Phan Tấn Thành
*** Vấn đề từ ngữ trong tiếng Việt và tiếng Latinh: linh mục, tư tế, tư giáo, giáo sĩ, linh đạo
A. Linh mục (chăn dắt các linh hồn)
Thầy cả, Đạo trưởng; Tư tế (dịch sacerdos: tế lễ) nhưng không có trong từ điển tiếng Việt[1].
1/ Tư giáo. Giáo sĩ (Pháp: clergé, Anh clergy, clergy man, bắt nguồn từ tiếng Latinh clericus, clerus, và xa hơn nữa là kleros, tiếng Hy lạp, có nghĩa là “gia nghiệp”.
– Trong Cựu ước, clerici là những người thuộc dòng họ Lêvi, lấy Chúa làm gia nghiệp (Tv 16,5-6). Trong Tân ước, tất cả các Kitô hữu đều là clerici (1Pr 3,5) bởi vì họ đã được Thiên Chúa chọn để thừa hưởng gia nghiệp trên trời.
– Từ thế kỷ III, danh từ clericus được dành riêng cho những người có chức thánh, bởi vì theo thánh Hiêrônimô :“si enim kleros graece, sors latine appellatur, propterea vocantur clerici, vel quia de sorte sunt Domini vel quia ipse Dominus sors, id est, pars clericorum est” [2].
– Trong bộ giáo luật 1917, clerici bao gồm những ai đã lãnh “phép cắt tóc” (tonsura), các chức nhỏ (ordines minores) và các chức lớn (ordines maiores). Trong bộ giáo luật hiện hành (1983), clerici là: các phó tế, linh mục, giám mục, nghĩa là những người đã lãnh bí tích truyền chức. Sự thay đổi này được du nhập do ĐGH Phaolô VI với tự sắc Ministeria quaedam (15-8-1972), bãi bỏ các chức nhỏ và tuỳ-phó-tế.
2/ Tư tế và linh mục. Trong tiếng Latinh là hai từ ngữ khác nhau sacerdos và presbyter, nhưng khi dịch ra tiếng Pháp và tiếng Anh thì chỉ còn một từ prêtre / priest (vì thế mới có chuyện Chúa Giêsu “linh mục”).
– Trong nguyên gốc Hy lạp, presbyter có nghĩa là “bô lão”; còn sacerdos gốc Latinh gợi ý nghĩa thánh thiêng (sacerdos, sacrum dans, sacrificium)
– Trong Tân ước, từ sacerdos (Hy lạp hiereus) được áp dụng cho Đức Kitô (cách riêng là trong thư gửi Hipri[3]) và cho toàn dân Kitô giáo (1 Pr 2,4-10; x. Kh 1,5-6)[4], chứ không dùng để gọi các nhân viên của Giáo hội (khác với dân Do thái)[5]. Chỉ từ thế kỷ III trở đia, từ sacerdos mới được sử dụng cho các nhân viên Giáo hội (Tertullianô, Cyprianô, Traditio apostolica).
– Đối lại, từ presbyteroi (bô lão, kỳ mục) được sử dụng nhiều lần trong Tân ước, áp dụng cho ban lãnh đạo các giáo đoàn, chẳng hạn như tại Giêrusalem (Cv 11,29-30; 15,2.49; 21,18) và những cộng đoàn khác do thánh Phaolô thành lập (Cv 14,23)[6]. Nên biết là giáo đoàn Antiokia được quản trị bởi các “ngôn sứ và thầy dạy” (Cv 13,1) chứ không phải bởi các presbyteroi. Ngoài ra, trong các thư của thánh Phaolô, các presbyteroi không hẳn khác biệt với các episcopoi (Tt 1,5.7; x. Cv 20,17). Dù sao, trong Tân ước, Đức Kitô được gọi bằng nhiều danh hiệu: Mục tử, Thầy, Chủ, Ngôn sứ, và thậm chí episkopos (1Pt 2,25) và diakonos (Rm 15,8; x. Gl 2,17), nhưng không bao giờ mang tước hiệu presbyteros!
– Giám mục là “sacerdos” chứ không phải là “presbyter” (các “presbyteri” ở dưới “episcopus”). Các giáo dân thông dự vào “commune sacerdotium” của Đức Kitô, chứ không phải vào “presbyterium” của Người, bởi vì Người là “Summus Sacerdos” chứ không phải là “Summus Presbyter”!
3/ Linh đạo: dịch bởi Spirituality – Spiritual life
– Spirituality (Latinh: spiritualitas). Nói chung, đây là một danh từ có thể hiểu về nhiều thực thể: a) xét như một danh từ trừu tượng, ám chỉ cái gì liên quan đến spiritus, tính cách linh thiêng (thiêng liêng) của vài hữu thể; b/ lòng đạo đức, hướng đến đời sống nội tâm; c) khoa học về các loài linh thiêng hoặc đời sống thiêng liêng. Tuy nhiên, đối với Kitô giáo “spiritus” có thể hiểu về tinh thần của con người nhưng đặc biệt là hiểu về “Thánh Linh”. Linh đạo là con đường kết hợp với Thiên Chúa, con đường nên thánh, dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh. Đời sống tâm linh (spiritual life) là đời sống dưới sự hướng dẫn của Thánh Linh[7].
– Sprituality of priesthood: linh đạo linh mục. Trong thần học (lý thuyết), người ta muốn tìm hiểu đặc trưng của đường nên thánh của linh mục (khác với các hàng ngũ khác của Hội thánh).
– The spiritual life of priests: đời sống tâm linh (thiêng liêng) của các linh mục: những phương tiện mà linh mục cần áp dụng để chu toàn ơn gọi của mình. Linh mục cũng phải sử dụng những phương tiện khác dành cho tất cả các tín hữu: Lời Chúa, các bí tích (đặc biệt là Thánh Thể, thống hối), thực hành các nhân đức. Bên cạnh đó, các văn kiện Tòa Thánh muốn nêu bật vài phương tiện riêng biệt caritas pastoralis (Pastores dabo vobis).
– Dù sao, có nhiều “linh đạo” linh mục, tuỳ thuộc vào những điều kiện thời gian và không gian.
