Thông Điệp Marter et Magister (Hiền Mẫu Và Tôn Sư) Của ĐGH Gioan XXIII (Ngày 15-05-1961) – (2)

0
2050


THÔNG ĐIỆP MARTER ET MAGISTER

(HIỀN MẪU VÀ TÔN SƯ)

VỀ SỰ BIẾN CHUYỂN HIỆN NAY CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI

DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA NHỮNG NGUYÊN TẮC KITÔ GIÁO

CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG GIOAN XXIII

15-05-1961

***

***

PHẦN THỨ BA

NHỮNG KHÍA CẠNH MỚI CỦA VẤN ĐỀ

 

122. Lịch sử tiến triển không ngừng, người ta mỗi ngày một thấy rõ luật công bằng và nhân đạo, không những cần chấn hưng, giữa chủ nhân và công nhân, mà còn giữa mọi lãnh vực kinh tế trong từng quốc gia, giữa từng địa phương nguồn lợi khác nhau, và trên cả hoàn cầu giữa các quốc gia, trình độ kinh tế còn quá chênh lệch.

Công bằng và nhân đạo giữa canh nông và những chi tiết kinh tế khác

123. Trước hết ta phải nói qua về canh nông. Dân số nông thôn hầu như không giảm bớt. Nhưng dầu sao ta cũng phải nhận thực rằng nông dân hay di cư từ chốn thôn quê về thành thị, hay chỗ đông người ở. Cuộc di cư này ta có thể thấy rõ ở mọi quốc gia đôi khi còn lôi kéo cả đa số quần chúng. Vì thế đã trở thành vấn đề khắt khe, về sinh hoạt và phẩm giá của con người.

124. Việc này cũng dễ hiểu: Kinh tế phát triển về hai phương diện: kỹ nghệ và công vụ. Như thế, số người bỏ đồng quê về thành thị làm công nhân hay công chức ngày càng đông hơn. Có rất nhiều lý do, nhưng có lẽ lý do chính là sự khuếch trương kinh tế.

Nhưng còn bao lý do phụ tùy khác: Có người chạy trốn một lãnh vực sinh hoạt quá hẻo lánh không một tia hy vọng giúp họ vươn mình lên một địa vị sinh hoạt văn minh hơn. Người lại vì tính hiếu kỳ ưa sống đời phiêu lưu, ngày nay đã trở nên một xu hướng cực mạnh. Người khác mong chóng giàu sang hơn. Người khác lại khát vọng một cuộc sống tự do, đầy những dễ dàng của chốn thành thị. Nhưng đa số nông dân bỏ đồng ruộng vì thấy các nông sản bị sút giảm về năng lực sản xuất, hay về địa vị sinh hoạt của các dân quê không tiến triển mấy.

Những luật lệ bảo vệ canh nông

125. Để giải quyết một vấn đề quan trọng như thế, vấn đề làm cho hầu hết các quốc gia ngày nay phải thắc mắc, tất nhiên phải có những luật lệ căn bản để tránh giá các nông sản khỏi chênh lệch quá đối với sản phẩm kỹ nghệ, và hoa lợi của các công vụ. Còn phải có những luật lệ đề cao địa vị sinh hoạt của nông dân để họ cũng được hưởng những tiện nghi dành cho công nhân và công chức sống ở thành thị. Sau hết, phải liệu sao cho dân quê khỏi tự ty mặc cảm, và thấy dầu bị giầm mưa giãi nắng giữa đồng ruộng, họ cũng đủ phương tiện mở mang nhân cách, vươn mình lên địa vị văn minh, và nhìn tương lai với những đôi mắt đầy tràn hy vọng.

126. Những huấn lệnh sau đây rất thích thời và có thể áp dụng trong mọi trường hợp. Nhưng đành rằng: những huấn lệnh ấy phải áp dụng tùy theo thời thế hoàn cảnh cho phép, khuyến khích và đòi hỏi.

Cung cấp cho thôn quê những phương tiện nghệ thuật và văn hóa

127. Đầu hết, mọi người phải thi đua, và hơn hết là những người cầm quyền, phải chung sức cung cấp cho thôn quê đủ phương tiện về nghệ thuật và văn hóa: Đường xá, xe vận chuyển, đường giao thông, nước máy, nhà ở, sở y tế, trường tiểu học, huấn nghiệp kỹ nghệ; đủ nhu cầu về phụng vụ, phương tiện giải trí, những vật dụng cần thiết trong một gia đình thôn quê.

Nơi nào dân quê không đủ thỏa mãn những nhu cầu của một đời sống xứng đáng, thì nơi đó nền kinh tế xã hội sẽ sút kém hay chậm tiến, và sẽ không còn lý do gì để ngăn cản họ rời bỏ đồng ruộng. Họ bắt đầu di cư không ai có thể kiểm soát.

Canh nông và kỹ nghệ

128. Một việc nên chú ý là phải lo khuếch trương nền kinh tế quốc gia một cách có trật tự và đều hòa, trong đủ mọi chi tiết: Canh nông nói riêng phải cải tiến theo những phương pháp tối tân, tùy theo tình trạng kinh tế cho phép hay bắt buộc. Những phương pháp ấy, có thể áp dụng vào phương pháp trồng trọt, và những nông sản nên canh tác, nên bỏ khí cụ xưa và dùng máy móc. Ai cũng phải lo sao cho canh nông tiến triển song song với mỹ thuật và kỹ nghệ.

129. Như thế, có lẽ canh nông sẽ tiêu thụ rất nhiều sản phẩm do kỹ nghệ sản xuất, và đòi bao công vụ thích nghi hơn. Đối lại, canh nông sẽ cấp cho mọi khía cạnh kỹ nghệ, công vụ, và cả cộng đồng xã hội những nông sản thích hợp hơn với những nhu cầu của tòan dân tiêu thụ, về lượng cũng như về phẩm. Như vậy, canh nông cũng sẽ góp phần vào việc duy trì tiền tệ cho vững giá, là điều kiện cần thiết cho nền kinh tế quốc gia phát triển đều hòa.

130. Thể hiện những huấn lệnh mới nói trên sẽ đem lại bao lợi ích: Như việc kiểm soát những nông dân phải di cư vì nghề nông được tối tân hóa sẽ trở nên dễ dàng. Những nông dân bị sa thải, được kiểm soát rồi sẽ có thể đào tạo theo chuyên môn nghề nghiệp khác, và đưa sang một khu vực kinh tế mới. Lúc gia nhập cảnh vực sinh hoạt mới họ sẽ được ủng hộ về mọi phương diện: vật chất, văn hóa, tôn giáo một cách dễ dàng và chắc chắn hơn.

Ít vấn đề liên quan với một chính sách canh nông thích thời:

131. Muốn cho các chi tiết kinh tế, phát triển đều hòa, thì có một vài điều quan trọng, chính quyền phải lưu ý về ngành canh nông như thuế má, nông tín, bảo hiểm xã hội, thị giá, kỹ thuật nông thôn, canh tân các cơ sở nông thôn.

Thuế má:

132. Thuế má công bằng và nhân đạo, nguyên tắc căn bản: “Tỷ lệ tiền thuế công dân đóng góp phải tính theo khả năng tài chính của họ”.

133. Nhưng công ích buộc chính phủ định số tiền thuế nông dân lưu ý đến một sự kiện của giới canh nông là nông dân phải chờ lâu tháng mới thu nhập được lợi tức mà lợi tức nông dân hay bấp bênh. Nhiều khi họ khó tìm được số vốn cần thiết để mở mang nông sản là khác.

Nông tín:

134. Vì thế những nhà tư bản thường hay tung vốn đầu tư vào các cơ cấu sản xuất kỹ nghệ, mà họ không thích hùn vốn vào canh nông. Nông dân cần phải vay tiền lập vốn, để họ mở mang nông trại. Nhưng họ khó vay nặng lãi. Nhiều khi số lãi tính theo giá thị trường, họ cũng không trả được. Do đó, công ích đòi ở chính quyền lập một quỹ tiền tệ riêng cho giới canh nông, và lập thành những cơ sở nông tín cho nông dân kiếm được vốn cần thiết, mà không phải trả lãi quá nặng.

Hội bảo hiểm và cứu tế xã hội

135. Trong lãnh vực nông nghiệp, thiết tưởng nên có hai hệ thống bảo hiểm: một hệ thống cho những nông phẩm, một hệ thống cho nông dân và gia đình của họ. Kinh nghiệm dạy rằng: Sự thường lợi tức nông dân kém hơn lợi tức công nhân kỹ nghệ và công chức. Vậy căn cứ vào vào đó mà tổ chức những hội bảo hiểm và cứu tế nông dân kém hơn những hội bảo hiểm và cứu tế công nhân thật là lỗi đến công bằng xã hội. Mọi tổ chức bảo hiểm và cứu tế, thuộc bất cứ lãnh vực kinh tế nào phải đều giống nhau không quản gì đến lợi tức nhiều ít của những người thụ hưởng.

136. Vì những hội bảo hiểm và cứu tế xã hội giúp chính quyền phân chia lợi tức quốc gia giữa các công dân, một cách công bằng và nhân đạo thì những hội đó là phương pháp linh nghiệm nhất để giảm bớt sự chênh lệch giữa các giai cấp xã hội.

Bảo vệ giá nông phẩm:

137. Các nông phẩm có tính cách riêng, giá bán phải được bảo đảm theo những phương pháp các kinh tế gia đã hoạch định ra. Mong rằng chính nông dân phải được phụ trách công việc đó và buộc nhau theo một luật chung. Nhưng chính quyền cũng không sao chối được nhiệm vụ can thiệp vào.

138. Điều đáng chú ý nữa là giá các nông phẩm, thường chỉ là trả công cho nông dân, mà không phải là bổ túc số vốn họ tung ra.

139. Nói về công ích, Đức Piô XII tuyên bố rất hữu lý trong thông điệp QA rằng:

140. Đành rằng con người cần các nông phẩm để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của đời sống. Giá phải quy định sao cho bất cứ ai cũng có thể mua được. Nhưng dầu sao định giá quá hạ là một sự bất công rõ rệt. Vì như thế cả một lớp công dân tức là nông dân sẽ phải sống ở một địa vị kinh tế xã hội suy nhược. Không đủ điều kiện vươn mình lên một địa vị sinh hoạt cân xứng, vì thiếu tiền mua vật dụng cần thiết. Thật là một điều phạm đến công ích của quốc gia.

