Văn kiện: Kinh tế phục vụ đặc sủng và sứ vụ. Phần IV

0
903

BỘ ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN VÀ CÁC TU ĐOÀN TÔNG ĐỒ

——————–

CÁC HƯỚNG DẪN

QUẢN TRỊ KINH TẾ

HƯỚNG ĐẾN PHỤC VỤ ĐẶC SỦNG VÀ SỨ VỤ

————-

Phần I. SỐNG LẠI KÝ ỨC VỀ ĐỨC KITÔ KHÓ NGHÈO

Phần II: CÁI NHÌN CỦA THIÊN CHÚA: ĐẶC SỦNG VÀ SỨ VỤ

Phần III. CHIỀU KÍCH KINH TẾ VÀ SỨ VỤ

Phần IV. CHỈ DẪN HÀNH ĐỘNG

50. Trong việc quản trị các tài sản và quản lý các công tác, sự phân định “nhắm vào các hướng đi, các mục đích, ý nghĩa và các tác động từ xã hội và Giáo Hội trong các lựa chọn kinh tế của Dòng tu”[1]. Từ viễn ảnh ấy, một vài chân trời đã đọc ra thực tại và một vài tiêu chí căn bản cho việc phân định đã được xác định.

Các bối cảnh quan trọng mà các hoạt động kinh tế được đưa vào chính là: một nền kinh tế đặt con người là trọng tâm, con người toàn thể và đặc biệt là người nghèo; giải thích các cấu trúc kinh tế như một công cụ của hoạt động truyền giáo trong Giáo Hội; và – cuối cùng – một cấu trúc kinh tế truyền giáo mang đặc tính chia sẻ và cộng đoàn.

Những chân trời này được thể hiện trong một số tiêu chí cơ bản.

51. Trung tín với Thiên Chúa và với Tin Mừng. Mỗi đời sống thánh hiến đều đặt Thiên Chúa là ưu tiên của mình, trong việc đi theo Chúa Kitô (sequela Christi). Mỗi tu sĩ trước hết phải đặt tất cả tâm trí của mình vào Người, chiêm ngắm Người, học từ Người, bắt chước Người, noi theo Người, là Đấng nghèo khó, khiết tịnh, và vâng phục, để từ đó có thể trở thành những người trung thành loan báo Tin Mừng. Đây là lý do cần thiết của “ân huệ trong việc lắng nghe: lắng nghe Thiên Chúa, để cùng với Người, chúng ta nghe thấy tiếng khóc than của dân chúng; lắng nghe tất cả cho đến khi chúng ta hít thở trong ý muốn mà Thiên Chúa đang mời gọi chúng ta”[2].

Trung tín với đặc sủng. Mỗi đặc sủng “luôn luôn là một thực tại sống động” được kêu gọi để “được phát triển trong sự trung tín sáng tạo”[3]. Trung tín với đặc sủng, do đó, là sự hài hòa giữa các lựa chọn thực tế trong một hoàn cảnh nhất định và bản sắc cốt lõi của Dòng tu.

Khó nghèo. Một “sự khổ hạnh có trách nhiệm”[4], một “sự khiêm tốn lành mạnh và sự thanh đạm vui tươi”[5] giữa các nhận thức thiên về tài sản sở hữu mà chú trọng đến sử dụng những tài sản của một người với mục đích phát triển một tấm lòng sẵn sàng để lắng nghe “tiếng than khóc của người nghèo, những người luôn mãi nghèo và những người nghèo mới”[6].

Sự tôn trọng bản chất Giáo Hội của các tài sản. Tài sản của các Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ là những tài sản thuộc về Giáo Hội (GL 634 § 1) vốn được dùng cho các mục đích của Giáo Hội (GL. 1254). Do đó, khi sử dụng chúng, các Dòng tu được kêu gọi để đảm bảo bản chất của những tài sản ấy và tuân thủ các qui định Giáo Luật liên quan.

Tính bền vững của các công việc. Các công việc của các Dòng tu, tự bản chất, cũng nằm trong hệ thống kinh tế và xã hội. Do đó, một việc  sẽ bền vững khi nó duy trì cách tiếp cận cân bằng đối với các vấn đề tài chính và tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có.

Sự cần thiết trong việc lập báo cáo. Báo cáo là một cách thức giúp chia sẻ công khai các lựa chọn, hành động và kết quả. Do đó, quyền tự trị hợp pháp của các Dòng tu bao gồm việc chịu trách nhiệm đối với quyết định quản trị và cách thức các quyết định ấy được thực hiện, nhưng luôn luôn phải tuân thủ các yêu cầu của luật phổ quát và luật riêng.

52. Trong các tình huống cụ thể, các tiêu chí cho sự phân định được tìm thấy trong các truyền thống lành mạnh của mỗi Dòng tu, và trong các yêu cầu riêng của từng bối cảnh xã hội và luật pháp.

Các chiều kích và việc tổ chức các cơ cấu, bản chất của các hoạt động, phạm vi lãnh thổ hoạt động, các yêu cầu pháp lý hiện hành, và các phương thức tương quan giữa nhà nước và Giáo Hội là những yếu tố tạo nên sự phân chia, đôi khi đáng kể, các khác biệt giữa từng Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ.Vì thế, những khác biệt như vậy phải được xem xét, không phải bằng cách bỏ đi các tiêu chí nền tảng, mà bằng cách làm cho những tiêu chí nền tảng ấy được xem xét dưới phương diện lịch sử trong nhiều hoàn cảnh khác nhau.

53. Về việc quản trị các tài sản, cơ cấu tổ chức của mỗi Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng. Thực vậy, thông thường các tài sản dùng vào đời sống của các cộng đoàn thì thuộc sở hữu của Dòng tu, nhưng khi đề cập đến các công việc lại có nhiều mô hình rất khác nhau, thường được qui định dựa trên mô hình khác biệt giữa Nhà nước và Giáo Hội, bởi những nhu cầu cụ thể chiếu theo bản chất của những công việc tương tự như thế, và / hoặc bởi quy mô của hoạt động nữa. Do đó, ở một số trường hợp, trong khi các công việc thuộc quyền của các Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ, thì trong các trường hợp khác, những công việc ấy tồn tại như những thực thể pháp lý riêng biệt, thường được tổ chức như những thiện quỹ hoặc hiệp hội.

54. Không bao giờ được phép bỏ qua những đòi hỏi mà luật dân sự áp dụng cho mỗi Dòng tu và Tu Đoàn và cho các tỉnh Dòng hoặc những phần tương đương với tỉnh của Dòng tu ấy (x. GL. 620). Việc tham chiếu theo Giáo luật đối với các luật dân sự đã định về các khế ước (GL. 1290) và, cuối cùng, việc sử dụng các văn bản kí kết giữa giữa Nhà nước và Giáo Hội củng cố việc tuân giữa luật dân sự theo cùng cách thức tuân giữ những đòi hỏi trong Giáo luật (GL. 22).

Sự cần thiết phải bảo vệ các tiêu chí cơ bản và sự cần thiết phải xem xét tình huống cụ thể đã đưa ra các quy trình hoạt động vừa có phần phung vừa cụ thể cho từng thực thể, do đó, có thể đáp ứng đòi hỏi tôn trọng những đặc điểm cụ thể trong từng khu vực và các kết quả dự kiện.

Quản trị kinh tế

55. Luật phổ quát và luật riêng

Các tài sản thuộc các Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ vì là tài sản Giáo Hội, nên cũng được chi phối bởi các quy định của Quyển V về tài sản Giáo Hội, trừ khi đã minh thị dự liệu cách khác (X. GL. 635 § 1).

Việc quản trị các tài sản này, tương tự như đã được qui định trong Quyển V của bộ Giáo Luật, được điều chỉnh bởi các điều 634-640 dành cho các Dòng tu, điều 718 đối với các Tu đoàn và điều 714 dành cho các Tu đoàn Tông Đồ.

Mỗi Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ phải ấn định các quy tắc thích hợp về sự sử dụng và quản trị tài sản (x. GL. 635).

56. Đức Giáo Hoàng

“Chiếu theo chức vụ cai trị tối thượng, Ðức Thánh Cha là người quản trị và phân phối tối cao của tất cả các tài sản của Giáo Hội” (GL. 1273) và có quyền tài phán trên tất cả tài sản này, là những quyền được dành riêng ngài như là vị lãnh đạo tối cao của toàn thể Giáo Hội. Quyền can thiệp này có nền tảng không phải trong việc nắm giữ quyền làm chủ các tài sản của Giáo Hội nhưng nằm ở chức vụ Giáo Hoàng với quyền lực tối cao trên toàn Giáo Hội.[7]

57. Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Tu đoàn Tông Đồ

Bộ Đời sống Thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ “giải quyết những gì luật ấn định thuộc thẩm quyền Tòa Thánh liên quan đến đời sống và hoạt động của các Tu đoàn và tu đoàn, đặc biệt là việc phê chuẩn hiến pháp, cách thức điều hành và công việc tông đồ, sự thu nhận và huấn luyện cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên, chuẩn lời khấn, sa thải các thành viên và quản trị tài sản”[8].

Đối với các hành vi chuyển nhượng và các hành vi mà theo đó những pháp nhân công có thể bị tổn hại, thì buộc phải có phải có phép của Tòa Thánh. Bộ Đời sống Thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ, trong những trường hợp được luật quy định (x. GL. 638 § 3), sẽ cấp phép, tuy nhiên, không kèm theo bất kỳ trách nhiệm kinh tế nào. Sự cho phép này nhằm đảm rằng việc giao dịch “phù hợp với các mục đích của sản nghiệp của Hội Thánh. Trách nhiệm đã được ủy thác trong sự can thiệp này hoàn toàn dựa trên việc thực thi thích hợp các quyền lực của Giáo Hội. Do vậy, sự cho phép không phải là một vi chiếm hữu trên các sản nghiệp, nhưng đúng hơn là thẩm quyền quản trị nhằm đảm bảo việc sử dụng tốt hơn đối với các tài sản của các pháp nhân công trong Giáo Hội”[9].

