LỊCH SỬ DÒNG ĐA MINH – PHẦN II

0
1139

Sinh viên thực hiện :

  1. Giuse Nguyễn Trị An, O.P.
  2. Phêrô Nguyễn Duy Đạt, O.P.

Giáo sư hướng dẫn : Giuse Phan Tấn Thành, O.P.


NHỮNG BÀI THUYẾT TRÌNH
CHO NHÀ TẬP
VỀ LỊCH SỬ DÒNG ĐA MINH

CHƯƠNG IV : ĐỜI ĐAN TU TÂY PHƯƠNG CỔ XƯA

I. Đời đan tu Biển Đức.
A. Dẫn nhập :
1. Thánh Biển Đức (khoảng năm 480-545), là tổ phụ đời đan tu Tây phương.
a) Thánh nhân là nhân vật đơn phương chỉ huy mà định hình nên đời đan tu Tây phương.
b) Tất cả mô hình Tây phương tồn tại đều học hỏi nơi ngài; nguồn gốc thể chế và tổ chức của tất cả các Dòng đan tu Tây Phương. [Dòng Âu-tinh, Dòng Biển Đức).
2. Những đan viện Dòng Biển Đức trở thành kiểu mẫu “cổ điển”; từ thế kỷ IX-XI, đó là mô hình duy nhất vẫn còn tồn tại trên lục địa – “Kỷ nguyên Dòng Biển Đức”.
B. Những phẩm chất trong hệ thống Dòng Biển Đức.
1. Cuộc sống đan viện ôn hòa đối với khí chất Tây phương; suy xét đến những khả năng trung bình của con người. Thoải mái hơn, không phải là khổ chế quá đáng như các hình thức đan tu ở Đông phương, Tây phương thời sơ khai và Celtic.
2. Loại bỏ đi những điểm yếu về mặt tổ chức của đời đan tu sơ khai.
a) Đan viện được tổ chức theo cơ cấu hoàn toàn dưới sự chỉ dẫn của Viện phụ và có một Tu Luật vững vàng.
b) Tinh thần luật của Tây phương, Latin, Rôma, có trật tự, có tính thực tế (trong khi đó ở Đông phương : suy lý, thần bí, siêu nghiệm nhiều hơn).
C. Tu Luật Biển Đức (giữa năm 535 – 545 A.D.).
1. Trước đây, cũng có nhiều luật nhưng chỉ là hướng dẫn tâm linh hoặc những lời khích lệ, những thực hành có tính ngẫu nhiên, những thói quen tùy tiện, những hình thức thống hối, những quy định về phụng vụ, v.v.
2. Một vài luật đã được sắp xếp lại rõ ràng (thánh Caesarius, năm 470-542 AD.) nhưng vẫn lệ thuộc quá nhiều vào một vị lãnh đạo tâm linh (mối dây ràng buộc cá nhân). [Trong Dòng Biển Đức, chính Tu Luật, chứ không phải một vị lãnh đạo, điều hành và đảm bảo tính liên tục].
3. Thánh Biển Đức đã hoàn thành “tính xã hội hoá” của đời đan tu, một đời sống cộng đoàn được hệ thống hóa chặt chẽ.
a) Chạm đến mọi khía cạnh của sinh hoạt hằng ngày.
b) Cuộc sống chung dưới sự điều hành của viện phụ là để dung hòa những tính cách thất thường của các tu sĩ sơ khai.
4. Việc cầu nguyện phụng vụ là bổn phận đầu tiên và phương tiện đầu tiên cho ơn cứu độ cá nhân.
a) Cầu nguyện phụng vụ cho chính bản thân, cho Giáo hội và cho thế giới.
b) Opus Dei (Phụng vụ). “Việc dành cho Chúa” hoặc Divinum Officium (tác vụ thánh) nghĩa là nhiệm vụ , trách nhiệm thánh – Cầu nguyện công khai, chính thức của Giáo hội, mở rộng việc ca tụng trong thánh lễ. (Đó là bổn phận ca tụng Thiên Chúa của chúng ta. Ở đây, Tu sĩ Đa Minh là người kế thừa Dòng Biển Đức).
5. Suy gẫm sách thánh (Lectio Divina), suy niệm thiêng liêng, nuôi dưỡng việc cầu nguyện và tính thánh thiêng (Kinh thánh, các giáo phụ, Cuộc sống của các thánh, v.v.).
6. Lao động chân tay liên tục.
a) Thầy đan sĩ phải tự trang trải, không phải là kẻ lười biếng hay ăn bám xã hội.
b) Giá trị tâm lý, “thanh tẩy suy nghĩ”; cân bằng đối với việc cầu nguyện chiêm niệm, sự lành mạnh trong một thân thể tráng kiện.
7. Tính bền vững.
a) Loại bỏ đi những lạm dụng nội vi dễ dãi, không còn chuyện các đan sĩ di chuyển từ đan viện này đến đan viện kia (có ý chí, tìm kiếm một nơi phù hợp cho mình).
b) Vĩnh cư trong đan viện của lời tuyên khấn.
c) Giới hạn bất kỳ sự dấn thân nào vào thế tục hay những công việc bên ngoài.
d) Đã có lời khấn riêng : Vâng phục, tính bền vững, conversio morum (hoán cải triệt để “thay đổi tận căn đời sống của mình” kể cả thanh bần và khiết tịnh).
D. Viện phụ và gia đình đan viện (những hoạt động của các tông đồ).
1. Cha, tổ phụ có nghĩa là viện phụ.
2. Ordo Saint Benedictine nghĩa là thuộc Đại Thượng phụ, thuộc chế độ quân chủ.
3. Viện phụ nghĩa là cha tinh thần, người sống có một mình để dạy dỗ và hướng dẫn con cái của mình là những đan sĩ trong sự thánh thiện.
4. Giữ chức vụ cả đời, vì quan hệ cha con kéo dài cả đời; điều này cũng giúp cho tính cố định vĩnh viễn.
5. Quyền bính của viện phụ.
a. Không bị kiểm soát bởi người nào hay đơn vị nào trong đan viện.
b. Quyền điều hành trọn vẹn để cai trị, như Vua Teutonic, hoàng đế Roma hay tổ phụ của đô thị hay thị tộc.
c. Có bổn phận phải yêu cầu lời khuyên từ cộng đoàn nhưng không buộc phải theo lời khuyên đó.
6. Không theo thuyết tuyệt đối, vì viện phụ bị kiểm tra.
a) Bởi thiên luật, luật tự nhiên và giáo luật.
b) Bởi chính Tu luật.
c) Bởi lương tâm của riêng mình và ngày phán xét.
E. Dòng Biển Đức.
1. Lúc khởi đầu, không có tồn tại Dòng Biển Đức như quan niệm hiện đại.
2. Luật Dòng Biển Đức làm ra cho một đan viện nhỏ, không lệ thuộc đã có một thể chế đầy đủ cho một tu viện biệt lập.
3. Trong nhiều thế kỷ, mỗi đan viện Biển Đức độc lập hoàn toàn : chỉ có một điểm chung duy nhất là chung Luật.
4. Một đan viện nữ vẫn là một tu viện dưới quyền vị viện phụ cho tới khi đan viện ấy đứng vững được; sau đó nó trở thành tự lập.
5. Sự hội họp của các đan viện và sự tập trung đã gần như là việc phát triển sau này.
F. “Hoạt động tông đồ tự phát” của những đan sĩ Tây phương.
1. Một hoạt động tông đồ nằm ngoài lý tưởng của nội vi nghiêm ngặt và rút lui khỏi xã hội.
2. Vào đầu thời Trung cổ, những hoàn cảnh đã đưa đến hoạt động tông đồ.
a) Các địa hạt Rôma phía Tây vẫn còn thôn dã, dân cư thưa thớt, hầu hết là ngoại giáo – Giáo hội vẫn đang giảng đạo.
b) Vì vậy, những đan viện đã trở thành trung tâm rao giảng Tin Mừng : Thánh Martin thành Tours, những tu sĩ người Celtic ở những hòn đảo và lục địa nhỏ, Dòng Biển Đức.
c) Vào thời thượng Trung cổ, với sự trở lại của một xã hội có trật tự, người ta đã chống lại phủ nhận một đan sĩ đi hoạt động tông đồ. Thời kỳ suy tàn bán khai.
G. Hoạt động trí thức (nghiên cứu bài bản) – cũng ngẫu nhiên xảy đến cho các đan sĩ :
1. Được bắt nguồn từ việc suy gẫm Lời Chúa (lectio divina). Vì các tu sĩ cần phải đọc, họ cũng cần học ngữ pháp và tu từ học. Có tính vị lợi, không khi nào được dạy vì lợi ích riêng hoặc vì mục đích tông đồ.
2. Nếu một vài người đảm nhận việc học chuyên sâu hơn, đó là Kinh Thánh. Giáo phụ học, thần học thần bí và văn chương như là bước chuẩn bị.
3. Thánh Biển Đức đã không quy định chương trình học nào cả. Vấn đề học vấn và trường lớp của Dòng Biển Đức xuất phát từ việc suy gẫm Lời Chúa (lectio divina).
4. Cassiodorus (thế kỷ VI), cùng thời với thánh Biển Đức, cũng đã nhấn mạnh học, nhưng không có “Dòng” nào phát xuất từ đan viện của ông ta.
a) Tuy nhiên vẫn nhắm đến việc phát triển bản thân và tâm linh của đan sĩ, nhờ thế anh ta có thể thực hành những bài đọc sách thiêng liêng.
b) Vivarium đã có 1 thư viện và phòng chép sách và Học viện Văn học Thế tục và Thánh thiêng là một trung tâm hướng dẫn nghiên cứu trong hệ thống giáo dục đa dạng ở Rôma. Thích nghi hoàn cảnh cho lợi ích tôn giáo.

II. Đời đan tu đầu thời trung cổ : từ thời thánh Biển Đức tới thời Thượng Trung cổ (500 A.D. đến 950/1000 A.D.).
A. Sự lan rộng của Dòng Biển Đức.
1. Năm thế kỷ đầu, từ năm 300 đến năm 800 A.D., đời đan tu Tây phương thì đa dạng giống như bên Đông phương.
a) Những yếu tố thuộc phương Đông, thuộc người Celtic, thuộc Dòng Biển Đức thường thích nghi với luật địa phương.
b) Khoảng năm 600 A.D. Có 20 luật như vậy riêng ở Frankish Gaul.
2. Vào thế kỷ VIII, ở phía tây bắc Âu Châu, đời đan tu cường thịnh nhất là ở những vùng đất người Celtic và người Anh gốc Ăng-lô-xắc-xông (sau năm 597 A.D.)
a) Vào đầu thế kỷ VII, nhóm người Celts đã di chuyển đến vùng lục địa cùng với thánh Columbanus.
b) Dòng Biển Đức lan rộng đến Anh.
c) Giáo hội ở Frankish trong tình trạng suy tàn, Tây Ban Nha không tồn tại nữa vào năm 711 A.D., và miền Bắc Phi sau năm 640 A.D.
d) Thánh Bô-ni-phát (St.Boniface), Dòng biển Đức ở Anh/ người tái lập Tông tòa của Giáo hội Frankish, sau đó vị tông đồ đến Đức. Dòng Biển Đức lan rộng và được củng cố (khoảng năm 750).
B. Cuộc cải cách của nhà Charlemagne (750 A.D. – 850 AD.).
1. Charlemagne cải thiện toàn bộ xã hội : Quốc gia, Giáo hội và các đan viện.
2. Thánh Biển Đức Aniane (750-821) – cố vấn đan viện cho vua Louis Nhiệt Thành.
a) Thánh nhân đã cảm thấy căn nguyên sự dữ là do các đan sĩ hoạt động bên ngoài nội vi.
b) Công nghị lập pháp Aachen năm 817 chống lại hoạt động bên ngoài như các trường ngoại trú, quy định kinh nhật tụng lâu hơn nữa và việc các Giám mục đi kinh lý đều đặn.
c) Để cải cách được hiệu quả, thánh Biển Đức Aniane đã nhấn mạnh :
(1) Chiêm niệm qua phụng vụ.
(2) Đồng nhất về truyền thống và các việc thực hành.
(3) Luật Dòng Biển Đức trở thành bắt buộc trong toàn đế quốc (817). Theo cách đó, thánh Gall và các đan viện Celtic khác đã trở thành Dòng Biển Đức.
C. Bước đầu tiến đến việc tập trung hóa quyền lực.
1. Thánh Biển Đức Aniane dường như coi sóc một nhóm người hay một nhóm các đan viện Biển Đức làm để duy trì sự nhiệt thành qua việc giám sát và kinh lý.
2. Mặc dù không được người ta nhận biết, nhưng thánh nhân đã làm đời đan tu Biển Đức thêm hăng hái và tồn tại lâu đời hơn đế chế (cho đến khi nhà Charlemagne sụp đổ).

