mà không có quyết tâm suy nghĩ lại về toàn bộ hệ thống và canh tân lại, nâng đỡ quyền thống trị tuyệt đối của tài chính, không nhìn thấy tương lai và sau cách chữa trị lâu dài, tốn kém và chỉ bên ngoài, sẽ tạo cơn khủng hoảng mới. Cuộc khủng hoảng tài chính các năm 2007-2008 là cơ hội cho sự phát triển một nền kinh tế mới, chú tâm vào nền tảng luân lý và cho việc triển khai quy định mới cho hoạt động tài chính đặc biệt và sự giàu sang giả định. Dù vậy, không có phản ứng nào giúp suy nghĩ lại các tiêu chuẩn xa xưa không ai dùng nữa, nhưng vẫn tiếp tục lãnh đạo thế giới. Sản xuất thường không hợp lý và luôn luôn liên kết với sự thay đổi về mặt kinh tế. Chính kinh tế này sẽ xác định giá trị của sản phẩm, thường không đúng với giá trị thật của chúng. Điều này đưa đến việc sản xuất quá tải một sản phẩm, gây ảnh hưởng nặng nề cho môi trường một cách không cần thiết, đồng thời cũng ảnh hưởng đến các chi nhánh kinh tế của địa phương . [133]. Bong bóng tài chính cố gắng trở thành bong bóng sản xuất. Cuối cùng, điều được đón nhận không phải để chống năng lượng, vấn đề kinh tế thật sự có thể thực hiện, đó là tạo việc sản xuất đa dạng và làm tốt, để các việc kinh doanh có thể hoạt động tốt và để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có thể phát triển và tạo được công ăn việc làm.

190. Trong mối tương quan này, cần phải nhớ, “việc bảo vệ môi trường […] không những được thực hiện dựa trên nền tảng việc tính toán phí tổn tài chính. Môi trường là một phần của các điều thiện hảo, mà bộ máy thị trường không thể bảo vệ hoặc có thể đòi buộc theo cùng một hình thức được” [134]. Một lần nữa phải tránh quan niệm ma thuật của thị trường. Có xu hướng cho rằng, mình có thể giải quyết vấn đề bằng cách gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc của cá nhân. Có thực hy vọng rằng những người dựa theo lợi nhuận tối đa, sẽ cố gắng gìn giữ tư tưởng về những hậu quả của môi trường mà họ muốn trao lại cho thế hệ mai sau hay không? Trong dự án thắng lợi, không có chỗ cho tư tưởng về vận hành của thiên nhiên, về những giai đoạn suy thoái và tái sinh, về sự nhiêu khê của hệ thống môi sinh, đã bị thay đổi do tác động quá nặng nề của con người. Ngoài ra, khi nói về sự đa dạng sinh học, người ta thường chỉ nhìn đến sự dự trữ các tài nguyên cho kinh tế, có thể bóc lột được, nhưng người ta không chú tâm đến giá trị của vạn vật, ý nghĩa của chúng đối với con người và văn hoá, lợi ích và nhu cầu của người nghèo.

191. Khi người ta nêu lên các câu hỏi này, một số người phản ứng bằng việc kết án các kẻ khác cho rằng họ thật ảo tưởng khi nghĩ đến việc thành công và phát triển con người. Chúng ta phải minh chứng, việc làm chậm lại nhịp sản xuất và tiêu thụ là cái cớ đưa ra những hình thức cho thành công và phát triển. Những cố gắng cho việc sử dụng tài nguyên cách lâu dài không phải là việc bảo vệ vô ích, nhưng là một sự đầu tư để sinh lợi nhuận kinh tế theo một hình thức nhẹ nhàng hơn. Nếu không phải đau khổ vì cái nhìn hạn hẹp, chúng ta có thể khám phá có nhiều cách chuyển đổi sản xuất mới mẽ hơn và có thể thay đổi các sản phẩm ít gây tai hại cho môi trường hơn. Đó là mở một con đường cho nhiều khả năng khác, không có nghĩa là ngăn chặn sự sáng tạo của con người và ý nghĩa cho phát triển, nhưng định hướng cho năng lượng này theo những con đường mới.

192. Tỉ như, một con đường triển khai sản xuất có nhiều sáng tạo hơn và định hướng tốt hơn có thể sửa sai hành động một sự đầu tư kỹ thuật quá đáng cho tiêu thụ và yếu kém, để giải quyết các vấn đề chưa được thoả đáng cho nhân loại; có thể tạo những hình thức sáng suốt và sinh lợi hơn cho việc tái sử dụng, chuyển đổi phận vụ và quay vòng ; nó cũng có thể làm tốt đẹp hiệu quả năng lượng của các thành phố và nhiều hơn nữa. Việc đa dạng hoá sản phẩm kích thích sự khôn ngoan của con người để bộc lộ nhiều khả năng, để tạo dáng và làm cho mới mẽ, trong khi bảo vệ được môi trường và tạo công ăn việc làm. Có lẽ đó là một sự sáng tạo có khả năng, giúp nảy nở sự cao quý mới mẽ của con người, chỉ vì con người xứng đáng dùng lý trí của mình với sự can đảm và trách nhiệm, để tìm những hình thức phát triển lâu dài và quân bình, trong giới hạn của một quan niệm rộng rãi hơn để tạo phẩm chất của cuộc sống, tìm được những hình thức phát triển lâu dài và quân bình. Ngược lại, sẽ không xứng đáng, hời hợt và không có sức sáng tạo để tạo những hình thức cướp phá thiên nhiên, chỉ để tạo điều kiện cho việc tiêu thụ và thu lợi tức khắc.

193. Nếu trong vài trường hợp, sự phát triển lâu dài đem đến những hình thức phát triển; trong những trường hợp khác, đối mặt với những phát triển kinh khủng và vô trách nhiệm đã kéo dài hằng nhiều thập niên, người ta phải suy nghĩ tới việc phải làm chậm lại và phải đặt ra những ranh giới hợp lý, có khi phải quay ngược lại kẻo quá trễ. Chúng ta biết, thái độ của những người chỉ nhắm nhiều và càng nhiều vào tiêu thụ và phá hoại, thì không thể giữ lại được, trong khi những người khác chưa sống được với phẩm giá con người. Vì thế, đã đến lúc, phải chấp nhận sự thụt lùi ở một mức độ nào đó trong một vài phần trên thế giới và phải hỗ trợ họ, để những phần khác trên thế giới có thể vươn lên cách lành mạnh. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã nói: “Các xã hội tiên tiến về mặt kỹ thuật phải sẵn sàng có những thái độ giảm bớt nhu cầu năng lượng và làm tốt các điều kiện sử dụng” [135].

194. Để có những mẫu hình ảnh mới cho sự phát triển, “chúng ta phải hướng kiểu mẫu phát triển toàn cầu theo một hướng khác… , điều đó đòi buộc phải suy nghĩ cách thức có trách nhiệm về “ý nghĩa của kinh tế và mục đích của nó, để có thể sửa sai những sự lạm dụng và mất thăng bằng” [137] Thực sự cũng không đủ khi chăm sóc thiên nhiên bằng một hiệp ước tài chính hoặc bảo quản môi trường với các tiến bộ và liên kết chúng lại bằng một con đường trung gian. Trong liên hệ này, những con đường trung gian chỉ làm chậm lại sự đổ vỡ. Điều chính đáng ở đây là phải định nghĩa lại sự phát triển là gì. Một sự phát triển về mặt kỹ thuật và kinh tế, nếu không để lại một thế giới tốt đẹp hơn và một phẩm chất sống cao hơn cho mọi người, thì không thể gọi là phát triển được. Mặt khác, phẩm chất thực sự của cuộc sống con người thường bị giảm đi trong sự liên hệ với phát triển kinh tế – qua việc tàn phá môi trường, do phẩm chất thấp kém các sản phẩm lương thực hoặc làm cạn kiệt tài nguyên. Trong khung cảnh này, diễn từ về việc phát triển lâu dài thường trở thành lời phản hồi phủ nhận và hợp lý hoá, nằm trong các bài diễn văn môi sinh trong lý luận về mặt tài chính và kỹ thuật ; trách nhiệm xã hội và môi trường của các doanh nghiệp thường được đúc kết vào một chuỗi quảng cáo và trưng hình trưng ảnh.

195. Nguyên tắc thu hoạch tối đa, thường chú tâm tách biệt các cách quan niệm, đó là phá tán ý nghĩa kinh tế: khi sản phẩm gia tăng, không cần đến cái giá của tài nguyên tương lai hoặc về sự lành mạnh của môi trường, nếu việc khai thác rừng làm tăng giá thành sản phẩm, thì trong tính toán không ai dám nói đến sự mất mát, đó là việc hoang hoá một mảnh đất, hoặc việc gây tai hại cho sự đa dạng sinh học hoặc nâng cao mức ô nhiễm môi trường. Điều này có nghĩa là, các doanh nghiệp đạt được lợi nhuận khi tính toán và trả thấp theo giá thành. Chỉ có thể nhận một thái độ mang tính luân lý, “khi giá kinh tế và xã hội xuất từ việc sử dụng tài nguyên tự nhiên chung được thiết đặt rõ ràng và những người hưởng lợi phải gánh chịu, chứ không phải các dân tộc khác hoặc các thế hệ tương lai phải trả” [138]. Tính chất hợp lý của một sự phân tích thực tại cách quân bình dưới cái nhìn vào nhu cầu hiện tại, cũng như thị trường, đảm nhận các tài nguyên, khi nhà nước như là người điều phối, hoạch định.

196. Điều gì sẽ diễn ra với chính trị? Chúng ta nhớ lại nguyên tắc bổ trợ, điều này bảo đảm sự tự do cho việc phát triển mọi khả năng đang có trên mọi bình diện, đồng thời đòi buộc người nắm giữ quyền hành nhiều hơn, phải bảo đảm công ích. Thật vậy, ngày nay nhiều phạm vi kinh tế thực hiện nhiều quyền hành hơn là quốc gia. Người ta không thể hợp lý hoá cho một nền kinh tế không có chính trị – nền kinh tế này không có khả năng đưa ra một lý luận khác có thể chuyển dịch nhiều phương diện khác biệt của cơn khủng hoảng ngày nay. Một lý luận mà người ta không thể mong chờ một sự chăm sóc đúng đắn cho môi trường, thì lý luận đó sẽ ngăn cản sự hội nhập của những người yếu đuối, vì “trong cách thức hiện tại về “thành công” và “quyền tư nhân”, không mang ý nghĩa giúp những kẻ sau cùng, những người yếu đuối hoặc ít khả năng, có thể làm một điều gì cho cuộc sống của họ” [139].

197. Chúng ta cần một thứ chính trị, mà suy tư của chính trị này bao gồm một viễn ảnh rất rộng, nâng đỡ một quyết tâm mới và trọn vẹn, khi đón nhận các phương diện khác nhau của cuộc khủng hoảng trong một cuộc đối thoại liên khoa học. Thường thì chính trị tự đánh mất diện mạo của mình, vì lý do sa đọa hoặc vì thiếu chính trị tốt đẹp công khai. Khi một thành phố của một vùng nào không chu toàn vai trò của mình, sẽ có những nhóm nhà kinh tế xuất hiện như những người từ thiện và sẽ nắm lấy quyền lực thật sự một cách bất chính, tự cảm thấy mình đầy quyền hành, không tuân thủ một số luật lệ và còn đưa ra những cái cớ dưới nhiều hình thức tội phạm có tổ chức, buôn bán người, buôn bán ma túy và bạo lực – những điều xấu này khó mà tiêu diệt được. Nếu chính trị không còn khả năng loại bỏ lý luận lộn xộn này và nếu như không vượt qua được các bài diễn thuyết nghèo nàn, chúng ta sẽ tiếp tục hành động mà không tấn công vào những vấn đề lớn của nhân loại. Một chiến thuật cho một sự thay đổi thực sự đòi buộc phải suy nghĩ lại toàn bộ tiến trình, vì không thể đúc kết một cách hời hợt trên các suy luận về môi trường, trong khi người ta không đặt vấn đề về lý luận và văn hoá hiện tại nằm sâu trong đó. Một chính trị lành mạnh phải có khả năng đón nhận những thách thức này.

