SUY NIỆM VỚI THÁNH TÔMA AQUINÔ – MÙA PHỤC SINH 14

0
125

14. KHÁT NƯỚC HẰNG SỐNG

Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa.” (Ga 4,13).

Sách Huấn Ca (24,29) xem ra nói ngược với lời Phúc âm khi ca ngợi Đức Khôn ngoan: “Ai uống Tôi sẽ vẫn khát.” Vậy làm sao người ta “không khát nữa khi uống thứ nước mà Đức Kitô sẽ ban cho chúng ta, tức là đức Khôn Ngoan Thiên Chúa, đang khi chính Đức Khôn Ngoan đã nói về mình: “Ai uống Tôi sẽ vẫn khát”?

Cả hai câu nói đều đúng, bởi vì ai uống nước Đức Kitô ban, thì lại khát và không khát nữa, nhưng ai uống nước vật chất thì sẽ còn khát nữa. Và điều này xảy ra vì hai lý do:

1/ Thứ nhất, vì nước vật chất thì không bền vững mãi mãi, cũng không phải là nguyên nhân vĩnh viễn mà chỉ là nguyên nhân khiếm khuyết. Vì vậy tác động của nó đương nhiên sẽ chấm dứt. “Tất cả đã qua đi như bóng câu vụt mất” (Kn 5,9). Ngược lại, nước thần khí có một căn nguyên vĩnh viễn, đó là Chúa Thánh Thần, Đấng là nguồn sự sống bất tận. Vì thế, ai uống từ nguồn suối thần linh này sẽ không khát mãi; cũng như ai có Nguồn nước sự sống thì sẽ không bao giờ khát nữa.

2/ Thứ hai, vì sự khác biệt giữa điều thế tạm và điều thiêng liêng. Vì mặc dù cả hai đều tạo ra cơn khát nhưng chúng tạo ra cơn khát theo những cách khác nhau. Vì điều thế tạm, một khi đã chiếm hữu rồi, lại gây ra cơn khát, không phải là chính nó mà là cái khác. Ngược lại, điều thiêng liêng cất đi cơn khát của một thứ khác và gây ra cơn khát của chính nó. Sở dĩ có điều này là vì điều thế tạm, trước khi được chiếm hữu, thì được coi là có giá trị lớn lao và đầy đủ; nhưng một khi đã có được nó, thì mới biết rằng nó không quý giá cũng như không đủ để thỏa mãn những ham muốn của chúng ta, vì thế nó không làm ta thỏa mãn và ta đi tìm một đối tượng khác.

Mặt khác, điều thiêng liêng thì chỉ được nhận biết khi nó được chiếm hữu. “Chẳng ai biết được tên ấy, ngoài kẻ lãnh nhận” (Kh 2,17). Và do đó, bao lâu nó chưa được sở hữu, thì nó không gây ra lòng khao khát ; nhưng một khi nó đã được sở hữu và nhận biết, thì nó sẽ làm thỏa mãn tình cảm và kích thích sự ham muốn, không phải để có cái gì khác nữu, nhưng là vì còn nếm hưởng cách bất toàn vì kẻ đón nhận còn bất toàn, cho nên nó muốn được chiếm hữu cách hòan hảo. Và đó là sự khao khát mà Vịnh gia (Tv 41,3) đã nói: “Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống”.

Nhưng cơn khát này không bao giờ được thỏa mãn hoàn toàn trên thế gian này, bởi vì chúng ta không thể sở hữu đủ những điều tốt đẹp về mặt tinh thần trong cuộc sống này; và do đó, bất cứ ai uống nước (thiêng liêng) này, vẫn khao khát sự hoàn hảo của nó; nhưng họ sẽ không khát mãi mãi, ra như nước này sẽ cạn, bởi vì có lời chép: “Họ được no say yến tiệc nhà Ngài, nơi suối hoan lạc, Ngài cho uống thỏa thuê” (Tv 35,9). Nhưng trong cuộc sống vinh quang, nơi những người được chúc phúc sẽ uống trọn vẹn nước ân sủng Thiên Chúa, họ sẽ không bao giờ khát nữa, “Phúc cho những ai đói khát sự công chính”, tức là ở thế giới này, “vì họ sẽ được thỏa lòng”; trong cuộc sống vinh quang (Mt 5,6).

(Chú giải Tin mừng Gioan, chương 4)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here