141. Hơn nữa, ở các miền nông thôn, nên thành lập những kho lẫm và những kỹ nghệ tồn trữ biến chế, chuyển vận các nông phẩm, nên củng cố những sáng kiến kinh tế và tiểu công nghệ và nhờ đó mà các gia đình nông thôn mới kiếm được những hoa lợi bổ trợ ngay trong cảnh vực sinh sống và làm việc của họ.

Xí nghiệp canh nông

142. Ta không sao định được nên tổ chức canh nông như thế nào cho thích hợp. Hoàn cảnh nông thôn thay đổi luôn, tùy theo địa phương trong nước. Phương chi những hoàn cảnh ấy khác hẳn ở từng nước trên thế giới ! Những ai đã có một quan niệm xác đáng về con người và gia đình, một quan niệm căn cứ vào đạo nhân nghĩa hay là chắc chắn hơn căn cứ vào Phúc âm Chúa Kitô, thì họ sẽ lo tổ chức canh nông cho thành một cộng đồng có tính cách nhân loại, và nhất là tính cách gia đình. Trong cộng đồng ấy mọi người liên lạc với nhau và tổ chức luôn việc sản xuất theo công bằng và đạo Phúc âm. Sau đó, họ sẽ tùy theo hoàn cảnh mà tận tâm tìm cách thể hiện lý tưởng cộng đồng nông dân của họ.

143. Nhưng cộng đồng nông dân có tính gia đình chỉ tồn tại và bền vững được khi cộng đồng đó thu hoạch đủ loại hoa lợi cho gia đình vươn mình lên một địa vị sinh hoạt và văn hóa khả quan. Vì thế nông dân cần phải được huấn luyện xứng đáng cho họ am hiểu những kế hoạch tối tân nhất và cho họ hưởng nhờ lời chỉ giáo của những người chuyên môn. Ngoài ra, chính nông dân, nên tổ chức những hội tương trợ, những hợp tác xã, những công đoàn chuyên nghiệp, và tham gia vào những công vụ hành chánh và chính trị.

Nông dân phải ý thức và thể hiện sứ vụ

144. Ta tin rằng: Trong giới canh nông những người phải đứng đầu việc phát triển kinh tế, đề cao nền văn hóa, khiến xã hội tiến bộ, trước hết, chính là nông dân. Họ phải ý thức việc làm của họ cao trọng biết bao ! Họ làm việc ngay giữa thánh đường uy linh của thiên nhiên; họ sống đêm ngày giữa cảnh cây cỏ súc vật, hằng biểu diễn trước mặt họ, sự sống trăm nghìn mầu sắc, luật tự nhiên của mỗi sinh vật mỗi khác nhưng rất điều hòa, chứng minh Đấng Tạo Hóa tài trí lỗi lạc quan phòng muôn vật theo tính theo loài của chúng. Nhờ công việc nông dân, loài người đủ thực phẩm cần dùng và kỹ thuật cũng mỗi ngày thêm nguyên liệu cần thiết.

145. Công việc nông dân đảm nhận lại quý giá nữa, vì họ mượn của các kỹ thuật, của hóa học, của sinh lý học bao sáng kiến mới, nông dân phải luôn tìm cách áp dụng vào nghề nông cho thích hợp với sự tiến triển của khoa học chuyên môn.

Như thế, vẫn chưa kể hết giá trị tuyệt đối của nghề nông. Nghề nông lại đòi hỏi ở nông dân, một trí minh mẫn, am hiểu, những biến đổi của thời tiết, một tài năng đặc biệt để hòa mình vào mọi hoàn cảnh, một lòng tin tưởng sáng suốt ở tương lai, một lòng kính cẩn tôn trọng sứ mệnh tối cần của họ và một tinh thần linh động đầy sáng kiến mới.

Cần có sự đoàn kết và cộng tác

146. Ta cũng phải nhấn mạnh vào một điều nữa, nghề nông, không kém mọi kỹ thuật sản xuất khác, nên cần phải có sự đoàn kết giữa nông dân, là lẽ sống còn của họ. Nhất là khi được tổ chức thành những nông trại gia đình. Lúc nào nông dân cũng phải ý thức những mối liên hệ ràng buộc họ với nhau và cố gắng thành lập những hội tương trợ và hợp tác xã nông đoàn. Hội đoàn nào cũng cần để hưởng lợi ích tiến bộ khoa học hay để duy trì và bảo vệ thị giá.

Nhờ đó, nông dân mới chen vai sát cánh với các ngành sản xuất khác, sự thường đã được tổ chức tinh xảo. Cũng nhờ đó, mà nông dân mới có ảnh hưởng đến mọi công việc dân sự. Ảnh hưởng đó xứng đáng với trách nhiệm của họ ngày nay, đứng một mình mà nói, tức là nói uổng công, là lên tiếng giữa sa mạc.

147. Không khác gì các công nhân các nghề khi nào nông dân họp thành đoàn thể để ép buộc xã hội nhận quyền lợi của họ hay làm thỏa mãn những điều họ khiếu nại, thì họ phải nhớ tôn trọng luật luân lý, và luật quốc gia. Hay hơn cả là tìm dung hòa quyền lợi với quyền lợi chính thức của giai cấp xã hội khác và lo cho mọi hành động đoàn thể của họ lúc nào cũng quy về công ích quốc gia. Những nông dân có thiện chí với sứ vụ cải thiện xã hội và cảnh vực nông thôn, mà cần phải xin công quyền nâng đỡ, ủng hộ, đó là làm một việc công bằng và hợp lẽ. Nhưng họ còn phải thông cảm những đòi hỏi của công ích, và thành thực góp phần vào việc gây ích lợi chung.

148. Ta thành thực tán tạ những Kitô hữu, con yêu quý của Ta, rải rác khắp năm Châu đã luôn chung sức lập thành những hội tương trợ, hợp tác xã, nông đoàn để đưa nông giới đến một trình độ văn minh, cân xứng và dễ dàng tương đối với địa vị sinh hoạt của mọi giai cấp công dân khác.

149. Nông nghiệp rất có thể cấp cho dân đủ nguyên liệu cần thiết để họ sống xứng đáng chức vị con người, kiện toàn nhân cách, và mở mang trình độ văn hóa của họ. Như thế, họ phải ý thức nông nghiệp là một sứ vụ Chúa uỷ cho họ hướng về một cứu cánh cao siêu, họ phải hiến toàn thân và công việc của họ cho Chúa quan phòng, vốn chỉ dẫn mọi sự theo mục đích cứu chuộc nhân loại. Sau hết, họ phải hướng tâm lên và nâng cao lý tưởng các bạn đồng nghề, để góp phần vào việc văn minh hóa thế giới.

Sự thăng bằng và tiến triển của các miền trong một nước

150. Dầu trong một dân nước, cũng hay xảy ra trường hợp kinh tế xã hội phát triển. Những công dân không được hưởng lợi đồng đều. Người sống ở miền kinh tế chóng mở mang sẽ được hưởng lợi ích bao nhiêu. Lẽ công bằng và nhân đạo bắt buộc chính quyền san bằng hay giảm sự chênh lệch ấy. Vì thế phải cung cấp cho miền chậm tiến những cơ sở công ích thiết yếu thích thời, hợp với hoàn cảnh từng miền, và trình độ mở mang của quốc gia. Hơn thế nữa, cần có một guồng máy hành chánh thích ứng, một kỹ thuật chặt chẽ qui định các điều kiện làm mướn, tổ chức những trào lưu di dân, và hoạch định những điều luật về giá biểu, lương bổng, thuế má, nông tín, đầu tư và riêng về số vốn đầu tư cần cho các xí nghiệp mở mang những kỹ nghệ phụ thuộc. Phải làm sao cho chính sách nói đây, không những cung cấp đủ việc làm cho công nhân, nhưng còn khích lệ người thầu khoán đua nhau khai thác những nguồn lợi địa phương.

151. Trong vấn đề đó, vai trò chính quyền là chỉ giáo những việc đem lợi ích chung cho toàn dân, tùy theo những đòi hỏi của công ích toàn quốc gia. Nên chính quyền phải lo liệu cho canh nông, kỹ thuật và các công vụ luôn phát triển đồng đều. Mục đích chính quyền phải đạt tới là liệu cho công dân ở miền chậm tiến ý thức rằng, nhờ công việc của họ, những miền kia mới tiến bộ về phương diện kinh tế, văn hóa, và xã hội. Công dân tự hào nhiều hay ít, tùy theo họ ý thức, họ có phần trách nhiệm trong việc mở mang quốc gia.

152. Chính quyền cũng nên dành cho sáng kiến tư nhân trong việc kinh tế xã hội để tìm được thế quân bình cần thiết theo nguyên tắc “tương trợ” chính quyền phải thúc đẩy, ủng hộ tư nhân thể hiện sáng kiến riêng, để tư nhân ý thức rằng nếu họ có thể, họ vẫn đủ điều kiện hoàn thành công việc họ đã bắt đầu.

Sự chênh lệch giữa đất đai và dân cư

153. Tiện dịp, ta nhắc qua đến một nhận xét, ngày nay thường thấy ở nhiều nơi: tức là sự chênh lệch giữa đất đai và dân cư. Nghĩa là những miền đất rộng dân ít mà những miền đất hẹp dân cư lại đông đúc.

154. Nơi khác đất phì nhiêu nhưng lối canh tác cổ hủ, nên dân không đủ sống, hay đất trung bình nhưng lại được khai thác theo những kỹ thuật tối tân, nên nông phẩm thặng dư. Những tình trạng ấy thường rất có hại cho nền kinh tế quốc gia.

155. Vậy tình nghĩa thiết của nhân loại và tình nghĩa huynh đệ của đạo công giáo bắt buộc các dân nâng đỡ nhau một cách hữu hiệu bằng mọi phương tiện, trước để số vật phẩm, vốn đầu tư và cả số dân di cư được phát triển dễ dàng, và để những mối dị đồng giữa các nước được giảm bớt dần dần. Ta sẽ giãi bày vấn đề đó trong những trang sau.