Bộ có thông lệ tiếp nhận hạn mức tối do Hội Đồng Giám mục ấn định cho từng khu vực.

58. Tổng tu nghị

Trong đời sống thánh hiến, việc quản trị trong các lĩnh vực kinh tế thì hòa hợp với đặc sủng, việc truyền giáo và hướng dẫn đức khó nghèo. Các quyết định quản trị vốn đảm bảo các khía cạnh này phải có những dạng thức của đời sống cộng đoàn, tránh việc chỉ ủy quyền đối với các quyết định kinh tế cho một nhóm hoặc cho một người duy nhất.

Tổng Hội có thẩm quyền thi hành “quyền bính tối cao trong Dòng chiếu theo các quy tắc của hiến pháp” (GL. 631 § 1), để thiết lập các cách thức cơ bản trong việc tiến hành các vấn đề về kinh tế – quản trị và để xây dựng một kế hoạch đặc sủng của Dòng kèm theo các chỉ thị tương ứng.

Vì là kết quả của một tiến trình phân định chung của Giáo Hội trước thánh ý của Thiên Chúa, kế hoạch đặc sủng là hoa trái của một tầm nhìn chia sẻ, một sự diễn tả của cuộc hành trình đồng nghị được bắt đầu từ giai đoạn chuẩn bị Tổng hội cho đến lúc hoàn tất là khi việc đón nhận cách chính thức những văn bản của Tổng hội ấy.

Bề trên Tổng quyền cùng với Ban cố vấn của mình đưa ra các quyết định chấp hành về các tài sản và các công việc trong khuôn khổ của những suy tư được đúc kết và, nếu có thể được, không xuất phát từ một tinh thần xử lý khẩn cấp.

Tổng hội chuẩn bị và phê chuẩn kim chỉ nam kinh tế hoặc các văn bản tương tự khác, mà dựa trên những kinh nghiệm đã tích lũy qua thời gian, thúc đẩy một cách thức tiến hành, phù hợp bao nhiêu có thể với đặc sủng của Dòng, sứ mệnh và lời khuyên khó nghèo.

Tổng hội cần quy định tổng số tiền tối đa cho các quyết định quản trị bất thường đối với mỗi tỉnh Dòng.

Luật riêng của Dòng xác định đâu là các quyết định quản trị bất thường và các thủ tục cần thiết để thực hiện chúng (x. GL. 638 § 1 và GL. 1281).

59. Bề trên và Ban cố vấn

Trong các vấn đề quản trị kinh tế, các Bề trên hành xử cùng với ban cố vấn của mình chiếu theo luật phổ quát và luật riêng (x. GL. 627 và 638 § 1), và các chỉ dẫn nền tảng được thiết lập bởi Tổng Hội, đặc biệt đối với các quyết định quản trị bất thường.

60. Tỉnh Hội và Bề trên Giám Tỉnh

Tỉnh hội, trong những Dòng có cơ cấu này, dưới ánh sáng kế hoạch đặc sủng của Dòng đã được Tổng Hội phê duyệt, soạn thảo một cách thức đã được đề xuất để tiến hành những công việc theo kế hoạch chiếu theo thẩm quyền tương ứng đã được cho phép.

Theo các tiêu chuẩn được thiết lập bởi luật phổ quát và luật riêng, bề trên giám tỉnh, cùng với sự đồng ý của ban cố vấn, đệ trình lên Tổng quyền và Ban Tổng cố vấn những công việc cần đến sự phê chuẩn của các vị.

Khi các vấn đề quan trọng phát sinh, Giám tỉnh và Ban cố vấn nên thông báo những vấn đề ấy một cách kịp thời và hết sức cẩn trọng cho Bề trên Tổng quyền, là người phải được thông báo chiếu theo quyền hành mà vị ấy có trên toàn bộ Dòng theo qui định Giáo luật điều 622.

61. Hội đồng kinh tế

Theo qui định tại điều 1280, luật riêng của Dòng và của tình Dòng qui định một hội đồng cố vấn, hoặc một thực thể tương đương, đối với các vấn đề kinh tế.

Thành phần của cơ quan này có thể bao gồm sự cộng tác của giáo dân và các chuyên gia có kỹ năng chuyên môn phù hợp. Cùng với sự thỏa thuận của Ban cố vấn, Bề trên có thẩm quyền cho phép các hành động quản trị bất thường, buộc phải tham khảo ý kiến của Hội đồng kinh tế (x. GL. 127 § 2, 2º).

62. Cẩm nang Quản Trị

Bề trên có thẩm quyền cùng với Ban cố vấn của mình, nếu thích hợp, có thể áp dụng cẩm nang quản trị – đặc biệt là trong các Dòng phải quản lý những công việc công quan trọng có ảnh hưởng đến xã hội – vì chúng có thể cung cấp những hướng dẫn hành động theo khuôn khổ kế hoạch đặc sủngkim chỉ nam kinh tế.

Cẩm nang quản trị quy định cùng với những thứ khác, nội dung, các phương tiện và kế hoạch nào phải thông báo cho Bề trên có thẩm quyền. Nó qui định các hoạt động nào mà các Bề trên phải nhận được báo cáo. Điều này có giá trị đối với cả những hoạt động nội bộ của Dòng cũng như các hoạt động liên quan đến công tác hay tổ chức dân sự liên kết với Dòng. Cuối cùng, điều cần thiết là phải đảm bảo rằng những người chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động của Dòng phải thường xuyên thông báo cho Bề trên có thẩm quyền về kết quả công việc của họ.

Để duy trì tác động hiệu quả, cẩm nang quản trị nên được phổ biến trong Dòng và cần được xem xét lại cách định kỳ thông qua một qui trình với thời gian cũng được qui định rõ ràng.

63. Các Ủy Ban

Khả năng thành lập các ủy ban hoặc nhóm làm việc về các vấn đề hoặc các sự kiện kinh tế – luật pháp cụ thể được qui định theo luật riêng của Dòng. Luật phải nêu rõ mục đích của ủy ban, thời gian hoạt động của ủy ban và quy trình bổ nhiệm các thành viên. Khi thích hợp, khuyến khích sự tham gia của các giáo dân có trình độ chuyên môn vào các ủy ban này.

64. Quản lý

Trong việc chỉ định chức vụ quản lý, luật riêng sẽ qui định thể thức bầu chọn hay bổ nhiệm. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, việc chọn lựa phải xem xét đến vai trò ngày càng quan trọng của các kỹ năng chuyên môn cần thiết mà phù hợp với bản chất của các mỗi Dòng (x. GL 587 § 1), khả năng cộng tác với những người khác, lối hành xử thích hợp đối với nhiệm vụ được giao (x. GL 636 § 1), và thanh thoát đối với tài sản.

Tương tự với các qui định của Giáo luật liên quan đến nhiệm kỳ của chức vụ Bề trên (GL. 624 §§ 1 và 2), luật riêng phải cung cấp hướng dẫn xác định rõ nhiệm kỳ của chức vụ Quản lý, và cả thời gian thích hợp cho qui trình đào tạo và huấn luyện trong thời điểm chuyển giao chức vụ.

Luật riêng của Dòng tùy nghi để xác định việc liệu quản lý có phải là thành viên của ban cố vấn không. Điều thích hợp hơn là để quản lý tham gia vào những cuộc họp Hội đồng của Bề trên liên quan đến vấn đề kinh tế. Điều này đảm bảo cho Bề trên và Ban Cố vấn của ngài những thông tin cần thiết để có một quyết định sáng suốt, kể cả khi vị quản lý ấy có thể không có quyền để bỏ phiếu vì không phải là một thành viên của Hội đồng này.

Quản lý là thành viên chiếu theo chức vụ của Hội đồng Kinh tế được đề cập trong § 61.

Luật riêng nên dự liệu vị quản lý phải báo cáo thường xuyên (x. GL. 636 § 2 và 1284 § 3) dựa theo một qui trình được xác định và đánh giá định kỳ bởi Bề trên cùng với Ban cố vấn.

Chúng tôi đề nghị nên có những phương tiện hiệu quả trong sự hợp tác chung giữa vị Tổng Quản lý, Quản lý tỉnh Dòng, và những người chịu trách nhiệm trong công tác này.

65. Đại diện Pháp lý

Dòng, với tư cách là một pháp nhân, tương tác với các bên thứ ba thông qua vị đại diện pháp lý (x. GL. 118), trong phạm vi Giáo luật và lẫn trong phạm vi dân sự.

Khi thực hiện một hành vi với danh nghĩa và đại diện cho chính Dòng tu ấy, thì người đó thực hiện những quyết định của các vị Bề trên hợp pháp và Ban cố vấn, chiếu theo luật phổ quát và luật riêng, và do đó ràng buộc Dòng với bên thứ ba. Vì lý do này, nếu thấy phù hợp, vị đại diện pháp lý, khi không phải là thành viên của Ban cố vấn, có thể tham gia các cuộc họp của Ban vốn là nơi được bàn thảo các quyết định có liên quan đến dân sự.