III. Đời đan tu mới trong thời Thượng Trung cổ.
A. Dẫn nhập :
1. Thời Thượng Trung cổ, đặc biệt những thế kỷ X, XI, XII là khoảng thời gian sau cùng khi đời đan tu chiêm niệm tuyệt thể hiện sự đổi mới.
a) Từ thể kỷ XII đến đời đan tu hiện tại vẫn ổn định.
b) Từ thể kỷ XII trở đi, tính sáng tạo được tìm thấy nơi các kinh sĩ Dòng và các thầy Dòng, và cũng nơi các tu sĩ thời hiện đại.
2. Đời đan tu đổi mới gần như cùng thời với Cuộc Cải Cách thời trung cổ (cuộc cải cách Giáo hội dưới thời Giáo hoàng Gregorio VII) của Giáo hội khoảng từ năm 900 A.D.
a) Đan viện Cluny (Dòng Biển Đức, năm 910 A.D.) là nơi cải cách tiên phong và cung cấp cho cuộc cải cách Giáo hội rất nhiều lý tưởng.
b) Những hình mẫu đan viện mới và phong trào cải cách thời Trung cổ là một phản ứng lại trước những vấn đề được gây ra bởi :
(1) Sự sụp đổ của đế chế Charlemagne và xuất hiện tình trạng hỗn lọan do các cuộc xâm lược thế kỷ IX đã làm cho Giáo hội suy tàn.
(2) Chế độ Phong kiến phát triển và nó điều khiển Giáo hội khắp nơi. Nó can dự vào đời sống Giáo hội.
3. Cuộc cải cách thời Trung cổ mở ra một kỷ nguyên khoảng 200 – 300 năm phát triển mạnh mẽ về mặt hiến pháp trong đời đan tu.
a) Từ chế độ đan viện Cluny cho tới các Anh Em Đa Minh [năm 994 – viện phụ Odilo đến năm 1221 thánh Đa Minh qua đời].
b) Những Dòng tuhiện đại xây dựng và phát triển từ nền tảng này (từ thời kỳ đan tu đến Dòng tu).
4. Luật Dòng Biển Đức vẫn là nền tảng của các hình thức mới, kể cả đời tu cộng đoàn lẫn các Dòng ẩn sĩ.
a) Nhưng rời bỏ hình thức đan viện độc lập.
b) Hiện thực hóa các tu hội, các liên hiệp (khoảng năm 1215, Công đồng Laterano IV, Giáo hội muốn tất cả đều ở trong một liên hiệp).
5. Sự phục hồi mạnh mẽ về đời đan tu ẩn sĩ, nhưng ở đây cũng vậy, có tính tổ chức cao hơn, thế nên “các Dòng tu” mở ra (ví dụ: Dòng Chartreux (Lt Cartusiensis) ).
6. Lý tưởng ban đầu/nguồn cảm hứng.
a) Đời tu cộng đoàn : Chiêm niệm nghiêm ngặt, khổ chế, kinh cầu phụng vụ lâu giờ hơn.
b) Ẩn sĩ : Làm sống lại lý tưởng sa mạc.
c) Song song đó : sự phát triển của một Giáo hội phong kiến tương tự như thời kỳ ở thế kỷ III, IV, thời kỳ đó đã thúc đẩy sự ra đời của đời đan tu – “quay trở về sa mạc”.
7. Sự phát triển về mặt tổ chức/hiến pháp này đánh giấu một sự chia cách thật sự của đời đan tu Tây phương ra khỏi đời đan tu Đông phương (vốn duy trì ordo monasticus – (hàng ngũ đan sĩ) và đan viện đơn lẻ, không phải là những dòng tu).
B. Đan viện Cluny – Dòng Biển Đức (năm 910 A.D.)
1. Nền tảng :
a) Được thành lập bởi Duke Aquitaine (vị bảo trợ) để giải phóng sự cai trị phong kiến của vùng đất đó, hoặc giải phóng khỏi những viện phụ không chính thức.
b) Thuyết căn cốt của cải cách tôn giáo thời trung cổ và của đan viện Cluny : Giáo hội bị giáo dân điều khiển can dự vào.
c) Ngoài ra, để giải thoát khỏi sự cai quản của Giám mục. Những Giám mục phong kiến có thể không phải là những vị lãnh chúa mục vụ. Việc cải cách sẽ bảo đảm hơn dưới tay Đức Giáo hoàng. (Đây là nguồn gốc của sự miễn trừ. Những trường hợp trước đó, như vào năm 628, Đức Giáo hoàng Honorius đã đặt Bobbio dưới quyền cai quản trực tiếp của ngài).
2. Tầm quan trọng của đan viện Cluny.
a) Đan viện Cluny là đan viện liên hiệp đầu tiên có hiệu quả thực tế : Bước tiến đầu tiên việc hình thành “Order – Dòng tu”.
b) Cuối thế kỷ X, đan viện Cluny xuất hiện như một kiểu riêng biệt. Mặc dù nó đã không được dự định trước nhưng sau đó Cluny lại “sa chân vào quyền lực” (Knowles).
c) Thế kỷ XI, nghĩa là thời kỳ quan trọng (những viện phụ Odilo, 994 – 1049 và Hugh the Great 1049-1109). Trong 200 năm đầu tiên, đan viện Cluny chỉ có 4 viện phụ, những người đặc biệt đã có sống khá lâu.
3. Hệ thống đan viện Cluny.
a) Tổ chức điều khiển theo dạng đóng – mỗi đan viện con hoặc đan viện thuộc liên hiệp Cluny thì vĩnh viễn là một tu viện thuộc quyền của vị Viện phụ đan viện Cluny.
b) Lý do : để đảm bảo cho cuộc cải cải kéo dài trong toàn bộ hệ thống đan viện Cluny. Vấn đề kinh lý đã được giải quyết kể từ khi cuộc kinh lý được thực hiện bởi một vị bề trên đan viện chứ không phải là vị giám mục.
c) Viện phụ đan viện Cluny lập tức trở thành bề trên của mỗi đan sĩ trong hệ thống này.
d) Mỗi đan sĩ là một thành viên của chính đan viện Cluny chỉ sống trong những tu viện khác nhau.
e) Vẫn là “một nhà” lý tưởng của thánh Biển Đức; không thực sự là một liên hiệp các đan viện, không phải là “một Dòng tu” (religious Order).
f) Không có công cụ hiến pháp nào được tạo ra, không có vị đại diện, v.v. Một viện phụ điều khiển nhiều nhà (viện phụ về mặt lý thuyết). Được giới thiệu trong “Tổng Tu nghị” của các bề trên, các vị đứng đầu trong các tu viện con (chỉ là cố vấn).
g) Phản ảnh cấu trúc kim tử tháp phong kiến. Một lãnh chúa cao cấp hơn với những địa chủ nhỏ hơn và các chư hầu.
C. Thời phục hưng của đời sống ẩn sĩ.
1. Bản chất : không phải là một ẩn sĩ đơn độc, cô tịch của đời đan tu thời kỳ đầu; nhưng làm sống “tinh thần” của ẩn sĩ. Các ẩn sĩ được quy tụ trong những đan viện thì thực ra là những kiểu bán-ẩn sĩ (Pachomian).
2. Những ví dụ điển hình (nửa đầu thế kỷ XI) : Dòng Camaldoli (khoảng năm 1012) – thánh Romual; Dòng Fonte Avellana (khoảng năm 1043) – thánh Romual và thánh Peter Damian; Dòng Vallombrosa (khoảng năm 1039) – thánh Gioan Gualbert; Dòng Chartreuse (1084) – thánh Brunô.
3. Dòng Camaldoli là Dòng đầu tiên vực dậy một bản luật cho các ẩn sĩ, dựa trên tu luật Biển Đức. (Ngày nay, nó được kết hợp chặt chẽ như Dòng Biển Đức và dưới quyền vị Tổng Viện phụ Dòng Biển Đức).
4. Dòng Vallombrosa :
a) Tiếp nhận tu luật Dòng Biển Đức và giải thích rất nghiêm ngặt (cả các tu sĩ sống cộng đoàn lẫn các ẩn sĩ).
b) Là Dòng đầu tiên thêm vào các anh em trợ sĩ (Conversi).
(1) Các đan sĩ giáo dân (không phải là đan sĩ giáo sĩ) giữ vai trò trợ tá, vì vậy các ẩn sĩ có thể sống cô tịch, đơn độc cho việc chiêm niệm.
(2) Đã hình thành một bộ phận khác biệt với một chức năng riêng biệt (những nhà ở tập thể riêng, cung nguyện và nhà ăn riêng, tu phục riêng biệt).
(3) Dòng Xitô và những Dòng sau này đã thích nghi và học hỏi rất nhiều ở Dòng Vallombrosa.
c) Nền tảng :
(1) Những đan viện thời kỳ đầu là dành cho giáo dân, với những tuyên úy là đan sĩ linh mục.
(2) Tất cả thành viên đã cầu nguyên và lao động trong một xã hội thuần chất.
(3) Vào khoảng thời đại nhà Charlemagne (thánh Biển Đức Aniane) đã có những nhấn mạnh đặc biệt về Phụng vụ, điều này đã làm nên vẻ khác biệt giữa những đan sĩ cộng đoàn (choir) và những đan sĩ không ở trong cộng đoàn (no-choir). Những đan sĩ không cộng đoàn (non-choir) tiếp tục lao động chân tay, những đan sĩ cộng đoàn (choir) lao động thủ công và hoạt động giáo dục.
(4) Đan viện Cluny và Dòng Biển Đức sau này : Những nông nô đã cày cấy những vùng đất và các đan sĩ cộng đoàn (choir).
(5) Vào thế kỷ XI, những đan sĩ cộng đoàn (choir) cũng thường có Thánh Chức (Holy Orders). Vì thế ngày nay, hầu hết người nam tu sĩ cũng là những giáo sĩ. Tại đan viện Cluny, các bề trên phải là các giáo sĩ.
5. Dòng Chartreux (thánh Brunô 1054).
a) Carthusium. La Grande Chartreuse, Chartreuse, Certosa, Charterhouse.
b) Nổi tiếng nhất trong hình thức tu trì ẩn sĩ mới.
c) Những căn phòng riêng trong ba hoặc bốn phòng chung, được sắp đặt thành một cụm hoặc được xếp xung quanh sân tu viện cùng với một nhà nguyện.
d) Phụng vụ thánh ca cùng với cộng đoàn; những bữa ăn trong phòng riêng ngoại trừ những ngày Chúa nhật và những ngày lễ lớn.
e) Thánh Brunô không để lại bộ luật nào, nhưng có một phong tục đã được đưa vào năm 1127 dưới thời Bề trên Guigo. Họ có một tổng hội (của những vị bề trên tu viện, bắt đầu bởi đan viện Cluny).
f) Luôn luôn duy trì sự cô tịch nghiêm ngặt ; không có chuyện hướng dẫn tâm linh cho người dân.
g) Luôn từ chối hạ thấp những tiêu chuẩn hoặc không để cho người khác can thiệp vào luật lệ của họ.
(1) “Non reformata quia non deformata”, không phải cải cách bởi vì không có gì bị suy thoái.
(2) Đây là Dòng tutrung cổ vẫn còn giữ được hình thức như thế.
D. Dòng Xitô
1. Dẫn nhập :
a) Với đan viện Cluny, Dòng Xitô được xem là Dòng quan trọng nhất của đời đan tu mới.
b) Gốc gác :
(1) Những đan sĩ Dòng Biển Đức ủng hộ cuộc cải cách đã ly khai khỏi Molesmes và thành lập Xitô vào năm 1098.
(2) Robert Molesmes, Alberic, Stephen Harding là ba viện phụ đầu tiên.
2. Mục đích :
a) Để phục hồi luật Biển Đức nguyên thủy và nghiêm ngặt (khổ chế và thinh lặng triệt để là một phần của hình thức bán-ẩn sĩ).
b) Để loại bỏ những vấn đề của những người đưa ra chủ trương cải cách hoặc những đấng sáng lập.
(1) Luật đã trở nên tối tăm bởi vài lề thói, giảm bớt sự ảnh hưởng của Luật; tình trạng lộn xộn, tháo thứ qua một vài lề thói.
(2) Cuộc kinh lý không thích hợp thường làm cho tiến trình cải cách bị đổ vỡ. Nếu vị giám mục lơ là trong nhiệm vụ thì chắc chắn đời đan tu suy tàn. Đan viện Cluny đã thiết lập nền quân chủ cho riêng mình để duy trì kỷ luật tu trì.
3. Tổ chức Dòng Xitô.
a) Đã khôi phục luật Dòng Biển Đức theo một hình thức chú giải rất nghiêm ngặt (có lẽ còn nghiêm ngặt hơn mà điều mà thánh Biển Đức đã dự định) và đã xóa bỏ những rào cản của những lề thói không thích hợp.
b) Vấn đề kinh lý đã được giải quyết bằng một cấu trúc mới.
(1) Mỗi đan viện đã có sự độc lập như truyền thống. Viện phụ vẫn là Bề trên trong đan viện riêng của ngài.
(2) Sau khi đã có thể tự lập vĩnh viễn, một đan viện con đã được kinh lý bởi vị viện phụ của đan viện mẹ (vị này sẽ là viện phụ ngay tức khắc).
(a) Dòng Xitô đã được kinh lý bởi những vị viện phụ của bốn đan viện con đầu tiên : Clairvaux, Pontigny, Morimund và Frete.
(b) Họ cũng đã kinh lý các đan viện mới trước khi có hệ thống tổng viện phụ.
(3) Công hội các viện phụ đã họp thường xuyên để duy trì sự hiệp nhất và kỷ luật chung.
(4) Bản tuyên bố về Đức ái thường được quy cho thánh Stephen Harding, đã tóm tắt những mục đích và lý tưởng của Dòng Xitô. “Đời sống tinh thần” đưa ra chỉ dẫn cho việc tuân giữ kỷ luật tu trì và sống theo Kinh Thư về lối ứng xử.
4. Dòng tu sĩ nguyên thủy (proto-religious Order), gần như là Dòng tu sĩ.
a) Kỷ luật chung và những thực hành trong mỗi tu viện (qua công hội và những công nghị)
b) Nhưng bản tuyên ngôn về Đức ái thì không là một hiến pháp hoặc một công cụ pháp lý; đó chỉ là một lời tuyên bố về mục đích; là hình thức thai nghén cho luật định sau này (chẳng hạn như các thể chế, các hiến pháp của các giai đoạn sau này).
c) Tính hợp nhất của những đan viện độc lập trong mối dây bác ái và sự hiểu biết chung.
d) Hình thức ban đầu này là một liên minh “confederation” đúng hơn là một Dòng “Order”.
(1) Không có người đứng đầu đơn độc. Viện phụ Xitô không có nhiều quyền hạn hơn bất kỳ một viện phụ nào khác. Chỉ có danh dự và ưu tiên hơn đối với bốn đan viện con đầu tiên.
(2) Không có sự lệ thuộc của một đan viện này đối với một đan viện khác (như đan viện Cluny và các đan viện Dòng Biển Đức khác).
(3) Không có phân chia theo vùng địa phương như là các giáo tỉnh.
(4) Chỉ là một hình thức liên hiệp đơn giản của những nhà tự trị bình đẳng.
e) Dòng Xitô là giai đoạn ở giữa, hình thức trung gian giữa đan viện Cluny và những Dòng phổ quát sau này. [Lịch sử sau này : Dòng Xitô và bốn đan viện con đã mất bóng bởi cuộc cách mạng Pháp. Vào năm 1898, Dòng Xitô đã được tái lập bởi sự tái lập bởi cuộc cải cách của nhóm Khắc Khổ (Trappist). Ngày nay, cả Dòng Xitô và OCSO có một vị Tổng Viện phụ ở Rôma. Vị đứng đầu của OCSO (mặc dù được bầu chọn luôn là viện phụ của Xitô.
E. Các Dòng Biển Đức.
1. Những tu viện Dòng Biển Đức đã hợp thành nhóm liên hiệp, nhưng tính cơ cấu ít hơn so với đan viện Cluny hoặc Dòng Xitô, và gần gũi đối với ý tưởng Xitô hơn đan viện Cluny.
2. Nhà mẹ thiết lập tinh thần hay những lý tưởng hoặc phương cách cho cuộc sống và những nhà khác tham dự, với vài phụ thuộc liên quan đến đan viện mẹ, nhưng nhìn chung vẫn là một tổ chức lõng lẻo.
3. Vẫn còn duy trinh trong cái tinh thần Biển Đức truyền thống, giải thích luật Biển Đức có tính truyền thống; họ không có xuất bản như một Dòng tách biệt như Dòng Xitô.
F. Kết luận : Đời đan tu mới.
1. Tính phản động : Quay trở về với những lý tưởng nguyên thủy của đan sĩ và ẩn sĩ.
2. Tính cách mạng : Sự phát triển về mặt hiến pháp.
3. Tầm ảnh hưởng : Một cách căn bản duy trì “tính truyền thống” trong Giáo hội và xã hội.
a) Nông thôn và biệt lập.
b) Cố định đối với 1 đan viện đơn lẻ.
c) Không có hoạt động tông đồ.
d) Việc học hành trí thức chỉ là phụ đối với ơn gọi.

CHƯƠNG V : CÁC KINH SĨ

I. Dẫn nhập :
A. Quan niệm : Giáo sĩ giáo phận năng động, trong công việc mục vụ, nhưng cũng sống đời đan tu cộng đoàn. Được gọi là giáo sĩ (regular), vì họ sống theo một Luật chung.
1. Mô hình sớm nhất về loại hình “pha trộn” của đời sống tu sĩ.
2. Nối kết hoạt động tông đồ và chiêm niệm; “bán-đan tu”.
B. Có thể đã xuất hiện vào thời Giáo hội sơ khai, nhưng ít có bằng chứng vững chắc trước thời thánh Âu-tinh.
1. Các kinh sĩ xuất hiện như một thể chế đan tu hiệu quả, có tính lịch sử, có tính tiếp diễn trong thời Charlemagne vào thế kỷ VIII, và đã đạt đến cực điểm vào thế kỷ XII.
2. Tuy nhiên, trong thời Kitô giáo La Mã (313 đến 455/500 A.D), vào thời kỳ đầu Trung cổ, và hầu như trong thời Thượng Trung cổ, nhiều kinh sĩ đã cố gắng sống và cố gắng đạt tới cách sống đan tu, vốn là quan niệm đầu tiên thực thụ về “đời sống tông đồ”.
3. Danh hiệu kinh sĩ (canon) đã bắt nguồn vào thế kỷ IV, khi danh xưng giáo sĩ phục vụ Giáo hội được thay thế bằng “kinh sĩ” (canon hay roster) của Giáo hội.

