Thần Học về Di Dân

0
1295

Lm. Giuse Đinh Đức Huỳnh S.S.S.

Trích Thời sự Thần học, Số 74 (tháng 11/2016)

—————-

Nhập đề

1. Xuất hành: Khách lạ là tình trạng trường kỳ của cuộc sống nơi dương thế

2. Hiếu khách: Thiên Chúa hiện diện nơi người khách lạ

3. Công giáo tính: vai trò của di dân trong việc thể hiện Vương Quốc Hoàn Vũ

—————-

Nhập đề

Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi (EMCC) của Hội Đồng Giáo Hoàng về Mục Vụ Di Dân (2004) nhằm cung cấp “… một bộ khung tham chiếu Thánh kinh và Thần học cho cho phép nhận ra vai trò của hiện tượng di dân trong bối cảnh Lịch sử Cứu độ, một dấu chỉ thời đại và sự hiện diện của Thiên Chúa trong lịch sử và trong cộng đồng các dân tộc đang hướng tới môt sự hiệp thông đại đồng” (EMCC, Nhập đề).

1. Xuất Hành: Khách lạ là Tình trạng Trường kỳ của Cuộc sống nơi Dương thế

Trong Thư gửi cho Diognetus, một tác giả vô danh sống trong thế kỷ II đã nhấn mạnh đến tình trạng ngoại kiều của những Ki-tô hữu trên thế giới này: “Họ sống trong đất nước mình mà lại bị coi là khách lạ. Là công dân, họ chia sẻ mọi sự với người khác, nhưng lại bị coi là ngoại kiều. Đối với họ đất khách trở thành quê hương trong khi chính quê hương mình lại trở thành đất khách” (Thơ gửi cho Diognetus, 5,5).

Toàn bộ Lịch sử Cứu độ được đánh dấu bằng nhiều kinh nghiệm di dân: lưu đầy viễn xứ, xuất hành, phát lưu và hồi hương… nối tiếp nhau như một biện chứng sinh động giữa án phạt và con đường hòa giải.

a) Khởi thủy của nhân loại (x. St 3, 17-24; 4, 10-16; 11, 1-9)

Cuộc di dân đầu tiên theo Kinh Thánh được trình bày trong Chương 3 của Sách Sáng Thế, ngay khởi đầu của lịch sử nhân loại. Biến cố A-đam và E-và, vì phạm tội, bị trục xuất khỏi vườn địa đàng được mô tả với những yếu tố tiếp diễn và ý nghĩa sau:

  • Sống nơi quê cha đất tổ êm đẹp (vườn địa đàng);
  • Sự hài hòa bị phá vỡ vì tội nguyên tổ;
  • Họ buộc phải ra đi;
  • Đến miền đất lao nhọc và khổ cực;
  • Đó là con đường thanh luyện
  • Đó cũng là lịch sử của toàn thể nhân loại trong hành trình tìm đường trở về quê hương.

Tiếp đó là cuộc di dân thứ hai được mô tả trong Sách Sáng Thế ngang qua câu chuyện Ca-in và A-ben với những chi tiết và ý nghĩa căn bản:

  • Cain ghen tức và tàn sát Abel;
  • Hình phạt của Chúa đối với Cain: Phát lưu để trở thành người tha phương cầu thực trên mặt đất;
  • Bị phát lưu, Cain đánh mất căn tính của chính mình cũng như bối cảnh để khẳng định bản thân;
  • Cô đơn và không được bảo vệ, Cain hoảng loạn, lo sợ cho sự sống mình.

Cuộc di dân thứ ba được trình bày trong Sách Sáng Thế ngang qua câu chuyện Ngọn tháp Babel với những yếu tố và ý nghĩa sau:

  • Đây là một trình bày mới về tội nguyên tổ;
  • Việc Xây Tháp Babel như là biểu tượng của việc con người thách thức Thiên Chúa;
  • Hậu quả là hình phạt của Thượng đế đối với con người: ngôn ngữ bất đồng và phát tán các dân tộc;
  • Bị phân tán khắp mặt đất như là khởi điểm trong tiến trình hồi hương (thanh luyện) để lấy lại những gì đã mất.

b) Tổ phụ và các lời hẹn ước

Tiếp đến là cuộc di dân của các Tổ Phụ. Sự di chuyển này đánh dấu toàn bộ lịch sử của dân Israel ngay từ đầu.