198. Chính trị và kinh tế thường có xu hướng cùng nhau kết tội cho nghèo đói và tàn phá môi trường. Nhưng điều mà người ta hy vọng là họ nhận thức lỗi lầm của họ và tìm những hình thức cộng tác với nhau, nhằm vào hướng công ích. Trong khi nhóm này chỉ nghi ngờ về lợi lộc kinh tế và nhóm kia chỉ nhắm vào bảo vệ quyền lực hoặc gia tăng quyền lực, chúng ta chỉ có kết quả là chiến tranh hoặc những sự thỏa thuận ngầm, ít ra, cả hai nhóm phải chú tâm bảo vệ môi trường và chăm sóc những kẻ yếu. Ở đây cũng có nguyên tắc: “Sự hiệp nhất đứng trên xung khắc” [140]

V. CÁC TÔN GIÁO TRONG CUỘC ĐỐI THOẠI VỚI CÁC KHOA HỌC

199. Người ta không thể nói rằng các khoa học thực nghiệm giải thích hoàn toàn sự sống, cơ cấu các thụ tạo và sự toàn vẹn của các thực tại. Có nghĩa là, chúng đã bước ra khỏi ranh giới thực nghiệm của mình. Nếu người ta suy nghĩ trong khung đóng kín này, thì cảm nghiệm vẻ đẹp, thi phú và cả khả năng lý trí để nhận ra ý nghĩa và mục đích vạn vật, cũng tiêu tan [141]. Tôi chỉ xin nhắc lại, “các bản văn tôn giáo cổ điển vẫn có thể đưa ra một ý nghĩa cho tất cả mọi thời đại và có một sức lực tác động luôn khai mở một chân trời mới […] Có hợp lý và khôn ngoan không, khi đưa những bản văn nằm trong bóng tối ra ánh sáng, chỉ vì chúng xuất phát từ một niềm tin tôn giáo?” [142] Thật ngây thơ mà bảo rằng, các điểm luân lý căn bản có thể trừu tượng và tách ra khỏi môi trường và thực tế chúng xuất hiện trong một ngôn ngữ tôn giáo, cũng không làm giảm đi giá trị của chúng trong những tranh luận công khai. Các nguyên tắc luân lý mà lý trí có thể chấp nhận, luôn luôn có thể xuất hiện trong bộ áo mới và được diễn tả bằng những ngôn ngữ khác nhau, bao gồm cả tôn giáo.

200. Mặt khác, mỗi một giải đáp kỹ thuật mà khoa học trưng ra, xem ra bất lực để giải quyết các vấn đề trầm trọng của thế giới, khi nhân loại rời xa dòng chảy của mình, khi những lý do chuyển động tạo nên sự chung sống, hy tế và điều thiện hảo, bị quên lãng. Nhưng trong bất cứ trường hợp nào, người ta vẫn gọi đến các tín hữu, để sống trong sự đồng thuận, trong niềm tin và trong hoạt động không đi ngược lại với niềm tin ; người ta xin họ một lần nữa mở rộng tâm hồn cho ân sủng của Thiên Chúa và xác tín sâu thẳm về tình yêu, công bằng và bình an. Nếu hiểu sai về những nguyên tắc, đôi khi đưa chúng ta đến việc công chính hoá những hành động sai trái trên tự nhiên hoặc sự thống trị như chủ nhân trên sáng tạo hoặc chiến tranh, sự bất công và bạo lực; là tín hữu chúng ta có thể nhận ra, theo cách này, chúng ta đã bất trung với kho tàng khôn ngoan mà chúng ta phải bảo vệ. Thường các ranh giới văn hoá của nhiều thời đại, ảnh hưởng trên ý thức của gia sản luân lý và tinh thần; nhưng chính từ việc quay về với những nguồn này sẽ giúp các tôn giáo đáp ứng tốt hơn với những nhu cầu hiện tại.

201. Phần đông dân chúng của hành tinh tự nhận mình là các tín hữu, từ đó, các tôn giáo phải bước vào cuộc đối thoại với nhau để giải hoà với thiên nhiên, bảo vệ người nghèo và xây dựng mạng lưới tôn trọng và huynh đệ. Cuộc đối thoại giữa các nhà khoa học cũng rất cần thiết, chỉ vì mỗi khoa học thường tự đóng kín mình trong ranh giới của ngôn ngữ riêng, và sự chuyên môn có xu hướng tự tại và tuyệt đối hoá sự hiểu biết của mình. Điều này ngăn trở việc đối mặt thích hợp các vấn đề môi trường. Một cuộc đối thoại rộng mở và tôn trọng nhau trở nên cần thiết giữa các phong trào môi sinh khác nhau, nơi đó cũng có nhiều tranh đấu cho ý thức hệ. Sự trầm trọng của cuộc khủng hoảng môi sinh đòi buộc mọi người suy nghĩ về công ích và tiến bước trên con đường đối thoại, đòi hỏi sự kiên nhẫn, khổ hạnh và khoang dung; luôn luôn nhớ đến câu: “ Thực tế đứng trên ý tưởng” [143].

***

CHƯƠNG SÁU

GIÁO DỤC VÀ LINH ĐẠO MÔI SINH

 

202. Nhiều điều phải được định hướng lại, nhưng trước tiên nhân loại phải tự thay đổi. Cần có một ý thức về nguồn gốc chung, một sự thuộc về nhau cách hỗ tương và một tương lai được chia sẻ cho mọi người. Ý thức căn bản này cho phép có một sự phát triển những xác tín mới, cách thức liên hệ và hình thức cuộc sống. Đây chính là thách thức lớn về mặt văn hoá, tinh thần và giáo dục, sẽ kéo dài trong một tiến trình tái sinh thật khó khăn.

I. HƯỚNG ĐẾN MỘT LỐI SỐNG KHÁC

203. Thị trường luôn luôn hướng đến việc tạo ra một bộ máy tiêu thụ không thể đảo ngược lại được, để các sản phẩm cuối cùng nhấn chìm con người vào trong một vòng xoáy mua và sử dụng phung phí cách vô ích. Chủ thuyết tiêu thụ cách bệnh hoạn là phản ảnh chủ quan của thực dụng kinh tế – kỹ thuật. Romano Guasdini đã báo trước về vấn đề này: con người “chấp nhận các vật dụng và cách sống như dự án hợp lý và sản phẩm quy định do máy móc áp đặt cho họ, và họ thực hiện toàn bộ với cảm giác như thế là hợp lý và đúng đắn [144]. Sự thực dụng khiến người ta tin tưởng rằng mình hoàn toàn tự do, bao lâu họ có được sự tự do tiêu thụ; nhưng trong thực tế chỉ có một số nhỏ có được sự tự do, đó là những người có quyền lực về kinh tế và tài chính. Trong sự mơ hồ này, nhân loại thời hậu hiện đại đã không tìm được sự tự ý thức giúp họ định hướng và cảm nghiệm sự thiếu sót về căn tính với lo âu. Chúng ta có quá nhiều phương tiện cho một vài mục tiêu hạn hẹp và nhỏ bé.

204. Hoàn cảnh hiện tại của thế giới “tạo một cảm giác thiếu xác tín và bất an, đưa đến những hình thức ích kỷ tập thể [145]. Khi con người tự kỷ và tự nhốt mình vào ý thức của riêng mình, họ sẽ không được thoả mãn. Khi trái tim con người trống rỗng, sẽ cần rất nhiều thứ để mua, để chiếm hữu và để tiêu thụ. Trong tình trạng này, thật không thể nào một người lại cho rằng thực tại đã đặt ranh giới cho họ. Trong vòng suy nghĩ này cũng không thể có công ích thực sự. Nếu mẫu người như thế đứng đầu một cộng đoàn, các luật lệ chỉ có thể tôn trọng trong chừng mực không đi ngược lại nhu cầu của họ. Vì thế, chúng ta không những nghĩ đến khả năng những hiện tượng khủng khiếp của khí hậu hoặc những tai hoạ tự nhiên lớn lao, nhưng cả những tai hoạ do các cơn khủng hoảng xã hội, vì định kiến về một lối sống tiêu thụ như thế – nhất là, khi chỉ có một nhóm nhỏ sống như vậy – chỉ gây nên bạo lực và tự phá hoại nhau.

205. Dù vậy, không phải tất cả đều bị đánh mất, vì con người có đủ khả năng để tự hạ mình đến mức cuối, cũng có thể vượt lên trên, quyết định cho điều thiện và tự cải hoá mình cho tốt hơn, loại bỏ tất cả những điều kiện tinh thần và xã hội đang đè nén họ. Họ có khả năng, tự khẳng định mình một cách trân trọng, cởi bỏ những điều chán ngấy và quyết định con đường mới đến sự tự do đích thực. Không có hệ thống nào có thể tiêu diệt triệt để việc khai mở cho điều thiện, chân lý và vẻ đẹp, cũng như khả năng thích ứng. Khả năng này đã có sẵn vì chính Thiên Chúa, từ sâu thẳm của con tim con người, đã động viên chúng ta. Tôi xin mỗi người trong thế giới này, đừng bao giờ quên phẩm giá của mình ; không ai có quyền rút đi phẩm giá này được.

206. Một cuộc thay đổi lối sống có thể đưa đến việc thực hiện một áp lực thanh thoát trên những người nắm lấy quyền lực chính trị, kinh tế và xã hội. Điều này xảy ra khi phong trào những người tiêu thụ sẽ không mua một số sản phẩm và trở nên hữu hiệu hơn để sửa sai thái độ của doanh nghiệp, khi ép buộc họ phải suy nghĩ về tác động đến môi trường và các mẫu sản xuất. Đó là một thực tế, khi thói quen xã hội ảnh hưởng trên thu nhập việc kinh doanh, buộc họ phải thay đổi cách sản xuất. Điều này nhắc chúng ta nhớ về trách nhiệm của người tiêu thụ. “Việc mua không những là một hành động kinh tế, nhưng vẫn luôn là một hành động luân lý [146]. Vì thế, “đề tài ô nhiễm môi trường đòi buộc thái độ của từng người trong chúng ta phải chịu trách nhiệm” [147].

207. Hiến chương Trái Đất [die Erd-Charta – la Charte de la Terre] mời gọi tất cả mọi người chúng ta quay lưng lại với giai đoạn tự tàn phá mình và bắt đầu một bước tiến mới, nhưng chúng ta chưa triển khai ý thức phổ quát, đó là điều tạo khả năng cho chúng ta để thực hiện. Vì thế, tôi xin đề nghị lại lời đòi buộc đầy giá trị này: “Như chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử nhân loại, định mệnh chung mời gọi chúng ta can đảm tìm một khởi đầu mới […] Hãy để cho thời đại tạo dáng cho chúng ta, để người ta sẽ nhớ thời gian này là một thời đánh thức sự tôn trọng mới mẽ trước cuộc sống, như một thời gian quyết định vững vàng đạt tới sự lâu dài, như một thời gian thúc đẩy tiến đến công bằng và bình an, và như một thời gian cử hành thật hạnh phúc của cuộc sống [148].