———————
Nhập đề
Linh đạo LM thay đổi tuỳ theo những điểm nhấn khác nhau về căn cước (thần học) của LM. Ý thức về căn cước linh mục chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố: đời sống, suy tư, cải cách. Chúng ta sẽ phân chia làm 5 thời kỳ: tông đồ, giáo phụ, trung cổ, cận kim, đương đại[8].
I. Tân ước (Thời các thánh tông đồ)
Kinh thánh là hồn của thần học. Nhưng vấn đề được đặt ra là: Kinh thánh (Tân ước) nói gì về các tư tế (sacerdos) ? Xin thưa rằng không có gì hết, bởi vì như đã nói trên, từ “tư tế” chỉ được áp dụng cho Đức Kitô hay cho toàn thể các tín hữu, chứ không áp dụng cho các nhân viên Giáo hội. Người ta nói rằng Chúa Giêsu đã thiết lập chức tư tế (linh mục) trong bữa Tiệc Ly khi thiết lập bí tích Thánh Thể, nhưng nói như vậy thì không đúng lắm, vì hai lý do: a) phải chăng nhiệm vụ của linh mục chỉ là dâng Thánh lễ? b) trong trình thuật thiết lập bí tích Thánh Thể, từ ngữ “tư tế” hoặc “linh mục” không được sử dụng.
Khi bước sang từ ngữ “linh mục”, chúng ta cũng gặp khó khăn tương tự: Tân ước chưa phân biệt rõ rệt giữa episcopoi và presbyteroi; hai chức vụ này không gắn liền với việc tế lễ!
Mặt khác, đã có sự tiến triển trong truyền thống Hội thánh về việc tổ chức các nhân viên phục vụ Hội thánh, với các cấp bậc như là: giám mục, linh mục, phó tế. Truyền thống này dựa trên các bản văn Tân ước để tìm thấy những mẫu gương về sự phục vụ, rao giảng, hoặc các nhân đức của người lãnh đạo, nơi chính cuộc đời của Đức Giêsu hoặc các thánh tông đồ.
A. Đức Giêsu Kitô
– Thư gửi Hipri gọi Đức Giêsu như là Summus Sacerdos. Vai trò của sacerdos là dâng hy lễ (Dt 5,1-5), làm trung gian giữa Thiên Chúa với loài người (Dt 8,3-6; 9,15). Đức Kitô là sacerdos cách độc đáo, bởi vì được tấn phong bởi Thiên Chúa, chứ không bởi vì thuộc dòng tộc Lêvi. Người là sacerdos et victima, dâng chính bản thân làm hy lễ. Người đã tiến vào điện cực thánh trên trời (Dt 9,6-7.11-12.23). Chức tư tế của Người thì độc nhất vô nhị, và không thể lặp lại được nữa (Dt 7,28; 9,27; 10,12-14).
– Mặt khác, các sách Tin mừng cũng trình bày Đức Giêsu như là kẻ loan báo Tin mừng (Lc 4,18), mang tin vui cho người nghèo và chữa lành người bệnh tật. Người tự giới thiệu như là mục tử nhân lành (Ga 10,11) hiến mạng sống mình cho đoàn chiên. Nên ghi nhận rằng đức Giêsu không tự xưng là sacerdos, nhưng các sách Tin mừng mô tả cái chết của Người bằng ngôn ngữ của lễ tế, chẳng hạn: hy lễ giao ước (trong máu: Xh 24,6-8), con chiên vượt qua chịu hiến tế (Mt 28,2; Ga 18,28; 19,24), lễ đền tội (Rm 3,25). Thánh Phaolô cũng giải thích cái chết của Đức Giêsu như là sự sát tế (Christus Pasqua nostra immolatus est: 1Cr 5,17)
– Giáo huấn của đức Giêsu cho các tác vụ, cách riêng trong những lần huấn luyện các tông đồ. Họ được kêu gọi để “ở với Người” “sống với Người” để rồi được sai đi tiếp tục sứ mạng của Người (Mc 3,14). Họ cần bắt chước Người là một kẻ phục vụ chứ không phải là kẻ được phục vụ. Người cảnh giác họ về nguy cơ cứ muốn cai trị hơn là phục vụ (Mt 20,25-26). Phải chăng Người muốn loại bỏ hết mọi hình thức trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: người thầy, người cha (x. Mt 23,9-10)?
B. Thánh Phaolô
– Người là mẫu gương của một tông đồ, kẻ thiết lập các giáo đoàn, kẻ phục vụ Tin mừng cũng như kẻ gắn bó hết lòng với Đức Kitô (Không còn phải là tôi sống, như Đức Kitô sống trong tôi : Gl 2,20).
– Người coi sứ mạng chính của mình là kẻ được uỷ thác để rao giảng Tin mừng, ngõ hầu đem ơn cứu độ cho mọi người. Người ý thức rằng mình là “đại sứ của Thiên Chúa” (2Cr 5,20) để giao hoà các tín hữu với Chúa.
– Người xem việc phục vụ Tin mừng như là một “hy tế” và “lễ vật” (Pl 2,17; Rm 1,9; 15,16), tuy không tự nhận là một tư tế.
– Người để lại giáo huấn về các chức vụ trong Hội thánh (tông đồ, ngôn sứ, thầy dạy, vv) như là đoàn sủng được ban để phục vụ giáo đoàn, những “kẻ phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa” (1Cr 4,1-2). Vào giai đoạn này, thật khó phân biệt giữa các episkopoi và presbyteroi. Việc thực thi quyền bính (chứ không phải chỉ khuyên lơn) được trao qua việc đặt tay (x. 1Tm 4,14; 5,22; 2 Tm 1,6). Việc “đặt tay” là một truyền thông đặc sủng, cần được liên lỉ làm sống lại. Những đức tính của các kỳ mục: Tt 1,5-9.
– Những lời di chúc dành cho các kỳ mục Eâphêsô tại Mileto (Cv 20,18-35) tạo thành một thứ linh đạo dành cho các nhà lãnh đạo[9].
