TGH Gioan Phaolô II – BÀI 60: CHỨC LINH MỤC ĐÒI HỎI SỰ THÁNH THIỆN CÁ NHÂN

0
1371

Giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh

BÀI 60: CHỨC LINH MỤC ĐÒI HỎI SỰ THÁNH THIỆN CÁ NHÂN

Công đồng Vatican II đã công nhận tầm quan trọng của sự thánh thiện nơi các linh mục đối với việc canh tân Giáo Hội và truyền bá Tin Mừng.

 Tại buổi Tiếp Kiến Chungvào Thứ Tư ngày 26 tháng 5, Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý về chức linh mục bằng việc thảo luận về sự thánh thiện nơi các linh mục bởi sự tận hiến của các ngài đối với Thiên Chúa. Bài chia sẻ của Đức Thánh Cha là bài thứ 60 trong loạt bài về mầu nhiệm Giáo Hội và được trình bày bằng tiếng Ý.

1. Tất cả Truyền thống Kitô giáo, dựa trên Kinh Thánh, nói về linh mục như một “người của Thiên Chúa”, một người tận hiến cho Thiên Chúa. Homo Dei: định nghĩa này có giá trị đối với mọi Kitô hữu, nhưng thánh Phaolô đề cập đến nó cách đặc biệt với ông Timôthê, môn đệ của ngài, khi thánh Phaolô đề nghị việc ông sử dụng Sách Thánh (x. 2 Tm 3,16). Điều đó phù hợp với linh mục cũng như Giám mục, do sự tận hiến đặc biệt của các ngài cho Thiên Chúa. Trong thực tế, một người đã nhận được sự thánh hiến cơ bản đầu tiên trong Bí tích Rửa Tội, với sự giải thoát khỏi ma quỷ và bước vào một tình tạng đặc biệt thuộc trọn về Thiên Chúa (x. ST, II-II, q. 81, a. 8). Việc phong chức linh mục khẳng định và làm sâu sắc thêm tình trạng thánh hiến này, như Thượng hội đồng Giám mục năm 1971 nhắc lại khi nói đến chức tư tế của Chúa Kitô được chia sẻ bởi người linh mục qua việc xức dầu của Chúa Thánh Thần (Enchiridion Vaticanum, IV, 1200-1201). Tại đây, Thượng hội đồng tiếp tục giáo huấn của Công Đồng Vatican II, sau khi nhắc nhở các vị linh mục về bổn phận cố gắng nên hoàn thiện vì “sự thánh hiến” nhờ Bí tích Rửa Tội, nói thêm: “các linh mục còn có lý do đặc biệt buộc phải đạt tới sự hoàn thiện này, vì khi được thánh hiến cho Thiên Chúa với một chiều kích mới nhờ việc lãnh nhận chức thánh, các ngài trở nên những khí cụ sống động của Đức Kitô Tư Tế vĩnh cửu, để tiếp tục thực hiện qua các thời đại công trình kỳ diệu của Đấng đã lấy quyền năng cao cả mà tái lập toàn thể xã hội con người” (Presbyterorum ordinis, 12). Đức Giáo Hoàng Piô XI đã đề nghị điều tương tự trong thông điệp Encyclical Ad Catholici Sacerdotii ngày 20 tháng 12 năm 1935 (AAS 28 [1936]:10).

Các linh mục đặc biệt bị ràng buộc nên giống Đức Kitô

Theo đức tin của Giáo Hội, việc phong chức linh mục không chỉ trao một sứ mạng mới trong Giáo Hội, một tác vụ, mà còn là sự “thánh hiến” mới của con người. Sự thánh hiến này được liên kết với đặc tính được đóng ấn bởi bí tích Truyền Chức như là một dấu hiệu thiêng liêng, không thể xóa nhòa của việc đặc biệt thuộc về Đức Kitô trong hiện hữu và do đó, trong hành động.Vì thế, sự hoàn thiện cần có của người linh mục tương xứng với sự tham dự của ngài trong chức tư tế của Đức Kitô như là tác giả của ơn cứu độ. Thừa tác viên không thể được miễn việc tái dựng lại trong chính mình những tình cảm, khuynh hướng nội tâm, ý định và tinh thần hy sinh cho Chúa Cha và phục vụ anh em phù hợp với “Tác Nhân chính”.