Thiên Chúa đã mạc khải cho dân Israel được biết về chính Ngài:

* Xh 3:6 “Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Jacob”. (Đối chiếu thêm: Xh 3:15; Mt 22:32)

* Đnl 26: 5b “Ông tổ tôi là người A-ram phiêu bạt…”

 ( http://www.conformingtojesus.com/charts-maps/en/12_tribes_of_israel_chart.htm)

 Câu chuyện của A-bra-ham (x. St 12,  1-4)

Hành trình di chuyển của các Tổ phụ khởi đầu từ Abraham là một hành trình đi đến vùng đất mà Chúa đã chuẩn bị cho Ông và hậu duệ của Ông. Hành trình đó thật gian nan vất vả nhưng cũng thật ý nghĩa:

  • Abraham di chuyển từ Ur miền Can-đê tới Ha-ran;
  • A-bra-ham được Chúa chọn để trở nên Tổ Phụ của dân riêng Ngài;
  • Ông và con cháu di cư tới Đất Hứa;
  • Đây là hành trình đức tin và thanh luyện;
  • Bỏ lại đàng sau cuộc sống tiện nghi và vững chãi của đất tổ để xây dựng niềm tin;
  • Hơn cả một cuộc di chuyển bình thường, hành trình của Abraham tiêu biểu cho một sự khởi đầu trở về, nhằm phục hồi vườn địa đàng đã bị mất.

Câu chuyện của Giu-se (x. St, 37, 25-28)

Đây là câu chuyện về một cuộc di dân mới. Giuse, một trong 12 người con của Gia-cop, thuộc dòng dõi ông Abraham, đã kinh nghiệm nếp sống di dân bên Ai-cập:

  • Giuse bị anh em ghen ghét và bán qua Ai-cập;
  • Ông sống kiếp nô lệ và di dân bên Ai-cập;
  • Kinh nghiệm lưu đầy của Giu-se trở thành tích cực;
  • Sự kiện có ý nghĩa trong bối cảnh kế hoạch quan phòng Chúa: hành trình di dân bất đắc dĩ của Giu-se đã là cơ hội tốt để ông cứu dân Ai-cập và cả gia đình ông khỏi nạn đói ở Palestin sau này.

Kinh nghiệm Xuất hành (x. Xh 3, 7-10)

Cùng với anh em của Giu-se, dân Israel đã di chuyển sang Ai-cập và lập cư ở đó. Khởi đầu cuộc sống của họ ở Ai-cập an bình, tốt đẹp. Nhưng rồi kinh nghiệm di dân tích cực của họ đã đổi qua một giai đoạn đầy những khó khăn, đau khổ khi sống giữa dân Ai-cập, nhưng cũng thật ý nghĩa trong sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa:

  • Dân Do Thái biến thành dân nô lệ phục dịch;
  • Lời kêu van của họ được Chúa lắng nghe;
  • Mô-sê được chọn để giải thoát Dân It-ra-en;
  • Xuất hành: cuộc hành trình sa mạc để hoán cải và thanh luyện;
  • Trở về đất tổ đích thật;
  • Bỏ lại ‘củ hành củ tỏi đất Ai-cập’.

c) Các ngôn sứ và con đường hoán cải

Lịch sử dân Israel, được các  Thẩm Phán và các Vua dẫn dắt, vẫn ghi đậm nét sự hiểu lầm và bất trung với Thiên Chúa. Ngang qua các ngôn sứ mà Chúa sai đến, Thiên Chúa đã khiển trách, nhắc nhở để họ sám hối, trở về với Chúa.

