Thời Bút Chiến Về Kitô Học: Thánh Isidore De Séville (560-636)

0
1090


GIÁO PHỤ HỌC – PATER ECCLESIAE

(THẦN HỌC CỦA CÁC GIÁO PHỤ)

Lm. Antôn Trần Minh Hiển, Giáo sư ĐẠI CHỦNG VIỆN HUẾ

***

***

CHƯƠNG V

THỜI BÚT CHIẾN VỀ KITÔ HỌC

(431 – 750)

***

PHẦN II

CÁC GIÁO PHỤ TÂY PHƯƠNG

***

ĐOẠN V

THÁNH ISIDORE DE SÉVILLE

VỊ GIÁO PHỤ CUỐI CÙNG CỦA TÂY PHƯƠNG

(560-636)

 

Sinh tại Carthagène, Tây Ban Nha, vào khoảng năm 560, thánh Isidore là em ruột của Thánh Léandre Tổng Giám Mục Séville và đã kế vị anh cả mình tại Toà Tổng Giám Mục này từ năm 601 đến 636, năm Ngài qua đời. Ngài đã có công rất lớn trong việc đem lại một tổ chức vững chãi cuối cùng chẳng những cho Giáo Phận mình mà còn cho toàn Giáo Hội Tây Ban Nha nữa.

174 Isidore040Riêng về mặt trí thức, Ngài là văn sĩ Latin xuất sắc nhất của thế kỷ thứ 7 và được coi là Giáo phụ cuối cùng của Tây Phương. Đây thật là một nhà bảo lưu vĩ đại sản nghiệp tư tưởng của những thế hệ Cổ thời trước Ngài. Rất thông thạo khoa học của thời đại, lại có một hoạt động trí thức phong phú, Ngài đã khai thác một cách tuyệt hảo những kho tàng văn hóa cổ điển để phổ biến cho các dân tộc man di thuộc dòng giống Đức đang đua nhau tòng giáo. Vì thế Ngài đã trở thành bậc Thầy của thời Trung Cổ và đã để lại những tác phẩm, tuy phần lớn chỉ là góp nhặt và phóng tác theo những nguyên liệu ngoại lai có sẵn, nhưng lại có một ảnh hưởng lớn lao trên toàn Tây phương. Cũng vì sự nghiệp trí thức này mà năm 1722 Đức Benoĩt XIV đã tuyên phong Ngài là Tiến sĩ Hội Thánh.

Dưới đây là mấy dòng sơ lược về các tác phẩm của Thánh Isidore:

1 – Bộ “Sur l’origine de Certaines choses” (Về nguồn gốc một số điều) hay “Etymologies” (các cội nguồn). Đây là một bộ bách khoa về thế giới Hy La ngoại giáo và Kitô giáo. Bộ Tổng luận gồm 20 quyển này đã trở thành nguồn trí thức cho cả thời Trung Cổ.

2 – Bộ “Libri tres sententiarum” (3 quyển cách ngôn) là sách giáo khoa tín lý, rất dồi dào các trích dẫn Giáo Phụ.

3 – Cuốn “De fide catholica contra Judaeos” (Về đức tin công giáo chống người Do thái).Đây là một tác phẩm hộ giáo nhằm minh chứng Đức Giêsu là Đấng Cứu thế mà người Do thái thật đã sai lầm khi từ chối không thừa nhận Người.

4 – Cuốn “De ecclesiasticis officiis” trình bày việc phụng tự Thiên Chúa và những chức phận của các giáo sĩ.

5 – Cuốn “De Viris illustribus” (về các danh nhân), tiếp nối những tác phẩm của Thánh Jérome và của Gennade mang cùng một tên gọi.

6 – Cuốn “Chronique” (Biên niên sử) hay “Histoire des Wisigoths, des Vandales et des Suèves” (Lịch sử dân Wisigoths, dân Vandales và dân Suèves), gồm những cóp nhặt rút ra từ những tác giả Kitô giáo trước Ngài. Sách cho ta thấy mặc dầu chính thức là người Romanus, thánh Isidore đã có một cảm tình rất sâu đậm và nói được là tình yêu thắm thiết đối với dân Wisigoths mà Ngài coi là những người thừa kế của Romanus tại Tây Ban Nha, và Ngài rất vui sướng về sự kế tục này. Ta cũng ghi nhận rằng chính thánh Isidore đã có công lớn trong việc khơi dậy và củng cố mạnh mẽ, nơi người Romanus và các dân tộc man di thuộc dòng giống Đức, một ý thức sâu đậm là “họ có cùng chung một nền văn hóa đồng nhất”. (Vossler).

Ngoài ra thánh Isidore có viết một số tác phẩm Chú giải Thánh Kinh như cuốn:

“Questiones in Vetus Testamentum”: các vấn đề về Cựu ước.

“De ortu et obitu patrum”: về sự xuất hiện và ra đi của các Tổ Phụ (chú thích về tiểu sử của 86 nhân vật trong Thánh Kinh).

Sau cùng Ngài còn là tác giả của cuốn “Regula monachorum”, một tác phẩm tu đức.

Ba năm trước khi qua đời, Ngài đã đứng ra triệu tập và chủ toạ công đồng thứ IV toàn quốc nhóm họp tại Tolède vào năm 633.

Lễ Thánh Isidore được mừng vào ngày 4 tháng 4

Một ví dụ về công việc của Isidore

recaredoue0Cuốn VI trong bộ Etymologies chủ yếu bàn về sách. Sau khi đã giải thích ở chương XIII về những chữ Codex (Bộ), Livre (cuốn sách) và volume (tập). (Bộ bao gồm nhiều cuốn sách (livre), mỗi cuốn chỉ gồm một tập…), Ngài bàn về những người chép sách (copistes = librarii) và những dụng cụ của họ (chương XIV).

“Libraire”: ngày xưa có nghĩa là người bán sách. Nhưng Libraire có cùng một nghĩa với “Antiquaire” ( = copiste: copiste: người chép sách). Nhưng những người sao chép cả tác giả cổ lẫn tác giả mới thì goị là “libraire”, còn chỉ sao chép tác giả cổ thì bọi là “Antiquaire”, từ chỗ đó mà họ có tên như hiện nay.

Ký lục” (Scribe): tên phát xuất từ động từ“écrire” (écrire), chính bản chất của từ ngữ diễn tả việc làm.

Dụng cụ của người ký lục là bút sậy (calame) và bút lông (plume). Chúng được dùng để ghi đậm nét trên trang sách. Bút sậy làm từ thảo mộc, bút lông từ chim muông, đầu ngòi bút chẻ đôi, nhưng thân bút vẫn giữ sự duy nhất, đó là vì mầu nhiệm, tôi nghĩ như thế: hai đầu nhọn biểu thị Cựu và Tân Ước; bí tích của Ngôi Lời, đổ tràn do máu cuộc tử nạn, diễn ta…

Phiếu (Fiche, scheda) là cái luôn có thể sửa chữa, và chưa được gọi là đưa vào sách. Đây là một từ Hi lạp, cũng giống như chữ “Tome” (tập, tuyển).[1]

 

 

 


[1]PL. 82, 241B-242A.