C. Những văn phẩm khác
– Thánh Phêrô khuyên nhủ các kỳ mục, được Sách Phụng vụ Giờ Kinh trích dẫn trong phần chung các thánh mục tử (1Pr 5,1-4).
II. Thời các giáo phụ
Vào thời các thánh tông đồ, có nhiều loại “tác vụ”: một vài thứ do Chúa Thánh Thần tự ý trao ban (charisma) nhằm xây dựng giáo đoàn (thí dụ tông đồ, ngôn sứ, thầy dạy); một số khác được đặt ra để cai quản cộng đoàn địa phương dựa theo kinh nghiệm của các tôn giáo hoặc văn hóa địa phương, chẳng hạn như presbyteroi (kỳ mục) từ truyền thống Do thái, episkopoi (giám sát, thanh tra) và diakonoi (nô bộc), từ các xã hội Hy lạp. Cần chờ một thời gian các tác vụ này mới được du nhập vào cơ quan hành chánh của Kitô giáo.
Có thể chia làm hai giai đoạn: các tông phụ; các giáo phụ thế kỷ III-IV.
A. Các tông phụ (thế kỷ II)
– Didache (cuối thế kỷ I). Không thấy nhắc đến các “presbyteroi” trong hàng ngũ các nhân viên Hội thánh (tông đồ, ngôn sứ, thầy dạy, episcopoi và diakonoi).
– Thư Clêmentê (k.96-98). Xem ra presbyteroi và episcopoi cũng ám chỉ những người như nhau (44,4-5).
– Các thư của thánh Ignaxiô Antiokia (k.110). Phân biệt ba cấp: episkopos (số ít), presbyteroi (tập đoàn) và diakonoi. Thánh Inhaxiô nhấn mạnh đến sự hợp nhất giữa các presbyteroi với episkopos (chẳng hạn như Ad Magnesios 6,1). Điều tương tự cũng thấy nơi thư của thánh Polycarpê gửi giáo đoàn Philipppi (6,1).
– T. Irênêô (+202). Đôi khi nhiệm vụ bảo vệ truyền thống tông đồ được uỷ thác cho các giám mục và linh mục (Adversus haereses IV, 26.4-6).
B. Thế kỷ III
– Danh từ sacerdotium được áp dụng cho các nhân viên Giáo hội: bên Tây, Tertullianô áp dụng cho các giám mục; thánh Cyprianô dùng cho cả giám mục và linh mục, cũng tương tự như Origène bên Đông.
– Traditio apostolica (c.215). Nghi thức truyền chức (c. 7): các linh mục được truyền chức bởi Chúa Thánh Thần để trợ giúp giám mục trong việc cai quản, dâng lễ và tha thứ. Các linh mục họp thành một ordo (đoàn), với chức vụ sacerdotium (tuy dù chỉ là hỗ trợ cho sacerdotium sung mãn của các giám mục). Các linh mục họp thành một ban cố vấn của giám mục. Xem thêm Didascalia, Constitutiones apostolicae.
C. Thế kỷ IV[10]
– Với sự nhìn nhận quyền tự do tín ngưỡng cho Kitô giáo, Hội thánh dần dần đi vào các cơ cấu của Đế quốc Rôma: Giáo hội cũng áp dụng cơ chế phẩm trật (quyền bính) nghiên về quyền bính hơn là phục vụ. Bên cạnh đó cũng không nên bỏ qua những phong trào “thần khí” đề cao các “đặc sủng”, “ngôn sứ” trong Giáo hội, khiến cho các giám mục bảo vệ “truyền thống tông đồ” qua việc truyền chức thánh, chứ không phải qua các đặc sủng.
– Hai từ presbyterium và sacerdotium thường được dùng như đồng nghĩa. Các linh mục có khuynh hướng sống tự lập trong các giáo xứ (hơn là sống chung trong collegium)[11], mặc dù cũng có những monasteria clericorum, nghĩa là các giáo sĩ sống chung cùng với giám mục tại Vercelli (T. Eusebiô), Milanô (T. Ambrosiô), Hippo (T. Augustinô), vv.
– Văn chương: T. Gioan Kim khẩu, De sacerdotio (c.386); T. Ambrosiô (333-397), De officiis ministrorum; T. Augustinô (345-430), Sermones (đặc biệt sermo 46 de pastoribus); T. Grêgoriô Cả (540-604), Regula pastoralis; T Isidorô Sevilla (636), De ecclesiasticis officiis.
– Các giáo phụ không trình bày một khảo luận hệ thống về linh đạo linh mục. Các linh mục được mời gọi hãy sống phù hợp với những đòi hỏi của tác vụ (giảng Lời Chúa, cử hành các bí tích, cai quản cộng đoàn). Các linh mục được mời gọi bắt chước Đức Kitô là Tư tế, Trung gian, Mục tử nhân lành, và hãy phục vụ Hội thánh như đền thờ sống động và thân thể của Đức Kitô. Linh đạo linh mục hệ tại sự phục vụ (diakonia) và từ bỏ mình (kenosis) để đạt sự thánh thiện chung cho mọi Kitô hữu. Các linh mục đã lãnh nhận Thánh Linh lúc thụ phong để giúp các anh chị em của mình sống nhờ cũng một Thánh Linh đã được lãnh nhận lúc rửa tội và thêm sức.
III. Thời Trung Cổ
Chúng ta có thể tìm hiểu ba khía cạnh: sự kiện; thần học; linh đạo
A. Cuộc cải tổ hàng giáo sĩ từ Charlemagne (768-814) đến các công đồng Lateranô (thế kỷ XIV)
– Cỗ võ đời sống chung của hàng giáo sĩ, sống theo một bản luật Regula canonicorum (Aix-la-Chapelle 816) hoặc Regula Sancti Augustini. Phân biệt giữa “regulares” (những người sống theo Regula: clerici canonici, religiosi) và “saeculares”. Ngoài ra còn có những linh mục “saeculares” được truyền chức để phục vụ các lãnh chúa hoặc các đan viện: họ tuỳ thuộc lãnh chúa hoặc viện phụ (chứ không tuỳ thuộc giám mục). Nhiệm vụ của các linh mục này là dâng Thánh lễ (missa privata) cầu cho các linh hồn nơi luyện ngục).