Ngôn sứ I-sai-a (x. Is 43, 16-21)

  • Đây là thời kỳ phân ly giữa vương quốc Ít-ra-en và Giu-đa;
  • Dân Israel không trung thành với giao ước đã ký kết với Chúa;
  • I-sai-a được sai đến loan báo hình phạt cả hai vương quốc đều bị hủy diệt;
  • Tuy nhiên, Thiên Chúa vẫn rộng mở ‘con đường hoán cải’ cho Dân Chúa;
  • Nhắc nhớ lại biến cố Xuất hành, dân Israel nhận ra rằng lịch sử của họ là một hành trình tiến về vùng đất mà Thiên Chúa đã hứa ban cho họ.

Giê-rê-mia, vị ngôn sứ tiên báo về Giu-da bị tàn phá và hoang tàn (Gr 32, 37-40)

  • Vương quốc Giu-đa bất trung;
  • Lưu đày qua Ba-bi-lon là hình phạt của Thiên Chúa đối với họ;
  • Tuy nhiên, họ vẫn được hứa hẹn và hy vọng có ngày trở về;
  • Trở về Giê-ru-sa-lem để thiết lập giao ước trường tồn với Gia-vê;
  • Họ tái thiết lại vương quốc Israel và sống trong sự hiện diện đầy phúc lành của Thiên Chúa.

Ngôn sứ Ê-giê-ki-en (x. Ez 28, 25-26)

  • Tiếp tục bất trung với Chúa, Dân riêng bị bứng qua đất khách Ba-bi-lon xa lạ;
  • Ê-giê-ki-en loan báo cho dân biết việc họ sớm được trở về Đất Hứa, như một biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa;
  • Đây là một cuộc xuất hành mới trở về quê cha đất tổ;
  • Đây quả thật là một cuộc hành trình thanh luyện và đổi mới: quả tim bằng thịt thay cho quả tim bằng đá;
  • Nối lại sợi dây liên kết giữa Thiên Chúa và Dân Người.

d) Đức Giê-su và cuộc đời nhân loại hèn yếu

Hài nhi Giê-su

  • Bỏ trời cao, Đức Giê-su đã nhập thể làm người nơi dương thế và “ở cùng chúng ta”;
  • Đức Giê-su đã được sinh hạ ở Bét-lem trong hành trình di chuyển của Thánh Gia (thánh Giuse và Đức Maria) trở về quê để kiểm tra dân số.

Thánh Gia Thất tại Bét-lem (Lc 2,7) và Ai-cập (Mt 2, 13-18)

  • Cơn giận của Hê-rô-đê…tìm giết hại những trẻ thơ vô tội;
  • Thiên Thần Chúa chỉ cho thấy nơi đến cuối cùng;
  • Thánh Gia trốn chạy vội vàng qua Ai-Cập;
  • Thánh Gia kinh nghiệm việc phải rời bỏ và ra đi vì lý do tôn giáo và chính trị;
  • Ai-cập là biểu tượng của nơi lưu đày và nếp sống di dân nô lệ mà Thánh Gia Thất đã trải qua;
  • Từ Ai-cập trở về quê hương, Thánh Gia Thất sống lại kinh nghiệm Xuất hành;
  • Ý nghĩa của việc ‘Nhập thể’: Thiên Chúa của Đức Giê-su như là “Thiên Chúa hành hương” (Pilgrim God) – Đức Giê-su Nhập Thể làm người nơi dương thế như một người tị nạn (a Refugee)/ một Di Dân (a Migrant) để “ở cùng chúng ta”. Cùng với Đức Maria và thánh Giu-se, Đức Giê-su sống lại kinh nghiệm Xuất hành…tiến về vùng Đất Hứa.

Cuộc đời công khai của đức Giê-su

Sống đời ‘lữ hành’: Giảng dạy trên mọi nẻo đường (Lc 8, 1-3; 18-22. Ga 18, 36-37);

  • Đức Giê-su liên tục từ thành này qua thành khác trên đất Pa-les-tin và đất dân ngoại;
  • Các môn đệ chia sẻ nếp sống của ‘Con Người’;
  • Đức Giê-su loan báo về “Vương quốc Thiên Chúa”;
  • ‘Vương quốc Thiên Chúa’ không ở trên chốn dương gian này;
  • Theo Kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, trong Đức Giê-su Ki-tô, vùng Đất hứa đích thực là Nước Trời, sự sống vĩnh cửu bên kia cái chết.

