THỜI CÁC TÔNG ĐỒ – CHƯƠNG BỐN

0
1555

THỜI CÁC TÔNG ĐỒ

Phan Tấn Thành

———————

Nhập đề

Chương Một: BỐI CẢNH TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẾ QUỐC RÔMA

Mục 1. Bối cảnh tôn giáo

Mục 2. Bối cảnh chính trị

Chương Hai: NHỮNG NGUỒN SỬ LIỆU VỀ HỘI THÁNH TIÊN KHỞI

Mục 1. Các tác phẩm của Phaolô

Mục 2. Tông đồ Công vụ

Mục 3. Các tác phẩm còn lại của Tân ước

Chương Ba: SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA KITÔ GIÁO

Mục 1. Hoạt động của các tông đồ

Mục 2. Sự bành trướng của Kitô giáo

Chương Bốn: TỔ CHỨC NỘI BỘ CỦA HỘI THÁNH TIÊN KHỞI

Mục 1. Những yếu tố cấu thành Hội thánh

Mục 2. Các dịch vụ trong Hội thánh

Mục 3. Sự hình thành những cơ quan điều khiển cộng đoàn

Mục 4. Linh ân và đặc sủng

Mục 5. Hội thánh duy nhất và đa dạng

Mục 6. Những lục đục trong cộng đoàn

Chương Năm: HIỆP THÔNG TRONG NIỀM TIN

Mục 1. Các hình thức giảng thuyết

Mục 2. Giáo huấn của thánh Phaolô

Mục 3. Giáo huấn của thánh Gioan

Chương Sáu: ĐỒNG TÂM CẦU NGUYỆN

Mục 1. Đời sống cầu nguyện của các Kitô hữu tiên khởi

Mục 2. Các bí tích

Mục 3. Các hành vi phụng tự khác

Chương Bảy: DUY TRÌ MỐI DÂY YÊU THƯƠNG

Mục 1. Giáo huấn luân lý của thánh Phaolô

Mục 2. Con người với Thiên Chúa

Mục 3. Đời sống gia đình và xã hội

Kết Luận: QUY CHUẨN CỦA THỜI CÁC TÔNG ĐỒ

Phụ Lục

Tiểu sử các thánh tông đồ

———————

Nhập để

Chương Một. BỐI CẢNH TÔN GIÁO VÀ CHÍNH TRỊ CỦA ĐẾ QUỐC RÔMA

Chương Hai. NHỮNG NGUỒN SỬ LIỆU VỀ HỘI THÁNH TIÊN KHỞI

Chương Ba. SỰ BÀNH TRƯỚNG CỦA KITÔ GIÁO

———————

Chương Bốn

TỔ CHỨC NỘI BỘ CỦA HỘI THÁNH TIÊN KHỞI

Sau khi đã theo dõi sự bành trướng của Hội thánh, trong chương này chúng ta tìm hiểu cách tổ chức nội bộ của Hội thánh vào thời các thánh tông đồ. Đây là một đề tài không đơn giản, bởi vì mỗi học giả thường chỉ muốn truy tầm khía cạnh mà mình đang quan tâm; thế nhưng rất có thể đó không phải là viễn ảnh của tác giả Tân ước! Chẳng hạn như nếu một nhà chính trị học muốn tìm hiểu xem Hội thánh tiên khởi được tổ chức theo thể chế dân chu hay quân chủ, thì chắc chắn là ông sẽ không tìm được câu trả lời thoả đáng từ các tài liệu của Tân ước. Tiếc rằng đó là khuyết điểm mà hầu hết chúng ta đều mắc phải. Chẳng hạn như khi một nhà giáo luật muốn đi tìm cơ sở của hàng phẩm trật Hội thánh trong Tân ước, thì sẽ gặp nguy cơ là họ phóng dọi vào Hội thánh lúc ban sơ những cơ chế sẽ chỉ thành hình vào những thế kỷ sau đó. Một cách tương tự như vậy, một chuyên viên của khoa phụ nữ học muốn tìm xem Chúa Giêsu có truyền chức cho các phụ nữ hay không; nhưng họ sẽ thất vọng, bởi vì trong Hội thánh tiên khởi chưa có sự phân biệt rõ rệt giữa giáo sĩ và giáo dân qua bí tích truyền chức, nhưng Hội thánh được quan niệm như một cộng đoàn trong đó có nhiều linh ân đa dạng. Đặc tính đa dạng cũng là một khó khăn nữa trong việc nghiên cứu cách tổ chức của Hội thánh nguyên thủy: có nhiều mô hình quản trị khác nhau, một đang do ảnh hưởng bởi cá tính của các tông đồ (Phaolô hay là Gioan), đàng khác do truyền thống văn hoá cổ truyền (chẳng hạn như lấy theo khuôn mẫu tổ chức các cộng đoàn Do thái giáo hay mẫu tổ chức của các thị trấn Hy lap). Dĩ nhiên cách thức trình bày của chúng tôi cũng mang tính cách chủ quan không kém; vì thế chúng tôi cố gắng phối hợp nhiều viễn tượng khác nhau, nhờ vậy hy vọng có thể cung cấp cho độc giả một bức tranh linh động về cách tổ chức nội bộ của Hội thánh vào thời các thánh tông đồ. Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu viễn ảnh thần học của tác giả sách Tông đồ Công vụ. Kế đó, chúng ta tìm hiểu các chức phận trong cộng đoàn, tiếp đến la cách điều hành các cộng đoàn cũng như những mạng lưới nối kết giữa các cộng đoàn.

Mục 1
NHỮNG YẾU TỐ CẤU THÀNH HỘI THÁNH

Điều đầu tiên mà một nhà xã hội học hay chính trị học muốn tìm hiểu khi nghiên cứu cách tổ chức của một cộng đoàn là các thể chế cơ bản của guồng máy điều hành: những cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các đảng phái, lực lượng chính trị, quân sự… Người ta cũng muốn áp dụng phương pháp ấy khi nghiên cứu to chức của Hội thánh. Tuy nhiên, quan điểm của tác giả sách Tông đồ Công vụ thì khác. Một đàng, ông coi Hội thánh được cấu tạo nhờ các yếu tố siêu nhiên chứ không phải do các thể chế chính trị pháp lý; đàng khác, ông có tham vọng đề nghị ra một khuôn mẫu lý tưởng của đời sống Hội thánh nữa.

I. Hội thánh là thông hiệp

Lý tưởng mà Hội thánh phải nhằm đến là sự thông hiệp (koinonia). Từ “thông hiệp” (hay còn được dịch là: hiệp thông, thông công, thông hảo, giao hảo, cộng thông), bao hàm 3 ý nghĩa chính:

1/ Đó là cộng đoàn, nơi một nhóm người cùng ý hợp tâm đồng với nhau: tuy có nhiều người nhưng xem ra chỉ có một lòng một ý.

2/ Đó là thông dự, thông phần, tham gia vào một cái gì chung.

3/ Nó cũng có nghĩa là chia se, đóng góp.

Ý nghĩa thứ hai và thứ ba bổ túc cho ý nghĩa thứ nhất, như là nguyên nhân và hậu quả. Sở dĩ các phần tử trong cộng đoàn hợp nhất với nhau là vì họ cùng chia sẻ với nhau những yếu tố chung. Và vì cảm thấy đoàn kết hợp nhất với nhau như vậy cho nên họ muốn siết chặt mối dây liên kết bằng việc chia sẻ cho nhau những tài sản của mình. Thiết tưởng đây là bức tranh lý tưởng mà sách Tông đồ Công vụ đã vạch ra ở những chương đầu.

Cv 2,42-47: Các tín hữu chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng. Mọi người đều kính sợ, vì các tông đồ làm nhiều điềm thiêng dấu lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần lên Đền thờ. Khi làm lễ bẻ bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ.

Cv 4,32-35: Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung. Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các tông đồ làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào ân sủng. Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các tông đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tùy theo nhu cầu”.

Quả là một bức tranh lý tưởng đã gợi ý cho bao nhiêu nhà cách mạng muốn thực hiện một xã hội huynh đệ, không còn phân biệt giai cấp giàu nghèo, không còn bo bo bám vào tư sản. Thế nhưng, phải thú nhận rằng đó là một bức tranh lý tưởng mà tác giả sách Tông đồ Công vụ đã vẽ ra; và vì quá say me với lý tưởng, cho nên ông dẹp qua những bất đồng xích mích đương nhiên của tất cả các cộng đồng xã hội. Thực vậy, chỉ cần tinh ý một chút, độc giả cũng thấy rằng trong cộng đoàn Hội thánh tiên khởi cũng có lắm xích mích, thí dụ ở chương 6, sự kiện tụng trong việc phân phát lương thực giữa nhóm người gốc Do thái và nhóm người gốc Hy lạp; trước đó ở chương 5, hai vợ chồng Khanania và Xaphira bị phạt nặng vì không chịu đóng góp tài sản cho cộng đồng. Đó là chưa kể những cuộc tranh luận gay gắt hơn về đường hướng truyền giáo, về cách thức đối xử với dân ngoại trở lại, như ta đọc thấy ở các chương 11 và 15.

II. Những yếu tố tạo nên sự thông hiệp

Cho dù cộng đoàn Hội thánh cũng mắc phải những khuyết điểm như bao nhiêu cộng đoàn xã hội khác, nhưng Hội thánh có thể duy trì được sự thông hiệp nhờ vào những yếu tố cấu tạo nên nó. Những yếu tố này không nảy sinh từ tâm tình hay ý chí của các phần tử nhưng mang tính cách thiêng liêng. Sách Tông đồ Công vụ (2,42) liệt kê bốn yếu tố chính: 1/ Giáo huấn của các tông đồ. 2/ Cầu nguyện. 3/ Bẻ bánh. 4/ Tài sản chung. Thực ra chúng ta cũng tìm thấy các yếu tố này ở nơi các tác phẩm khác của Tân ước, cách riêng là các thư của thánh Phaolô.

1/ Giáo huấn các tông đồ. Đối với các Kitô hữu đầu tiên, trở lại từ Do thái giáo, thì Lời Chúa được chứa đựng trong các sách mà ngày nay ta gọi là Cựu ước. Các sách này vẫn còn giữ vai trò quy chuẩn đối với đức tin, đời sống luân lý và cách cầu nguyện của họ. Bên cạnh đó, các tông đồ kể lại các lời giảng và việc làm của Chúa Giêsu, đồng thời giải thích cuộc đời và sự nghiệp của Người như là sự hoàn thành các lời hứa cho các tổ phụ Israel. Những bài giảng của các tông đồ dần dần được phát triển thành quy chuẩn đức tin của Hội thánh, và được ghi lại thành những tác phẩm mà ta gọi là “Tân ước”. Nên biết là khung cảnh của giáo huấn của các tông đồ không phải chỉ là các môi trường truyền giáo (dành cho người ngoại đạo) nhưng còn là các buổi hội họp của các Kitô hữu để cầu nguyện ca ngợi Thiên Chúa.

2/ Việc cầu nguyện. Trong những chương đầu sách Tông đồ Công vụ, ta thấy các tông đồ cũng như các tín hữu tại Giêrusalem hằng ngày lên đền thờ cầu nguyện (2,46; 3,1; 5,12.21). Họ cũng đọc các kinh nguyện như các tín hữu Do thái. Ảnh hưởng của các kinh nguyện ấy còn vang lại nơi các thánh thi và thánh ca của Tân ước, thí dụ như thánh thi của ông Dacaria Benedictus (Chúc tụng Đức Chúa), của Đức Maria Magnificat (Linh hồn tôi ngợi khen), và các bài chúc tụng gặp thấy trong các thư của thánh Phaolô (Ep 1,3-10). Dĩ nhiên là các thánh thi và thánh ca này, tuy bắt nguồn từ Do thái giáo, nhưng đã được thành hình từ các buoi họp cầu nguyện riêng của các Kitô hữu.

3/ Việc bẻ bánh. Sau khi từ đền thờ trở về, các Kitô hữu tụ họp tại tư gia để cử hành việc bẻ bánh. Đây là một từ ngữ chuyên môn để ám chỉ việc cử hành Thánh Thể. Chính trong khi tham dự việc bẻ bánh mà hai môn đệ Emmaus nhận ra Đưc Kitô phục sinh (Lc 24,30). Khi viết cho các tín hữu Côrintô, thánh Phaolô giải thích cho họ ý nghĩa của việc tham dự lễ nghi ấy như sau: “Mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đã chịu chết, cho đến khi Người lại đến” (1Cr 11,26). Việc cử hành Thánh Thể còn có nghĩa là dự phần vào Thân thể Đức Kitô. Thánh Thể trở nên yếu tố tạo ra sự thông hiệp giữa các tín hữu với Đức Kitô, và đồng thời tạo ra mối dây thông hiệp giữa các tín hữu với nhau. Thánh Phaolô viết: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân the” (1Cr 10,16-17).

4/ Chia sẻ tài sản. Theo tác giả Tông đồ Công vụ 2,42, “tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu”. Điều này còn được lặp lại ở 4,34: “Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn, vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới chân các tông đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tùy theo nhu cầu”. Việc chia sẻ tài sản được coi như hau quả và biểu hiện của tình đoàn kết nội tâm (xc. 1Ga 3,17). Thực khó mà biết được tình trạng cộng chung tài sản tồn tại bao lâu, nhất là khi cộng đoàn tăng trưởng về nhân số cũng như về địa lý. Dù sao, sự chia sẻ càng lúc càng được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nó không chỉ giới hạn trong một cộng đoàn địa phương nhưng còn bộc lộ nơi sự tương trợ giữa các cộng đoàn với nhau nữa. Đó là tư tưởng mà thánh Phaolô đề cập khi tổ chức các cuộc lạc quyên (xc. 2Cr 9,13; Rm 15,26). Sự chia sẻ không chỉ giới hạn vào tài sản vật chất nhưng còn bao gồm sự san sẻ các kho tàng tinh thần, các tài năng phúc lộc nữa, nhằm xây dựng Hội thánh, là thân thể của Đức Kitô.

Dù sao, ngoài những yếu tố “khả giác” tạo nên sự thông hiệp, các tác giả Tân ước không quên nhấn mạnh đến các thực tại siêu nhiên: chính đó mới là căn nguyên và cứu cánh của sự thông hiệp. Thực vậy, theo thánh Phaolô, nguyên ủy của sự thông hiệp trong Hội thánh là chính Chúa Thánh Thần (Pl 2,1; 2Cr 13,13); thánh Gioan thêm rằng cứu cánh của sự thông hiệp Hội thánh là sự hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giêsu Kito (1Ga 1,3.6-7).

Chúng ta có thể tìm thấy bài ca thông hiệp nơi Ep 4,3-6:

Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thánh Thần đem lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bó với nhau. Chỉ có một thân thể, một Thánh Thần, cũng như anh em đã được ơn để chia sẻ một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa.Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người và trong mọi người.

Mục 2
CÁC DỊCH VỤ TRONG HỘI THÁNH

Chúng ta đã phân tích hình ảnh của Hội thánh dưới viễn ảnh của tác giả sách Tông đồ Công vụ. Tác giả cho thấy rằng các yếu tố cấu thành nên cộng đoàn không phải là những định chế pháp lý hay chính trị, nhưng là những yếu tố siêu nhiên: lời giảng của các tông đồ, việc cầu nguyện, các bí tích, và nhất là Thánh Thần hoạt động trong cộng đoàn. Phải nhận rằng hình ảnh đó đã được lý tưởng hóa, bởi vì không những tác giả bỏ qua những xích mích đụng độ không the nào tránh được do những khác biệt về cá tính và quan điểm, nhưng ông ta xem ra cũng không lưu ý đến các guồng máy tự nhiên mà bất cứ cộng đoàn nào cũng cần có để hoạt động.

Việc tìm hiểu các cơ chế của Hội thánh tiên khởi không đơn giản, bởi vì có sự tiến triển từ thời kỳ phôi thai (khi Hội thánh còn là một nhúm nhỏ tại Giêrusalem) cho đến cuối thời các tông đồ (khi Tin mừng đã lan rộng ra nhiều miền trong lãnh thổ của đế quốc Rôma). Nói khác đi, đã có một sự tiến triển lớn từ những chương đầu của sách Tông đồ Công vụ cho đến các lá thư mục vụ của thánh Phaolô. Ngoài việc tiến triển vì lý do thời gian, cần ghi nhận một sự khó khăn khác nữa vì những lý do tư tưởng. Dù muốn dù không, chúng ta đã quá quen thuộc với mô hình tổ chức của Hội thánh hiện nay, trong đó có sự phân biệt rõ rệt giữa các giáo dân với các giáo sĩ. Sự phân biệt đó dựa trên bí tích truyền chức. Có ba đẳng của chức thánh là giám mục, linh mục và phó tế. Người ta nghĩ rằng cơ chế này đã có từ thời nguyên thủy: Chúa Giêsu đã chọn các thánh tông đồ; đến lượt các thánh tông đồ đã đặt các giám mục để kế vị; và cũng chính các tông đồ đã thiết lập các linh mục và phó tế để trợ giúp các giám mục.

Thực ra, phải chờ đến đầu thế kỷ II mới thấy xuất hiện một mô hình thứ tự lớp lang như vậy. Vào thời các tông đồ, Hoi thánh chưa được hình dung như một cộng đoàn có phẩm trật, cho bằng như một cộng đoàn trong đó có nhiều tác vụ khác nhau. Những tác vụ này hoặc được đặt ra do nhu cầu của cộng đoàn, hoặc là do đặc sủng mà Thánh Thần ban cho. Đó là nói trên nguyên tắc; đến khi đi vào việc phân tích chi tiết của từng tác vụ, người ta gặp phải sự khó khăn về từ ngữ, bởi vì ý nghĩa của chúng trong Tân ước không hoàn toàn trùng hợp với các ý nghĩa mà chúng ta thường hiểu. Chúng ta hãy phân tích vài từ ngữ quan trọng hơn cả để làm thí dụ: tông đồ, giám mục, linh mục, phó tế…

I. Những từ ngữ về phẩm trật

1. Tông đồ: Apostolus

Nhiều người vẫn quan niệm rằng Chúa Giêsu đã chọn 12 thánh tông đồ. Sau khi ông Giuđa Iscariôt đã phản bội, ông Mátthia đã được bầu vào bổ sung. Thế nhưng, nếu con số 12 tông đồ có tính cách cố định, thì tại sao mà thánh Phaolô cứ tranh đấu để được nhìn nhận là tông đồ? Phụng vụ vẫn kính thánh Phaolô dưới tước hiệu tông đồ, và thánh Banaba cũng mang danh hiệu ấy. Như vậy có bao nhiêu tông đồ? Tông đồ có nghĩa là gì?

