TÍNH ĐỒNG NGHỊ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ MỆNH CỦA GIÁO HỘI

0
620

Văn kiện của Ủy Ban Thần học quốc tế

TÍNH ĐỒNG NGHỊ TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ MỆNH CỦA GIÁO HỘI

———————

Nguyên bản: La sinodalità nella vita e nella missione della Chiesa (2018)
[FranceseIngleseItalianoPortogheseRussoSpagnoloTedesco]

www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/cti_documents/rc_cti_20180302_sinodalita_it.html

Bản dịch Việt ngữ: Vũ Văn An. Nguồn: Vietcatholic

———————

Mục lục

Ghi Chú Sơ Khởi

Dẫn Nhập: Thời (kairos) của Tính Đồng Nghị

Công nghị, Công đồng, Tính đồng nghị
Sự hiệp thông, tính đồng nghị, tính hợp đoàn
Một ngưỡng cửa mới sau Vatican II
Mục đích và cấu trúc của tài liệu

CHƯƠNG 1: TÍNH ĐỒNG NGHỊ TRONG THÁNH KINH, TRONG THÁNH TRUYỀN VÀ TRONG LỊCH SỬ

1.1 Giáo huấn của Thánh Kinh
1.2 Chứng tá của các Giáo Phụ và Thánh Truyền trong thiên niên kỷ đầu tiên
1.3 Sự phát triển của thủ tục công nghị trong thiên niên kỷ thứ hai

CHƯƠNG 2: HƯỚNG TỚI MỘT NỀN THẦN HỌC VỀ TÍNH ĐỒNG NGHỊ

2.1 Cơ sở thần học của tính đồng nghị
2.2 Con đường đồng nghị của Dân lữ hành và truyền giáo của Thiên Chúa
2.3 Tính đồng nghị như một biểu thức của giáo hội học hiệp thông
2.4 Tính đồng nghị trong sự năng động của hiệp thông Công Giáo
2.5 Tính đồng nghị trong truyền thống hiệp thông tông đồ
2.6 Sự tham gia và quyền bính trong sinh hoạt đồng nghị của Giáo hội

CHƯƠNG 3: THỰC THI TÍNH ĐỒNG NGHỊ: CÁC CHỦ THỂ, CƠ CẤU, DIỄN TRÌNH VÀ BIẾN CỐ ĐỒNG NGHỊ

3.1 Ơn gọi đồng nghị của dân Chúa
3.2 Tính đồng nghị trong Giáo hội địa phương

3.2.1 Các Công Nghị Giáo phận và Hội đồng Giáo phận Đông Phương (eparchial)
3.2.2 Các cơ cấu khác phục vụ đời sống đồng nghị trong Giáo hội địa phương
3.2.3 Tính đồng nghị trong đời sống giáo xứ

3.3 Tính đồng nghị trong các Giáo hội địa phương ở bình diện khu vực

3.3.1 Các Công đồng đặc thù
3.3.2 Các Hội đồng giám mục
3.3.3 Các tòa thượng phụ trong các Giáo Hội Công Giáo Đông phương
3.3.4 Hội đồng khu vực của các hội đồng giám mục và hội đồng khu vực của các thượng phụ của các Giáo Hội Công Giáo Đông phương

3.4 Tính đồng nghị trong Giáo hội hoàn vũ

3.4.1 Các công đồng chung
3.4.2 Thượng hội đồng giám mục
3.4.3 Các cơ cấu phục vụ việc thực thi tính tối thượng theo lối đồng nghị

CHƯƠNG 4: HỒI TÂM ĐỂ ĐỔI MỚI TÍNH ĐỒNG NGHỊ

4.1 Để đổi mới đời sống và sứ mệnh của Giáo hội theo lối đồng nghị
4.2 Linh đạo hiệp thông và huấn luyện đời sống đồng nghị
4.3 Lắng nghe và đối thoại để biện phân cộng đồng
4.4 Tính đồng nghị và hành trình đại kết
4.5 Tính đồng nghị và việc phục vụ (diakonia) xã hội

KẾT LUẬN: ĐỒNG HÀNH VỚI NHAU
Trong Parrhesia (mạnh bạo) của Thần Trí

——————— 

Giới Thiệu

Đức Phanxicô khuyến khích việc tản quyền hay đúng hơn, ngài mời gọi và dành khá nhiều không gian tự lập cho các hội đồng giám mục quyết định một số vấn đề liên quan trực tiếp tới đời sống các giáo hội địa phương. Điều này, theo ngài, vốn có từ ngàn xưa trong sinh hoạt của Giáo Hội, qua giáo thuyết synodality, một từ ngữ chúng tôi mạn phép dịch là tính đồng nghị. Có lẽ một phần vì các quyết định của Đức Phanxicô gần đây, bề ngoài có vẻ như đi ngược lại giáo thuyết này, nên Ủy Ban Thần Học Quốc Tế trực thuộc Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, dưới sự điều khiển của Đức Hồng Y Ladara S.J., đã cho phổ biến một tài liệu tựa là “Tính Đồng Nghị trong Đời Sống và Sứ Mệnh của Giáo Hội” để soi sáng. Nhận thấy tài liệu rất hữu ích, chúng tôi mạn phép chuyển sang tiếng tiếng Việt. Mời bạn đọc cùng nghiên cứu.

——————-

Ghi Chú Sơ Khởi

Trong Kỳ Họp 5 Năm lần Thứ Chín, Ủy Ban Thần Học Quốc Tế đã nhận lãnh thực hiện một cuộc nghiên cứu về tính đồng nghị (synodality) trong đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội. Công trình này được thực hiện bởi một tiểu ban chuyên biệt dưới sự chủ tọa của Đức Ông Mario Ángel Flores Ramos và gồm các thành viên: Nữ Tu Prudence Allen RSM, Nữ Tu Alenka Arko của Cộng Đồng Loyola, Đức Ông Antonio Luiz Catelan Ferreira, Đức Ông Piero Coda, Cha Carlos María Galli, Cha Gaby Alfred Hachem, Giáo Sư Héctor Gustavo Sánchez Rojas SCV, Cha Nicholaus Segeja M’hela và Cha Gerard Francisco Timoner III OP.
Các cuộc thảo luận chung về chủ đề này diễn ra trong các phiên họp của tiểu ban và trong các Phiên Khoáng Đại của chính Ủy Ban, được tổ chức giữa các năm 2014 và 2017. Bản văn hiện nay được đa số thành viên của Ủy Ban chấp thuận trong Phiên Họp Toàn Thể năm 2017, bằng cách bỏ phiếu viết. Sau đó, nó đã được sự chấp thuận của vị Chủ Tịch, Đức Hồng Y Luis F. Ladaria S.J., Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, người đã cho phép công bố nó vào ngày 2 tháng Ba, năm 2018, sau khi nhận được đáp ứng thuận lợi từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here