Tổng Quan Về Bí Tích Thánh Thể (1)

0
1350


Tác giả: LUDWIG OTT

 

Ý NIỆM VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1. Xác định ý niệm

Thánh Thể là Bí Tích, trong đó Đức Kitô hiện diện thực sự trót Mình và Máu thánh Người dưới hình bánh rượu, để tự hiến tế lên Cha thiêng linh một hiến lễ không đổ máu và ban mình làm lương thực cho linh hồn người tín hữu.

2. Các tiền ảnh

Các tiền ảnh nói về BT Thánh Thể có thể kể là : cây sự sống trong vườn địa đàng, lễ vật của Abraham và của Melchisedech, Manna trong sa mạc, bánh trưng hiến trong Đền Thờ Giêrusalem, lễ vật khác nhau trong thời Cựu Ước, đặc biệt là chiên Vượt Qua. 

3. Tính trổi vượt

Thánh Tôma đặc nền tảng tính trổi vượt của BT Thánh Thể trên mọi BT khác ở chỗ:

a) Từ nội dung của BT Thánh Thể : Nội dung được trao ban trong BT này không giống như ở các BT khác là sức mạnh tạo ân sủng do chính Chúa Kitô ban tặng, trong BT Thánh Thể là chính Đức Kitô, nguồn mọi ân sủng, được ban tặng.

b) Do việc các BT khác đều qui hướng vào BT Thánh Thể như cùng đích của mình;

c) Từ nghi thức của các BT khác, thường được kết thúc bằng việc lãnh nhận BT Thánh Thể. S.th. III 65,3.

***

ĐOẠN I

ĐỨC KITÔ HIỆN DIỆN THỰC SỰ

TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ

***

CHƯƠNG MỘT

TÍNH HIỆN THỰC VỀ SỰ HIỆN DIỆN ĐÍCH THỰC CỦA ĐỨC KITÔ

***

 

I. CÁC LẠC GIÁO CHỐNG ĐỐI

1. Thời cổ

Vào thời cổ của Kitô giáo có nhóm DOKETEN và các giáo phái theo MANICHÊANISMUS thuộc nhóm THÔNG TRI (Gnosis) phủ nhận việc Đức Kitô hiện diện thực sự trong BT Thánh Thể, lý do theo họ Đức Kitô chỉ có thân xác như bóng mờ chứ không phải thân xác thật như chúng ta. So Ignatius, Smyrna 7,1. 

2. Thời trung cổ

– Căn cứ vào một ghi chú của Hinkmar thành Reims (De praedest. 31) thường người ta cho là xuất xứ từ Johannes Scotus Eriugena (+870), người ta cho ông là người chối việc hiện diện thực sự của Đức Kitô trong BT TT. Thực sự trong các tác phẩm của ông, người ta không gặp chỗ nào ông thực chối bỏ việc Chúa hiện diện thực sự trong BT TT cả, cho dù ông có nhấn mạnh đến tính biểu trưng của BT TT.


– “QUYỂN SÁCH CỦA JOHANNES SCOTUS” về BT TT, mà BERENGAR THÀNH TOURS nại đến để minh chứng cho luận điểm lạc giáo của mình và cũng là quyển sách bị công đồng Vercelli (1050) kết án, được tranh cãi rất nhiều, vì cho rằng tương tự như tác phẩm của đan sĩ RATRAMNUS THÀNH CORBIE (+ khoảng 868) là quyển DE CORPORE ET SANGUINE DOMINI. Thực sự Ratramnus không chối sự hiện diện thực sự, nhưng viết sách để phản đối Paschasius Radbertus (+ khoảng 860) vì ông này đồng hóa thân xác bí tích với thân xác lịch sử của Đức Kitô ; Ratramnus nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa hình thức xuất hiện và áp dụng vào BT TT những thuật ngữ SIMILITUDO, IMAGO, PIGNUS. Chống lại lối Duy Thực quá đáng của Paschasius Radbertus, cũng có những vị như RABANUS MAURUS viết trong một lá thơ gởi cho đan việc phụ Eigil thành Prumm, tiếc thay thư này đã mất, và đan sĩ Gottschak trong tác phẩm lại đề tên tác giả là Rabanus Maurus, tác phẩm đó tên là DICTA CUIUSDAM SAPIENTIS DE CORPORE ET SANGUINE DOMINI ADVERSUS RATBERTUM.

– BERENGAR THÀNH TOURS (+1088) phủ nhận việc biến thể của bánh rượu, phủ nhận sự hiện diện thật sự của Đức Kitô và cho BT TT là một biểu trưng (figura, similitudo) cho Mình và Máu Đức Kitô, Đấng đã bước vào vinh quang cõi trời.. Các lời của Chúa: “Nầy là Mình Thầy” theo ông chỉ được hiểu nghĩa chuyển ý, tương tự như câu: “Đức Kitô là đá góc”. Lý thuyết của Berengar bị nhiều nhà thần học tấn công và nhiều công đồng kết án: Durandus thành Troarn, Lanfrank, Guitmund thành Aversa, Berthold thành St Blasien, trước tiên là công đồng Rôma dưới sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Leô IX vào năm 1050, cuối cùng là công đồng Mùa Chay tại Rôma vào năm 1079 dưới sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng Gregor VII. Tại Công Đồng cuối cùng này, Berengar xin rút lời lại, tuyên xưng đức tin, chấp nhận sự biến thể và sự hiện diện thật sự của Đức Kitô trong BT TT.

– Vào thế kỷ 12 và 13, có nhiều giáo phái thiên về tinh thần có xu hướng chống lại tổ chức hữu hình của Hội Thánh và chịu những ảnh hưởng cuối cùng của các quan niệm Thông Tri-Manichêanismus phủ nhận quyền truyền phép của linh mục và sự hiện diện thật sự của Đức Kitô trong BT TT (Petrobrusianer, Henricianer, Katharer, Albigenser). Chống lại các lạc thuyết này, công đồng chung Lateranô IV (1215) lấy quyền của Hội Thánh nhấn mạnh giáo thuyết Biến Thể, về sự hiện diện thật sự của Đức Kitô trong BT TT và về quyền truyền phép của linh mục được thụ phong thành sự. D 430. So D 367, 403.

– JOHN WICLIF (+ 1384) vào thế kỷ 14 chống đối giáo lý Biến Thể và cho rằng bản chất bánh rượu vẫn tồn tại sau khi truyền phép (Remanenztheorie). Sự hiện diện thực sự của Đức Kitô bị ông ta chỉ còn coi là một thứ hiện diện năng động (dynamischer Gegenwart). Tôn thờ BT TT là một thứ thờ bụt thần. Thánh lễ không do Đức Kitô thiết lập – Tất cả lý thuyết của ông bị Công Đồng London (1382) và Công Đồng chung Constance (1418) kết án. D 581tt.

3. Thời mới

Đại cương có thể nói giáo phái Tin Lành phủ nhận việc Biến Thể và đặc tính Hy tế của BT TT, nhưng về vấn đề sự hiện diện thật sự họ có nhiều ý kiến khác nhau.

a) LUTHER công nhận sự hiện diện thật sự căn cứ vào ấn tượng của lời thiết lập, nhưng chỉ hạn hẹp vào việc cử hành buổi Tiệc Ly mà thôi (in usu). Chống lại với giáo thuyết TRANSSUBSTANTIATIO của Công Giáo, ông chỉ nhận sự CÙNG HIỆN DIỆN (CONSUBSTANTIATIO) của Mình Máu thánh Chúa Kitô với bản thể bánh rượu : verum corpus et sanguis Domini nostri Iesu Christi IN ET SUB PANE ET VINO per verbum Christi nobis christianis ad manducandum et bibendum institutum et mandatum (Cat. Maior V 8). Ông giải thích khả năng sự hiện diện thật sự của Mình Máu thánh Chúa Kitô dựa vào thuyết Phổ Tại (Ubiquité) không thể chấp nhận được, theo đó nhân tính của Đức Kitô nhờ vào Ngôi Hiệp (Unio hypostatica) thông phần thật sự vào việc hiện diện khắp mọi nơi của Thiên Chúa. So Conf. Aug. và Apol. Conf. Art. 10; Art. Smalcald. III 6 ; Formula Concoridae I 8,11-12 ; II 7.

b) ZWINGLI (như Karlstadt, Butzer và Oecolampađius) phủ nhận sự hiện diện thật sự và giải thích Bánh và Rượu chỉ là biểu trưng suông cho Mình và Máu thánh Chúa. Theo ông, Tiệc Thánh chỉ là kỷ niệm lại ơn cứu độ của chúng ta qua cái chết của Đức Kitô và đấy chỉ là một tuyên xưng của cộng đoàn.

c) CALVIN, thiên về tư tưởng của Melanchton (Kryptocalvinisten), đưa một giải pháp trung gian, khi phủ nhận sự hiện diện bản thể của Mình và Máu thánh Đức Kitô, nhưng chấp nhận một sự hiện diện năng động (secundum virtutem – dynamisch). Khi rước lấy Bánh Rượu người tín hữu, theo Calvin là những người đã được tiền định, lãnh nhận một sức mạnh xuất phát từ Thân Thể vinh quang đang ngự trên trời của Chúa Kitô, sức lực đó nuôi sống linh hồn.

Chống lại các lạc thuyết của giáo phái Tin Lành, Công đồng Tridentinô đã nhóm họp và đưa ra những quyết định trong những phiên họp 13, 21 và 22.