Trong nguyên ngữ Hy lạp, apostolos có nghĩa là người được sai đi, đươc gửi đi để thi hành một công tác nào đó. Ý nghĩa gặp thấy cả trong Tân ước, thí dụ Ga 13,16: “Thật, Thầy bảo thật anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà, kẻ được sai đi (apostolos) không lớn hơn người sai đi”.

Duy chỉ có Luca mới dành riêng từ apostolos cho Nhóm Mười Hai (Lc 6,13: “Đức Giêsu kêu các môn đệ lại, chọn lấy mười hai ông và gọi là tông đồ”; Cv 1,2). Vai trò của tông đồ là làm chứng về Đức Kitô phục sinh; vì thế họ phải là một người đã theo Chúa Giêsu từ khi Người bắt đầu sứ vụ (Cv 1,21-22).

Thánh Phaolô lại có quan niệm khác về vai trò của tông đồ. Ông tự nhận mình là tông đồ tuy rằng ông không hề đi theo Đức Giêsu khi Người sinh sống tại Galilê. Tuy nhiên, ông là tông đồ (apostolos) của Chúa Kitô (1Cr 1,1; 2Cr 1,1) bởi vì ông được Người kêu gọi, trạch cử và sai đi giảng Tin mừng (Rm 1,1; Gl 1,15). Ông là “tông đồ dân ngoại” (Rm 11,13) bởi vì ông được Chúa Kito sai đi đến với dân ngoại.

Mặt khác, trong các tác phẩm của Phaolô, đôi khi từ “apostolos” cũng được dành để ám chỉ những người được sai đi rao giảng, không phải là do chính Chúa Kitô nhưng là do Hội thánh (thí dụ 2Cr 8,23; xc. Rm 16,7). Thậm chí ông Phaolô đã phải đương đầu với các tông đồ “giả” (2Cr 11,13; xc. Kh 21,14).

Dù sao qua các tác phẩm của ông Phaolô, con số các tông đồ nhiều hơn là 12 người. Vai trò của các tông đồ không những là rao giảng Tin mừng, nhưng còn thành lập các giáo đoàn: các tông đồ trở thành nền tảng của Hội thánh (Ep 2,20). Sau này khi bàn về các đặc sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho Hội thánh, ta sẽ thấy các tông đồ được liệt vào hàng đầu (1Cr 12,28).

2. Giám mục: Episcopus

Trong tiếng Hy lạp, epískopos có nghĩa là giám thị, quản thủ, thanh tra, giám quản (động từ episkopeo = giám sát, trông nom; từ đó episkope = sự giám sát, thanh tra, kinh lược).

Trong bản dịch Cựu ước ra tiếng Hy lạp (tục gọi là bản LXX), từ episkopos xuất hiện 14 lần, trong số đó 2 lần được áp dụng cho Thiên Chúa (Gb 20,29 và Kn 1,6); những chỗ còn lại thì áp dụng cho các thanh tra quân đội, các viên quản thủ đền thờ, các đốc công, tóm lại những người đã được ủy thác một trách nhiệm nào đó.

Trong Tân ước, từ này được dùng 5 lần. Ở 1Pr 2,25, từ này được áp dụng cho Đức Kitô; các lần còn lại ám chỉ một chức vụ trong Hội thánh: hai lần ở số nhiều (Cv 20,28; Pl 1,1),và 2 lần ở số ít (1Tm 3,2; Tt 1,7). Ở Cv 20,28, trọng trách của episkopos là “chăn dắt đoàn chiên”. Việc sử dụng danh từ ở số nhiều gợi ý rằng các episcopoi họp thành một ban điều hành. Như sẽ thấy, vào thời các tông đồ, việc điều hành các giáo đoàn địa phương được giao cho một ban (nhóm) chứ không phải là một cá nhân.

3. Linh mục: Presbyter

Trong tiếng Hy lạp, từ presbýteros có nghĩa là người già lão, kỳ cựu. Tân ước đã sử dụng từ này cho một định chế của Do thái, tức là “các kỳ mục” (bô lão), đã được nhiều lần nói đến trong Cựu ước (Xh 18,12; 19,7; 24,1; Lv 4,15). Theo sách Dân số (11,16-17.24-30), ông Môsê đã thiết lập một hội đồng 72 kỳ mục. Trong xã hội Do thái, mỗi thị trấn đều có một hội đồng kỳ mục với thẩm quyền hành chính và tư pháp. Vào thời Chúa Giêsu, các kỳ mục làm thành phần của Thượng hội đồng, cùng với các thượng tế và các kinh sư. Các kỳ mục đại biểu cho giới thượng lưu quyền thế.

Trong cộng đoàn các Kitô hữu chúng ta cũng gặp thấy các kỳ mục (“bô lão”) tại Giêrusalem bên cạnh các “tông đồ” (Cv 11, 30; 15,2.23). Trong các cộng đoàn Tiểu Á, các “bô lão” cũng được thiết lập (Cv 14,22; 20,17). Trong các thư mục vụ của Phaolô, các “bô lão” xuất hiện cùng với các “giám quản”, và không rõ có phải là hai chức vụ khác biệt hay không (1Tm 5,17.19; Tt 1,5).

Một vấn đề phức tạp nữa là trong tiếng Pháp và tiếng Anh, chỉ có một danh từ “prêtre, priest” được dùng để dịch hai từ ngữ khác nhau “presbyter” và “sacerdos” trong La tinh (presbyteros, hiereus trong Hy lạp), tương đương với “kỳ mục” và” tư tế”. Vấn đề gây ra tranh luận bắt nguồn từ chỗ không thấy Tân ước liệt kê các tư tế trong số những tác vụ của Hội thánh.

4. Phó tế: Diaconus

Có lẽ khi dịch các từ ngữ về các chức vụ trong Hội thánh ra Việt ngữ, từ “phó tế” là sai nghĩa hơn hết. Phó tế bao hàm ý tưởng là phụ giúp cho chánh tế. Công tác chính yếu là phục vụ bàn thờ. Thế nhưng trong Tân ước cũng như trong lịch sử của Hội thanh, chức vụ này được đặt ra không phải là để phục vụ bàn thờ (tế lễ) cho bằng phục vụ bàn ăn và những người nghèo.

Trong nguyên ngữ Hy lạp của Tân ước, Diákonos, (bởi động từ diakonéo = giúp đỡ, phục vụ; từ đó, danh từ diakonía = sự giúp đỡ, sự phục vụ, dịch vụ),[1] được dùng theo hai nghĩa:

– Nghĩa thông thường, diakonos có nghĩa là người phục vụ, người đầy tớ, người phục dịch, chạy thư.[2]

– Nghĩa chuyên môn, ám chỉ một chức vụ trong cộng đoàn, xuất hiện 3 lần cùng với “episcopoi”: Pl 1,1 và 1Tm 3,8.12.[3]

Việc sử dụng từ diakonos theo nghĩa chuyên môn quả là ít. Các nhà chú giải cho rằng chỉ có đoạn văn 1Tm 3,8.12 là chắc chắn; nhưng không rõ công tác của các diakonoi là gì. Còn ở đoạn văn Pl 1,1 thì không rõ là các díakonoiepiscopoi ám chỉ hai lớp người khác biệt hay cũng là một hạng người; xem ra công tác của các diakonoi là phụ trách việc lạc quyên để giúp thánh tông đồ. Đoạn văn nói ở chương 6 của sách Tông đồ Công vụ (6,1-6) không còn được các nhà chú giải coi như nguồn gốc của việc thiết lập chức vụ diakonos theo nghĩa chuyên môn. Tác giả đã không gọi bảy nhân viên là diakonos, mà chỉ nói rằng họ được các tông đồ giao cho việc “phục vụ (diakonia) hằng ngày” (giúp bàn ăn, phân phát khẩu phần) ngõ hầu các ngài được rảnh hơn để đảm trách “díakonia Lời Thiên Chúa” (6,4). Tuy vậy, các nhân viên ấy không chỉ an phận với việc giúp bàn, bởi vì liền sau đó, ông Têphanô cũng đi giảng (6,8-10), còn ông Philípphê thì đi giảng Tin mừng ở Samari và làm phép rửa (8,5.12-13).

Qua việc phân tích bốn từ ngữ khá quen thuộc về các chức sắc trong Hội thánh, chúng ta nhận thấy rằng các từ ngữ đó không hoàn toàn đồng nghĩa với thần học và giáo luật hiện tại. Một điều khó khăn khác gây cho các nhà sử học là trong Tân ước, các chức vụ đó chưa tách rời nhau. Nói cách khác, đôi khi các episcopipresbyteri cùng ám chỉ những người lãnh đạo công đoàn: và thậm chí có nơi xem ra các episcopidiaconi cũng là những người như nhau.

Dù sao, việc phân tích các từ ngữ chưa đủ để hiểu biết cách tổ chức Hội thánh tiên khởi; cần phải dùng những đường lối khác nữa.

II. Dịch vụ và quyền bính

Trong hàng phẩm trật hiện hành của Giáo hội, các diaconi (thường được dịch là phó tế) là những nhân viên ở cấp thấp nhất, kế đó là presbyteri (linh mục) và lên tới episcopi (giám mục). Nếu có ai gọi lầm một giám mục (episcopus) là phó tế (diaconus) thì sự lầm lẫn này sẽ khó tha thứ được bởi vì không những nó biểu lộ sự dốt nát về cơ cấu của Hội thánh mà còn vì xúc phạm danh dự nữa.

Thế nhưng quan điểm của Tân ước thì khác hẳn. Tất cả các chức vụ trong Hội thánh dù lớn dù bé đều là diakonia. Thánh Phaolô coi chức vụ làm “tông đồ dân ngoại” là một diakonia (Rm 11,13). Ông ta được Chúa đặt làm diakonos phục vụ giao ước mới (2Cr 3,6), phục vụ diakonia hòa giải (2Cr 5,18). Vì thế ông cố gắng cư xử thế nào cho xứng đáng là diakonos của Thiên Chúa (2Cr 6,3-4).

Những nhận xét này cho thấy rằng thánh Phaolô không quan niệm guồng máy hành chánh của Hội thánh theo những phạm trù trần thế, nơi người ta ưa tranh giành địa vị quyền thế. Đối với các tác giả Tân ước, cách tổ chức của Hội thánh không dựa theo tiêu chuẩn “chức cao quyền trọng” nhưng theo tiêu chuẩn “dịch vụ” (diakonia, tác vụ). Các dịch vụ đòi hỏi phải đặt các nhân viên phục vụ. Tiêu chuẩn này không do các tông đồ ấn định nhưng là do chính Đức Kitô, như chúng ta đọc thấy ở Mc 10,42-45:

Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì áp đặt trên họ quyền bá chủ, những người làm lớn thì áp đặt trên họ quyền bính của mình. Nhưng giữa anh em thì không phải như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em: ai muon làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người.

Nên lưu ý là ở đây, trong tiếng Hy lạp, động từ “phục vụ” là diakonêsai, và trong bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu đã tự xưng là một diakonos (Lc 22,27).

Như vậy, chúng ta thấy rằng trong Tân ước, các episcopoi, presbyteroidiakonoi chưa họp thành một hệ trật đẳng cấp, xét vì tất cả đều là diakonia (dịch vụ), và tất cả đều tham dự vào nhiệm vụ episkopê (sự giám sát) cộng đoàn. Hai quan niệm “quyền bính” và “phục vụ” gắn liền với nhau. Trong cộng đoàn Hội thánh nguyên thủy, mọi người coi nhau như anh em,[4] bởi vì tất cả là con một Cha và môn sinh của một Thầy (xc. Mt 23,8-9). Đồng thời, ở trong cộng đoàn cũng có một quyền bính, tuy rằng quyền bính là một dịch vụ. Thực ra, mục tiêu của quyền bính ở trong Hội thánh không chỉ nhằm bảo đảm một trật tự tối thiểu mà bất cứ cộng đoàn nhân loại nào (kể cả một đội thể thao) cần phải có. Quyền bính của Hội thánh nhằm một mục tiêu cao hơn, đó là chuyển thông ơn thánh Chúa. Nguyên ủy của nó là chính Thiên Chúa. Chúa Cha đã sai Đức Kitô đến trần gian; đến lượt Đức Kitô sai các tông đồ (xc. Ga 17,18;20,21). Cũng như Đức Kitô, các tông đồ ý thức rằng mình mang một sứ mạng của Thiên Chúa. Trong thư thứ hai Côrintô (5,20) thánh Phaolô viết: “Chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như thể chính Thiên Chúa dùng chúng tôi mà khuyên dạy. Vậy, nhân danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy làm hòa với Thiên Chúa”. Trước đó, ngài đã viết trong các tín hữu Thêxalônica (1Tx 2,13): “Khi chúng tôi nói cho anh em nghe lời Thiên Chúa, anh em đã đón nhận, không phải như lời người phàm, nhưng như lời Thiên Chúa, đúng theo bản tính của lời ấy”. Quyền hành của các tông đồ dựa trên quyền năng của Lời Chúa. “Ai nghe các con là nghe Thầy, và ai khước từ các con là khước từ Thầy; mà ai khước từ Thầy là khước từ Đấng đã sai Thầy” (Lc 10,16; xc. Mt 10,40; Ga 13,20). “Điều gì các con cầm buộc dưới đất thì cũng sẽ bị ràng buộc trên trời, và điều gì các con tháo cởi dưới đất thì cũng sẽ được tháo cởi trên trời” (Mt 18,18).

Mặc dù thâm tín sứ mạng cao cả được ủy thác, các thánh tông đồ cũng quá biết sự dòn mỏng của bản tính con người. Thánh Phaolô đã tự thú như thế: ngài mang kho tàng quý báu trong những bình sành dễ vỡ, nhưng Thiên Chúa lại thích biểu lộ quyền năng phi thường qua sự yếu đuối của con người (2Cr 4,7; 12,9). Về phía mình, thánh Phaolô cố gắng để sử dụng quyền hành “để xây dựng chứ không để đánh đổ” (2Cr 10,8; 13,10).

Việc phân tích các từ ngữ ám chỉ các chức sắc của Hội thánh đã cho chúng ta một khái niệm sơ lược ve cách thức tổ chức các cộng đoàn các Kitô hữu tiên khởi. Tuy nhiên,chúng ta cần tiến thêm một bước nữa, vượt lên trên các phạm trù về thứ tự phẩm trật mà chúng ta vốn mang trong đầu, theo đó trong các cộng đoàn, đứng đầu là các giám mục, kế vị các tông đồ, rồi đến các linh mục và phó tế, sau đó là các giáo dân. Thánh Phaolô trình bày một hình ảnh khác hẳn: trong Hội thánh có nhiều đặc sủng khác nhau, nhiều dịch vụ khác nhau, nhieu hoạt động khác nhau (xc. 1Cr 12,4). Hội thánh được ví như một thân thể; thân thể có nhiều bộ phận; bộ phận nào cũng quan trọng cần thiết cho hoạt động của toàn thân. Tuy vậy, thánh Phaolô cũng kê ra một thứ hệ trật giữ các dịch vụ ấy khi viết rằng: “Trong Hội thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các tông đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sung để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ” (1Cr 12,28).

Như vậy, thứ tự của các chức vụ không phải là “tông đồ – giám mục – linh mục – phó tế”, nhưng là “tông đồ – ngôn sứ – thầy dạy”. Chúng ta đã biết các tông đồ rồi; thế còn các ngôn sứ và thầy dạy là ai vậy?

1. Ngôn sứ

Hình ảnh các ngôn sứ rất quen thuộc trong lịch sử của dân Do thái. Đức Kitô được người đương thời nhìn nhận như một ngôn sứ (Mc 6,15; Lc 7,16; Ga 6,14). Tác giả sách Tông đồ Công vụ đã giải thích biến cố Chúa Thánh Thần hiện xuống trong lễ Ngũ tuần như là khởi đầu của một kỷ nguyên ngôn sứ (2,16-18; xc. Ge 3,1-5). Thế nhưng vai trò của ngôn sứ là gì? Theo nguyên ngữ, ngôn sứ chỉ là người phát ngôn. Nhưng chắc hẳn là không phải tất cả những ai đi rao giảng lời Chúa đều mang tước hiệu là ngôn sứ.

Thánh Phaolô hãnh diện là tông đồ nhưng không hề tự xưng là ngôn sứ. Mặt khác, ngài nhìn nhận rằng trong các cộng đoàn do mình thành lập có nhiều tín hữu nhận được ơn ngôn sứ (1Tx 5,19-22; 1Cr 12-14). Nhưng thật khó mà xác định bản chất của ơn ngôn sứ.

Trong chương 14 của thư thứ nhất Côrintô, ngôn sứ được coi như một ơn mà Thần khí ban để xây dựng cộng đoàn qua việc khích lệ và an ủi (câu 3-4). Xem ra ơn ngôn sứ kèm theo một mặc khải để hiểu biết những điều bí ẩn trong tâm hồn của một người (câu 24-25; xc. Lc 7,39; Ga 4,19).

Sách Tông đồ Công vụ nói đến những ngôn sứ biết được những bí ẩn thuộc về tương lai. Nói khác đi, họ là các “tiên tri”, chẳng hạn như ông Agabô báo trước một nạn đói sẽ xảy ra (Cv 11,28); về sau cũng chính ông này báo trước ông Phaolô sẽ bị bắt (Cv 21,11). Ở nơi khác, thì ngôn sứ bày tỏ cho biết ý định của Thiên Chúa trong việc tuyển chọn các nhân viên (Cv 13,2; xc. 1Tm 1,18).