208. Vẫn luôn luôn có khả năng để bước ra khỏi con người của mình để đến với kẻ khác. Nếu không có khả năng này, người ta không thể nhận ra giá trị đặc thù của những thụ tạo khác, và cũng không chú tâm làm một điều gì đó cho kẻ khác, cũng như không có khả năng để tự xác định ranh giới để tránh đau khổ hay gây hại cho xung quanh. Thái độ cơ bản để vươn ra khỏi mình, khi phá vỡ sự cô độc trong ý thức và chỉ quy về mình, là nguồn gốc để tâm đến kẻ khác và môi trường. Thái độ này đem đến các phản ứng luân lý, để nhận ra tác động và từng quyết định cá nhân bước ra khỏi bản thân mình. Khi chúng ta có khả năng vượt qua chủ nghĩa cá nhân, bấy giờ mới có thể tự triển khai một lối sống và một sự thay đổi mang đầy ý nghĩa trong xã hội.

II. GIÁO DỤC CHO MỘT SỰ LIÊN KẾT GIỮA NHÂN LOẠI VÀ MÔI TRƯỜNG

209. Ý thức về sự trầm trọng cơn khủng hoảng văn hoá và môi sinh nổi bật trong những thói quen mới. Nhiều người biết rằng, sự phát triển hiện tại và việc thu thập đơn thuần các đối tượng và tiêu dùng vẫn chưa đủ, để có thể đem lại ý nghĩa cho tâm hồn con người và ban niềm vui cho họ, nhưng họ cảm thấy không có khả năng từ chối điều mà thị trường mời mọc họ. Trong nhiều đất nước, cần phải đưa ra những thay đổi mới về thói quen tiêu thụ, giới trẻ có cảm nhận mới về sinh thái và tinh thần quảng đại, một vài người trong số họ phấn đấu một cách đáng kinh ngạc cho việc bảo vệ môi trường, nhưng vì họ lớn lên trong một hoàn cảnh tiêu thụ và thoải mái, thật cũng khó để phát triển những thói quen khác. Vì thế, chúng ta đứng trước một thách thức về giáo dục.

210. Việc giáo dục về môi trường đã phổ biến mục tiêu của mình. Nền giáo dục này khởi đầu bằng cách đưa ra những thông tin khoa học, cũng như cảm nhận và ý thức về những nguy cơ cho môi trường, sau đó mới đưa ra lời phê bình về những “huyền thoại” dựa trên lý trí cơ chế của thời đại (chủ nghĩa cá nhân, phát triển không định hướng, cạnh tranh, chủ nghĩa tiêu thụ, thị trường không luật lệ) và triển khai các bình diện khác nhau về sự cân bằng sinh thái: bình diện nội tại với chính mình, bình diện liên đới với những người khác, bình diện tự nhiên với các sinh vật và bình diện tinh thần với Thiên Chúa. Việc giáo dục môi trường chuẩn bị cho chúng ta một bước tiến vào mầu nhiệm, từ đó đạt được ý nghĩa sâu xa của luân lý môi sinh. Mặt khác, các nhà giáo dục có khả năng theo lối giáo dục của mình cho thấy một nền luân lý mới về môi sinh, giúp làm nổi bật tình liên đới, trách nhiệm và cùng cảm nhận sự quan tâm chung.

211. Dù vậy, giáo dục này cố tạo ra một thứ “công dân sinh thái”, nhưng đôi khi bị ngăn chặn thông tin và không đạt được việc phát triển những thói quen. Sự hiện hữu các lề luật và luật lệ với một thời gian dài không thể ngăn chặn các thái độ xấu, cho dù đã có một sự kiểm soát hữu hiệu. Để cho các luật lệ pháp lý đưa ra những hiệu quả quan trọng và lâu dài, cần có nhiều thành phần trong xã hội chấp nhận nhờ vào những động lực thích hợp, và khởi động từ một sự thay đổi cá nhân. Chỉ từ việc vung đắp những nhân đức vững vàng mà việc tự ban tặng chính mình trong sự dấn thân sinh thái mới có thể được. Nếu một người có thói quen mặc ấm thay vì đốt lò sưởi, vì tình hình tài chính cho phép, họ tiêu thụ và sử dụng phung phí, điều này cho thấy họ đã đón nhận những xác tín và ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường. Chu toàn bổn phận bảo vệ sáng tạo nhờ vào những hành động nho nhỏ trong ngày, thật là tốt đẹp và thật bất ngờ, khi sự giáo dục có khả năng tạo nên những điều tốt đẹp này, đến việc tạo một lối sống thật thích hợp. Việc giáo dục giúp nhận trách nhiệm với môi trường đòi buộc nhiều thái độ liên hệ có ảnh hưởng trực tiếp và mang ý nghĩa cho việc bảo vệ môi trường, cũng như việc tránh sử dụng các vật có chất liệu nhựa hoá chất và giấy, tiết kiệm nước, phân loại các rác thải, cũng như nấu nướng vừa đủ cho bữa ăn, chú tâm lo lắng cho cách sống của những người khác, sử dụng các phương tiện lưu thông công cộng hoặc xe ôtô với nhiều người, trồng cây, tắt đèn khi không sử dụng. Tất cả những điều này đều là những hành động quảng đại và xứng đáng, sẽ đem đến điều tốt đẹp cho hữu thể con người. Hành động sử dụng lại một cái gì đó thay gì quăng đi, có thể là một hành động tình yêu làm nổi bật phẩm giá của chúng ta.

212. Đừng nghĩ rằng những cố gắng này sẽ làm thay đổi thế giới. Những hành động này gieo rắc trong xã hội một điều thiện hảo, sẽ luôn luôn mang lại nhiều hoa trái vượt lên trên điều người ta nhận ra được, chỉ vì chúng gây nên trên trái đất này một điều thiện hảo đôi khi không nhận ra. Ngoài ra, việc triển khai các thái độ này mang lại cho chúng ta cảm nghiệm về chính phẩm giá của chúng ta, sẽ hướng chúng ta vào điểm sâu thẳm nhất của cuộc sống và cho chúng ta kinh nghiệm để thấy cuộc sống thật có giá trị trên trái đất này.

213. Những lãnh vực phổ biến giáo dục này rất khác nhau: trường học, gia đình, các phương tiện thông tin, các lớp giáo lý và nhiều lãnh vực khác. Một sự giáo dục tốt ở trường học khi các em còn bé sẽ gieo được nhiều hạt giống sản sinh những hiệu quả trong suốt cuộc đời. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh đến ý nghĩa quan trọng của gia đình, chỉ vì “đó là nơi mà cuộc sống là hồng ân của Thiên Chúa được đón nhận một cách thích hợp và được che chở khỏi những tấn công mà cuộc sống phải đối mặt và là nơi có thể triển khai những đòi hỏi thích đáng cho một việc lớn dậy thật nhân bản. Chống lại thứ văn hoá của sự chết, gia đình là cái nôi cho văn hoá sự sống [149] Trong gia đình, người ta giúp phát triển những thói quen đầu tiên của tình yêu và chăm sóc cho cuộc sống, tỉ như việc sử dụng đúng đắn các vật dụng, trật tự và vệ sinh cho cuộc sống, chú ý đến hệ thống môi sinh địa phương và bảo vệ tất cả sinh vật đã được sáng tạo. Gia đình là nơi giáo dục trọn vẹn, nơi những giai đoạn khác nhau của một sự trưởng thành cá nhân được diễn ra, liên kết chặt chẽ với mọi người. Trong gia đình, người ta học hỏi để biết xin phép, để không xúc phạm đến kẻ khác, tiếng nói “cám ơn” như sự biểu lộ một sự đánh giá đúng đắn điều mà chúng ta lãnh nhận, làm chủ sự tấn công và bạo lực, và học biết xin lỗi, khi chúng ta gây một điều gì tai hại. Những hành động nhỏ bé này sẽ giúp chúng ta lễ phép, một thứ văn hoá của đời sống chung và sự tôn trọng với tất cả những gì xung quanh chúng ta.

214. Trách nhiệm của chính trị và các tổ chức khác là phải chú tâm đến cảm nghiệm của dân chúng. Giáo Hội cũng phải nhận trách nhiệm này. Tất cả các cộng đoàn Kitô hữu cũng phải chu toàn vai trò quan trọng trong việc giáo dục này. Tôi cũng hy vọng trong các đại chủng viện, các nơi đào tạo của các dòng tu, người ta giáo dục sự khắc khổ có trách nhiệm, một sự chiêm ngắm với lòng biết ơn cả thế giới và chú tâm đến những sự yếu đuối của người nghèo và của môi trường. Không những các tổ chức có quyền lực cần thiết để phê chuẩn chống lại những tấn công vào môi trường, những cũng cần thiết để chính chúng ta cũng kiểm soát mình và giáo dục nhau.

215. Trong hoàn cảnh này, “không thể quên liên hệ giữa việc đào tạo về vẻ đẹp với việc gìn giữ môi trường lành mạnh” [150]. Chú ý và yêu mến vẻ đẹp sẽ giúp chúng ta vượt qua chủ nghĩa thực dụng. Khi một người không học biết tự dừng lại để quan sát và đánh giá điều gì là tốt đẹp, thì không lấy làm lạ gì khi tất cả đối với người đó trở thành đối tượng để sử dụng và lạm dụng mà không chút ngại ngùng. Đồng thời, nếu người ta muốn nhắm đến việc thay đổi sâu xa, phải thấy cách suy nghĩ ảnh hưởng thực sự đến các thái độ. Việc giáo dục sẽ không có hiệu quả và những cố gắng sẽ vô ích, nếu như không chú tâm phổ biến một hình ảnh mới mẽ về con người, về cuộc sống, về xã hội và sự liên hệ với thiên nhiên. Mặt khác, mô mẫu nhằm vào việc tiêu thụ do phương tiện truyền thông và mạng lưới thị trường đầy hiệu quả vẫn tiếp tục.

III. CHUYỂN ĐỔI MÔI SINH

216. Gia sản phong phú của linh đạo Kitô giáo, xuất phát hai ngàn năm nay từ kinh nghiệm cá nhân đến cộng đoàn, mang đến một sự đóng góp tốt đẹp cho sự cố gắng canh tân nhân loại. Tôi muốn đề nghị với các Kitô hữu một vài hướng căn bản cho một linh đạo môi sinh, xuất phát từ xác tín niềm tin của chúng ta, vì những gì Tin Mừng dạy đều có hệ luận đến cách thức suy tư, cảm nhận và cách sống của chúng ta. Đây không nhắm trình bày các ý tưởng, nhưng trước nhất, về nền tảng chuyển động xuất phát từ linh đạo đòi buộc sự khổ tâm chăm sóc môi trường. Vì không thể dấn thân trong những việc lớn với các lời giảng dạy mà không có một thứ “huyền nhiệm” tràn đầy trong tâm hồn chúng ta, không có “những nền tảng lay chuyển nội tâm” để khởi động, thúc đẩy, động viên và trao ban cho nó một ý nghĩa [151]. Phải nhận ra, chúng ta là các Kitô hữu, có một sự phong phú do Thiên Chúa ban cho Giáo Hội, nhưng chúng ta không thường đón nhận và tiếp tục triển khai – một sự phong phú, trong đó linh đạo dạy tách biệt khỏi thể xác, nhưng không tách biệt khỏi thiên nhiên hoặc là các thực tại của thế giới này, nhờ đó và trong đó được phát huy, trong cộng đoàn với tất cả những gì bao quanh chúng ta.

217. Nếu thực sự “các sa mạc bên ngoài gia tăng, chỉ vì sa mạc nội tâm cũng lớn dần [152] thì cơn khủng hoảng môi trường là một lời kêu gọi sự sám hối nội tâm sâu thẳm. Chúng ta phải công nhận rằng, có một số Kitô hữu dấn thân và cầu nguyện, thường cười cợt các cảnh cáo về môi trường với lời xin lỗi của chủ nghĩa thực tế và chủ nghĩa thực dụng. Một số khác thụ động, quyết tâm không thay đổi các thói quen và trở thành rời rạc. Họ thiếu một sự sám hối thuộc sinh thái, giúp thấy những gì họ gặp gỡ với thế giới xung quanh; điều xuất phát từ sự gặp gỡ với Đức Giêsu Kitô, sẽ giúp cho tất cả nở hoa. Sống ơn gọi là một người bảo vệ cho công trình của Thiên Chúa là một phần tất yếu của một hiện sinh đạo đức; đó không phải là điều gì của định kiến, cũng không phải là một phương diện thứ yếu trong kinh nghiệm Kitô giáo.