Nhóm Tin Lành Tự Do (Der liberale Protestantismus) ngày nay đưa ý kiến cho rằng Đức Kitô không có ý thiết lập BT Thánh Thể và giải thích buổi Tiệc Ly chỉ là buổi Tiệc Giã Biệt. Tiệc Thánh của Giáo Hội Tiên Khởi xuất phát từ những buổi họp của các cộng đoàn môn đệ. Thánh Phaolô dựa vào buổi tiệc giã biệt để tạo một cơ chế cho tương lai (“Hãy làm việc này để nhớ đến Thầy”) và nối kết việc lập lại buổi Tiệc Ly với kỷ niệm cái chết của Chúa (1 Cr 11,26).  Đức Giáo Hoàng Piô X kết án luận đề của Phái Duy Tân: “Không được phép nhận tất cả những gì thánh Phaolô nói về việc thiết lập BT Thánh Thể theo cách giải thích lịch sử.” D 2045.

II. CHỨNG CỨ THÁNH KINH VỀ VIỆC HIỆN DIỆN THẬT SỰ CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ

TRONG BT TT, MÌNH VÀ MÁU ĐỨC KITÔ HIỆN DIỆN THẬT SỰ, CỤ THỂ VÀ BẢN THỂ. De fide.

Chống lại với tất cả những ai phủ nhận việc hiện diện thật sự, công đồng Tridentinô tuyên bố : Si quis negaverit, in sanctissimae Eucharistiae sacramento contineri VERE, REALITER ET SUBSTANTIALITER corpus et sanguinem una cum anima et divinitate Domini nostri Iesu Christi ac proinde totum Christum, sed dixerit, tantummodo esse in eo ut in signo vel figura aut virtute, anathema sit. A.S.D 883.

Ba thuật ngữ VERE, REALITER, SUBSTANTIALITER được nhấn mạnh để chống lại các quan niệm của Zwingli, Oecolampad và Calvin, loại bỏ tất cả những hình thức giải thích theo lối tượng hình các lời thiết lập BT TT.

1. Lời hứa ban BT Thánh Thể (Ga 6,22-71)

Sau những phép lạ chuẩn bị là hóa bánh và đi trên mặt nước, Đức Giêsu phản đối người Do Thái chỉ mong chờ những phép lạ hóa bánh cứ tiếp diễn: “Các ông hãy ra công làm việc, không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông” (c.27).

Trong lời nói về BT TT, Chúa Giêsu tuyên bố:

a) Trước tiên cách chung về bánh thật của Trời, là bánh từ trời xuống và ban cho trần gian đời sống vĩnh cửu (29-34) ;

b) Tiếp đến Người chỉ về chính mình như Bánh từ Trời đến ban sự sống và đòi buộc phải tin (35-51a);

c) Cuối cùng xác định cụ thể hơn, bánh bởi trời là Thịt mình và liên kết việc rước lấy Thịt Máu Người với việc lãnh nhận đời sống vĩnh cửu (51b-58): “Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”

Người Do Thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sau ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Đức Giêsu nói với họ:

“Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”

Những người chống đối sự hiện diện đích thực hiểu những lời này theo lối chuyển ý về niềm tin vào cái chết hy tế của Đức Kitô trên thập tự. Căn cứ ý nghĩa theo mặt chữ, có những lý do sau đây:

a) Ý nghĩa tự nhiên của từ. Đặc biệt phải chú ý đến những thuật ngữ cụ thể :

álêthes brôsis = lương thực thật, cụ thể (c 55) ;

álêthes pósis = thức uống thật, cụ thể (c 55) ;

trôgein = cắn , nhai, ăn (c 54t)

b) Khó khăn của lối giải thích hình bóng. Ăn thịt và uống máu ai, theo nghĩa Thánh Kinh hiểu theo cách chuyển ý có nghĩa là đuổi bắt ai để giết, thủ tiêu ai. So Tv 26,2 ; Is 9,20 ; 49,26 ; Mk 3,3.

c) Các quan niệm của thính giả, Chúa đã không chỉnh lại, như thường thấy khi có sự hiểu lầm (so Ga 3,3tt; 4,32tt ; Mt 16,6tt), nhưng Chúa lại xác nhận, dù phải chấp nhận thương đau là môn đệ và Tông Đồ có thể bỏ mình (c 60tt). Trong câu 63 (“Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì.”) Chúa không phủ nhận cách giải thích mặt chữ, nhưng phủ nhận lối quá phàm tục.

d) Các giáo phụ thường giải thích đoạn cuối cùng về lời hứa đều qui vào BT TT (tỉ như Johannes Chrysostomos, Cyrill thành Alexandria, Augustinus) và công đồng Tridentinô cũng thế (D 875, 930).

2. Việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể ( Mt 26,26-28; Mc 14,22-24 ; Lc 22,15-20 ; 1 Cr 11,23-25)

Chứng cứ chính yếu trong Thánh Kinh và sự hiện diện thật sự của Chúa trong BT TT nằm trong lời thiết lập, mà 4 người tường trình ghi lại có khác biệt về mặt chữ, nhưng lưu truyền nhất trí về sự việc.

a) Các lời đọc trên bánh thường gọi là công thức theo thánh Phêrô được lưu truyền nơi Mt và Mc, có những lời như sau: HOC EST CORPUS MEUM ; công thức của thánh Phaolô được lưu truyền nơi Lc và Phaolô (theo Lc) có những lời như sau : HOC EST CORPUS MEUM, QUOD PRO VOBIS DATUR (nơi Phaolô thiếu didoménon: tradetur). Theo nghĩa mặt chữ : Cái mà tôi trao cho anh em, chính là thân xác của tôi, sẽ phó nộp vì anh em.

b) Các lời đọc trên chén theo hình thức của thánh Phêrô (theo Mc): HIC EST SANGUIS MEUS NOVI TESTAMENTI, QUI PRO MULTIS EFFUNDETUR (Mt thêm vào: IN REMISSIONEM PECCATORUM ); công thức theo Phaolô (theo Lc): HIC EST CALIX NOVUM TESTAMENTUM IN SANGUINE MEO, QUI PRO VOBIS FUNDETUR. Ý nghĩa các lời này như sau : điều chứa đựng trong chén này là máu của tôi, nhờ đó Giao Ước mới được ký kết (cũng như giao ước cũ được ký kết trong máu dựa theo Xh 24,8: “Đây là máu giao ước, giao ước mà Thiên Chúa đã ký kết với anh em”) và máu này đổ ra vì anh em.

Chống lại những phê bình của nhóm duy lý tân tiến, Hội Thánh Công Giáo nắm vững lịch sử tính và để chống lại những người phủ nhận sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong BT TT, Hội Thánh luôn dựa vào ý nghĩa mặt chữ của các lời thiết lập. Công đồng Tridentinô phủ nhận cách giải thích biểu tượng và như thế gián tiếp chấp nhận cách giải thích mặt chữ là chính xác (D 874).

Các giải thích mặt chữ đòi buộc:

a) Qua âm thanh của lời. Cách giải thích biểu tượng (figurativ) trong bản văn này hoàn toàn không có cơ sở ; chỉ vì Bánh và Rượu từ bản chất cũng như lối sử dụng thông thường, không bao giờ là biểu trưng cho Thân xác và Máu huyết cả. Cách giải thích mặt chữ tự nó không có gì xung khắc cả , đương nhiên đòi buộc phải có đức tin vào Thiên Tính của Đức Kitô trước.

b) Qua hoàn cảnh. Đức Kitô buộc phải thích ứng với khả năng đón nhận theo lý trí để có thể hiểu những lời của Người theo âm thanh phát ra. Nếu muốn cho nhân loại khỏi lầm lạc, thì Đức Kitô phải dùng những hình thức ngôn từ không thể hiểu sai được, khi thiết lập một BT và một phụng tự cao vời như thế, khi ký kết một giao ước mới và tổng kết lời trối trăn của Người.

c) Qua những hiệu quả thực tiễn mà chính thánh Phaolô rút ra. Vị thánh Tông Đồ này cho việc rước lấy BT TT cách bất xứng là phạm tội đến Thân thể và Máu thánh của Chúa.

 “Bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng, thì cũng phạm đến Mình và Máu Chúa. Ai nấy phải tự xét mình, rồi hãy ăn Bánh và uống Chén này. Thật vậy, ai ăn và uống mà không phân biệt được Thân Thể Chúa, là ăn và uống án phạt mình.” 1 Cr 11,27tt

 “Khi ta nâng chén tạ ơn mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Kitô ư ? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao ?” 1Cr 10,16

d) Qua sự thiếu sót của các chứng cứ chống đối. Khi hệ từ “là” trong nhiều đoạn Thánh Kinh tỉ như Mt 13,38: “Ruộng là thế giới” (so Ga 10,7a ; 15,1 ; 1 Cr 10,4) có ý nghĩa như “chỉ về” hay là “có nghĩa”, thì ý nghĩa biểu tượng là do bản chất sự vật ( tỉ như trong một dụ ngôn hay phúng dụ (allégorie) hay là do cách sử dụng ngôn từ thông thường. Bài tường trình không theo những trường hợp này.

III. CHỨNG CỨ THÁNH TRUYỀN VỀ SỰ HIỆN DIỆN THẬT SỰ CỦA ĐỨC KITÔ GIẾU TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1. Các Giáo phụ trước Công đồng Nicêa

– Chứng cứ Thánh Truyền cổ xưa và rõ ràng nhất về sự hiện diện của Chúa Kitô trong BT TT phải kể là của thánh Ignatius thành Antiochia (+ khoảng 107). Ngài tường trình về nhóm Doketen (Ảo ảnh thuyết): “Họ không tin vào BT TT và vào kinh nguyện, vì họ không nhận BT TT chính là Thân Thể của Đức Giêsu Kitô, Đấng cứu độ chúng ta, Thân Thể đó đã vì chúng ta phải chịu đau khổ và đã được Thiên Chúa Cha cho phục sinh trong những điều tốt lành của Người” (Smyrn. 7,1.). Philad. 4 : “Hãy chú tâm điều này là chỉ cử hành một BT TT mà thôi, bởi vì chỉ có một Thân thể của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta và một Chén duy nhất để liên kết chúng ta với Máu thánh của Người.”