2. Hiếu khách: Thiên Chúa hiện diện nơi người khách lạ

 « … Tất cả những ai có chức vụ trong Giáo Hội, cho dầu là dòng hay triều, cần tập cho có thói quen, tùy theo thu nhập cho phép, hiếu khách cách rộng lượng và ân cần, điều hằng được các đức Thánh Cha kêu mời. Hãy nhớ rằng ai thực thi lòng hiếu khách là tiếp nhận chính đức Ki-tô nơi người khách lạ » (Công đồng Tren-tô)

  • Truyền thống cổ xưa đã coi trọng và thực hành việc tiếp đón khách lạ;
  • Bổn phận hiếu khách không có luật trừ đối với dân Do Thái: hình phạt nặng nề trong trường hợp không chu toàn;
  • Thiên Chúa hiện diện nơi người lạ là nền tảng để hiểu giá trị bổn phận hiếu khách nơi Ki-tô hữu.

a) Hiếu khách trong Cựu Ước

A-bra-ham và ba vị thiên sứ (x. St 18, 1-5)

  • Abraham nhận ra chính Chúa hiện diện nơi những người khách lạ;
  • Nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa nơi họ đưa Abraham tới thái độ tôn kính và tiếp đón;
  • Phần thưởng cho ông là lời hứa ban cho hậu duệ là I-sa-ác.

Mô-sê nơi lều trại của tư tế Rơ-u-en (x. Xh 2, 16-22)

  • Mô-sê chạy trốn vào hoang địa sau khi giết chết một người Ai-câp để cứu một người Do-Thái bị người Ai-cập hại;
  • Ông cứu giúp các con gái của Rơ-u-en;
  • Ẩn náu trong lều trại của tư tế Ma-đi-an;
  • Rơ-e-en đón tiếp Mô-sê trong lều trại của ông;
  • Mô-sê vẫn là khách lạ nơi đất khách quê người.

Hiếu khách trong “lề luật” Do Thái (x. Xh 23, 9; 12, 48-49; Dnl 16, 10-14,…)

  • Người Do-Thái đã kinh nghiệm bị kỳ thị và bóc lột bên Ai-cập;
  • Từ ý thức đó, họ nhận ra bổn phận phải hiếu khách và tôn trọng khách lạ;
  • Bổn phận hiếu khách được đưa vào Luật Pháp;
  • Cựu Ước có nhiều qui định liên quan đến bổn phận hiếu khách.

Ê-li-a và bà góa Sa-rep-ta

  • Ngôn sứ Ê-li-a là khách lạ trong đất Si-don;
  • Bà góa nghèo hiếu khách đã đón tiếp và cung cấp lương thực cho ngôn sứ Ê-li-a;
  • Phần thưởng dành cho lòng quảng đại hiếu khách của bà;
  • Phép lạ bột và dầu không hề cạn;
  • Con trai bà góa được hồi sinh.

b) Hiếu khách trong Tân Ước

Sức mạnh của “Điều răn mới”

  • Hiếu khách được hiểu chứa đựng trong “Điều răn mới”;
  • Mến Chúa và yêu tha nhân: hai chiều kích của một tình yêu duy nhất;
  • Hiếu khách phát xuất từ việc nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa nơi tha nhân;
  • Đức Giê-su kêu gọi tới lòng hiếu khách;
  • Đón khách mang lại nhiều hoa quả phong phú và ân sủng;
  • Trường hợp Bê-ta-ni-a: đón tiếp và phục vụ Đức Giê-su người Di Dân (Lc 10, 38-42).

Câu chuyện ông Gia-kêu (Lc 19, 1-10)

  • Gia-kêu tò mò muốn nhìn thấy Thầy;
  • Đức Giê-su muốn ông tiếp Ngài;
  • Gia-kêu tích cực tiếp đón đức Giê-su vào nhà mình;
  • Hiếu khách với chính Chúa mau chóng dẫn Gia-kêu tới việc chân thành hoán cải đời sống.