218. Chúng ta nhớ lại gương của Thánh Phanxicô thành Assisi, để đề nghị một mối tương quan lành mạnh với sáng tạo như chiều kích một cuộc sám hối trọn vẹn của con người. Điều này cũng đưa tới việc nhận thực những sai lầm, tội lỗi, tật xấu hoặc chễnh mãn và sám hối với trọn tâm hồn, thay đổi nội tâm. Các Đức Giám Mục Úc Châu đã nói rõ sự sám hối trong ý nghĩa hoà giải với sáng tạo: “Để thực hiện sự sám hối này, chúng ta phải biết khảo nghiệm lại đời sống của chúng ta và nhận ra rằng, với cách thức nào chúng ta đã làm tổn thương sáng tạo của Thiên Chúa, bằng hành động cũng như vì sự bất lực của chúng ta. Chúng ta phải có một kinh nghiệm về sám hối, về một sự thay đổi tâm hồn” [153].

219. Dù vậy, để giải quyết một hoàn cảnh quá đa dạng có thể đối mặt với thế giới ngày nay, thật sự không đủ để từng người tự hoàn thiện. Từng cá nhân đơn độc có thể đánh mất khả năng và sự tự do của mình, để vượt qua lý luận của lý trí máy móc, để rồi cuối cùng trôi theo chủ thuyết tiêu thụ, không có chút luân lý và không có tí cảm nghiệm về xã hội cũng như môi trường. Đối với những vấn đề xã hội, phải hoạt động trong mạng lưới tập thể, chứ không phải bằng một tổng hợp đơn thuần tài sản tích cực của cá nhân. “Những đòi hỏi của công tác này thật bao la, không thể giải quyết bằng những khả năng dấn thân của cá nhân và sự cộng tác của nhiều người dựa theo nguyên tắc cá vị. Cần có một tổng hợp sức lực và sự thống nhất hướng dẫn” [154]. Sự sám hối mang tính chất sinh thái đòi buộc phải có một sự năng động để thay đổi, đó là một sự sám hối tập thể.

220. Việc sám hối này giả thiết đưa ra nhiều thái độ khác nhau, nối kết chung với nhau để đưa đến một sự dấn thân bảo vệ môi trường cách quảng đại và đầy yêu thương. Bước đầu tiên, nó đòi hỏi sự biết ơn và nhưng không, có nghĩa là nhận thức thế giới là một ân huệ được lãnh nhận từ tình yêu của Cha. Tiếp đến, người ta phải thực tập sự từ bỏ, không chờ sự đáp trả, và hành động thật quảng đại, cả khi không ai nhìn thấy và công nhận: “Đừng cho tay trái biết việc tay phải làm […] Và Cha của anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh” (Mt 6,3-4). Việc sám hối này cũng đòi buộc một ý thức tràn đầy tình yêu, không tách rời với những thụ tạo khác, nhưng tạo một cộng đồng có giá trị bao trùm tất cả những hữu thể hiện hữu trong vũ trụ. Người tin không nhìn ngắm thế giới từ bên ngoài, nhưng từ trong nội tâm và nhận ra dây liên kết mà qua đó Cha trên trời nối kết chúng ta với tất cả hữu thể. Ngoài ra, việc sám hối sinh thái gợi lên những khả năng đặc biệt mà Thiên Chúa ban cho họ, sẽ giúp họ triển khai sức sáng tạo của mình và gia tăng sự thanh thoát để giải quyết các bi kịch của thế giới và chính họ “sẽ mang đến cho Thiên Chúa một lễ vật sống động và thánh thiện, làm Chúa vui lòng” (Rm 12,1). Họ hiểu việc vượt trổi của họ không phải là cớ để tạo vinh quang cá nhân hoặc là cớ để thống trị một cách vô trách nhiệm, nhưng là một khả năng khác, đặt ra cho mình trách nhiệm nặng nề, xuất phát từ niềm tin của mình.

221. Nhiều xác tín của niềm tin chúng ta đã được trình bày từ ngay đầu thông điệp – cũng như ý thức rằng, mỗi thụ tạo đều phản ánh một điều gì đó của Thiên Chúa và có một sứ điệp có thể dạy dỗ chúng ta hoặc là ý thức rằng Đức Kitô đã đón nhận thế giới vật chất này và hiện tại Người là Đấng Phục Sinh đang cư ngụ trong thâm sâu của từng hữu thể và đã ôm lấy chúng bằng lòng từ ái của Người, cũng như thấm nhập ánh sáng của Người vào trong chúng ; và cũng như xác tín: Thiên Chúa đã sáng tạo thế giới và đã đặt trong chúng một trật tự và một năng động mà con người không có quyền quên đi. Khi có ai đọc trong Tin Mừng việc Chúa Giêsu nói về các con chim và xác nhận rằng, “Thiên Chúa không quên sót con nào” (Lc 12,6) hỏi rằng người đó có còn khả năng hành xử xấu hay gây tai hại cho chúng được không? Tôi mời gọi tất cả các Kitô hữu làm rõ nét sự sám hối, khi cho phép sức mạnh và ánh sáng của ân sủng đã được lãnh nhận trải rộng trên mọi tương quan với tất cả thụ tạo khác và với cả thế giới xung quanh, và gợi lên tình huynh đệ với toàn thể sáng tạo mà Thánh Phanxicô đã sống một cách rạng rỡ.

IV. NIỀM VUI VÀ AN BÌNH

222. Linh đạo Kitô giáo đề nghị một cách hiểu khác về phẩm chất cuộc sống và động viên một cách sống mang tính ngôn sứ và chiêm niệm, có khả năng vui mừng cách sâu xa mà không bị đè nén bởi tiêu thụ. Điều này quan trọng khi lấy lại một lời dạy cổ xưa có trong các truyền thống tôn giáo khác nhau và ngay cả trong Kinh Thánh. Lời này nói về việc xác tín “ít lại hoá nhiều” [weniger mehr ist – moins est plus]. Việc luôn luôn chất đống các đối tượng tiêu thụ sẽ hướng trái tim đi xuống và ngăn cản việc đánh giá từng đối tượng và từng giây phút. Ngược lại, sự kiện mình luôn luôn hiện diện trước một thực tại, cho dù nó rất nhỏ, cũng mở cho chúng ta nhiều khả năng để hiểu biết và triển nở chính cá nhân mình. Linh đạo Kitô giáo đề nghị một sự phát triển nhờ sự điều độ và một khả năng vui với số ít. Đó là việc trở về với sự đơn sơ, cho phép chúng ta dừng lại để đánh giá điều thật nhỏ, để cám ơn các khả năng mà cuộc sống ban cho, mà chúng ta không phải bị trói buộc vào điều chúng ta có và cũng không buồn vì điều chúng ta không chiếm hữu. Điều này giả thiết phải tránh sự năng động muốn làm chủ và gia tăng niềm vui.

223. Sự điều độ, nếu được sống với tự do và ý thức, sẽ mang tính chất giải phóng. Điều này không có nghĩa là sống ít hơn, cũng không có nghĩa là mức độ thấp kém của cuộc sống, nhưng ngược lại ; vì trong thực tế, những người sống nhiều hơn trong từng giây phút và sống tốt hơn, sẽ chấm dứt việc tìm tòi liên lỉ theo những đối tượng mà họ chưa có và khi tìm kiếm như thế, họ có khả năng phá vỡ những nhu cầu ít cần thiết và thu ngắn sự mệt mỏi lại và ít bị hành hạ. Người ta có thể sống với ít điều cần thiết, nhất là khi có khả năng xác định những thú vui khác; người ta có thể thoả mãn trong những cuộc gặp gỡ huynh đệ, trong phục vụ, trong việc triển khai những đặc sủng của chính mình, trong âm nhạc và nghệ thuật, trong việc liên hệ với thiên nhiên, trong cầu nguyện. Hạnh phúc đòi buộc chúng ta phải biết thu hẹp lại một số nhu cầu của chúng ta, và như thế, chúng ta có thể sẵn sàng cho nhiều khả năng do cuộc sống đem đến.

224. Điều độ và khiêm tốn đã không được đánh giá cao trong thế kỷ cuối cùng này. Nhưng khi chễnh mãn thực tập một nhân đức trong đời sống cá nhân hoặc trong cộng đoàn, sẽ đưa đến việc mất thăng bằng, kể cả mất thăng bằng với môi trường. Như thế không đủ để chỉ trình bày về sự toàn vẹn của hệ thống môi sinh. Người ta phải can đảm để nói về sự toàn vẹn của sự sống con người, về sự cần thiết phải có tất cả những giá trị lớn lao và liên kết với nhau. Việc biến mất đức khiêm nhường nơi một con người, thoả mãn vô cùng về khả năng làm chủ tất cả không có một ranh giới nào, cuối cùng chỉ có thể gây tác hại cho xã hội và môi trường. Không dễ để phát triển sự khiêm nhường lành mạnh và sự điều độ vui vẻ, khi chúng ta cảm thấy mình làm chủ lấy mình, khi chúng ta loại Thiên Chúa ra khỏi cuộc đời chúng ta, và cái tôi của chúng ta sẽ nắm lấy vị trí của Người, nếu chúng ta tin rằng chúng ta chính là chủ thể có quyền xác định điều gì lành điều gì dữ.

225. Mặt khác, không ai có thể thoả mãn trong một sự điều độ, nếu họ không tìm được bình an nơi chính mình. Một sự hiểu biết đúng đắn về linh đạo một phần nằm ở chỗ phải triển khai ý niệm về sự bình an, điều này còn hơn là sự vắng bóng chiến tranh. Bình an nội tâm của con người có nhiều vấn đề trong việc chăm sóc môi sinh và công ích, chỉ vì, khi sống một cách đích thực, sẽ phản ảnh trong một lối sống thăng bằng, liên kết với khả năng kinh ngạc, sẽ đưa cuộc sống vào trong thâm sâu. Thiên nhiên chứa chất đầy lời của tình yêu. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể lắng nghe giữa những tiếng ồn ào liên tục, trong sự lo ra thường xuyên đầy âu lo hoặc trong thờ phượng những hình ảnh bên ngoài? Nhiều người cảm thấy một sự mất quân bình sâu xa thúc đẩy họ làm nhiều việc một cách vội vã, cảm thấy bận rộn, trong việc đảo lộn tất cả những gì xung quanh. Đó là thái độ họ xử sự với môi trường. Một khoa sinh thái đầy đủ đòi hỏi phải có thời gian để tìm lại được sự đồng cảm với sáng tạo, để chiêm ngắm Đấng Sáng Tạo, Đấng đang sống giữa chúng ta và xung quanh chúng ta; sự hiện diện của Người “không phải chúng ta đặt ra, nhưng phải khám phá và biểu lộ ra bên ngoài” [155].

226. Chúng ta nói về thái độ của trái tim đang sống với tất cả, trong một sự chú tâm trọn vẹn, điều này có nghĩa là hiện diện hoàn toàn trước một người khác mà không nghĩ về điều gì sẽ đến. Người đó hoàn toàn sống mỗi giây phút như một quà tăng của Thiên Chúa, cần phải sống tràn đầy và trọn vẹn. Đức Giêsu dạy chúng ta thái độ này khi Người mời chúng ta ngắm xem hoa cỏ ngoài đồng và các con chim trời, hoặc khi đối diện với một người đang lo lắng, và yêu thương họ (x. Mc 10,21). Vâng, Người hoàn toàn hiện diện đối với từng người cũng như với từng thụ tạo, và như thế, Người cho chúng ta thấy con đường để vượt qua sự lo lắng bệnh hoạn, làm cho chúng ta hời hợt, nổi nóng và thành người tiêu thụ không chút xấu hổ.