Vị đại diện pháp lý luôn và chỉ hành động trong giới hạn được ủy quyền cho mình: vị ấy có thể thực hiện các hành vi quản trị thông thường. Đối với những hành vi quản trị bất thường, vị ấy cần được Bề trên có thẩm quyền cho phép. Mặt khác, khi vị ấy hành động mà không có sự ủy quyền, hoặc là trái ngược hoặc là vượt quyền được ủy thác cho mình, thì vị đó không còn đại diện cho Dòng nữa.

Nếu vị đại diện pháp lý thực hiện hành vi cách vô hiệu, thì Dòng sẽ không phải chịu trách nhiệm cho hành động ấy. Những hành vi mà vị đại diện pháp lý thực hiện theo cách thức này sẽ được qui chiếu cho vị ấy và vị ấy buộc phải trả lời cho hành vi của mình. Nếu vị này hành động cách bất hợp pháp, thì hành động ấy sẽ được gán cho Dòng và Dòng bị buộc phải chịu trách nhiệm cho hành động đó, tuy nhiên có thể khởi tố chống lại chính vị đại diện này (x. GL. 1281 § 3 và GL. 639).

Mọi ủy nhiệm cho vị đại diện pháp lý phải luôn được viết ra thành văn bản một chính xác và rõ ràng. Các qui trình thích hợp để giữ an toàn cho những tài liệu này phải được qui định trong một chính sách rõ ràng.

Nhằm có được sự phân chia phù hợp các trách nhiệm, điều thích hợp là nhiệm vụ của vị đại diện pháp lý do một người khác với vị bề trên thay quản lý đảm nhận, trừ khi luật dân sự có quy định khác.

Các cơ cấu tổ chức mà Dòng thông qua liên quan đến lãnh vực của thẩm quyền vị đại diện pháp lý cũng cần được công bố công khai, đặc biệt khi các cơ cấu này tương tác với các luật dân sự. Việc xác định đúng lúc các vấn đề cần được quyết định và người được ủy quyền đại diện cho Dòng thiết lập nên điều kiện cho việc hình thành mối tương quan của Dòng với các bên thứ ba.

66. Hợp tác với các chuyên gia bên ngoài

Tính phức tạp ngày càng gia tăng trong các tình huống quản trị kinh tế đã làm cho việc hợp tác với các chuyên gia bên ngoài trở thành điều cần thiết. Khi lựa chọn các chuyên gia bên ngoài, ta nên tìm kiếm những người có thể nắm rõ chi tiết những vấn đề của Dòng và họ cũng là chuyên gia trong lĩnh vực mà ta đang tìm kiếm, phải tránh đưa vào một chuyên gia duy nhất.

Mối tương quan với các chuyên gia nên cần qui định rõ ràng các mục tiêu đã thống nhất, cũng như bao gồm ngân sách và được hoàn tất trong một hợp đồng được trình bảy rõ ràng và khung thời gian ấn định.

Chúng tôi khuyến nghị rằng việc đạt được mục tiêu đã đề ra nên được đánh giá. Hơn nữa, ta nên yêu cầu các chuyên gia trong từng lãnh vực phụ trách báo cáo định kỳ về tiến trình của hoạt động.

67. Kiểm soát nội bộ

Chiếu theo những đòi hỏi của luật riêng, các Dòng tu nên thiết lập các quy trình kiểm soát nội bộ, mà, thông qua một hệ thống cân bằng các thẩm quyền trước đó, theo sau là các báo cáo và tài liệu, cho phép các cá nhân có thẩm quyền – đặc biệt là Bề trên và hội đồng cố vấn – giám sát hoạt động của vị quản lý, vị đại diện pháp lý và các chuyên gia được ký kết hợp đồng.

Tất cả những ai tham gia vào việc quản trị các tài sản của Giáo Hội cách hợp pháp, phải thi hành đầy đủ nhiệm vụ của mình nhân danh Giáo Hội và phù hợp với các quy tắc của pháp luật (GL. 1282).

68. Việc thừa ủy

Dòng tu cần có một sự quan tâm cụ thể đối với việc ủy nhiệm các quyền hạn quản trị. Việc ủy nhiệm phải nêu chi tiết quyền hạn được trao, giới hạn của quyền ấy – dù chỉ là tạm thời – và cách thức điều hành. Phải tránh việc ủy nhiệm toàn quyền. Thật vậy, việc giao quyền không giới hạn cho một cá nhân nào đó để hành động nhân danh hay đại diện cho Dòng sẽ đưa Dòng đối diện với nguy cơ gặp phải hành vi không tương hợp và đi ngược lại với đòi hỏi trao đổi cởi mở và sự minh bạch.

Việc quản trị và điều hành sản nghiệp

69. Tư cách pháp nhân theo dân luật

Các Dòng tu và Tu đoàn Tông đồ phải lo liệu, trong tầm mức có thể, tư cách pháp nhân kể cả dân sự ở các quốc gia mà họ hoạt động.

Các tài sản không được đứng tên theo các thể nhân. Trong những trường hợp ngoại lệ và vì những lý do nghiêm trọng, hành động này có thể được thực hiện, nhưng phải được sự cho phép của bề trên có thẩm quyền. Bề trên đã cho phép sẽ tiến hành công việc để đảm bảo rằng tài sản được chuyển giao cho Dòng càng sớm càng tốt bằng một hành vi pháp lý đã được thẩm quyền dân sự xác nhận.

Trong trường hợp Dòng phải đứng tên các tài sản cho một thực thể không phải là thể nhân, Bề trên đã cho phép việc này phải lưu giữ đầy đủ tài liệu chứng thực quyền sở hữu thực tế, để tránh những kiện tụng dân sự về sau.

70. Các cách thức thủ đắc

Lao động của các thành viên – được thi hành trong các công việc riêng hay các công tác bên ngoài theo cách thức được luật Dòng cho phép hay với sự cho phép của Bề trên có thẩm quyền (x. GL 671) – tạo nên những cách thức thông thường để chu cấp cho đời sống hằng ngày.

Theo Giáo luật điều 688 § 3, bất cứ vật gì mà một tu sĩ thủ đắc nhờ các kỹ năng hay công lao riêng hoặc với danh nghĩa của Dòng, thì thủ đắc cho Dòng. Những gì tu sĩ nhận được với danh nghĩa hưu bổng, trợ cấp và bảo hiểm vì bất kỳ lý do gì thì được thủ đắc cho Dòng, trừ khi luật riêng ấn định cách khác.Trừ khi đã nói rõ cách khác, các của cải dâng biếu cho các Bề Trên hay quản trị viên của bất cứ pháp nhân Giáo Hội nào – kể cả pháp nhân tư – được suy đoán là dâng biếu cho chính pháp nhân (x. GL 1267 § 1).

Dòng tu có nhiệm vụ đem đến cho các thành viên những gì, theo Hiến pháp, là cần thiết để họ thực hiện mục đích của ơn gọi của họ (x. GL. 670).

Luật riêng đề ra các quy trình để chấp nhận cách hợp lệ những khoảng dâng cúng. Cũng nên lưu ý về đặc điểm và phẩm chất của người tặng, nguồn gốc mà từ đó các khoảng dâng cúng này có được, và các quyền hợp pháp của các bên thứ ba. Cũng không nên nhận các khoản dâng cúng nhằm tài trợ cho các sáng kiến mà mục đích và các phương tiện để đạt được chúng không phù hợp với giáo lý của Giáo hội.

Mặc dù có thể coi là món quà dâng tặng của Chúa Quan Phòng, nhưng Dòng cũng không nên nhận các dâng cúng có kèm với các gánh nặng (x. GL 1300) mà không xem xét cẩn thận tính hợp pháp của các gánh nặng, khả năng đáp ứng yêu cầu của các gánh nặng ấy và sự hiện diện của các quyền hợp pháp của bên thứ ba.

71. Chia sẻ tài sản (x. § 10)

Dòng tu phải thiết lập các qui tắc cho việc chia sẻ công bằng các tài sản trong đó, trên tinh thần hiệp thông, theo gương của các cộng đoàn các Kitô hữu tiên khởi (x. CV 4, 34-35). Bằng cách này, không chỉ có chung của cải vật chất và hoa trái công việc của mọi người, mà còn có cả thời gian, hồng ân, khả năng mỗi người, nhằm phục vụ các mục đích tông đồ và cung cấp quảng đại cho nhu cầu của các cộng đoàn còn kém may mắn: một chứng tá mang tính ngôn sứ của tình huynh đệ trong thế giới ngày nay.

72. Sản nghiệp vững bền (x. §§ 38-40)

Luật riêng phải xác định xem việc chuyển đổi tài sản của Dòng thành các sản nghiệp vững bền là thẩm quyền thuộc Tổng hội hay của bề trên Tổng quyền và Ban cố vấn của ngài. Tương tự như vậy, liên quan đến tài sản của một tỉnh Dòng hoặc một tu viện thiết lập hợp pháp, luật riêng phải xác định xem việc chuyển đổi này là nhiệm vụ của tỉnh hội hay của các hội đồng tương tự khác (x. GL. 632), hoặc của Bề trên giám tỉnh với sự đồng ý của Ban cố vấn của ngài và liệu có cần phải được xác nhận bởi Bề trên Tổng quyền nữa hay không.

Sản nghiệp vững bền bao gồm những bất động sản và các động sản để đảm bảo sự tồn tại của Dòng, các tỉnh Dòng, những tu viện được thiết lập lên một cách hợp pháp và đảm bảo cho việc thực hiện sứ vụ.

Việc chuyển đổi các tài sản đơn lẻ thành sản nghiệp vững bền tùy thuộc vào việc lượng giá định kỳ.

Việc chuyển đổi hợp pháp được tiến hành theo yêu cầu giáo luật, bất kể các nghĩa vụ mà gia sản vững bền này có thể có trong qui định dân sự của các quốc gia khác nhau.