II. Lý tưởng của kinh sĩ : Đời sống tông đồ.
A. Đời đan tu truyền thống, trong nguồn gốc thể chế của nó (thế kỷ III, IV) đã nhấn mạnh sự rút lui khỏi xã hội : để sống theo gương Đức Kitô dưới khía cạnh gia đình, cộng đồng, như đã được miêu tả trong sách Công vụ Tông đồ. Ban đầu, đó là phong trào giáo dân.
B. Diễn tả lý tưởng kinh sĩ.
1. Họ họa lại lối sống tu trì của Đức Kitô cùng với các tông đồ của Người. Trong thực tế, Đức Giêsu và các tông đồ là một nhóm những nhà giảng thuyết và những người phục vụ cho dân chúng, trong khi vẫn sống cuộc sống cộng đoàn.
2. Nhóm Tông đồ này là lý tưởng cho người Tông đồ, Giám mục, và linh mục thuộc giáo phận hay đang coi xứ, rao giảng Tin Mừng cho dân chúng. Đó là một cộng đoàn cùng hoạt động, lời chứng có tính cách cộng đoàn cho việc cầu nguyện, đời sống thánh thiện, giá trị nhân đức Kitô giáo, bằng lời nói và gương sáng, và mọi người trong xã hội có thể thấy được không phải là những người ẩn chốn trong sa mạc.
3. Trong quan niệm của các kinh sĩ, họ đã xem hình thức này là cách theo sát gương mẫu Đức Kitô hơn lối sống truyền thống của đời đan sĩ.
4. Họ cũng đã ngụ ý rằng lý tưởng căn bản Kitô giáo là làm chứng đích thực của Tin Mừng cho thế gian, không chỉ bằng việc cầu nguyện chiêm niệm và đời sống thánh thiện, mà còn bằng việc loan báo Lời của Chúa và bằng cách phát huy những ân sủng của Thiên Chúa.
5. Tuy nhiên, lý tưởng tông đồ này thì bao gồm cả đời sống chung và cầu nguyện riêng (Đức Giêsu thường lánh ra một nơi để cầu nguyện); do đó khía cạnh cộng đoàn gia đỉnh như sách Công vụ Tông đồ vẫn được duy trì.

III. Những tiền đề của Kinh sĩ thời Trung cổ.
A. Có lẽ lý tưởng ấy đã luôn tồn tại trong Giáo hội : Giáo sĩ đang sống với giám mục của mình trong cộng đoàn. Nhưng khi hình thức đan tu bị pha trộn, lối sống đó đã không phải là một phòng trào phổ biến mãi cho đến thời Thượng Trung cổ.
1. Vào thời đầu Kitô giáo do bởi hoàn cảnh, Giám mục và hàng giáo sĩ có lẽ đã sống cùng nhau, nhưng không nhất thiết là sống thành đời sống cộng đoàn như sách Công vụ Tông đồ.
2. Ở thành phố Rôma, ban đầu họ đã sống tại nhà thờ chính tòa và đã phục vụ các nhà nguyện khác trong thành phố hoặc các thị trấn xung quanh.
3. Vào cuối thế kỷ IV, những linh mục đã trở thành dân cư trú trong thành phố của họ hoặc những giáo xứ vùng thôn quê chứ không phải tại nhà thờ trung tâm.
4. Vào thế kỷ V, giáo xứ thuộc địa hạt đã xuất hiện. Khi ấy đã nảy sinh ra sự khác biệt giữa giáo sĩ thuộc nhà thờ chính tòa và giáo sĩ thuộc giáo xứ.
B. Sau Rôma khoan hồng vào năm 313 A.D., số Kitô hữu gia tăng, đời sống cộng đoàn của giáo dân theo mô hình của sách Công vụ Tông đồ đã không còn nữa, và các tín hữu đã lan rộng trên thế giới.
1. Những đan sĩ (chẳng hạn, giáo dân sống đời tu) rút vào trong nơi cô tịch.
2. Giáo sĩ năng động có khuynh hướng hoạt động mục vụ nhiều hơn, dần dần đang đánh mất đi việc bắt chước theo đời sống cộng đoàn của những Kitô hữu thời kỳ đầu.
3. Lý tưởng cộng đoàn đã trở nên rất hạn chế đối với đan sĩ sống chiêm niệm trong nơi cô tịch.
C. Thánh Eusebius, Giám mục thành Vercelli (khoảng năm 344) được xem là “đấng sáng lập” hoặc tổ sư đời kinh sĩ.
1. Sau sự giới thiệu về đời đan tu trong đế quốc Tây phương vào thế kỷ IV, lý tưởng Tây phương đã có một ảnh hưởng trên giáo sĩ thuộc giáo xứ, không giống như giáo sĩ đã kết hôn của các Giáo hội Đông phương.
2. Eusebius đã hình thành cộng đoàn đan tu cho những linh mục tại nhà thờ chính tòa của ngài, giữ kinh nguyện phụng vụ hàng ngày và sống chứng tá.
3. Ban đầu đối với một đan viện, những bổn phận linh mục đã ở mức tối thiểu; dường như để phụ giúp giáo sĩ nhà thờ chính tòa.
D. Thánh Âu-tinh, Giám mục thành Hippo (qua đời năm 431).
1. Đã hình thành một cộng đoàn giáo sĩ tại nhà thờ chính tòa của ngài.
2. Coi trọng đời sống chung và nhấn mạnh đến khó nghèo, nhưng không tuân giữ kỷ luật đan tu truyền thống khác; rất giống một chủng viện để đào tạo những giám mục tương lai và hàng giáo sĩ chính yếu.
3. Nhưng thánh Âu-tinh cuối cùng được xem là tổ phụ và đấng sáng lập của đời kinh sĩ. Có một lưu truyền là tất cả kinh sĩ sau này đã là một trực hệ, có tính tiếp nối lịch sử từ thời thánh Âu-tinh. Nguyên nhân xuất hiện lưu truyền này có lẽ bắt nguồn từ thực tế là Tu Luật thánh Âu-tinh đã trở thành bản tu luật phổ biến nhất trong thế kỷ XII. Truyền thống là như thế, nhưng điều này vẫn chưa được lịch sử chứng minh.
E. Khởi phát và nguồn gốc đầu tiên của kinh sĩ thời Trung cổ đã có từ thế kỷ VIII/ IX, thời kỳ cải cách (thời Charlemagne). Nhà Charlemagne (768 – 814) đã thúc đẩy cuộc cải cách Giáo hội về đời sống giáo sĩ cũng như về đời sống đan tu.
1. Vào năm 754, Giáo mục Metz, Chrodegang, đã thiết lập đời sống chung tại nhà thờ chính tòa của ngài.
2. Giám mục Chrodegang đã đưa ra dày đặc các phong tục của mình từ luật Dòng Biển Đức, hình thức đan tu nổi bật vào thời đó.
3. Do đó, các kinh sĩ đã kế tục hoàn toàn kỷ luật đan viện, những lối sống truyền thống và điều này vẫn còn duy trì trong tương lai.
4. Sau thời Charlemagne, dưới thời Louis Pious, Công đồng Aachen năm 817 đã đưa ra một luật cho tất cả kinh sĩ trong đế chế, luật này có tầm ảnh hưởng hơn so với thời Giám mục Chrodegang.
F. Tiếp theo thời Thượng Trung cổ.
1. Vì đời đan tu vẫm tồn tại đế chế Charlemagne sụp đổ và những các cuộc xâm lăng vào thế kỷ IX, do vậy một vài hình thức của các kinh sĩ hầu như cũng đã giữ được.
2. Những hình thức này đã giữ vai trò như là một nền tảng cho cuộc canh tân sau này trong cuộc cải cách thời Trung cổ của Giáo hội vào thế kỷ XI hoặc XII.

IV. Cuộc cải cách thời Trung cổ và đời sống kinh sĩ.
A. Vào thời Thượng Trung cổ, lý tưởng kinh sĩ lại được tái giới thiệu khá thành công.
1. Thế kỷ XII đã là kỷ nguyên vàng, thời điểm kinh điển, trong thời kỳ trọn vẹn nhất của cuộc cải cách thời Trung cổ. Những kinh sĩ đã rất hữu ích đối với Giáo hội khi mà cấu trúc giáo xứ cổ xưa phải đương đầu với những vấn đề gia tăng dân số cùng với việc quay lại cuộc sống đô thị.
2. Những nhà cải cách đã mong ước khôi phục lại đời sống kinh sĩ cộng đoàn cho các giáo sĩ. Điều này ngụ ý rằng lý tưởng của Giám mục và giáo sĩ của ngài sống cùng với nhau đã không chết đi cùng với sự biến mất của một thế giới cổ.
3. Người ta đã hy vọng rằng cuộc canh tân của tất cả giáo sĩ thuộc giáo xứ sẽ được truyền cảm hứng bởi giáo sĩ thuộc nhà thờ chính tòa, sống một đời sống cộng đoàn theo hình thức đan tu đã được cải cách. Cứ như thế người giáo dân sẽ được truyền cảm hướng bởi giáo sĩ, người mà sẽ có nhiều ảnh hưởng trực tiếp hơn những đan sĩ sống ở trong những tu viện xa xôi.
4. Giáo hội mong muốn đời sống đan tu cho hàng giáo sĩ, đặc biệt để bù đắp lại những lạm dụng thì giờ thuộc hàng giáo sĩ : Đức Khiết tịnh để chấm dứt việc kết hôn và tư hôn thuộc hàng giáo sĩ; Đức Thanh bần để bù đắp lại tội mại thánh, hậu quả từ sự phát triển phong kiến.
B. Tu Luật Âu-tinh đã trở thành luật tiêu biểu và phổ biến nhất cho các kinh sĩ Dòng, và đã được nhắc đến như là “luật dành cho hàng giáo sĩ”.
1. Chỉ một phần Luật đã được giữ lại, như một huấn dụ tâm linh tổng quát.
2. Những phong tục nguyên thủy hoặc những chỉ thị vào thời thánh Âu-tinh đã được giảm bớt, và nhiều điều mới phù hợp hơn với những điều kiện hiện tại đã được thay thế.
a. Vì Giám mục Chrodegang đã kế tục lối sống Dòng Biển Đức, các kinh sĩ của thế kỷ XII đã chịu ảnh hưởng bởi “Đời đan tu mới này”, đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi Dòng Xitô.
b. Họ vẫn giữ kỷ luật theo cách thức truyền thống, đặc tính đan tu của họ là rõ rệt, công việc mục vụ đã hạn chế đối với những nhà thờ của họ, vì vậy mọi người xem họ ngang bằng với các đan sĩ.
3. Dựa trên Luật, (xem Mandonnet-Vicaire, part II, pp. 195ff), và tiểu sử về thánh Đa Minh của Vicaire, pp.37ff.

V. Bản chất của đời sống kinh sĩ.
A. Dữ liệu được đưa ra ở đây là có hiệu lực chắc chắn đối với thời Thượng Trung cổ đến hiện nay, cũng như là các kinh sĩ vẫn còn tồn tại.
B. Định nghĩa : Linh mục/giáo sĩ bận rộn với việc mục vụ, nhưng cũng sống đời cộng đoàn đan tu. Vì lý tưởng đan tu được xem như sự hoàn hảo của đời sống Kitô giáo, giáo sĩ giáo phận cũng nên sống điều này, không những bắt chước Đức Kitô và các Tông đồ trong hoạt động bên ngoài, mà còn bắt chước lối sống cộng đoàn gia đình Kitô giáo như mô hình trong sách Công vụ Tông đồ.
C. Hoạt động tông đồ của các kinh sĩ nhà thờ chính tòa.
1. Họ đã hình thành một cộng đoàn, cộng đoàn gia đình cùng với các giám mục, và thường được gọi là Hội Kinh sĩ nhà thờ chính tòa (Cathedral Chapter).
2. Hoạt động mục vụ, chăm sóc các linh hồn trong nhà thờ chính tòa.
3. Phụng vụ : Những chức năng phụng vụ đầy đủ (như một cộng đồng tu trì), vì nhà thờ mẹ phải cử hành nghi lễ đầy đủ và trọng thể nhất, việc cử hành này không thể diễn ra ở các giáo xứ nhỏ do một linh mục coi sóc.
4. Việc điều hành : Hội kinh sĩ là một nhóm người điều hành những công việc của nhà thờ chính tòa, giáo phận và của chính hội kinh sĩ. Chức năng hành chính giáo phận do các ủy viên, cha tổng đại diện của nhà thờ chính tòa, vị chưởng ấn, trưởng nghi, thủ quỹ, v.v.
5. Giữ vai trò như hội đồng cố vấn cho giám mục, được quyền trong thời gian khuyết vị tông tòa và trong thời gian đạt được quyền bầu chọn giám mục.
D. Giáo hội có tính cộng đoàn.
1. Các kinh sĩ cũng có thể được thành lập ở trong những nhóm nhà thờ không phải là nhà thờ chính tòa, tại những nhà thờ lớn khác trong thành phố có nhà thờ chính tòa, hoặc trong nhà thờ chính thuộc về một thành phố mà không có nhà thờ chính tòa, và thường được gọi là nhà thờ lớn (minster).
2. Cộng đoàn thường được gọi là một nhóm (college), không phải là một hội (chapter).
3. Các bổn phận giống nhau như một hội kinh sĩ thuộc chính tòa ngoại trừ việc quản trị giáo phận. Đôi khi quản lý các trường học, các nhà tế bần, v.v.
E. Các nhóm kinh sĩ thường (Canonries).
1. Nhà của các kinh sĩ thường thì nhỏ hơn Tu hội kinh sĩ hoặc nhỏ hơn những nhóm kinh sĩ ở nhà thờ lớn, ít hơn 10 kinh sĩ, theo luật mức tối thiểu là ba.
2. Được gọi bằng những danh xưng khác nhau : Đan viện, tu viện, đan tu, nguyện đường các linh hồn, v.v.
3. Được thành lập ở những thành phố, thị trấn nhỏ hơn hoặc ở những ngoại ô phát triển hoặc các thị trấn mới vì dân số gia tăng, chăm nom những khu vực mà không được tiếp xúc bởi tổ chức giáo xứ làng xã cổ xưa.
F. Các kinh sĩ được gắn với và là chính thức những đứa “con” của một nhà thờ nhất định.
1. Vì họ là giáo sĩ giáo phận chính thức, họ phục vụ cho một nhà thờ nhất định mà có danh xưng của họ trong giáo luật. Vì thế, họ được địa phương hóa, có được sự ổn định với một giáo xứ trong cấu trúc giáo xứ hay giáo phận truyền thống.
2. Vì những đan sĩ là những đứa con của đan viện đã có lời Khấn, các kinh sĩ là những đứa con của nhà thờ đã có lời khấn.
G. Những kinh sĩ triều (kinh sĩ thế tục).
1. Những nỗ lực của Giáo hội cho phép mọi giáo sĩ sống đời sống chung đã không bao giờ thành công trọn vẹn : Những khu vực nông thôn, sự kháng cự của hàng giáo sĩ đối với hình thức cuộc sống tu sĩ, những vấn nạn của việc bắt buộc sống khó nghèo, v.v.
2. Vì vậy, các kinh sĩ trong nhà thờ chính tòa hoặc nhà thờ lớn mà không có các kinh sĩ Dòng thì giữ vai trò là những kinh sĩ “thế tục”, họ là những người đã cũng giữ các chức năng như kinh sĩ thường nhưng không sống cùng nhau trong cộng đoàn.
H. Các nữ kinh sĩ : Bản sao đối với kinh sĩ, như là nữ đan sĩ đối với thầy đan sĩ.
1. Dữ liệu sớm nhất có về họ là vào thế kỷ VIII ở nước Anh hệ phái Ăng-lô-xắc-xông.
2. Các nữ kinh sĩ Dòng Âu-tinh; “các nữ đan sĩ” Dòng Prê-mông thực sự là các nữ kinh sĩ Dòng Prê-mông.
3. Những nữ kinh sĩ đời làm những việc thiện cũng giống như các Dòng nữ hoạt động chúng ta ngày nay. Một ít nhóm kinh sĩ vẫn còn tồn tại cho đến cuộc cách mạng Pháp.