– Thánh Justin Tử đạo đã tường trình cuộc cử hành Thánh Lể trong thời cổ xưa của Hội Thánh trong quyển Hộ Giáo thứ nhất của ngài (c. 65) và nói về lương thực Thánh Thể như sau: “Chúng ta không lãnh nhận bánh ăn, thức uống thông thường, nhưng như Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu độ chúng ta là Ngôi Lời nhập thể, đã đón nhận Thịt Máu vì muốn cứu độ chúng ta, thì như chúng ta đã được dạy dỗ, lương thực nhờ lời cầu nguyện xuất phát từ Người đã trở thành BT TT, nhờ đó thịt máu chúng ta được nuôi sống để một cách thức biến dạng nào đó trở thành Thịt Máu của Đức Giêsu đã hóa thân làm người.” (66,2), Ở đây Justin đặt việc truyền phép trong BT TT song song với mầu nhiệm Nhập Thể. Hiệu quả của mầu nhiệm Nhập Thể cũng như Truyền Phép là Thịt Máu Đức Giêsu Kitô. Đặt nền tảng cho lý thuyết này, Justin trưng lời thiết lập của Chúa Giêsu, đó là những lời các Tông Đồ lưu truyền lại trong những điều họ trứ tác đáng suy nghĩ, gọi là Phúc Âm”.

– Thánh Ireneus thành Lyon (+ khoảng 202) minh chứng rằng, “bánh mà trên đó chủ tế đọc lời kinh tạ ơn, chính là Mình Chúa Kitô và chén là chén Máu Chúa kitô” (Adv.haer. IV 18,4). Đức Kitô nhận chén xuất phát từ Sáng Tạo như là Máu thật của Người, với máu này Người thấm thấu vào máu chúng ta, và bánh xuất phát từ sáng tạn là chính Thịt Người, nhờ đó Người củng cố thân xác chúng ta” (ib. V 2,2). Thân xác chúng ta “được Thịt Máu Chúa nuôi dưỡng và trở thành chi thể của Người” nhờ đó có khả năng đón nhận hồng ân của Thiên Chúa, hồng ân để sống đời đời” (ib. V 2,3)

– Các nhà thần học thành Alexandria, Clement và Origenes minh chứng niềm tin chung của Hội Thánh là chính Chúa ban Thịt Máu của Người cho chúng ta hưởng dùng. Nhưng chúng ta cũng thấy nhiều đoạn sách của họ có chiều hướng ám dụ , họ hiểu Mình và Máu Chúa chính là giáo lý của Chúa Kitô để nuôi sống thần trí chúng ta. Origenes viết trong Contra Celsum VIII 33 : “Còn chúng ta, những người cảm tạ Đấng Sáng tạo vũ trụ, chúng ta hưởng dùng bánh dâng hiến qua lời tạ ơn và kinh nguyện, bánh nhờ lời cầu nguyện đã trở thành Mình Thánh đích thực thánh hiến kẻ hưởng dùng theo nghĩa hợp lý.” So In Num.hom. 7,2 ; In Ex.hom. 13,3 ; In Matth. comment.ser. 85. Theo cái nhìn của các nhà thần học Alexandria, đoạn này có nhiều nghĩa, ý nghĩa ẩn dụ cũng không loại bỏ ý nghĩa theo mặt chữ được.

– Tertullian (+ khoảng 220) tuyên xưng đức tin vào sự hiện diện đích thực bằng những lời thiết thực như sau: “Thân xác được Mình và Máu Chúa Kitô nuôi dưỡng để linh hồn cũng được Thiên Chúa chữa lành” (CARO CORPORE ET SANGUINE CHRISTI VESCITUR, UT ET ANIMA DE DEO SAGINETUR ; De carnis resurr. 8). Ông nói với những người Kitô hữu tạc tượng bụt thần :“Những người Do Thái tra tay vào Đức Kitô chỉ có một lần ; còn những người này xúc phạm hằng ngày vào thân thể của Người. Các bàn tay này phải chặt đi cho rồi” (De idololatria 7). Việc so sánh với lỗi lầm của người Do Thái, đòi buộc việc phải công nhận Mình Thánh mà người Kitô hữu xúc phạm khi rước Thánh Thể, là một sự hiện diện thật sự.  Khi Tertullian (Adv. Marcionem IV 40) có thêm vào lời thiết lập “HOC EST CORPUS MEUM” câu giải thích thêm: id est figura corporis mei, thì ông không hiểu thuật ngữ “figura” theo nghĩa hình ảnh, biểu trưng, vì trong văn mạch, ông muốn minh chứng sự thực tại của Mình Thánh Chúa chống lại thuyết Ảo Ảnh của Marcion : figura autem non fuisset, nisi veritatis esset corpus. Figura có nghĩa là hình thức xuất hiện, dạng bí tích.

– Thánh Cyprian (+ 258) liên kết lời cầu xin bánh trong kinh Lạy Cha với BT Thánh Thể và nói “Đức Kitô là lương thực của chúng ta, qua đó chúng ta đụng chạm đến Mình Người” (qui corpus eius contingimus) và “ai đã đụng chạm đến Mình Người và lãnh nhận BT Thánh Thể theo quyền cộng đoàn” sẽ có cuộc sống đời đời, căn cứ theo đoạn Ga 6,51 (De dominica orat. 18). Đối với những người sa ngã dám lãnh nhận BT Thánh Thể mà trước đó đã không sám hối và lãnh nhận nghi thức giao hòa, ngài nói: “Họ đã tra tay bạo lực vào Mình Máu thánh của Người và bây giờ lại xúc phạm đến Chúa bằng tay và miệng lưỡi của mình như xưa họ đã chối bỏ Chúa” (De lapsis 16). Việc uống Máu Thánh Chúa Kitô khi lãnh nhận BT Thánh Thể được ngài đặt song song với việc đổ máu khi chịu tử đạo. Việc đặt song song như thế này đòi buộc, điều thứ nhất thực tế thì điều thứ hai cũng phải như vậy. So Ep. 58,1 ; Ep. 63,15.

2. Các Giáo phụ sau Công đồng Nicêa

Chứng nhân cho niềm tin của Hội Thánh về sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong BT TT sau thời công đồng Nicêa, gồm có các giáo phụ như sau: Bên Hy Lạp có thánh Cyrill thành Giêrusalem (mystag. Kat. tập 4 và 5), thánh Johannes Chrysostomos, tiến sĩ về BT TT, thánh Cyrill thành Alexandria và thánh Johannes thành Damaskus(De fide orth. IV 13); bên giáo hội Latinh có thánh Hilarius thành Poitiers (De Trin. VIII 14) và thánh Ambrosius ( De sacr. IV 4-7) người đưa thẩm quyền về giáo lý BT TT cho Kinh Viện.

Các nhà sử học về tín điều của Tin Lành chỉ giải thích giáo lý về BT TT của thánh Augustinus cách thuần lý. Cho dù thánh nhân rất thích lối giải thích biểu trưng, nhưng ngài không loại bỏ sự hiện diện đích thực của Đức Kitô trong BT TT. Nối kết với các lời thiết lập BT TT, ngài đồng tình với truyền thống giáo hội cổ về niềm tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa. So Sermo 227: “Bánh mà anh em thấy trên bàn thờ, khi đã được thánh hiến bằng Lời Chúa, là chính Mình thánh Chúa Kitô ; chén thánh hay đúng hơn chất được chứa đựng trong chén thánh, khi đã được thánh hiến bằng Lời Chúa, chính là Máu Đức Kitô”. Enarr in Ps 33 sermo 1,10: “Đức Kitô đã cầm lấy chính mình trong tay, và trao ban mình Người, khi nói: “Đây là mình Thầy”.

Nếu như chúng ta gặp trong các tác phẩm của những giáo phụ, tỉ như Augustinus, kề bên những chứng cứ rõ ràng cũng có những chứng cứ mờ tối, mang ý nghĩa biểu trưng, thì phải chú ý những điểm sau đây để có thể hiểu những đoạn này cho chính xác: luật về mầu nhiệm (Arkandisziplin), đặc biệt là mầu nhiệm đụng chạm đến BT TT (so Origenes, In Lev. hom. 9,10) ; không có những câu chống đối mang tính lạc thuyết, do sự chểnh mảng trong cách sử dụng từ ; sự thiếu sót những thuật ngữ chuyên biệt để phân biệt cách hiện diện mang tính bí tích của Thân Thể Chúa Kitô cách tự nhiên ở trần thế và hiện tại trên trời ; sự cố gắng để ngăn chận một quan niệm lố bịch về Tiệc Thánh Thể và cố nhấn mạnh đến việc lãnh nhận BT cách tinh thần trong đức tin và tình yêu (khác biệt với cách lãnh nhận bề ngoài, mang hình thức bí tích) ; đặc tính biểu trưng của BT TT như là “Dấu chỉ hiệp nhất” (Augustinus), đương nhiên không loại trừ sự hiện diện đích thực.

Chứng cứ của các giáo phụ được củng cố bằng chứng cứ các sách Phụng Vụ cũ, trong đó có các lời nguyện khẩn xin Thánh Thần ngự xuống (Epiklese), để “Người làm cho bánh trở nên Mình Thánh Chúa Kitô và rượu trở thành Máu Thánh Chúa Kitô” (Cyrill thành Giêrusalem, Cat. myst. 5,7 ; so tập Euchologion của Serapion thành Thmuis 13,4 ; Apost. Konst. VIII 12,39).