Cần nêu rõ các tiêu chí quản lý sản nghiệp vững bền. Ngân sách của Dòng, của tỉnh Dòng, và của tu viện được thiết lập hợp pháp cần cung cấp một báo cáo chi tiết về cả sản nghiệp lẫn các thành phần kinh tế. Trong một báo cáo kèm theo đó, liên quan đến tài sản, cần có một sự phân tích về bất kỳ thay đổi nào đã diễn ra, tình trạng hiện tại và việc sử dụng tài sản.

73. Thủ đắc bất động sản

Các Dòng phải đánh giá với sự cẩn trọng đúng mức về cơ hội thủ đắc bất động sản, xem xét tất cả các khía cạnh liên quan đến quyết định này.

Việc thủ đắc này chỉ nên được tiến hành và phải theo đúng thể thức theo cách mà có thể tuân thủ các quy định về thuế và qui định dân sự của địa phương, đồng thời cũng cần bám chặt vào kế hoạch đặc sủng nữa.

Quá trình ra quyết định cần xem xét những vấn đề sau: sự phê chuẩn cho một kế hoạch đầu tư cụ thể, mà trong đó kế hoạch phải nêu được chi tiết các yếu tố chính của việc thủ đắc này, chẳng hạn chẳng hạn như mục đích, quy mô và mục đích sử dụng; tuân thủ các qui định về kỹ thuật xây dựng trong đô thị; khả năng chuyển nhượng trong tương lai; tính sẵn có của các nguồn lực tài chính cần thiết hoặc các cách thức mà nhờ đó những nguồn lực này, toàn phần hoặc một phần, có thể thu vào được; một kế hoạch và bản hoạch định đã đề ra đối với việc hoàn trả các khoản vay đã ký để phục vụ cho mục đích này; và một sự đánh giá thận trọng về phẩm chất của người bán.

74. Các công trình mới

Việc thiết kế và xây dựng các công trình mới có thể bắt đầu khi cần thiết, nhưng phải tuân theo các điều kiện đã đề cập trên đây về việc thủ đắc, cũng cần đặc biệt chú ý đến giai đoạn phân tích và việc trình bày rõ ràng chính xác các chỉ dẫn cho các chuyên gia thiết kế.

Cấu trúc sắp thực hiện nên mang tính cách giản dị nhưng cũng cần đáp ứng tính hữu ích. Nó phải dễ dàng cho việc quản lý, khi chỉ đòi hỏi mức độ bảo trì tối thiểu, cả về cấu trúc và duy trì hoạt động của cơ sở đó. Nó phải có thể dễ dàng chuyển nhượng cho bên thứ ba hoặc chuyển đổi sang các mục đích sử dụng khác nhau nếu phát sinh những khó khăn về quản lý hoặc xảy ra tình trạng khan hiếm ơn gọi.

Phải có một sự thận trọng trong việc diễn đạt cách rõ ràng và sau đó là các bước tiến hành để thực hiện đầy đủ các thủ tục trong việc phân chia trách nhiệm và nghĩa vụ, cũng như nhằm kiểm soát xem những gì đã được lên kế hoạch và được hoàn tất có phù hợp với các quy định pháp luật địa phương hay không.

75. Việc xin phép Tòa thánh khi vay mượn.

Luật riêng cần thiết lập các thủ tục đối với việc thủ đắc tài sản mới một cách hợp lệ, với việc xây dựng và việc cải tạo các công trình đó.

Việc thủ đắc tài sản, công trình xây dựng mới, và cải tạo, mặc dù đây là những hoạt động quản trị bất thường, bất kể số lượng thực hiện là bao, cũng không yêu cầu, theo đòi hỏi của GL điều 638 § 3, sự cho phép của Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ.

Cần phải xin phép Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ trong trường hợp Dòng tu hay Tu đoàn Tông đồ phải dùng đến một khoản tín dụng tài trợ một nghiệp vụ mà vượt quá số tiền tối đa đã được ấn định cho từng vùng. Tài liệu được gửi lên bộ để giải thích cho giao dịch này cũng giống như trong § 88.

76. Cho thuê các bất động sản

Trong trường hợp cho bên thứ ba thuê các tài sản thuộc sở hữu của mình và nói chung, đối với tất cả các hợp đồng mà dự kiến cho bên thứ ba quyền định đoạt các tài sản ấy, thì điều quan trọng là phải đánh giá cẩn thận phẩm chất của bên thuê; phải đảm bảo rằng mục đích sử dụng của tài sản không khác với sứ vụ của Dòng hoặc trái với bản chất riêng của tài sản Giáo Hội và những tiêu chí này là không thể thay đổi, trừ phi bên cho thuê đã cho phép một cách rõ ràng; và phải đảm bảo tài sản được sử dụng theo đúng mục đích đã dự định.

Các nghĩa vụ cần được thiết lập một cách chính xác, phải chú ý đến các quy định của hợp đồng và các điều khoản của nó. Các chi tiết trong hợp đồng này phải đề cập và qui định các quá trình và điều kiện mà thông qua hay trong đó tài sản phải được hoàn trả khi kết thúc hợp đồng. Cũng cần nên suy nghĩ về các hệ quả kéo theo một khi tiến hành các hợp đồng cho thuê, một trong đó là Dòng sẽ không thể sử dụng các tài sản đã cho thuê bao lâu thời hiệu hợp đồng còn thời hạn.

77. Sự chuyển nhượng các tài sản mà không đòi phí

Đối với các hợp đồng mà tài sản chuyển nhượng không đòi phí, các nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho hợp đồng thuê. Cũng nên chú ý đến các khoản nợ và chi phí mà chủ sở hữu sẽ phải chịu và cần xem xét ai là người có trách nhiệm đối với bất kỳ nhu cầu cải tạo hoặc bảo trì đột xuất nào.

78. Thẩm quyền của Tòa thánh đối với các hợp đồng cho thuê, cho vay và các hợp đồng tương tự khác.

Về cho thuê, cho mượn, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho sử dụng, cung cấp nhà ở, xác lập quyền sử dụng: nếu giá trị giao dịch vượt quá mức tối đa quy định cho từng vùng và hợp đồng có thời hạn trên sáu năm, thì buộc phải xin phép Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ.

Thỉnh cầu do Bề trên Tổng quyền gửi đi với sự đồng ý của Ban Cố Vấn, phải trình bày lý do thỉnh cầu, và đính kèm theo đó là một bản thảo hợp đồng.

79. Đánh giá gia sản bất động sản

Cần xem xét những qui định của Giáo luật liên quan đến các thẩm quyền cho phép (x. GL. 638 §§ 3 và 4), với mục đích tránh nhưng chi phí không bền vững còn tiềm ẩn trong tương lai, các Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ nên khởi động việc suy tư sâu sắc hơn về cách thức làm gia tăng giá trị của các bất động sản theo cách phù hợp với bản chất tài sản của Giáo Hội, đặc biệt khi những tài sản này vẫn chưa được sử dụng toàn bộ hoặc một phần.

80. Chuyển nhượng bất động sản

Việc bán bất động sản phải được thực hiện theo cách thức phù hợp với kế hoạch đặc sủng của Dòng (x. § 58). Luật riêng phải qui định thủ tục để bán một tài sản một cách hợp lệ, cũng như việc trao đổi hoặc tặng các bất động sản, trong khi vẫn tôn trọng quy định của Giáo luật và dân sự. Nếu có thể được, nên khuyến khích các cách thức tiến hành quy trình mà có thể thu hút nhiều bên tham gia.

Chúng tôi khuyến khích, nên ưu tiên, đặc biệt khi điều kiện của Dòng cho phép, sự chuyển đổi tài sản cho những thực thể khác của Giáo Hội, để tránh, trong bất kỳ trường hợp nào, sự chuyển nhượng có thể gây nguy hại cho lợi ích chung của Giáo Hội.

Trước khi bắt đầu đàm phán, nên tìm hiểu do một nguồn độc lập và chuyên môn về: giá trị thị trường của bất động sản được bán, liệu tài sản có tài sản nào đang sẵn có và hoàn toàn miễn phí không, có tồn tại bất kỳ hạn chế nào không, liệu có các giấy tờ cần thiết nêu rõ chứng thư quyền sở hữu và sự phù hợp của tài sản với quy hoạch hiện hành. Các tác động thuế cũng cần được xem xét.

Trong việc lựa chọn người mua, nên xem xét danh tiếng của họ và – trong trường hợp các khoản thanh toán sẽ được thực hiện theo từng đợt – liệu các giấy tờ đảm bảo đã được cung cấp hay chưa, tốt nhất là chúng được gửi từ một tổ chức ngân hàng hoặc bảo hiểm.

Phải nên ghi rõ bằng văn bản bất kỳ sự chuyển nhượng nào cho bên thứ ba mà có thẩm quyền đại diện hoặc bán, đặc biệt chú ý đến tất cả các điều khoản, nhất là đối với bất kỳ điều kiện nào chi phối quá trình này và kỳ hạn phải trả tiền hoa hồng cho người trung gian. Nếu có thể, nên tránh việc chỉ định các ủy nhiệm độc quyền.

Cần phải từ chối những đề nghị khi tư cách của nhà thầu, các phương thức dự kiến để thực hiện giao dịch, hoặc các phương thức thanh toán được đề xuất không đồng nhất với các giá trị tương ứng của Dòng tu.

Theo giáo luật điều 1298, trừ khi đồ vật có giá trị không đáng kể, các tài sản của Giáo Hội không được phép cho thuê hay bán cho chính các thành viên của Dòng tu hoặc họ hàng của người ấy cho đến bốn bậc thuộc huyết thuộc hay hôn thuộc nếu không có phép đặc biệt bằng giấy tờ của nhà chức trách có thẩm quyền.