Dụ ngôn đứa con hoang đàng (Lc 15, 20-32)

  • Đứa con út bỏ nhà ra đi;
  • Kinh nghiệm nghèo khổ cô đơn, và nhu cầu trở về nhà cha;
  • Người Cha nhân từ đón nhận đứa con trở về;
  • Sự tức giận của người anh cả với ‘đặc quyền’ của mình;
  • Đứa con trở về trong tư cách khách lạ nghèo hèn đã chiếm được chỗ ưu ái trong cõi lòng cha già.

Đón tiếp các môn đệ Đức Giê-su (x.Lc 10, 8-12, 16)

  • Sứ mạng các môn đệ đức Giê-su: họ được sai tới các làng mạc It-ra-en;
  • Họ được truyền ở lại trong nhà nào đón tiếp họ;
  • Kết án nghiêm khắc những ai không tiếp đón các môn đệ: từ chối tiếp nhận chính đức Giê-su.

Ngày phán xét (x. Mt 25, 35, 40)

  • Vấn nạn liên quan tới tình yêu;
  • Tiếp khách là một trong các ‘công việc nhân ái’;
  • Lý do chính là: Chúa hiện diện nơi tha nhân.

c) Hiếu khách trong truyền thống Giáo Phụ

  • Thư thứ nhất của Kle-men gởi giáo đoàn Co-rin-tô (Thế kỷ I hoặc II) trích dẫn Sách Sáng Thế (Ch 18), Sách Gio-sua (Ch 2) và giải thích rõ:
    • Đức tin và hiếu khách luôn được Chúa thưởng công bội hậu;
    • Nêu trường hợp A-bra-ham, Lot và Ra-hap hiếu khách.
  • Lactantius’ Thể chế của Thiên Chúa (Thế kỷ IV) cho thấy rằng:
    • Hiếu khách là nhân đức chính xuất phát từ đức công bằng;
    • Ơn ích thiêng liêng của việc tiếp khách sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu chủ nhân mong hưởng lợi từ đó.
  • Gio-an Kim Khẩu (Thế kỷ IV)
    • Giải thích Thư gởi tín hữu Rô-ma: ngài khiển trách các tín hữu vì thiếu lòng mến khách (x. Gioan Kim Khẩu, Bài Giảng thứ XXI, về Lá Thư gửi Tín hữu Rô-ma, 12, 13);
    • Bài giảng XLV về sách Công Vụ các Tông đồ (20,32): Đức Giê-su đang xin được tiếp đón và dành một căn phòng cho mình trong mỗi nhà;
  • Am-brô-si-ô thành Mi-lan (Thế kỷ V) thúc đẩy các tín hữu hiếu khách
    • Do quân man di xâm lấn nhiều người phải di tản;
    • Ngài xác tín rằng hiếu khách là bổn phận đặc biệt đối với các bà goá và hàng giáo sĩ (x. Am-brô-si-ô, Chủ đề Liên Quan Đến Góa Phụ, 1, 4-5; và x. Am-brô-si-ô, Về Bổn Phận Của Giáo Sỹ, Sách II, XXI, 104);
    • Ngài đề nghị xóa bỏ tư hữu vì lòng hiếu khách;
    • Theo ngài, Chúa hằng đi qua, vì thế quan tâm và mến khách là thái độ trường kỳ của mỗi con người thuộc về Chúa.

3. Công Giáo tính: vai trò của di dân trong việc thể hiện Vương Quốc Hoàn Vũ

« Di dân cống hiến cho các Giáo Hội địa phương dịp thuận tiện để xác minh tính công giáo của mình, không những bao gồm việc mở rộng tiếp đón các nhóm sắc dân khác nhau, nhưng trên hết hệ tại việc xây dựng hiệp thông với họ và giữa họ với nhau. Sự đa diện về sắc dân và văn hóa trong Giáo hội  không chỉ là một điều cần phải chấp nhận vì tính tạm thời của chúng, nhưng là thuộc diện cơ cấu . Sự hiệp nhất trong Hội Thánh không lệ thuộc vào việc có cùng nguồn gốc hay ngôn ngữ mà là do Thánh Thần ngày Hiện Xuống, đấng qui tụ các người nam nữ thuộc mọi quốc gia và ngôn ngữ khác nhau thành một dân duy nhất, ban cho mỗi người  niềm tin vào cùng một Chúa và kêu họ tới cùng một niềm hy vọng. » (Gioan Phaolo II, Thông Điệp Ngày Thế Giới Di Dân năm 1988).