Niềm tin vào sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong BT TT còn được minh chứng bằng những cách trình bày và bản khắc, bản vẽ, đặc biệt hình vẽ Aberkios (trước năm 216) ở Hieropolis miền Tiểu-Phrygien và bản vẽ Pectorius (cuối thế kỷ thứ 4) ở Augustodunum (Autun) miền Gallien, cả hai đều dùng biểu tượng con cá.

Thánh Tôma đặt nền tảng cho sự hiện diện đích thực của Chúa:

a) từ sự thiện toàn của Giao Ước Mới và tính cao vời của Hy Tế giao Ước mới trên hy tế của giao ước cũ,

b) từ tình yêu của Chúa Kitô đối với loài người, vì tình yêu này đòi buộc phải có liên hệ xác thể,

c) từ sự tiện toàn của đức tin, vì đức tin này không những xác tính vào Thiên Tính, nhưng cả nhân tính vô hình của Chúa đang hiện hiện trong BT TT. S.th. III 75,1.

***

CHƯƠNG HAI

HIỆN THỰC HÓA SỰ HIỆN DIỆN ĐÍCH THỰC

CỦA ĐỨC KITÔ HAY THUYẾT BIỂN THỂ

(transsubstantiatio)

 

I. TÍN ĐIỀU VÀ Ý NIỆM VỀ THUYẾT BIẾN THỂ

1. Tín điều
ĐỨC KITÔ HIỆN DIỆN TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ QUA VIỆC BIẾN ĐỔI BẢN CHẤT BÁNH THÀNH MÌNH THÁNH CỦA NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT RƯỢU THÀNH MÁU THÁNH CỦA NGƯỜI. De fide.

Để chống lại lý thuyết “Đồng tồn” (Consubstantiatio) của Luther, theo đó bản chất bánh rượu cùng tồn tại với Mình Máu thánh Đức Kitô và cũng để chống lại thuyết “Hội nhập trong bánh” (Impanatio) đã bị Buitmund thành Aversa chống đối, theo đó Đức Kitô và bản chất bánh cùng hiện diện trong một thứ “ngôi hiệp” (Unio hypostatica), Công đồng Tridentinô tuyên bố, trọn vẹn bản chất của bánh biến thành Mình Chúa Kitô và trọn vẹn bản chất rượu biến thành Máu Chúa Kitô. Sự biến đổi này được gọi là BIẾN THỂ (TRANSSUBSTANTIATIO) : SI QUIS DIXERIT, IN SACROSANCTO EUCHARISTIAE SACRAMENTO REMANERE SUBSTANTIAM PANIS ET VINI UNA CUM CORPORE ET SANGUINE DOMINI NOSTRI IESU CHRISTI, NEGAVERITQUE MIRABILEM ILLAM ET SINGULAREM CONVERSIONEM TOTIUS SUBSTANTIAE PANIS IN CORPUS ET TOTIUS SUBSTANTIAE VINI IN SANGUINEM, MANENTIBUS DUMTAXAT SPECIEBUS PANIS ET VINI, QUAM QUIDEM CONVERSIONEM CATHOLICA ECCLESIA APITSSIME TRANSSUBSTANTIATIONEM APPELLAT, ANATHEMA SIT. D 884. So D 355,430, 465. Đức Giáo Hoàng Piô VI bảo vệ lý thuyết BIẾN THỂ chống lại công đồng Pistoia (1786) coi lý thuyết này là một “vấn đề thuần túy kinh viện” không cần giải thích cho giáo dân. D 1529. So D 2318.

Thuật ngữ TRANSSUBSTANTIATIO, đặc biệt là động từ TRANSSUBSTANTIARE được thần học ở thế kỷ 12 áp dụng (Magister Roland [sau này là giáo hoàng Alexandre III] sử dụng khoảng năm 1150; Stephan thành Tournai khoảng năm 1160; Petrus Comestor 1160-1170) và được sử dụng chính thức trong văn bản Tòa Thánh (1202) của Đức Giáo Hoàng Innocente III, trong Caput Firmiter của Công đồng Latran IV (1215). D 414, 416, 430.

Thần học chính thống-Hy Lạp đón nhận thuật ngữ này của thần học Latinh từ sau công đồng chung thành Lyon II (1274) và dịch ra bằng thuật ngữ METOUSIÔSIS đặc biệt METOUSIOŨTHAI. Người ta chỉ sử dụng đại trà từ thế kỷ 17 để chống lại lý thuyết về BT TT của thượng phụ giáo chủ Cyrillus Lukaris chịu ảnh hưởng phái Calvin. So Confessio orthodoxa của Petrus Mogilas I 107 và Confessio Dosithei 17. Thần học mới của Chính Thống không xác định cách thức hiện diện Mình và Máu Đức Kitô. Ý nghĩa của thuật ngữ METOUSIÔSIS, nếu như chưa bị phủ nhận, thì đã mất đi giá trị rất nhiều.

2. ý niệm

a) Biến thể là một sự biến đổi (metabolé, conversio). Theo nghĩa thụ động, biến đổi là bước chuyển của một sự vật này sang một sự vật khác (transitus unius rei in aliam). Có những thời điểm như sau:

a.1 Có một TERMINUS A QUO và một TERMINUS AD QUEM, có nghĩa là một thời điểm ngưng sự hiện hữu và một thời điểm bắt đầu cái mới. Cả hai khác hẳn với việc tạo dựng (creatio) và hủy hoại hoàn toàn (annihilatio). Khi nhìn vào toàn sự kiện trước và sau cuộc biến đổi, người ta nói về một terminus TOTALIS a quo và ad quem (trong cuộc biến đổi thuộc BT TT các bản chất của bánh rượu cùng với Mình Máu Thánh Chúa Kitô dưới dạng bánh và rượu); nếu chỉ nhìn vào cái trong sự vật bắt đầu chấm dứt và bắt đầu hiện hữu, người ta nói đến một terminus FORMALIS a quo và ad quem.

a.2 Có một liên hệ nội tại giữa việc chấm dứt terminus a quo và bắt đầu terminus ad quem. Thực sự khó mà tính toán đến thời gian tiếp nối trong ý niệm biến đổi. Trong việc biến đổi ở BT TT, bản chất của bánh rựu chấm dứt, vì Mình và Máu Đức Kitô thay thế vào vị trí đó.

a.3 Có một “cái thứ ba” chung (tertium), có nghĩa là một cái thứ ba tồn tại chung, cái đó liên kết cả hai cực sau cuộc biến đổi. Trong cuộc biến đổi nơi BT TT thì đó chính là hình dạng bánh và rượu. Cũng có thể tưởng tượng đến một cuộc biến đổi, trong đó từ terminus a quo không còn gì sót lại.

b) Biến thể là một cuộc biến đổi mầu nhiệm và độc nhất (CONVERSIO MIRABILIS ET SINGULARIS ; D 884), khác hẳn với các cuộc biến đổi tự nhiên. Các biến đổi tự nhiên hoặc chỉ là biến đổi thuộc tùy thể hoặc biến đổi bản thể. Trong biến đổi tùy thể, bản chất tồn tại không thay đổi ; nó chỉ đón nhận những hình thức tùy thể mới (conversio accidentalis hay là transaccidentatio, tỉ dụ như khối cẩm thạch – trở thành tượng cẩm thạch). Trong biến đổi bản chất, hình thức bản chất cho đến bây giờ sẽ chấm dứt ; chất liệu như “cái thứ ba” vẫn tồn tại, chỉ có cái là nhận một hình thức bản chất mới (conversio formalis hay là transformatio, tỉ dụ như cơ thể hấp thụ thức ăn). Với việc biến đổi bản chất trong bình diện tự nhiên luôn luôn có sự liên kết với những biến đổi tùy thể.

Việc biến đổi nơi BT TT là một biến đổi bản chất một cách đặc biệt, vì trọn vẹn bản chất bánh rượu gồm materia và forma đều hoàn toàn biến đổi (CONVERSIO SUBSTANTIALIS TOTALIS), trong khi những tùy thể vẫn còn tồn tại. Trong tự nhiên cũng như trong siêu nhiên không có gì tương tự như thế, vì thế mà mới có cái tên đặc biệt: TRANSSUBSTANTIATIO. Thuật ngữ muốn nói, trọn vẹn bản chất, và chỉ có bản chất mà thôi, mới biến đổi.

Ý niệm siêu hình về BẢN CHẤT được áp dụng trong giáo lý Biến Thể không đụng chạm gì đến nhận thức khoa học tự nhiên của hiện đại về cấu trúc vật chất.

c) Theo giáo lý chung của các nhà thần học, việc biến đổi theo nghĩa chủ động, nghĩa là hoạt động biến đổi của Thiên Chúa, không phải thực hiện chung trong hai hành động rời rạc là việc hư hóa bản chất bánh rượu và hiện thực hóa Mình và Máu thánh Đức Kitô; nhưng đây là một hành động duy nhất của Thiên Chúa tác tạo terminus a quo (formalis) biến mất và terminus ad quem (formalis) xuất hiện.

Nhóm Scotisten, Bellarmin, Chr. Pesch và nhiều người khác cho hành động hiện thực Mình Máu thánh Đức Kitô là ĐƯA VÀO (ADDUCTIO hay là INTRODUCTIO), đưa Mình Máu thánh Chúa Kitô vào dưới dạng bánh rượu, như thế là chối bỏ việc chuyển đổi vị trí (ADDUKTIONSTHEORIE). Theo lý thuyết này, Thân Thể tiền hữu của Đức Kitô được đưa vào hình dạng của Bí Tích và đón nhận một cách hiện hữu mới mang tính BT dưới dạng Bánh rượu bên cạnh cách hiện hữu tự nhiên của Người trên thiên đàng.