Hội lương nông quốc tế hữu hiệu

156. Kèm theo đây, ta thành thực cổ võ tổ chức lương nông quốc tế của liên hiệp quốc đã ân cần lo giúp các dân nước tương trợ lẫn nhau, canh tân nghề nông ở các nước chậm tiến, và tiếp tế cho những dân còn thiếu ăn.

Những mối giao tế giữa các dân tiền tiến và hậu tiến

157. Trong những vấn đề thời đại ta nêu lên, có lẽ quan trọng nhất là vấn đề giao tế gữa các nước tiền tiến và các nước hậu tiến. Những nước tiền tiến được hưởng mọi tiện nghi, nhưng những nước hậu tiến lại chịu nhiều cực khổ. Vậy loài người ngày nay tuy ở muôn nơi, nhưng đã cùng một ý thức chung là anh chị em một nhà, nên người dân ở các nước giàu sang no ấm không thể nào giữ lòng chai đá trước thân phận của người dân nước nghèo túng thiếu mọi nhu cầu cần thiết, không được hưởng dụng những quyền lợi thiết yếu của con người. Các dân tộc hiện nay, ngày một liên hệ chặt chẽ với nhau hơn đến nỗi không ủng hộ các dân chậm tiến, thì tình trạng kinh tế xã hội quá chênh lệch không thể nào thực hiện được một nền hòa bình vĩnh viễn và phồn thịnh.

Tình nghĩa thiết và lòng bác ái

158. Là Hiền phụ của toàn thể nhân loại, ta cảm thấy nhiệm vụ của ta là nhắc lại đây những điều kiện ta đã khuyên rõ rệt ở nơi khác rằng:

“Chúng ta hết thảy cùng chịu trách nhiệm giúp đỡ các dân tộc đói kém. Nên ta lên tiếng đánh thức toàn thể nhân loại, nói chung, từng người và nhất là người sung túc nói riêng phải xác nhận trách nhiệm của họ.”

159. Đã là những thành phần sống động của Nhiệm Thể Chúa Kitô, thì các Kitô hữu phải ý thức trách nhiệm ấy, một cách linh động hơn. Điều đó quá hiển nhiên và Giáo hội cũng không ngừng nhấn mạnh tới. Các kitô hữu buộc ngặt phải giúp kẻ thiếu thốn. Thánh Gioan viết: (1Ga 3,16-17)

160. Vì thế, tôi rất hân hạnh thấy các dân nước đã tổ chức được một hệ thống sản xuất tối tân, đồng lòng ủng hộ các dân chậm tiến về mặt kinh tế, để họ cải tiến dân sinh một cách dễ dàng hơn.

Những sự cứu tế khẩn cấp ở nhiều quốc gia

161. Ai cũng thừa biết bây giờ ở nhiều quốc gia, thực phẩm nhất là thổ sản dư thừa, trong khi bao quốc gia khác chịu cảnh đói khát, cực khổ. Vậy công lý và đạo nghĩa yêu cầu các nước sung túc phải nâng đỡ các nước bần cùng. Tiêu hủy và phung phá những sản phẩm cần cho bao người khác đủ sống, đó là phạm đến công bằng.

162. Sản xuất thực phẩm và nhất là những nông sản quá mức tiêu thụ trong nước nhiều khi gây hại cho các công nhân khác với tầng lớp nông dân. Nhưng không phải vì thế mà các dân nước sung túc phải hạn chế sự sản xuất nông sản. Có rất nhiều trường hợp bắt buộc họ phải sản xuất rồi cung cấp cho các dân thiếu thốn và đói kém. Nếu làm như thế, là hại cho một số công nhân trong nước, chính quyền phải san sẻ những thiệt hại đó cho mọi công dân cùng chịu chung.

Viện trợ và cộng tác cho các dân chậm tiến được tiến hóa đồng đều

163. Cứu trợ các nước chậm tiến như thế, nhiều khi sẽ không đủ hiệu lực để loại trừ những nguyên do tự nhiên gây nên cảnh bần cùng và đói khát. Thường tình cảnh thê thảm ấy chỉ do một nền kinh tế cổ hủ thô sơ. Giải pháp hiệu lực là thử mọi đường lối. huấn luyện toàn dân về các nghề nghiệp kỹ thuật và khoa học mới, rồi cấp vốn kinh doanh để họ mở mang nền kinh tế của họ theo những đường lối tối tân của đời ta.

164. Ta biết rằng trong những năm vừa qua nhân loại đã ý thức nhiều. Đa số người ta đã lưu tâm đến trọng trách phải cứu trợ các dân nước, quyền lợi ít, khí cụ sản xuất còn thiếu, để giúp tiến hóa mau hơn về mặt kinh tế xã hội.

165. Để thực hiện cao vọng đó, nơi nào cũng có những tổ chức quốc tế hay quốc gia, những hội đoàn công và tư, để cứu trợ các dân chậm tiến một cách quảng đại hơn, cấp cho họ những phương tiện khoa học chuyên môn hữu hiệu hơn. Thanh niên từng trăm từng ngàn được mọi sự dễ dàng sang học ở các Đại học đường đã thành lập tại các nước tiền tiến, và nhờ đó được huấn luyện về khoa học, kỹ thuật đúng theo nhu cầu của thời đại. Tiện dịp đây, ta cũng ca ngợi những hành động bác ái này cho xứng với công nghiệp của họ. Nhưng ta ước mong các nước sung túc sẽ cố gắng hơn nữa để số người mới rảo bước trên đường khoa học, kỹ thuật kinh tế mỗi ngày một đông hơn.

166. Về phương diện này, giáo mục buộc ta khuyên thêm đôi lời:

167. Các nước còn đang ở trong thời kỳ nền kinh tế phôi thai, cần khôn ngoan rút kinh nghiệm nơi các nước đã thịnh vượng vì những cố gắng lâu năm trước

168. Phân chia của cách công bằng:

Tăng gia sản xuất mãi cũng cần, nhưng cần hơn là phân phối sản phẩm cho công dân hưởng lợi cho đồng đều, đó là luật công bằng đòi hỏi. Phải cố gắng cho sự phát triển kinh tế đi song song với những tiến bộ của xã hội và bảo đảm nền thăng tiến sao cho từ từ tương đối giữa ba khía cạnh kinh tế: canh nông, kỹ thuật và công vụ.

169. Tôn trọng đặc điểm cá tính của từng dân tộc. Một điều quá hiển nhiên là các quốc gia đang tìm mở mang kinh tế thường tỏ ra có những đặc điểm cá tính riêng, do vị trí địa dư, tập tục cổ kính của tiền nhân, và tính tình riêng biệt.

170. Bởi thế, các nước có nền kinh tế phong phú, mà lại có thiện chí muốn viện trợ cho các nước khác phải đặc biệt tôn trọng cá tính của họ, vốn kết tinh nên quốc hồn quốc túy của từng dân tộc. Nên các nước viện trợ đừng bắt các dân chậm tiến phải mô phỏng theo nếp sống của mình.

171. Chính trị không vụ lợi:

Lại nữa, các nước tiền tiến viện trợ cho các nước chậm tiến phải hết sức đề phòng để khỏi lấy cớ viện trợ mà biến hóa chính thể của nước đó theo lợi ích riêng của mình rồi tìm cách xâm chiếm chinh phục họ.

172. Âm mưu như vậy, ai cũng công nhận rằng, viện trợ chỉ là một đường lối đưa đến chế độ thuộc địa xưa. Danh từ viện trợ nghe rất kêu và đáng kính biết bao ! Nhưng vì trong âm thầm mưu kế như trên, chỉ là tìm cách tái lập chế độ thuộc địa mới đã bị các dân tộc đánh đổ. Làm thế, mối giao tế giữa các quốc gia sẽ lâm nguy, hòa bình thế giới sẽ bị lung lay.

173. Bởi thế nên đạo nghĩa và công bằng đòi ở các nước đứng viện trợ về kỹ thuật và tài chánh phải hết sức vị tha và gạt bỏ mọi chủ trương thống trị mà chỉ nhằm mục đích là giúp các nước chậm tiến chóng đến ngày đủ điều kiện tự mình phát huy nền kinh tế xã hội của họ.

174. Nhờ đó, các dân tộc mới thành một đại đồng quốc tế mở rộng cho từng quốc gia ý thức nghĩa vụ và quyền lợi riêng để thành thực góp phần vào công ích quốc tế.

175. Phân biệt giá trị mỗi sự vật:

Hẳn rằng khoa học và kỹ thuật tiến triển, nền kinh tế phồn thịnh tất nhiên trình độ văn minh của các dân tộc cũng được tăng lên nhiều. Nhưng dầu quý hóa bao nhiêu, những vật phẩm ấy cũng không đáng gọi là những vật phẩm có giá trị tuyệt đối, nhưng chỉ là đường lối tiến tới hạnh phúc tuyệt đối ai cũng mong ước.

176. Ta rất ưu sầu khi thấy ngay ở các nước tiền tiến bao người không đủ sáng suốt phân biệt giá trị riêng của mỗi sự vật. Nhưng của quý phần hồn đều bị coi rẻ, bỏ quên, phủ nhận. Còn những sáng kiến của khoa học và kỹ thuật, những tiến bộ của kinh tế, hạnh phúc vật chất hứa hẹn được tôn kính như thể đó là cứu cánh đời sống con người. Bởi thế, ẩn khuất dưới những cố gắng viện trợ cho các nước chậm tiến, có bao tệ đoan khốc hại. Nhưng đa số nước chậm tiến vẫn giữ nguyên những lập trường luân lý cổ kính, và lấy lương tâm làm luật mực cho mọi hành động công cộng hay tư nhân của họ.

177. Vì thế, ai động đến những truyền thống cổ kính đó là nhúng tay vào tội ác đáng bị kết án. Nên mọi người phải tôn trọng lòng đạo của họ, và cố gắng làm cho thêm phần tinh tế, hoàn hảo hơn, vì căn bản bất khả xâm phạm của một nền văn minh chính đáng là lòng đạo đức sáng suốt nhận thực giá trị của mỗi sự vật.

Giáo hội tôn trọng cá tính riêng của từng dân

178. Giáo hội nói riêng, theo luật bao quát của thiên định cho toàn thể nhân loại, và Giáo hội ở mọi nơi đưa cánh ôm ấp mọi dân tộc.