– Vào thế kỷ XI, các giáo hoàng và công đồng cổ võ “vita apostolica” (nghĩa là sống chung và khó nghèo): công đồng Rôma năm1063 (thời giáo hoàng Alexanđrô II), T. Phêrô Đamianô (+1072), T. Norbertô (+1134). Công đồng Latêranô II (1139) đẩy mạnh luật độc thân: các hôn nhân của các giáo sĩ và tu sĩ bị tuyên bố là vô hiệu.
– Việc đào tạo trí thức của các giáo sĩ: schola cathedralis (nghĩa là tại các cộng đoàn linh mục dưới sự hướng dẫn của giám mục).
B. Thần học của “ấn tích linh mục” (thế kỷ XIII): in persona Christi
– Thần học của kinh viện về ấn tích (character) được bắt đầu do Hugues de St Victor, Petrus Lombardus và được phát triển nơi thánh Tôma Aquinô. Aán tích lãnh nhận khi thụ phong là sự uốn nắn nên đồng dạng (configuratio) với Đức Kitô [12]. Từ đó có câu định nghĩa: sacerdos alter Christus. Sự đồng hóa với Đức Kitô (là Sacerdos, trung gian giữa Thiên Chúa và loài người: Summa Theol. III, q.22, a.2-4) được biểu lộ rõ nét hơn hết khi cử hành các bí tích, đặc biệt là Thánh Thể và Thống hối in persona Christi[13]. Cốt yếu của chức linh mục được định nghĩa theo chức vụ phụng tự (giải thích tầm nguyên sacerdos: sacra dans; sacrificium, sacramentum).
– Nghĩa vụ nên thánh bắt nguồn từ ấn tích, nghĩa là trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Hơn thế nữa, khi thụ phong, linh mục nhận được một ân sủng riêng để thi hành nhiệm vụ (x. De veritate, q.27, a.5). Do đó, nguồn gốc của linh đạo linh mục là ấn tích và ân sủng kèm theo chức thánh.
C. Những chiều hướng linh đạo linh mục: đan sĩ, kinh sĩ, hành khất
1/ Đan sĩ (Biển đức và Xi-tô): nhấn mạnh đến phụng vụ, lao động, đời sống chung, đón tiếp, học hành, lectio divina. T. Anselmô, Offendiculum sacerdotum. T. Bênađô, De conversione ad clericos.
2/ Kinh sĩ: nêu bật nhiệm vụ chuyển cầu của linh mục khi cầu nguyện và ban các bí tích. Hughes de St Victor, “De ecclesiasticis ordinibus” in: De sacramentis pars III.
3/ Hành khất. Dòng Đa Minh (T. Tôma. T. Catarina Siena) đề cao khẩu hiệu “contemplata aliis tradere” và đặt Thánh Thể làm trung tâm của linh mục (“sacramentum ordinis ordinatur ad Eucharistiae consecrationem”, S. Th. III, q.65, a.3). Dòng Phan sinh (T. Bonaventura) đề cao việc bắt chước Đức Kitô và rao giảng cho người nghèo và người ngoại. Dù sao, các dòng hành khất cũng đề cao việc giảng dạy nằm trong chức vụ linh mục.
D. Nhận xét về thời Trung cổ
– Thần học về chức linh mục: đạo lý về ấn tích nhấn mạnh đến chiều kích Kitô, còn tương quan với Giáo hội thì không được để ý lắm. Hơn thế nữa, tư tưởng in persona Christi được nhìn dưới khía cạnh potestas, quyền (dù chỉ là dưới phương diện bí tích, potestas ordinis) hơn là khía cạnh “phục vụ”.
– Thực vậy, vào giai đoạn này, đa số các linh mục giáo phận sinh sống tại các giáo xứ, và ít có ý thức về mối liên lạc với giám mục và các linh mục đồng nghiệp. Các cha xứ phải thi hành tất cả mọi tác vụ. Linh mục được nhìn như là chóp đỉnh của bí tích truyền chức (các diaconi không còn là một ordo riêng nữa mà chỉ là bước chuẩn bị làm linh mục; giám mục chỉ hơn linh mục về quyền tài phán, chứ không hơn gì linh mục về quyền thánh chức, nghĩa là đối với Mình Thánh Chúa: spiritualis potestas in corpus Christi eucharisticum).
– Hàng giáo sĩ sống nhờ vào beneficium (bổng lộc) hơn là sống với cộng đoàn tín hữu.
– Nghi thức truyền chức. Cuộc tranh luận về chất thể và mô thể của bí tích: việc đặt tay (và kinh nguyện cầu khẩn Thánh Linh) được coi là thứ yếu; cốt yếu là traditio instrumentorum (trao dụng cụ, dấu chỉ của việc lãnh quyền chức), chẳng hạn như trao mũ gậy đối với giám mục, trao chén thánh đối với linh mục.
IV. Thời cận đại
Có thể chia làm ba giai đoạn : những phong trào canh tân trước Trentô, công đồng Trentô, sau Trentô.
A. Những phong trào canh tân trước công đồng Trentô
– Phong trào Devotio moderna tiêu biểu nơi cuốn sách Imitatio Christi: bắt chước các nhân đức của Chúa Kitô, thực hành tâm nguyện, nỗ lực giảng dạy và huấn giáo, quan tâm đến việc hướng dẫn các tín hữu nên thánh, từ bỏ thế gian.
– Các phong trào tương trợ giữa các linh mục (Các giáo sĩ Kỷ luật, Các tu đoàn sống chung như là Oratoriani, các Hội truyền giáo): thực hành đời sống huynh đệ và ba lời khuyên Phúc âm.
– Xuất bản các tác phẩm hoặc kim chỉ nam diễn tả lý tưởng và nếp sống linh mục.