2. Kết quả là linh mục phần nào làm chủ ân sủng, cho phép các ngài được hưởng sự kết hiệp với Đức Kitô và đồng thời được dành cho việc mục vụ anh chị em của mình. Như Công Đồng nói: “Vì thế, khi trở thành hiện thân của Đức Kitô theo chức vụ của mình, mỗi linh mục cũng nhận được những ơn riêng, để khi phục vụ dân được trao phó cho ngài cũng như phục vụ toàn thể Dân Chúa, các ngài có thêm khả năng vươn đến sự hoàn thiện của chính Đấng đã trao tác vụ cho các ngài, và để sự yếu đuối của xác thịt phàm nhân được chữa lành nhờ sự thánh thiện của Đấng đã vì chúng ta mà trở nên vị Thượng Tế “thánh thiện, vô tội, vẹn toàn, tách biệt khỏi các tội nhân (Dt 7,26)” (PO 12; x. PDV 20). Trong tình trạng này, linh mục bị ràng buộc viêc bắt chước Đức Kitô Linh Mục, đó là kết quả của ân sủng đặc biệt của bí tích Truyền Chức: ân sủng kết hợp với Chúa Kitô là Linh Mục và Hy Tế, và nhờ vào sự kết hợp này, ân sủng của việc mục vụ cho anh chị em của mình. Về vấn đề này, thật hữu ích khi nhắc lại ví dụ của Thánh Phaolô. Ngài sống như một tông đồ tận hiến hoàn toàn, ngài đã bị “Đức Kitô Giêsu chiếm đoạt” và để lại mọi thứ để sống kết hiệp với Người (x. Pl 3, 7-12). Thánh nhân cảm thấy tràn đầy cuộc sống của Chúa Kitô đến nỗi ngài có thể nói một cách hoàn toàn chân thành: “Tuy nhiên, tôi sống, không còn là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gal 2,20). Tuy nhiên, sau khi ám chỉ đến những ân huệ phi thường mà ngài đã nhận được như một “người trong Đức Kitô” (2 Cr 12,2), ngài cũng phải chịu một cái gai trong xác thịt, một thử thách mà ngài không bao giờ được giải thoát. Mặc dù một yêu cầu gấp ba lần đối với Chúa, nhưng Phaolô lại nghe Thầy trả lời: “Ơn của Thầy đã đủ cho anh, vì sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9). Dưới ánh sáng của ví dụ này, người linh mục có thể hiểu rõ hơn rằng các ngài phải cố gắng sống trọn vẹn sự tận hiến của mình bằng cách kết hiệp với Đức Kitô và cho phép mình thấm nhuần tinh thần của Người, bất chấp kinh nghiệm của các ngài về những hạn chế của con người. Những điều này sẽ không ngăn cản người linh mục thực hiện tác vụ của mình, bởi vì các linh mục được ưu ái với một “ân sủng thì đủ cho các ngài.” Linh mục phải đặt niềm tin vào ân sủng này; các vị phải cầu xin điều đó, vì biết rằng các vị có thể phấn đấu cho sự hoàn thiện trong hy vọng tiếp tục gia tăng sự thánh thiện.

Sự từ bỏ không thể thiếu trong cuộc đời linh mục

3. Việc tham gia vào chức tư tế của Đức Kitô không thể khơi dậy trong người linh mục một tinh thần hy sinh, một loại hình thánh giá, gánh nặng của thập tự giá, được thể hiện đặc biệt là trong việc hãm mình. Như Công đồng nói: “Đức Kitô, Đấng Chúa Cha đã thánh hóa, thánh hiến và sai xuống trần gian, ‘Vì chúng ta, Người đã tự hiến để cứu chuộc chúng ta cho thoát khỏi mọi điều bất chính, và để thanh luyện chúng ta, khiến chúng ta thành Dân riêng của Người, một dân hăng say làm việc thiện’ (Tt 2,14 ), và như thế, Người đã trải qua cuộc khổ hình để đi vào vinh quang của Người ; cũng thế, sau khi được Chúa Thánh Thần xức dầu thánh hiến và được Đức Kitô sai đi, các linh hãm dẹp tính xác thịt nơi bản thân và trao hiến trọn vẹn chính mình để phục vụ nhân loại, và như thế, các ngài có thể tiến tới trên đường thánh thiện, nhờ đó được nên phong phú trong Đức Kitô nhằm đạt đến con người hoàn thiện” (Presbyterorum ordinis, 12). Đây là khía cạnh khổ chế của con đường hoàn thiện, mà linh mục không thể thiếu trong việc từ bỏ, cũng như đấu tranh chống lại mọi loại ham muốn và khao khát tìm kiếm những điều tốt đẹp của thế giới này, do đó ảnh hưởng đến tiến trình nội tâm của họ. Đây là “cuộc chiến tâm linh” mà các bậc thầy khổ hạnh đã nói và là điều bắt buộc đối với mọi Kitô hữu, nhưng đặc biệt là mọi thừa tác viên trong công việc của thập giá, được kêu gọi tái tạo trong chính mình hình ảnh của Đấng là “Sacerdos et hostia”.