179. Lịch sử và kinh nghiệm dạy rằng: Các dân tộc không thể nào gia nhập vào nhiệm thể Chúa Kitô, mà không hưởng lợi gì về kinh tế và xã hội. Thực ra, không ai xưng mình là Kitô hữu mà không thấy mình bị bó buộc phải cải thiện mọi tổ chức dân sự tùy theo tài sức. Những tổ chức đó được cải thiện thì nhân cách con người mới được tôn trọng, mọi trở lực ngăn cản việc làm mới được loại trừ, và tất cả mọi sự đưa đến lẽ phải và đạo nghĩa mới được ủng hộ.

180. Hơn thế nữa, Giáo hội thâm nhập vào trong tận cốt tủy của mỗi dân tộc không phải chỉ là một ngoại lực, và cũng không nhận mình là một tổ chức chỉ ảnh hưởng đến họ ở bên ngoài. Nhưng Giáo hội có mặt ở đâu thì ở đó có con người thấy mình vừa tái sinh, vừa hoàn sinh trong Chúa Kitô hầu như từ ở trong lòng. Thực ra ai tái sinh hay hoàn sinh trong Chúa Kitô sẽ không bao giờ cảm thấy mình bị áp lực nào bên ngoài ép buộc. Người ấy thấy mình được giải phóng từ trong nội tâm, như mình mới được tư do hướng về với Chúa, và được thư thả mong mỏi sự chân thiện mỹ. Nhờ mình hóa theo và thực hành những sự cao quý ấy, thì nhân cách hóa mình mình mới kiện toàn và hoàn hảo.

181. Đức tiên Giáo hoàng Piô XII đã minh giải điều ấy rằng Giáo hội Chúa Kitô, trung thành kế nghiệp Thiên Chúa khôn ngoan chỉ giáo cho nhân loại. Giáo hội không thể nào có dã tâm đả kích hay khinh thường những đặc điểm cá tính của từng dân tộc kính cẩn duy trì và rất tự hào tìm phát triển như một di sản quý giá. Giáo hội chỉ chủ trương thống nhất nhân loại về mặt siêu nhiên, trong một tình nghĩa huynh đệ rộng như trời bể, ai cũng phải thấy và quyết thể hiện, mà không phải chỉ mong đồng hóa các dân tộc trong một đời sống giống nhau, nông cạn, bề ngoài làm cho hao mòn sinh lực của từng nước. Tất cả những khuynh hướng, những mối lo đã quy về mục đích làm phát triển một cách đồng đều và khôn ngoan, những sinh lực riêng biệt, những đặc điểm cá tính đã đâm rễ sâu vào quốc hồn quốc túy của từng dân tộc, nếu không có gì trái ngược với những nghĩa vụ căn bản loài người phải chịu nhận vì cùng một nguồn gốc và một cứu cánh thì được Giáo hội hết sức hoan nghênh và mong có ngày được thỏa mãn với cả một lòng mẫu tử thành thực.

Kitô hữu góp công vào sự phát triển quốc gia

182. Ta hân hạnh nhận thấy những công dân Kitô hữu các nước chậm tiến không chịu thua kém ai trong việc góp công vào sự phát triển kinh tế xã hội ở nước họ.

183. Mặt khác, ở những nước tiến triển, giáo dân không ngừng đua nhau thúc đẩy nước họ tăng gia những công cuộc viện trợ cho các dân đang ở trong cảnh cơ cực, chóng được mở mang về kinh tế và xã hội. Về phương diện đó ta đặc biệt tán dương những sự giúp đỡ thanh niên Á Phi, mỗi năm một nhiều, cho họ sang du học trong các nước Âu Mỹ để được huấn luyện sâu rộng và riêng về kỹ thuật. Ta cũng rất tán thành những cố gắng huấn luyện cho các nước ấy đủ chuyên viên và cán bộ sành sỏi đủ khả năng giúp họ phát triển kinh tế và xã hội.

184. Nói tóm lại, ta thành thực và ưu ái ghi ân, khích lệ tất cả các Kitô hữu, con yêu quý của ta, dầu rải rác khắp mọi nơi, nhưng vẫn tận tụy cộng tác vào những tiến bộ của các dân tộc và củng cố nền văn minh thế giới. Họ biện chứng cho Giáo hội có sẵn một nguồn sinh lực vĩnh cửu và vô cùng hữu hiệu.

Tình trạng tăng gia nhân khẩu và mở mang kinh tế

185. Đã từ mấy năm nay, cả thế giới thắc mắc tự hỏi rằng: Làm thế nào để giữ thế quân bình, giữa nền kinh tế, vốn phải cấp đủ kế sinh nhai cho nhân loại, và số nhân khẩu càng tăng lên mãi, hoặc trong phạm vi quốc tế hoặc trong phạm vi riêng của những quốc gia kém mở mang.

186. Trong phạm vi quốc tế, không thiếu những người nhận rằng: theo những sở thống kê đáng tin cậy, sẽ không còn mấy chục năm nữa, nhân loại sẽ tăng lên cách lạ theo nền kinh tế thì dù phát triển mạnh cũng không sao tiến theo cùng đà với số người tăng lên. Họ kết luận rằng, không hạn chế sự sinh sản của nhân loại, thì một ngày gần đây, nền kinh tế và số nhân khẩu sẽ mất hẳn thăng bằng.

187. Lược qua mấy sổ thống kê của các nước kém mở mang, ai cũng phải nhận rằng: nhờ những phương kế vệ sinh và y tế được phổ biến mau chóng, số các trẻ em chết yểu sẽ giảm đi nhiều, đời sống nhân dân, xét trung bình đã được kéo dài hơn. Những nơi số sinh cao thì vẫn cao, và chắc sẽ giữ mãi như thế, ít thay đổi trong nhiều năm nữa. Nhưng trong khi số sinh trổi vượt hơn số tử, khiến con người thêm đông, nền kinh tế không thể tăng lên kịp. Như thế ở các nước đó ta không có hy vọng nâng cao mực sống nhân dân. Trái lại, vẫn sút kém. Do đó, nhiều người kết luận rằng: không còn phương pháp nào tránh được tình trạng cực đoan ngoài phương pháp ngăn cản hay hạn chế việc sinh sản của con người.

Vấn đề này được nêu lên trong phạm vi quốc tế

188. Thực ra, trong phạm vi quốc tế đem so sánh số nhân khẩu với những nguồn lợi loài người đã có sẵn có thể dùng được, ta không thấy dấu hiệu nào đáng lo ngại. Tương lai gần đây cũng không gây thắc mắc là bao. Những lý lẽ người ta đem trình để bắt con người hạn chế sinh sản, một phần gây những cuộc tranh luận nên không thể căn cứ vào đó mà kết luận chắc chắn phải hạn chế sự sinh sản để loài người khỏi lâm nguy.

189. Ngoài ra, Chúa khoan nhân và khôn ngoan tuyệt đối đã dựng nên thiên nhiên đầy tài nguyên vô tận, loài người lại được dựng sinh có trí óc lỗi lạc, nhờ đó con người cải hóa những tài nguyên của thiên nhiên để mình đủ thỏa mãn nhu cầu hồn xác không bao giờ thiếu. Như thế, ta không thể giải quyết vấn đề theo những đường lối trái ngược với luân lý Chúa an bài và phạm đến nguồn sinh sản tiềm tàng trong con người. Trái lại nhờ khoa học chuyên môn, con người luôn sáng kiến và các dân tộc đua nhau khám phá ra những tiềm lực của thiên nhiên và tìm cách chinh phục muôn vật trong vũ trụ ngày một nhiều hơn. Những tiến bộ được thể hiện về mặt đó, là một mối hy vọng vô bờ bến, hằng bảo đảm tương lai.

Đặt vấn đề trong những nước chậm tiến

190. Tuy nhiên, ta thừa biết rằng: có những địa phương và những nước nguồn lợi quá ít, nên vấn đề nhân khẩu rất phức tạp nhiều khi những dân nước đó gặp bao nhiêu trở ngại. Nền kinh tế xã hội chưa được phát triển để dân số càng ngày càng đông tìm được nơi họ sinh sống những phương tiện sinh nhai cân xứng đầy đủ. Đó cũng là do các quốc gia thiếu đoàn kết nên chưa ý thức được mối liên hệ tự nhiên ràng buộc họ lại với nhau.

191. Nhưng dù sao ta cũng công nhiên tuyên bố rằng: Không ai được đặt vấn đề và tìm giải pháp ở những cách thức hay ở những phương kế nào tự nhiên trái với phẩm giá đặc biệt của con người, theo quan niệm của phe duy vật, chỉ nhận con người là một con vật tinh xảo hơn, và mạng sống những chỉ toàn là vật chất như muôn vật chất khác trong thiên nhiên.

192. Vấn đề này không thể giải quyết được, cho từng cá nhân và cho cả xã hội, nếu sự tiến bộ của kinh tế xã hội coi thường những giá trị chân chính của nhân loại. Vậy điều đáng tôn trọng hơn cả là nhân phẩm của toàn thể nhân loại nói chung, và mạng sống của từng cá nhân nói riêng. Ngoài ra, vấn đề này chỉ có thể giải quyết trong sự hợp tác của các dân tộc trong phạm vi quốc tế. Vì có sự hợp tác này, các vật phẩm cần thiết mới được lưu thông đồng đều, nhất là những kiến thức, số vốn, và chuyên viên.

Luật lệ truyền sinh

193. Ở đây, ta long trọng tuyên bố lại rằng: giữa nhân loại sự sống chỉ di truyền được trong và nhờ gia đình. Gia đình lại căn cứ vào một cuộc hôn nhân đối với toàn thể nhân loại là một cuộc đơn và vĩnh hôn, đối với các kinh tế là một bí tích cao thượng. Việc truyền sinh là một việc ý thức và cố tình, nên việc đó phải tuân theo luật lệ khôn ngoan của Chúa, là luật bất di bất dịch và bất khả xâm phạm, người nào cũng phải nhìn nhận và tuân giữ. Như thế dầu có những phương pháp và những cách thức người ta có thể áp dụng được vào việc truyền sinh của súc vật hay cây cối, cũng không ai được đem áp dụng vào sự truyền sinh của nhân loại.