B. Cuộc cải tổ của công đồng Trentô
– Hai loại văn kiện của công đồng: 1/ Đạo lý về chức linh mục (chịu ảnh hưởng của thánh Tôma) đề cao việc thi hành tác vụ bí tích Thánh Thể và hoà giải (sessio 23, cap.1-4), chống lại những luận đề của Luther; 2/ Những sắc lệnh cải tổ (sessio 23, canons 1-18), nhấn mạnh đến việc đào tạo linh mục (thiết lập các chủng viện), sự chăm sóc mục tử, giảng dạy và huấn giáo (x. Catechismus Tridentinus, Part II, ch.6)
– Chiều kích mục tử của linh mục. Các linh mục cần biết tình hình của các giáo dân, hy sinh bản thân cho các tín hữu, thì hành tác vụ bí tích, quan tâm đến những người nghèo khổ. Các bổn phận này hàm ngụ việc canh tân bản thân nhờ cầu nguyện, khiết tịnh, khó nghèo, vv.
C. Sau Trentô
Phía Cải Cách chủ trương chỉ có chức tư tế phổ quát của tất cả các tín hữu và nhấn mạnh đến tác vụ rao giảng Lời Chúa. Để phản ứng lại, thần học công giáo đề cao chức tư tế thừa tác (thay mặt Chúa Kitô), và tác vụ bí tích (cách riêng Thánh Thể và Thống hối).
Việc thực thi Trentô chậm chạp, cách riêng đối với việc thiết lập chủng viện.
D. Các chiều hướng linh đạo thế kỷ XVI và XVII
1/ Gắn liền với các dòng tu
– Biển đức: Garcia de Cisneros, Exercitatio de la Vida espiritual
– Đaminh: Luis de Granada, Bartolomé de los Martires
– Phansinh: Francisco de Cisneros
– Âutinh: T. Thomas Villanueva, Luis de León
– Dòng Tên: T. Ignatius Loyola (Exercitia Spiritualia), Phanxicô Xavier, Phanxicô Rodriguez, Phanxicô Borgia, Phêrô Canisius..
2/ Trường phái Tây ban nha
– Đạo lý về chức linh mục: Francisco de Vitoria, Melchior Cano, Domingo Soto, Bartolomeo Medina, Gregorio Valencia, Francisco Suarez, Salmanticenses.
– Tác giả linh đạo linh mục: T. Gioan Avila, T. Gioan Ribera.
3/ Trường phái linh đạo nước Pháp[14]
Đây là một trường phái chuyên ngành về linh đạo linh mục, với nhiều vị thánh và tác giả nổi tiếng: Pierre de Bérulle, Charles de Condren, St Jean Eudes, Jean Jacques Olier, St Vincent de Paul. Ơn gọi nên thánh là một gia sản cao quý nhất của hàng giáo sĩ giáo phận, bởi vì họ thuộc về “Dòng Chúa Giêsu Kitô” do chính Chúa Giêsu thiết lập trước các dòng tu khác (Pierre de Bérulle).
Chủ đề nổi bật là trường phái này là: Sacerdos et victima. Các linh mục cần phải bắt chước đời sống nội tâm của Đức Kitô, đấng được xức dầu làm tư tế vào lúc Nhập thể, được tóm vào ba cái nhìn (regard): + nhìn lên Chúa Cha để biết chương trình cứu độ của Ngài;, + nhìn đến nhân loại để phục vụ; + nhìn vào bản thân để trở nên hiến lễ với Chúa Kitô. Từ đó nảy sinh nhân đức thờ phượng, cầu nguyện, nhiệt tình tông đồ, thánh thiện như là “hy tế”. Ấn tín ban cho linh mục khả năng đồng hóa với Chúa Kitô, ngõ hầu trở thành Đức Kitô “sống động, được đại diện và tiếp nối”. Lý tưởng này được phổ biến tại các chủng viện do các cha dòng Xuân bích và Vinh sơn điều khiển.
4/ Trường phái Ý
– Cuộc canh tân được tiến hành nhờ các “Oratori” và “giáo sĩ kỷ luật”.
– Các tác giả: các thánh Carôlô Borromêô, Grêgoriô Barbarigo, Alphonsô Maria de’ Liguori, Phaolô thánh giá.
V. Thời đương đại
Có thể chia làm ba giai đoạn: trước công đồng; Vaticanô II; sau công đồng. Một chặng khác là Thượng hội đồng giám mục năm 1990 về việc đào tạo linh mục.
A. Trước công đồng Vaticanô II
– Nhiều vị thánh giám mục và linh mục: tử đạo, thừa sai (Phanxicô Xavier), sáng lập dòng tu (Alphonsô Maria de’ Liguori, Phaolô thánh giá, Anthoniô Claret, Gioan Bosco, vv.). Thánh Gioan Maria Vianney (1786-1859), quan thầy các cha sở từ năm 1929.
– Thần học về chức linh mục. Mathias-Josef Scheeben (1835-1888): các linh mục là những tác viên của Đức Kitô là đầu, họ là những “bộ phận” của chức vụ linh mục của Chúa Kitô.
– Phong trào canh tân của hồng y Désiré Joseph Mercier (1851-1936), La vie intérieure. Appel aux âmes sacerdotales. Retraite prêché à ses prêtres (Louvain, 1918). Việc thi hành các tác vụ là nguồn mạch chính cho việc nên thánh.
– Các lần can thiệp của huấn quyền: các ĐGH Piô X, thông điệp Haerent animo (8-8-1908); Piô XI, thông điệp Ad catholici sacerdotii fastigium (20-12-1935); Piô XII, tông huấn Menti nostrae (23-9-1950); Gioan XXIII, thông điệp Sacerdotii nostri primordia (1-8-1959); Phaolô VI, tông thư Summum Dei Verbum (4-11-1963).
– Các tác giả về linh đạo linh mục: Dom Columba Marmion, Réginald Garrigou-Lagrange, Clément Dillenschneider, Joseph Lécuyer.
B. Công đồng Vaticanô II
Các văn kiện chính : LG và PO[15]; ngoài ra OT, CD (15-17; 28-32), AG (16: 38-39), GS (43).