Một cách bao quát hơn nữa, tác giả của Sách Khải huyền tự giới thiệu như một ngôn sứ (Kh 1,3; 22,10) để loan báo những lời Thần khí muốn nói cho tất cả Hội thánh.

Những nét trên đây cho thấy các ngôn sứ của Tân ước cũng mang các đặc tính giống như các ngôn sứ trong Cựu ước. Nhưng một điều xem ra mới lạ là các ngôn sứ được kể vào hàng lãnh đạo của Hội thánh. Chẳng hạn như theo sách Tông đồ Công vụ, đứng đầu cộng đoàn Giêrusalem là các tông đồ và các kỳ mục (Cv 15,2), còn tai Antiôkia là các ngôn sứ và thầy dạy (Cv 13,1). Xem ra ơn ngôn sứ có tính cách thường trực cũng như các thầy dạy. Vai trò của ngôn sứ còn được nâng cao hơn khi thánh Phaolô viết trong thư gửi Êphêxô rằng các tông đồ va các ngôn sứ làm thành nền tảng của tòa nhà Hội thánh (Ep 2,20; 3,5).

Mặt khác, các học giả cũng cho rằng các ngôn sứ không ám chỉ một định chế cố định trong Hội thánh. Có thứ ngôn sứ nhận được một dịch vụ tại một cong đoàn địa phương, và đôi khi dịch vụ đó chỉ là ca tụng Thiên Chúa (như ông Dacaria thân phụ của Gioan, hay là bà Anna, nói ở những chương đầu của Luca). Có thứ ngôn sứ lưu động. Họ là những người phục vụ Lời Chúa, giống như ông Giuđa và Sila (Cv 15,32). Tuy nhiên, Tân ước đã nhiều lần cảnh cáo hãy đề phòng các ngôn sứ giả hiệu (Mt 7,15; 24,11; 1Ga 4,1; xc. Cv 13,6). Có lý mà đoán rằng phần nhiều ngôn sứ giả thuộc vào thành phần lưu động.

Vào cuối thời các thánh tông đồ, rất nhiều phong trào ngôn sứ nổi lên tự xưng là của Thần khí (thí dụ nhóm Montanist), khiến cho các vị chủ chăn phải bận tâm. Có lẽ đó là lý do mà người ta kiêng dè tiếng “ngôn sứ”, va dần dần chỉ còn dùng cho các nhân vật trong Cựu ước mà thôi.

2. Thầy dạy (didaskalos)

Như vừa nói, theo Cv 13,1 đứng đầu cộng đoàn Antiôkia là các ngôn sứ và thầy dạy. Không rõ đó là hai chức vụ riêng rẽ hay đồng nhất. Dù sao, ở 1Cr 12,28, các thầy dạy được xếp liền sau các tông đồ và các ngôn sứ (nhưng ở Ep 4,11, các thầy dạy bị xếp sau các người loan báo Tin mừng và mục tử). Xem ra “thầy dạy” là một dịch vụ tương đương với các kinh sư (rabbi) trong các cộng đoàn Do thái; và có lý do để đoán rằng các thầy dạy trong các cộng đoàn Kitô là những rabbi trở lại đạo. Như thế, vai trò của họ là giải thích Sách thánh, áp dụng vào những hoàn cảnh thực tế đương thời.

Nên biết là thánh Phaolô vốn là một rabbi, và các lá thư của ngài đầy những hình thức lập luận giống như các rabbi; thế nhưng ngài không hề tự xưng là một thầy dạy.

Tuy dù nhận biết tầm quan trọng của các thay dậy, nhưng Hội thánh nguyên thủy cũng tỏ thái độ dè dặt với họ. Rất có thể vì thái độ kiêu căng mà họ mang theo khi còn làm rabbi. Phúc âm đã nhắc nhở rằng Hội thánh chỉ có một rabbi mà thôi, đó là Chúa Kitô (Mt 23,8), còn tất cả đều là học trò. Thánh Giacôbê (3,1) đã khuyến cáo các tín hữu đừng ham mê làm thầy dạy, bởi vì chức vụ này mang nhiều trách nhiệm và sẽ bị phán xét nghiêm khắc hơn (có lẽ vì tội nói giỏi mà làm dở: Mt 23,3). Khỏi nói ai cũng biết, cần phải đề phòng các thầy dạy giả hiệu cũng như các ngôn sứ giả hiệu vậy. Dù vậy, không thể nào phủ nhận rằng việc giáo huấn là một trọng trách của các vị lãnh đạo Hội thánh.

Mục 3
SỰ HÌNH THÀNH NHỮNG CƠ QUAN ĐIỀU KHIỂN CỘNG ĐOÀN

Trong Hội thánh tiên khởi, các cộng đoàn tín hữu được điều hành bởi các tông đồ, giám sát, kỳ mục, trợ tá, ngôn sứ, thầy dạy. Nhưng các từ ngữ này không đồng nghĩa với các từ ngữ được sử dụng trong các thế hệ kế tiếp (tông đồ, giám mục, linh mục, phó tế). Hơn thế nữa, ý nghĩa của những từ ngữ này cũng thay đổi từ ngày lễ Ngũ tuần cho đến những lá thư mục vụ của thánh Phaolô. Ngoài ra, khi phân tích các đoạn văn của sách Tông đo Công vụ và các thư của thánh Phaolô, chúng ta nhận thấy rằng không phải tất cả mọi cộng đoàn đều có ban điều hành giống nhau. Có nơi thì có hội đồng kỳ mục, có nơi thì có các giám sát, có nơi thì hội đồng kỳ mục giư vai trò giám sát, có nơi thì chẳng có kỳ mục cũng chẳng có giám sát. Chúng ta hãy theo dõi tiến trình của việc thành lập các ban điều hành; kế đó chúng ta thử tìm hiểu chức năng của họ.

A. Sự thành hình các ban điều hành

1. Vào thời khai nguyên, Hội thánh do 12 tông đồ điều khiển (như đã biết, ông Mátthia được bầu bổ khuyết vào chỗ của ông Giuđa Iscariôt). Trong số đó ông Phêrô có vai trò nổi bật. Ông Phêrô chủ toạ các phiên họp cộng đoàn (Cv 2,14), cũng như thay mặt cho cộng đoàn trước mặt đám đông và Thượng hội đồng Do thái (2,37; 4,8.19.31).

2. Thế nhưng, sau khi ông Giacôbê bị giết (Cv 12,2; vào khoảng 12 năm sau lễ Ngũ tuần), thì các tông đồ không họp nhau để bầu một người bổ sung. Thực ra, từ chương 8 của sách Tông đồ Công vụ (các câu 1.14.18) trở đi, không còn thấy nói tới hoạt động tập đoàn nào của các tông đồ nữa.

Mặt khác, tuy rằng thánh Phêrô vẫn còn duy trì vai trò lãnh đạo Hội thánh, đặc biệt là tại Hội nghị Giêrusalem (Cv chương 15), nhưng mà ngay chính tại Giêrusalem ta thấy xuất hiện một ban điều hành mới. Đứng đầu Hội thánh tại Giêrusalem là ông Giacôbê, một người bà con của Chúa Giêsu (anh em họ),[5] cùng với Hội đồng kỳ mục (presbyteroi). Không rõ hội đồng kỳ mục được thiết lập vào lúc nào. Ở chương 11 (câu 29), khi cộng đoàn Antiôkia cử hai ông Banaba và Saolô đem đồ cứu trợ cho cộng đoàn tại Giêrusalem, thì hàng kỳ mục tại đây đứng ra nhận món quà (lúc đó là vào khoảng năm 48). Hội đồng kỳ mục tại Giêrusalem còn được nhắc đến nhiều lần trong sách Tông đồ Công vụ (15,2.4; 21,18), nhưng không co các giám sát.

3. Ở cộng đoàn Antiôkia, tác giả Tông đồ Công vụ (13,1) nói tới sự hiện diện của các “ngôn sứ và thầy dạy” chứ không thấy nói tới các kỳ mục. Ở chương 11, tác giả thuật lại cho chúng ta biết nguồn goc của cộng đoàn này. Thời ấy, có một cuộc bắt đạo ở Giêrusalem, khiến cho một số tín hữu phải rời bỏ thủ đô. Một vài tín hữu gốc Sýp và Kyrênê đã tới Antiôkia, và họ giảng Tin mừng cho dân chúng địa phương. Sau khi được tin này, Hội thánh Giêrusalem cử ông Banaba đi Antiôkia, và ông đã chứng nhận tình trạng tốt đẹp (11,22-24). Có thể đoán rằng đa số các tín hữu tại Antôkia thuộc dân ngoại (chứ không thuộc gốc Do thái). Không rõ ông Banaba có thuộc hội đồng kỳ mục của Giêrusalem hay không, nhưng ở đầu chương 13, khi nói tới các “ngôn sứ và thầy dạy” tại Antiôkia (gồm 5 người tất cả) thì ông Banaba được xếp hàng đầu và Saulô đứng cuối. Khó mà xác định được ai là ngôn sứ và ai là thầy dạy, hay có khi cả hai chức vụ đó trùng nhau. Chính từ hàng ngũ này mà hai ông Banaba và Saulô được trạch cử đi truyền giáo. Dù sao, xem ra tại Antiôkia không có hội đồng kỳ mục.

4. Ngay từ chuyến truyền giáo thứ nhất, hai ông Banaba và Phaolô đã loan báo Tin mừng và thiết lập các cộng đoàn địa phương. Theo Cv 14, 23 “tại mỗi Hội thánh, hai ông chỉ định (kheirotonêsantes: chọn lựa, thiết lập, đặt tay) cho ho những kỳ mục, và sau khi ăn chay cầu nguyện, hai ông phó thác những người đó cho Chúa, Đấng họ đã tin”. Ở chương 20, thánh Phaolô triệu tập các kỳ mục của Hội thánh Êphêxô. Ngài gọi các ông là những giám sát (episcopoi) được Chúa Thánh Thần đặt lên để chăn dắt Hội thánh của Thiên Chúa (20,28). Như vậy các kỳ mục cũng giữ vai trò giám sát nữa.

5. Trong thư thứ nhất Côrintô, thánh Phaolô không đả động gì đến các kỳ mục. Trong một cộng đoàn tự hào vì có nhiều đặc sủng, thánh Phaolô chỉ vạch ra hệ trật của các đặc sủng: đứng đầu là các tông đồ, rồi đến các ngôn sứ, các thầy dạy, những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chưa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị (12,28). Dù sao chúng ta đừng quên rằng thánh Phaolô viết lá thư này không phải để thăm hỏi các tín hữu nhưng là để hành sử quyền bính tông đồ.[6] Ngài đã ra hình phạt cho một người phạm tội loạn luân (5,3-5). Ngài cũng muốn các tín hữu hãy đặt những người khôn ngoan để xét xử những chuyện kiện cáo chứ đừng mang ra tòa án đời (6,5-6). Trong cả hai trường hợp tư pháp vừa kể, không thấy nhắc tới hội đồng kỳ mục.

6. Lá thư của thánh Phaolô gửi các tín hữu Philípphê đã bắt đầu như sau: “Chúng tôi, Phaolô và Timôthê… kính gửi các thánh trong Đức Kitô Giêsu ở Philípphê, cùng kính gửi các vị giám sát và trợ tá”. Như vậy, ban lãnh đạo của Hội thánh tại đây là các giám sát và trợ tá. Không rõ hai chức vụ “giám sát và trợ tá” cũng là một hay là khác biệt, nhưng không thấy nhắc tới các kỳ mục. Nên lưu ý là danh từ giám sát được đặt ở số nhiều; như vậy, có thể là một hội đồng, tương đương với hội đồng kỳ mục.

7. Đến các lá thư mục vụ, chúng ta thấy xuất hiện rõ rệt các “giám sát, kỳ mục và trợ tá”. Nhưng không hẳn là ba đẳng cấp khác biệt, bởi vì không thấy ba hạng được đặt sát nhau. Trong 1Tm 3,1-13, các giám sát đi với các trợ tá; mãi tới cuối chương 5 (câu 17-22) mới thấy nói tới các kỳ mục, tiếp theo sau các quả phụ (câu 3-16). Trong thư gửi Titô 1,5-9, các kỳ mục và giám sát đi chung với nhau (có lẽ cũng là một nhóm), nhưng lại không thấy nói tới các trợ tá. Xét vì danh từ được dùng ở số nhiều cho nên có thể quả quyết rằng các giám sát và kỳ mục họp thành một ban (hội đồng), nhưng không rõ ai chủ tọa hội đồng.

B. Vai trò của ban điều hành

Đứng đầu các cộng đoàn Kitô hữu là ban điều hành mang danh là hội đồng kỳ mục, hay có nơi thì gọi là các giám sát, và kể cả các trợ tá. Vai trò của các kỳ mục là gì?

1. Kỳ mục (hay kỳ hào, bô lão) là một định chế hành chánh đã có trong xã hội Do thái. Họ không phải là nhân viên tế tự. Vai trò của họ mang tính cách quản trị và tư pháp, chẳng hạn như quản lý tài sản, tuyên bố khai trừ (trục xuất) một phần tử. Nguồn gốc của các giám sát thì vẫn còn là đầu đề của cuộc tranh luận. Trong các định chế của xã hội Do thái không có các giám sát. Một số học giả cho rằng nó bắt nguồn từ các thị trấn Hy lạp, nơi mà các giám sát (episkopoi) là những viên thanh tra hay án sát. Cũng có ý kiến cho rằng các giám sát tương đương với các giám thị (mebaqqer) trong cộng đoàn Qumran, với vai trò giáo huấn và canh chừng kỷ luật. Dù sao đi nữa, câu hỏi chính được đặt ra như sau: các kỳ mục và giám sát trong Hội thánh cũng giữ những vai trò tương đương như trong xã hội đương thời, hay có gì khác thường? Vai trò của các kỳ mục và giám sát trong Hội thánh là gì?

2. Thực không dễ gì tìm được câu trả lời thoả đáng, bởi vì không thấy bản văn nào của Tân ước định nghĩa rõ rệt những chức năng vừa nói. Thậm chí trong các thư mục vụ, tác giả chỉ đề ra những đức tính liên quan tới tác phong đạo đức, hơn là chú trọng tới các khả năng nghề nghiệp.

a/ Giám sát phải là người đã theo đạo lâu năm (chứ không phải là tân tòng: 1Tm 3,6), không bị tai tiếng (1Tm 3,2; Tt 1,7), biết giáo dục con cái nên thân nên người (1Tm 3,4; Tt 1,6). Giám sát phải tỏ ra là một gia trưởng gương mẫu thì mới có khả năng điều hành nhà Đức Chúa Trời được (1Tm 3,5). Ông cũng phải được người ngoại đạo kính nể (1Tm 3,7). Có vẻ như điều kiện duy nhất về chức nghiệp là phải có khả năng dạy dỗ (didaktikós: 1Tm 3,2). Dù sao, mối bận tâm chính của người lãnh đạo cộng đoàn là phải gắn bó với đạo lý lành mạnh, ngõ hầu biết giáo huấn đoàn chiên và bác bẻ những kẻ chống đối (Tt 1,9).

b/ Có thể nói được là các kỳ mục cũng cần hội đủ những đức tính tương tự (1Tm 5,17). Họ có chức vụ chủ toạ, và cũng được đãi ngộ xứng đáng. Tuy vậy, cũng có những người không chu toàn trách nhiệm: họ đáng bị khiển trách và truất chức (1Tm 5,19-20).

c/ Các trợ ta cũng cần có các đức tính về cá nhân và gia đình giống như các giám sát. Xét về mặt tiêu cực, họ không thuộc vào loại rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn. Xét về mặt tích cực, họ phải “bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong một lương tâm trong sạch” (1Tm 3,8-9).

Ngoài các thư mục vụ, ta có thể tìm thấy trong Tân ước một đoạn văn khác nói về các kỳ mục, đó là thư thứ nhất của thánh Phêrô. Tác giả tự xưng là tông đồ (apostolos) của Đức Giêsu Kitô (1,1), một kỳ mục (presbyteros),[7] gửi lời khuyên nhủ các kỳ mục hãy chăn dắt đoàn chiên Chúa đã giao phó, “lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chua muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người mà Thiên Chúa đã trao phó, nhưng hãy nêu gương sáng cho đàn chiên” (5,2-3).

Qua các bản văn này, chúng ta thấy rằng các giám sát và kỳ mục giữ vai trò lãnh đạo cộng đoàn. Phận sự chính của họ là chăn giữ đoàn chiên, đặc biệt là canh chừng kỷ luật và đạo lý.

Khi đối chiếu vai trò của các giám sát và kỳ mục vào thời các tông đồ với các thời kế tiếp, các sử gia đã nêu lên hai nhận xét sau đây: 1/ Trong số các nhiệm vụ của các giám sát và kỳ mục, không có việc tế tự. 2/ Các giám sát và kỳ mục không phải là hai chức vụ tach rời nhau, và được hành sử cách tập đoàn. Câu hỏi được đặt ra là: từ khi nào các vị lãnh đạo cộng đoàn nhận thêm chức vụ tư tế? Từ khi nào chức vụ giám sát được tách rời khỏi chức vụ kỳ mục?

C. Vai trò tư tế

Trong hàng các chức sắc của Hội thánh, không thấy xuất hiện các tư tế (hiereus, sacerdos). Đây là một điều đã gây ra bao nhiêu tranh luận giữa các học giả, cách riêng giữa các học giả Tin lành và Công giáo. Vấn nạn được nêu lên như sau: các tôn giáo cổ truyền, nhất là Do thái giáo, đều có hàng tư tế (kohen trong tiếng Do thái). Thế nhưng trong Hội thánh tiên khởi không thấy nói tới hàng ngũ tư tế. Phải chăng Đức Kitô có ý định muốn bãi bo hàng tư tế trong Hội thánh? Phải chăng các chức sắc của Hội thánh cần phải lưu tâm đến sứ vụ truyền giảng Tin mừng hơn là chuyên lo việc kinh nguyện tế tự? Để trả lời cho những câu hỏi đó, trước hết chúng ta cần phai khảo sát các dữ kiện của Tân ước; sau đó sẽ tìm hiểu những giả thuyết giải đáp.