227. Dừng lại để cảm tạ Thiên Chúa trước và sau bữa ăn là biểu hiện của thái độ này. Tôi đề nghị với các Kitô hữu, hãy canh tân thói quen tốt đẹp này và sống thật sâu xa. Giây phút chúc lành, dù rất ngắn, gợi nhớ cho chúng ta, chúng ta lệ thuộc vào Thiên Chúa với tất cả cuộc đời, điều này nâng đỡ cảm nghiệm biết ơn vì những quà tặng của sáng tạo, nhận ra những người đã lao nhọc cho các tặng phẩm này và củng cố tình liên đới với những người đang thiếu thốn.

V. TÌNH YÊU TRÊN BÌNH DIỆN XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ

228. Việc chăm sóc thiên nhiên là thành phần của một cách sống, đưa đến khả năng cùng chung sống với mọi người và trở thành cộng đoàn. Đức Giêsu nhắc nhớ chúng ta, Thiên Chúa là Cha chung của mọi người và điều này đã khiến tất cả chúng ta trở thành anh em, chị em với nhau. Tình liên đới phải là nhưng không và không ai phải trả giá cho điều kẻ khác thực hiện, cũng không phải một tiên liệu mà chúng ta mong chờ nơi người ấy. Vì thế, chúng ta mới có khả năng yêu mến kẻ thù. Chính tính chất nhưng không này dẫn chúng ta đến việc yêu mến đối với ngọn gió, mặt trời và các áng mây, và chấp nhận, vì chúng không nằm trong sự kiểm soát của chúng ta. Vì thế chúng ta mới có thể nói đến một tình huynh đệ phổ quát.

229. Phải ý thức rằng chúng ta cần đến nhau; chúng ta phải có trách nhiệm đối với kẻ khác và với thế giới; thật hữu ích nếu chúng ta lương thiện và tốt lành. Đã có một thời gian dài chúng ta sống sa đoạ về mặt luân lý, chúng ta cười chê đạo đức, niềm tin và lương thiện ; đã đến lúc sự hời hợt bề ngoài không giúp ích gì cho chúng ta. Việc tàn phá bất cứ nền tảng nào của đời sống cộng đoàn, cuối cùng cũng đưa đến sự chống đối người này với người kia, mỗi người tự tìm để bảo vệ những lợi ích cho riêng mình ; từ thái độ đó đưa đến những hình thức bạo lực và độc ác, ngăn cản sự phát triển một nền văn hoá đích thực để bảo vệ môi trường.

230. Gương của Thánh nữ Têrêsa thành Lisieux mời gọi chúng ta thực hiện con đường nhỏ của tình yêu, đừng đánh mất cơ hội để nói một lời dễ thương, một nụ cười, bất cứ một cử chỉ nhỏ bé nào tạo bình an và tình bạn. Một khoa sinh thái trọn vẹn cũng được thực hiện từ những cử chỉ đơn sơ hằng ngày, qua đó chúng ta phá vỡ lý luận của bạo lực, tận dụng và ích kỷ. Trong khi đó, thế giới tiêu thụ cách điên khùng cũng là thế giới trong đó cuộc sống bị các hình thức xấu xa hành hạ.

231. Tình yêu được hiện thực từ những cử chỉ bé nhỏ chú tâm cho nhau, cũng mang tính chất xã hội và chính trị, và biểu lộ trong tất cả hành động cố xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Tình yêu mến xã hội và sự dấn thân cho công ích là một biểu lộ tuyệt vời cho tình bác ái, không những tương quan giữa các cá nhân, mà còn đi đến các tương quan vĩ mô [Makro-Beziehung – macro-relations]: tương quan xã hội, kinh tế, chính trị” [156]. Vì thế, Giáo Hội đề nghị với thế giới lý tưởng của một “văn hoá tình thương” [Kultur der Liebe – civilisation de l’amour] [157]. Tình yêu, trên bình diện xã hội, là chìa khoá cho một sự phát triển đích thực: “Để có thể làm cho xã hội nhân bản hơn, cá nhân với nhân phẩm tốt đẹp hơn, phải đánh giá lại tình yêu trong đời sống xã hội – trên bình diện chính trị, kinh tế và văn hoá – và phải đặt tình yêu trở thành lề luật cao nhất cho hành động” [158]. Trong khung này, tình yêu thúc đẩy chúng ta suy nghĩ đến những chiến thuật mới ngay cả như bắt dừng sự tàn phá môi trường và đòi hỏi một nền “văn hoá bảo vệ” [kultur der Achtsamkeit – culture de protection] ảnh hưởng trên toàn xã hội. Khi có người nào nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa, sẽ cùng chung với những người khác tham gia vào sự năng động xã hội, người đó cũng nhớ lại rằng, đó là một phần linh đạo của họ, chính là thực hiện tình yêu tha nhân và khi thực hiện theo cách thức này họ sẽ trưởng thành và tự thánh hoá chính mình.

232. Không phải tất cả mọi người đều được kêu gọi trực tiếp tham gia vào chính trị, nhưng ngay trong xã hội đã xuất hiện nhiều tổ chức chú tâm vào công ích, khi cố gắng bảo vệ môi trường thành phố. Tỉ như họ lo lắng cho có một nơi công cộng (một toà nhà, một vòi phung nước, một đài kỷ niệm, một khung cảnh thanh bình, một công trường) và tất cả những gì thuộc về những đối tượng đó; họ lo lắng bảo vệ, lành mạnh hoá, làm tốt hơn hoặc làm đẹp hơn. Quanh những tổ chức đó, triển khai hoặc nảy sinh một mạng lưới xã hội. Một cộng đồng tự giải thoát mình khỏi sự tiêu thụ dửng dưng. Điều đó làm nổi bật văn hoá của một căn tính chung, một lịch sử tồn tại và tiếp tục phát triển. Theo cách này, thế giới và phẩm chất đời sống của người nghèo sẽ được chăm sóc, nhờ vào ý nghĩa liên đới, đồng thời cũng là ý thức cùng chung một nhà, được Thiên Chúa trao phó. Những hoạt động chung như thế, khi diễn tả một tình yêu dâng hiến, có thể trở thành những kinh nghiệm tinh thần sâu xa.

VI. NHỮNG DẤU CHỈ BÍ TÍCH VÀ YÊN LẶNG ĐỂ CỬ HÀNH

233. Vũ trụ đang khai mở trong Thiên Chúa, Đấng bao phủ chúng tràn đầy. Như thế. có một mầu nhiệm trong một trang giấy, trên một con đường, trong sương mai, trong gương mặt của người nghèo [159]. Lý tưởng không chỉ là từ bên ngoài tiến vào bên trong để khám phá ra hành động của Thiên Chúa trong linh hồn, nhưng có thể đạt được qua cuộc gặp gỡ Người trong mọi vật, Như thánh Bonaventura dạy: “Chiêm niệm chỉ đạt đến đỉnh cao khi con người cảm nghiệm hiệu quả hồng ân Thiên Chúa trong chính mình, hoặc khi con người càng hiểu rõ để gặp gỡ Thiên Chúa trong mọi thụ tạo bên ngoài” [160].

234. Thánh Gioan Thánh Giá dạy, những gì tốt đẹp trong vạn vật và trong kinh nghiệm của thế giới “sẽ gặp nhau trong Thiên Chúa hoặc nói rõ hơn, mỗi sự vật cao vời là chính Thiên Chúa, cũng như tất cả những gì tuyệt vời đều kết hợp trong Thiên Chúa” [161] Không phải những vật hạn hẹp thực sự mang thiên tính, nhưng người theo thần bí sẽ cảm nghiệm trong thâm sâu của mình, điều giữa Thiên Chúa và tất cả vạn vật, và như thế họ cảm nhận: tất cả vạn vật là Thiên Chúa [Alle Dinge – das ist Gott / il sent que Dieu est toutes les choses] [162] Nếu người ấy kinh ngạc trước sự vĩ đại của một ngọn núi, thì họ không thể tách ngọn núi ra khỏi Thiên Chúa và nhận thức, sự kinh ngạc nội tâm mà họ cảm nghiệm, phải hướng về Chúa. “Những ngọn núi được nâng lên cao, chúng thật màu mỡ, rộng, đẹp, mát mẻ, đầy bóng mát. Đối với tôi, những ngọn núi này là Đấng yêu thương của tôi [Diese Gebirge – das ist mein Geliebter fũr mich – Mon Bien-Aimé est pour moi ces montagnes]. Những thung lũng xa xôi thật êm ả, dễ thương, thoáng đãng và đầy bóng mát, đầy nước ngọt, với biết bao loài cây cối, với tiếng ca của các loài chim đang trú ngụ. Chúng tạo nên sự mát mẻ và yên nghỉ nhờ sự yên tịnh và thinh lặng đang có. Đối với tôi, những thung lũng này là Đấng yêu thương tôi” [163].

235. Các bí tích là môt cách thức ưu tuyển, trong đó, thiên nhiên được Thiên Chúa đón lấy và trở thành trung gian cho đời sống siêu nhiên. Qua diễn tiến phụng vụ, chúng ta được mời gọi ôm lấy thế giới trên một bình diện khác. Nước, dầu, lửa và màu sắc được đón nhận với các biểu trưng của chúng và được đưa vào những lời ca tụng. Bàn tay chúc lành là công cụ của tình yêu Thiên Chúa và phản ánh sự gần gũi của Đức Giêsu Kitô, Đấng đến để đồng hành với chúng ta trên đường đời. Nước được xối trên thân xác em bé được rửa tội, là dấu chỉ cho một đời sống mới. Chúng ta không thoát ra khỏi thế gian, cũng không phủ nhận thiên nhiên, khi chúng ta muốn gặp gỡ Thiên Chúa. Điều này có thể nhận ra một cách đặc biệt trong linh đạo Kitô giáo Đông phương: “Vẻ đẹp là một trong những dấu chỉ ưu ái nhất trong Giáo Hội Đông phương để chỉ sự hoà hợp thần linh và mẫu ảnh cho nhân loại được chuyển đổi, được biểu lộ ở khắp mọi nơi: trong các hình dáng và cách trình bày nhà thờ, trong âm thanh, màu sắc, ánh sáng, trong mùi hương” [164]. Theo kinh nghiệm Kitô giáo, tất cả thụ tạo của vũ trụ vật chất sẽ tìm được ý nghĩa đích thực trong Ngôi Lời Nhập Thể, chỉ vì Con Thiên Chúa đã hội nhập trong con người của mình một phần của vũ trụ vật thể, nơi mà Người đưa vào một mầm giống chuyển đổi dứt khoát: “Kitô giáo không phủ nhận vật chất, thân xác, nhưng đánh giá cao trong hành động phụng vụ, trong đó, thân xác con người cho thấy bản chất sâu xa của mình là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần và được kết hiệp với Chúa Giêsu, Đấng vì muốn cứu độ trần gian đã đón nhận một thân xác” [165].