1/ Thần học về chức linh mục
– Chức tư tế phổ quát và thừa tác: trong Hội thánh là dân tư tế, có hai cách thức thông dự vào chức tư tế của Đức Kitô, đó là chức tế của tất cả mọi Kitô hữu, và chức tư tế thừa tác, “licet essentia et non gradu tantum differant” (LG 10)
– Linh mục và giám mục: linh mục là “sacerdos secundi ordinis”, cộng sự viên của hàng giám mục (LG 28).
– Căn cước của linh mục được định nghĩa dựa theo ba chức vụ của Đức Kitô: ngôn sứ, tư tế, vương đế, (chứ không chỉ dựa theo chức vụ tư tế mà thôi PO 4-6). Tác vụ Lời đi trước tác vụ Bí tích. Do bí tích truyền chức, các linh mục lãnh nhận ấn tích để được trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô tư tế, và “in persona Christi Capitis agere valeant” (PO 2).
2/ Đời sống tâm linh của các linh mục
Các linh mục có lý do đặc biệt buộc phải đạt tới sự hoàn thiện này, vì khi được thánh hiến cho Thiên Chúa với một chiều kích mới nhờ việc nhận lãnh chức thánh, các ngài trở nên những khí cụ sống động của Đức Kitô Tư tế vĩnh cửu, để tiếp tục thực hiện qua các thời đại công trình kỳ diệu của Đấng đã lấy quyền năng cao cả mà tái lập toàn thể xã hội con người. Vì thế, khi trở nên hiện thân của Đức Kitô theo chức vụ của mình, mỗi linh mục nhận được ơn ban đặc biệt, để khi phục vụ đoàn dân được trao phó cho ngài cũng như toàn thể Dân Chúa, các ngài có thêm khả năng vươn đến sự hoàn thiện của chính Đấng mà ngài thay mặt” (PO 12).
Những yêu sách cơ bản: đức bác ái mục tử. Các đức tính: khiêm tốn, vâng phục, khiết tịnh, khó nghèo (PO 15-17). Những nguồn mạch cho đời sống tâm linh: Lời Chúa, Thánh Thể, Thống hối, tĩnh tâm, tâm nguyện, vv. (PO 18-21).
3/ Vài yếu tố cốt yếu của linh đạo linh mục:
– a/ Thần học về “tác vụ” (diakonia): phục vụ. Chiều kích Hội thánh.
– b/ Việc thi hành tác vụ là phương thế thứ nhất để nên thánh (khác với các đan sĩ xếp chiêm niệm ở hàng đầu).
– c/ Linh mục giáo phận: mối liên hệ với giáo phận. Các linh mục họp thành presbyterium, một dây huynh đệ bí tích (LG 28; PO 7-8). Xem thêm Hội đồng linh mục.
C. Sau công đồng
Theo A. Mazzoleni, trong vòng 20 năm (giữa 1954-1974), có nhiều sách viết về linh mục hơn là từ hồi đầu Hội thánh cho tới nay[16].
1/ Những vấn đề
Sự tăng gia các tác phẩm về linh mục bắt nguồn từ sự tăng gia những vấn đề và khủng hoảng trong đời linh mục (không chỉ vì sự độc thân), tựa như:
– Sự tham gia của giáo dân vào đời sống giáo hội. Đâu là sự khác biệt giữa chức tư tế phổ quát và tư tế thừa tác? Đâu là căn cước linh mục? Linh mục được định nghĩa dựa theo “ấn tích” và quy về Đức Kitô (alter Christus), hay là dựa theo chức vụ nhằmg phụng sự cộng đoàn? Từ đó có hai hướng định nghĩa về linh mục: theo chức năng (functionalis) hoặc theo bản tính (ontologica).
– Cuộc đối thoại đại kết. Thần học về các tác vụ: các tác vụ (công tác, chức vụ) mang tính cách vĩnh viễn hay có thời hạn? Linh mục nhận quyền hành từ đâu: từ cộng đoàn (nhân dân), hay từ giám mục, từ Chúa Kitô?
– Nói chính xác hơn: đâu là công việc chính của linh mục: một con người của kinh nguyện và bí tích, hay một nhà lãnh đạo, hay một nhà giảng thuyết?
– Có một linh đạo riêng biệt cho linh mục, khác với linh đạo của giáo dân và tu sĩ không? Ba lời khuyên Phúc âm có phải là phương tiện cần thiết để nên thánh không?
– Những cuộc tranh luận khác: sự độc thân của linh mục, việc truyền chức linh mục cho nữ giới, sự tham gia chính trị.
2/ Những can thiệp quan trọng của Toà Thánh
– ĐGH Phaolô VI, thông điệp Sacerdotalis caelibatus (1967).
– Nghi thức truyền chức (1968).
– Thượng hội đồng giám mục năm 1971, Văn kiện Ultimis temporibus, về chức tư tế thừa tác.
– Việc cải tổ các tác vụ của ĐGH Phaolô VI, tự sắc Ministeria quaedam (1972)
– Việc truyền chức cho phụ nữ: Bộ Giáo lý đức tin, Inter insigniorres (15-10-1976). Xem thêm ĐGH Gioan Phaolô II, tông thư Ordinatio sacerdotalis (22-5-1994).
– Chức tư tế thừa tác: Bộ Giáo lý đức tin, Thư Sacerdotium ministeriale về một vài vấn đề liên quan đến tác viên Thánh Thể (6-8-1983).
– Thượng hội đồng giám mục về giáo dân năm 1986 và tông huấn hậu thượng hội đồng Christifideles laici. Xem thêm: Huấn thị liên Bộ, Về một vài vấn đề liên quan đến sự hợp tác giữa những người không có chức thánh vào tác vụ thánh của linh mục (15-8-1997).
– ĐGH Gioan Phaolô II, Thư gửi các linh mục nhân ngày thứ năm tuần thánh (1979-2004).
D. Thượng hội đồng giám mục về việc đào tạo linh mục (1990)
Đề tài của khóa họp là việc đào tạo các linh mục tương lai, nhưng có hai điểm không thể nào bỏ qua: căn cước và linh đạo của linh mục[17]. Thành quả được trình bày trong tông huấn hậu thượng hội đồng Pastores dabo vobis về sự đào tạo linh mục trong hoàn cảnh ngày nay (1992).