1/ Dữ kiện Tân ước

Trong Do thái giáo, vị lãnh đạo cao cấp mang tước hiệu “Thượng tế”. Vai trò chính của ông là tế lễ, đặc biệt là hy le xá giải. Thế nhưng, các tác phẩm đầu tiên của Tân ước đã không gọi các chức sắc của Hội thánh là tư tế. Tước hiệu “tư tế” xuất hiện trong các tác phẩm ra đời muộn hơn, và áp dụng cho Đức Kitô hay cho các tín hữu, chứ không phải là cho các chức sắc. Thực vậy, tước hiệu “Thượng tế” được tác giả thư Hípri dành cho Đức Kitô (Hr 3,1; 4,14-15…). Mặt khác, chức vụ tư tế được gán cho toàn thể các Kitô hữu (1Pr 2,9: “Anh em là giống nòi đươc tuyển chọn, là hàng tư tế vương giả, là dân thánh, dân riêng của Thiên Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người”; xc. Kh 1,6; 5,10) và các vị tử đạo (Kh 20,6).

2/ Giải thích

J. Coppens[8] đã giải thích như thế này. Vào lúc Kitô giáo mới ra đời, chức vụ tư tế còn được áp dụng cho hàng tư tế của Do thái giáo dâng hy lễ tại đền thờ Giêrusalem. Vì vậy các Kitô hữu không muốn gọi các tác viên của mình là tư tế, vừa tránh gây hiểu lầm đối với các chức sắc của Do thái giáo, vừa muốn nêu bật tính cách mới mẻ của phụng tự Kitô giáo. Nhưng từ khi đền thờ Giêrusalem bị phá hủy (năm 70), những lý do e sợ đó không còn nữa, cho nên các tác phẩm muộn của Tan ước đã không ngần ngại sử dụng những từ ngữ về tư tế trong Kitô giáo. Tuy vậy, sự sử dụng đó vẫn còn dè dặt, bởi vì chỉ mới áp dụng cho Đức Kitô (với việc hiến dâng thân mình làm hy lễ trên thập giá), hoặc cho cac vị tử đạo (sách Khải huyền). Ngoài ra, tất cả các Kitô hữu đều được tham dự vào chức tư tế của toàn dân Chúa, cách riêng qua việc hiến dâng cuôc sống làm hy lễ (Rm 12,1-2). Còn các tác viên của Hội thánh thì không được gọi là tư tế, bởi vì xem ra tác vụ chính của họ là rao giảng Tin mừng cứu độ: họ giống các ngôn sứ hơn là các tư tế.

Tuy vậy, ở Rm 15,16, thánh Phaolô cũng coi việc phục vụ Tin mừng như là một hành vi tư tế nhằm cho dân ngoại trở thành lễ phẩm đẹp lòng Thiên Chúa (leitourgos, hieourgeô, prosphora). Và trong thư gửi Philípphê (2,17) thánh tông đồ coi cái chết của mình giống như một hiến lễ (thysia).

Mặt khác, ngoài việc dâng hy lễ theo nghĩa thiêng liêng (nghĩa là cuộc đời của mình) các Kitô hữu cũng được mời gọi tham dự hy lễ phụng tự, tức là Thánh Thể, nơi mà họ tuyên dương cái chết cứu độ của Chúa Kitô (1Cr 11,26). Thánh Thể diễn ra trong khung cảnh của kinh Tạ ơn đọc trên tấm bánh và chén rượu. Chắc chắn là không phải tất cả các tín hữu đều có khả năng đọc các lời chúc tụng đó, nhưng chỉ có các vị chủ tọa cộng đoàn mà thôi.

3/ Thực ra, khi phân tích các từ ngữ “tông đồ, ngôn sứ, thầy dạy” chúng ta đã có một khái niệm về nội dung của chức năng; nhưng mà đối với các chức “giám sát, kỳ mục, trợ tá”, thì không hiểu họ có vai trò gì. Các chức vụ này không xuất hiện ngay từ đầu của Hội thánh, cũng không xuất hiện ở trong tất cả mọi cộng đoàn. Vấn đề định nghĩa nội dung của các chức vụ được thành hình dần dần theo dòng thời gian.

Thiết tưởng cần phải bắt đầu với sứ mạng mà Chúa Kitô đã trao cho các tông đồ. Lúc đầu, họ đích thân thi hành sứ mạng ấy; dần dần, họ kêu gọi thêm các cộng sự viên; vào cuối đời, các tông đồ cần phải ủy thác sứ mạng của mình cho những người kế vị.

Sứ mạng chính yeu của các tông đồ là đi làm chứng nhân cho Chúa Kitô Phục sinh:

Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđê, Samari và cho đến tận cùng trái đất (Cv 1,8).[9]

Sứ mạng làm chứng nhân cho Chúa Giêsu bao gồm nhiều công tác khác nhau: rao giảng, quy tụ các tín hữu thành cộng đoàn, cử hành bí tích… như chúng ta có thể đọc thấy ở Mt 28,18-20: “Thầy đã được trao quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em”. Thánh Gioan (20,21-23) cũng viết tương tự như vậy: “Như Chúa Cha đã sai Thầy thì Thầy cũng sai anh em… Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì ngươi ấy bị cầm giữ”. Ngoài ra, trong bữa Tiệc ly, sau khi thiết lập bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu cũng truyền cho các tông đồ: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (Lc 22,19).

Thánh Phaolô cũng đã ý thức rằng việc thi hành sứ mạng làm tông đồ bao hàm nhiều công tác. Đối với ngài, công tác rao giảng Tin mừng được xếp vào hàng đầu (1Cr 3,6-9). Nhưng mà sứ vụ tông đồ cũng được định nghĩa như là “phục vụ các mầu nhiệm thánh” (1Cr 4,1), “tác vụ hòa giải” (2Cr 5,18), đồng thời với việc thiết lập các cộng đoàn tín hữu (thiết lập Hội thánh: 1Cr 3,10). Đối với các cộng đoàn mà mình đã thiết lập, ngài giữ vai trò giảng huấn (mà các lá thư là thí dụ điển hình), giám sát về đạo lý và kỷ luật. Ngài bận tâm đến việc bảo vệ các chân lý liên hệ đến kế hoạch cứu độ (chẳng hạn về sự nghiệp cứu chuộc của Đức Kitô qua cái chết trên thập giá và phục sinh), cũng như những chân lý lien quan tới định mạng nhân loại (chẳng hạn như thân xác con người sẽ sống lại). Ngài cũng không bỏ qua các vấn đề liên can tới kỷ luật khi cử hành bí tích Thánh Thể (ở 1Cr 11,17-34), hay đời sống luân lý của các tín hữu.

Chính trong bối cảnh xây dựng Hội thánh mà thánh Phaolô đã đặt các ban điều hành tại các cộng đoàn. Quyền hạn dành cho họ được tăng lên dần dần. Vào lúc đầu, họ chỉ được coi như những chân tay của thánh Phaolô, điều hanh cộng đoàn địa phương trong lúc ngài vắng mặt, còn chính ngài mới thực sự là người điều khiển. Về sau, ngài cử hai ông Titô và Timôthê làm đại diện để kinh lý các cộng đoàn. Ông Timôthê được cử đi Thêxalônica để cung cố cộng đoàn này (1Tx 3,2-3), rồi đến Côrintô (1Cr 4,17; 16,10-11). Ông Titô được cử đi tổ chức cộng đoàn Crêta, với nhiệm vụ bổ nhiệm các nhân viên điều hành tại đây (Tt 1,5; 3,12).

Nên biết là hai ông Timôthê và Titô đều là các sứ giả lưu động của ông Phaolô, với vai trò giám sát trên các cộng đoàn địa phương. Nhưng ta có thể đoán được là sau khi ông Phaolô cũng như hai ông cộng sự viên đều đã qua đi, thì chức vụ giám sát được hanh sử bởi chính ban điều hành địa phương. Nhiệm vụ giám sát cũng bao gồm những công tác mà trước đây các tông đồ đảm trách, nghĩa là: cai quản (1Tm 3,6; Tt 1,7), rao giảng (1Tm 5,17; Tt 1,9) và cử hành phụng vụ. Vì thế họ cung mang chức vụ tư tế, tuy hiểu theo nghĩa riêng của phụng tự dưới chế độ của Tân ước: phụng tự trong Thần khí và sự thật, phụng tự gắn liền với cuộc đời phục vụ và yêu thương.

D. Sự phân biệt giữa giám sát và kỳ mục

Trong Tân ước, các chức vụ giám sát và kỳ mục chưa được tách biệt với nhau. Các kỳ mục tại Êphêxô cũng là giám sát (Cv 20,28). Theo Tt 1,9, các đức tính đòi hỏi nơi các giám sát và kỳ mục đều như nhau. Phải chờ đến các tác phẩm của thánh Inhaxiô Antiôkia (k. năm 110), thì mới thấy sự phân biệt rõ ràng: đứng đầu một Hội thánh địa phương là một episcopus, với sự phụ tá của các presbyteri (họp thành một tập đoàn) và các diaconi; tức la một giám mục, cùng với linh mục đoàn và các trợ tá.[10]

Để giải thích những lý do đưa tới việc tách rời hai chức vụ giám sát và kỳ mục, người ta đã đưa ra ít là ba giả thuyết: xã hội học; thần học Thánh Thể; thần học về kế vị tông đồ.[11]

1/ Giả thuyết của xã hội học. Lúc đầu, presbyteroi ám chỉ một chức tước địa vị, còn episcopoi ám chỉ một phận sự. Các presbyteroi (kỳ mục) thi hành công việc episkopê (giám sát, canh chừng), một nhiệm vụ của mục tử.[12] Vào thời các tông đồ, công tác giám sát được ủy thác cho một hội đồng kỳ mục, nhưng những người này thi hành phận sự dưới quyền của các tông đồ. Sự tiến triển từ chỗ lãnh đạo tập thể tới chỗ lãnh đạo cá nhân được A. Harnack giải thích như thế này.[13] Trong thế kỷ đầu tiên, các cộng đoàn Kitô hữu còn nhỏ, như là những “tổ” (phường). Mỗi tổ trưởng giữ phận sự thi hành các công tac phụng tự (Rửa tội, Thánh Thể) và bác ái. Các tổ liên lạc với nhau nhờ một cơ quan phối hợp là hội đồng kỳ mục (bô lão), gồm bởi các tổ trưởng. Nhưng sang đến thế kỷ II, trước sự phát sinh của nhiều nhóm lạc giáo, người ta thấy cần có một quyền hành chặt chẽ hơn. Từ đó, trong số các kỳ mục, một vị đã được chọn (thường là vị đặc trách ngoại vụ), và đặt làm “giám mục”.

2/ Giả thuyết của thần học Thánh The. Trong cộng đoàn nguyen thủy, mỗi cộng đoàn có một vị chủ toạ, trong đó có cả việc chủ toạ việc cử hành Thánh Thể. Vị chủ toạ thi hành chức phận giám sát. Chính vì ý thức sự liên hệ giữa việc cử hành Thánh Thể và sự hợp nhất của Hội thánh cho nên mỗi thị trấn chỉ có thể có một giám sát. Vị giám sát chủ toạ Thánh Thể và hội đồng kỳ mục. Đây là giả thuyết Zizioulas.

3/ Giả thuyết của thần học về sự kế vị tông đồ. Khi các tông đồ còn sống, mỗi cộng đoàn được cai quản bởi một hội đồng kỳ mục, dưới sự lãnh đạo của một trong các tông đồ. Đến khi các tông đồ qua đi, thì sự lãnh đạo được trao cho một “đại diện của tông đồ” (như Timôthê, Titô), hay một người “kế vị các tông đồ”, được chọn từ hội đồng kỳ mục.

Thực ra, tất cả đều là giả thuyết, và khó xác định được từ lúc nào hai chức vụ giám sát và kỳ mục được tách rời ra.[14] Riêng về hình thức cai quản, thì tuy rằng tại nhiều cong đoàn, ban điều hành được trao cho hội đồng kỳ mục, nhưng từ đó không thể kết luận rằng việc điều hành mang tính cách tập thể. Một đàng, bên trên các cộng đoàn có một cá nhân lãnh đạo (tức là chính thánh tông đồ). Mặt khác, ngay từ thời các thánh tông đồ, người ta đã thấy xuất hiện các cá nhân lãnh đạo rồi. Chẳng hạn như tại cộng đoàn Giêrusalem việc điều hành thuộc hội đồng kỳ mục với ông Giacôbê làm đầu. Các cộng đoàn đươc nhắc tới ở ba chương đầu của sách Khải huyền cũng do một cá nhân lãnh đạo (mang tên là “thiên thần”).

Tóm lại, vào thời các thánh tông đồ, hình thức của ban điều hành các cộng đoàn mang tính cách đa dạng. Tại Giêrusalem, lúc đầu có thánh Phêrô và các tông đồ đứng đầu cộng đoàn Hội thánh. Dần dần, xem ra thánh Phêrô đi truyền giáo, và trao việc điều hành cộng đoàn Giêrusalem cho ông Giacôbê và hội đồng kỳ mục. Tại những cộng đoan do thánh Phaolô thiết lập, thì có hội đồng kỳ mục hay giám sát, nhưng đặt dưới sự điều khiển của chính thánh tông đồ. Tại những cộng đoàn của thánh Gioan trong sách Khải huyền (vào cuối thế kỷ I), thì có một cá nhân đứng đầu. Hình thức này đã trở nên phổ cập sau khi các tông đồ qua đi. Đứng đầu mỗi cộng đoàn là giám sát (giám mục), với sự hợp tác của hội đồng kỳ mục (linh mục), Các trợ tá cũng là những cộng sự viên của giám muc (chứ không phải của các kỳ mục).

Dù sao, Hội thánh không phải chỉ là một đoàn thể có thứ tự lớp lang từ trên xuống dưới. Thực vậy, vị chỉ huy tối cao của Hội thánh không phải là hàng phẩm trật nhưng là Chúa Kitô. Chính Người mới là đầu (thủ lãnh) của Thân thể (1Cr 12,27; Rm 12,5; Ep 4,12), và Thân thể được linh hoạt nhờ tác động của Thánh Thần (1Cr 12,3; Rm 5,5; Ep 2,21) qua các linh ân và đặc sủng. Vì vậy, để có một hình ảnh trung thưc về tổ chức Hội thánh, sau khi đã bàn tới cơ cấu phẩm trật, cần phải nói tới các đặc sủng nữa.

Mục 4
LINH ÂN VÀ ĐẶC SỦNG

Trước tiên, chúng ta sẽ nghiên cứu ý nghĩa của các đặc sủng trong đời sống Hội thánh. Kế đó, chúng ta sẽ xét đến một vấn đề nóng bỏng của thời đại, đó là chỗ đứng của phụ nữ trong Hội thánh.

I. Các đặc sủng

Đặc sủng là gì? Có bao nhiêu loại? Đặc sủng dùng để làm gì?

A. Từ ngữ

Đặc sủng là một từ dùng để dịch “charisma” trong nguyên ngữ Hy lạp. Charisma có nghĩa là: ân huệ, tặng phẩm, món quà. Sở dĩ được dịch là “đặc sủng”, vì muốn nhấn mạnh tới tính cách đặc biệt của nó: đặc sủng không được ban cách thường xuyên cho tất cả mọi người; đàng khác, nó mang sắc thái đặc thù đa dạng, không ai giống ai. Đôi khi cũng được dịch là “đoàn sủng” vì muốn nêu bật rằng các ân huệ này nhằm mưu ích cho cộng đoàn (khác với những ân sủng nhằm thánh hoa đời sống cá nhân).

Trong Tân ước, từ charisma được thánh Phaolô sử dụng nhiều hơn cả, có khi với nghĩa tổng quát, có khi với nghĩa đặc biệt.

1/ Theo một nghĩa tổng quát, “charisma” ám chỉ các hồng ân (ân huệ, ân nghĩa, ân sủng) mà Thiên Chúa ban cho toàn thể nhân loại hay cho chính thánh tông đồ. Chẳng hạn như ơn được trở nên công chính nhờ Đức Kitô (Rm 5,15-16), ơn sự sống đời đời (Rm 6,23), ơn cứu nguy thoát nạn (2Cr 1,11). Xem thêm Rm 1,1; 11,29.

2/ Theo một nghĩa chuyên môn, “charisma” ám chỉ những ân huệ đặc biệt mà Chúa Thánh Thần ban cho các tín hữu cách dồi dào để xây dựng Hội thánh. Ý nghĩa này được nói đến ở Rm 12,6; 1Cr 12,4.9.28.30.31 (xem thêm 1Cr 1,7; 7,7; 1Tm 4,14; 2Tm 1,6, và 1Pr 4,10). Đôi khi chúng cũng được gọi là pneumatika (1Cr 12,1; 14,1): “những sự thuộc về thần khí (spiritualia)”, hay có thể dịch là “linh ân” (ân huệ thiêng liêng). Những từ ngữ tương đương là “energemata” (1Cr 12,6: operationes, hoạt động), hay “diakonai” (1Cr 12,5; 2Cr 9,12: ministeria, dịch vụ).

B. Danh mục các linh ân

Thánh Phaolô đã kể ra nhiều thứ linh ân mà Thánh Thần đã ban cho các tín hữu. Cách riêng, chúng ta tìm thấy bốn bản danh mục của các linh ân ở Rm 12,6-8; 1Cr 12; Ep 4,11-12. Các bản liệt kê này không trùng hợp nhau trong hết các chi tiết; điều này khiến cho các học giả kết luận rằng thánh Phaolô không có dụng ý kê khai tường tận hết mọi linh ân (bởi vì làm sao thống kê nổi tat cả các hoạt động của Thánh Thần!), nhưng chỉ muốn trình bày tính cách dồi dào phong phú của chúng, và nhất là đề ra vài nguyên tắc trong việc sử dụng các linh ân. Chúng ta hãy điểm qua các danh mục đó.