VI. Những khía cạnh tổ chức.
A. Các kinh sĩ Dòng chứ không hẳn là “Dòng” (Order) theo nghĩa hiện nay. Tuy nhiên, mỗi nhóm kinh sĩ thường, kinh sĩ nhà thờ chính tòa, kinh sĩ nhà thờ lớn, đan viện, tu viện thường được xem là một nhà độc lập, như với các Dòng Biển Đức. Điểm tương đồng duy nhất là cùng theo một luật giống nhau.
B. Các Hội Kinh sĩ cuối cùng đã được hình thành, tương tự với các đan sĩ : Linh đạo chung, những thực hành tương tự, các công việc tông đồ, v.v. Dòng Prê-mông về cơ bản là một tu hội vậy. Học phái Victor, tu hội của thánh Jean-des-Vignes, v.v.
C. Các kinh sĩ được cải cách thường mặc màu trắng thay vì màu đen để phân biệt bản thân với những kinh sĩ không được cải cách hoặc những kinh sĩ ít có sự nghiêm khắc hơn.
1. Các đan sĩ Xitô, như một dấu chỉ cho sự khó nghèo và giản dị, mặc màu trắng, loại len không nhuộm và được gọi trong nước Anh là “các Kinh sĩ áo Trắng”, ngược lại với Dòng Biển Đức là “các Đan sĩ áo Đen”. Các tu sĩ Dòng Prê-mông là “các Kinh sĩ áo Trắng”, ngược lại với các kinh sĩ “áo Đen” hoặc các kinh sĩ Dòng Âu-tinh.
2. Vì thế, hội kinh sĩ đã cải cách tại Osma thì mặc áo chùng trắng, áo ren vắn hoặc áo các phép của kinh sĩ và áo choàng bên ngoài màu đen hoặc gọi là cappa. Áo ren vắn là lớp bên ngoài của giáo sĩ có liên quan đến áo dài trắng với những ống tay áo dài.

VII. Tóm lại :
A. Kinh sĩ Dòng sống đời sống đan tu hoàn toàn, cộng tác với hoạt động chung, hoạt động mục vụ của hàng kinh sĩ giáo phận.
B. Đời sống tông đồ của Đức Kitô và các Tông đồ cũng như đời sống cộng đoàn của đan sĩ tương đương với đời sống cộng đoàn của kinh sĩ.
C. Cuộc sống của họ là con đường trung gian giữa giáo sĩ hoạt động hoàn toàn mà không có đời sống chung, và giữa đan sĩ chiêm niệm hoàn toàn mà không có công việc tông đồ.
D. Tranh luận : các đan sĩ và các kinh sĩ mắc bận trong việc tranh biện có tính lý thuyết liên quan đến bề trên của mỗi một lối sống. Vị đan sĩ đã khẳng định tính ưu việt bởi vì anh ta sống ở trong một “tình trạng thánh thiện” của đời sống trọn hảo và nên một với Thiên Chúa; còn vị kinh sĩ đã bắt chước cách mật thiết với Đức Kitô nhiều hơn; bởi vì anh ta vừa hoạt động tông đồ vừa chiêm niệm cầu nguyện. (x.Tôma Aquinô, Summa Theology, II-II,188,6).

VIII. Lịch sử sau này.
A. Các kinh sĩ đã giảm bớt vào cuối thời Trung cổ, cũng như những hình thức đan tu và Giáo hội nói chung.
B. Các Giám mục có khuynh hướng để thay thế các kinh sĩ Dòng của Hội Kinh sĩ bằng các kinh sĩ thế tục. Các Hội Kinh sĩ Dòng thường đã trở thành quá hùng mạnh và độc lập, thì khó quản lý hơn so với các kinh sĩ thế tục. Đức Giáo hoàng Sixto IV đã thay thế các kinh sĩ trong nhà thờ chính tòa của mình, nhưng các kinh sĩ Dòng này vẫn tồn tại độc lập như các kinh sĩ của Dòng Đấng Cứu Chuộc Thánh Thiện (Holy Savior), hoặc “các Kinh sĩ Latêranô”.
C. Các kinh sĩ gần như đã bị tiêu diệt trong suốt và sau thời cách mạng Pháp và ít được biết đến đối với các tín hữu Công giáo hiện nay. Những người chính yếu còn lại xuất hiện đơn giản với chúng ta như “những Dòng tu” – Dòng Prê-mông – tensians. Dòng Crositer Fathers, v.v.
D. Các kinh sĩ thế tục vẫn phục vụ các nhà thờ chính tòa của Châu Âu, nhưng ở Mỹ thì không tồn tại. Thể chế của họ được đề xuất năm 1883, nhưng Hội đồng đã đáp lại với giáo triều Rôma rằng thời điểm này là không thích hợp.
E. Các kinh sĩ Dòng của Hội Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được thành lập tại Pháp năm 1871 theo tu Luật của thánh Âu-tinh, cơ quan đầu não của họ, được đặt tại Pasedena, California.

IX. Tiền lệ học hành cho Dòng Đa Minh : Các Kinh sĩ Victor.
A. Một hội kinh sĩ Dòng dấn thân vào hoạt động mục vụ, nhưng cũng chú trọng đến chiêm niệm và học hành.
B. Được thành lập tại nhà thờ thánh Victor ở Paris bởi William Champeaux, giáo sư tại trường của nhà thờ chính tòa của Notre Dame, đối trọng với Peter Abelard.
C. Học hành suy tư về thần học tâm linh hoặc thần học thần bí về truyền thống đan tu đã dựa trên thần học Kinh Thánh và các giáo phụ.
D. Trường phái thánh Victor (Hugh, Adam, Richard) là một trường phái chống lại trường phái tận dụng triết học Aristotle đang thịnh hành được dùng để giải thích các chân lý mạc khải.

X. Tiền đề Giảng thuyết cho các Anh Em Đa Minh : Dòng Prê-mông.
A. Các Anh em Prê-mông thì được quan tâm bởi vì lý tưởng giảng thuyết, tổ chức đan tu, thánh Đa Minh đã tiếp nhận cái lý tưởng sống nội tâm đó của họ.
B. Tổ chức.
1. Một hội kinh sĩ Dòng đã hình thành đan viện Dòng Prê-mông.
2. Mượn hình thức công hội các viện phụ từ Dòng Xitô.
3. Mỗi tu viện độc lập, nhưng viện phụ Dòng Prê-mông có vai trò của một vị tổng viện phụ.
4. Một hệ thống kinh lý các vùng miền địa phương đã được báo trước cho các tỉnh của các Dòng sau này.
C. Công việc tông đồ.
1. Theo lý tưởng tông đồ, công việc tông đồ có phần chuyên dụng hơn các kinh sĩ khác – để phục vụ cho những nhu cầu của các Giáo hội địa phương, đặc biệt ở những khu vực nông thôn, nơi có ít linh mục.
2. Mục đích của họ chưa bao giờ được công bố một cách đầy đủ hoặc rõ ràng.
Thánh Norbert, chính ngài là một nhà giảng thuyết lưu động có danh tiếng, dường như cũng quan tâm đến hoạt động tông đồ giảng thuyết.
3. Những nhân tố đang cản trở việc nhận thức một hoạt động tông đồ như vậy.
a. Đời sống đan tu của họ đã bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Dòng Xitô, đã nêu bật nhiều hơn công việc tông đồ, và đã dẫn tới những căng thẳng nghiêm trọng giữa những đòi hỏi đan tu và mục vụ.
b. Họ đã chấp nhận việc chăm sóc các linh hồn ở các giáo xứ, tạo ra một “nền tảng chắc chắn” tương phản với tính hay thay đổi của việc giảng thuyết lưu động. Vì vậy, họ vẫn duy trì các kinh sĩ Dòng đúng nghĩa phục vụ các nhà thờ cụ thể.
c. Các đan viện và các giáo xứ của họ đã hiện diện nhiều ở nông thôn hơn đô thị;
họ vẫn tiếp tục việc đồng áng, tay chân.
d. Công việc mục vụ của họ đã gặp phản kháng mạnh mẽ từ các giám mục và hàng giáo sĩ giáo phận, và việc giảng thuyết đã bị giới hạn ở các đan viện và giáo xứ riêng của họ. Họ được coi là “những đan sĩ”, những người mà phải ở lại trong nội vi và không nên tham gia vào trong công tác mục vụ.
e. Các công việc tông đồ khác mà họ tham gia thì cũng là phổ biến đối với các đan sĩ trước kia : Sứ vụ các đan viện, làm việc trong các bệnh viện đẻ chăm sóc cho những người hành hương, người ốm, người nghèo.
f. Tính ổn định của đan viện truyền thống này vẫn còn rất mạnh, vì họ giữ nhiều tài sản đất đai.

XI. Kết luận :
A. Thánh Đa Minh đã từng là một kinh sĩ Dòng, và ngài đã mang lối sống đan viện đó tới một tiến triển hoàn trọn, hợp lý với một hoạt động tông đồ ở mức chuyên biệt cao – đó là việc giảng thuyết, vì thế hình thức này được xem là họa lại một cách chính xác nhất đời sống của Đức Kitô và các Tông đồ.
B. Ngài đã tiếp nhận đời sống tu trì của Dòng Prê-mông, và vì thế ngài đã chịu ảnh hưởng gián tiếp bởi Dòng Xitô.
C. Ngài cũng đã là người thụ hưởng những sự phát triển về mặt cơ cấu tổ chức đầu tiên trong đời sống đan tu.
D. Cha Đa Minh không xuất hiện cách bất ngờ với một ý tưởng hoàn toàn độc đáo. Ngài xây dựng trên quá khứ, tiếp tục những sự phát triển ban đầu, mang những thứ khác tới sự hoàn trọn hợp lý, nhưng đổi mới sâu sắc.

CHƯƠNG VI : CÁC DÒNG ANH EM

I. Nền tảng : những thay đổi xã hội trong thời Thượng Trung cổ.
A. Các đan sĩ đã ở nông thôn, vì tất cả xã hội Âu Châu sau sự sụp đổ của đế chế Rôma và trong suốt những đầu thời Trung cổ bị bao vây. Các kinh sĩ Dòng chủ yếu ở thành phố nhưng một vài thì vẫn ở nông thôn. Những Dòng Anh Em thì chủ yếu và hoàn toàn ở thành phố. Cùng với họ, đời đan tu đi vào khu vực thị trấn.
B. Sự phát triển của các thành phố.
1. Điều này là có thể sau khi sự yên ổn trở lại khoảng năm 1000 A.D. – trật tự chính trị đã phục hồi.
2. Đã có sự đô thị hóa nhanh chóng và những thành phố trở thành những khu vực đặt ra nhịp độ tiến triển vào thế kỷ XII.
3. Thương mại lần đầu tiên đã làm hồi sinh lại các thị trấn, sau đó là nền công nghiệp mới bắt đầu, những bước đầu của chủ nghĩa tư bản. Kế đến những thành phố trở thành những trung tâm điều hành và những trung tâm giáo dục. Thế giới về những ý tưởng luôn bị thúc đẩy bởi thương mại.
C. Tầng lớp Trung lưu tái xuất hiện.
1. Mũi nhọn trong cấu trúc phong kiến truyền thống của vị lãnh chúa và phái quý tộc, cùng với giai cấp nông dân.
2. Tầng lớp trung lưu này thì phức tạp hơn so với binh lính hoặc nông nô. Họ được giáo dục, tự cai trị trong các hội và trong các thị trấn.
D. Những vấn đề mới từ xã hội đô thị.
1. Chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa thế tục, tính hám lợi, sự nhạt nhòa của tinh thần khó nghèo Kitô giáo.
2. Nền giáo dục và chất men của các ý tưởng, sự phát triển của những nên tri thức cao và các ngôi trường tiến bộ khi sự lãnh đạo vượt ra từ ngôi trường đan tu nông thôn tới các ngôi trường của nhà chính tòa thành phố, sau đó là tới trường đại học. Tư tưởng triết học Aristotle đe dọa.
3. Não trạng phê bình mới, vừa mang tính chính trị vừa mang tính chống giáo sĩ. Một tinh thần chống quốc giáo – cả quốc gia phong kiến lẫn Giáo hội hùng cường.
4. “Tình trạng mất nhà thờ” vì hệ thống xứ đạo đã lỗi thời không theo kịp sự phát của đời sống giáo dân trong các thành phố.
5. Tìm kiếm lòng đạo đức Kitô giáo mới, đang đi ra xa từ việc đạo đức đan tu. Một sự kiếm tìm về lòng đạo đức, đời sống tâm linh và chủ nghĩa thần bí giáo dân.
E. Các Dòng Anh Em là sự hồi đáp của đời đan tu.
1. Các Anh Em Phanxicô nhấn mạnh đến khó nghèo. Lòng đạo đức Tin Mừng, lòng sùng mộ mới “thị trấn”, công tác từ thiện, và ơn gọi phổ quát.
2. Các Anh Em Đa Minh nhấn mạnh đến việc giảng thuyết đạo lý với nghiên cứu thần học và phản ứng lại tri thức mới của các trường đại học và lạc thuyết trên giai cấp thấp hơn trong xã hội.
3. Dòng Phanxicô, Dòng Đa Minh và tất cả anh em.
a) Là những nhà truyền giáo của các thành phố.
b) Có một công tác mục vụ để giúp ích và bổ trợ cho đường lối của giáo phận hoặc giáo xứ : vừa hoạt động trợ giúp giáo xứ, vừa hoạt động vượt ra ngoài phạm vi công việc của giáo xứ.
c) Tạo ra một đời sống Kitô giáo vì trật tự xã hội mới với các bài giảng thường xuyên, cử hành các phép bí tích, lòng đạo đức bình dân, chủ nghĩa thần bí và hướng dẫn tâm linh.