81. Thẩm quyền của Tòa thánh trong việc cho phép bán hoặc tặng bất động sản

Nếu giá trị của tài sản vượt quá hạn mức đã ấn định cho từng vừng, chiếu theo Giáo luật điều 638 § 3, thì cần xin phép của Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ.

Tất cả các việc chuyển nhượng vượt quá hạn mức tối đa theo qui định của điều 638 § 3 sẽ chỉ hữu hiệu khi có sự cho phép của Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ, bất kể tài sản đó có thuộc về Dòng hay không thuộc sản nghiệp bền vững.

Thỉnh cầu chấp thuận nên được trình lên bởi Bề trên Tổng quyền với sự đồng ý của Ban Cố vấn của ngài. Thỉnh cầu phải trình bày được nguyên nhân chính đáng (x. GL. 1293 § 1) và xác định các cách thức mà số tiền thu được sẽ được sử dụng (x. GL. 1294 § 2). Cần đính kèm giấy tờ được thẩm định bởi các chuyên gia, nếu có được, sau khi họ đã tuyên thệ chứng thực (x. GL 1293 § 1, mục 2). Đối với các Dòng thuộc quyền Giáo Hoàng, cần gửi kèm ý kiến của Bản Quyền địa phương ở nơi mà tài sản đó đang hiện diện, hoặc đối với các Dòng địa phận hoặc các đan viện tự trị sui iuris, cần gửi kèm giấy chấp thuận của vị Bản quyền sở tại nơi mà tài sản đang hiện diện (x. GL. 615).

Nếu tài sản muốn chuyển nhượng có thể phân chia được, thì để giấy tờ chuyển nhượng có giá trị, thỉnh cầu phải trình bày những phần trước đây đã chuyển nhượng rồi. (x. GL. 1292 § 3).

Phép của Tòa Thành cũng cần cho các trường hợp bán nhiều tài sản mà tổng giá trị vượt quá mức tối đa. (x. GL. 1292 § 2).

Các quy tắc này áp dụng cho việc bán bất động sản, hợp đồng trao đổi, dâng tặng thậm chí ngay cả khi những hoạt động này có sự tham gia của các pháp nhân công khác, miễn là tổng giá trị của chúng đã vượt quá hạn mức tối đa.

Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ sẽ không cấp phép cho các thương vụ với mục đích trợ cấp cho các nhu cầu tài chính tức thời mà không xét đến nguyên nhân và đưa ra những đề xuất cụ thể giúp khắc phục những thiếu hụt ấy.

Khi Dòng tu buộc phải chuyển nhượng các tài sản nhằm trả các khoản nợ mà Dòng đã ký để phục vụ các công việc tông đồ của mình, thì trong hồ sơ cần phải gửi kèm một kế hoạch phục hồi tài chính kinh tế.

Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ chiếu theo Giáo luật 1293 § 2, có thể yêu tiến hành các phương án dự phòng khác để tránh gây tổn hại cho Giáo Hội.

Đối với việc bán các nhà nằm ở thành phố Rôma, trước khi cấp phép, Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ sẽ thông báo thỉnh cầu được gửi lên Bộ cho Phủ Quốc vụ Khanh và cơ quan quản lý di sản của Tòa Thánh, để xác định liệu họ có thể có quyền nào trên tài sản đó hay không.

Đối với việc cấp phép cho các vụ chuyển nhượng tài sản đặt tại Malta, các qui định trong Statutum được thiết lập ngày 6 tháng 7 năm 1988 sẽ được áp dụng. Đối với bất động sản nằm ở Trung Đông, thẩm quyền thuộc về Bộ các Giáo hội Đông Phương.

82. Thẩm quyền của Tòa thánh đối với các tài sản quý giá có giá trị nghệ thuật hoặc lịch sử và đối với của dâng cúng để thực hiện lời khấn.

Phải có sự cho phép của Tòa thánh đối với việc chuyển nhượng các tài sản quý giá có giá trị nghệ thuật hoặc lịch sử, dù cho số tiền của nó không vượt quá hạn mức tối đa. Ở đâu mà những tài sản này buộc phải tuân thủ các qui định liên quan, thì những đòi hỏi của luật dân sự tương ứng cũng cần được đáp ứng.

Việc phân bổ của dâng cúng để thực hiện lời khấn cho Giáo Hội thì cũng chịu chi phối bởi qui định tương tự này. Việc buôn bán thánh tích là điều tuyệt đối bị cấm (X. GL. 1190 § 1).

Các đồ thánh, nếu thuộc quyền sở hữu của một pháp nhân công của Giáo Hội, thì chỉ có thể thủ đắc do một pháp nhân công khác (x. GL. 1269).

83. Các chuyển nhượng mà không có phép của Tòa Thánh

Chiếu theo Giáo luật điều 1296, khi các tài sản của Giáo Hội được chuyển nhượng mà không tuân theo các qui định Giáo Luật, và sự chuyển nhượng được chứng mình là có giá trị về mặt dân sự, thì bề trên có thẩm quyền sẽ phải quyết định xem có nên sử dụng tố quyền để đòi quyền lợi của Giáo hội hay không.

Chiếu theo Giáo luật điều 1377, bất cứ ai chuyển nhượng tài sản của Giáo Hội mà không có phép theo luật định sẽ phải nhận hình phạt tương xứng.

84. Đầu tư tài chính

Trong việc sử dụng và quản lý các nguồn tài chính mà các hoạt động của Dòng chưa cần đến chúng ngay (gọi tắt là khoản đầu tư tài chính), thì nên có một kiến thức về tính phức tạp về mặt kỹ thuật của các hoạt động thị trường. Các tiêu chí phù hợp và thận trọng cần được tuân thủ trong các quyết định và việc lựa chọn các sản phẩm tài chính được đề nghị. Cũng nên điều tra tính hợp pháp của qui trình và bản chất đạo đức của khoản đầu tư, đặc biệt chú ý đến mục tiêu của Dòng và đến mục sức khỏe và đòi hỏi dự phòng của các thành viên.

Do tính phức tạp về mặt kỹ thuật của các quyết định trong những vấn đề như vậy, cần tuân thủ các chỉ thị được đưa ra ở trên liên quan đến các lựa chọn kinh tế và lựa chọn các chuyên gia.

85. Các công việc (x. § 34)

Chúng tôi khuyến nghị rằng nên đánh giá xem liệu các hoạt động có quy mô đáng kể nên tách biệt với Dòng tu hoặc các Tu đoàn Tông đồ, chiếu theo luật riêng và luật phổ quát. Các giải pháp có thể được xác định theo nhiều cách khác nhau tùy theo hoàn cảnh cụ thể. Ta phải đảm bảo tính trung thành của công việc đối với đặc sủng của Dòng và sự tuân thủ của hoạt động ấy đối với các phương thức tương quan đã được thiết lập giữa Nhà nước và Giáo hội.

Do bối cảnh và các điều kiện chung đang thay đổi, cần phải lưu tâm đặc biệt đến những công việc có ý nghĩa truyền giáo quan trọng nhưng lại có đặc điểm là mất thăng bằng kinh tế mang tính cơ cấu. Các Dòng phải tìm kiếm các giải pháp ngăn chặn thất thoát về mặt kinh tế có thể làm tổn hại đến các mục tiêu đối với sứ mạng của Giáo Hội (x. GL. 114 § 1).

Có những công việc khác mà trong đó sẽ có mất thăng bằng về kinh tế. Các Dòng liên hệ nên đánh giá thực tế xem có sẵn các nguồn lực phù hợp với sứ vụ hay không, để có thể đưa ra các quyết định cần thiết một cách kịp thời.

Đứng trước những khó khăn về kinh tế hoặc quản trị, thì đây lại là lúc thích hợp để đánh giá khả năng tiến hành các hình thức hợp tác với những Dòng khác hoặc chuyển đổi chính công việc như thể nó tiếp tục, dẫu cho có thể theo những cách khác nhau, như là một công việc của Giáo hội.

Những lý do khôn ngoan khuyến khích đưa ra những quyết định tức thời để tránh sự hội tụ các xu thế kinh tế tiêu cực hoặc, thậm chí, dẫn tới chấm dứt các công việc.

Trong trường hợp việc quản trị trở nên quá phức tạp hoặc nặng nề, Dòng có thể dành ưu tiên cho các tài sản thuộc quyền sở hữu và thuộc sự kiểm soát của Dòng, trong khi vẫn có thể giao quyền quản trị điều hành các hoạt động cho bên thứ ba, theo cách thức phải tôn trọng đặc sủng và hỗ trợ cho sứ vụ của Dòng.

86. Thẩm quyền của Tòa thánh trong việc tái tổ chức các công việc

Đối với việc chuyển nhượng các công việc mà giá trị vượt quá tổng số tiền tối đa được ấn định cho mỗi vùng, thì cần phải có phép của Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ.

Các thủ tục trong việc này cũng giống như qui trình đã được thiết lập trong trường hợp chuyển nhượng các bất động sản (x. § 81).

Đối với việc nhượng lại  hoặc tái tổ chức các cơ sở liên quan đến công việc sức khỏe hoặc sức khỏe – xã hội trong lãnh thổ nước Ý, Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ sẽ chuyển thỉnh cầu đến Ủy ban Giáo hoàng về Hoạt động của các Pháp nhân Công của Giáo hội trong Lĩnh vực Chăm sóc Sức khỏe, để từ đây sẽ đảm nhận việc cấp phép chính thức.

87. Việc phát sinh các khoản nợ

Luật riêng nên thiết lập các qui trình đối với việc lập hợp đồng cách hợp lệ các khoản thế chấp, khoản nợ và chứng khoán.