1. Rm 12,4-8:

Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, ai nấy liên đới với nhau như những bộ phận của mot thân thể. Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tùy theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Được ơn làm ngôn sứ, thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Được ơn phục vụ, thì phải phục vụ. Ai dạy bảo thì cứ dạy bao. Ai khuyên răn thì cứ khuyên răn. Ai phân phát thì phải chân thành. Ai chủ toạ thì phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác ái thì hãy vui vẻ.

2. Trong chương 12 của thư thứ nhất Côrintô, tác giả hai lần liệt kê các linh ân, ơ các câu 8-10 và 18-20. Tuy nhiên cần phải lồng trong mạch văn thì mới hiểu rõ thêm chức năng của chúng.

Câu 4-11:

Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung. Người thì được Thần khí ban cho ơn khôn ngoan để giảng dạy, người thì đươc Thần khí ban cho ơn hiểu biết để trình bày. Kẻ thì được Thần khí ban cho lòng tin; kẻ thì cũng được chính Thần khí duy nhất ấy ban cho những đặc sủng để chữa bệnh. Người thì được ơn làm phép lạ, người thì được ơn nói tiên tri, kẻ thì được ơn phân định thần khí; kẻ khác thì được ơn nói các thứ tiếng lạ; kẻ khác nữa lại được ơn giải thích các tiếng lạ. Nhưng chính Thần khí duy nhất ấy làm ra tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách, tùy theo ý của Người.

Câu 27-28:

Anh em là thân thể Đức Kitô, và mỗi người là một bộ phận. Trong Hội thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các tông đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ.

3. Ep 4,11-12:

Chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm tông đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, các thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô.

Qua bốn bản danh mục nói trên, người ta đếm được tới 29 thứ đặc sủng. Nhưng bởi vì có nhiều chỗ trùng điệp, cho nên chỉ còn có 20 thứ. Một khó khăn được đặt ra là không phải lúc nào thánh Phaolô cũng giải thích bản tính của mỗi đặc sủng, cho nên rất có the là cùng một thứ nhưng lại được gọi với hai từ khác nhau, chẳng hạn như ở 1Cr 12,8, hai ơn “khôn ngoan” và “thông hiểu” có lẽ cũng là một. Mặt khác, khó lòng xác định được bản chất của đặc sủng “lòng tin” ở câu 9 kế tiếp có nghĩa là gì.

Nhiều học giả đã cố gắng phân loại đặc sủng. Một cách đơn giản hơn cả là phân chia làm hai loại chính: những đặc sủng thuộc hàng tri thức (hiểu biết đạo lý mặc khải) và những đặc sủng thuộc hàng thưc hành (những dịch vụ nhằm giúp đỡ cộng đoàn hay thi hành việc từ thiện). Có những lối phân loại phức tạp hơn, chẳng hạn như John Hardon xếp thành năm loại:[15] 1/ Quản trị, nhằm điều khiển cộng đoàn (coi sóc; chủ toạ; phục vụ) 2/ Giáo huấn, nhằm dạy dỗ các tín hữu về đức tin (ngôn sứ, loan báo Tin mừng, thầy dạy, khuyên răn, khôn ngoan, hiểu biết). 3/ Làm phép lạ và chữa bệnh. 4/ Phục vụ (phân phát, thương xót, giúp đỡ người khác, lãnh đạo). 5/ Cầu nguyện (thông đạt với Thiên Chúa, quen gọi là ơn nói tiếng lạ).

Dù sao, như đã nói, thánh Phaolô không chủ ý làm một bản liệt kê toàn bộ tất cả các đặc sủng, và ngài chỉ nói tới các đặc sủng trong vài lá thư mà thôi. Điều này có nghĩa là không phải tất cả các cộng đoàn đều nhận đặc sủng, lại càng không có chuyện tất cả các cộng đoàn đều lãnh nhận các đặc sủng như nhau. Chủ ý của thánh tông đồ là trình bày đạo lý về ý nghĩa của chúng trong Hội thánh, cách riêng về cách sử dụng chúng. Đây cũng là điểm mà chúng tôi muốn theo dõi.

C. Các đặc sủng trong Hội thánh

Hội thánh nhận được nhiều đặc sủng khác nhau. Tất cả đều xuất phát từ một nguyên ủy và hướng về một mục đích.

Xét về nguồn gốc, các đặc sủng bắt nguồn từ Thánh Thần. Trong chương 12 của thư thứ nhất Côrintô, điều này đươc lặp đi lặp lại hầu như điệp khúc. Tuy nhiên ở câu 4, chúng ta cũng gặp thấy một công thức quy hướng về Chúa Ba Ngôi: “Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ co một Chúa (tức là Đức Kitô). Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. (Có thể bổ túc thêm với 1Cr 12,28, nơi mà nguyên ủy được gán cho Thiên Chúa; và nơi Ep 4,11, căn nguyên được gán cho Đức Kitô).

Xét về mục đích, các đặc sủng đều nhằm tới ích lợi chung (1Cr 12,7), đó là để xây dựng Hội thánh. Nguyên tắc này trở nên tiêu chuẩn cho việc sử dụng các đặc sủng.

1/ Tất cả các đặc sủng đều nhằm tới mục tiêu là xây dựng Hội thánh. Hội thánh được ví như một thân thể sống động hữu cơ, gồm bởi nhiều chi thể, chi thể nào cũng cần thiết cho sự sống của toàn thân. Như vậy, Hội thánh không phải là mot đội quân với một tướng lĩnh truyền lệnh còn tất cả binh lính răm rắp nhắm mắt tuân hành! Trong 1Cr 12,14-26 thánh Phaolô viết:

Thật vậy, thân thể gồm nhiều bộ phận, chứ không phải chỉ có một mà thôi. Giả như chân có nói: “Tôi không phải là tay, nên tôi không thuộc về thân thể”, thì cũng chẳng vì thế mà nó không thuộc về thân thể. Giả như tai có nói: “Tôi không phải là mắt, vậy tôi không thuộc về thân thể, thì cũng chẳng vì thế ma nó không thuộc về thân thể. Giả như toàn thân chỉ là mắt, thì lấy gì mà nghe? Giả như toàn thân chỉ là tai, thì lấy gì mà ngửi? Nhưng Thiên Chúa đã đặt mỗi bộ phận một chỗ trong thân thể như ý Người muốn. Giả như tất cả chỉ là một thứ bộ phận thì làm sao mà thành thân thể được? Như thế, bộ phận tuy nhiều mà thân thể chỉ có một. Vậy mắt không có thể bảo tay: “Tao không cần đến mày”; đầu cũng không thể bảo hai chân: “Tao không cần chúng mày”. Hơn nữa, những bộ phận xem ra yếu đuối nhất thì lại là cần thiết nhất; và những bộ phận ta coi là tầm thường nhất, thì ta tôn trọng hơn cả. Những bộ phận trang nhã thì không cần gì cả. Nhưng Thiên Chúa đã khéo xếp đặt các bộ phận trong thân thể, để bộ phận nào kém thì được tôn trọng nhiều hơn. Như thế, không có chia rẽ trong thân thể, trái lại các bộ phận đều lo lắng cho nhau. Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau. Nếu một bộ phận nào được vẻ vang, thì mọi bộ phận cũng vui chung (Xem thêm Rm 12,4-6).

2/ Như vậy, nói tới sự hiện diện của các đặc sủng trong Hội thánh có nghĩa nói tới sự tham gia tích cực của hết mọi phần tử vào sinh hoạt của cộng đoàn. Không ai được phép tự đặt mình ra bên lề, với mặc cảm là mình vô dụng. Không phải vậy, Thánh Thần đã phân phát cho mỗi người một tài năng để đóng góp vào việc chung. Có những công tác xem ra tầm thường nhưng lại rất ảnh hưởng đến sự sống còn của Hội thánh. Trong bối cảnh đó, dĩ nhiên là các tín hữu không nên tìm những thứ đặc sủng mang lại vẻ hào nhoáng bên ngoài, nhưng hãy đi tìm những thứ nào thực sự có ích lợi cho cộng đoàn. Tiêu chuẩn này được thánh Phaolô phát biểu ở chương 14 của thư thứ nhất Côrintô, khi so sánh ơn tiên tri với ơn nói tiếng lạ. Ơn tiên tri được đánh giá cao hơn, bởi vì người được ơn đó thì nói những lời xây dựng, khích lệ và an ủi (câu 3-4). Ơn nói tiếng lạ chỉ có ích cho bản thân người nhận được nó, chứ không ích lợi cho tha nhân. Tiêu chuẩn “xây dựng” được lặp đi lặp lại nhiều lần trong chương này (câu 4.12.17.26).

3/ Việc so sánh vừa nói đưa ta tới vấn đề đẳng trật giữa các đặc sủng. Tuy rằng tất cả các đặc sủng đều cần thiết cho sinh hoạt cộng đoàn, và không ai có quyền coi trọng đặc sủng này và chê bai đặc sủng kia (mắt không đươc chê tay, đầu không được chê chân), nhưng thánh Phaolô không ngại vạch ra một thứ hệ trật, khi viết rằng: “Trong Hội thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các tông đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ…” (1Cr 12,28). Trong thư gửi Êphêxô (4,11) người ta cũng thấy xuất hiện một thứ đẳng trật tuy không hoàn toàn y hệt: “Đức Kitô đã ban ơn cho kẻ này làm tông đồ, ngươi nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ”. Tiêu chuẩn để xếp hạng vẫn là “xây dựng thân thể Đức Kitô” (Ep 4,12). Các tông đồ và các ngôn sứ được xếp hàng đầu bởi vì họ làm nên “nền móng của Hội thánh” (Ep 2,20; xc.3,5). Ơn tông đồ và ngôn sứ cũng là đặc sủng nhằm phục vụ Hội thánh; nhưng khác với các đặc sủng khác, các tông đồ có trách nhiệm kiểm chứng sự chân giả của cac đặc sủng và điều hợp chúng. Một tiêu chuẩn để đo lường sự chân thực đặc sủng là sự tuyên xưng đức tin tinh tuyền (“Đức Kitô là Chúa: 1Cr 12,3). Trách nhiệm này cũng được trao cho những người lãnh đạo cộng đoàn (1Tx 5,12; các người quản trị theo 1Cr 12,28): “Anh em đừng dập tắt thần khí. Chớ khinh thường ơn nói tiên tri. Hãy cân nhắc mọi sự: điều gì tốt thì giữ; còn điều xấu dưới bất cứ hình thức nào thì lánh cho xa” (1Tx 5,19-21).

4/ Tuy nhiên, nếu muốn nói tới một đẳng trật các đặc sủng cách tuyệt đối thì cần phải đặt đức mến ở chóp đỉnh. Thánh Phaolô đã dành tất cả chương 13 của thư thứ nhất Côrintô để quảng diễn đề tài này. Ở cuối chương 12, ngài viết: “Trong các ân huệ của Thiên Chúa, anh em cứ tha thiết tìm những ơn cao trọng nhất. Nhưng đây tôi xin chỉ cho anh em con đường trổi vượt hơn cả”, và ngài tiếp sang chương 13 như sau:

Giả như tôi có nói được các thứ tiếng của loài người và của các thiên thần đi nữa, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng khác gì thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng. Giả như tôi được ơn nói tiên tri, và biết được hết mọi điều bí nhiệm, mọi lẽ cao sieu, hay có được tất cả đức tin đến chuyển núi dời non, mà không có đức mến, thì tôi cũng chẳng là gì. Giả như tôi có đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí, hay nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt, mà không có đức mến, thì cũng chẳng ích gì cho tôi (…) đức mến không bao giờ mất được. Ơn nói tiên tri ư? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn. Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn. Khi cái hoàn hảo tới, thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi.

II. Vai trò của phụ nữ trong Hội thánh

Ở đây, chúng tôi chỉ bàn tới vai trò của phụ nữ trong Hội thánh. Còn vấn đề địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội sẽ được bàn trong chương nói về luân lý.

Không ai chối được rằng Chúa Giêsu đã có một thái độ cởi mở đối với phụ nữ. Người chấp nhận cho các phụ nữ đến thụ giáo, chứ không muốn chỉ thấy họ quanh quẩn ở trong bếp (Lc 10,39). Người chấp nhận cho các phụ nữ đi theo Người trong các chuyến truyền giáo (Lc 8,1-3; Mt 27,55-56). Các bà (đặc biệt bà Maria Mácđala) là những người đầu tiên loan truyền biến cố Chúa Phục sinh (Mt 28,7-8; Mc 16,10; Lc 24,9; Ga 20,17-18).

Sách Tông đồ Công vụ mở đầu với cảnh các môn đệ họp nhau cầu nguyện trong nhà Tiệc ly để đón chờ Chúa Thánh Thần. Trong cộng đoàn đó, Luca ghi nhận rằng “có mấy người phụ nữ, vơi bà Maria thân mẫu Đức Giêsu” (Cv 1,14). Trong Hội thánh tiên khởi, các phụ nữ giữ vai trò tích cực trong công cuộc truyền giáo. Ở phần kết thúc của thư gửi tín hữu Rôma (chương 16) và thư gửi tín hữu Philípphê, thánh Phaolô nhắc đến danh tánh nhiều phụ nữ cộng sự viên (thí dụ như trong thư gửi Rôma: bà Maria ở câu 6, Giunia ở câu 7; Triphêna, Triphôxa, Perxiđê ở câu 12), đặc biệt là bà Prisca (câu 3) đã được sách Tông đồ Công vụ nói đến (Cv 18,2.18-19.26; 1Cr 16,19; 2Tm 4,19). Thế nhưng khi có chuyện gì phải bàn tính hay quyết định thì hình như các phụ nữ không được góp mặt. Ở chương 6 của sách Tông đồ Công vụ, khi xảy ra những xích mích về việc phân chia lương thực tại Giêrusalem (chuyện giữa các bà với nhau), thì không ai nghĩ đến việc đặt một phụ nữ trong nhóm Bảy phục vụ viên. Ở chương 13, khi nói tới các ngôn sứ và thầy dạy đứng đầu Hội thánh ở Antiôkia, cũng chẳng thấy có tên bà nào hết. Như vậy, phải chăng Hội thánh tiên khởi đã đi một bước thụt lùi?

Có thể các bà đã bị loại ra khỏi các ban điều hành cộng đoàn. Tuy vậy, chúng ta lại thấy các phụ nữ xuất hiện ở một vị trí khác, trong hàng ngũ các đặc sủng. Ngay từ đầu sách Tông đồ Công vụ, tác giả cho thấy rằng lời tiên báo của Gioel (2,28) đã trở thành hiện thực kể từ lúc Chúa Thánh Thần được ban cho Hội thánh, khi mà “các con trai con gái sẽ trở thành ngôn sứ” (Cv 2,17-18). Một trường hợp cụ thể được trích dẫn ở chương 21 câu 9, khi tác giả cho biết rằng tại Cêsarêa, bốn trinh nữ con gái của ông Philípphê (thuộc nhóm Bảy phục vụ viên) đã nhận được ơn ngôn sư.

Vấn đề gây ra nhiều cuộc tranh luận hơn cả giữa các học giả là thái độ của thánh Phaolô đối với các phụ nữ. Trong thư gửi tín hữu Galát, tác giả long trọng tuyên bố sự bình đẳng của hết mọi người trong Đức Kitô: “Không còn chuyện phân biệt Do thái hay Hy lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả chỉ là một trong Đức Kitô” (3,28). Thế nhưng lời tuyên bố ấy đã không được mang ra áp dụng. Trong thư thứ nhất Côrintô, thánh Phaolô nhìn nhận rằng các phụ nữ cũng nhận được ơn ngôn sứ (11,5). Như đã nói trước đây, nội dung của ơn ngôn sư không hệ tại nói tiên tri cho bằng nói những lời an ủi, khích lệ xây dựng Hội thánh (xc. 1Cr 14,3). Thế nhưng các bà lại không được phép lên tiếng giữa cộng đoàn (1Cr 14,33b-35). Tại sao lại có chuyện kỳ lạ như vậy?

Có người đã bào chữa cho ông Phaolô rằng ở đây ông phải chịu thua “thói quen trong cộng đoàn các thánh” (câu 33a), nghĩa là tục lệ đã đặt ra, không thể làm khác đi được! Rất có thể là trong cộng đoàn tiên khởi có hai khuynh hướng đối lập. Khuynh hướng bảo thủ thì duy trì tình trạng cố hữu. Khuynh hướng cấp tiến muốn mở ra hướng mới. Thánh Phaolô thuộc khuynh hướng cấp tiến, nhưng sau khi ngài qua đi, thì khuynh hướng bảo thủ thắng thế và sửa đoi lại tư tưởng của ngài cho hợp với truyền thống. Điều này xảy ra rõ rệt hơn ở 1Tm 2,11-12, ngăn cấm các bà không được giảng[16] (A. Lemaire, J. Galot, H.J. Klauck).

Ý kiến khác cho rằng ông Phaolô không cấm các bà lên tiếng khi thi hành đặc sủng ngôn sứ. Ngài chỉ cấm các bà đừng lèo xèo nói chuyện với nhau đang khi người khác (kể cả một phụ nữ) giảng dạy hay là ca ngợi Thiên Chúa (C. K. Barett, G. Barbaglio). Như vậy đây chỉ là một quy tắc sơ đẳng của phép lịch sự mà thôi.

Trong cuộc tranh luận thần học hiện nay về vấn đề truyền chức linh mục cho phụ nữ thì cả hai phe dù bênh vực hay chống đối cũng đều chấp nhận rằng nếu chỉ căn cứ thuần túy trên các bản văn Tân ước thì không thể tìm thấy luận cứ chắc chắn được. Mặt khác, vào thời các tông đồ, người ta chưa có quan niệm về bí tích truyền chức như là tiêu chuẩn để phân biệt hàng giáo sĩ với hàng giáo dân như là trong các thế kỷ kế tiếp.