Một từ khoá của văn kiện là “mục tử” (pastor): Đức Kitô là mục tử nhân lành, các linh mục cũng được đặt làm mục tử (Cv 20,5; 1Pr 5,2). Đức “bác ái mục tử” phải là động lực hướng dẫn linh đạo linh mục. Chúng ta hãy lược qua ba điểm: căn cước, linh đạo, việc đào tạo linh mục.
1/ Căn cước linh mục
Căn cước linh mục được định nghĩa dựa theo những tương quan [1], cách riêng tương quan với Đức Kitô và với Hội thánh (số12).
a) Trong tương quan với Đức Kitô Mục tử: in persona Christi Capitis (số 13; 21). Qua bí tích truyền chức, linh mục được nên đồng hình đồng dạng của Đức Kitô mục tử để phục vụ nhân loại: tình yêu (bác ái) mục tử đến nỗi hiến mạng sống cho đồng bào (x. Mt 20,28; Ga 13,1-20). Điều này giả thiết một mối tình bằng hữu thân mật Đức Kitô: kết hiệp với Đức Kitô (số 46). Như vậy, linh mục được định nghĩa không phải chỉ như một chức vụ (để làm cái gì) nhưng còn như là một bản thể (là gì): linh mục là dấu chỉ của Đức Kitô, in persona Christi Capitis agere.
b) Trong tương quan với Giáo hội: in Ecclesia et erga Ecclesiam (số16).
Linh mục được thụ phong cho Giáo hội và trong Giáo hội. Giáo hội nào: hàng phẩm trật hay cộng đoàn địa phương? Giáo hội cần phải nhìn cách toàn diện như là: mầu nhiệm – hiệp thông – sứ vụ (số 12)
Căn cước của mỗi Kitô hữu được biểu lộ trong Hội thánh mầu nhiệm, nghĩa là mầu nhiệm hiệp thông của Ba Ngôi. Căn cước và tác vụ của linh mục cũng vậy. Do sự thánh hiến nhận được từ bí tích truyền chức thánh, linh mục được Chúa Cha sai đi, qua trung gian của Đức Giêsu Kitô, mà linh mục được trở nên đồng hình đồng dạng một cách đặc biệt như Thủ lãnh và Mục tử, ngõ hầu nhờ quyền năng Thánh Linh, linh mục sống và làm việc phục vụ Hội thánh và sự cứu độ thế giới. Như vậy, ta có thể hiểu được chiều kích “tương quan” của căn cước linh mục. Nhờ chức linh mục, phát xuất từ mầu nhiệm sâu thẳm khôn dò của Thiên Chúa, nghĩa là từ tình yêu của Chúa Cha, ân sủng của Chúa Con và ơn hiệp nhất của Thánh Linh, linh mục tiến đến hiệp thông cách bí tích với giám mục và với các linh mục khác, hầu phục vụ Dân Thiên Chúa là Hội thánh và đưa toàn nhân loại về với Đức Kitô … Tác vụ linh mục biểu lộ sự quan tâm với thiện ích của công đoàn, trong việc xây dựng sự thông hiệp các đặc sủng, đi tìm kiếm những ai chưa làm phần tử của Hội thánh, và dẫn đưa tất cả mọi người về với Thiên Chúa.
Nên lưu ý là trong khi cử hành Thánh Thể, linh mục hành động “in persona Christi” cũng như “nomine Ecclesiae” (PO 2; SC 33; CEC 1552-1553).
2/ Linh mục và sự thánh thiện
Ơn gọi linh mục cốt yếu là ơn gọi nên thánh, theo thể thức phát sinh từ bí tích Truyền chức thánh. Thánh thiện có nghĩa là sống thân mật với Thiên Chúa; là bắt chước Đức Kitô, Đấng nghèo, khiết tịnh và khiêm tống; là yêu thương không dè giữ đối với các linh hồn và hiến mình cho họ và sự thịên ích của học; là yêu mến Hội thánh thánh thiện và muốn cho ta nên thánh, bởi vì đó là sứ mạng mà Đức Kitô đã uỷ thác (PDV số 33).
– Các phương thế nên thánh: việc thi hành ba chức vụ (số 26). Giữa đời sống tâm linh và sự thi hành tác vụ có một mối dây liên lạc chặt chẽ, bởi vì nhờ các hành vi thánh thiêng hằng ngày, cũng như nhờ việc thi hành toàn bộ tác vụ trong sự hợp nhất với giám mục và các đồng nghiệp, mà các linh mục tiến đến sự trọn lành. Sự thánh thiện của các linh mục góp phần rất lớn cho sự thành công của tác vụ. “Đời sống tâm linh của linh mục” được bàn trong chương Ba (số 19-33). Trong danh sách những phương tiện nên thánh, văn kiện liệt kê ba lời khuyên Phúc âm (vâng lời, khiết tịnh, khó nghèo), cũng như các hình thức sống chung, linh hướng (số 81).
3/ Đào tạo
Trong việc đào tạo các ứng sinh linh mục, văn kiện trình bày các khía cạnh: nhân bản, tâm linh, trí thức, mục vụ (chương V). Sự đào tạo tâm linh là yếu tố tạo ra sự đồng nhất cho bản tính và hoạt động của linh mục (số 45-50). Điều tương tự cũng gặp thấy nơi việc đào tạo liên tục của các linh mục (chương VI): vocatio ad sacerdotium / in sacerdotio (số70).
E. Các văn kiện sau Thượng hội đồng
– ĐGH Gioan Phaolô II, Hồng ân và mầu nhiệm, nhân dịp kỷ niệm 50 năm linh mục (1996).
– Các văn kiện của Bộ Giáo sĩ: Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục (31-1-1994)[18]. “Linh mục và ngàn năm thứ ba: thầy dạy Lời, tác viên các bí tích, lãnh đạo công đoàn” (19-3-1999). “Huấn thị Linh mục, mục tử và lãnh đạo giáo xứ” (4-8-2002).