Các Bề trên có thẩm quyền, chiếu theo Giáo luật điều 639 § 5, không nên chấp thuận việc kết nợ trừ khi biết chắc chắn rằng họ có thể trả được tiền lãi bằng lợi tức thường xuyên, và toàn bộ vốn có thể được hoàn lại trong thời hạn không quá lâu bằng cách khoản trả dần hợp lý.

Cần tuân thủ những yếu tố thiết yếu của yêu cầu trên khi: hoạt động này khác với chính bản chất của công việc, hoạt động ấy cũng yêu cầu áp dụng và thực hiện cơ cấu tổ chức thích hợp, thủ tục và nguồn lực kế toán hiệu quả, báo cáo quản trị hiệu quả, ủy ban giám sát đầy đủ và cơ kiểm soát nội bộ.

Sau khi nhận được đề nghị kết nợ, Bề trên sẽ có nhiệm vụ cùng với Ban cố vấn của ngài đánh giá xem đề xuất đó có được nghiên cứu đầy đủ hay chưa và liệu tất cả các yếu tố cần thiết cho một quyết định sáng suốt đã được nghiên cứu đủ chưa. Ngài sẽ phải xem xét tính hợp lý của các giả định dựa trên khả năng thu nhập, đồng thời phải xem xét tác động của bất kỳ khoản nợ nào đã có trước.

Khi cần thiết phải cấp một bảo lãnh tài chính, cần phải xem xét cẩn thận xem số tiền đó có phù hợp hay không, xét đến các điều khoản khi cấp giấy tờ đó và các tác động có thể xảy ra khi thực hiện một bảo lãnh như vậy. Quá trình đánh giá trên sẽ phải thật kỹ lưỡng, nếu việc bảo lãnh là theo yêu cầu của một pháp nhân khác biệt về mặt pháp lý, cho dù là mối quan hệ theo hợp đồng hay đối tác,

Bề trên cùng với Ban cố vấn của ngài phải yêu cầu kiểm tra định kỳ tình hình tài chính tổng thể của thực thể muốn kết nợ, xem xét tính bền vững thực tế của thực thể đó. Khi nhận thấy qui mô, thành phần và việc phát triển dự doán của nó được đang đối diện với một nguy cơ, vị bề trên nên đánh giá tình hình để có hành động kịp thời.

Trong trường hợp cần thiết, bất kỳ rủi ro nào về khả năng sự biến động tiền tệ xảy ra cũng cần được xem xét.

Chiếu theo Giáo luật điều 639 § 1, nếu một pháp nhân mắc nợ và nghĩa vụ, cho dù đã có phép của Bề Trên, thì pháp nhân ấy phải lãnh trách nhiệm. Nếu một tu sĩ mắc nợ và nghĩa vụ dựa trên tài sản riêng tư của mình với phép Bề Trên, thì chính đương sự phải đích thân chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, nếu đương sự thực hiện một nghiệp vụ cho Dòng do ủy nhiệm của Bề Trên, thì Dòng chịu trách nhiệm (x. GL. 639 § 2). Nếu một tu sĩ kết ước không có phép của Bề Trên, thì chính đương sự phải đích thân lãnh trách nhiệm, chứ không phải pháp nhân (x. GL. 639 § 3).

88. Thẩm quyền của Tòa thánh trong việc cho phép tài trợ (huy động vốn)

Khi số tiền của giao dịch tài chính vượt quá số tiền tối đa được ấn định cho từng vùng, để hành động này có hiệu lực, cần phải có phép của Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ.

Bề trên Tổng quyền sẽ chuyển thỉnh cầu sau khi đạt được sư đồng thuận của Ban cố vấn, trong đó nêu rõ lý do, trình bày tình hình nợ chung của Dòng và kế hoạch chi trả.

Nếu thỉnh cầu huy động vốn có nguyên do bởi một cuộc khủng hoảng trong các công việc, Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ sẽ không cấp phép nếu không nghiên cứu chi tiết những lý do gây ra khó khăn về mặt kinh tế này.

Đối với trường hợp có số tiền lớn đáng kể mà không có kèm theo tài liệu về ngân sách tài chính, Bộ có thể sẽ không cấp phép cho thỉnh cầu về huy động vốn.

89. Các thực thể dân sự được liên kết

Tùy theo hình thức cụ thể trong mối tương quan giữa Nhà nước và Giáo hội ở từng quốc gia và các cách tổ chức cụ thể của mỗi Dòng, điều hay thường xảy ra là các thực thể dân sự thường được liên kết với các pháp nhân theo qui định của Giáo luật.

Luật riêng cần thiết lập các thủ tục để thiết lập các thực thể dân sự có liên hệ với Dòng và để chuyển giao tài sản cho các thực thể ấy.

Mặc dù chúng là các thực thể khác biệt về mặt pháp lý, nhưng sự kết hợp của những thực thể này với Dòng cũng cho thấy cần có một sự quan tâm đặc biệt trong cách chúng được thiết lập và quản trị. Thật vậy, hoạt động của các thực thể này có nguy cơ gây rủi ro cho danh tiếng của Dòng và gây ra cho Dòng, trong trường hợp luật dân sự có quy định dành về hoạt động này, các trách nhiệm đối với các khoản nợ của các thực thể được liên kết này.

Trong khi nhìn nhận những qui định của Giáo luật, các cách quản trí các thực thể dân sự được liên kết vẫn phải phù hợp với đặc sủng của Dòng và Tu đoàn Tông Đồ. Vì vậy, có thể kể ra đây nhiều cách thức được sử dụng, chẳng hạn: trong các điều khoản trong qui chế của thực thể dân sự được liên kết cần chỉ rõ những mục đích sao cho tương tự với mục đích của Dòng và Tu đoàn Tông Đồ; giao cho bộ phận quản trị của Dòng và bộ phận tương tự quyền chỉ định quản trị viên và cấp phép các hoạt động quản trị ngoại thường của các thực thể dân sự được liên kết; các điều khoản trong đó qui định người đứng đầu các thực thể dân sự được liên kết phải thực hiện các báo cáo bắt buộc gửi cho Dòng; thêm vào trong qui chế của các thực thể như vậy một điều khoản, trong trường hợp bị giải thể, qui định rõ gia sản còn lại phải trả cho Dòng hoặc cho Tu đoàn Tông Đồ, cho các thực thể dân sự được liên kết khác hoặc cho một Dòng tu hay Tu đoàn có đặc điểm tương tự. Trong bất kỳ trường hợp nào và theo bất cứ cách thức nào, việc truy đòi đối với các thực thể dân sự cũng không được dùng như là cớ để phá bỏ những qui tắc được qui định trong giáo luật.

90. Thẩm quyền của Tòa thánh trong việc cho phép chuyển giao tài sản cho các thực thể dân sự.

Khi giá trị của tài sản được chuyển giao cho thực thể dân sự, ngay cả nếu đã được Dòng liên kết, mà vượt quá tổng mức tối đa được thiết lập cho từng vùng, thì buộc phải xin phép Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ. Để biết về các thủ tục cần thực hiện, xem lại những gì đã nói về các bất động sản trong số § 81 của tài liệu này và về các công việc số § 86.

91. Nghĩa vụ báo cáo sổ sách (xem §§ 41-43)

Nghĩa vụ chung trong việc phải thực hiện bản báo cáo sổ sách, như được quy định trong các quy tắc Giáo luật (x. GL 636 § 2), sẽ thúc đẩy việc quản trị có tính trật tự và đảm bảo sự bền vững của các Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ.

Mọi chỉ thị liên quan đến việc giải trình và các báo cáo tài chính phải được tuân thủ theo nguyên tắc tương xứng. Vì lý do này, trước hết, cần xem xét cẩn thận đối tượng chi tiêu của hoạt động tài chính đó, thông quan bản chất cụ thể, các kích thước, hoạt động cụ thể và cả môi trường xã hội và lịch sử mà nó đang hoạt động.

Vì vậy, nghĩa vụ báo cáo tài chính đòi buộc phải lưu giữ hồ sơ kế toán dựa trên đặc điểm về qui mô và tổ chức của từng Dòng. Các báo cáo này, trong bất kỳ trường hợp nào, củng cần có thông tin, với sự hỗ trợ của hệ thống thông tin, của các dữ liệu về gia sản, kinh tế và tài chính thuộc các cộng đòng và các công việc. Trên cơ sở này, bản báo cáo tài chính trở thành một công cụ hữu ích giúp đưa ra các lựa chọn sáng suốt thông qua gia tăng tính minh bạch trong quản lý và đồng thời tạo cho Dòng uy tín trong cộng đồng dân sự mà Dòng có liên hệ.

Đối với những Dòng có hoạt động trên nhiều quốc gia, nên áp dụng các phương pháp kế toán thích hợp để khi cần, có thể so sánh và tổng hợp dữ liệu.

Đối với các công việc, cần giữ riêng từng sổ báo cáo, và đối với các công việc mà quy mô của nó lớn hơn thì nên gửi các báo cáo tài chính cho kiểm toán bên ngoài. Với công việc có giá trị xã hội đặc biệt, việc thiết lập một báo cáo xã hội có thể giúp gia tăng sự nhận thức hơn đối thành quả của các hoạt động ấy và minh bạch hóa các mối quan hệ giữa các định chế và hoạt động gây quỹ.