II. Các Dòng Anh Em là sự thích nghi mới của đời đan tu vào lối sống kinh sĩ Dòng.
A. Đa Minh và Phanxicô là hai nhân vật tôn giáo chính của thế kỷ XIII.
1. Hai vị đặt đời đan tu vào một cách thức mới.
2. Hai vị đã thực hiện cùng một tác động lên Giáo hội, xã hội, và nền văn minh bằng một lối sống tu trì mới.
B. Các Dòng Anh Em là một hình thức tu trì mang tính cách mạng.
1. Các Dòng Anh Em này rời khỏi khuôn mẫu nội vi khắc khe truyền thống và thêm vào hoạt động tông đồ như là một chức năng thiết yếu.
2. Họ mang cái lý tưởng kinh sĩ Dòng tới một mức độ hoàn trọn hợp lý :
a) Các Dòng Anh Em này vừa tham gia hoạt động mục vụ tông đồ chung muộn vừa nhấn mạnh tới một hoạt động chuyên biệt nào đó, và các Dòng này không được bám vào một cấu trúc giáo xứ cố định.
b) Đặc biệt, Dòng Đa Minh và Dòng Phanxicô khởi xướng cách chính xác nhiều hơn các kinh sĩ về lối sống Tin Mừng sống động theo gương mẫu Đức Kitô và các Tông đồ – giảng thuyết, khó nghèo, tính đơn giản, tính lưu động.
3. Đời sống đan tu của đan sĩ và kinh sĩ được giữ lại, nhưng được biến đổi cho phù hợp với nhu cầu đời sống đô thị. Các kinh sĩ đã giữ lại được tính nghiêm khắc khổ chế tập thể, đôi khi còn công việc tay chân.
4. Các Dòng Anh Em xây dựng và còn đẩy mạnh thêm nữa, sự phát triển có tính tổ chức về đời đan tu mới của thời Thượng Trung cổ (dành cho cả đan sĩ lẫn kinh sĩ) để tạo ra “Dòng tu” được tập trung hóa.
5. Ngoài ra, các Dòng Anh Em này thể chế hóa và giữ phong trào tông đồ giáo dân của các thời Thượng Trung cổ đi vào con đường chính thống, đặc biệt là thế kỷ XII.

III. Đặc tính thứ nhất : Sự cộng tác của các cá nhân (của các Dòng Anh Em, không chỉ của Anh Em Đa Minh).
A. Về cơ bản, không có một thể chế nào mà một đan viện thuộc về, nhưng toàn thể các cá nhân này nhóm lại thành một đơn vị.
1. Người anh em đã gia nhập vào một “nhóm người” (“college” or “corporation”) trong khi đan sĩ gia nhập vào một đan viện, còn kinh sĩ gia nhập vào một nhà thờ.
2. Liên quan tới “tổ chức nhóm” thời Thượng Trung cổ như các tập đoàn kinh tế, các tập đoàn đại học, hầu tước, v.v. Ngay cả các tá điền cũng góp vào nguồn lực này.
3. Những cá nhân này sống như một thể chế cộng đoàn, phân bổ trong nhiều nhà; mặc dù những nhà này hiệp nhất trong cùng mục đích, lối sống và trong :
a) Tổ chức có gắn kết với nhau.
b) Nơi ở – ngẫu nhiên ( Đan viện, tu viện, tu viện nữ)
c) Chỉ là chỗ nương tựa cần thiết; có thể nhổ trại và sau đó tiến lên.
4. Thành lập một “Dòng tu” (religious Order) như chúng ta bây giờ định rõ nó.
a) Không còn là một Dòng đan tu (ordo monasticus) đơn giản nữa; nhưng là tôn giáo thánh, một nhóm tu sĩ (sancta religio).
b) Không phải là liên minh của các nhà độc lập, như Dòng Xitô hoặc Dòng Prê-mông, nhưng là một Dòng duy nhất bao gồm nhiều cộng đoàn nhỏ.
5. Những khác biệt với các đan sĩ và các kinh sĩ.
a) Những cá nhân đã gia nhập và sống trong một nơi ở cụ thể mà đã có một bộ Luật cụ thể.
b) Bởi tính ổn định, họ là những đứa con của đan viện đó.
c) Các Anh Em là “những đứa con” của Dòng, mà Dòng đã phân chia ngẫu nhiên vào các nhà địa phương và những nhà này thì tập hợp với nhau thành những tỉnh Dòng địa phương.
d) Các đan sĩ và kinh sĩ là “những đan viện chứa đựng các cá nhân” trong khi những anh em là “những cá nhân hợp thành các đan viện”

IV. Đặc tính thứ hai : Tính bình đẳng giữa các cá nhân.
A. Tất cả là anh em : không phải là những đứa con dưới quyền một viện phụ. Anh Em (Frater > Frere > Friar). Có tính anh em (fraternal) chứ không phải có tính cha con (Patriarchal).
B. Không thuộc chế độ quân chủ như các đan sĩ, nhưng là những tổ chức dân chủ
1. Điều này phản ánh tinh thần trung cổ.
2. Và cộng đoàn này, hoặc tính dân chủ của Đức Kitô và 12 Tông đồ (thầy của một cộng đoàn giảng thuyết).
C. Xóa bỏ những phân biệt giai cấp, như đã được rút ra cho các đan sĩ :
1. Viện phụ trở thành một lãnh chúa, tương đương với vị đứng đầu một lãnh thổ. Có đoàn tùy tùng riêng của mình, nhà ở và nhà bếp riêng. (Trong Hiến Pháp Dòng Đa Minh, Tu viện trưởng dùng cơm ở phòng ăn với những món ăn không có gì đặc biệt)
2. Các đan sĩ này lúc bắt đầu đã là giáo dân, sau này phân chia thành các đan sĩ giáo sĩ và các đan sĩ giáo dân.
3. Đã có sự phân chia giữa đan sĩ sống cộng đoàn và những đan sĩ giáo dân với một khác biệt trong chức năng :
a) Cộng đoàn – phụng vụ, làm việc thủ công, đào tạo.
b) Hạng giáo dân – lao động tay chân.
4. Anh em giáo dân trong số những người anh em là các anh em trợ sĩ đúng nghĩa, đang cộng sự cùng một chức năng tông đồ, mặc dầu khác biệt hơn anh em giáo sĩ. Không có sự phân biệt giai cấp.
D. Danh hiệu dành cho các vị lãnh đạo cũng phản ánh tính bình đẳng.
1. Bề trên (prior): “một người mà đại diện trong số những người ngang hàng với nhau” (primus inter pares). Do vậy, có các chức vụ : Bề trên cộng đoàn tu viện, Bề trên Tỉnh Dòng, Bề trên Tổng quyền.
2. Bề trên hay Bề trên Thượng cấp : một trong số những anh em ngang hàng nhau mà tạm thời có chức năng lãnh đạo, coi sóc việc quản trị cần thiết cho cộng đoàn.
a) Các chức vụ luân phiên, quay trở lại với các hàng ngũ của mình, như với các hội. Chức vụ bề trên thì không năm giữ suốt đối như với vị viện phụ.
b) Các bề cao cấp trên không phải là “những hoàng tử”, “các lãnh chúa” hoặc một người ưu tú. Không có những dấu chỉ phân biệt về chức vụ như là mũ giám mục, gậy giám mục, hoặc tấm che ngực hình chữ thập của người Do-thái.
3. Sự đa dạng của danh hiệu.
a) Anh Em Phanxicô : Tu sĩ đặc ủy (quản lý, người trông coi, người giám hộ trong tiếng Mỹ, người giám sát trong tiếng Anh) : Tổng phục vụ (tôi tới của các tôi tớ Thiên Chúa).
b) Các Anh Em Đa Minh.
(1) Chọn hạn từ “prior” được sử dụng bởi các đan sĩ như là người quản lý cộng đoàn địa phương hoặc người đại diện cho viện phụ, và được dùng cho hạn từ bề trên cao cấp đối với các kinh sĩ : Theo đó, họ loại bỏ danh hiệu “Viện phụ” của các đan sĩ và cũng được sử dụng do nhiều kinh sĩ, như Dòng Victor và Dòng Prê-mông.
(2) Prior general = “Master General” : Bề trên Tổng quyền.
4. Ý nghĩa của danh hiệu Master General.
a) Đây là danh hiệu thời Trung cổ thường được chỉ định cho người đứng đầu của một nhóm giảng thuyết. (Kinh Thánh có các từ Master, Rabboni, Teacher : thầy dạy)
b) Đấy là vị đứng đầu trong nhóm những người Giảng Thuyết. Bề trên là một ngưởi đứng đầu trong nhóm Giảng thuyết ở địa phương.
c) Ý nghĩa : Master (thầy dạy) trong nhóm Giảng thuyết là một người đứng đầu trong số những người làm thủ công trong một nhóm kinh tế; như một chuyên gia về nghệ thuật, thần học ở trong trường đại học.
d) Từ ngữ này không có phát sinh trực tiếp nhằm sử dụng trong trường đai học, nhưng dùng trong việc giảng thuyết. Sau này việc kết nối với từ ngữ chuyên gia về thần học có thể là được tạo ra trong ánh sáng của học thuyết thần học về các hàng ngũ (phẩm trật).
E. Tính bình đẳng được thể hiện trong hệ thống công nghị.
1. Dòng Xitô đã có một công hội các Viện phụ.
2. Công hội Dòng Đa Minh là dân chủ vì các đại biểu đến từ nhiều tầng lớp : Các Bề trên Thượng cấp đã được chọn ra vì tính liên tục, các vị ủy viên để đảm bảo cho tình chủ động và tính phổ quát.
3. Do vậy, toàn thể các anh em quản trị Dòng thông qua Tổng hội, cơ quan lập pháp duy nhất, các Bề trên cao cấp chỉ là những người điều hành của các Công hội. Công hội Dòng Đa Minh có tính cách mạng, trong đó nó không phải là cơ quan có tính khuyến dụ nhưng là cơ quan có quyền tối thượng.
4. Tương thích với tinh thần của thời đại : Các lãnh chúa của địa hạt, quốc hội, hội đồng thành phố, v.v.

V. Đặc tính thứ ba : Công việc tông đồ chính yếu và trực tiếp đối với người giáo dân.
A. Ơn gọi của các đan sĩ không phải là hoạt động tông đồ. Đôi khi có hoạt động tông đồ xuất hiện, nó là gián tiếp và có tính ngẫn nhiên (những sứ vụ trong những thời kỳ đầu Trung cổ, đào tạo, hướng dẫn tâm linh cho các nhà kinh lý, việc giảng thuyết). Lý thuyết : Họ đã rút lui vào cô tịch, dường như là “chết đối với thế gian”, và vì vậy đã không có hoạt động tông đồ. Thời Thượng Trung cổ, các đan sĩ đã cố gắng khẳng định một vai trò vì họ sống một mình trong “một nơi thánh thiện”.
B. Các Dòng Anh Em có một hoạt động tông đồ trực tiếp theo bản chất hoặc ơn gọi “hỗn hợp” của mình và họ là những đan sĩ đầu tiên (tu sĩ đầu tiên) có một sứ mạng giảng thuyết theo luật Giáo hội.
C. Các kinh sĩ Dòng cũng có một hoạt động tông đồ trực tiếp theo nhân đức trong bậc sống của mình là các giáo sĩ (Thánh chức). Đời sống đan tu đã được thêm vào bậc sống của họ. Nhưng vào cuối thế kỷ XI, nhiều giám mục đã nghiêm cấm các kinh sĩ này tham gia vào bất cứ hoạt động tông đồ nào, vì nghi ngờ mọi sinh hoạt có tính đan tu.
D. Việc tông đồ của những anh em thì cụ thể hoặc thích ứng, đang khắc phục thừa tác vụ mục vụ thông thường của giáo xứ để hoàn thành những mục tiêu riêng.
1. Các kinh sĩ Dòng tiếp tục trong công việc mục vụ tông đồ chung, hầu hết đã bị thu hẹp đối với chức vụ của những giáo xứ của riêng mình, do đó vẫn còn lưu lại trong cấu trúc giáo xứ truyền thống. Họ cũng có thừa tác vụ giống như hàng giáo sĩ giáo phận. Tính ổn định ở một nhà thờ địa phương.
2. Việc tông đồ của các anh em đã trở nên phổ biến trong Giáo hội (Việc giảng thuyết, chứng nhân Tin Mừng… ở mọi nơi). Đây là tổ chức vượt ngoài tổ chức giáo phận giáo xứ. Họ là các Tông đồ đang trên hành trình, như Đức Kitô và các tông đồ của Đức Kitô. Họ không muốn bị giới hạn vào việc chăm sóc các linh hồn ở một địa phương nào đó.
3. Kinh sĩ : công việc tông đồ chung của hàng giáo sĩ giáo phận địa phương đã thích ứng theo hướng đời sống đan tu nghiêm ngặt.
Anh Em : đời sống đan tu được hòa dịu đã thích ứng theo hướng việc tông đồ phổ biến chuyên biệt.
E. Những Anh Em là thành phần hoàn toàn gần như giáo sĩ bởi vì công việc tông đồ mang tính tư tế của họ.
1. Dòng Đa Minh là giáo sĩ hóa hoàn toàn từ lúc khởi đầu. Những anh em khác thì mau lẹ giáo sĩ hóa. Dòng Phanxicô đã bắt đầu từ giáo dân, vì tất cả Kitô hữu và sau đó sớm trở thành Dòng giáo sĩ.
2. Các đan sĩ lúc đầu cũng là giáo dân và sau đó khi họ trở nên giáo sĩ hóa, họ vẫn không có thừa tác vụ tông đồ. Thánh hóa bản thân là mục đích tuyệt đối của họ.
3. Các trợ sĩ trong số những Anh Em.
a) Họ không giống với đan sĩ giáo dân, đan sĩ giáo dân vốn là người giúp cho đời sống cộng đoàn vì ơn cứu độ cá nhân của riêng mình.
b) Anh em trợ sĩ cộng tác vào công việc tông đồ thiết thực vì ơn cứu độ cho người khác với chúng ta “trợ sĩ – cooperator” là thuật ngữ thích hợp hơn từ “giáo dân”, dù rằng họ là giáo dân chứ không thuộc hàng giáo sĩ.
c) Đó là hoạt động tông đồ của người tham gia trực tiếp, vì việc tay chân của trợ sĩ nhằ hướng vào cùng một hoạt động tông đồ như các giáo sĩ – bất cứ điều gì mà trợ lực hoặc giúp cho thừa tác vụ, dù chỉ là những nhiệm vụ mà một giáo sĩ xem thường vì chúng ngăn trở giáo sĩ giảng thuyết. Cộng tác và trợ giúp chỉ là một cách thức khác của cùng một công việc tông đồ.
d) Không có sự khác biệt về chức năng, vì vẫn đúng cho cả đan sĩ sống cộng đoàn và đan sĩ giáo dân.

VI. Đặc tính thứ bốn : Tính lưu động.
A. Những Anh Em di chuyển đến nơi có nhu cầu tông đồ.
B. Vì tính lưu động, mà tổ chứng Dòng cần phải rộng khắp.
1. Vượt trên cấp độ Giáo phận hoặc giáo xứ, đứng giữa cấp độ giáo hoàng và giám mục.
2. Dòng là tổ chức tiên phong có được sự miễn chuẩn đầy đủ từ thẩm quyền giám mục, ở dưới quyền tài phán của Giáo hoàng.
C. Anh em này tự do ra ngoài nội vi tu viện để thi hành công việc tông đồ của mình.
1. Không chôn chân vào tu viện, như các đan sĩ.
2. Không bám chặt vào nhà thờ, như các kinh sĩ.
3. Tính lưu động tương phản với tính ổn định thuộc về địa phương của các đan sĩ, hoặc tương phản với tính ổn định thuộc giáo xứ của các kinh sĩ.
4. Dòng anh em chỉ có nội vi đúng một nửa-ý nghĩa: nội vi đan viện là ở nơi cư ngụ, nội vi “tinh thần” ở nơi sứ vụ. “Cả thế giới là tu phòng của mình và đại dương là nội vi của mình”.
D. Các nơi ở/tu xá của anh em.
1. Được thành lập ở nơi thực sự có công việc tông đồ.
2. Nên có đặc tính tạm thời.
a) Dễ dàng từ bỏ khi cần thiết để di chuyển đến một nơi khác.
b) Không có tính “vĩnh viễn” như những đan viện lớn ( giống như Monte Cassino, Melk, Latrobe). Ở Hoa Kỳ chỉ những cộng đoàn tu viện đào tạo của chúng ta mới có tính quy mô lớn.
3. Tương tự với trường Đại học Trung cổ có tính lưu động, có thể dễ dàng “lưu chuyển” (đã thuê những phòng lớn dùng làm nơi thuyết trình).