236. Sáng tạo tìm được ý nghĩa cao cả nhất của mình trong bí tích Thánh Thể. Hồng ân hướng đến sự biểu lộ theo cách khả giác, đạt được cách biểu lộ khác thường khi Thiên Chúa làm người, trở thành lương thực cho thụ tạo. Nơi đỉnh cao của mầu nhiệm Nhập Thể, Chúa đã muốn tiến vào sâu thẳm của chúng ta qua một chút vật chất. Không phải từ trên cao xuống, nhưng từ trong thâm sâu tiến ra, để chúng ta có thể gặp gỡ Người trong thế giới của chúng ta. Trong bí tích Thánh Thể, sự viên mãn đã được hiện thực; đó là trung tâm đời sống của vũ trụ, điểm xuất phát tràn đầy của tình yêu và cuộc sống vô hạn. Kết hợp với Ngôi Con Nhập Thể đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể, toàn thể vũ trụ tạ ơn Thiên Chúa. Thật vậy, bí tích Thánh Thể tự tại là một hành động tình yêu mang tính vũ trụ: “Vâng, mang tính vũ trụ! Vì ngay cả khi được cử hành trên bàn thờ nhỏ trong một nhà thờ vùng quê, người ta vẫn luôn cử hành với một ý nghĩa xác tín trên bàn thờ của thế giới” [166]. Bí tích Thánh Thể kết hợp trời với đất, ôm trọn và thẩm thấu vào tất cả sáng tạo. Thế giới xuất phát từ bàn tay của Thiên Chúa, quay về với Người trong một sự thờ phượng thánh thiện và viên mãn. Trong Bánh Thánh Thể “cả sáng tạo hướng đến việc thần hoá, đến các tiệc thánh, đến sự kết hợp với Đấng Sáng Tạo” [167]. Vì thế, bí tích Thánh Thể cũng là nguồn ánh sáng và động lực để việc chăm sóc môi trường và mời gọi chúng ta trở thành những người gìn giữ toàn thể sáng tạo.

237. Chúa Nhật, việc tham dự vào bí tích Thánh Thể mang một ý nghĩa đặc biệt. Ngày này cũng giống như ngày Sabbat của người Do Thái, là ngày thanh tẩy những tương quan của con người với Thiên Chúa, với chính mình, với kẻ khác và với cả thế giới. Chúa Nhật là ngày Phục Sinh, “ngày đầu tiên” của sáng tạo mới, mà những hoa trái đầu tiên là nhân loại được phục sinh của Chúa, gia sản bảo đảm cho việc chuyển đổi cuối cùng của tất cả thực tại đã được sáng tạo. Ngoài ra, ngày này cũng công bố “sự yên nghỉ vĩnh cửu của con người trong Thiên Chúa” [168]. Trong cách thức này, linh đạo Kitô giáo hội nhập cả giá trị của sự nghỉ ngơi và lễ lạc. Con người thường đưa sự nghỉ ngơi chiêm niệm vào bình diện những điều vô ích và không cần thiết, và quên rằng công việc mà họ thực hiện mang một tính chất quan trọng: ý nghĩa của mình. Chúng ta được mời gọi đưa vào hành động của chúng ta một chiều kích đón nhận và nhưng không, khác với việc không làm gì cả. Đó là một cách thức hoạt động, là một phần thuộc về yếu tính của chúng ta. Với cách thức này, hoạt động của con người không chỉ tránh khỏi sự hoạt động trống rỗng, cũng như sự khao khát bạo lực và cô độc, chỉ chạy theo lợi lộc cá nhân. Luật nghỉ ngơi hằng tuần nói rõ, không làm việc trong ngày thứ bảy, “để bò lừa của ngươi được nghỉ ngơi, và để đứa con của nữ tỳ ngươi và người ngoại kiều lấy lại sức” (Xh 23,12). Thật vậy, việc nghỉ ngơi là một sự nới rộng cái nhìn giúp nhận ra cách mới mẻ quyền lợi của kẻ khác. Như thế, ngày nghỉ, mà bí tích Thánh Thể là trung tâm, chiểu toả ánh sáng trên cả tuần lễ và thúc đẩy chúng ta lo chăm sóc cho thiên nhiên và người nghèo.

VII. THIÊN CHÚA BA NGÔI VÀ TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC THỤ TẠO

238. Thiên Chúa Cha là nguồn gốc tối thượng của tất cả, Đấng là nền tảng đầy tình thương và kết hiệp với tất cả những gì hiện hữu. Chúa Con, Đấng phản ánh Chúa Cha và qua Người mà muôn vật được tạo thành, đã tự liên kết với trái đất này, khi Người được hình thành trong cung lòng Đức Maria. Chúa Thánh Thần, dây liên kết bất tận của tình yêu, hiện diện một cách thân thiết với vũ trụ, khi Người tác động và tạo nên những con đường mới. Thế giới được Thiên Chúa Ba Ngôi tạo dựng như một nguyên lý thần linh duy nhất, nhưng mỗi Vị thực hiện công trình chung này theo cách của mình. “Khi chúng ta kinh ngạc chiêm ngắm sự vĩ đại và vẻ đẹp của vũ trụ, chúng ta phải ngợi khen Thiên Chúa Ba Ngôi” [169].

239. Đối với các Kitô hữu, niềm tin vào một Thiên Chúa, Đấng là sự hiệp thông Ba Ngôi, gợi lên trong chúng ta suy nghĩ về tất cả thực tại chứa đựng trong nội tâm của Người là một dấu chứng rõ ràng cho Ba Ngôi Thiên Chúa. Thánh Bonaventura tiến xa hơn để xác định, trước khi phạm tội, con người có thể khám phá ra nơi mỗi thụ tạo “đều biểu lộ Thiên Chúa Ba Ngôi”. Con người có thể nhận ra vinh quang của Thiên Chúa Ba Ngôi trong thiên nhiên “khi quyển sách này không phải tối mò đối với con người, và con mắt của con người không bị xáo động” [170] Vị Thánh dòng Phanxicô dạy chúng ta, “mỗi thụ tạo mang trong mình một cấu trúc rõ ràng về Ba Ngôi”, rõ ràng đến độ chúng ta có thể tình cờ chiêm ngắm nếu như cái nhìn của con người không bị ngăn cản, xáo trộn và yếu đuối. Ngài chỉ cho chúng ta những cách thức để tìm cách đọc ra thực tế với chìa khoá Ba Ngôi.

240. Các Ngôi vị Thiên Chúa là những liên hệ hiện hữu, và thế giới được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa, là một sơi chỉ của liên hệ. Các thụ tạo hướng về Thiên Chúa và mỗi sinh vật, đến phiên mình có đặc tính hướng đến các sinh vật khác, đến độ ngay trong vũ trụ có vô số tương quan kết hợp với nhau cách mầu nhiệm [171]. Điều này mời gọi chúng ta không những kinh ngạc trước biết bao mối tương quan đang có giữa các thụ tạo, nhưng còn dẫn chúng ta khám phá ra chìa khoá của chính hiện thực của chúng ta. Vì con người lớn lên, trưởng thành và thánh hoá bản thân theo mức độ họ bước vào mối tương quan, khi bước ra khỏi bản thân mình để sống hiệp thông với Thiên Chúa, với kẻ khác và với tất cả thụ tạo. Như thế, họ bảo đảm trong hiện sinh của mình sự năng động của Ba Ngôi Thiên Chúa, mà Thiên Chúa đã đóng ấn trong con người từ lúc sáng tạo nên họ. Tất cả đều liên kết với nhau, và điều này mời gọi chúng ta sống một linh đạo liên đới với mọi thụ tạo, xuất phát từ mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa.

VIII. NỮ HOÀNG CỦA CẢ SÁNG TẠO

241. Đức Maria, người Mẹ đã lo lắng cho Chúa Giêsu, trong hiện tại, với tình mẫu tử và khổ đau, cũng đang chăm sóc cho thế giới đang bị thương tích. Với trái tim bị đâm thâu, Mẹ đã khóc trước cái chết của Đức Giêsu, bây giờ Mẹ cũng cảm thông với những người nghèo đang bị đóng đinh và các thụ tạo trên trái đất này tan nát vì quyền lực của con người. Mẹ sống với Chúa Giêsu trong hiển dung hoàn toàn biến đổi và tất cả thụ tạo đều ca tụng vẻ đẹp của Mẹ. Mẹ là người nữ “mặc áo mặt trời, mặt trăng… dưới chân Mẹ và mũ triều thiên với mười hai ngôi sao trên đầu Mẹ” (Kh 12,1). Được nâng lên trời, Mẹ là Mẹ và là Nữ Vương của toàn thể sáng tạo. Trong thân xác vinh quang, cùng với Đức Kitô Phục Sinh, một phần của sáng tạo đã đạt được trọn vẹn sự đẹp đẽ của mình. Mẹ nhìn vào trong trái tim của Mẹ không những toàn bộ đời sống của Chúa Giêsu, mà Mẹ đã gìn giữ một cách trung tín (x. Lc 2, 19.51), nhưng bây giờ Mẹ hiểu được ý nghĩa của vạn vật. Vì thế, chúng con có thể kêu cầu Mẹ, để Mẹ giúp chúng con, biết nhìn thế giới với con mắt khôn ngoan hơn.

242. Cùng với Mẹ, nổi bật hình ảnh của thánh Giuse trong Thánh Gia. Ngài chăm sóc Đức Maria và Chúa Giêsu với lao động và sự hiện diện quảng đại của mình và đã giải thoát các ngài khỏi quyền lực của kẻ bất công, khi đưa các ngài sang Ai Cập. Trong Tin Mừng, ngài xuất hiện như một người công chính, lao động và mạnh mẽ. Thế nhưng, gương mặt của ngài cũng cho chúng ta nhận thấy một sự dịu hiền vĩ đại, không phải là đặc tính của kẻ yếu đuối, nhưng là của những kẻ thực sự mạnh mẽ, chú tâm đến thực tế để yêu mến và phục vụ cách khiêm tốn. Vì thế, ngài được tuyên bố là Đấng Bảo Hộ cho toàn thể Giáo Hội. Ngài cũng có thể dạy chúng ta để che chở, có thể động viên chúng ta lao động với tấm lòng quảng đại và âu yếm, để chăm sóc thế giới mà Thiên Chúa đã gửi gắm cho chúng ta.

IX. BÊN KIA ÁNH MẶT TRỜI

243. Cuối cùng, chúng ta đứng đối diện với vẻ đẹp vô tận của Thiên Chúa (x. 1 Cr 13,12) và với một sự thán phục sung sướng, chúng ta có thể đọc được mầu nhiệm Người cho chúng ta chia sẻ vào sự viên mãn vô tận của Người. Vâng, chúng ta đang lữ hành đến ngày Sabbát vĩnh cửu, đến Giêrusalem mới, ngôi nhà chung ở trên trời. Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Đây! Ta làm cho tất cả nên mới” (Kh 21,5). Cuộc sống vĩnh cửu sẽ là một sự kinh ngạc được chia sẻ, nơi mỗi thụ tạo sẽ tìm được vị trí của mình trong việc hiển linh chói sáng và sẽ có điều gì mang đến cho kẻ nghèo được giải phóng một cách dứt khoát.

244. Giữa thời gian đó, chúng ta được kết hợp lại với nhau để đón nhận ngôi nhà này, ngôi nhà được trao cho chúng ta, vì chúng ta biết, tất cả điều gì tốt đẹp đang có, sẽ được đón nhận vào bàn tiệc thiên quốc. Chúng ta sẽ cùng tiến bước với tất cả thụ tạo trên con đường của chúng ta trên thế gian này – để đi tìm Thiên Chúa – chỉ vì “khi thế gian có một nguồn gốc và được tạo dựng, nó sẽ đi tìm Đấng sáng tạo nên nó, nó tìm Đấng đã ban cho nó một khởi đầu, đó là Đấng Sáng Tạo của nó” [172]. Hãy tiến bước trong tiếng ca vang! Ước gì, cuộc chiến đấu của chúng ta cho hành tinh này sẽ không cất đi khỏi chúng ta niềm vui của hy vọng.

245. Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta dấn thân cách quảng đại, ban cho chúng ta sức mạnh và ánh sáng mà chúng ta cần thiêt đế tiến bước. Giữa trung tâm thế giới này, Chúa của cuộc sống, Đấng quá yêu thương chúng ta, vẫn tiếp tục hiện diện. Người sẽ không bao giờ lìa bỏ chúng ta, không bao giờ để chúng ta một mình, chỉ vì Người dứt khoát kết hợp với trái đất của chúng ta và tình yêu của Người vẫn luôn dẫn chúng ta đi tìm những con đường mới. Chúc tụng Người!