Có những nhà chú giải đã muốn tìm thấy ở trong thư thánh Phaolô gửi Rôma (16,1) một chứng tích về việc các phụ nữ đã được làm phó tế (hay trợ tá: diakonos). Đoạn văn viết như sau: “Tôi xin giới thiệu… chị Phêbê là diakonos của Hội thánh tại Kenkrê”. Thực khó mà hiểu được ý nghĩa chính xác của từ ngữ này. Một đàng vì không hiểu tiếng díakonos ở đây được hiểu theo nghĩa chung (người phục vụ) hay theo nghĩa của một chức vụ chuyên môn. Nếu hiểu theo nghĩa chung, thì có lẽ bà này là một người có địa vị tại địa phương nhưng đã tự nguyện đặt tài sản của mình phục vụ cộng đoàn, khác với những kẻ khác chỉ muốn lợi dụng cộng đoàn để phục vụ cái bụng của họ (câu 18). Sách Tông đồ Công vụ đã thuật lại những phụ nữ thuộc hàng thượng lưu trở lại đạo (Cv 17,4.12). Căn nhà của họ trở nên nơi đón tiếp các nhà truyền giáo (Cv 16,14-15; 18,1-3) và thậm chí trở thành nơi để các tín hữu tụ họp (Cv 12,12; 16,40). Nếu hiểu theo nghĩa chức vụ chuyên môn, xét vì chúng ta chưa nắm được nội dung của chức diakonos dành cho nam giới, tất nhiên lại càng khó mà xác định vai trò của các nữ diakonos (có người cũng muốn đọc 1Tm 3,11 theo nghĩa là bà diakonos, chứ không phải theo nghĩa là vợ của ông diakonos). Phải chờ đến tác phẩm Didascalia apostolorum (ở thế kỷ III) mới thấy nói đến các “nữ diakonos” (chứ chưa gọi là diakonissa) như một chức vụ đặc biệt. Họ thuộc hàng ngũ các quả phụ, với phận sự là giúp các nữ dự tòng trong lễ nghi rửa tội (đương sự phải cởi bỏ y phục, được xức dầu trên toàn thân trước khi xuống giếng nước), dạy dỗ các tân tòng, thăm viếng các bệnh nhân.[17] Nhưng cũng nên biết là cũng trong tác phẩm này, các bà không được phép ban bí tích Rửa tội.

Dù sao, chúng ta không thể nào bỏ qua hai hàng ngũ chỉ dành riêng cho nữ giới, và nam giới không có quyền đăng ký, đó là hàng ngũ của các quả phụ và các trinh nữ.

1. Các quả phu

Trong Hội thánh tiên khởi, ta thấy có sự tiến triển về quan điểm đối với các quả phụ. Vào lúc đầu, ở sách Tông đồ Công vụ chương 6, các bà là đối tượng chăm sóc của cộng đoàn. Đây là một truyền thống đã có từ Cựu ước, khi cộng đoàn Dân Chúa nhận được mệnh lệnh phải lưu tâm đến các quả phụ cũng như các cô nhi và người ngoại kiều, vì họ thường thiếu sự che chở (xc. Xh 22,21-23; Đnl 14,28-29). Nhưng tới thư mục vụ của thánh Phaolô, thì các quả phụ không còn phải là đối tượng để cho cộng đoàn chăm sóc mà thôi, mà họ trở thành một định chế, tạo nên một chỗ đứng trong cộng đoàn, tham gia tích cực vào sinh hoạt của cộng đoàn. Nói cho đúng, trong chương 5 của thư thứ nhất gửi Timôthê, chúng ta nhận thấy cả hai hạng quả phụ: một hạng cần được cộng đoàn lưu tâm săn sóc (câu 16); hạng khác thì hoạt động tích cực trong cộng đoàn. Họ chuyên chăm ngày đêm đọc kinh cầu nguyện (câu 5); đã quen làm việc thiện, hiếu khách, “rửa chân cho các thánh” (đón tiếp các lữ hành, cách riêng các nhà truyen giáo lưu động), giúp đỡ người gian truân (câu 9-10). Họ họp thành một đoàn ngũ, và chỉ được thu nhận khi đã 60 tuổi.

2. Các trinh nữ

Tuy rằng trong Hội thánh tiên khởi có những người cả nam lẫn nữ đã sống độc thân vì Nước Trời (xc. Mt 19,19), và thánh Phaolô cũng thuộc vào thành phần này (1Cr 7,7-9). Nhưng ngoài tình trạng độc thân (hoặc vì không lập gia đình hay vì goá bụa), thánh Phaolô còn muốn đi xa hơn khi vạch ra một hàng ngũ mới trong Hội thánh, đó là các trinh nữ. Giữa một xã hội Hy lạp -Rôma đồi trụy, thánh tông đồ không những chỉ nhắn nhủ các tín hữu hãy cố gắng duy trì sự thánh thiện của hôn nhân theo như ý Chúa, nhưng còn muốn khuyến khích sống trinh khiết nữa. Đạo lý này được trình bày trong thư thứ nhất Côrintô (7,29-38).

Đây là một đặc sủng của Chúa ban (charisma: câu 7). Họ trở thành dấu chỉ cánh chung, dấu chỉ của một kỷ nguyên mà Đức Kitô đã khai mào, một kỷ nguyên mới thay thế cho những hình dạng của thế giới này đang biến trôi (câu 29-31). Họ trở thành dấu chỉ của một tình yêu không chia sẻ: trót tâm trí họ được dành cho Chúa Kitô (câu 35), tìm cách làm đẹp lòng Người (câu 32). Nhờ đó, họ trở thành một của lễ thờ phượng liên lỉ, bởi vì đã thuộc trọn về Chúa cả hồn lẫn xác (câu 34).

Trong thư thứ 2 Côrintô 11,2 các trinh nữ trở thành khuôn mẫu của chính Hội thánh: Hội thánh được đính hôn với Đức Kitô[18] (xem thêm dụ ngôn các trinh nữ đi đón chàng rể ở Mt 25,1-13).

Dù sao, chưa thể quả quyết được rằng vào thời các thánh tông đồ, các trinh nữ đã thành một định chế trong Hội thánh. Chưa thấy nói tới một thứ cam kết nào của các trinh nữ trước mặt Hội thánh, cũng như chưa thấy nói tơi một thứ nghi thức cung hiến nào về phía Hội thánh. Đang khi đó thì các quả phụ đã trở thành định chế: họ được ghi tên hay đăng ký (katalegô: từ ngữ chuyên môn dành cho việc đăng ký các quân nhân, công dân) vào hàng ngũ (1Tm 5,9).

Mục 5
HỘI THÁNH DUY NHẤT VÀ ĐA DẠNG

Đạo lý về các đặc sủng đã cho chúng ta thấy bộ mặt của Hội thánh không giống như một tổ chức cơ chế phẩm trật cứng nhắc, nhưng là như một cơ thể có nhiều bộ phận. Hội thánh được Chúa Thánh Thần trang bị với nhiều đặc sủng đa dạng. Sự đa dạng xuất hiện không những giữa các phần tử trong một cộng đoàn, mà còn giữa một cộng đoàn này với cộng đoàn khác. Khi bàn về các ban điều hành của các cộng đoàn, chúng tôi đã có dịp nhắc tới sự khác biệt giữa các cộng đoàn của thánh Phaolô với các cộng đoàn của thánh Gioan. Điều này đưa chúng ta đến một khía cạnh khác trong vấn đề tổ chức Hội thánh gặp thấy trong Tân ước, đó là sự duy nhất và đa dạng. Hội thánh vừa duy nhất, vừa đa dạng: vừa là một vừa là nhiều. Thực vậy, trong Tân ước, có lúc danh từ “Hội thánh” được dùng số ít (ekklesia: Hội thánh) có lúc được dùng ở số nhiều (ekklesiai: các Hội thánh, thí dụ 1Cr 11,16). Thoạt tiên, xem ra hai điều đó mâu thuẫn nhau; kỳ thực điều này không có gì là khó hiểu nếu được lồng trong bối cảnh của sự thông hiệp: Hội thánh duy nhất và phổ quát được họp thành nhờ sự thông hiệp của các Hội thánh địa phương rải rác trên khắp hoàn cầu. Để làm sáng tỏ vấn đề, trước tiên cần phải tìm hiểu ý nghĩa của từ ngữ “Hội thánh”; kế đó chúng ta sẽ xét tới vấn đề duy nhat và đa dạng của Hội thánh.

I. Hội thánh

Danh từ “Hội thánh” được dùng để dịch từ ecclesia trong tiếng La tinh (nguyên gốc bởi tiếng Hy lạp), và các từ tương đương của các ngôn ngữ Âu châu: église (Pháp), iglesia (Tây ban nha), chiesa (Ý), church (Anh), kirche (Đức). Từ này còn được dịch ra Việt ngữ bằng các từ khác nữa: “giáo hội, giáo đoàn”, hay là: “nhà thờ, thánh đường”.

Nói tới “Hội thánh” thì chúng ta nghĩ ngay tới một cộng đoàn tôn giáo, một “hội” gồm nên bởi các “thánh”, hay là một hội nhằm thi hành những chuyện thánh thiện, một hội nhằm giúp cho con người nên thánh. Theo nguyên gốc Hy lạp, ekklesia chỉ có nghĩa là một buổi họp (hội nghị). Trong xã hội Hy lạp, ekklesia là buổi họp của các công dân một thành phố (hội nghị, đại hội) để bàn thảo chuyện chính trị (thí dụ điển hình tại Cv 19,32.39-40 nói về một cuộc hội của nhân dân tại Êphêxô). Nhưng Kinh thánh đã áp dụng danh từ này cho các buổi hội họp có tính cách tôn giáo: hoặc là cuộc họp do Thiên Chúa triệu tập, hay là cuộc họp để nghe Lời Chúa.

Nói đúng ra, danh từ ekklesia đã được sử dụng trước khi Kitô giáo xuất hiện. Bản dịch Kinh thánh Do thái ra tiếng Hy lạp (bản LXX) đã dùng nó để dịch từ qahal, tức là dân tộc Israel tụ họp như một cộng đoàn phụng tự trên sa mạc (xem Đnl 4,10). Chính dân Do thái là ekklesia được Thiên Chúa quy tụ. Sở dĩ các tac giả Tân ước đã áp dụng từ này cho các tín hữu Kitô giáo là vì muốn nêu bật sự liên tục của kế hoạch cứu rỗi. Chính Thiên Chúa đã muốn quy tụ một đoàn dân: trước đây đoàn dân ấy giới hạn vào dân tộc Israel, nhưng từ nay được mở rộng cho toàn thể các dân tộc.[19]

Như đã nói, từ ekklesia trong nguyên gốc Hy lạp có nghĩa là một buổi hội, một cuộc nhóm họp. Nó bao gồm hai ý niệm: hiểu theo nghĩa chủ động hay nghĩa thụ động. Theo nghĩa chủ động, nó có nghĩa là sự triệu tập, quy tụ, tập họp. Chính Thiên Chúa triệu tập những cá nhân lẻ tẻ vào thành cộng đoàn. Ở đây, ta không nên hiểu là Thiên Chúa hiện ra để kêu gọi nhân dân, nhưng là Lời Chúa (Tin mừng) đã quy tụ các tín hữu vào cộng đoàn.

Theo nghĩa thụ động, ekklesia có nghĩa là cộng đoàn đã thành hình. Cộng đoàn này mang nhiều kích thước khác nhau. Từ đó, mà ekklesia được Tân ước áp dụng cho nhiều cấp độ của cộng đoàn, nghĩa là với những chiều kích khác nhau.

1/ Chiều kích đơn giản hơn cả là cộng đoàn phụng vu: các tín hữu tụ họp nhau lại để nghe Lời Chúa, cử hành Thánh Thể. Đây là đơn vị căn bản nhất của Hội thánh, như chúng ta đọc thấy ở 1Cr 11,18; 14,23.34. Từ đó mà có thành ngữ “Hội thánh tại gia” (Ecclesia domestica), bởi vì các tín hữu họp nhau tại một gia đình để cử hành phụng vu. Thánh Phaolô nhắc tới Hội thánh tụ họp tại nhà ông bà Aquila và Prisca tại Rôma (Rm 16,5; 1Cr 16,19).

2/ Ở một chiều kích lớn hơn, Hội thánh bao trùm các tín hữu sống tại một địa phương, chẳng hạn như một thị trấn, một thành phố, một miền. Từ đó ta thấy các lối nói trong sách Tong đồ Công vụ, trong các thư của thánh Phaolô: Hội thánh Giêrusalem (Cv 5,11; 8,1), Hội thánh Antiôkia (Cv 11,26; 13,1), Hội thánh Êphêxô (Cv 20,17.28), Hội thánh Côrintô (1Cr 1,2; 2Cr 1,1)… Chúng ta cũng thấy lối nói này trong những chương đầu của sách Khải huyền (1,4.11.20; 2,1.8.12.18; 3,1.7.14).

3/ Sau cùng, Hội thánh áp dụng cho toàn thể các Kitô hữu. Theo nghĩa này, chỉ có một Hội thánh duy nhất, vì là “Hội thánh của Thiên Chúa” (do Người triệu tập: Cv 20,28; 1Tm 3,5), hay là “Hội thánh của Đức Kitô” (Hội thánh là hiền thê của Đức Kitô, là thân thể mà Đức Kitô là đầu: Ep 1,22-23; 5,23; Cl 1,18.24). Còn nếu hiểu theo hai nghĩa đầu tiên, thì Hội thánh được dùng ơ số nhiều (các Hội thánh: Cv 9,31; 14,23; 15,41; 16,5; 1Cr 14,34), bởi vì gồm bởi nhiều cộng đoàn.

Trong Việt ngữ, đôi khi tiếng ecclesia được dịch là “Hội thánh” theo nghĩa phổ quát (số ít), và “Giáo hội” hay “giáo đoàn” theo nghĩa địa phương (ở số nhiều). Tự nó, tiếng ecclesia ám chỉ một nhóm người đang nhóm họp (dĩ nhiên là để cầu nguyện). Ở đâu có nhóm người tụ họp thì đó là ecclesia, dù là trong nhà hay lộ thiên. Vì thế không lạ gì mà nơi mà các tín hữu họp nhau để cầu nguyện cũng mang danh là ecclesia. Thế nhưng khi chuyển sang tiếng Việt thì nó lại mang hình thức khác, tức là: “nhà thờ, thánh đường”. Tóm lại, một danh từ ecclesia đã được chuyển sang Việt ngữ bằng nhiều từ khác nhau: Hội thánh, Giáo hội, Giáo đoàn, nhà thờ, thánh đường.

II. Sự liên lạc giữa các Hội thánh

Trong Tân ước, danh từ “Hội thánh” được dùng cả ở số ít lẫn ở số nhiều. Có ý kiến cho rằng khi dùng ơ số ít, người ta muốn nêu bật tính cách duy nhất của Hội thánh; còn khi dùng số nhiều thì muốn nêu bật tính cách đa dạng. Nói cách khác, Hội thánh ở số ít mang tính cách phổ quát toàn cầu, còn ở số nhiều thì mang tính cach địa phương. Đã có nhiều giả thuyết được đặt lên để tìm hiểu lối sử dụng nào cổ điển hơn (phải chăng lúc đầu ám chỉ Hội thánh địa phương, rồi về sau mới được dùng theo nghĩa phổ quát? Hay là lúc đầu theo nghĩa phổ quát rồi sau mới phân mảnh ra các cộng đoàn địa phương?). Thay vì đi sâu vào cuộc tranh luận này, thiết tưởng chúng ta nên theo dõi sự tiến triển ngay từ bản văn của Tân ước.