4. Rõ ràng, điều đó luôn đòi hỏi cởi mở và đáp trả với ân sủng xuất phát từ Đấng khơi dậy “ý chí cũng như hành động của anh em” (Pl 2,13), nhưng cũng yêu cầu phải sử dụng các biện pháp khổ chế và tự kỷ luật mà không còn khô cằn. Truyền thống khổ hạnh luôn luôn chỉ ra – và theo một nghĩa nào đó được quy định – đối với các linh mục một số phương tiện thánh hóa nhất định, đặc biệt là việc cử hành Thánh lễ cách thích đáng, việc đọc đúng giờ Kinh Nhật Tụng (“không được sai sót”, như Thánh Alphonsô Liguori đề nghị), viếng Thánh Thể, đọc kinh Mân côi hàng ngày, suy niệm hàng ngày và lãnh nhận định kỳ Bí tích Hòa Giải. Những thực hành này vẫn còn hữu hiệu và không thể thiếu. Bí tích Hòa Giải phải được trao cho vị trí đặc biệt quan trọng, sự lãnh nhận cẩn thận bí tích giúp người linh mục có một hình ảnh thực tế về bản thân, với nhận thức rằng mình cũng là một người nghèo khổ, yếu đuối trong số những người tội lỗi, một người cần tha thứ. Do đó, anh ta có được “sự thật về bản thân” và được dẫn dắt để tự tin cầu xin sự thương xót thiêng liêng (Reconciliatio et Paenitentia, n. 31; Pastores dabo vobis, n. 26).

Sự thánh thiện cá nhân giúp mục vụ hiệu quả hơn

Ngoài ra, phải luôn luôn ghi nhớ, như Công Đồng nói rằng: “Thành tâm và kiên trì thi hành phận vụ trong Thần Khí của Đức Kitô chính là phương thế dành riêng đưa các linh mục đạt đến sự thánh thiện” (PO 13). Do đó, việc công bố hạn từ này khuyến khích các linh mục tự đạt được những gì mà các ngài dạy cho người khác. Việc cử hành các bí tích củng cố họ trong đức tin và kết hiệp với Chúa Kitô. Toàn bộ mục vụ phát triển đức ái của họ: “Là những người cai quản và chăn dắt Dân Chúa, các ngài được tình yêu của vị Mục Tử Nhân lành thúc đẩy để dám thí mạng vì đoàn chiên, sẵn sàng hy sinh đến cùng, theo gương của những linh mục, ngay cả trong thời hiện đại, không quản ngại trao ban chính mạng sống mình” (PO 13). Lý tưởng của họ sẽ là đạt được sự hiệp nhất của cuộc sống trong Chúa Kitô, hiệp nhất trong cầu nguyện và tác vụ, chiêm niệm và hoạt động, bởi vì họ liên tục tìm kiếm thánh ý Chúa Cha và món quà của chính họ cho đàn chiên (x. PO 14).

5. Hơn nữa, chính ngọn nguồn của sự can đảm và niềm vui đối với người linh mục biết rằng cam kết cá nhân cho sự thánh hóa giúp cho tác vụ của mình có hiệu quả. Trên thực tế, như Công Đồng nhắc lại: “Thật vậy, dù ơn Chúa có thể hoàn tất công trình cứu rỗi qua những thừa tác viên bất xứng, nhưng Thiên Chúa vẫn thích bày tỏ kỳ công của Ngài qua những con người, nhờ sẵn sàng nghe theo sự thúc đẩy và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, bằng sự kết hiệp mật thiết với Đức Kitô và bằng đời sống thánh thiện, có thể nói như thánh Tông Đồ: “Tôi sống, nhưng không phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2,20)” (PO 12). Khi linh mục nhận ra rằng mình được kêu gọi phục vụ như là khí cụ của Chúa Kitô, các ngài cảm thấy cần phải sống kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô để trở thành khí cụ có giá trị của “Tác Nhân chính”. Vị thế, các ngài tìm cách tái hiện trong chính mình “cuộc đời tận hiến” (tình cảm và nhân đức) của Vị Linh mục đời đời, Đấng chia sẻ với các ngài không chỉ sức mạnh của Người, mà còn chia sẻ thân phận của hiến tế để hoàn thành kế hoạch thiêng liêng – Sacerdos et Hostia .

6. Tôi sẽ kết thúc với lời khuyên của Công Đồng: “Để đạt tới những hiệu quả mục vụ trong việc canh tân Giáo Hội, để truyền bá Tin Mừng trên toàn thể địa cầu cũng như để đối thoại với thế giới ngày nay, Thánh Công đồng tha thiết khuyên tất cả các linh mục hãy dùng mọi phương tiện thích hợp mà Giáo Hội trao cho  để luôn nỗ lực tiến cao hơn mãi trên đường thánh thiện, nhờ đó các ngài trở nên những khí cụ ngày càng thích hợp hơn cho việc phục vụ toàn thể Dân Chúa” (PO 12). Đây là đóng góp lớn nhất mà chúng ta có thể làm để xây dựng Giáo Hội là khởi đầu của vương quốc của Thiên Chúa tại thế.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here