246. Sau một suy tư lâu dài vừa vui, cũng vừa đầy đau khổ, tôi xin đề nghị hai lời kinh: một lời mà chúng ta có thể chia sẻ với tất cả mọi người tin vào một Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo đầy quyền năng, và một lời kinh khác để cho những người Kitô hữu chúng ta có thể đón nhận trách nhiệm đối với sáng tạo như Tin Mừng của Chúa Giêsu trình bày cho chúng ta.

Lời kinh cho trái đất chúng ta

Lạy Thiên Chúa toàn năng

Chúa luôn hiện diện trong vũ trụ

và ngay trong những thụ tạo nhỏ bé nhất của Chúa.

Chúa đã phủ đầy lòng từ ái trên tất cả những gì hiện hữu,

Xin gieo vào lòng chúng con sức mạnh của tình yêu Chúa,

để chúng con bảo vệ cuộc sống và vẻ đẹp muôn loài.

Xin đổ tràn bình an của Chúa vào lòng chúng con,

để chúng con có thể sống như anh em, chị em với nhau,

không tác hại cho bất cứ người nào.

Lạy Thiên Chúa của anh chị em nghèo khổ,

xin trợ giúp chúng con

để chúng con giơ tay cứu giúp những anh chị em bị bỏ rơi,

những người bị lãng quên trên trái đất này,

những người này thực sự luôn luôn có giá trị trước mặt Chúa.

Xin cứu chữa cuộc sống của chúng con,

để chúng con trở thành những người bảo vệ cho trái đất này,

chứ không phải là những kẻ cướp bóc,

để chúng con gieo những gì tốt đẹp

chứ không phải những thứ ô nhiễm và tàn phá.

Xin chạm đến tâm hồn những kẻ chỉ tìm thành công

dựa trên giá trị của người nghèo và của trái đất này.

Xin dạy chúng con

khám phá giá trị của vạn vật

và biết chiêm ngắm trong sự ngất ngây,

để nhận ra

chính chúng con cũng được liên kết sâu xa với tất cả thụ tạo này

trên con đường chúng con tiến vào ánh sáng vô tận của Chúa.

Xin tạ ơn Chúa

vì Chúa hiện diện từng ngày với chúng con.

Chúng con nài xin Chúa

nâng đỡ chúng con

trong cuộc chiến cho công bằng, tình thương và bình an.

Lời kinh của Kitô hữu cùng với sáng tạo

Lạy Cha,

cùng với muôn thụ tạo xuất phát từ bàn tay uy quyền của Cha,

chúng con cùng ngợi khen Cha.

Tất cả đều thuộc về Cha

và tất cả được tràn đầy sự hiện diện và tình âu yếm của Cha.

Chúng con xin ngợi khen Cha.

Lạy Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa,

nhờ Chúa mà tất cả được tạo thành.

Trong cung lòng Mẹ Maria,

Chúa đã nhận lấy hình dạng con người ;

Chúa trở thành một thành phần của trái đất này

và đã nhìn thế giới với con mắt nhân loại.

Ngày nay Chúa vẫn sống động trong từng thụ tạo

với vinh quang phục sinh của Chúa.

Chúng con xin ngợi khen Chúa.

Lạy Chúa Thánh Thần,

nhờ ánh sáng của Chúa,

Chúa đã hướng thế giới này đến tình yêu của Chúa Cha;

Chúa vẫn sống trong tâm hồn chúng con,

để khuyến khích chúng con thực hành các việc thiện.

Chúng con xin ngợi khen Chúa.

Lạy Thiên Chúa, Duy nhất và Ba Ngôi,

Cộng Đoàn Tối Thượng của tình yêu vô biên,

xin dạy chúng con biết nhìn ngắm Chúa

trong vẻ đẹp của vũ trụ,

nơi tất cả nói với chúng con về Chúa.

Xin khơi dậy trong chúng con lời ca ngợi với lòng biết ơn

đối với từng hữu thể do Chúa sáng tạo.

Xin ban cho chúng con hồng ân

để chúng con cảm nhận sự gắn bó thân thiết với tất cả vạn vật.

Lạy Thiên Chúa tình yêu,

xin cho chúng con thấy vị trí của chúng con trong thế giới này

như khí cụ tình yêu của Chúa

đối với tất cả sinh vật trên trái đất này,

mà không thụ tạo nào lại quên Chúa.

Xin soi sáng cho những người ôm lấy giàu sang và quyền hành,

để họ lánh xa khỏi tội lỗi về sự dửng dưng,

biết yêu mến công ích,

động viên kẻ yếu hèn

và chăm sóc thế giới mà chúng con đang sống,

Kẻ nghèo và trái đất đều nài xin:

Lạy Chúa, xin nắm lấy chúng con

bằng quyền năng và ánh sáng của Chúa,

để chở che mọi sự sống,

để chuẩn bị một tương lai tốt đẹp,

ước gì Nước công bằng, bình an, tình thương và tuyệt mĩ mau đến.

Chúng con chúc tụng Chúa.

Amen.

 

 

Ban hành tại Rôma, cạnh Đền Thờ Thánh Phêrô,

ngày 24 tháng 05 năm 2015, ngày đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống,

vào năm thứ ba triều đại Giáo Hoàng của tôi.

+ FRANCIS

Giáo Hoàng

 

 

(Lm. Augustin Nguyễn Văn Trinh chuyển ngữ)

 

 


[1] Canticle of the Creatures, in Francis of Assisi: Early Documents, vol. 1, New York-London-Manila, 1999, 113-114.

[2] Apostolic Letter Octogesima Adveniens (14 May 1971), 21: AAS 63 (1971), 416-417.

[3] Address to FAO on the 25th Anniversary of its Institution (16 November 1970), 4: AAS 62 (1970), 833.

[4] Encyclical Letter Redemptor Hominis (4 March 1979), 15: AAS 71 (1979), 287.

[5] Cf. Catechesis (17 January 2001), 4: Insegnamenti 41/1 (2001), 179.

[6] Encyclical Letter Centesimus Annus (1 May 1991), 38: AAS 83 (1991), 841.

[7] Ibid., 58: AAS 83 (1991), p. 863.

[8] JOHN PAUL II, Encyclical Letter Sollicitudo Rei Socialis (30 December 1987), 34: AAS 80 (1988), 559.

[9] Cf. ID., Encyclical Letter Centesimus Annus (1 May 1991), 37: AAS 83 (1991), 840.

[10] Address to the Diplomatic Corps Accredited to the Holy See (8 January 2007): AAS 99 (2007), 73.

[11] Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 51: AAS 101 (2009), 687.

[12] Address to the Bundestag, Berlin (22 September 2011): AAS 103 (2011), 664.

[13] Address to the Clergy of the Diocese of Bolzano-Bressanone (6 August 2008): AAS 100 (2008), 634.

[14] Message for the Day of Prayer for the Protection of Creation (1 September 2012).

[15] Address in Santa Barbara, California (8 November 1997); cf. JOHN CHRYSSAVGIS, On Earth as in Heaven: Ecological Vision and Initiatives of Ecumenical Patriarch Bartholomew, Bronx, New York, 2012.

[16] Ibid.

[17] Lecture at the Monastery of Utstein, Norway (23 June 2003).

[18] “Global Responsibility and Ecological Sustainability”, Closing Remarks, Halki Summit I, Istanbul (20 June 2012).

[19] THOMAS OF CELANO, The Life of Saint Francis, I, 29, 81: in Francis of Assisi: Early Documents, vol. 1, New York-London-Manila, 1999, 251.

[20] The Major Legend of Saint Francis, VIII, 6, in Francis of Assisi: Early Documents, vol. 2, New York-London-Manila, 2000, 590.

[21] Cf. THOMAS OF CELANO, The Remembrance of the Desire of a Soul, II, 124, 165, in Francis of Assisi: Early Documents, vol. 2, New York-London-Manila, 2000, 354.

[22] SOUTHERN AFRICAN CATHOLIC BISHOPS’ CONFERENCE, Pastoral Statement on the Environmental Crisis (5 September 1999).

[23] Cf. Greeting to the Staff of FAO (20 November 2014): AAS 106 (2014), 985.

[24] FIFTH GENERAL CONFERENCE OF THE LATIN AMERICAN AND CARIBBEAN BISHOPS, Aparecida Document (29 June 2007), 86.

[25] CATHOLIC BISHOPS’ CONFERENCE OF THE PHILIPPINES, Pastoral Letter What is Happening to our Beautiful Land? (29 January 1988).

[26] BOLIVIAN BISHOPS’ CONFERENCE, Pastoral Letter on the Environment and Human Development in Bolivia El universo, don de Dios para la vida (23 March 2012), 17.

[27] Cf. GERMAN BISHOPS’ CONFERENCE, Commission for Social Issues, Der Klimawandel: Brennpunkt globaler, intergenerationeller und ökologischer Gerechtigkeit (September 2006), 28-30.

[28] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 483.

[29] Catechesis (5 June 2013): Insegnamenti 1/1 (2013), 280.

[30] BISHOPS OF THE PATAGONIA-COMAHUE REGION (ARGENTINA), Christmas Message (December 2009), 2.

[31] UNITED STATES CONFERENCE OF CATHOLIC BISHOPS, Global Climate Change: A Plea for Dialogue, Prudence and the Common Good (15 June 2001).

[32] FIFTH GENERAL CONFERENCE OF THE LATIN AMERICAN AND CARIBBEAN BISHOPS, Aparecida Document (29 June 2007), 471.

[33] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 56: AAS 105 (2013), 1043.

[34] JOHN PAUL II, Message for the 1990 World Day of Peace, 12: AAS 82 (1990), 154.

[35] ID., Catechesis (17 January 2001), 3: Insegnamenti 24/1 (2001), 178.

[36] JOHN PAUL II, Message for the 1990 World Day of Peace, 15: AAS 82 (1990), 156.

[37] Catechism of the Catholic Church, 357.

[38] Angelus in Osnabrück (Germany) with the disabled, 16 November 1980: Insegnamenti 3/2 (1980), 1232.

[39] BENEDICT XVI, Homily for the Solemn Inauguration of the Petrine Ministry (24 April 2005): AAS 97 (2005), 711.

[40] Cf. BONAVENTURE, The Major Legend of Saint Francis, VIII, 1, in Francis of Assisi: Early Documents, vol. 2, New York-London-Manila, 2000, 586.

[41] Catechism of the Catholic Church, 2416.

[42] GERMAN BISHOPS’ CONFERENCE, Zukunft der Schöpfung – Zukunft der Menschheit. Einklärung der Deutschen Bischofskonferenz zu Fragen der Umwelt und der Energieversorgung, (1980), II, 2.

[43] Catechism of the Catholic Church, 339.

[44] Hom. in Hexaemeron, I, 2, 10: PG 29, 9.

[45] The Divine Comedy, Paradiso, Canto XXXIII, 145.

[46] BENEDICT XVI, Catechesis (9 November 2005), 3: Insegnamenti 1 (2005), 768.

[47] ID., Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 51: AAS 101 (2009), 687.

[48] JOHN PAUL II, Catechesis (24 April 1991), 6: Insegnamenti 14 (1991), 856.

[49] Cf. Catechism of the Catholic Church, 310.

[50] Cf. SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 36.

[51] THOMAS AQUYNAS, Summa Theologiae, I, q. 104, art. 1 ad 4.

[52] ID., In octo libros Physicorum Aristotelis expositio, Lib. II, lectio 14.

[53] Against this horizon we can set the contribution of Fr Teilhard de Chardin; cf. PAUL VI, Address in a Chemical and Pharmaceutical Plant (24 February 1966): Insegnamenti 4 (1966), 992-993; JOHN PAUL II, Letter to the Reverend George Coyne(1 June 1988): Insegnamenti 11/2 (1988), 1715; BENEDICT XVI, Homily for the Celebration of Vespers in Aosta (24 July 2009): Insegnamenti 5/2 (2009), 60.