  1. Hội thánh được thành hình tại Giêrusalem dưới sự lãnh đạo của các tông đồ. Lần đầu tiên danh từ Hội thánh xuất hiện là sách Tông đồ Công vụ chương 5 câu 11 (ở số ít).
  2. Sau đó tại Antiôkia, một Hội thánh khác được thành hình, dưới sự giám sát của Hội thánh Giêrusalem (11,19-21), hay nói đúng hơn, dưới sự giám sát của các tông đồ tại Giêrusalem (xc. Gl 2,1).
  3. Từ Hội thánh Antiôkia phát xuất các chuyến truyền giáo của Phaolô và Banaba (Cv chương 13-14). Xem ra đây là sáng kiến của Hoi thánh Antiôkia chứ không phải là do chỉ thị từ Giêrusalem.
  4. Hội nghị Giêrusalem (Cv chương 15). Chúng ta sẽ trở lại với nội dung của cuộc họp khi bàn về những lục đục trong nội bộ của Hội thánh. Ở đây chúng ta chỉ dừng lại ở khía cạnh cơ chế. Người ta thường quan niệm cuộc họp của các tông đồ tại Giêrusalem như là “công đồng tiên khởi” của Hội thánh. Ở đây chúng tôi không muốn đi sâu vào định nghĩa của công đồng, mà chỉ muốn phân tích bản chất của cuộc Hội nghị này. Một điểm đáng chúng ta lưu ý là đây không phải là cuộc họp của 12 thánh tông đồ dưới sự chủ toạ của Phêrô. Thành phần các tông đồ lúc này đã khác với hồi bầu cử Mátthia (Cv 1,13). Thực vậy, dù thánh Luca nói tới sự hiện diện của “các tông đồ” (15,2.6.22) nhưng kỳ thực chỉ nêu đích danh ông Phêrô. Đúng hơn, chúng ta nên coi cuộc họp này như là cuộc gặp gỡ giữa hai Hội thánh địa phương (Giêrusalem va Antiôkia), đặt dưới quyền chủ toạ của ông Phêrô (15,7-11). Phái đoàn Giêrusalem gồm có ông Giacôbê và hội đồng kỳ mục; còn phái đoàn Antiôkia được đại diện bởi hai ông Phaolô và Banaba (15,2).
  5. Sách Tông đồ Công vụ tiếp tục nói tới “Hội thánh Giêrusalem (12,1.5; 15,4.22), Hội thánh Antiôkia (13,1; 14,27; 15,31), về sau còn thêm “Hội thánh Êphêxô” (14,23; 15,41; 16,5). Như vậy là có nhiều Hội thánh. Tuy vậy, ở chương 20, câu 28, ta thấy chính thánh Phaolô dùng từ Hội thánh ở số ít, lý do là vì chỉ có một “Hội thánh của Thiên Chúa”, do Thiên Chúa quy tụ. Trong thư gửi Côlôxê, từ Hội thánh vừa ám chỉ cộng đoàn địa phương (tại Laođikiaxê: 4,16; thậm chí áp dung cho cộng đoàn đang họp tại nhà chị Nympha: 4,15), lại vừa ám chỉ toàn thể các tín hữu họp thành một thân thể của Chúa Kitô (1,18.24).
  6. Ngày nay, mỗi lần nói tới sự duy nhất trong Hội thánh, chúng ta liên tưởng ngay tới các cơ chế, chẳng hạn như giám mục Rôma (kế vị thánh Phêrô) và tập đoàn các giám mục. Chúng tôi đã có lần nói tới vai trò của ông Phêrô trong Hội thánh tiên khởi, phản ánh qua các chương đầu của sách Tông đồ Công vụ, qua các danh sách các thánh Tông đồ (Cv 1,13; xc. Mc 3,16-19; Mt 10,2-4; Lc 6,14-16) cũng như qua nhiều đoạn văn của Phúc âm (Mt 16,16-19; Lc 22,31-32; Ga 21,15-17). Vai trò này cũng được ông Phaolô nhìn nhận khi tên ông Phêro được đặt hàng đầu những chứng nhân của Chúa Kitô Phục sinh (1Cr 15,5). Sau khi được Chúa kêu gọi làm tông đồ, ông Phaolô đã lên Giêrusalem để hội kiến với các tông đồ ngõ hầu duy trì một sự thống nhất trong lời giảng (Gl 1,18-19; 1Cr 15,11). Dù sao, mối liên hệ giữa các Hội thánh địa phương với nhau không chỉ giới hạn vào khía cạnh cơ chế mà thôi; những mối dây tình nghĩa huynh đệ còn sâu đậm hơn nhiều.

– Ngay từ đầu, cộng đoàn Antiôkia đa lạc quyên để giúp đỡ cộng đoàn Giêrusalem gặp nạn đói (Cv 11,29-30). Thánh Phaolô vẫn tổ chức các cuộc lạc quyên để giúp đỡ Hội thánh mẹ tại Giêrusalem (Rm 15,26-28; Gl 2,10; 2Cr ch.8-9; Cv 24,17), hay là để tương trợ giữa các Hội thánh với nhau (2Cr 11,8).

– Qua liên hệ thư từ, Thánh Phaolô tỏ ra “mối bận tâm đối với hết các Hội thánh” (sollicitudo omnium ecclesiarum: 2Cr 11,28): không những đối với các cộng đoàn mà ngài đã lập mà cả đối vơi cộng đoàn Rôma. Khi có thể được thì ngài đích thân đến thăm viếng; khi bị ngăn trở thì ngài sai các cộng sự viên thân tín (Timôthê, Titô) đi kinh lý, hoặc viết thư cho họ. Những lá thư này không những chỉ giúp tăng thêm mối tình giữa Phaolô với các cộng đoàn, nhưng còn siết chặt mối dây liên kết giữa các cộng đoàn. Thực vậy, trong các lá thư này, thánh tông đồ không ngừng nhắc nhở đến những yếu tố tạo nên dây thông hiệp giữa các phần tử trong một cộng đoàn, đồng thời đó cũng là những mối dây liên kết tất cả mọi Kitô hữu với nhau, như niềm tin vào Đức Kitô (1Cr 12,13; Gl 3,27-28; Ep 4,5), truyền thống chung của toàn Hội thánh (1Cr 11,2.6.23). Ngoài ra, trong những lá thư, thánh Phaolô thông tin cho các Hội thánh về những chuyện xảy ra tại các địa phương khác (2Cr 8,1.24) hoặc là bắt nhịp cầu cho họ quen biết nhau (1Cr 16,19; Rm 16,16.19). Thế rồi lá thư gửi cho cộng đoàn này được chuyển tay cho cộng đoàn khác cùng đọc (Cl 4,16).

Mục 6
NHỮNG LỤC ĐỤC TRONG CỘNG ĐOÀN

Ở đầu sách Tông đồ Công vụ, tác giả đã vẽ ra một bức tranh lý tưởng của cộng đoàn các tín hữu. Họ đồng tâm nhất trí với nhau, hòa hợp với nhau không những về tinh thần mà còn cả về tài sản nữa. Thế nhưng đó chỉ là một bức tranh lý tưởng. Trên thực tế, ta thấy chuyện để chung tài sản không được duy trì lâu dài (không thấy có chứng tích gì về việc để chung tài sản tại các cộng đoàn ngoài Giêrusalem; thậm chí các cộng đoàn này còn phải quyên tiền để giúp Hội thánh mẹ). Nhưng nhất là không thiếu các chuyện lục đục xảy ra trong nội bộ trong các cộng đoàn.

Ở chương 6 của sách Tông đồ Công vụ, chúng ta thấy có những chuyện xích mích trong việc chia khẩu phần. Thoạt tiên xem ra chuyện này quá nhỏ nhen, không đáng chúng ta để ý. Nhưng khi theo dõi vấn đề kỹ lưỡng hơn, các học giả nhận thấy rằng đây không phải là chuyện cãi cọ về lương thực nhưng là sự xích mích giữa hai thành phần tín hữu trong Hội thánh tiên khởi: nhóm gốc Do thái và nhóm gốc Hy lạp. Hai nhóm này tượng trưng cho hai quan điểm thần học khác biệt về kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào vấn đề này, thiết tưởng cũng nên biết là các chuyện lục đục không phải chỉ xảy ra trong cộng đoàn Giêrusalem mà thôi. Hầu như cộng đoàn nào cũng có những vấn đề. Vì thế, không lạ gì mà thánh Phaolô đã phải viết thư cho họ để khuyên răn sửa bảo. Ta có thể lấy thí dụ từ cộng đoàn Côrintô thì đủ rõ. Cộng đoàn này hãnh diện vì được Chúa Thánh Thần đổ tràn rất nhiều đặc sủng, nhưng không vì thế mà đáng được coi là một cộng đoàn kiểu mẫu! Đừng kể gương xấu của vài cá nhân (chẳng hạn một người đã ăn nằm với vợ kế của cha mình: xem 1Cr chương 5), cộng đoàn này còn bị phân chia ra thành 4 bè phái: “Tôi thuộc về ông Phaolô, tôi thuộc về ông Apôlô, tôi thuộc về ông Kêpha, tôi thuộc Đức Kitô” (1Cr 1,13). Đó là chưa kể sự phân chia giữa lớp giàu với lớp nghèo, xảy ra cả khi cử hành Thánh Thể (1Cr 11,19-22). Không lạ gì thánh Phaolô đã nhấn mạnh rất nhiều tới sự hợp nhất trong Hội thánh.

I. Những chia rẽ nội bộ

Trở về với sự chia rẽ trong cộng đoàn Giêrusalem bắt đầu từ chương 6 của sách Tông đồ Cong vụ, cha Raymond Brown đã hình dung như thế này.[20] Các Kitô hữu đầu tiên vốn là những tín hữu Do thái trở lại. Họ tiếp tục thi hành các lễ nghi phụng tự ở đền thờ Giêrusalem, và sau đó cử hành lễ nghi bẻ bánh (tức là Thánh Thể) tại tư gia (Cv 2,46). Họ cho rằng Kitô giáo phù hợp với Do thái giáo.

Thế nhưng trong số các Kitô hữu cũng có một nhóm khác mà Luca gọi là “gốc Hy lạp” (Hellenista: Cv 6,1). Họ cũng người Do thái, nhưng có lẽ sinh ở nước ngoài, hay sống ở nước ngoài, vì vậy mà họ quen nói tiếng Hy lạp, đang khi người Do thái gốc bản xứ thì nói tiếng Aram. Sự khác biệt giữa hai nền văn hoá đã đưa tới những xích mích lục đục. Xem ra các người gốc bản xứ muốn bắt các người gốc Hy lạp phải hoàn toàn hòa đồng với họ, và rất có thể là kinh tế được dùng như một thứ áp lực. Nhưng nhóm gốc Hy lạp đã phản đối, và các thánh tông đồ đã nhìn nhận rằng họ có lý. Bảy nhân viên được đặt lên đều thuộc nhóm của họ. Nói cách khác, hình như họ đã được hưởng một thứ tự trị nào đó.

Câu chuyện không chấm dứt tại đây, bởi vì không chỉ giới hạn trong khía cạnh ngôn ngữ văn hoá. Ta thấy ông Têphanô (một trong số 7 nhân viên) đã tỏ ra thái độ cứng rắn đối với đạo Do thái. Ông đã nặng lời đối với đền thờ (Cv 7,47-51). Chúng ta đã biết rằng ông đã bị người Do thái ném đá. Hơn thế nữa, một cuộc bách hại các Kitô hữu đã xảy ra (Cv 8,1). Thế nhưng, như chúng tôi đã có dịp lưu ý, các tông đồ vẫn ở lại Giêrusalem và chỉ có các tín hữu mới phải lánh nạn. Tại sao vậy? Lý do có lẽ là tại vì cuộc bách hại chỉ nhằm vào các Kitô hữu gốc Hy lạp mà thôi. Họ tỏ ra thái độ chống đối Do thái giáo và chủ trương tách rời Kitô giáo khỏi đạo cũ. Dù sao, theo sách Tông đồ Công vụ (11,20), chính họ đã mang Tin mừng cho dân ngoại. Hội thánh tại Antiôkia gồm các tín hữu gốc Hy lạp, và chính từ Antiôkia mà các cuộc hành trình truyền giáo của thánh Phaolô đã bắt đầu. Như chúng ta đã biết, trên đường truyền giảng Tin mừng, thánh Phaolô luôn tìm đến một hội đường Do thái đe loan báo ơn cứu độ cho họ. Tiếc rằng, thánh Phaolô đã thất bại, vì thế ngài đã quay sang giảng đạo cho dân ngoại. Các cộng đoàn do thánh Phaolô thiết lập đa số gồm bởi dân ngoại.

Trong khi đó, tại Giêrusalem, ta thấy các Kitô hữu gốc Do thái có quan niệm chật hẹp đối với việc thu nhận dân ngoại. Họ đã khiển trách ông Phêrô khi ông này bước chân vào nhà ông Cornêliô, vì như vậy là bị ô uế rồi (Cv 11,2). Thực ra, chúng ta đừng vội gan cho khuynh hướng này là bảo thủ chật hẹp. Đây là một quan điểm thần học không riêng gì của một nhóm người gốc Do thái, mà là của các tông đồ (kể cả thánh Phaolô). Các thánh tông đồ ý thức rằng Đức Kitô được sai đen để chu toàn những lời hứa mà Thiên Chúa đã dành cho dân Israel. Vì thế liền sau cuộc Tử nạn và Phục sinh của Đức Kitô, các tông đồ không nghĩ rằng Đức Kitô có ý định thành lập một cộng đoàn mới, tách rời ra khỏi dan Israel. Kể cả thánh Phaolô, tuy bị dân Do thái khước từ, vẫn cứ tin rằng Thiên Chúa không rút lại lời hứa, và vẫn hình dung rằng các tín đồ của Đức Kitô kết thành Hội thánh như là “dân Israel mới”, dân Israel chân chính. Mối liên lạc giữa Hội thánh với dân Israel rất là bền chặt khắng khít, bởi vì dựa trên một kế hoạch cứu rỗi duy nhất mà Thiên Chúa dành cho toàn thể nhân loại: kế hoạch này được khai mào với việc tuyển lựa Israel làm dân riêng, nhưng cần phải lan rộng đến muôn dân (Rm 11,11-16; Ep 2,13-16). Trong bối cảnh này, chúng ta dễ hiểu được lập luận của những người chủ trương rằng cần phải gia nhập dân Israel thì mới có thể hưởng nhờ các phuc lộc mà Thiên Chúa đã hứa với tổ phụ Abraham. Tuy nhiên, thế nào là gia nhập Israel? Có thể gia nhập bằng tinh thần (qua việc chấp nhận các điều răn mà Chúa đã ban cho ông Môsê), hay cần phải gia nhập cách thể lý (qua việc cắt bì và tuân giữ tất cả những tập tục lễ nghi của dân Do thái)?

Cuộc tranh luận này đã được sách Tông đồ Công vụ thuật lại ở chương 15, quen gọi là “công đồng Giêrusalem”. Thánh Phaolô cũng đề cập tới trong thư gửi Galát (2,1-10). Thế nhưng có vài sử gia cảm thấy khó khăn khi dung hòa các dữ kiện của hai nguồn tư liệu vừa nói.

1. Xưa nay, người ta quen lấy sách Tông đồ Công vụ làm gốc, và thư gửi Galát được coi như tài liệu bổ túc. Vì thế, các sự kiện được mô tả như thế này.

Tại Giêrusalem, phái thủ cựu đòi các tín hữu gốc dân ngoại phải cắt bì (Cv 15,1.5). Nhưng ông Phaolô (đại diện cho Hội thánh Antiôkia, cùng với ông Banaba) đã phản đối. Lập trường của ông được ông Phêrô ủng hộ (Cv 15,7-11; xc. 10,47-48); và các tông đồ đi đến quyết định là không đòi dân ngoại phải cắt bì. Nhưng hội nghị, qua miệng của ông Giacôbê (Cv 15,20), yêu cầu họ phải tuân giữ bốn điều cấm kỵ (kiêng những thức ăn ô uế vì đã cúng cho ngẫu tượng; kiêng ăn tiết; kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết; tránh gian dâm). Sau đó, hội nghị cử hai ông Banaba và Phaolô mang nghị quyết trở về thông tri cho các tín hữu Antiôkia. (Đó là dựa theo Tông đồ Công vụ; bây giờ chúng ta chuyển sang thư Galát). Một thời gian sau, ông Phêrô xuống thăm Antiôkia. Lúc đầu ông ta cùng ngồi bàn với các tín hữu gốc dân ngoại. Đến khi thấy các tín đồ gốc Do thái từ Giêrusalem đến, thì ông Phêrô lẩn tránh tiếp xúc với các tín đồ gốc dân ngoại, bởi vì luật Môsê coi dân ngoại như hạng ô uế phải kiêng lánh. Nói cách khác, các Kitô hữu gốc dân ngoại buộc phải chịu cắt bì thì mới có thể được ngồi chung một bàn với các Kitô hữu gốc Do thái! Điều này trái với tinh thần của hội nghị Giêrusalem! Vì thế mà ông Phaolô đã phản đối ông Phêrô.

2. Tuy nhiên, có học giả đã xét lại viec trình bày diễn tiến các sự kiện theo lối cổ truyền. Họ chủ trương tác giả sách Tông đồ Công vụ đã sử dụng những nguồn tư liệu hoàn toàn khác với thư gửi Galát. Khi kể lại cuộc gặp gỡ với các tông đồ tại Giêrusalem, thánh Phaolô nhấn mạnh rằng các tông đồ không đặt một điều kiện nào cho các dân ngoại muốn trở lại Kitô giáo (Gl 2,6), nghĩa là không những dân ngoại không phải cắt bì mà cũng chẳng buộc phải kiêng kỵ gì hết, kể ca ăn đồ cúng (xc. 1Cr, chương 8-10)! Phải chăng đây là một cuộc gặp gỡ khác với hội nghị được nói ở chương 15 của sách Tông đồ Công vụ? Hay là Phaolô đã cố tình bỏ qua các nghị quyết của hội nghị Giêrusalem?

Khỏi nói ai cũng biết, đã có nhiều giả thuyết được đề ra. Có người cho rằng Luca đã muốn làm thinh trước các xích mích trong lòng cộng đoàn, nhằm bảo vệ nguyên tắc “dĩ hòa vi quý”. Ý kiến khác cho rằng chuyện xích mích giữa Phaolô và Phêrô đã xảy ra trước khi triệu tập hội nghị Giêrusalem. Một ý kiến nữa thì lưu ý rằng ông Phaolô lên Giêrusalem nhiều lần trong đời (xc. Cv 9,26-28; 21,18-25; Gl 1,18; 2,1-10; Rm 15,31) và chắc hẳn là ông đã gặp nhiều người chống đối phương pháp truyền giáo của mình (xc. 2Cr 11,4-13). Những cuộc đụng độ với Phêrô có thể đã xảy ra tiếp theo một trong những lần thăm viếng đó, và không nhất thiết có liên hệ tới hội nghị các tông đồ nói ở chương 15 của Sách Tông đồ Công vụ.

Tuy dù diễn tiến các sự kiện lịch sử thế nào đi nữa, chúng ta nhận thấy là giữa hàng ngũ Kitô hữu tiên khởi đã có một cuộc tranh luận sôi nổi chung quanh việc tuân giữ luật lệ Môsê. Thánh Phaolô đã cương quyết bảo vệ cho các tín hữu gốc dân ngoại được miễn giữ các luật đó. Ông đã bày tỏ lập trường trong thư gửi Galát và thư gửi Rôma. Thậm chí theo như tác giả sách Tông đồ Công vụ thuật lại ở chương 21 (câu 20-21), khi Phaolô lên Giêrusalem lần cuối cùng (sau 3 chuyến hành trình truyền giáo), ông đã bị tố cáo là xúi giục cả các Kitô hữu gốc Do thái cũng bỏ tục cắt bì nữa: “Thưa anh, anh thấy có hàng vạn người Do thái sống giữa các dân ngoại phải bỏ ông Môsê, anh bảo họ đừng làm phép cắt bì cho con cái, và đừng giữ các tục lệ nữa”. Lời tố cáo này xem ra không đúng sự thực, bởi vì theo Cv 16,3 ông Phaolô đã bắt Timôtê phải cắt bì (bà mẹ Timôtê là người Do thái, nên ông ta cũng mang dòng máu Do thái).