Nhóm Thomisten, Suarez, Franzelin và nhiều người khác cho hành động biến đổi là việc sản sinh hay Tái sản sinh (PRODUCTIO hay là REPRODUCTIO, REPLICATIO) Mình Máu Chúa Kitô dưới dạng Bánh rượu (REPRODUKTIONSTHEORIE). Theo lý thuyết này Thân xác do chính Đức Trinh Nữ Maria sản sinh lại được Thiên Chúa sản sinh ra một lần nữa theo một cách thức mới do một hành động mới của Thiên Chúa từ bản chất bánh và rượu. Phải công nhận rằng cách diễn tả của các giáo phụ và các sách Phụng Vụ cũng như ý niệm biến đổi bản thể mà mục đích là nhất mạnh bản chất mới, có lẽ thích hợp với lý thuyết sản sinh hơn. Nhưng không có một quyết định chắc chắn nào về đặc tính mầu nhiệm của quá trình biến đổi.

II. BIẾN THỂ THEO CHỨNG CỨ CỦA NGUỒN ĐỨC TIN

1. Chứng cứ Thánh Kinh
Việc biến thể được hiểu ngầm trong lời thiết lập của Đức Kitô (implicite). Căn cứ vào sự chân thật và quyền năng của một Thiên Chúa, từ lời của Người phải hiểu rằng cái mà Người trao ban, không còn là bánh và rượu nữa, nhưng là Mình và Máu Người. Như thế phải có một biến thể đi trước đó. Mắt chúng ta làm chứng rằng, các tùy thể không biến đổi. Từ đó, phải nhận rằng chỉ có bản chất mới biến đổi mà thôi.

Lý thuyết “Đồng bản chất” (KONSUBSTANTIATIONSTHEORIE) không thích hợp với lời thiết lập của Đức kitô. Theo họ phải nói như thế này: “(Trong bánh này) là Mình Thầy” So S.c.G. IV 63 ; S.th. III 75,2.

2. Chứng cứ Thánh Truyền
Các giáo phụ của ba thế kỷ đầu đều minh chứng sự hiện diện đích thực, mà không cần phải đi sâu vào vấn đề việc hiện diện đích thực này xuất hiện như thế nào. Thế nên vào thời gian này, người ta chỉ nói lên ý nghĩa của việc biến đổi bản chất. Tỉ như Tertullian nói: “Người cầm lấy bánh, trao cho các môn đệ và biến bánh thành Mình Người, khi nói: “Nầy là Mình Thầy” (Adv. Marc. IV 40). Từ thế kỷ thứ 4, các giáo phụ đều dạy rằng, việc biến đổi xuất hiện lúc Truyền Phép. Các chứng nhân chính yếu cho giáo lý biến đổi này là Cyrill thành Giêrusalem (Cat. myst. 4,2 ; 5,7) , Gregor thành Nyssa (Or. cat. 37), Johannes Chrysostomos ( De prodit. Judae hom. 1,6; In Matth.hom 82,5) Cyrill thành Alexandria (In Matth. 26,27) và Johannes thành Damaskus (De fide orth. IV 13) ;

Các giáo phụ Latinh gồm có : Ambrosius (De sacr. IV 4,14tt; 5,23 ; De myst. 9,52), Pseudo-Eusebius von Emesa, một nhà giảng thuyết của miền Nam nước Pháp vào thế kỷ 5/6 (PL 67,1052-56).

Các giáo phụ Hy Lạp sử dụng các thuật ngữ như sau: metaballéin (Cyrill thành Giêrusalem, Theodor v. Mopsvestia), metapoiein (Gregor v. Nyssa, Cyrill v Al., Johannes v Damaskus), metastoicheioun (Gregor v Nyssa), metagguthmizein (Johannes Chrysostomos), metaskevazein (Johannes Chrysostomos);

Các giáo phụ Latinh sử dụng thuật ngữ convertere, mutare. Cyrill thành Giêrusalem nói : “Người chỉ cần vẩy tay một cái là biến đổi nước thành rượu tại Cana xứ Galilêa, không lẽ Người không đáng tin khi biến rượu thành Máu Người chăng ?” (Cat. myst. 4,2)

Để diễn tả mầu nhiệm các giáo phụ đã sử dụng những hình ảnh loại suy (Analogie)

– như việc biến đổi lương thực thành bản chất của thân thể (Gregor v. Nyssa, Johannes thành Damaskus),

– như việc biến đổi nước thành rượu trong tiệc cưới Cana (Cyrill thành Giêrusalem),

– như việc cây gậy của Môsê biến thành rắn,

– như việc nước các con sông ở Ai Cập thành máu,

– mầu nhiệm sáng tạo

– mầu nhiệm Nhập Thể (Ambrosius).

Trong các sách Phụng vụ cũ, có một kinh đặc biệt (Epiklese) để kêu cầu Logos hay Thánh Thần ngự xuống, để Người “biến” (poieĩn) bánh và rượu trở thành Mình và Máu Đức Kitô hay để bánh và rượu “trở nên” (gignesthai) Mình và Máu Đức Kitô. Cyrill thành Giêrusalem viết trong sách thuật về Thánh Lễ : “Sau khi chúng tôi thánh hiến chúng tôi bằng những khúc ca linh thánh, chúng tôi kêu cầu Thiên Chúa nhân từ thương sai Thánh Thần xuống trên những lễ vật dâng hiến đây, để Người làm cho bánh trở thành Mình Chúa Kitô và rượu trở thành Máu Chúa Kitô. Vì những gì Thánh Thần chạm tới, đều hoàn toàn được thánh hiến và biến đổi” (Cat. myst. 5,7).

Theodoret thành Cyrus (+khoảng 460) dạy rằng, các yếu tố bí tích “không xuất ra khỏi bản chất của mình sau khi thánh hiến”, nhưng “vẫn tồn tại trong bản chất xưa cũ, trong hình ảnh và dạng thức của mình”. Mặt khác, ngài cũng xác tín rằng, những yếu tố này “là những gì khác trước khi linh mục khẩn cầu (Epiklese) và biến đổi và trở thành cái gì khác sau khi vị linh mục khẩn cầu” (Eranistes, dial. 2). ở đây rõ ràng là nói đến việc biến đổi, thế nên nhiều nhà thần học hiểu về hình dạng đầu tiên của việc tiếp tục tồn tại của dạng Bánh rượu sau khi biến thể. Trong liên hệ tư tưởng với Kitô học của ngài theo trường phái Antiochia, theo đó bản tính nhân loại độc lập đứng cận kề thiên tính, nhưng được chia sẻ vào Danh Thánh, danh dự và xứng đáng được tôn thờ của thiên tính, quan niệm của ngài theo cách loại suy cho rằng những yếu tố BT vẫn tồn tại bất biến sau khi truyền phép, nhưng cũng được chia sẻ vào Danh Thánh, danh dự và xứng đáng được tôn thờ của Đức Kitô trên thượng giới, Đấng đã kết hợp với chúng qua lời kinh khẩn nguyện (epiklese). Cách biến đổi theo ngài quan niệm không thể hiểu là biến đổi bản chất, nhưng đó chỉ là liên kết cách mầu nhiệm của các yếu tố không biến đổi gì cả với Mình và Máu thánh Chúa Kitô (moralisch).

Cũng tương tự như thế, Đức Giáo Hoàng Gelasius I (492-496) có ghi nhận: Bí Tích Mình Máu Thánh Chúa Kitô là “một vật thiên linh” nhờ đó mà chúng ta được tham dự vào Bản chất thiên linh, “dù vậy bản chất hay bản thể của bánh rượu không chấm dứt”. Qua tác động của Chúa Thánh Thần, bánh rượu được bước vào bản chất thiên linh, “nhưng vẫn giữ những đặc tính riêng của bản chất của mình” (De duabus naturis in Christo 14). Cả Pseudo-Chrysostomos, một người thành Antiochia, cũng dạy, sau truyền phép, bánh được gọi là Mình Chúa, “cho dù bản chất bánh vẫn tồn tại trong nó” (Ep. ad Caesarium).

III. NHỮNG HÌNH DẠNG THUỘC BÍ TÍCH

1.  Các hình dạng vẫn tồn tại
CÁC HÌNH DẠNG BÁNH RƯỢU VẪN TỒN TẠI SAU KHI BIẾN ĐỔI BẢN THỂ. De fide.

Theo cách giải thích của Công Đồng Tridentinô, cuộc biến thể chỉ nhằm vào bản chất của bánh và rượu, trong khi hình dạng và các tùy thể vẫn tồn tại: MANENTIBUS DUMTAXAT SPECIEBUS PANIS ET VINI (D 884). Dưới hình dạng (species) người ta hiểu đấy là những gì giác quan đón nhận được, như độ lớn, trương độ, sức mặng, hình thức, màu sắc, mùi, vị.

2. Những thực tại thể lý của các hình dạng
CÁC HÌNH DẠNG CỦA BT VẪN GIỮ ĐƯỢC CÁC THỰC TẠI THỂ LÝ CỦA MÌNH SAU VIỆC BIẾN THỂ DIỄN RA. Sent.certa.

Nhiều nhà thần học chịu ảnh hưởng Descartes vào thế kỷ 17 và 18, tỉ như Emmanuel Maignan, O. Minim (+ 1676) và các người theo trường phái Johannes Saguens, phủ nhận thực tế thể lý của các hình dạng, trong khi họ áp dụng lý thuyết của Descartes vào giáo lý BT TT; theo Descartes không có những tùy thể tuyệt đối, có nghĩa là thực sự khác biệt và có thể tách biệt khỏi bản chất, nhưng chỉ có thể có những tùy thể theo dạng thức (modal) có nghĩa là không khác biệt thực sự và vì thế không tách hỏi bản chất. Họ giải thích các hình dạng BT như những ấn tượng giác quan chủ quan được Thiên Chúa tác tạo cách kỳ diệu do chính Thiên Chúa toàn năng.