“…Con mắt đức tin cần đọc hiện tượng di dân trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa đó là mang đến sự hiệp nhất của toàn thể nhân loại. Giáo Hội cần phải dấn thân cho di dân như một lời chứng cho thấy Giáo Hội tham dự vào sứ vụ của Ba Ngôi Thiên Chúa, sứ vụ kêu gọi mọi người vào một gia đình, một cộng đoàn nhân loại, tất cả nhân loại lộng lẫy trong sự đa dạng và hợp nhất trong/qua sự đa dạng này…” (William La Rouse, “ ‘Go…and Make Disciples of All Nations’: Migration and Mission”, in Faith On The Move: Toward A Theology of Migration In Asia. Eds. Fabio Baggio and Agnes M. Brazal. Quezon City: Ateneo de Manila University Press. 2008.)

Là những nhân tố của sứ vụ loan báo Tin Mừng và là những người kiến tạo “sự hiệp thông trong đa dạng”, những di dân trở thành những cộng tác viên trong việc thể hiện Vương Quốc Hoàn Vũ.

a) Di dân là rao giảng Tin Mừng

Trong Cựu Ước

  • Di dân là cơ hội để mở rộng mạc khải về Thiên Chúa thật cho toàn thế giới;
  • Các người Do Thái kiều cư tạo thành cộng đoàn mới trong các nước xa lạ trở thành chứng nhân của Thiên Chúa It-ra-en duy nhất;
  • Trường hợp vua Na-bu-cô-đô-nô-xô:

« Vậy Trẫm truyền rằng bất cứ người nào thuộc bất cứ dân tộc, giống nòi, ngôn ngữ nào dám nói điều gì sai quấy, phạm đến Thiên Chúa của Sát-rác, Mê-sác và A-vét Nơ-gô, sẽ bị xử lăng trì, và nhà chúng sẽ thành đống bùn, bởi vì không có thần nào khác có thể cứu được như thế”. Rồi vua thăng chức cho Sát-rác, Mê-sác và A-vét Nơ-gô trong toàn tỉnh Ba-by-lon. (Daniel 3, 28-30).

Trong Tân Ước

  • Việc rao giảng Tin Mừng ban đầu mang đậm nét lữ hành;
  • “Hãy đi tới tận cùng thế giới rao giảng sám hối cho muôn dân ”;
  • 12 tông đồ và 72 môn đệ được sai đi như những di dân, trong sự tín thác nơi Chúa, để loan báo Tin Mừng;
  • Kinh nghiệm tới gần, gặp gỡ và trao đổi;
  • “Thuở ban đầu: các môn đệ đức Giê-su ở lại đất nước họ”;
  • Cuộc bách hại người Do Thái và lưu đày…trở thành cơ hội cho Tin Mừng được loan báo vượt ra khỏi biên cương của vùng Đất Hứa (x. Cv 8,4);
  • Mẫu gương của Phao-lô ra đi loan báo Tin Mừng cho dân ngoại (Cv 13, 4-5), ngay cả khi bị cầm tù và lưu đày qua Ro-ma (Phil 1, 12-14).

b) Hiệp thông trong khác biệt: thể hiện Vương quốc hoàn vũ

Giáo Hội của Đức Giê-su là “Công Giáo” vì Giáo Hội có thể mang chiều kích hoàn vũ, mở ra với mọi người nam nữ trên thế giới. Một cộng đoàn huynh đệ của dân địa phương và di dân, với những khác biệt về ngôn ngữ, văn hóa và truyền thống, trình bày chứng từ cụ thể về sự hiệp thông trong đa dạng.