VII. Đặc tính thứ năm : Hành khất (ăn xin).
A. Ý tưởng cốt yếu là khó nghèo/thanh bần tuyệt đối.
1. Không chỉ thanh bần cá nhân bởi lời khấn khó nghèo.
2. Nhưng các anh em thường gồm luôn cả việc khó nghèo tập thể, thậm chí từ chối quyền sở hữu tài sản riêng của cộng đoàn, từ bỏ khoản thu nhập chắc chắn, đáng tin cậy hoặc từ bỏ cả những lợi tức phát sinh từ tài sản.
3. Sinh kế : những thu nhập chính thức của thừa tác vụ, của dâng cúng, và việc xin ăn.
B. Hành khất là một thuật ngữ không chính xác (xét theo một nghĩa nào đó).
1. Từ này dùng để gọi các anh em “những người hành khất”, vì việc xin ăn chỉ là một cách thức sinh sống, cho dù là một cách thức nổi trội. Tuy nhiên, đó là ngôn từ hợp pháp, theo khoản luật về khó nghèo tập thể.
2. Hành khất không phải là đặc tính cốt lõi của các anh em. Vì khó nghèo theo thánh Đa Minh là phương tiện để đạt được mục đích giảng thuyết. Tiên vàn ngay cả với Dòng Phanxicô, công việc tay chân được thực hành và việc xin ăn được tận dụng như cái phụ trợ khi thi hành sứ vụ.
3. Công đồng Trentô đã hoàn toàn bãi bỏ thân thế hành khất trong Giáo hội nhưng điều đó được giữ lại như một điều khoản luật hữu ích.
C. Chấp thuận khó nghèo tập thể/hành khất.
1. Dòng Phanxicô đã sớm rơi vào tình trạng bất hòa và “Dòng Anh Em Hèn Mọn – nhánh Viện Tu” đã chấp nhận khó nghèo tập thể trong khi “Dòng Anh Em Hèn Mọn – nhánh tinh thần” đã tiếp tục loại bỏ khó nghèo tập thể. Đó là một vấn nạn của việc giải thích lý tưởng khó nghèo và những nhu cầu thiết yếu cho việc tông đồ.
2. Dòng Đa Minh đã bắt đầu như các kinh sĩ Dòng với những thu nhập ổn định, đã kế tục khó nghèo tập thể vào năm 1220, và đã từ bỏ thân thế hành khất vào năm 1475.
D. Khó nghèo hành khất phải được hiểu trong bối cảnh lịch sử trung cổ.
1. Các đan sĩ có nhiều bất động sản đất đai rộng lớn cần thiết để nuôi sống một cộng đoàn và tổ chức lớn (để đảm bảo lương thực sinh sống).
2. Đất đai là cách thế chung cho sự giàu có và nguồn sinh sống của xã hội Phong kiến Trung cổ.
3. Các kinh sĩ Dòng giữ tài sản đất đai cũng như những thu nhập đặc quyền. (Bổng lộc: thu nhập chính thức của kinh sĩ từ bất động sản của Hội).
4. Vì vậy, Giáo hội, các giáo phận, các đan viện dường như là một phần của Giới quyền uy, có rất nhiều tài sản đất đai. Họ thuộc về Dòng dõi quý tộc, không phải nông dân nghèo hoặc tầng lớp trưởng giả.
5. Những Anh Em đã từ bỏ kinh tế đất đai hoặc giai cấp :
a) Đây là quyết tâm ban đầu để giữ khò nghèo hành khất, tập thể, tuyệt đối, không đi xin ăn.
b) Họ đã làm chứng cho Tin Mừng như “những người nghèo”, nghèo về tài sản và không có thu nhập nhập chắc chắn.
c) Họ nhận động lực ấy từ Tin Mừng, như thánh Phaolô đã làm.
6. Khó nghèo và thân phận hành khất không có nghĩa là thiếu thốn, nhưng thu nhập từ bổng lễ, từ của bố thí, từ việc xin ăn, để cung cấp những nhu yếu cho cuộc sống và cho công việc tông đồ. Lời khấn khó nghèo cũng không có nghĩa là nghèo túng cá nhân. Đó là “lời khấn không sở hữu của cải”.
7. Lời khấn hàm ý ít có sự bảo đảm, không có đất đai. Điều này cũng đúng về sự từ bỏ lao động chân tay như một nguồn phương kế sinh nhai.
8. Thuận lợi : Lời khấn giải thoát công việc tông đồ khỏi việc quản lý đất đai hoặc để hết tâm trí vào công việc tay chân. Đất đai cũng là một cái neo bám làm cản trở việc tông đồ lưu động.
9. Nếu các anh em có tài sản tập thể (cho đến năm 1220 và sau năm 1475)…
a) Tài sản không nên là những vùng đất thuê mướn rộng lớn.
b) Các tu viện cũng được sở hữu bởi các anh em theo cách chủ đất trong thành phố – được bán dễ dàng. (Đất đai của Dòng Anh Em Hèn Mọn dưới danh hiệu của Tòa Thánh)
c) Khi có thu nhập ổn định, nên thay đổi, chẳng hạn cho thuê, đóng góp thuế thập phân, thu nhập từ tài sản kế thừa, v.v.

VIII. Đặc tính thứ sáu : Đời sống đan tu.
A. Các anh em vẫn giữ đời đan tu như các đan sĩ và các kinh sĩ Dòng. Họ không bỏ đi lối đan tu trong đời sống tu trì mỗi ngày.
B. Những kỷ luật đan tu chính yếu và truyền thống giữ cho không bị ảnh hưởng : Luật và các phong tục lâu đời : Chiêm niệm và cầu nguyện vì ơn cứu độ và thánh hóa bản thân; kỷ luật cộng đoàn nghiêm ngặt về mặt phụng vụ; các thực hành khổ chế, như là ăn chay, kiêng cữ, thinh lặng, v.v.
C. Nhưng tất cả những điều này được hiệu chỉng, thích ứng với hoạt động tông đồ.
1.Sự thích nghi không ở trong bản chất, nhưng chỉ ở trong mức độ hoặc số lượng thôi.
2.“Đời đan tu” theo kiểu của các kinh sĩ Dòng (pha trộn, bán-nội vi) hơn là kiểu của đan sĩ.
3.Trong cả ba – bản chất của lối sống cộng đoàn trong cả ba hình thức – đan sĩ, kinh sĩ và anh em – thì giống nhau, nhưng khác nhau ở mức độ.

IX. Những Dòng Anh Em điển hình.
A. Anh Em Đa Minh và Anh Em Phanxicô là những Dòng tiêu biểu, quan trọng nhất, thành công nhất trong số các Dòng Anh Em.
B. Dòng Anh Em Giảng Thuyết (Dòng Anh Em Đa Minh).
1. Những giáo sĩ giảng thuyết Tin Mừng đã dựa trên nền tảng đạo lý thánh (Đức Kitô, Thầy dạy và Nhà Giảng thuyết).
2. Họ gặp phải những thách đố về xã hội trí thức, với việc giảng thuyết đạo lý hiệu quả cho một người giáo dân có tri thức mới và cho những người dân thường.
C. Dòng Anh Em Hèn Mọn (Dòng Anh Em Phanxicô).
1. Ý định của thánh Phanxicô.
a) Mang đến cho tất cả Kitô hữu một lối sống, một khát khao theo Đức Kitô.
b) Qua nghèo khó, tự do, niềm vui, tình anh em, sự hiệp nhất với Đức Giêsu. Ăn năn thống hối, sống khiêm nhường, bác ái.
c) Đơn thuần là đi theo một người là Đức Giêsu Kitô, đặc biệt trong sự khó nghèo và giản dị như lối sống của Đức Kitô đã được ghi lại Tin Mừng.
d) Lòng mộ mến Tin Mừng chân thành: không phải là đan tu, không phải là giáo sĩ, không là “tu sĩ”. Theo Đức Kitô trong thế giới.
2. Thánh Phanxicô đã không muốn thành lập một Dòng tumới, cũng không muốn bất cứ hình thức tổ chức Hội thánh nào.
a) Đó là một phong trào vì giáo hữu, khởi đầu là giáo dân. Những nhu cầu của thời đại : Cảm hứng đạo đức giáo dân, khó nghèo trước chủ nghĩa vật chất.
b) Thánh nhân không hình dung ra một Dòng tunhư các đan sĩ và các kinh sĩ, với một lối sống chính thức.
c) Các đấng sáng lập trước đây đã hướng dẫn nhiều người tách khỏi thế gian, thánh Phanxicô sai các môn sinh của ngài đi vào thế gian mỗi ngày để làm chứng.
3. Hoạt động tông đồ : Để trở thành “những người Kitô” trong thế gian.
a) Làm chứng việc giảng dạy của Đức Kitô trong cuộc sống của mình, bắt chước các việc lành của Người, “Hoạt động tông đồ Tin Mừng”.
b) Do đó, có tất cả các hoạt động bác ái giúp cho người nghèo, trẻ mồ côi, công tác từ thiện, v.v. Trở nên “Đức Kitô, Đấng Chữa Lành” trong các thị trấn.
c) Việc giảng thuyết.
(1) Họ giảng dạy những chân lý Kitô giáo thiết yếu, cơ bản cho dân thường. “có tính huấn giáo”.
(2) Huấn dụ tự phát, quen thuộc.
(3) Không nhằm chiêu dụ tín đồ, nhưng chỉ là giáo huấn tất cả để sống Tin Mừng “không bình phẩm hoặc chú giải” – thậm chí đối với “kẻ điên rồ” thánh thiện.
d) Dòng Anh Em Phanxicô đã luôn có sự tiếp xúc “phổ biến”. Tính nhân bản của Đức Kitô, một sự hiểu biết về tính giản dị.
4.Thể chế hóa :
a) Ý tưởng đầu tiên của thánh Phanxicô có lẽ dành cho những nhóm nhỏ bước theo Đức Kitô đơn thuần hiệp nhất bằng tình yêu thương lẫn nhau.
b) Như vậy, xét theo ý tưởng ban đầu của Thánh Phanxicô, thì những thành công của Dòng, sự phát triển nhanh chóng, và được toàn dân biết đến, lại là một đau khổ nào đó. Những nhu cầu của con người trong hoàn cảnh đô thị mới.
c) Giáo hội đòi hỏi tổ chức trong tương lai và thánh Phanxicô đồng ý cách miễn cưỡng trong thời gian cuối đời của mình.
d) Hàng giáo sĩ được thu hút đến với phong trào này, do đó việc giáo sĩ hóa tăng nhanh đến mức mà khía cạnh người giáo dân không còn xuất hiện nữa.
e) Giới trí thức cũng tham gia, vì vậy tính chất trí thức trong thời gian ngắn du nhập vào (Bonaventura).
f) Cuối cùng thì đã có một cuộc khủng hoảng về “khó nghèo”. Nhánh nhiệm nhặt (Zelati) cố gắng giữ lại lý tưởng ban sơ.
5. Thánh Phaxicô là con người lãng mạn; thánh Đa Minh là con người thực tế, suy nghĩ rõ ràng.
D. Dòng Anh Em Cát Minh.
1. Nguyên thủy là Dòng Ẩn sĩ.
a) Truyền thống : Tính liên tục của những ẩn sĩ thời Cựu Ước trên núi Cát Minh.
Ê-li-a, Ê-li-sa.
b) Những cuộc Thập tự chinh – các ẩn sĩ Kitô giáo ở núi Cát Minh.
c) Bằng chứng lịch sử sớm nhất : Luật đã được rút ra cho Anh Em Cát Minh bởi thánh Albert Verceil, Thượng phụ Giêrusalem giữa năm 1206 – 1214.
2. Hình thành :
a) Những cuộc Thập Tự chinh sụp đổ (năm 1187, 1244, 1291).
b) Các ẩn sĩ di cư đến Âu Châu vào giữa thế kỷ XIII và được tái thành lập bởi thánh Simon Stock.
c) Luật lệ được cải biên bởi chính sách khoan hồng vào năm 1247 và lối sống của những anh em được kế tục.
d) Truyền thống chiêm niệm nghiệm ngặt và lý tưởng cô tịch ẩn sĩ được kéo dài. (Chiêm niệm có thể thúc đẩy một hoạt động tông đồ. “Những tu viện nơi hoang vắng” cho chiêm niệm nghiêm ngặt).
E. Dòng Anh Em Ẩn sĩ thánh Âu-tinh
1. Những anh em này khác với các kinh sĩ Âu-tinh.
2. Độc nhất : Một Dòng được sáng lập bởi tác động trực tiếp của Giáo hoàng.
3. Nhiều nhóm ẩn sĩ người Ý khác nhau tổ chức, kế thừa Tu Luật thánh Âu-tinh và Đức Giáo hoàng hợp nhất tất cả lại thành một (những cuộc hợp nhất 1244 và 1256 / Đại hợp nhất).
4. Vào cuối thế kỷ XIII, họ đã đảm nhận đầy đủ lối sống của những anh em. Rời khỏi những nơi ẩn trú ở nông thôn để đến với hoạt động tông đồ.
F. Những Dòng Anh em khác.
1. Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ : những Anh Em Tối Tớ Đức Mẹ. Các ẩn sĩ; khó nghèo và thống hối của Giáo hội sơ khai, công tác từ thiện thể lý và tinh thần. Ảnh hưởng đào tạo từ Dòng Đa Minh – thánh Phêrô Tử đạo. Lý tưởng cũng như Dòng Phanxicô.
2. Dòng Anh Em Chúa Ba Ngôi : Lúc đầu là những kinh sĩ đi viện trợ cho người nghèo, giá chuộc chính yếu của những người bị bắt giữ từ những tín đồ Hồi giáo. Một sự mở rộng hoặc mối tương quan thân thuộc với những Dòng chiến sĩ. Sau này được nhóm lại theo giáo luật với những anh em khất thực.
3. Dòng Đức Bà Thương Xót : Đức Bà của sự xót thương vì Giá chuộc cho những người bị bắt giữ. Thánh Peter Nalasco (và thánh Raymond, Dòng Đa Minh). Xuất hiện từ những hiệp sĩ giáo dân ở Montesa, một Dòng Chiến sĩ. Giáo sĩ hóa, sau đó được nhóm lại với những anh em khất thực.
G. Kết luận :
1. Xét về lối sống và tinh thần, hầu hết các Dòng anh em đã dập khuôn theo chính mình dựa trên Dòng Anh Em Đa Minh và Phanxicô.
2. Xét về tổ chức, Dòng Phanxicô, Dòng Cát Minh, Dòng thánh Âu-tinh, v.v. đã dập khuôn theo hoặc chịu ảnh hưởng bởi Dòng Đa Minh.
3. Những nguồn gốc :
a) Ẩn sĩ : Dòng Cát Minh, Dòng Âu-tinh, Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ.
b) Dòng Phaxicô : Giáo dân và một vài khuynh hướng ẩn sĩ.
c) Dòng Đa Minh : Hoàn toàn là các kinh sĩ giáo sĩ (không có lý tưởng ẩn sĩ hoặc rút vào cô tịch có tính chiêm niệm hoàn toàn, không có nguồn gốc giáo dân).