Cuộc tranh luận này đã mất tầm quan trọng của nó kể từ khi đền thờ Giêrusalem bị tàn phá. Con số các tín hữu gốc Do thái trở thành một thiểu số không đáng kể. Các Kitô hữu ý thức rằng mình là một Hội thánh, một “Đạo” (Cv 9,2; 18,25-26; 19,9.23; 22,4; 24,14.22), không còn liên hệ gì với dân Do thái nữa. Họ là các Kitô hữu (Cv 11,26; xc. 26,28; 1Pr 4,16), nghĩa là nhưng môn đệ của Đức Kitô, những người “kêu cầu Danh thánh Đức Kitô” (Cv 2,21; 4,12; 9,14.21), chứ họ không cần biết đến luật lệ của dân Do thái. Sự tách rời này biểu hiện rõ rệt nơi Tin mừng thánh Gioan và nơi lá thư gửi Hípri.

II. Kỷ luật trong Hội thánh

Như vậy, sự thông hiệp mà tác giả sách Tông đồ Công vụ mô tả ở những chương đầu không phải là một cảnh thần tiên, nhưng là một mục tiêu cần phải nỗ lực kiến tạo. Thực vậy, Hội thánh không những chỉ là một cộng đoàn gồm bởi nhiều cá nhân với đủ mọi tính tình (bá nhân bá tánh), nhưng còn gồm bởi nhiều đặc sủng khác nhau trong mỗi cộng đoàn, cũng như gồm bởi nhiều cộng đoàn với những sắc thái văn hoá địa phương dị biệt. Từ đó, Hội thánh bị giằng co bởi nhiều mầm mống chia rẽ. Có những mầm mống bắt nguồn từ những tham vọng tự nhiên, chẳng hạn như nạn bè phái tại Côrintô. Có những mầm mống bắt nguồn từ lý do chủng tộc (Do thái hay Hy lạp). Có những mầm mống bắt nguồn từ sự khác biệt quan điểm thần học về ơn cứu rỗi ngay cả giữa các thánh tông đồ (thí dụ về việc duy trì tục lệ Do thái). Bất chấp tất cả các nguy cơ ấy, Hội thánh tiên khởi đã cố gắng duy trì mối dây thông hiệp, dựa trên các nguyên tố thần linh, như đức tin, bí tích Thánh Thể, và dựa trên chính nguyên ủy của sự thông hiệp là Ba Ngôi Thiên Chúa (xc. 2Cr 13,13).

Mặt khác, nếu muon trung thành với thực tại, chúng ta cần phải nêu bật rằng Hội thánh tiên khởi tuy được xây dựng trên sự thông hiệp với Thiên Chúa và trên tình nghĩa bác ái huynh đệ, nhưng đã không ngần ngại áp dụng những biện pháp kỷ luật cứng rắn đối với những phần tử ngoan cố. Biện pháp nặng hơn cả là sự trục xuất ra khỏi cộng đoàn, đã được thấy nói tới ngay từ các thư đầu tiên của thánh Phaolô.

Trong thư 2Tx, chương 3, thánh tông đồ đã truyền cho các tín hữu hãy “xa lánh” mọi người anh em sống vô kỷ luật (câu 6). Hơn thế nữa, đối với những phần tử ương ngạnh, thì “cần phải ghi lấy tên và đừng giao du với người ấy” (câu 14). Phải chăng “ghi lấy tên” có nghĩa là ra án phạt? Dù sao, chúng ta thấy rằng cộng đoàn đã sử dụng biện pháp kỷ luật đối với người phạm lỗi. Nhưng chúng ta cũng đừng nên bỏ qua lời khuyên của thánh Phaolô liền đó (câu 15): “Anh em đừng coi họ như thu địch, trái lại hãy khuyên bảo họ như người anh em”. Nói khác đi, cần áp dụng kỷ luật trong tinh thần bác ái huynh đệ!

Sang đến thư thứ nhất Côrintô, thì những lời lẽ xem ra nặng nề gay gắt hơn. Ở chương 5, chúng ta gặp thấy trường hợp của một người phạm tội dâm ô với vợ kế của cha mình. Thánh Phaolô đã bày tỏ phán quyết như sau (câu 2-5):

Thế mà anh em lại còn kiêu ngạo! Lẽ ra anh em đã phải than khóc, và loại trừ kẻ làm điều ấy ra khỏi cộng đoàn anh em. Phần tôi, tuy vắng mặt về thân xác, nhưng về tinh thần vẫn có mặt, tôi đã lên án kẻ có hành vi đó như thể tôi có mặt tại chỗ. Trong một buổi họp của anh em, ở đó có tôi hiện diện bằng tinh thần, nhân danh Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, và với quyền năng của Người, chúng ta phải nộp người đó cho Xatan, để phần xác nó bị hủy diệt, còn phần hồn được cứu thoát trong Ngày của Chúa.

Các nhà chú giải còn tranh luận vơi nhau về ý nghĩa của thành ngữ “nộp cho Xatan”. (Lối nói này còn xuất hiện ở 1Tm 1,20). Một điều không hồ nghi là đương sự phải bị khai trừ khỏi cộng đoàn; điều này được nhắc tới nhiều lần ở các câu 2.9.11, nhất là khi trưng dẫn đoạn văn của sách Đệ nhị luật: “Hãy khử trừ sự gian ác, không cho tồn tại giữa anh em” (câu 13). Đây là hình phạt trục xuất mà sách Đệ nhị luật nói tới nhiều lần (13,6; 17,7; 19,19; 21,21.24; 24,7). Nhân nói đến trường hợp loạn luân này, thánh Phaolô nhắc tới những lời dặn dò về cách cư xử đối với các tín hữu phạm những tội khác: “đừng đi lại với người tín hữu dâm đãng, tham lam, thờ ngẫu tượng, quen chửi bới, say sưa rượu che hoặc trộm cắp… đừng ăn uống với họ” (câu 9.11).

Hình phạt khai trừ được xếp vào hạng nặng nhất, và chỉ dành cho những trọng tội. Phải coi đó như là biện pháp cùng cực, bất đắc dĩ. Trước đó, cần phải sử dụng những đường lối khác, tức là qua sự khuyên lơn răn bảo huynh đệ. Chúng ta có thể nhận thấy phần nào thủ tục ấy ở chương 18 của Tin mừng theo thánh Mátthêu (câu 15-17):

Nếu một người anh em của anh trót phạm tội, thì anh hãy đi sửa lỗi nó, một mình anh với nó mà thôi. Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã được món lợi là người anh em mình. Còn nếu nó không chịu nghe, thì hãy đem theo một hay hai người nữa, để mọi công việc được giải quyết, căn cư vào lời hai hay ba chứng nhân. Nếu nó không nghe họ, thì hãy đi thưa Hội thánh. Nếu Hội thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì hãy kể như một người ngoại hay một người thu thuế.

Chúng ta nhận thấy có 3 chặng trong việc áp dụng kỷ luật. Thứ nhất là lấy tình huynh đệ sửa bảo riêng tư. Chặng thứ hai thì mời thêm đôi ba người khác để thuyết phục khuyên răn. Khi thấy đường lối khuyên lơn không mang lại kết quả thì mới tố cáo với cộng đoàn. Đó la chặng thứ ba; nhưng nếu không được kết quả thì mới bắt buộc phải trục xuất.

Thực ra, các nhà chú giải không đồng ý trong việc giải thích các từ ngữ dùng trong đoạn văn vừa trích dẫn cũng như trong những câu kế tiếp. Phai chăng từ ngữ “kể như một dân ngoại hay một người thu thuế” có nghĩa là loại trừ người phạm pháp ra khỏi cộng đoàn, coi họ như người ngoại đạo? Hay chỉ có nghĩa là cộng đoàn được miễn trách nhiệm đối với sự sa đoạ của đương sự? (Cộng đoàn đã làm xong nhiệm vụ đối với họ rồi; nếu họ hư mất là tại lỗi của mình chứ đừng trách cộng đoàn).

Sự giải thích trở thành phức tạp hơn nữa khi được móc nối với những câu kế tiếp: “Thầy bảo thật anh em: dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy. Dưới đất, anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy”. Điểm then chốt của cuộc tranh luận là phải hiểu thành ngữ “cầm buộc và tháo cởi” thế nào? Có tới ít là ba cách giải thích.

  1. Theo lối giải thích cổ điển của thần học công giáo, cả hai động từ đều ám chỉ một quyền bính: quyền hành tuyên bố điều gì được phép làm và điều gì không được phép làm. Nói khác đi, đây là quyền lãnh đạo được trao cho các tông đồ (cũng như trước đây đã được trao cho riêng ông Phêrô: Mt 16,19).
  2. Lối giải thích thứ hai dựa vào tập tục Do thái (cách riêng của cộng đoàn Qumran) cho rằng “cầm buộc” và “tháo cởi” ám chỉ việc tuyên hình phạt (cầm buộc: trục xuất khỏi cộng đoàn), và tha hình phạt (tháo cởi: tái thâu nhận vào cộng đoàn).
  3. Lối giải thích thứ ba cho rằng đây là một kiểu nói bình dân thời đó: nếu ai phạm tội nặng, thì trao nó cho Xatan giữ (cầm buộc); khi nào nó ăn năn hối lỗi thì “tháo cởi” tròng nô lệ ma quỷ, đưa về với cộng đoàn Hội thánh.[21]

Không hẳn là cả ba lối giải thích ấy loại trừ lẫn nhau. Điều đáng ghi nhận là Hội thánh nguyên thủy đã áp dụng một biện pháp trục xuất đối với phần tử phạm lỗi nặng. Những lỗi này không phải chỉ liên can tới các tội dâm đãng, rượu chè, nhưng nhất là những tội nghịch tới các chân lý đức tin hay đức ái, như có thể đọc thấy ở Titô 3,10-11 (“Người theo bè phái, thì sau khi cảnh cáo lần thứ nhất và lần thứ hai, anh hãy loại đi, vì biết rằng một người như thế đã ra hư đốn, người ấy phạm tội và tự kết án mình”), hoặc 2Ga 10-11 (“Nếu ai đến với anh em mà không đem theo giáo huấn ấy, anh em đừng đón vào nhà và cũng đừng chào hỏi người ấy. Quả thật, ai chào hỏi là cộng tác vào những việc xấu xa của người ấy”).

Dù sao, khi phân tích các bản văn nói về cách cư xử đối với các phần tử lỗi lẫm, chúng ta cần tránh hai thái cực. Một đàng là nghiêm khắc thái quá (hơi chút thì đã dứt phép thông công), một đàng là xuề xòa xí xóa. Cả hai đều trái với tinh thần bác ái. Đức bác ái đòi hỏi khuyên bảo kẻ lầm lạc để họ sửa mình: việc trục xuất khỏi cộng đoàn nhằm giúp cho họ tỉnh ngộ. Đồng thời, việc áp dụng kỷ luật phải được thúc đẩy do tình bác ái chứ không phải do thù ghét tội nhân.

Cả hai điều vừa nói được nhấn mạnh trong chương 18 của Tin mừng theo thánh Mátthêu. Đoạn văn về thủ tục sửa lỗi phạm nhân được lồng trong khung cảnh của những bổn phận của các chủ chăn và của cộng đoàn.

1. Về phía các chủ chăn, họ cần phải bắt chước thái độ của Cha trên trời, tạm rời chín mươi chín con chiên để đi tìm một con chiên lạc (câu 12-14). Nói khác đi, các vị chủ chăn phải liệu het cách để đưa tội nhân trở về với cộng đoàn chứ không thể an phận với việc khai trừ con sâu ra khỏi nồi canh! Dù sao, các vị chủ chăn hãy nhớ rằng mình cũng là những tội nhân đã được tha thứ, vì vậy hãy biết thứ tha. Dụ ngôn về hai con nợ (câu 21-35) được nói cách riêng cho ông Phêrô.

2. Về phía cộng đoàn, họ liên đới với người tội lỗi không những qua việc khuyên lơn người tội lỗi cải tà quy chính, nhưng nhất là bằng lời cầu nguyện. Câu nói sau đây của Chúa Giêsu được Mátthêu gắn liền với thủ tục sửa lỗi: “Thầy bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (18,19-20).

——————–

[1] Động từ diakonêo được dùng trong Tân ước 37 lần, và danh từ diakonia 34 lần.

[2] Được dùng 27 lần trong Tân ước: Mt (3), Mc (2), Ga (3), Rm (4), 1-2Cr (6), Gl (1), Ep (2), Cl (4), 1Tx (1), 1Tm (1).

[3] Trong bản latinh Vulgata, khi nào là nghĩa thông thường thì được dịch là “minister”, và khi có nghĩa chuyên môn thì được dịch là “diaconus” (3 lần: Pl 1,1; 1Tm 3,8.12).

[4] Các tín hữu gọi nhau là “anh em”: Cv 6,3; 12,17; 15, 7.13.22-23; 21,17-20; Rm 14,10.13.15.21.

[5] Ông Giacôbê, người “anh em của Chúa”, được nhắc nhiều lần trong Tân ước: Cv 15,13; 21,18; 1Cr 15,7; Gl 1,19; 2,9.12. Ông không phải là một tông đồ.

[6] Trong số các đặc sủng, thánh Phaolô kể ra ơn “cai quản” (kybernêseis: dìu dắt, 1Cr 12,28). Ở cuối thư, ngài nhắn nhủ các tín hữu hãy tuân phục các “người vất vả vì anh em” (1Cr 16,16). Có lẽ đó là những nhân viên lãnh đạo cộng đoàn, như ở 1Tx 5,12: “Xin anh em hãy quý trọng những ai đang vất vả vì anh em, để lãnh đạo anh em nhân danh Chúa và khuyên bảo anh em”. Về các “lãnh đạo” hay “chủ toạ” (proistamênoi), xc. Rm 12,8.

[7] Cũng như tác giả của lá thư thứ hai và thứ ba của thánh Gioan: 2Ga 1; 3Ga 1. Nên biết là trong Tân ước, Đức Kitô được gọi là “tông đồ” của Chúa Cha (Hr 3,1), “giám sát” (1Pr 2,25), “trợ tá” (Rm 15,8; Gl 2,17), cũng như “ngôn sứ”, “thầy dạy”, nhưng không bao giờ được gọi là kỳ mục.

[8] J. Coppens, Il sacerdozio cristiano. Origini e sviluppo, in: AA. VV. Sacerdozio e celibato, Ancora, Milano 1975, p.99.

[9] Xem thêm Lc 24,46-48: “Có lời Kinh thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại, và phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. Chính anh em là chứng nhân của những điều này”.

[10] Sách Điđakhê còn nói tới ban điều hành cộng đoàn gồm các giám sát và trợ tá, hành sử các chức vụ ngôn sứ và thầy dạy (15,1). Vào khoảng năm 95, thánh Clêmentê gửi một lá thư cho hội đồng kỳ mục của cộng đoàn Côrintô, tức là ban điều hành với chức vụ giám sát. Chính trong lá thư này, tác giả khai triển đe tài “kế vị các tông đồ”. Cũng nên biết là Clêmentê đứng đầu Hội thánh Rôma, nghĩa là cộng đoàn này do một cá nhân (chứ không phải một tập đoàn) lãnh đạo.

[11] E. Cattaneo, I ministeri nella Chiesa antica, Milano 1997, tr.94-103.

[12] G. Dix, Le ministère dans l’Eglise ancienne, Paris 1955, tr.89.

[13] A. Harnack còn phân biệt trong Hội thánh tiên khởi hai hạng tác vụ: các tác vụ đặc sủng (tông đồ, ngôn sứ, thầy dạy), và các tác vụ cai quản (giám mục, linh mục, trợ tá).

[14] Cần đối chiếu với nhiều nguồn tài liệu khác nhau, ra đời vào cuối thế kỷ I và đầu thế kỷ II, nghĩa là đồng thời với những tác phẩm cuối cùng của Tân ước, chẳng hạn: Didaché (cuối thế kỷ I), thư của thánh Clêmentê gửi Hội thánh Côrinttô (k.96/98); các thư của thánh Inhaxiô tử đạo (k.107); Sách Mục tử của Hermas; Traditio Apostolica (gán cho Hippôlitô, k.215); các tác phẩm của thánh Cornêliô (+253) và Xiprianô (+ 258).

[15] John A.Hardon, Modern Catholic Dictionary, Garden City, New York: Doubleday, 1980, 92-93

[16] Nên lưu ý là các bà không được quyền giảng dạy ở nơi công cộng, nhưng ở tư gia thì khác. Các cụ bà có nhiệm vụ dạy dỗ các cháu (Tt 2,3). Chính Timôthê đã học lòng tin từ nơi bà ngoại và bà mẹ của mình (2Tm 1,5).

[17] R. Gryson, Il ministero della donna nella Chiesa antica, Roma 1974. A.G. Martimort, Les diaconesses. Essai historique, Roma 1982.

[18] Nên lưu ý là trong Tân ước, nhiều khi từ ngữ “trinh khiết” được áp dụng cho cả người nam lẫn người nữ, thí dụ: 1Cr 7,25; Kh 14,4.

[19] Nên biết là trong Tân ước, danh từ qahal trong tiếng Do Thái được dịch ra thành 2 danh từ tiếng Hy Lạp: synagogôghê (hội đường) khi nói về các cộng đoàn Do Thái, và ekklesia (hội thánh, giáo hội) khi nói về cộng đoàn Kitô hữu.

[20] R.E. Brown, Church in the New Testament, in: “The New Jerome Biblical Commentary”, p. 1341-1343.

[21] H. Vorgrimler, Das “Binden und Losen” in der Exegese nach dem Tridentinum bis zu Beginn des 20 Jahunderts, in: Zeitscrift fur Katolische Theologie 85 (1963) 460-477.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here