Ý kiến này không thể thích hợp với

a) Giáo lý của Công đồng Tridentinô; công đồng tuyên bố các hình dạng “tồn tại”, có nghĩa là terminus totalis a quo của việc biến đổi ngưng lại ;

b) Với giáo lý của thánh truyền, không bao giờ nghi ngờ việc một thực tại khách quan thích ứng với những ấn tượng của giác quan. So Augustinus, Sermo 272: “Điều anh em thấy, là Bánh và chén; chính mắt anh em nói lên điều đó. Nhưng điều mà đức tin anh em phải học hỏi, đó là: Bánh là Mình Thánh Chúa Kitô, Chén là Máu thánh Chúa Kitô.” S.th. III 75,5: sensu apparet, facta consecratione omnia accidentia panis et vini remanere ;

c) Với quan niệm về BT ; ý niệm này đòi buộc phải có một dấu chỉ khách quan, khi mà BT không phải chỉ là một thứ BT bề ngoài.

3. Không phải là chủ thể ràng buộc

CÁC HÌNH DẠNG BT VẪN TIẾP TỤC TỒN TẠI MÀ KHÔNG ĐÒI HỎI CÓ MỘT CHỦ THỂ RÀNG BUỘC.

Từ tín điều Biến Thể đưa đến việc, các hình dạng sau cuộc biến đổi bản chất của bánh rượu vẫn tồn tại mà không cần đến một chủ thể ràng buộc tự nhiên Công đồng Constance kết án luận đề của Wiclif: accidentia panis non manent sine subiecto in eodem sacramento (D 582). Mình và Máu thánh Chúa Kitô không thể là chủ thể mang lấy các tùy thể của bánh và rượu ; lại càng không thể là một bản thể khác (theo trường phái của Abaelard cho là không khí bao quanh). Từ đó, các hình dạng tồn tại không có một chủ thể nào cả. Giáo lý Catechismus Romanus (II 4,43) cho giáo lý này là “giáo lý tồn tại và vững vàng của Hội Thánh Công Giáo”.

Việc các tùy thể tiếp tục tồn tại mà không cần đến chủ thể chỉ có thể có được là do quyền năng tuyệt vời của Thiên Chúa, Đấng là causa prima thay thế hiệu quả của causa secunda xuất hiện.

***

CHƯƠNG BA

CÁCH THỨC HIỆN DIỆN ĐÍCH THỰC CỦA ĐỨC KITÔ

 

I. SỰ HIỆN DIỆN TRỌN VẸN CỦA ĐỨC KITÔ

1. Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể

ĐỨC KITÔ HIỆN DIỆN CÁCH TRỌN VẸN TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ, MÌNH VÀ MÁU CHÚA KITÔ CÙNG VỚI LINH HỒN VÀ THIÊN TÍNH CỦA NGƯỜI VÀ NHƯ THẾ ĐỨC KITÔ HIỆN DIỆN CÁCH TRỌN VẸN. De fide.

Cùng với thực tế của sự hiện diện trọn vẹn, Công đồng Tridentinô cũng khẳng định luôn tính trọn vẹn (Totalité): SI QUIS NEGAVIT, IN SS EUCHARISTIAE SACRAMENTO CONTINERI VERE, REALITER ET SUBSTANTIALITER CORPUS ET SANGUINEM UNA CUM ANIMA ET DIVINITATE DOMINI NOSTRI IESU CHRISTI AC PROIDE TOTUM CHRISTUM,… ANATHEMA SIT. D 883.

– EX VI VERBORUM, có nghĩa là nhờ vào lời Truyền Phép, Mình Chúa Kitô hiện diện dưới hình bánh và Máu Thánh Chúa Kitô hiện diện dưới hình rượu.

– PER CONCOMITANTIAM, “qua hiệu quả tiếp nối”, có nghĩa là nhờ vào liên hệ thật sự với Mình và Máu Chúa Kitô, mà thiên tính của Chúa (CONCOMITANTIA SUPERNATURALIS) nhờ vào “Ngôi Hiệp” hiện diện dưới hình bánh cùng với Mình Chúa Kitô, nhưng đây là thân xác sống động (Rm 6,9) nên cũng gồm cả Máu và Linh hồn của Người nữa (concomitantia naturalis); dưới hình rượu, Máu Thánh Chúa Kitô hiện diện cùng với Mình và cả thiên tính của Người nữa. So D 876. S.th. III 76,1.

Trong lời hứa ban BT TT, có những lời này: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi” (Ga 6,54.56) có ý nghĩa song song với câu sau đây: “Ai ăn tôi” (c.57), có nghĩa là, trọn vẹn con người của Chúa Kitô. Vì thế Chúa Kitô hiện diện trọn vẹn cùng với Mình và Máu. So 1Cr.11,27.

Theo giáo lý của các giáo phụ Mình thánh Chúa Kitô hiện diện dưới hình rượu là Mình Thánh bất tử (Gregor thành Nyssa, Or. cat.37), Mình Thánh ban sự sống (Cyrill thành Alexandria, Ep. 17; Adv. Nestorium 4,5), Mình Thánh xứng đáng lãnh nhận sự tôn thờ (Augustinus, Enarr. in Ps. 98,9). Những đặc tính này chỉ có thể hiểu được khi đã nhìn thấy liên hệ giữa Mình Thánh với linh hồn và thiên tính của Đức Kitô. Ambrosius dạy: “Đức Kitô hiện diện trong BT này, vì đấy là Mình Thánh của Người” (De myst.9,58).

Thực ra, các thần học gia chỉ mới bàn về sự hiện diện trọn vẹn của Chúa Kitô trong BT TT từ thế kỷ 11. Chúng ta thấy có các nhà thần học như Johannes thành Mantua, nhà thánh kinh học Manegold (giải thích đoạn 1 Cr 10,16), Anselm thành Laon và trường phái của ông, nhấn mạnh rõ ràng về việc Đức Kitô hiện diện trọn vẹn trong mỗi phần của hai dạng bánh rượu.

2. Sự hiện diện trọn vẹn trong mỗi phần của hai dạng bánh rượu
ĐỨC KITÔ HIỆN DIỆN TRỌN VẸN TRONG MỖI PHẦN CỦA HAI DẠNG BÁNH RƯỢU. De fide.

Trong tín điều về sự hiện diện trọn vẹn cũng đã bao hàm vấn đề Đức Kitô trọn vẹn hiện diện trong mỗi phần của hai hình bánh rượu. Công đồng Constance đã nâng giáo lý này lên thành tín điều để chống lại nhóm Hussiten đòi buộc phải rước cả hai hình bánh rượu (Utraquisten) (D 626). Chống lại giáo phái Tin Lành cũng đòi buộc như thế, Công đồng Tridentinô tuyên bố: SI QUIS NEGAVERIT, IN VENERABILI SACRAMENTO EUCHARISTIAE SUB UNAQUAQUE SPECIE…TOTUM CHRISTUM CONTINERI, ANATHEMA SIT. D 885. So D 698, 876.

Tín điều trên là nền tảng để cho phép rước lễ dưới một hình mà thôi. Cho đến thế kỷ 13, việc rước lễ dưới hai dạng là điều bình thường, nhưng từ thượng cổ cũng đã có những trường hợp rước lễ dưới một dạng, tỉ dụ như khi cho các em rước lễ, rước lễ tại gia, cho bệnh nhân rước lễ.

3. Sự hiện diện trọn vẹn trong mỗi phần nhỏ của từng dạng bánh rượu
SAU LÚC PHÂN CHIA, ĐỨC KITÔ VẪN HIỆN DIỆN TRỌN VẸN TRONG MỖI PHẦN NHỎ MỌN CỦA TỪNG DẠNG BÁNH RƯỢU. De Fide.

Công đồng Tridentinô tuyên bố : SI QUIS NEGAVERIT,…SUB SINGULIS CUIUSQUE SPECIEI PARTIBUS SEPARATIONE FACTA TOTUM CHRISTUM CONTINERI, ANATHEMA SIT. D 885.

Sau tường trình thiết lập, mọi Tông Đồ đều uống cùng một chén. Theo những Phụng Vụ cổ, sau Khi Truyền Phép, chủ tế mới bẻ bánh để cho các tín hữu hiệp lễ, và mọi người hiệp lễ đều cùng uống chung một chén đã được truyền phép. Cho dù họ nhận một phần của Bánh và Rượu đã được truyền phép, họ tin rằng họ đón nhận Đức Kitô trọn vẹn. Pseudo-Eusebius thành Emessa ghi chú: “Nếu chúng ta lãnh nhận Bánh này, dù là phần nhỏ những cũng là tất cả. Một người lãnh nhận trọn vẹn, người thứ hai lãnh nhận trọn vẹn và lãnh nhận trọn vẹn không thiếu sót một gì” (PL 67, 1054).

Từ tín điều được trình bày bên trên, chúng ta rút ra được kết luận CONCLUSIO THEOLOGICA, Đức Kitô cũng hiện diện trọn vẹn trong mỗi phần của mỗi hình dạng trước khi chia ra. So D 876, trong đó thiếu câu phụ chú “separatioe facta”. Nếu như Đức Kitô không hiện diện trong mỗi phần của mỗi hình dạng trước khi chia ra, thì như thế hành động chia ra sẽ là nguyên nhân của sự hiện diện trong mỗi phần.. Nhưng theo giáo lý Công Giáo, việc Truyền Phép và việc Biến Thể nhờ Truyền Phép mới là nguyên nhân duy nhất cho sự hiện diện thực sự này. Theo giáo lý này không có việc hiện diện nhiều cách dưới một dạng. Tương tự như linh hồn hiện diện trong toàn thể thân xác và trong từng phần của thân xác và như thế hiện diện duy nhất trong trọn thân xác, thì Mình Chúa Kitô cũng hiện diện duy nhất trong trọn một hình dạng. Đương nhiên theo khả năng Thiên Chúa, Người có thể hiện diện theo nhiều cách. Một sự hiện diện thực sự trong nhiều cách chỉ xuất hiện sau việc chia một dạng thành nhiều phần nhỏ hơn.