194. Mạng sống nhân loại không những chỉ phát nguồn ở nơi con người, nhưng còn do sự tạo thành của Thiên Chúa. Nên ai cũng phải nhận thực là một việc thánh. Ai phạm đến là lỗi luật Chúa, phạm đến uy quyền của Chúa, làm nhục bản thân mình và khiến loài người mất cả giá trị riêng. Hơn thế nữa, kẻ ấy làm suy nhược cả khối sinh lực của quốc gia nữa.

195. Như thế, việc quan hệ hơn cả là phải huấn luyện thế hệ thanh niên mới, không những về phương diện văn hóa tôn giáo, đó là phận sự đòi hỏi người làm cha mẹ nhưng còn huấn luyện họ và những trọng trách họ phải ý thức, và đảm nhận suốt trong đời sống, nhất là việc lập gia đình, sinh trưởng và nuôi dạy con cái. Tuổi thanh niên phải đặt tin tưởng ở Chúa quan phòng, mà lại quyết định chịu đựng mọi sự vất vả hy sinh, tự nhiên có kèm theo sứ vụ cộng tác với Chúa trong việc sinh sản và giáo dục con cái để hoàn tất sứ vụ cao siêu đó. Những ơn phúc và những huấn lệnh cao siêu của Chúa Kitô được Giáo hội nâng đỡ bằng những huấn lệnh và ơn phúc siêu nhiên vẫn chứa chan nơi Người. Không kể những lý do khác, ta nói được chính vì lý do ta mới nhắc đến, mà Giáo hội có quyền đòi hỏi tự do thể hiện sứ mệnh của mình.
Mục đích các thổ sản là để thỏa mãn nhu cầu của nhân loại.

196. Sách Sáng thế viết: “Loài người nguyên thủy được Chúa dựng nên và ban hai huấn lệnh bổ quyết nhau: Hãy sinh sản cho nhiều. Hãy làn tràn khắp mặt đất và chế ngự cả hoàn cầu”.

197. Huấn lệnh thứ hai không bảo tiêu diệt mọi thổ sản vật chất, nhưng là: chinh phục để nhân loại có đủ các thứ cần thiết.

198. Vì thế, ta rất lo ngại khi thấy đời ta đầy những mâu thuẫn khốc hại: một đàng người ta diễn lại cảnh thê thảm của nhân loại sắp bị tàn phá vì nạn đói. Mặt khác nhờ những phát minh của khoa học, những tiến bộ của kỹ thuật, những tài nguyên kinh tế dồi dào, người ta đua nhau sử dụng để chế tạo những khí cụ phá hoại giết chóc nhân loại một cách kinh khủng.

199. Chúa quan phòng đã ban cho nhân loại đủ phương tiện để ai cũng gánh được trọng trách dưỡng sinh con cái và giữ nguyên nhân phẩm của mình. Nhưng khi con người lạc trí, lòng gian dùng những phương tiện nói trên một cách trái ngược với tự nhiên, cứu cánh xã hội, và ý tiền định của Chúa, thì nhân loại không còn phương pháp nào nuôi thân và truyền nòi giống xứng đáng với con người nữa.

Sự cộng tác quốc tế

Vấn đề nhân sinh ngày nay là vấn đề quốc tế

200. Khoa học và kỹ thuật tiến bộ. Nhưng mối giao tế giữa các nước trong mọi phạm vi xã hội ngày một chặt chẽ, thân mật hơn. Như thế các nước liên hệ nhiều hơn.

201. Cũng vì thế mà bất cứ một vấn đề hệ trọng nào hoặc trong phạm vi khoa học kỹ thuật kinh tế xã hội, hay trong phạm vi chính trị văn hóa, cũng không giải quyết riêng giữa mấy quốc gia với nhau nhưng phải có nhiều nước liên hệ hay cả thế giới tham gia mới giải quyết thỏa đáng được.

202. Dù những quốc gia có nền văn hóa và giáo dục cao độ, công dân đông và chuyên môn nền kinh tế dồi dào, nguồn lợi phong phú, diện tích rộng lớn, cũng không thể giải quyết một mình những vấn đề trọng đại ấy một cách thích đáng được. Các quốc gia cần phải bổ khuyết nhau. Nên không quốc gia nào mưu lợi ích riêng, nếu quốc gia ấy đồng thời không mưu ích chung cho các quốc gia khác. Chính những đòi hỏi của một đời sống văn minh, bắt buộc các nước ngày nay phải hòa hợp và trợ giúp nhau.

Một trở lực khó vượt qua: lòng ngờ vực nhau

203. Điều đó mỗi người và mỗi quốc gia đều xác nhận. Đó là những nguyện vọng của dân chúng nhưng hầu như không ai, nhất là không nhà cầm quyền nào đủ sức làm thỏa mãn được. Không phải họ thiếu phương tiện khoa học kỹ thuật hay kinh tế thích nghi nhưng họ ngờ vực nhau. Thật ra, con người nói riêng, các chính phủ nói chung đều sợ nhau. Các quốc gia sợ nhau âm mưu làm bá chủ và chờ đón cơ hội thuận tiện để thi hành thủ đoạn. Vì thế, các nước chuẩn bị quốc phòng, sắm võ khí với mục đích cảnh cáo đối phương không nên gây hấn.

204. Tình trạng đó đem đến hậu quả là bao nhiêu nhân lực và tài nguyên được các dân tộc sử dụng để chuẩn bị chiến tranh, là một thiệt hại lớn lao cho xã hội không đem đến lợi ích gì. Loài người xét theo từng cá nhân và từng quốc gia đều sống trong lo sợ không dám làm những việc trọng đại cần thiết.

Những quan niệm sinh hoạt mâu thuẫn nhau

205. Sở dĩ nhân loại sống trong tình trạng đó vì nhân loại và riêng các nhà giữ vận mệnh quốc gia hành động theo những quan niệm tương phản nhau trong đời sống. Bao người quả quyết rằng: trổi vượt thời thế hoàn cảnh để hướng dẫn nhân loại nhưng không có luật lệ cần thiết, phổ thông, buộc chung mọi người như nhau về chân lý và công bằng. Vì chối luật công bằng duy nhất buộc chung mọi người, không còn ai hòa hiệp với nhau một cách an toàn trong bất cứ vấn đề nào.

206. Phải nhận rằng những danh từ “công bằng” hay những đòi hỏi của công bằng luôn vang dội trên môi miệng mỗi người, nhưng không ai hiểu như ai, nhiều khi mỗi người hiểu theo một ý khác hẳn nhau. Như thế dù các nhà cầm quyền hết sức cổ võ mọi người tôn trọng công bằng, hãy lo tuân giữ những đòi hỏi của công bằng, họ cũng không đồng ý với nhau, nhiều khi họ lại gây dịp cho những cuộc tranh luận bùng nổ. Như thế để bảo vệ quyền lợi và tài sản, người ta chỉ còn phương pháp là dùng võ lực. Nhưng võ lực sẽ nảy sinh tai họa.

Ai cũng phải nhận một pháp luật và nguồn chân lý buộc chung mọi người

207. Vậy các quốc gia không thể nào tín nhiệm nhau một cách vĩnh viễn và mỗi ngày một tăng cường hơn, nếu họ không xác nhận và quyết thi hành những luật lệ căn bản của chân lý và công bằng.

208. Trật tự luân lý chỉ có một căn cứ vĩnh viễn là Thiên Chúa, tách khỏi Thiên Chúa trật tự luân lý sẽ tan rã. Con người không phải chỉ là một thể xác nhưng còn là một thần trí ý thức tự do. Vì thế, con người căn cứ vào tôn giáo, một nội lực mãnh liệt hơn mọi áp lực từ bên ngoài; hữu hiệu hơn mọi tư lợi riêng để giải quyết những vấn đề đời sống cá nhân và xã hội trong phạm vi quốc gia, và cả cộng đồng xã hội quốc tế.

209. Ngày nay không thiếu người căn cứ vào những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật quả quyết rằng con người tự nhiên đủ sức vươn mình lên một trình độ văn minh tuyệt đối, không cần có Thiên Chúa phù lực. Sự thật trái lại. Khoa học và kỹ thuật càng tiến triển lại càng nêu nhiều vấn đề quốc tế, không ai giải quyết được nếu họ không chịu nhận uy quyền của Thiên Chúa, vừa là Đấng tạo Hóa và bá chủ hoàn cầu.

210. Chính những cuộc phát minh của khoa học mở rộng trước mặt người ta một chân trời mênh mông vô tận. Thấy thế không thiếu người có thiện chí thành thực nhận rằng các nhà toán học khám phá ra được mọi hiện tượng trong thiên nhiên, nhưng họ không sao thấu hiểu bản tính và sự biến chuyển của muôn vật. Nhiều nhất họ chỉ đề nghị được một vài giả thuyết hữu lý. Mãi đến khi con người mục kích rõ ràng rồi họ mới nhận khối lượng khổng lồ kỹ thuật máy móc họ đang sử dụng vào trong các công việc xây dựng, tàn phá, mưu ích, phá hoại cho các dân, khi đó họ mới nhận loài người phải tôn trọng tinh thần và luân lý hơn mọi nguồn lực khác. Muốn cho khoa học và kỹ thuật dẫn đưa nhân loại đến chỗ văn minh thực thụ mà không đưa đến những thiệt hại khác phải triệt để áp dụng các luật định đó.

211. Mặt khác những quốc gia nào dân chúng vươn mình lên địa vị sinh hoạt cao thượng mọi người được thỏa mãn các nhu cầu, họ sẽ không mơ tưởng địa đàng nào nữa. Nhưng nếu họ ngày càng ý thức con người có nhân cách đặc biệt và kèm theo nhân cách đó lại có những quyền lợi chung, những quyền lợi bất khả xâm phạm. Nên họ sẽ dùng mọi phương thế để đối xử với nhau một cách công bằng và xứng đáng phẩm giá con người hơn. Như thế là họ nhận sự bất lực của từng cá nhân, và hơn bao giờ hết, họ đoàn kết với nhau để đề cao tinh thần hơn vật chất. Nhờ dấu đó ta rất có thể hy vọng ngày mỗi người và mỗi quốc gia thành thực hợp tác với nhau để bắt đầu cuộc tương giao chân thành và hữu hiệu.