Khi tham chiếu với các công việc với nhau nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có, thì chúng tôi khuyên rằng: nên áp dụng các công cụ thích hợp để xác định các mục tiêu trung hạn (ví dụ như là lập kế hoạch chiến lược); để thực hiện kế hoạch kinh tế-tài chính (chẳng hạn: lập ngân sách); đánh giá thường xuyên để xác minh liệu các mục tiêu đã đề ra có đạt được hay không (chẳng hạn là kiểm soát trong quản trị); và xác định cụ thể các cá nhân chịu trách nhiệm và qui trình thực hiện các thủ tục tương ứng với quy mô và bản chất cụ thể của các hoạt động.

92. Áp dụng luật dân sự

Trong mọi trường hợp, việc tôn trọng luật dân sự là điều cần thiết. Đặc biệt cần quan tâm đến việc đối xử với những người làm việc. Điều quan trọng là phải đảm bảo tuân thủ cẩn thận các luật lệ liên quan đến công việc và đời sống xã hội, dựa theo các nguyên tắc trong học thuyết xã hội của Giáo hội. Các nhân viên phải được trả lương công bằng và tử tế, để họ có thể chu cấp xứng hợp cho các nhu cầu của họ và gia đình (x. GL. 1286).

Cũng cần chú ý đến các nghĩa vụ đối với chủ nợ, thuế và phí an sinh xã hội, và cần phòng ngừa các hành vi tội phạm.

93. Văn khố (x. § 44)

Chiếu theo Giáo luật các điều 1283 và 1284, mỗi Dòng tu cần văn khố kinh tế và quản trị thích hợp nhằm có được sự hiệu quả trong quản trị và hạch toán dữ liệu. Cũng nên tham gia cách tận tụy vào việc lưu trữ và việc cập nhật liên tục các hoạt động kiểm kê tài sản và cả những tài sản tồn, cũng như lập danh mục và bảo quản cẩn thận các hồ sơ kế toán và các hợp đồng bảo hiểm phòng ngừa rủi ro.

Các mối tương quan trong Giáo Hội

94. Các tương quan với Giáo hội địa phương (x. §§ 28-30)

Các Bề Trên cao cấp nên tìm cách hợp tác với Giáo Hội trong các dự án của Dòng cũng như trong công tác quản trị của mình. Theo cách này, trước khi đóng cửa một cộng đoàn hoặc một công việc – mà cần phải tham khảo ý kiến của giám mục giáo phận (x. GL 612 và 678 § 3) – những giải pháp thay thế cụ thể nên được đôi bên thảo luận.

Các Dòng Giáo hoàng, trước khi gửi thỉnh cầu xin phép di dời các cơ sở và tạm dừng các công tác lên Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ, thì nên tham khảo ý kiến bằng văn bản của Đấng Bản Quyền địa phương nơi mà tài sản hiện ở đấy.

Chiếu theo Giáo luật 638 § 4, các Dòng giáo phận và các đan viện tự trị (x. GL. 615) còn cần sự thỏa thuận bằng giấy tờ của Bản Quyền sở tại trong những vấn đề nêu trên.

Các đan viện tự trị nói ở điều 615, nên thực hiện một bản báo cáo hàng năm trình lên Bản Quyền sở tại về các hoạt động quản trị của mình . Bản Quyền sở tại có quyền được kiểm tra tình hình kinh tế của mỗi nhà Dòng thuộc luật giáo phận (x. GL. 637).

Nhiều nữ tu đã dâng hiến chính mình, thậm chí toàn bộ thời gian, cho các hoạt động mục vụ của giáo phận hoặc cho các văn phòng và các nhiệm vụ liên quan tới hoạt động mục vụ tại giáo phận đó. Tác vụ của người nữ tu như thế đem đến cho chính họ một kinh nghiệm và khả năng chuyên nghiệp, mà đôi khi đó là một sự chuyên nghiệp chính thức. Chiếu theo những gì đã qui định trong giáo luật điều 681 § 2, Bề trên cao cấp phải liệu xác định, thông qua sự thỏa thuận với các Giám Mục giáo phận, chính xác những hoạt động của tu sĩ thuộc quyền và các khía cạnh về tài chính của các hoạt động ấy.

95. Sự hợp tác giữa các Dòng tu (x. §§ 31-33)

Để thúc đẩy mạnh mẽ hơn sự hợp tác giữa các Dòng, cần thúc đẩy các cuộc gặp gỡ định kỳ giữa các tổng quản lý của mỗi Dòng, và nhất là khi các Dòng có gần gũi về đặc sủng và các công tác. Thật là điều đáng khuyến khích nếu các Dòng cùng chia sẻ những tiến trình đào tạo và nghiên cứu với sự trợ giúp của các giáo viên và chuyên gia trong những lĩnh vực liên quan đến hoạt động của các Dòng. Các mô hình hợp tác có thể được thiết lập để đáp ứng cho việc tổ chức và quản trị các công việc hành chính và kết toán thiết yếu, nhờ đó phát triển được các mô hình của tình liên đới rất cụ thể, kể cả qua việc thiết lập các quỹ để giúp đỡ những Dòng đang gặp khó khăn.

Hội nghị của các Bề trên cao cấp, ngoài việc thúc đẩy sự hợp tác và đối thoại, có thể hỗ trợ trong việc hiểu biết các biến chuyển về các khía cạnh chính trị-xã hội và lập pháp đang diễn ra để gia tăng hơn nữa các quyết định có hiệu quả hơn của mỗi Dòng. Các ngài có thể dự kiến, nếu có thể, các ủy ban mà bao gồm các thành viên là các tu sĩ cũng như giáo dân, chuyên viên trong lĩnh vực kinh tế, mà từ ủy ban này, các Dòng thể so sánh với kinh nghiệm của mình, và – đặc biệt khi Dòng có nguồn lực và qui mô khiêm tốn – Dòng có thể tìm kiếm những lời khuyên, sự hỗ trợ và những quyết định thực hiện tốt hơn.

96. Mối tương quan với Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn Tông Đồ

Các hội nghị, cuộc họp thường xuyên với Bộ, cùng với bản Báo cáo Định kỳ về tình hình và đời sống của Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ (x. GL 592 §1), là những nhịp cầu hữu hiệu để giúp gia tăng sự hiểu biết lẫn nhau, mà vốn dĩ là điều cần được phát triển bởi sự tương quan đòi buộc giữa Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ với Tòa Thánh.

Trong báo cáo định kỳ, các Dòng cần đặc biệt chú ý đến thông tin mà Thánh Bộ[10] này yêu cầu, trong đó lưu ý đến tình trạng kinh tế của Dòng và của Tu đoàn Tông Đồ cùng với các kế hoạch dài hạn, để Bộ có được một bức tranh hiểu biết đầy đủ. Điều này cũng giúp hữu ích hơn cho việc trao đổi ngoại giao với các quốc gia.

Thật là cần thiết để phát triển một hiểu biết đầy đủ hơn về những nguyên tắc của các thẩm quyền (x. GL. 638 § 3), đặc biệt là trong trường hợp chuyển nhượng và bất cứ nghiệp vụ nào có thể khiến tình hình tài chính của Dòng bị thiệt thòi. Đặc biệt, cần thu thập thêm thông tin trong các nghiệp vụ liên quan đến nhu cầu an sinh xã hội và sinh kế của các thành viên thuộc Dòng, hoặc khi các thành viên này là chịu ảnh hưởng bởi các quyết định chiến lược liên quan đến việc bảo trì, phân bổ các nhiệm vụ, hoặc các quyết định trong tiến trình phá sản khi thỏa thuận với các chủ nợ.

Việc đòi hỏi phải xin sự cấp phép trở thành một cơ hội cho đối thoại thẳng thắn, mà không gây tổn hạn tới quyền tự chủ hợp pháp của các Dòng, để đảm bảo sự tôn trọng cần thiết đối với bản chất Giáo hội nơi các tài sản và sự đa dạng trong các cộng đoàn thuộc về Giáo Hội.

Khi có những vấn đề kinh tế nghiêm trọng, Bộ có thể can thiệp trực tiếp vào đời sống của Dòng và Tu đoàn Tông Đồ thông qua các thanh tra Tông tòa hay vị khâm sứ Tòa Thánh. Những cuộc thăm viếng này nên được đón nhận như một dấu chỉ về sứ mạng mà Tòa Thánh được giao phó trong việc chăm sóc, thúc đẩy và giám sát các hoạt động của các Dòng tu.

97. Huấn luyện về các vấn đề kinh tế (x. §§ 18-19)

Nhiệm vụ cụ thể của các Bề trên là cần bắt đầu hoặc củng cố các chương trình đào tạo chiều kích kinh tế với một cái nhìn rộng hơn chiếu theo Học thuyết Xã hội của Giáo hội, và đặc biệt cũng cần lưu ý đến các thách thức về khía cạnh kinh tế và quản trị.

Đối với khía cạnh kinh tế trong việc đào tạo, ngân sách là vấn đề cần được quan tâm cụ thể hơn. Đừng chỉ hiểu ngân sách theo các khía cạnh kỹ thuật mà vốn không thể thiếu khi thiết lập, nhưng còn nên hiểu đó cũng là các phương tiện để phát triển trong cuộc sống chung, trong việc chia sẻ trách nhiệm, và trong khả năng để hoạch định đời sống và phát triển các sứ vụ theo cách phù hợp với sứ mạng và kế hoạch đặc sủng của toàn Dòng hay tỉnh Dòng.

Trong việc tôn trọng quyền tự chủ hợp pháp của các Dòng – đặc biệt trong các quản trị phức tạp – cần theo đuổi mô hình đào tạo liên tục thích hợp, liên kết với các trường đại học Công Giáo hoặc các học viện chuyên biệt khác, nhằm có thể kết hợp năng lực kỹ thuật với nhận thức về các vấn đề cụ thể trong đời sống thánh hiến.