Trong Cựu Ước

  • Tư tưởng vào thời đấng Thiên Sai: tái lập địa đàng đã mất;
  • Các ngôn sứ tiên báo: Bữa tiệc vĩ đại của mọi dân tộc trong Vương quốc vĩnh viễn của Đức Chúa (x. Is 25, 6-8);
  • Dân Ít-ra-en là ‘đồng tác nhân’ trong lịch sử cứu độ;
  • Vương quốc sau cùng sẽ là hoàn vũ.

Trong  Tân Ước

  • Hoạt động rao giảng và chữa lành của đức Giê-su tập trung chính yếu tại Ga-li-lê và vào dân Do Thái (Mt 9, 5-6; 15, 24);
  • Nhưng cũng có các chiều kích rộng mở: người nữ Sa-ma-ri-a (x. Ga 4, 1-42), quan bách quân (x. Ga 4, 43-54), người bị quỉ ám tại Giê-ra-sa (x. Mc 5, 1-20), phụ nữ Ca-na-an (x. Mt 15, 21-28);
  • Nước Thiên Chúa, một thực tại bao gồm hết mọi dân nước, không có sự phân biệt (x. 22, 8-9);
  • Phao-lô ra đi rao giảng khắp vùng Âu Á…cho mọi người, kể cả lương dân (Cv 15, 7-9);
  • Công Đồng Giê-ru-sa-lem và thái độ rộng mở của công giáo tính trong sứ vụ truyền giáo.

Suy tư sâu rộng hơn

  • ‘Bóng ma’ loại trừ vẫn luôn ám ảnh lịch sử Giáo hội: trong thực hành và cả trong học thuyết;
  • Suy tư thần học của Công đồng Vatican II, Lumen Gentium 13 – Vượt qua ‘Bóng ma’ loại trừ đó:

« Tất cả mọi người đều được mời gọi tham dự vào sự hiệp nhất công giáo của đoàn dân Chúa, sự hiệp nhất loan báo và xây dựng nền hòa bình thế giới. Tín hữu Công giáo trước hết, những kẻ tin vào đức Ki-tô, và toàn thể nhân loại nữa vì mọi người đều được mời gọi lãnh nhận ơn cứu độ của Thiên Chúa, đều thuộc về, hay liên quan cách này hay cách khác tới Hội Thánh. »

  • Như là Hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi, Hội Thánh phải xây dựng hiệp thông trong đa diện, tôn trọng và chấp nhận các khác biệt;
  • Trong bối cảnh đó, Giáo Hội khám phá ra rằng: di dân là các diễn viên quan trọng trong cuộc đối thoại đại kết và liên tôn, là điều nòng cốt trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Hội Thánh (Đại Hội Thế giới V về Chăm sóc Mục vụ cho Di dân và Người Di cư, Roma, 17 – 22 tháng 11, 2003, Tài liệu chính thức).

—————-

Tài liệu tham khảo:

1. Maurizio Pettena. “Migration in The Bible.” In Exodus Series: A Resource Guide For The Migrant Ministry In Asia. Quezon City: Scalabrini Migration Center. 2005.

2. Fabio Baggio. “Theology of Migration.” In Exodus Series: A Resource Guide For The Migrant Ministry In Asia. Quezon City: Scalabrini Migration Center. 2005.

3. Bản dịch tóm lược “Theology of Migration” của Lm. Gio-an Nguyễn Văn Ty, SDB.

4. William La Rouse. “ ‘Go…and Make Disciples of All Nations’: Migration and Mission”. In Faith On The Move: Toward A Theology of Migration In Asia. Eds. Fabio Baggio and Agnes M. Brazal. Quezon City: Ateneo de Manila University Press. 2008.

5. Groody Daniel G. “Crossing The Divide: Foundations of A Theology of Migration and Refugees.” In Theological Studies. Từ nguồn: https://www.highbeam.com/doc/1G1-207643238.html

6. “12 Tribes of Israel Chart.” Từ nguồn : http://www.conformingtojesus.com/charts-maps/en/12_tribes_of_israel_chart.htm

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here