***

PHẦN THỨ TƯ

HUẤN TỪ MỤC VỤ VỀ CHÂN LÝ CÔNG BẰNG VÀ BÁC ÁI

 

212. Ngày nay cũng như hồi xưa, những sự phát minh của khoa học và kỹ thuật ảnh hưởng rất nhiều đến những mối giao tế trong xã hội. Vì thế ai cũng phải lo cho khoa học và nghệ thuật thăng tiến mãi để cân xứng với chức vị con người hơn, không những trong từng quốc gia nhưng trong cả đời sống quốc tế nữa.

Những học thuyết sai lạc hay thiếu sót

213. Để bước tới mục đích ấy, người ta đã nghĩ ra bao học thuyết khác nhau. Học thuyết này mới phát xuất đã tiêu tan ngay như sương bình minh. Học thuyết kia vừa phát xuất đã phải thay đổi tận gốc rễ. Những học thuyết khác dù đã có những hấp dẫn rất mạnh đối với nhân loại nhưng dân chúng ngày bỏ đi càng nhiều vì những học thuyết ấy không tìm hiểu sâu rộng và toàn diện về con người. Nhân tính con người còn bao khuyết điểm mà những học thuyết trên hầu như không quan tâm tới, như bệnh tật và sự đau khổ, hệ thống kinh tế xã hội nào dù hoàn hảo tới đâu cũng không sửa chữa hết được. Ngoại trừ loài người tự nhiên có một tinh thần tôn giáo sâu rộng và mãnh liệt, không một lực lượng nào trên trần gian có thể tiễu trừ hay vùi lấp đi được.

214. Đời ta bây giờ có một lỗi lầm rất lớn khi tuyên bố tinh thần tôn giáo vốn do Tạo Hóa ghi sâu vào nhân tâm, chỉ là một ảo tưởng, một mê tín, nên phải tiễu trừ ra khỏi lòng người vì đó chỉ là hành động lỗi thời ngăn cản nền văn minh tiến bộ. Trái lại, tinh thần tôn giáo cao quý phát nguyên từ đáy lòng người là một tang chứng con người bởi Thiên Chúa dựng nên và hướng về với Chúa, theo lời thánh Augustino đã nói: “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên chúng con để chúng con quy hướng về Chúa, nên lòng chúng con lo âu, bồn chồn mãi cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa”.

Thiên Chúa căn bản cần thiết của mọi tổ chức công bằng

215. Vì thế, dù khoa học chuyên môn tiến triển mãi, dầu nền kinh tế xã hội được tổ chức tinh xảo, chỉ khi nào loài người ý thức được rằng họ được Chúa dựng nên và được tôn làm con Chúa, vừa là nguồn gốc vừa là cứu cánh của muôn vật, khi đó thế giới mới sống công bằng và hòa bình được. Loài người lạc xa Thiên Chúa nên mất luôn cả nhân tính cao quý đối với mình và đối với anh chị em đồng loại. Những mối tương giao giữa nhân loại đều do từng người ý thức mình tùng phục và hướng về Thiên Chúa là nguồn chân lý công bằng và bác ái độc nhất hay không.

216. Một điều ai cũng nhận thức là hiện nay trong bao quốc gia văn minh công giáo cổ kính, các kitô hữu, anh chị em và con cái của ta, bị bách hại khổ sở từ lâu năm. Cái mâu thuẫn giữa tinh thần ưu thắng của kẻ bị bách hại, và sự gian ác của những người bách hại, dầu không đủ sức hấp dẫn những người chủ mưu hồi tâm lại, nhưng cũng khiến cho bao người có thiện chí phải kinh ngạc suy nghĩ.

217. Đời ta điên cuồng hết chỗ nói vì đang khi xây dựng trật tự xã hội vật chất trên những nền tảng bền vững và phong phú, nó cũng mưu trí loại trừ Thiên Chúa cao cả là căn bản độc nhất uy quyền. Nó lại đề cao phẩm chức nhân loại cao đến đỉnh trời, nhưng đồng thời cũng tìm diệt trừ nguồn gốc tự nhiên phát sinh và nuôi dưỡng lòng người, bằng cách đè nén và nếu có thể giập tắt luôn khuynh hướng cao siêu vốn hướng dẫn nhân loại về với Thiên Chúa. Những tai họa mới xảy ra, đã đánh tan bao nhiêu mối hy vọng rực rỡ, đã gây bao khốc hại cũng chứng minh lời Kinh Thánh đã chép: “Nếu chính Chúa không cất nhà, thì thợ xây đều làm việc vô ích”.

Ý nghĩa và giá trị học thuyết xã hội công giáo

218. Học thuyết xã hội công giáo có một giá trị đặc biệt muôn đời là điều không ai hồ nghi.

219. Nguyên tắc thiết yếu, là con người vừa là nền tảng và là nguyên nhân, cũng là cứu cánh của mọi tổ chức xã hội. Con người có tính cách xã hội, và đã được tôn lên địa vị siêu nhiên tức là trổi vượt mọi địa vị tự nhiên đã chiếm được.

220.Căn cứ vào nguyên tắc thiết yếu đó, là nguyên tắc diễn tả chức vị cao thượng của con người. Giáo hội nhất là trong thế kỷ vừa qua đã soạn thảo một học thuyết xã hội nhờ sự cộng tác của các linh mục và giáo dân chuyên nghiệp. Trong học thuyết đó, Giáo hội quy định rõ ràng những mối tương giao giữa nhân loại phải tổ chức theo những luật lệ phổ thông nào. Những luật lệ này trên thực tế, vừa rất thích hợp với đủ mọi tình trạng xã hội, và những đặc điểm thời đại của ta, nên ai cũng chấp nhận được.

221. Nhưng không bao giờ bằng lúc này, học thuyết đó phải được phổ biến tìm hiểu sâu rộng, và thể hiện trong đời sống dưới những hình thức và bằng những phương thế hữu hiệu, do thời đại, hoàn cảnh cho phép hay đòi hỏi. Đó là một việc vĩ đại, ta tha thiết yêu cầu toàn thể giáo dân, và tất cả những người có thiện chí hãy tận tâm hiệp lực tham gia.

Học hỏi và phổ biến học thuyết xã hội công giáo

222. Trước hết ta tuyên bố rằng: học thuyết xã hội công giáo trình bày đây là một thành phần thiết yếu của toàn bộ giáo lý mà Giáo hội luôn rao giảng về đời sống con người.

223. Nên ta ước mong học thuyết xã hội này được toàn thể giáo dân học hiểu ngày một sâu rộng hơn. Ta lại yêu cầu các trường công giáo trong mọi cấp bậc, và nhất là các chủng viện hãy biên ghi học thuyết xã hội công giáo trong chương trình học tập bắt buộc của họ. Thực ra ta đã được biết, có rất nhiều học đường công giáo đã giảng dạy học thuyết đó, mà lại giảng dạy rất chu đáo từ lâu năm. Ta cũng ước mong được thấy học thuyết xã hội công giáo, nhập vào chương trình giáo lý của các giáo khu, và các hội đoàn tông đồ giáo dân rồi nhờ phương pháp tối tân: nhật báo, nguyệt san, sách vở thường thức hay nghiên cứu khoa học, đài phát thanh và vô tuyến truyền hình.

224. Thiết tưởng các đoàn thể giáo dân, có thể được hợp tác vào các việc phổ biến học thuyết xã hội công giáo này một cách rất hiệu nghiệm, nếu họ không những tìm hiểu áp dụng trong đời sống riêng của họ mà còn khôn khéo tận tâm tìm dịp giải nghĩa cho các anh em bạn hữu nữa.

225. Anh em phải tin tưởng rằng giới thiệu học thuyết xã hội công giáo là phương pháp hiệu lực để giải quyết mọi vấn đề của thời đại cũng là minh chứng học thuyết ấy chân thực và hiệu nghiệm. Như thế anh em rất có thể hấp dẫn luôn cả những người xưa nay đã bài bác học thuyết xã hội công giáo vì họ chưa hiểu rõ, và có lẽ còn chiếu vào tâm trí họ một vài tia sáng cứu chuộc.

Một nền giáo dục hòa hợp với học thuyết xã hội công giáo

226. Một học thuyết xã hội, phải trình bày trước mặt người ta, nhưng cũng phải thể hiện nữa. Áp dụng học thuyết xã hội công giáo điều đó càng rõ ràng hơn, vì học thuyết đó có chân lý làm nguồn sáng, công bằng làm cứu cánh và bác ái làm động lực.

227. Như thế, giáo dân không những phải học hiểu học thuyết xã hội của Giáo hội mà phải được giáo dục theo học thuyết ấy nữa.

228. Một nền giáo dục phải bao quát tất cả mọi nghĩa vụ của con người. Như thế những kitô hữu được giáo dục chu đáo, phải ăn ở đúng theo học thuyết xã hội công giáo trong cả phạm vi kinh tế và xã hội.

229. Nhưng trong thực hành bất cứ lý thuyết nào cũng là khó. Phương chi thực hành học thuyết xã hội công giáo còn khó hơn nữa, vì nhiều lý do: Lòng người có tính ích kỷ, xã hội hiện tại chịu ảnh hưởng duy vật chủ nghĩa, còn trong cơ hội cụ thể, nhiều khi chúng ta khó minh xác điều nào hợp lý điều nào không hợp với công bình.

230. Như thế giảng dạy cho con người hiểu học thuyết xã hội công giáo buộc phải ăn ở thế nào cho hợp trong phạm vi kinh tế xã hội vẫn chưa đủ, nhưng họ còn phải biết rõ phương pháp cần thiết để họ luôn hoàn tất nghĩa vụ đó.

Giáo dục thực nghiệm:

231. Vậy thiết tưởng, nền giáo dục xã hội sẽ khuyết điểm rất nhiều nếu đứng cạnh giáo sư, các môn đệ chỉ thụ động và không chịu hành động để thí nghiệm những bài học. Lý thuyết khi nào cũng phải kèm theo những kinh nghiệm cụ thể và những thực hành hữu hiệu.