Cần phải thật thận trọng trong việc đào tạo các quản lý và các thành viên khác của Dòng trong các chức vụ chịu trách nhiệm về vấn đề kinh tế.

Các Bề trên cần có được tất cả các thông tin cần thiết để đánh giá các vấn đề mà các ngài quan tâm.

KẾT LUẬN

98. Các người thánh hiến được kêu gọi để trở nên những người quản lý tốt các ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa (1 Pr 4,10), những người quản trị viên trung tín và khôn ngoan (Lc 12,42), để cần mẫn chăm sóc những gì đã được trao phó cho họ.

“Chúng ta đón nhận những nén bạc từ Thiên Chúa, tuỳ khả năng riêng mỗi người (Mt 25,15).Trước hết chúng ta thừa nhận điều này: chúng ta có các nén bạc, chúng ta là những người có tài năng dưới mắt của Thiên Chúa. Vì thế không ai có thể coi mình là vô dụng, không ai có thể nghèo đến độ không thể cho người khác một cái gì đó. Chúng ta được tuyển chọn và chúc phúc bởi Thiên Chúa, Đấng ước mong đổ tràn đầy trên chúng ta ơn của Ngài, hơn là một người cha và một người mẹ ước mong trao ban cho con cái mình. Và Thiên Chúa tín thác cho từng người một sứ mệnh. Trước mắt Ngài không có người con nào bị loại trừ. Ngài đã ủy thác cho mỗi người một sứ mệnh”[11]

Đứng đầu là hồng ân của lời mời trở nên “một ký ức sống động về lối sống và hành động của Ðức Giê-su, Ngôi Lời nhập thể, trong tương quan với Cha và với anh em Người”[12].

Thế giới đang rất cần nhiều hơn nữa những người, nhờ ân sủng của Thiên Chúa, mà trao ban chính mình một cách trọn vẹn, “những người nam nữ có khả năng đón nhận tình trạng bấp bênh của đời khó nghèo, say mê nếp sống đơn sơ và khiêm nhu, yêu quý hòa bình, tránh mọi thỏa hiệp hàm hồ, cương quyết từ bỏ mình hoàn toàn, đồng thời tự do và vâng phục, hồn nhiên và bền bỉ, hiền lành và cương nghị trong niềm xác tín của đức tin”[13]

Những người thánh hiến bằng việc tuân giữ lời khuyên Khó nghèo của Phúc âm trở thành kí ức sống động về Đức Kitô khó nghèo cho những người nghèo. Trong khi họ trở thành chứng tá nhờ đời sống của mình là những người đã tìm thấy viên ngọc quý (Mt 13, 45-46), thì họ cũng chọn cho mình lối sống chia sẻ số phận của những người nghèo, bởi vì nhắc đến chân phúc đầu tiên theo gương Ðức Ki-tô khó nghèo”[14].

99. Những người nghèo thôi thúc chúng ta tiến hành những lựa chọn cụ thể, mặc lấy, ngay cả những dấu chỉ bề ngoài, một cuộc sống luôn đơn giản và thanh đạm. Được kêu gọi bước theo Chúa Kitô nghèo, những hình thức mới rồi sẽ được tìm ra để có thể bày tỏ niềm vui của Tin Mừng qua một chứng từ rõ ràng hơn về sự nghèo khó của từng cá nhân cũng như của cả cộng đoàn.

Thậm chí ngày nay, Chúa vẫn tiếp tục tăng thêm năm chiếc bánh và hai con cá (Ga 6,9) cho chúng ta, với việc khởi đi từ quà tặng mà biết bao Kitô hữu bạn bè đã đặt vào tay chúng ta để nuôi những người khó nghèo.  Sống theo cách thức mà trong đó một người cảm nhận được sự Quan Phòng của Thiên Chúa cũng có nghĩa là họ nhận biết cách đón nhận những gì Chúa gửi tới cho cuộc sống và sẵn sàng mở rộng đôi tay trao chúng lại cho những người nghèo.

Các tài sản và công việc được giao phó cho chúng ta như là một hồng ân mà Thiên Chúa quan phòng ban tặng giúp ta hoàn thành sứ mạng của mình. Trên cương vị một quản gia chính nghĩa, dựa trên các cách thức tiến hành đã được đề nghị, sẽ cho phép chúng ta sống lời khuyên Phúc Âm về khó nghèo và trở thành người trung thành với đặc sủng đã được trao ban cho các Đấng sáng lập của mỗi Dòng, để phục vụ sứ mệnh của Giáo Hội.

Đức Thánh Cha Phanxicô thường nhấn mạnh trong các bài phát biểu của mình rằng người ta nên nói ít hơn về cảnh nghèo đói và nhiều hơn về người nghèo. Vì vậy, người nghèo là nguyên tắc căn bản dù bao gồm một hay nhiều người, vẫn là yếu tố định hướng sứ mạng của Giáo hội. Trong nỗ lực nỗ lực không ngừng nghỉ tiến về Nước Trời, Giáo hội thể hiện chính mình và nhờ đời sống thánh hiến, Giáo hội trổ sinh hoa trái tốt đẹp.

“Chúng ta đừng bao giờ quên rằng, với các môn đệ của Đức Kitô, sự nghèo khó trên hết là một lời kêu gọi đi theo Chúa Giêsu trong chính sự nghèo khó của Ngài. Nó có nghĩa là bước đi theo Ngài và bên Ngài, trên hành trình dẫn đến vẻ tuyệt mỹ của Vương quốc Nước Trời (x. Mt 5,3; Lc 6,20). Sự nghèo khó có nghĩa là có một tâm hồn khiêm nhường chấp nhận những giới hạn và tội lỗi của loài thụ tạo của chúng ta, và từ đó giúp chúng ta vượt qua được cám dỗ cảm thấy mình có quyền hạn tuyệt đối và bất tử. Nghèo khó là một thái độ nội tâm tránh không xem tiền bạc, sự nghiệp và những thứ xa hoa như là mục đích của cuộc sống và là điều kiện cho hạnh phúc của chúng ta. Đúng ra, nghèo khó tạo ra những điều kiện để chúng ta tự do gánh lấy những trách nhiệm cá nhân và xã hội, bất kể những giới hạn của chúng ta, với lòng tín thác vào sự gần gũi của Thiên Chúa và sự trợ giúp quan phòng của Người. Hiểu theo cách này, nghèo khó là một thước đo cho phép chúng ta đánh giá những cách tốt nhất để sử dụng của cải vật chất và để xây dựng những mối quan hệ không ích kỷ và cũng không chiếm hữu”[15].

————–

Đã được Đức Thánh Cha phê chuẩn
trong buổi yết kiến vào ngày 12 tháng 12 năm 2017

Vatican, ngày 6 tháng 1 năm 2018

Lễ trọng Chúa Hiển Linh

Hồng y João Braz Card. de Aviz

Tổng trưởng

José Rodríguez Carballo, O.F.M.

Tổng thư ký

———————–

[1] Đức Thánh Cha Phanxicô, Sứ điệp gửi cho các tham dự viên trong buổi Hội nghị quốc tế lần thứ hai với chủ đề: “Với sự trung thành với đặc sủng, tái suy nghĩ về về Kinh tế trong các Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ”, Rôma (ngày 25 tháng 11 năm 2016).

[2] Đức Thánh Cha Phanxicô, Bài diễn văn trong Đêm canh thức để chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng về Gia Đình, Rôma (ngày 4 tháng 10 năm 2014).

[3] Đức Thánh Cha Phanxicô, Sứ điệp gửi cho các tham dự viên trong buổi Hội nghị quốc tế lần thứ hai với chủ đề: “Với sự trung thành với đặc sủng, tái suy nghĩ về Kinh tế trong các Dòng tu và Tu đoàn Tông Đồ”, Rôma (ngày 25 tháng 11 năm 2016).

[4] Sđd.

[5] Sđd.

[6] Sđd.

[7] X. Hội đồng Giáo hoàng về các văn bản pháp luật, Ghi chú, Chức năng của thầm quyền Giáo Hội đối với những tài sản thuộc Giáo Hội (ngày 12 tháng 2 năm 2004), trong Communicationes 36 (2004), 24-32.

[8] Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tông hiến Pastor Bonus (ngày 28 tháng 6 năm 1988), số 108 § 1.

[9] X. Hội đồng Giáo hoàng về các văn bản pháp luật, Ghi chú, Chức năng của thầm quyền Giáo Hội đối với những tài sản thuộc Giáo Hội (ngày 12 tháng 2 năm 2004), trong Communicationes 36 (2004), 24-32.

[10] Bộ Đời sống thánh hiến và các Tu đoàn tông đồ, Hướng dẫn về việc soạn thảo báo cáo định kỳ về tình hình và đời sống của các Dòng và Tu đoàn Tông đồ (x. GL. 592 §1), đính kèm với Prot. n. SpR 640/2008.

[11] Đức Thánh Cha Phanxicô, Bài giảng nhân ngày Thế giới của người nghèo lần thứ nhất, Rôma (ngày 19 tháng 11 năm 2017).

[12] Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Hậu thượng Hội Đồng, Vita Consecrata (ngày 25 tháng 3 năm 1996), số 22.

[13] Đức Thánh Giáo hoàng Phaolô VI, Tông huấn Chứng tá Phúc Âm (ngày 29 tháng 6 năm 1971), số 31.

[14] Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Hậu thượng Hội Đồng, Vita Consecrata (ngày 25 tháng 3 năm 1996), số 90.

[15] Đức Thánh Cha Phanxicô, Thông điệp nhân ngày Thế giới của người nghèo lần thứ nhất, Rôma (ngày 13 tháng 6 năm 2017), số 4.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here