– Ngày cầu nguyện cho các linh mục được nên thánh (từ năm 2002).
– ĐGH Bênêđictô XVI. Năm linh mục (từ 19-6-2009 đến 11-6-2010), kỷ niệm 150 năm sinh nhật thánh Gioan Maria Vianney.
——————————
Sách đọc thêm
Phan Tấn Thành, Nghi thức phong chức linh mục và phó tế. Diễn giải. Học viện Đa Minh, 2014.
Phan Tấn Thành, Linh mục, Người là ai?, Nội san giao lưu (Trung Tâm Học Vấn Đa Minh) số 15, năm 2010, trang 1-35.
“Ơn gọi linh mục và tu sĩ”, Thời sự Thần học số 57 (tháng 8/2012).
———————————
Thư mục
R. Arnau, Orden y ministerios, Madrid 1995
E. Castellucci, Il ministero ordinato, Brescia 2002.
J. Esquerda Bifet, Historia de la espiritualidad sacerdotal, Burgos 1985.
S. Gamarra, Manual de espiritualidad sacerdotal, Monte Carmelo, Burgos 2008.
M. Ponce Cuellar, Llamados a servir. Teologia del sacerdocio ministerial, Barcelona 2001.
———————————-
[1] Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên, 1998), Từ điển bách khoa Việt Nam (Hà nội 2005), kể cả Giúp đọc Nôm và Hán Việt (của LM Anthony Trần Văn Kiệm).
[2] Epistula 52, ad Nepotianum 5: PL 22,532; x. T. Ambrôxiô, In ps.118, VIII,3-6: PL 15,1294-1296.
[3] Trong thư gửi Hip-ri, từ archiereus (summus sacerdos: đại tư tế) xuất hiện 17 lần (2,17; 3,1; 4,14-15; 5,1.5.10; 6,20; 7,26-81; 8,3; 9,7.11.25; 13,11), từ hiereus xuất hiện 14 lần: 5,6; 7,1; 7,3; 7;1; 7;15; 7,17; 8,4; 9,6; 10,11; 10,21. Tác giả thích dùng từ thứ nhất (đặc thù của Đức Kitô), từ thư hai được dùng trong khung cảnh của trật Melkiseđê (ngoại trừ 8,14 và10,21) nói ở thánh vịnh 109,4.
[4] Hội thánh là đền thờ Chúa Thánh Thần (x. 1Cr 3,10-16; Ep 2,21-22). Các Kitô hữu được mời gọi hãy hiến dâng cho Thiên Chúa cuộc đời làm hy lễ thiêng liêng (x. Ep 5,1-2; Dt 13,15-16)
[5] Trong Tân ước, từ hiereus (31 lần) được áp dụng cho: a/ Đức Kitô; b/ toàn thể các Kitô hữu; c/ các tư tế Do thái (chẳng hạn Lc 1,5.8; 17,14; Cv 6,7). Lý do: phải chẳng vì muốn nêu bật sự mới mẻ của chức tư tế Kitô giáo?
[6] Thể chế các “kỳ mục” đã hiện hữu từ lâu đời ở Israel (x. Xh 24,1; Ds 11,16-30) và vẫn còn hoạt động vào thời của Chúa Giêsu (x. các kỳ mục tham dự Thượng hội đồng ở Giêrusalem).
[7] Pastores dabo vobis n.19: “spiritual life is a life enlivened and led by the Spirit toward holiness or the perfection of charity”.
[8] Juan Esquerda Bifet, Historia de la espiritualidad sacerdotal, Aldecoa Burgos 1985.
[9] Ceslaus Spicq, Spiritualité sacerdotale d’après saint Paul, Cerf, Paris 1954
[10] G. Bardy, Le sacerdoce chrétien du 1er au 5è siècles, in: AA.VV, “Prêtres d’hier et d’aujourd’hui” (Unam Sanctam 22), Cerf Paris 1954, p.23-61. M. Ruiz Jurado, La espiritualidad sacerdotal en los primeros siglos cristianos, in: AA.VV., “Teologia del sacerdocio” t.9 Burgos 1977, p.277-305.
[11] G.H. Luttenberger, The decline of presbyteral collegiality and the growth of the individualization of the priesthood (4th – 5th centuries), in: Recherches de Théologie Ancienne et Médiévale 48 (1981), 14-58.
[12] Summa Theologica, III, q.63, a.1-6.
[13] Summa Contra Gentes, lib.IV, c.71-75. Tuy nhiên phải chờ gần 2 thế kỷ nữa, thuật ngữ “in persona Christi” mới được du nhập vào văn kiện Huấn quyền: Công đồng Firenze, Decretum pro Armenis (22-11-1439): “Sacerdos enim in persona Christi loquens hoc conficit sacramentum” (Đz- Sch 1321).
[14] L. Mezzadri, A lode della tua gloria. Il sacerdozio nell’Ecole française, Jaca Book, Milano 1989.
[15] Nội dung. Lời mở đầu (1). Ch. I. Linh mục trong tác vụ của Hội thánh (2-3). Ch. II. Tác vụ linh mục (4-11): Các phận vụ của linh mục (4-6); Những mối tương quan giữa linh mục với những người khác (7-9); Việc phân bổ các linh mục và vấn đề các ơn gọi linh mục (10-11). Ch. III. Đời sống Linh mục (12-21): Các linh mục được gọi nên hoàn thiện (12-14); Những đòi hỏi đặc biệt trong đời sống linh mục (15-17); Những hỗ trợ cho đời sống linh mục (18-21). Kết luận và nhắn nhủ (22).
[16] Trích dẫn bởi M. Caprioli, Spiritualità sacerdotale. Valutazione della bibliografia 1965-1990, in: “Teresianum” 42 (1991) 435.
[17] X. bài phát biểu của hồng y Joseph Ratzinger , “On the nature of priesthood”, vào ngày 1-10-1990, trong Osservatore Romano (tiếng Anh), 30 Oct 1990, p.6-7.
[18] Ấn bản lần thứ hai (11-2-2013), chia làm ba phần: I. Căn tính linh mục. II. Linh đạo linh mục. III Thường huấn.