[54] JOHN PAUL II, Catechesis (30 January 2002),6: Insegnamenti 25/1 (2002), 140.

[55] CANADIAN CONFERENCE OF CATHOLIC BISHOPS, SOCIAL AFFAIRS COMMISSION, Pastoral Letter You Love All that Exists… All Things are Yours, God, Lover of Life” (4 October 2003), 1.

[56] CATHOLIC BISHOPS’ CONFERENCE OF JAPAN, Reverence for Life. A Message for the Twenty-First Century (1 January 2000), 89.

[57] JOHN PAUL II, Catechesis (26 January 2000), 5: Insegnamenti 23/1 (2000), 123.

[58] ID., Catechesis (2 August 2000), 3: Insegnamenti 23/2 (2000), 112.

[59] PAUL RICOEUR, Philosophie de la Volonté, t. II: Finitude et Culpabilité, Paris, 2009, 216.

[60] Summa Theologiae, I, q. 47, art. 1.

[61] Ibid.

[62] Cf. ibid., art. 2, ad 1; art. 3.

[63] Catechism of the Catholic Church, 340.

[64] Canticle of the Creatures, in Francis of Assisi: Early Documents, New York-London-Manila, 1999, 113-114.

[65] Cf. NATIONAL CONFERENCE OF THE BISHOPS OF BRAZIL, A Igreja e a Questão Ecológica, 1992, 53-54.

[66] Ibid., 61.

[67] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 215: AAS 105 (2013), 1109.

[68] Cf. BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 14: AAS 101 (2009), 650.

[69] Catechism of the Catholic Church, 2418.

[70] CONFERENCE OF DOMINICAN BISHOPS, Pastoral Letter Sobre la relación del hombre con la naturaleza (21 January 1987).

[71] JOHN PAUL II, Encyclical Letter Laborem Exercens (14 September 1981), 19: AAS 73 (1981), 626.

[72] Encyclical Letter Centesimus Annus (1 May 1991), 31: AAS 83 (1991), 831.

[73] Encyclical Letter Sollicitudo Rei Socialis (30 December 1987), 33: AAS 80 (1988), 557.

[74] Address to Indigenous and Rural People, Cuilapán, Mexico (29 January 1979), 6: AAS 71 (1979), 209.

[75] Homily at Mass for Farmers, Recife, Brazil (7 July 1980): AAS 72 (1980): AAS 72 (1980), 926.

[76] Cf. Message for the 1990 World Day of Peace, 8: AAS 82 (1990), 152.

[77] PARAGUAYAN BISHOPS’ CONFERENCE, Pastoral Letter El campesino paraguayo y la tierra (12 June 1983), 2, 4, d.

[78] NEW ZEALAND CATHOLIC BISHOPS CONFERENCE, Statement on Environmental Issues (1 September 2006).

[79] Encyclical Letter Laborem Exercens (14 September 1981), 27: AAS 73 (1981), 645.

[80] Hence Saint Justin could speak of “seeds of the Word” in the world; cf. II Apologia 8, 1-2; 13, 3-6: PG 6, 457-458, 467.

[81] JOHN PAUL II, Address to Scientists and Representatives of the United Nations University, Hiroshima (25 February 1981), 3: AAS 73 (1981), 422.

[82] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 69: AAS 101 (2009), 702.

[83] ROMANO GUARDINI, Das Ende der Neuzeit, 9th ed., Würzburg, 1965, 87 (English: The End of the Modern World, Wilmington, 1998, 82).

[84] Ibid.

[85] Ibid., 87-88 (The End of the Modern World, 83).

[86] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 462.

[87] ROMANO GUARDINI, Das Ende der Neuzeit, 63-64 (The End of the Modern World, 56).

[88] Ibid., 64 (The End of the Modern World, 56).

[89] Cf. BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 35: AAS 101 (2009), 671.

[90] Ibid., 22: p. 657.

[91] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 231: AAS 105 (2013), 1114.

[92] ROMANO GUARDINI, Das Ende der Neuzeit, 63 (The End of the Modern World, 55).

[93] JOHN PAUL II, Encyclical Letter Centesimus Annus (1 May 1991), 38: AAS 83 (1991), 841.

[94] Cf. Love for Creation. An Asian Response to the Ecological Crisis, Declaration of the Colloquyum sponsored by the Federation of Asian Bishops’ Conferences (Tagatay, 31 January-5 February 1993), 3.3.2.

[95] JOHN PAUL II, Encyclical Letter Centesimus Annus (1 May 1991), 37: AAS 83 (1991), 840.

[96] BENEDICT XVI, Message for the 2010 World Day of Peace, 2: AAS 102 (2010), 41.

[97] ID., Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 28: AAS 101 (2009), 663.

[98] Cf. VINCENT OF LERINS, Commonitorium Primum, ch. 23: PL 50, 688: “Ut annis scilicet consolidetur, dilatetur tempore, sublimetur aetate”.

[99] No. 80: AAS 105 (2013), 1053.

[100] SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 63.

[101] Cf. JOHN PAUL II, Encyclical Letter Centesimus Annus (1 May 1991), 37: AAS 83 (1991), 840.

[102] PAUL VI, Encyclical Letter Populorum Progressio (26 March 1967), 34: AAS 59 (1967), 274.

[103] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 32: AAS 101 (2009), 666.

[104] Ibid.

[105] Ibid.

[106] Catechism of the Catholic Church, 2417.

[107] Ibid., 2418.

[108] Ibid., 2415.

[109] Message for the 1990 World Day of Peace, 6: AAS 82 (1990), 150.

[110] Address to the Pontifical Academy of Sciences (3 October 1981), 3: Insegnamenti 4/2 (1981), 333.

[111] Message for the 1990 World Day of Peace, 7: AAS 82 (1990), 151.

[112] JOHN PAUL II, Address to the 35th General Assembly of the World Medical Association (29 October 1983), 6: AAS 76 (1984), 394.

[113] EPISCOPAL COMMISSION FOR PASTORAL CONCERNS IN ARGENTINA, Una tierra para todos (June 2005), 19.

[114] Rio Declaration on Environment and Development (14 June 1992), Principle 4.

[115] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 237: AAS 105 (2013), 1116.

[116] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 51: AAS 101 (2009), 687.

[117] Some authors have emphasized the values frequently found, for example, in the villas, chabolas or favelas of Latin America: cf. JUAN CARLOS SCANNONE, S.J., “La irrupción del pobre y la lógica de la gratuidad”, in JUAN CARLOS SCANNONE and MARCELO PERINE (eds.), Irrupción del pobre y quehacer filosófico. Hacia una nueva racionalidad, Buenos Aires, 1993, 225-230.

[118] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 482.

[119] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 210: AAS 105 (2013), 1107.

[120] Address to the German Bundestag, Berlin (22 September 2011): AAS 103 (2011), 668.

[121] Catechesis (15 April 2015): L’Osservatore Romano, 16 April 2015, p. 8.

[122] SECOND VATICAN ECUMENICAL COUNCIL, Pastoral Constitution on the Church in the Modern World Gaudium et Spes, 26.

[123] Cf. Nos. 186-201: AAS 105 (2013), 1098-1105.

[124] PORTUGUESE BISHOPS’ CONFERENCE, Pastoral Letter Responsabilidade Solidária pelo Bem Comum (15 September 2003), 20.

[125] BENEDICT XVI, Message for the 2010 World Day of Peace, 8: AAS 102 (2010), 45.

[126] Rio Declaration on Environment and Development (14 June 1992), Principle 1.

[127] BOLIVIAN BISHOPS’ CONFERENCE, Pastoral Letter on the Environment and Human Development in Bolivia El universo, don de Dios para la vida (March 2012), 86.

[128] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Energy, Justice and Peace, IV, 1, Vatican City (2014), 53.

[129] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 67: AAS 101 (2009).

[130] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 222: AAS 105 (2013), 1111.

[131] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 469.

[132] Rio Declaration on the Environment and Development (14 June 1992), Principle 15.

[133] Cf. MEXICAN BISHOPS’ CONFERENCE, EPISCOPAL COMMISSION FOR PASTORAL AND SOCIAL CONCERNS, Jesucristo, vida y esperanza de los indígenas e campesinos (14 January 2008).

[134] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 470.

[135] Message for the 2010 World Day of Peace, 9: AAS 102 (2010), 46.

[136] Ibid.

[137] Ibid., 5: p. 43.

[138] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 50: AAS 101 (2009), 686.

[139] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 209: AAS 105 (2013), 1107.

[140] Ibid., 228: AAS 105 (2013), 1113.

[141] Cf. Encyclical Letter Lumen Fidei (29 June 2013), 34: AAS 105 (2013), 577.

[142] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 256: AAS 105 (2013), 1123.

[143] Ibid., 231: p. 1114.

[144] ROMANO GUARDINI, Das Ende der Neuzeit, 9th edition, Würzburg, 1965, 66-67 (English: The End of the Modern World, Wilmington, 1998, 60).

[145] JOHN PAUL II, Message for the 1990 World Day of Peace, 1: AAS 82 (1990), 147.

[146] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009), 66: AAS 101 (2009), 699.

[147] ID., Message for the 2010 World Day of Peace, 11: AAS 102 (2010), 48.

[148] Earth Charter, The Hague (29 June 2000).

[149] JOHN PAUL II, Encyclical Letter Centesimus Annus (1 May 1991), 39: AAS 83 (1991), 842.

[150] ID., Message for the 1990 World Day of Peace, 14: AAS 82 (1990), 155.

[151] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 Nov 2013), 261: AAS 105 (2013), 1124.

[152] BENEDICT XVI, Homily for the Solemn Inauguration of the Petrine Ministry (24 April 2005): AAS 97 (2005), 710.

[153] AUSTRALIAN CATHOLIC BISHOPS’ CONFERENCE, A New Earth – The Environmental Challenge (2002).

[154] ROMANO GUARDINI, Das Ende der Neuzeit, 72 (The End of the Modern World¸ 65-66).

[155] Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium (24 November 2013), 71: AAS 105 (2013), 1050.

[156] BENEDICT XVI, Encyclical Letter Caritas in Veritate (29 June 2009) 2: AAS 101 (2009), 642.

[157] PAUL VI, Message for the 1977 World Day of Peace: AAS 68 (1976), 709.

[158] PONTIFICAL COUNCIL FOR JUSTICE AND PEACE, Compendium of the Social Doctrine of the Church, 582.

[159] EVA DE VITRAY-MEYEROVITCH [ed.], Anthologie du soufisme, Paris 1978, 200).

[160] In II Sent., 23, 2, 3.

[161] Cántico Espiritual, XIV, 5.

[162] Ibid.

[163] Ibid., XIV, 6-7.

[164] JOHN PAUL II, Apostolic Letter Orientale Lumen (2 May 1995), 11: AAS 87 (1995), 757.

[165] Ibid.

[166] ID., Encyclical Letter Ecclesia de Eucharistia (17 April 2003), 8: AAS 95 (2003), 438.

[167] BENEDICT XVI, Homily for the Mass of Corpus Domini (15 June 2006): AAS 98 (2006), 513.

[168] Catechism of the Catholic Church, 2175.

[169] JOHN PAUL II, Catechesis (2 August 2000), 4: Insegnamenti 23/2 (2000), 112.

[170] Quaest. Disp. de Myst. Trinitatis, 1, 2 concl.

[171] Cf. THOMAS AQUYNAS, Summa Theologiae, I, q. 11, art. 3; q. 21, art. 1, ad 3; q. 47, art. 3.

[172] BASIL THE GREAT, Hom. in Hexaemeron, I, 2, 6: PG 29, 8.