232. Không ai biết rõ tự do là gì, nếu họ không tập quen dùng quyền tự do cho phải lẽ. Đó là một tục ngữ chí lý. Trong phạm vi kinh tế xã hội cũng thế, người ta hiểu biết học thuyết xã hội công giáo khi họ tận tâm hiệp lực hành động theo học thuyết ấy.

233. Do đó, các hội đoàn tông đồ giáo dân phải đóng góp một phần lớn trong việc giáo dục loài người về mặt xã hội. Nhất là các hội đoàn có mục đích riêng là thực hành đạo Chúa Kitô trong những công việc thuộc thế tục Vì những thí nghiệm hằng ngày, các nhân viên nhập vào những hội đoàn đó sẽ được tự luyện ngày một hơn rồi mới ra huấn luyện tuổi thanh niên ngày một đông hơn.

Chí hướng kitô hữu về đời sống:

234. Có một điều ta phải nhắc lại cho tất cả mọi người không phân biệt người ưu thế hay yếu hèn, điều đó chắc không phải ngoại đề, là chí hướng kitô hữu về đời sống con người, gồm cả ý chí anh hùng chịu đựng được mọi cực khổ và sống tiết kiệm nhờ ơn Chúa giúp sức.

235. Nhưng than ôi ! Ngày nay bao nhiêu người chỉ biết mê vui. Theo họ, cứu cánh đời sống, là nếm thử mọi thú vui cho mê say. Họ chỉ có một mối lo, là lo thỏa mãn những tai hại hồn xác họ có thể phải chịu? Dù chỉ xét theo lý đương nhiên ta cũng đủ rõ con người minh chính và khôn ngoan phải biết ăn ở cho có điều độ và thắng hãm dục tình. Vậy nếu ta xét theo đạo thánh Chúa mạc khải, thì ta càng phải quyết rằng: Phúc âm Giáo hội và cả một giáo khoa tu đức muôn thuở đồng ý yêu cầu giáo dân phải thắng hãm mọi dục vọng bất chính, và chịu đựng mọi sự khổ đau do đời sống gây nên. Sự cố gắng tích cực tu thân, trước cho thần trí đoạt thắng thể xác, được mạnh sức và khôn ngoan hơn, sau là đường lối hữu hiệu để tỏ lòng đền tội. Ai lại tự đắc là kẻ vô tội ngoài chính Chúa Kitô và Mẹ vô nhiễm của Người.

Đường lối huấn luyện giáo dân về học thuyết xã hội

236. Thường ai quyết thực hành học thuyết xã hội phải trải qua ba giai đoạn: điều tra cho biết tình hình một cách tỉ mỉ; nhận xét hiện tượng dưới ánh sáng học thuyết công giáo; rồi quy định đường lối áp dụng vào thời thế hoàn cảnh những nguyên tắc vĩnh cửu của Giáo hội. Ba giai đoạn ấy, thường gọi là kiến thức, luận xét và hành động (xem, xét, làm).

237. Đó là phương pháp hành động, thanh niên cần phải tập để thành chuyên môn. Họ phải áp dụng tùy theo hoàn cảnh, để học thuyết xã hội công giáo họ đã học hiểu được kết quả ngay trong thực tế, mà không phải chỉ nằm trong óc loài người như một lý tưởng trừu tượng không ai thực hiện được.

238. Trong phạm vi thực hành, sẽ xảy ra những bất đồng ý kiến giữa những giáo dân rất thành thực. Trong trường hợp đó, họ phải biết tôn trọng và tìm mọi phương thế hợp tác với nhau để kịp thời thực hành những công việc cần thiết theo những đòi hỏi của thời thế hoàn cảnh. Nhất là họ phải tránh xa những cuộc tranh luận vô ích chỉ làm tổn sức mà không kết quả gì. Chỉ tìm những giải pháp tốt nhất mà bỏ những công việc mình có thể mà lại có phận sự buộc làm ngay là lỗi thời.

Vấn đề giao thiệp với những người chưa nhập đạo

239. Thực ra những kitô hữu chuyên môn hành động kinh tế xã hội, thường hay giao tiếp với những người không đồng quan điểm với mình về đời sống con người, trong trường hợp đó, họ phải ân cần tuân giữ lập trường của Giáo hội mà không được chấp nhận những giải pháp dung hòa có thể làm thương tổn sự trọn vẹn của công giáo là luân lý. Nhưng mặt khác, họ phải thông cảm và thành thực tìm hiểu những lập trường của đối phương không bao giờ tìm tư lợi và sẵn sàng cộng tác vào những công việc tự nhiên là tốt hay đưa đến công ích. Chỉ trừ khi giáo phẩm lên tiếng quyết định theo vấn đề nào thì vấn đề đó giáo dân phải tòng phục tuân giữ. Thực ra Giáo hội không những chỉ có quyền mà còn có nghĩa vụ bảo vệ tôn giáo và luân lý cho toàn vẹn và chỉ cách áp dụng trong thực tế.

***

PHẦN V

NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

CHỈ HUY MỌI HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI CỦA GIÁO DÂN

 

Phận vụ giáo dân

240. Những nguyên tắc căn bản ta cần đề cập về giáo dục, cũng có thể áp dụng vào mọi hành động công giáo nữa. Đó là phận vụ riêng của toàn thể giáo dân vì thực ra giáo dân phải hành động trong phạm vi thế trần luôn và thường phải tham gia vào những tổ chức mục đích hiện thể.

241. Muốn thực hành nghĩa vụ, giáo dân phải có chuyên môn họ đã đảm nhiệm. Nhưng đàng khác họ phải tận tâm hiệp lực áp dụng những nguyên tắc và những huấn lệnh của Giáo hội trong phạm vi xã hội, với một tấm lòng thành thực đầy tín nhiệm và tòng phục giáo quyền. Họ phải ý thức trách nhiệm: Nếu họ hành động trong phạm vi thế trần, mà không tuân giữ những nguyên tắc và những huấn lệnh do Giáo hội chỉ dạy và nhờ ta xác nhận tại đây thì họ có lỗi với phận sự và có khi còn phạm đến quyền lợi của anh em, và khiến người khác hiểu lầm học thuyết xã hội công giáo chỉ là một lý thuyết rất hay nhưng vô hiệu lực để cải thiện đời sống.

Sự tiến bộ của kỹ thuật và sự phát triển tinh thần

242. Một điều ta đã nhắc lại, nhưng còn đáng ghi nhớ là ngày nay loài người đã hiểu các luật thiên nhiên sâu rộng. Họ đã sáng chế đủ các máy móc để chinh phục mọi tiềm lực trong thiên nhiên. Họ đã thể hiện không ngừng bao công việc vĩ đại đáng khen. Nhưng vì quyết chí chú tâm chinh phục và cải hóa ngoại giới, loài người sa vào một bước nguy, là quên mình và làm kiệt quệ nguồn sinh lực hồn xác của họ. Đức Piô XI đã ưu buồn than phiền rằng: “QA số 146”.

243. Đức Piô XII cũng đồng ý quả quyết rằng: “Đời ta bây giờ có một đặc tính khiến ai cũng phải ngạc nhiên là đang khi khoa học và kỹ thuật tiến bộ lạ lùng, thì loài người rút lui và không ngừng suy đồi về tinh thần tức là về ý thức phẩm giá đặc biệt của mình. Một kỳ công nhưng cũng là một quái tượng của thời đại ta là con người biến thành một vật khổng lồ trong tự nhiên giới, nhưng về tinh thần, con người chỉ còn là một tí hon giữa thế giới siêu nhiên vĩnh cửu.

244. Hơn bao giờ hết, lời thánh vịnh xưa về những người thờ cúng ngẫu thần ngày nay được thực hiện. Con người hành động mà quên cả phẩm giá tự nhiên của mình. Con người tuyên dương kỳ công của mình đến nỗi tưởng là thần. Thần của nó chỉ là vàng bạc do chính tay nó rèn đúc.

245. Là Chúa chiên ân cần chăm sóc toàn thể nhân loại, thì ta tha thiết khuyên nhủ đoàn con yêu quý, hãy tận tâm với phận vụ, hãy theo đuổi mục đích cho đến cùng hãy luôn luôn ý thức trách nhiệm đừng bao giớ thờ ơ quên lãng giá trị thiết yếu của mọi công việc.

246. Đời nào cũng như đời nào, Giáo hội đã hiểu biết và giảng dạy rằng: Sự tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, và tình trạng phồn thịnh làm nảy ra là một nguồn hạnh phúc chân chính, hằng biểu yện một nền văn minh tiến triển. Nhưng ai cũng phải luận xét sự tiến bộ ấy đúng theo giá trị tự nhiên của nó, là những phương tiện cần thiết cho loài người bước tới một cứu cánh cao siêu hơn là thiện hóa đời sống tự nhiên và cả đời sống siêu nhiên của mình.

247. Mong lời Thày chí thánh của ta, luôn vang dội bên tai các kitô hữu rằng: “Chinh phục cả thiên hạ mà mất linh hồn đối với loài người nào có ích gì? Hay là con người sẽ lấy gì chuộc lại linh hồn của mình”.

Thánh hóa các ngày lễ của mình

248. Những lời nhắn nhủ đây bắt buộc ta nhắc lại cho anh em phận sự nghỉ việc phần xác các ngày lễ.

249. Để bảo vệ phẩm cách nhân loại được Thiên Chúa dựng sinh và phú ban cho một linh hồn giống hình ảnh của Người, Giáo hội đã không ngừng ép buộc mọi người phải tuân giữ điều răn thứ ba trong Thập giới. “Con hãy thánh hóa ngày thứ bảy”. Thiên Chúa có quyền lại có thể đòi con người phải cống hiến một ngày trong một tuần lễ để kính thờ Người, phải tạm bỏ mọi công việc vật chất mà đem cả lòng trí lên cùng Chúa và thành thực suy nghĩ đến những nghĩa vụ ràng buộc mình với Chúa.

250. Đó là một quyền lợi bất khả xâm phạm, và cũng là một sự cần thiết cho nhân loại. Ai cũng phải ngừng tay nghỉ việc, và đôi khi dưỡng sức sau những công việc vất vả thường nhật, để giải trí cho xứng đáng và phục hưng lại trong gia đình một tinh thần thống nhất, cần cho các gia đình sum vầy an vui cùng nhau.