Để có thể hiểu rõ giáo lý này hơn, chúng ta cần chú ý, Mình Thánh Chúa Kitô xuất hiện nơi biến đổi để thay thế cho bản chất bánh, hiện diện theo cách của một bản chất (PER MODUM SUBSTANTIAE). Cũng như trước khi truyền phép bản chất bánh hiện hữu trong mọi phần của bánh chưa thánh hiến, thì sau khi truyền phép Mình Thánh Chúa Kitô và trọn vẹn Chúa Kitô hiện diện PER CONCOMITANTIAM trong mọi phần của Bánh đã được truyền phép. So S.th. III 76,3.

II. SỰ HIỆN DIỆN ĐÍCH THỰC TỒN TẠI THƯỜNG XUYÊN

SAU KHI TRUYỀN PHÉP HOÀN TẤT, MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA KITÔ HIỆN DIỆN THƯỜNG XUYÊN TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ. De fide.

Luther đưa ra lý thuyết về Tiệc Thánh, chỉ hạn hẹp sự hiện diện đích thực trong thời gian cử hành Tiệc Thánh mà thôi, nghĩa là trong thời gian từ lúc Truyền Phép đến khi Hiệp Lễ. Chống lại lý thuyết này, Công Đồng Tridentinô tuyên bố rằng, sau truyền phép, Mình và Máu thánh Chúa Kitô hiện diện thường xuyên : SI QUIS DIXERIT, PERACTA CONSECRATIONE IN ADMIRABILI EUCHARISTIAE SACRAMENTO NON ESSE CORPUS ET SANGUINEM DOMINI NOSTRI JESU CHRISTI, SED TANTUM IN USU, DUM SUMITUR, NON AUTEM ANTE VEL PSOT, ET IN HOSTIIS SEU PARTICULIS CONSECRATIS, QUAE POSR COMMUNIONEM RESERVANTUR VEL SUPERSUNT, NON REMANERE VERUM CORPUS DOMINI, ANATHEMA SIT. D 886. So 889.

CONFESSIO AUGUSTANA (1530) chưa công nhận sự hạn hẹp về việc hiện diện đích thực này. Việc loại bỏ các cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa không phải căn cứ trên việc phủ nhận sự tiếp tục tồn tại đích thực, nhưng vì họ không chấp nhận “việc phân chia Bí Tích”, có nghĩa là chỉ sử dụng một hình dạng mà thôi”, theo họ điều này không đúng với ý muốn của Đức Kitô (Art. 22). Vào năm 1536, Luther đồng ý với M. Butzer trong Hiệp Ước Wittenberg ; ông này cho : extra usum, cum reponitur aut asservatur in pixide aut ostenditur in processionibus, ut fit apud papistas, sentiunt non adesse corpus Christi (Formula Concordiae II 7, 15). Giáo Phái Luther Cổ hiểu thuật ngữ “usus” “không những chỉ là hưởng dùng bằng môi miệng, nhưng còn là cả hành động hữu hình thiết đặt Đức Kitô trọn vẹn nơi Tiệc Thánh” (ib. 86), có nghĩa là không những ngay trong lúc hưởng dùng, nhưng trọn thời gian từ truyền phép đến hiệp lễ, hiểu ngậm luôn việc trong Mình Chúa cho bệnh nhân tiếp nối Tiệc Thánh.

Người ta tìm một nền tảng Thánh Kinh trong lời Chúa: “Hãy cầm lấy mà ăn” (Mt 26,26). Điều này không cần thiết là sau khi trao ban Mình Thánh Chúa, lập tức việc hiện diện đích thực phải ngưng ngay, vì những phần còn lại và được bảo quản, cũng là để hưởng dùng và được ban phát cho tín hữu. Việc hạn hẹp sự hiện diện mang tính thời gian không hợp lý.

Có những thói quen của Hội Thánh minh chứng niềm tin của Hội Thánh Kitô giáo cổ về việc tiếp tục hiện diện của Chúa trong BT TT như : mang Mình Thánh Chúa cho những kẻ vắng mặt, người bệnh, kẻ tù đày (Justin, Apol. I 65) và trao cho tín hữu để đem về nhà mình (Tertullian, De oratione 19, Ad uxorem II 5 ; Cyprian, De lapsis 26 ; Basilius, Ep. 93), bảo quản Mình Thánh Chúa còn lại sau khi hiệp lễ (Const. Apost. VIII 13,17) và ít nhất là missa praesanctificatorum đã có từ thế kỷ thứ 7 (Trullanum, can, 52). Cyrill thành Alexandria ghi chú: “Tôi nghe người ta nói rằng BT TT không hữu ích gì cho việc thánh hóa, khi một phần còn lại được bảo quản cho ngày tới. Thật là rồ dại khi nói như thế ; vì Đức Kitô không biến đổi gì cả và cả Mình Thánh Người cũng không biến đổi, nhưng sức lực chúc phúc và ân sủng luôn ở trong Người” (Ep. ad Calosyrium).

Chấm dứt sự hiện diện đích thực
Theo ý kiến chung của các nhà thần học, sự hiện diện đích thực sẽ tồn tại bao lâu các hình dạng tạo thành dấu chỉ Bí Tích theo ý định của Đức Kitô, vẫn còn hiện hữu. Không được phép quan niệm việc chấm dứt sự hiện diện đích thực như là hư hóa (annihilatio) hay như việc biến đổi Mình Máu thánh Chúa sang một bản thể khác, cũng không phải là một thay đổi vị trí, như Người về trời. Để thay thế vị trí cho Mình Máu thánh Chúa có lẽ sẽ xuất hiện những bản chất thích ứng với những bản tính đặc biệt của những tùy thể đã bị biến đổi.

III. BÍ TÍCH THÁNH THỂ ĐƯỢC CHÚNG TA TÔN THỜ CÁCH XỨNG ĐÁNG

CHÚNG TA PHẢI TÔN THỜ ĐỨC KITÔ HIỆN DIỆN TRONG BT TT.

Sự hiện diện đích thực có tính trọn vẹn và thường xuyên của Chúa trong BT TT đưa đến hệ luận, chúng ta phải tôn thờ Đức Kitô hiện diện trong BT TT (CULTUS LATRIAE). Đối tượng tôn thờ của chúng ta chính là Chúa Kitô hiện diện trong hai hình bánh rượu. Hai hình dạng bánh rượu chỉ là đối tượng kèm theo, chỉ vì chúng được kết hợp thành thể thống nhất với BT. Công đồng kết án những người cho đó là việc “thờ bánh” và là “thờ bụt thần” ; Công đồng tuyên bố: SI QUIS DIXERIT, IN SANCTO EUCHARISTIAE SACRAMENTO CHRISTUM UNIGENITUM DEI FILIUM NON ESSE CULTUS LATRIAE ETIAM EXTERNO ADORANDUM,…ANATHEMA SIT. D 888.

Những người phủ nhận tín điều này là những người chối sự hiện diện đích thực của Chúa trong BT TT. Những thần học gia theo phái Luther Cổ (tỉ dụ như Musculus, M. Chemnitz, J. Gerhard) vì xác tín vào việc Chúa hiện diện đích thực trong suốt thời gian cử hành Tiệc Thánh, có nghĩa là từ lúc Truyền Phép đến hết phần hiệp lễ, nên họ vẫn tuyên bố việc BT TT phải xứng đáng được tôn thờ và chống lại nhóm mà họ gọi là Kryptokalvinisten (Những người bôi nhọ BT TT).

Thánh Kinh chỉ minh chứng cách gián tiếp về việc tôn thờ BT TT, một mặt căn cứ vào sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong BT TT, mặc khác cũng minh chứng Đức Kitô phải được xứng đáng được tôn thờ (Mt 28, 9.17 ; Ga 5,23 ; 20,28 ; Pl 2,10 ; Dt 1,6).

Các giáo phụ sau công đồng Nicêa minh chứng rằng, Đức Kitô hiện diện trong BT TT phải được xứng đáng tôn thờ trước khi chúng ta đến lãnh nhận. So Cyrill thành Giêrusalem, Cat.myst. 5,22: “Hãy cúi mình xuống và nói AMEN khi tôn kính thờ lạy BT TT”. Ambrosius, De Spiritu sancto III 11,79: “Trên trái đất này còn có Mình Thánh Chúa Kitô mà chúng ta tôn thờ hôm nay dưới dạng Mầu Nhiệm.” Augustinus, Enarr. in Ps 98,9 : “Không ai lãnh nhận Mình Thánh, nếu trước đó họ không tôn thờ.” Trong khi bên Phương Đông, việc tôn thờ BT TT chỉ hạn hẹp vào trong lúc cử hành Hy Lễ, bên Tây Phương kể từ thời Trung Cổ người ta càng ngày càng phát triển việc tôn thờ này ra khỏi khung Thánh Lễ (các cuộc rước kiệu Thánh Thể, Lễ Mình Thánh Chúa năm 1264, Chầu phép lành kể từ thế kỷ 14).