CHƯƠNG VII : NHỮNG DÒNG GIÁO SĨ

I. Dẫn nhập :
A. Để diễn tả hoàn toàn đời đan tu.
B. Để đưa các Anh Em Đa Minh khỏi mục đích khác một cách rõ nét – ví dụ : Thời hiện đại.

II. Nguồn gốc :
A. Thế kỷ XVI, thời kỳ cận đại.
B. Dòng Tên, Dòng Thêatinô (năm 1522), Dòng Oratôriô (Dòng giảng thuyết do thánh Philíp Nêri lập năm 1564), Dòng Thương Khó (do thánh Phaolô Thánh Giá lập năm 1720), Dòng Chúa Cứu Thế, Dòng thánh Vinh Sơn, Dòng Salêdiêng, v.v.
C. Hình thức mới này là hoa trái của cuộc cải cách Công giáo và thời phục hưng của đời đan tu thế kỷ XVI sau cuối thời Trung cổ và sau sự sa sút và đổ vỡ của phong trào cải cách Tin Lành.
D. Đáp ứng cho những nhu cầu của Giáo hội Công giáo và cũng để gặp gỡ Anh em Tin Lành và cuộc luận chiến hiện đại.
1. Nhu cầu của những nhóm tôn giáo đang nỗ lực hoạt động tái dựng đời sống Công giáo.
2. Để diễn tả việc sống Tin Mừng của tín hữu Công giáo và để cổ súy các công tác từ thiện.
3. Để trám vào khoảng trống của hàng giáo sĩ suy thoái và vì những dòng tu cổ đã giảm bớt.

III. Những đặc trưng : [Định nghĩa – những linh mục triều đã hợp lại vì mục tiêu tông đồ và sống chung với nhau vì nguyên do đó].
A. Xét về bản chất : giáo sĩ triều hoặc tu sĩ giáo dân đang sống một đời sống chung và được hướng dẫn bởi những sắc lệnh và quy chế.
1. Không có một “Luật” theo nghĩa luật đan viện bao gồm quy tắc cặn kẽ về những thực hành khổ chế và cuộc sống tu trì thường ngày.
2. “Những chỉ dẫn” để điều chỉnh đời sống chung và để đạt đến hoạt động tông đồ của hội Dòng.
B. Hoạt động tông đồ tích cực, đầy đủ, hoạt động bên ngoài trọn vẹn là nhân tố quyết định toàn bộ của cộng đoàn (Tổ chức (Society), Hội Dòng).
1. Tất cả các hình thức hoạt động tông đồ ở đâu cần, hoặc những cuộc thuyế giảng chuyên biệt (giảng thuyết về những sứ vụ, hướng dẫn cho chủng viện).
2. Về cơ bản, một tổ chức hiệp nhất hoặc đoàn thể của các giáo sĩ hoặc giáo hữu cho hoạt động hiệu quả và thống nhất thay vì những giáo sĩ hoặc người giáo dân hoạt động riêng lẻ.
C. Đời sống chung :
1. Cơ bản và ở mức tối thiểu/sống chung và ăn chung. “Tính đan tu” chỉ thể hiện trong việc cư trú chung thôi.
2. Toàn thể tổ chức của họ đều nhằm cho hoạt động tông đồ năng động với việc tuân giữ kỷ luật đan tu truyền thống ở mức tối thiểu. Cuộc sống tu trì được tiếp cận bằng phương cách của tác vụ năng động.
3. Không nhấn mạnh đến việc ăn chay, thinh lặng, thống hối. Hoạt động tông đồ là việc khổ chế.
4. Áo Dòng như là dấu chỉ của “tu sĩ thánh thiện” (sancta religio) được lược bỏ; chỉ giữ lại áo chùng của hàng giáo sĩ.
5. Đời sống tâm linh : Hoàn thiện bậc sống của một linh mục giáo phận hoặc giáo dân Công giáo.
6. Thường có sự thiếu sót của đời sống kinh nguyện phụng vụ (kinh thần vụ hát xướng theo cộng đoàn). Tập trung vào Thánh lễ cộng đoàn. (Dòng Thương Khó, Dòng Blessed Sacrament Father là một trong những số ít những Dòng còn giữ giờ kinh thần vụ hát xướng chung.
D. Những lời khấn được hiệu chỉnh.
1. Như thường lệ, đơn giản không như các lời khấn trọng (có quyền sở hữu nhưng không được sử dụng tài sản).
2. Đôi khi, không có lời khấn công nhưng chỉ khấn trước Bề trên, vì bất kỳ người nào cũng có thể thực hiện lời khấn tư.
3. Thỉnh thoảng, khấn hàng năm và có thể thay đổi mới (Tu hội Nữ tử Bác Ái).
4. Một vài Dòng không có lời khấn (Dòng Oratôriô).
5. Vì vậy, những đan viện cổ xưa ôm chặt một “cuộc sống”; những nhóm hiện đại bám vào hoạt động tông đồ, một chức năng đặc thù. “Dòng” và “Tu hội” / “đan sĩ” và “tu sĩ”.
6. Lời khấn đơn thì “không quan trọng nhiều lắm”, không giống lời vĩnh khấn như trong đời đan tu (ordo monasticus). (Điều này đã thay đổi trong thời gian gần đây)
E. Giáo sĩ Dòng so sánh Kinh sĩ Dòng.
1. Các kinh sĩ đã gắn liền với đời sống đan tu hoàn toàn, trọn vẹn và những thực hành của đời đan tu đối với hoạt động mục vụ tông đồ.
2. Giáo sĩ Dòng tách biệt đời sống đan tu ra khỏi hoạt động tông đồ. Tình anh em của các giáo sĩ hoặc giáo hữu. Có tính huynh đệ đoàn.
F. Dòng Anh Em Đa Minh không thể bị so sánh với, hoặc trở nên giống một Dòng tuthời hiện đại. Hoạt động tông đồ tích cực của Dòng chúng ta luôn luôn được chi phối và liên kết với đời đan tu trọn vẹn, không khi nào là hoạt động hoàn toàn.
Các Anh Em về căn bản vẫn là các đan sĩ.

IV. Tóm kết :
A. Phần nào các Dòng anh em và các Dòng giáo sĩ hoàn toàn tiêu biểu cho một
“sự từ bỏ” (demonachization) của đời sống tu trì.
B. Sự biến chuyển từ việc thánh hóa trong cô tịch và cộng đoàn cho đến hoạt động tông đồ trọn vẹn hoặc một phần bên ngoài tu viện.
C. Đời đan tu với “Dòng tu” (Ordo monasticus), tới “Dòng tu” (religious Order), một đan viện đơn lẻ tới một tổ chức tập trung hóa phổ quát.

V. Dòng Tên :
A. Là Dòng tuthời hiện đại, thành công nhất, quan trọng nhất cũng có tính cổ điển.
B. Một tổ chức hiệp nhất của nhiều cá nhân mà toàn bộ mục đích của họ là hoạt động tông đồ bên ngoài, tất cả được điều hành bởi một người đứng đầu duy nhất. Mỗi cá nhân được hướng dẫn bởi một người Đứng đầu hoặc Bề trên. Không phải sức lực từ cộng đoàn, nhưng là sức lực từ cá nhân.
C. Tổ chức.
1. Bề trên Tổng quyền là người đứng đầu trực tiếp của toàn Dòng.
2. Bề trên Tổng quyền bổ nhiệm tất cả bề trên, ngay các cả Bề trên sở tại.
3. Không có việc bầu chọn các Bề trên, ngoại trừ Bề trên Tổng quyền; và Tổng quyền được bầu chọn bởi những vị Bề trên hạ cấp và từ những Ủy viên đến từ những cộng đoàn nòng cốt.
4. Cộng đoàn nòng cốt : Dòng Tên có lời khấn thứ bốn (Vâng lời Đức Thánh Cha) và những lời khấn trọng. Được lựa chọn qua các vị Bề trên.
5. Những cộng đoàn Dòng Tên khác có lời khấn đơn và là cộng sự viên hoặc những linh mục trợ tá hoặc những anh em trợ sĩ (những nhóm trợ tá cho những nhóm ưu tú)
6. Đặc tính hóa bởi Knowles.
a) “Một hội các linh mục hình thành nên một lực lượng những nhân tài năng động, đơn lẻ đã được triển khai bởi Bề trên Tổng quyền vì mục đích ngoại tại, và tất cả mọi thứ còn lại bị phụ thuộc vào điều này.”
b) Người lính đơn độc dưới quyền vị chỉ huy trong sự hợp nhất, không phải của các cá nhân nhưng của một mục tiêu tông đồ.
c) Khổ chế ý chí là thực hành đời tu chính yếu.
d) “Không phải là một Dòng tuhoặc một Dòng đan tu” (Knowles).

CHƯƠNG VIII : NHỮNG DÒNG ANH EM CHUYÊN CHÚ GIẢNG THUYẾT
(ĐỜI ĐAN TU ĐA MINH/ĐỜI SỐNG DÒNG)

I. Dòng Đa Minh hiệp nhất, tiếp nối đặc tính và những lý tưởng của thánh Đa Minh.
A. Thánh Đa Minh không viết một tác phẩm nào để bày tỏ những ý tưởng và mục tiêu của mình – một lá thư ngắn gọn gửi đến các nữ tu tại Madrid. Ngài đã cống hiến hết tâm lực đối với việc giảng thuyết và sáng lập Dòng.
B. Bản luật khá sơ khai, hiến pháp nguyên thủy hiện không còn nữa.
C. Tuy nhiên Dòng chính là “tác phẩm” của ngài, một chứng cứ cho lý tưởng của ngài.
1. Bằng chứng lịch sử về thánh Đa Minh và Dòng lúc sơ khai minh xác sự kiện rằng, Dòng tái sinh lại đầy đủ lý tưởng của thánh Đa Minh.
2. Để hiểu biết thấu đáo Dòng của thánh Đa Minh chính là biết về con người Đa Minh.
3. Một Dòng được tổ chức tài tình, với những mục tiêu và cách thức đã thể hiện và cân nhắc rõ ràng, với gần 800 năm cho một chức năng xuyên suốt và hiệp nhất.

II. Giảng thuyết vì cứu rỗi các linh hồn là mục tiêu và đặc tính chính yếu của Dòng Anh Em Giảng thuyết.
A. Thánh Đa Minh đã thuyết giảng theo tinh thần thánh Phaolô ở miền Nam nước Pháp và ở Lombardy, Cha Thánh đã khát mong đi đến vùng truyền giáo ở ngoại quốc.
B. Nét chính yếu của Dòng Đa Minh và thánh Đa Minh :
1. Những nhà giảng thuyết và thầy dạy mang tính tông đồ, giáo sĩ của đạo lý Kitô giáo.
2. Được nuôi dưỡng bởi chiêm niệm đan tu và đời sống cầu nguyện.
a) Cùng với Chúa (cum Deo) : Chiêm niệm và nói về Chúa (de Deo) : giảng thuyết, vào lối sống tông đồ/linh mục.
b) Như một đan sĩ sống cô tịch, để biết và yêu mến Thiên Chúa, để trở nên thánh thiện giống như Chúa Kitô.
c) Để tiến sâu vào tri thức thần học và lòng yêu mến Thiên Chúa, vốn được chiêm niệm, thông qua việc giảng thuyết và sống gương mẫu.
C. Giảng thuyết phổ quát : Vượt qua phạm vi giáo phận, có tính lưu động, hành khất, khôi phục lại việc giảng thuyết của Giáo hội nguyên thủy.
D. Linh mục/giáo sĩ giảng thuyết.
1. Không phải những người giáo dân nỗ lực sống sám hối và đạo lý Tin Mừng (như Waldo, Phanxicô).
2. Địa vị giáo sĩ hoặc thánh chức là điều tiên quyết :
a) Những nhà giảng thuyết đạo lý với sứ mệnh chính thức từ Giáo hội.
b) Thầy dạy (Magisterium ) : Chức vụ của Giám mục và những nha giảng thuyết này trong Thánh Chức được ủy thác để giảng dạy Đức tin.
c) Những Anh Em Đa Minh đã trở thành những cộng tác viên thân tín cho các Giám mục, thông dự vào quyền giáo huấn của các giám mục.
d) Một đoàn thể ưu tú, với một nền kiến thức thần học vững vàng trong tín điều Công giáo để chống lại hoặc để ngăn chặn lạc thuyết.
e) “Để thúc đẩy một trình bày chân lý một cách có hiểu biết và sáng rõ bằng việc giảng thuyết và lời giáo huấn (Conrad Pepler).
E. Giảng thuyết là hoạt động tông đồ đặc trưng của Dòng.
1. Dòng đã vượt trội hơn các kinh sĩ, những người mà đã tham gia hoạt động tông đồ mục vụ bình thường.
2. Đối với Dòng Đa Minh, hoạt động tông đồ mục vụ bình thường này là điều đi theo sau việc giảng thuyết. Một khi con người được hoán cải nhờ lời giảng thuyết, chúng ta mới chăm sóc mục vụ cho họ.
3. Có tính phổ quát chứ không bị giới hạn ở một địa phương, như một cha xứ hoặc một kinh sĩ.
F. Dòng Anh Em Giảng Thuyết là nhóm đan tu đầu tiên hiện diện chủ yếu vì một hoạt động bên ngoài trong đời sống Giáo hội.
1. Những đan sĩ : Tự thánh hóa trong sự rút lui vào cô tịch và nội vi cộng đoàn.
2. Các kinh sĩ : Những linh mục có hoạt động tông đồ đã thêm vào đời sống đan tu cho hoạt động tông đồ giáo xứ như là một sự trợ giúp và vì sự thánh thiện cá nhân.
3. Dòng Anh Em Giảng Thuyết (Order Preachers) : Một cộng đoàn đan tu được thành lập để đi ra ngoài/một cộng đoàn theo một hoạt động tông đồ phổ quát chuyên biệt. Đời sống tu trì và chiêm niệm Đa Minh phải lan rộng ra bên ngoài.