251. Tôn giáo luân lý và cả y tế đều đồng ý đòi con người những ngày nghỉ nhất định. Không biết từ mấy thế kỷ, Giáo hội đã quy định ngày nghỉ ấy là ngày chủ nhật. Ngày ấy Giáo hội cũng buộc toàn thể giáo dân phải tham dự thánh lễ, vừa là kỷ niệm ơn cứu độ cũng là bí tích đem đến cho các linh hồn những ơn cứu chuộc chứa chan trong Chúa Kitô.

252. Nhưng ta rất ưu sầu, khi thấy bao người có lẽ không khinh hẳn luật thánh ấy, nhưng không tôn trọng bao nhiêu. Việc đó thật đáng trách, ta hết sức phản đối. Bỏ luật thánh đó, là gây thiệt hại cho cả hồn lẫn xác cá nhân yêu quý của ta.

253. Vì thế, ta quyết đem lại hạnh phúc hồn xác cho loài người, nhân danh Thiên Chúa, ta nhắc lại cho các công quyền, chủ nhân và công nhân, phận sự của họ phải tuân giữ luật thánh Chúa và Giáo hội. Xin họ ý thức trách nhiệm của họ trước mặt Chúa và xã hội.

Phận sự kitô hữu phải tham gia vào mọi công việc trần thế

254. Sau những điều ta mới sơ lược trình bày, không ai, nhất là các giáo dân có thể kết luận rằng: Nghe vậy ta hãy khôn ngoan mà tránh xa những hành động tông đồ của ta trong phạm vi thế trần. Trái lại ai cũng phải kết luận rằng: Chúng tôi phải cộng tác nhiệt thành vào những việc đó.

255. Trong kinh nguyện cao siêu cầu xin cho Giáo hội luôn thống nhất, Chúa Giêsu đã khẩn nguyện Đức Chúa Cha rằng: Lạy Cha chí thánh, đừng cất môn đệ con khỏi thế gian, nhưng xin giữ họ khỏi mọi sự ác. Đừng ai bảo hai việc thánh hóa bản thân và tham dự vào những công việc thế trần là hai việc mâu thuẫn. Nghĩ như thế là lầm. Ai bảo muốn tu thân tích đức để tới bậc trọn lành của đạo Chúa Kitô thì phải bỏ hết mọi việc thế tục, ai nói lo việc thế tục là liều mình mất nhân cách chức vị kitô hữu của ta?

Nhân cách hóa nền văn minh hiện tại

256. Trái lại xét theo ý Chúa quan phòng, ai cũng phải toàn thiện và thánh hóa bản thân nhờ các công việc thường ngày. Vậy công việc thường ngày đối với đa số các kitô hữu, là những công việc thế tục. Do đó, sứ vụ hiện tại của Giáo hội rất nặng nề: Cải hóa nền văn minh hiện tại cho xứng nhân phẩm con người và cho thích hợp với đạo phúc âm hơn. Sứ vụ này chính thời thế hiện tại đòi hỏi ở Giáo hội. Ai cũng hy vọng trước cho đời ta hướng về nguồn phúc cao siêu hơn và để thế giới khỏi mất những ân huệ bởi những cố gắng tiến bộ vừa qua, để khỏi bị tan rã và hư đi. Vậy để hoàn tất sứ vụ, Giáo hội cần phải có toàn thể giáo dân hợp tác: Trong những hành động thế tục của họ khi họ phải giao thiệp với đồng bào, họ phải lo kết hợp với Chúa trong Chúa Kitô, và trong bất cứ việc gì họ phải làm vinh danh Chúa theo lời Thánh Phaolô viết: “Bất cứ anh em ăn uống làm việc gì, anh em phải nói phải làm nhân danh Chúa Kitô nhờ Chúa Kitô mà làm sáng danh Đức Chúa Cha”.

Đạo Chúa Kitô và sự phát triển nhân cách

257. Nếu có những hành động hay những tổ chức nào mưu ích cho con người tiến triển phần hồn và bước tới hạnh phúc trường sinh thì những hành động và những tổ chức ấy cũng rất hữu hiệu để giúp con người đạt tới mục đích tự nhiên của mình. Lời Thầy chí thánh đã phán xưa vẫn áp dụng vào đời ta bây giờ. Hãy tìm nước Chúa trước rồi các sự vật khác Chúa sẽ ban cho dư dật. Quả thực ai mà được trở nên toàn ánh sáng trong Thiên Chúa, ai luôn sống xứng phẩm giá con người của sự sáng, thường thấy rõ những đòi hỏi của công bằng trong mọi phạm vi hành động của con người, nhất là ở những nơi kẻ tham của ham lợi riêng cho họ, cho quốc gia hay chủng tộc của họ đã gây bao sự trắc trở. Hơn thế nữa, ai đáng sống vì lòng bác ái của Chúa Kitô, thì không thể nào không quý mến anh em đồng loại. Kẻ ấy hay thông cảm mọi sự khổ cực và mọi sự vui buồn của họ như của chính mình. Làm bất cứ việc gì, họ vẫn bền chí vui vẻ, nhân đạo và thi ân cho người khác vì lòng bác ái (1Cr 13,47).

Ý nghĩa cần lao đối với những người đã nhập vào Nhiệm Thể Chúa Kitô

258. Nhưng ta không thể kết thúc bức thông điệp mà không nhắc lại nơi đây một tín điều quan trọng, một thực thể rất cao cả của đạo phúc âm. Chúng ta toàn là những chi thể sống động trong Giáo hội là Nhiệm thể của Chúa Kitô (1Cr 13,12).

259. Vì thế, ta tha thiết kêu mời các kitô hữu rải rác khắp thiên hạ không phân biệt giáo sĩ hay giáo dân là người ta tin nhận là con yêu quý của ta, hãy ý thức sự cao quý và chức vị tuyệt đối của họ. Sự cao quý và chức vị đó đã gồm tóm trong câu Phúc âm:

“Ta là cây nho, anh chị em là ngành lá”. Anh em liên kết với Chúa Cứu Thế, như các ngành nho tháp vào thân cây nên anh chị em cùng một sự sống thiên tính với Người. Anh em càng kết hiệp với Chúa Kitô bằng cả lòng trí, thì công việc của anh em càng nối dài công việc của Chúa Kitô và nhờ đó càng có công với việc cứu chuộc nhân loại. Những kẻ nào ở trong Ta thì cũng ở trong họ, nên kẻ ấy khai hoa kết quả nhiều. Vì thế, mọi công việc do con người làm ra đã được tôn cao và thêm giá trị. Công nhân nhờ công việc ấy để đến hoàn hảo phần hồn thông ơn cứu chuộc cho kẻ khác, nhờ công việc làm, công nhân sẽ rải rắc ơn cứu độ cho người khác. Cũng nhờ đó nguyên tắc Phúc âm, tiêm nhiễm cả xã hội dân sự là cảnh sinh hoạt và lao động của ta, như men trộn vào bột sẽ làm cho bột hóa nên bánh.

Áp dụng học thuyết thông điệp này vào thực tế

260. Đời ta bây giờ, ai cũng biết đã đầy tà thuyết nguy hại và quằn quại trong những hỗn loạn ghê gớm. Nhưng dù sao cũng là một cánh đồng mênh mông mở rộng cho những tông đồ của Giáo hội làm việc. Vì thế ta ôm ấp trong lòng bao hy vọng rực rỡ.
Anh em thân yêu, các con quý mến, Căn cứ vào bức thông điệp RN của Đức Lêô XIII đã lần lượt suy xét các vấn đề xã hội đời ta nêu lên. Ta đã định rõ những nguyên tắc, và ban những huấn lệnh, anh em sẽ suy niệm và cố hết sức áp dụng vào thực tế. Ai tận tâm với phận sự và bền chí thực hành những nguyên tắc đó thì sẽ góp phần rất lớn trong việc củng cố nước Chúa trên mặt đất này. Nước Chúa là nước chân lý, nước hằng sống, nước thánh thiện và đầy ơn phúc, nước công bằng bác ái và hòa bình. Sau một thời gian sống ở nước đó, có ngày chúng ta sẽ được sang nước hạnh phúc trường sinh nơi Thiên Chúa đã định cho chúng ta từ ngày Người tạo thiên lập địa, và cũng là nơi ta tận tâm hy vọng được tới.

Học thuyết xã hội công giáo rất hữu hiệu

261. Thông điệp này trình bày học thuyết xã hội của Giáo hội công giáo, là hiền mẫu và tôn sư của các dân tộc. Người là ngọn đèn sáng rực bừng cháy, tiếng nói của Người đầy khôn ngoan và giáo huấn của Người trải mọi thời đại: thần lực của Người linh nghiệm bổ túc mọi nhu cầu mỗi ngày một nhiều hơn của nhân loại, và làm êm dịu mọi mối lo và mọi khó khăn của đời sống tạm gởi này: Tiếng nói của Người hòa nhịp với dư âm của Thánh vịnh xưa và không ngừng uỷ lạo an ủi mọi tâm hồn (Tv 84,9tt).

262. Đó là những lời nguyện chúc ta muốn lưu lại lúc kết thúc bức thông điệp này ta đã tỏ bày hết nỗi lòng ân cần lo lắng của ta đối với toàn thể Giáo hội. Ước gì Đấng cứu chuộc nhân loại mà Thiên Chúa đã tôn lên làm Đấng khôn ngoan, công bình, thánh thiện làm Đấng cứu thế, chóng được ngự trị và chiến thắng qua mọi thời gian trong mọi người và trên hết mọi sự vật. Ước gì xã hội nhân loại chóng được tu bổ lại, để các dân tộc cùng nhau hưởng thụ một đời sống phồn thịnh an vui và thái bình.

263. Để làm bảo chứng cho những lời nguyện chúc này, để đảm bảo tấm lòng hiền phụ của ta, ta rộng tay hết lòng thành thực ban phép lành tòa thánh cho toàn thể anh em khả kính, toàn thể giáo dân, anh em phụ trách chăm nom, và nhất là cho những kẻ sẽ nhiệt tâm thực hành lời ta khuyên bảo.

 

Ban hành tại Rôma, ngày 15 tháng 5 năm 1961,

Năm thứ ba triều đại Giáo hoàng của Ta,

+ Gioan XXIII

Giáo Hoàng