***

CHƯƠNG BỐN

LIÊN HỆ GIỮA BÍ TÍCH THÁNH THỂ VÀ LÝ TRÍ

 

I. ĐẶC TÍNH MẦU NHIỆM CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ

SỰ HIỆN DIỆN ĐÍCH THỰC CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BT TT LÀ MỘT MẦU NHIỆM ĐỨC TIN. Sent. certa.

Lý trí con người không thể nào nhận thực được thực tại của Mặc khải thiên linh, cũng không thể nào minh chứng được khả năng nội tại của sự kiện mặc khải này được. Lý trí đã được đức tin soi rọi có khả năng cho thấy được thực tại đích thực nối kết và tùy thuộc vào cơ cấu các chân lý siêu nhiên, và đẩy lui được những vấn nạn do lý trí đặt ra. Tín điều về BT TT vượt cao hơn lý trí, nhưng không nghịch lại lý trí.

Không thể đem qui luật cảm nghiệm mà đo lường BT TT được. Những thực tại rút ra từ cuộc sống của Đức Giêsu tỉ như đi trên mặt nước, bước ra khỏi mồ, Đấng Phục Sinh hiện ra khi cửa còn đóng, minh chứng thực tại bình thường, khả giác và cụ thể của thân xác con người có thể tan biến đi do một sự can thiệp kỳ lạ của Thiên Chúa toàn năng, nhưng không phải vì đó mà mất đi tính chất thực của một thân xác con người. Đức tin xác tín vào sự hiện diện đích thực của Chúa trong BT TT cần phải có niềm xác tín vào một Thiên Chúa siêu vượt và vào thiên tính chân thật của Đức Kitô đi trước.

II. NHỮNG CHỐNG ĐỐI GIẢ TẠO GIỮA LÝ TRÍ VÀ TÍN LÝ VỀ BÍ TÍCH THÁNH THỂ

1. Sự tiếp tục tồn tại không có chủ thể của các tùy thể
Có một sự phân biệt rõ ràng giữa bản chất và tùy thể, nhưng Thiên Chúa như CAUSA PRIMA có thể tạo hậu quả của CAUSA SECUNDA dù không có causa này ; Người có thể qua một tác động trực tiếp gìn giữ những tùy thể của bánh rượu vẫn tồn tại sau khi bản chất bánh rượu của chúng đã chấm dứt. Thiên Chúa gìn giữ những tùy thể này không phải như chủ thể nội tại (causa materialis), nhưng Người tác động chúng như CAUSA EFFICIENS (nguyên nhân tác thành) qua quyền Toàn năng của Người trên những tùy thể vẫn tác động trên bản chất của Bánh rượu trước cả khi lúc Truyền Phép. Những tùy thể vẫn tiếp tục tồn tại dù không có chủ thể, dù chúng không nội thuộc hiện tại (inhérence actuelle), cũng không chấm dứt là tùy thể, chỉ vì chúng vẫn còn nằm trong ý niệm Tùy Thể inhaerentia aptitudinalis hay exigentialis (S.th. III 77, 1 ad 2: aptitudo ad subiectum) có nghĩa là vẫn hướng và đòi hỏi một chủ thể mang lấy chúng và như thế bộc lộ tính tùy thuộc cách cơ bản vào một hữu thể khác.

Theo giáo lý của thánh Tôma chỉ có quantitas dimensiva, có nghĩa là trương độ, là được Thiên Chúa trực tiếp gìn giữ lại trong hiện hữu cách đặc biệt, trong khi những tùy thể khác được trương độ như là chủ thể kế tiếp nâng đỡ. So S.th. III 77, 1 và 2.

Việc liên hệ giữa những hình dạng BT với nội dung BT không phải là sự nội thuộc (inhérence) thể lý cũng không phải là một sự đặt nằm cần kề theo ý muốn của Thiên Chúa (như nhóm Scotus, Duy Danh -Nominalismus chủ trương), nhưng là một liên hệ nội tại, thực tế, tác động để chuyển động của những hình dạng này cũng đưa đến chuyển động của Mình Máu thánh Chúa Kitô mà không cần một sự sắp xếp đặc biệt nào của Thiên Chúa.

2. Cách hiện diện tinh thần, không có không gian của Mình Thánh Chúa Kitô
Giáo lý Công giáo khẳng định việc Chúa Kitô hiện diện trọn vẹn trong BT TT ; giáo thuyết của Durandus (+ 1334) chống lại điều này, khi cho cả bản thể của Mình thánh Chúa Kitô cùng với lượng trương độ (quantitas dimensiva) có nghĩa là trương độ và cả những tùy thể khác của Mình Thánh Chúa cùng hiện diện. Mình thánh Chúa Kitô hiện diện thực sự theo cách BT, như trước mắt chúng ta, nhưng không trương ra. Để giải thích vấn đề này, thánh Tôma chứng minh như sau : nhờ vào sức lực của BT (EX VI SACRAMENTI) chỉ có bản thể Mình và Máu Chúa Kitô hiện diện thế chỗ cho bản thể bánh rượu vừa mất đi, trong khi trương độ và những tùy thể khác kèm theo (CONCOMITANTER ET QUASI PER ACCIDENS) vẫn tồn tại. Chính vì thể cách hiện diện của các tùy thể cũng hướng về cách hiện hữu của bản thể. Như thế quantitas dimensiva của Mình và Máu thánh Chúa Kitô không theo cách riêng của mình (secundum modum proprium) nghĩa là chiếm vị trí không gian ba chiều, nhưng chỉ hiện diện theo cách bản thể (per modum substantiae) nghĩa là không có trương độ hiện tại. So S.th. III 76,4.

Để lý trí có thể dễ dàng hiểu được cách hiện diện của Mình Thánh Chúa Kitô, các nhà thần học phân biệt hai hiệu quả hình thức của lượng chất (quantité), một là trương độ nội tại, tức là khả năng vật chất trương ra ba chiều, hai là trương độ ngoại tại, đó chính là việc chiếm không gian thực tế. Cả hai liên hệ với nhau như nguyên nhân với hậu quả. Trong khi trương độ nội tại thuộc về bản chất của vật chất và như thế không thể nào tách rời khỏi vật chất được, nhưng trương độ ngoại tại thì qua một tác động kỳ lạ của Thiên Chúa có thể cất bỏ đi được. Mình Thánh Chúa Kitô hiện diện trong BT TT với trương độ nội tại mà không có trương độ ngoại tại.

Cách hiện hữu của Mình Thánh Chúa Kitô tương tự như cách hiện hữu của thần linh được sáng tại, tỉ dụ như linh hồn trong thân xác. Trong khi thần linh được sáng tạo bị hạn hẹp trong một không gian cố định (sự hiện diện dứt khoát), tỉ như linh hồn trong chính thân xác của mình, thì Mình Thánh Chúa Kitô đồng thời vừa hiện hữu cách tự nhiên trên thiên đàng, vừa hiện diện cách bí tích ở nhiều nơi. So S.th. III 76, 5 ad 1.

Cách hiện hữu của Mình Thánh Chúa Kitô theo cách thức một thần linh trong BT TT đưa đến những hệ luận như sau :

Mình Thánh Chúa Kitô

a) không chịu ảnh hưởng trực tiếp của các tác động kỹ thuật,

b) không phải là đối tượng của các giác quan ;

c) tự tại (per se) không có sự chuyển đổi vị trí ; chỉ được di chuyển per accidens cùng với các hình dạng,

d) đương nhiên là không có hoạt động khả giác bên ngoài.

Nhiều nhà thần học, đặc biệt như A. Cienfuegos (+1739), trong thời đại hiện tại như J.B. Franzelin và N. Gihr, cho rằng, Ngôi Lời Thiên Chúa cũng trao ban cho thân xác kết hiệp với Người qua Ngôi hiệp việc sử dụng giác quan bên ngoài trong tình trạng BT một cách siêu nhiên.

3. Mình Thánh Chúa Kitô hiện diện ở nhiều nơi (multilokation -multipresent)
Việc Mình Thánh Chúa hiện diện ở nhiều nơi (Multilokation) không phải là việc giới hạn trong một chu vi (circumscriptive), chỉ vì Người hiện diện với trương độ bên ngoài (circumscriptiv) chỉ ở một nơi là trên thiên đàng, nhưng là một sự hiện diện mang tính bí tích, khi Người không cần đến trương độ bên ngoài lại hiện diện ở nhiều nơi trong cùng một lúc theo cách thức bí tích; sự hiện diện nhiều nơi này là một sự hiện diện có sự trộn lẫn, khi Người cùng lúc vừa ở trên thiên đàng với trương độ bên ngoài, vừa không cần trương độ bên ngoài lại hiện diện ở nhiều nơi trong Bí Tích. Theo thánh Tôma (Quodl. 3,2) một sự hiện diện nhiều nơi lại mang tính giới hạn trong một chu vi, thì theo siêu hình học không thể có được ; Scotus, Suarez và nhiều người khác lại chấp nhận khả năng này.

Qua việc hiện diện ở nhiều nơi, thì không phải Mình Thánh Chúa được nhân lên gấp bội – Mình Chúa vẫn luôn là một và bao giờ cũng là một – nhưng chỉ có sự liên hệ với không gian, có nghĩa là sự hiện diện của Người được gia tăng. Như thế là giải quyết những chống đối tỉ dụ như Người vừa tĩnh vừa động hay là vừa gần vừa xa trong một nơi chốn, hay là tự tách ra khỏi bản thân mình. Chỉ có một khó khăn nội tại, khi có sự chống đối về việc Mình Chúa trong chính liên hệ này. Thực tế những chống đối này là qui về Mình Chúa trong nhiều liên hệ khác nhau, khi cùng lúc Người hiện diện trong nhiều hình dạng khác nhau trong nhiều vị trí khác nhau.

 
(Còn tiếp)