III. Việc học Đạo lý thánh.
A. Đây là điều đầu tiên và phương tiện cần thiết để đạt đến mục tiêu của Dòng về việc giảng thuyết đạo lý.
1. Nghiên cứu thần học là sự nuôi dưỡng chính yếu việc giảng thuyết của chúng ta.
2. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ là điều thứ yếu đối với việc giảng thuyết.
a) Không phải là cùng đích hay mục tiêu của Dòng Đa Minh.
b) Không phải là sự uyên bác vì lợi ích riêng của việc nghiên cứu, hoặc sự ham mê nghệ thuật, hoặc hoàn thành ước nguyện của riêng mình.
c) Việc nghiên cứu phải nhằm phục vụ cho việc giảng thuyết và trở nên hữu ích cho các linh hồn.
B. Nội dung học hành của chúng ta.
1. Thánh truyền và Thánh Kinh – những nguồn mạc khải của Giáo huấn Công giáo.
2. Cùng với sự khôn ngoan thần học được tích lũy từ các Giáo phụ, các thánh tiến sĩ, các thần học gia và khoa học nhân văn dựa trên Mạc Khải.
3. Thánh Đa Minh đã ý thức về những tiến triển mới trong thần học qua việc ứng dụng triết học (theo triết học Aristotle) vào học phái Kinh viện thế kỷ XII và XIII, cả ở tại những trường chính tòa, và đặc biệt tại Paris.
a) Thánh nhân mong mỏi những anh em mình có kiến thức thần học tốt nhất có thể và làm cho Paris và Bologna trở thành trung tâm học vấn của Dòng vào thời gian đầu.
b) Thánh nhân ước mong anh em mình luôn trau dồi tri thức, để chuẩn bị cho các anh em hoàn trọn việc học hành và chuẩn bị năng lực tốt nhất cho những nhà giảng thuyết của nhà thờ chính tòa trong thời kỳ của ngài.
C. Các Anh Em Đa Minh là Dòng tuđầu tiên xem việc học là một phần chính yếu trong toàn bộ đời sống của một cộng đoàn đan tu.
1. Công việc trí óc đã thay chỗ cho công việc tay chân.
2. Dòng Đa Minh cổ vũ việc giảng thuyết và học hành của chính mình và không ủng hộ công việc đồng áng hoặc các nghề thủ công.
3. Học hành không phải là một yếu tố phụ như đối với các đan sĩ và Dòng tuthời sơ khai.
a) Các trường đan tu và nghệ thuật tự do.
b) Thần học chiêm niệm của đời đan tu nhằm tự thánh hóa.
c) Nhưng học hành là một điều thiết yếu đối với chúng ta : Không học hành thì không phải là một tu sĩ Đa Minh.
D. Vì học hành theo Đa Minh cũng là một hoạt động đan tu và chiêm niệm (việc học phải có tính cầu nguyện).
1. Hiểu biết Thiên Chúa và Chân Lý của Người đẩy mạnh việc chiêm niệm, cầu nguyện và tự thánh hóa của chúng ta.
2. Học hành là một phần chuẩn bị (như một lời cầu nguyện của người đan sĩ) cho việc giảng thuyết. Thường xuyên ngẫm nghĩ về Chúa.
3. Có một nét tri thức trong linh đạo của chúng ta nhằm nuôi dưỡng tác vụ đạo lý.
4. Trong thực tế, học hành cũng là việc thực hành khổ chế và sám hối cơ bản của Dòng. Nguy hiểm : Sự cám dỗ của hành động để tránh khỏi bàn học, mong muốn những kết quả tức thời. Mandonnet : Đọc, vui thích/học, vui thích/viết, sám hối.
E. Học hành thì được ưu tiên hơn tất cả những kỷ luật đan tu khác (đời sống chính yếu của đan sĩ và kinh sĩ).
1. Giảng thuyết, sau đó là học hành, sau nữa là đời đan tu.
2. Khi cần thiết, những kỷ luật đan tu nhường chỗ (nghĩa là miễn chuẩn) cho việc giảng thuyết và học hành.
3. Dầu vậy, cả ba (giảng thuyết, học hành và đời đan tu) thường được giữ quân bình và hài hòa với nhau.
4. Đời sống chiêm niệm, thần niệm, khổ chế, phụng vụ mang tính đan tu không thể thay thế cho việc giảng thuyết và học hành.
F. Lý tưởng học hành của cha thánh là một trong những quan niệm cách mạng nhất đã đưa vào đời sống đan tu.
1.Cha Đa Minh đã nối kết việc giảng thuyết với văn hóa tri thức.
2. Đặc biệt là thần học, tiếp theo triết học như phương tiện để giải thích thần học; và cùng với triết học, thần học giữ vai trò lãnh đạo trong tất cả tri thức nhân loại.
3. Anh Em Giảng Thuyết phải nhận thức rõ về văn hóa nổi bật này trong mọi thời đại.
4. Nhưng luôn luôn cân nhắc, học hỏi và phân định, thích ứng trong ánh sáng của Chân Lý Thánh với Mạc Khải chỉ dẫn.
5. Một tu sĩ Đa Minh không nên là một nhà thần học “hạn hẹp”; mặt khác, cũng không nên bỏ qua thần học và thay thế thần học bằng những khoa học nhân văn.
a) Những ưu tiên : Chân Lý thánh – Thần học (Kinh Thánh, Biểu tượng, Giáo phụ, Hệ thống)
b) Triết học – lý trí có hệ thông để nghiên cứu và giải thích Mạc Khải.
c) Những quy tắc và khoa học nhân văn khác, nhưng hướng đến Giảng thuyết và Thần học.
IV. Đời sống tông đồ, khó nghèo hành khất.
A. Những nhà giảng thuyết là những giáo sĩ tông đồ, học hành và khó nghèo. Khó nghèo theo cách thức của Đức Kitô và các Tông Đồ của Ngài.
B. Cha Đa Minh mong muốn lời khấn khó nghèo được hiểu theo dạng thức mới.
1. Không chỉ là khó nghèo của một tu sĩ đã khấn – khước từ quyền sở hữu.
2. Nhưng là để diễn tả việc “hạn chế những nhu cầu thiết yếu” thậm chí ngay ở cộng đoàn, có hoặc không có khó nghèo tập thể.
3. Các anh em phải có đủ nguồn cung cấp để duy trì cuộc sống, hoạt động tông đồ, học hành và đời sống cộng đoàn.
4. Nguồn cung cấp đó đến từ những thu nhập chính thức, của bố thí, và việc khất thực nếu cần phải bổ sung thêm.
5. Cha Đa Minh cuối cùng tin rằng, việc khất thực hoàn toàn, khó nghèo tập thể là điều đáng ao ước nhất.
C. Cha Đa Minh có một cái nhìn về khó nghèo ở một tầm mức cao hơn :
1. Đây là một phần trong hoạt động tông đồ của Cha Đa Minh với lạc giáo Cathars, nhưng xét một cách chung, đó cũng là vì điều tốt lành cho tín hữu.
2. Dấu chỉ của sự tín thác trọn vẹn vào Thiên Chúa. Một cuộc sống không có thu nhập bảo đảm, tin tưởng vào sự Quan Phòng của Đức Chúa.
3. Cung cấp những lợi ích tinh thần cho cá nhân nhà giảng thuyết.
D. Viễn cảnh.
1. Đức khó nghèo là một phần của đời đan tu cùng với việc tuân giữ kỷ luật; đối với người Đa Minh vẫn còn “khất thực” trong tinh thần – được thực hiện trước tiên trong những thực hành đan tu truyền thống.
2. Như thế, khó nghèo là một phương tiện, chính nó không bao giờ là mục đích, và Cha Thánh đã suy nghĩ như thế.
3. Khó nghèo là một phương tiện phục vụ cho mục đích giảng thuyết; vì lý do đó, có thể miễn trừ nếu khó nghèo gây cản trở và làm mất hiệu quả hoạt động tông đồ.
4. Hoàn toàn khác biệt với tinh thần khó nghèo của Phanxicô.

V. Đời đan tu / cuộc sống kỷ luật.
A. Anh Em Giảng Thuyết vẫn giữ được đời đan tu đúng nghĩa.
B. Tự thánh hóa bản thân.
1. Đan sĩ tự thánh hóa mình qua đời sống chung, luật lệ, kinh phụng vụ và những thực hành khổ chế.
2. Từ quan niệm cứu độ linh hồn của mình bằng sự thánh thiện và nhân đức, lối sống đan tu là một mục đích.
C. Xét theo mức độ của Dòng và hoạt động tông đồ giảng thuyết của Dòng, lối sống đan tu là một phương tiện.
1. Đó là phương tiện chính yếu và không thể hủy bỏ, cũng không được phớt lờ trong thực tế.
2. Người Đa Minh khi ấy là một “đan sĩ” xét ở cả mức độ tự thánh hóa bản thân và ở mức độ toàn Dòng, dù cho có sự thích ứng với hoạt động tông đồ.
3. Vì là một nhà giảng thuyết và là một nhà giảng thuyết chăm lo nghiên cứu, đặc tính đan tu được đáp ứng cho hoạt động tông đồ, đặc tính này được điểm tô và được nhấn mạnh nhờ mục đích của Dòng – giảng thuyết để cứu rỗi các linh hồn (cùng đích xác định những mục đích trung gian).
a) Kỷ luật tu trì không phải là chiêm niệm của đan sĩ để thánh hóa bản thân, cũng không phải là tinh thần của giáo sĩ giáo phận.
b) Kỷ luật tu trì nảy sinh từ lối sống đan tu đã được đổi mới của kinh sĩ Dòng vốn là người gắn kết kỷ luật tu trì này với hoạt động tông đồ giáo sĩ.
c) Kinh sĩ Dòng đã đặt đời đan tu bên cạnh hoạt động tông đồ, nhưng đối với người Đa Minh, lối sống đan tu thúc đẩy hoạt động tông đồ giảng thuyết và ngược lại.
d) “Cha Đa Minh thực hiện tiến trình này theo Luật thánh Âu-tinh; và sau cùng, kinh sĩ được hoán chuyển thành một tông đồ” (Office, II Noct., 4th Ant).
D. Đời đan tu và chiêm niệm Đa Minh phải nhất thiết phải lan tỏa ra bên ngoài cho những người khác trong việc hoạt động tông đồ giảng thuyết.
1. Việc tự thánh hóa chuẩn bị cho anh em và có một hiệu quả trên người tín hữu hoặc trên những ai mà người tu sĩ giảng thuyết cho.
2. Chiêm niệm và trao cho người khác điều mình đã chiêm niệm (Contemplare, et contemplata, aliis tradere).
a) Chiêm niệm là cho bản thân và cho người khác.
b) Những điều được chiêm niệm (contemplata) : Không phải là một động tính từ, nghĩa là “đã chiêm niệm”, nhưng là danh từ, nghĩa là trao cho người khác “những điều đã được chiêm niệm” (ví dụ : Nghĩa là trao cái hoa trái chiêm niệm của một người qua phương tiện giảng thuyết).
3. Liệu đời đan tu của chúng ta chỉ là vì lợi ích riêng của mình, hoặc chúng ta bỏ qua đời đan tu vì lợi ích hoạt động – trong cả hai trường hợp đều là sai hoàn toàn.

VI. Các viễn cảnh :
A. Anh Em Giảng Thuyết vừa là đan sĩ trong tu viện vừa là một tông đồ giáo sĩ bên ngoài.
B. Học hành là chiêm niệm và khổ chế; vì thế, đó là phần chuẩn bị có tính đan tu cho việc giảng thuyết.
C. Đời sống phụng vụ, cầu nguyện chung, phụng vụ (Opus Dei) là một phần chính yếu trong đời sống đan tu cộng đoàn.
1. Đó là lối cầu nguyện chính thức và thường tình của người Đa Minh; cách thức cầu nguyện chủ yếu của chúng ta.
2. “Ngắn gọn và súc tích” (breviter et succincte) không có nghĩa là nhanh chóng, thay vào đó kinh phụng vụ không phải là chương trình cả ngày của chúng ta như đối với một người đan sĩ. Ngắn gọn so với những giờ kinh dài của đan sĩ, để dành thời gian cho hoạt động tông đồ và học hành.
D. Những thực hành khổ chế :
1. Duy trì ở một nơi theo hoạt động tông đồ và những hoàn cảnh lịch sử.
2. Không có những thực hành khổ chế đầy đủ như của một đan sĩ, nhưng dầu vậy, cũng không giống với các giáo sĩ thời hiện đại đã bỏ qua những thực hành khổ chế.
3. Thinh lặng : Giúp đỡ chiêm niệm và học hành cũng như là một sự sám hối. Suy gẫm về Chúa.
4. Tu phục, xuống tóc : Những dấu chỉ của sự rời bỏ khỏi thế gian; một nhắc nhở về căn tính của chúng ta.
5. Tất cả những thực hành với lòng khiêm tốn, đơn sơ là tâm tình thống hối, thanh tẩy (tội lỗi) – rất hữu ích trong việc kiềm chế tính kiêu ngạo của đời sống tri thức (học hành).

VII. Tính linh động đan tu Đa Minh.
A. Thể hiện qua quyền miễn chuẩn.
B. Nguyên do : Kỷ luật đan tu là một phương tiện hướng tới mục đích giảng thuyết. Đời sống Đa Minh là nhắm đến ơn cứu độ của những kẻ khác, chứ không chỉ cho riêng mình.
C. Hiểu biết về quyền miễn chuẩn của Dòng Đa Minh.
1. Được sử dụng trong những lúc cần thiết; ví dụ : Khi kỷ luật đan tu ngăn trở mục đích của Dòng.
2. “Vì việc giảng thuyết, học hành và hoạt động tông đồ”.
3. Không vì những nguyên do cá nhân như an phận, tháo thứ, lười biếng, thiếu nhiệt tâm trong cầu nguyện hoặc kỷ luật.
4. Quyền miễn chuẩn được ban ra không phải bởi chính chúng ta, nhưng bởi Bề trên và các Bề trên cao cấp.
5. Nếu không có ba lý do trên, chúng ta sẽ sống nghiêm túc kỷ luật đan tu : Cung nguyện, thống hối, v.v.
6. Đối với đan sĩ, không có nhu cầu để xin miễn chuẩn vì đan sĩ không có hoạt động tông đồ. Luật (Dòng) là chương trình cố định không thay đổi nhắm đến ơn cứu độ cá nhân.
D. Sự miễn chuẩn của Dòng Đa Minh là điều gì đó mới hoàn toàn trong đời sống đan tu. Trước đây, sự miễn chuẩn là vì cho chính bản thân đan sĩ xin được an nhàn; còn với chúng ta, miễn chuẩn là vì sự thiện ích tông đồ cho những linh hồn khác. Sự miễn chuẩn này cấp tiến đến nỗi Cha Đa Minh cho phép các Bề trên sở tại được phép ban quyền miễn chuẩn, không chỉ riêng đối với Bề trên cao cấp nhất.
E. Bổn phận có liên quan đến quyền miễn chuẩn : Cá nhân anh em phải ghi nhớ rằng chiêm niệm và đời sống đan tu là sự chuẩn bị cần thiết cho việc giảng thuyết, chỉ được xếp sau ý nghĩa quan trọng của học hành. Không mang tính hoạt động hoàn toàn như Dòng tungày nay.

VIII. Danh hiệu Dòng Anh Em Giảng Thuyết thể hiện đầy đủ bản chất của
Dòng Đa Minh.
A. Hoạt động tông đồ giảng thuyết là ý tưởng cốt lõi của chúng ta.
B. Danh xưng của chúng ta cho biết chức năng của chúng ta không giống Dòng Xitô (tên của một một nơi), Dòng Biển Đức (tên của một vị giáo phụ), Santiago hay Victorine (tên của một vị bảo trợ), Minorite (một phẩm tính của đời sống Kitô giáo).
C. Cha Humbert Roman nói : “Chúng ta là những nhà giảng thuyết, không phải những Anh Em St.Jacques, anh em St.Nicholas, v.v.”
D. Nhắc nhớ rằng, vì là những nhà giảng thuyết, chúng ta có một mục tiêu lâu dài, vĩnh cửu, phổ quát, cho tới khi Giáo hội còn tồn tại, cho đến tận cùng thời gian (những nhà giảng thuyết và thầy dạy đạo lý Kitô giáo, không phải những kẻ hoạt động nhất thời).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here