Giải Thích Bộ Giáo Luật Năm 1983 Của Hội Thánh Công Giáo

0
4425


 GIẢI THÍCH

BỘ GIÁO LUẬT NĂM 1983

CỦA HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

Tác giả: Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP.

***

***

 Lời giới thiệu:

Ngày 25-01-1959, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã loan báo triệu tập Công Đồng Chung Vatican II, đồng thời cũng tuyên bố rằng, biến cố này là một sự chuẩn bị cần thiết cho việc canh tân Giáo Luật, được Đức Giáo Hoàng Benedict XV công bố ngày 27-05-1917, và chính thức có hiệu lực từ ngày 19-05-1918 (Quen gọi là Bộ Giáo Luật 1917).

Để thực hiện việc canh tân Giáo luật, một công việc không hề giản đơn, ngày 28-03-1963, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã thiết lập “Ủy Ban Duyệt Xét Lại Giáo Luật”, với Đức Hồng Y Phêrô Ciriaci làm chủ tịch và Đức ông Giacomo Violardo làm thư ký. Ngày 17-04-1964, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã bổ sung thêm 70 vị cố vấn vào Ủy Ban này; và sau này Đức Giáo Hoàng còn đặt thêm các Hồng Y thành viên khác cũng như nhiều cố vấn đến từ khắp nơi trên hoàn cầu để cộng tác hoàn thành công việc của Ủy Ban này.

Sau 24 năm kể từ khi Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII tuyên bố tu chính lại Bộ Giáo Luật 1917, ngày 25-01-1983, Qua Tông Hiến “Sacrae Disciplinae Leges”, Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô II đã quyết định công bố “Bộ Giáo Luật mới” cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo Toàn Cầu (Quen gọi là Bộ Giáo Luật 1983); và chính thức có hiệu lực pháp lý từ thứ tư lễ Tro năm 1983. Trong Tông Hiến này, Ðức Giáo Hoàng không những giải thích lý do của việc tu chính Bộ Giáo Luật, nhưng nhất là lý do hiện hữu của luật pháp trong Giáo Hội. Mục đích của luật lệ không những chỉ nhằm duy trì trật tự trong Giáo Hội xét như là một cộng đoàn, nhưng nhất là nhằm phục vụ sứ mạng mà Ðức Kitô đã trao phó: thông truyền các ân huệ cứu rỗi, đặc biệt là Lời Chúa và các Bí Tích.

Để mọi Kitô hữu hiểu rõ hơn cũng như nhắm đến thiện ích chung của toàn thể Giáo hội, đặc biệt Giáo hội Việt Nam, Học viện Đaminh xin gửi đến quý vị bản “Giải thích BỘ GIÁO LUẬT NĂM 1983” do linh mục Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP. biên soạn.

***

MỤC LỤC

BỘ GIÁO LUẬT 1983

 

PHẦN DẪN NHẬP

            I. Giáo luật

            II. Lịch sử lập pháp của Giáo hội

            III. Bộ Giáo luật 1983

            IV. Những chiều kích mới của bộ Giáo luật

            V. Bố cục của bộ Giáo luật

 

QUYỂN I : NHỮNG QUI TẮC TỔNG QUÁT

            I. Dẫn nhập

            II. Những điều mở đầu

            III. Luật Giáo hội

            IV. Tục lệ

            V. Luật hành chánh của Giáo hội

            VI. Thể nhân và pháp nhân

            VII. Hành vi pháp lý

            VIII. Quyền lãnh đạo

            IX. Giáo vụ

            X. Thời hiệu và cách tính thời gian

 

QUYỂN II : DÂN THIÊN CHÚA

      Phần I : Các tín hữu Kitô

            I. Các tín hữu Kitô nói chung

            II. Nghĩa vụ và quyền lợi của những tín hữu Kitô giáo dân

            III. Các thừa tác viên thánh hay giáo sĩ

            IV. Giáo sĩ nhập tích giáo phận

            V. Nghĩa vụ và quyền lợi của các giáo sĩ

            VI. Giám vụ đối địa

            VII. Những hiệp hội các tín hữu Kitô

      Phần II : Cơ cấu phẩm trật của Giáo hội

            I. Quyền tối thượng của Giáo hội

            II. Các giáo hội địa phương

            III. Những tổ chức kết hợp các giáo hội địa phương

            IV. Tổ chức nội bộ của các giáo hội địa phương

            V. Hội đồng giáo phận

            VI. Tòa giám mục giáo phận

            VII. Các hội đồng trong giáo phận

            VIII. Các giáo xứ, các linh mục chính xứ và phó xứ

            IX. Các chức vụ khác trong giáo hội địa phương

      Phần III : Các tu hội đời sống thánh hiến và các hội đời sống tông đồ

            I. Dẫn nhập

            II. Những qui tắc chung

            III. Các tu hội dòng

            IV. Lãnh đạo các tu hội

            V. Thâu nhận ứng sinh và huấn luyện thành viên

            VI. Nghĩa vụ và quyền lợi của các tu hội

            VII. Việc tông đồ của các tu hội

            VIII. Các thành viên rời tu hội

            IX. Các tu hội đời

            X. Các hội đời sống tông đồ

 

QUYỂN III : NHIỆM VỤ GIÁO HUẤN CỦA GIÁO HỘI

            I. Những điều dẫn nhập

            II. Thừa tác vụ Lời Chúa

            III. Hoạt động truyền giáo của Giáo hội

            IV. Giáo dục Công giáo

            V. Các phương tiện truyền thông xã hội và sách báo

 

QUYỂN IV : NHIỆM VỤ THÁNH HÓA CỦA GIÁO HỘI

      Phần I : Các bí tích

            I. Một vài khái niệm

            II. Bí tích Rửa tội

            III. Bí tích Thêm sức

            IV. Bí tích Thánh Thể

            V. Bí tích Sám hối

            VI. Bí tích Xức dầu bệnh nhân

            VII. Bí tích Truyền chức thánh

            VIII. Bí tích Hôn nhân

      Phần II : Các việc phụng tự khác

      Phần III : Nơi thánh và thời gian thánh

 

QUYỂN V : TÀI SẢN TRẦN THẾ CỦA GIÁO HỘI

QUYỂN VI : CHẾ TÀI TRONG GIÁO HỘI

            I. Tội phạm và hình phạt

            II. Hình phạt cho từng tội phạm

 

QUYỂN VII : TỐ TỤNG

            I. Xử án nói chung

            II. Tố tụng hộ sự

            III. Một số vụ tố tụng đặc biệt

            IV. Tố tụng hình sự

            V. Thượng cầu hành chánh