THẦN HỌC CỦA JOSEPH RATZINGER: NHỮNG TƯ TƯỞNG CHỦ ĐẠO

0
2138

 Pablo Blanco

Trích Thời sự Thần học, sô 54 (11/2011) trang 96-186
Đức đương kim Giáo hoàng là một nhà thần học lỗi lạc: không thể chối cãi điều ấy. Tuy nhiên, dưới một khía cạnh khác, sự kiện này cũng đặt ra  vấn đề: khi nào ngài tuyên bố như là Huấn quyền và khi nào ngài chỉ bày tỏ ý kiến như là một nhà thần học? Chính ngài đã ý thức điều đó khi phát hành cuốn sách “Đức Giêsu Nazareth”: tác giả cho biết rằng mình viết với tư cách một nhà thần học Joseph Ratzinger, và sẵn sáng đón nhận những lời phê bình dưới phương diện này. Nói đúng ra, vấn nạn đã được nêu lên khi ngài còn làm Tổng trưởng Bộ Giáo Lý đức tin: phải chăng những phát biểu của ngài phản ánh đạo lý chính thống của Hội thánh, hay chỉ là quan điểm thần học cá nhân?

Dù sao, chúng tôi không muốn tranh luận vấn đề đó ở đây, nhưng chỉ muốn giới thiệu các “nguồn mạch thần học” của Joseph Ratzinger, nhân dịp phát hành toàn bộ các tác phẩm (Opera Omnia), bằng tiếng Đức (nhà xuất bản Herder) và được dịch sang tiếng Ý (nhà xuất bản Vatican), dự tính được xếp thành 16 quyển, phân chia theo chủ đề chứ không theo thứ tự thời gian biên soạn.

Quyển I và II bao gồm những tác phẩm viết khi còn là sinh viên (luận án tiến sĩ và luận án giáo sư thực thụ), cũng như những bài viết về thánh Augustinô và Bonaventura. Quyển III mở đầu với bài thuyết trình nhậm chức giáo sư tại Bonn, về “Thiên Chúa của đức tin và Thiên Chúa của các triết gia” (năm 1959), và tiếp tục với những viết liên quan đến đức tin và lý trí. Quyển IV mở đầu với tác phẩm “Dẫn nhập vào Kitô giáo” xuất bản năm 1968, và tiếp theo là những bài về việc tuyên xưng đức tin, bí tích Thánh Tẩy, đi theo Chúa Kitô, đời sống Kitô hữu. Quyển V thu thập những bài viết về sự tạo dựng, nhân học, ân sủng, Đức Mẹ Maria. Quyển VI dành cho Kitô học, với quyển sách “Đức Giêsu Nazareth” viết sau khi làm Giáo hoàng. Quyển VII gồm những bài viết về Công đồng Vaticanô II, kể cả những bình luận trong thời kỳ họp công đồng. Quyển VIII về Hội thánh và sự Đại kết. Quyển IX về phương pháp thần học, đặc biệt về việc giải thích Kinh Thánh, mạc khải, Truyền thống. Quyển X mở đầu với quyển sách “Cánh chung luận” xuất bản năm 1977, và những bài viết về hy vọng, sự chết, phục sinh, cuộc sống vĩnh hằng. Quyển XI mang tựa đề “Thần học Phụng vụ”. Quyển XII viết về các bí tích và các tác vụ. Quyển XIII gồm những cuộc phỏng vấn nổi tiếng dành cho Vittorio Messori (1984) và Peter Seewald (năm 1996 và 2000). Quyển XIV thu thập những bài giảng trước khi lên làm Giáo hoàng. Quyển XV mở đầu với quyển “Cuộc đời của tôi” (1997), tiếp theo những bài mang tính tự thuật. Quyển XVI kết thúc với thư mục và mục lục của toàn bộ tác phẩm.

Bài viết này của Linh mục Pablo Blanco, giáo sư thần học Đại Học Navarra (Tây-ban-nha), đăng tên tạp chí Theology Today, 68 (2011), trang 153-173, do  Phê Ny Ngân Giang dịch.

————————–

Một quan điểm khá phổ biến cho rằng có một Ratzinger ở thời kỳ đầu và một Ratzinger thời kỳ thứ hai (như Tura, Häring)[1], nhưng gần đây nhiều tác giả (như Kräning, Schüsler Fiorenza, Komonchak, Rowland, Boeve) lại nhấn mạnh rằng “quan điểm thần học của Ratzinger… đã chứng tỏ một sự liên tục rõ ràng suốt hơn năm mươi năm”[2]. Trong bài viết này, tôi muốn ủng hộ cho lập trường thứ hai. Tôi xin phân chia những chủ đề nền tảng của thần học Ratzinger thành từng lãnh vực. (1) Trước hết, sau khi điểm qua lịch sử của những vị giáo sư của Ratzinger và những ngọn nguồn lịch sử của thần học, tôi sẽ bàn về điều được gọi là những nguồn mạch thần học của ngài: cùng với Thánh kinh, Phụng vụ, Giáo hội và những nghiên cứu nghệ thuật, đặc biệt là âm nhạc, tất cả đã làm nên khởi điểm cho nền thần học. (2) Sau các nguồn mạch là những điều được đặt tên  là cơ bản: đứng đầu là bản vị của con người trong tương quan với đức tin và lý trí, với chân lý và tình yêu. (3) Bước sang phần khai triển và những phát biểu cụ thể của tất cả các nguyên tắc vừa nói, Ratzinger đã chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi “kinh nghiệm của Công đồng”, mà đạo lý đã được áp dụng vào lãnh vực đại kết, thần học về thừa tác vụ và thậm chí cho cả những tư tưởng về việc giảng thuyết, Cánh chung luận và Thánh Mẫu học. (4) Đến đây tôi chuyển qua phạm vi thực hành: trong tư cách là Giám mục, Ratzinger đã khai triển bài giảng về thần học tạo dựng và mầu nhiệm Thánh thể, và trong vị thế là một Tổng trưởng, ngài mở rộng mối quan tâm đến Sách Giáo lý Công giáo, Đức Kitô và các tôn giáo khác, nhưng cũng không quên những suy tư ngắn về cội nguồn Kitô giáo của Châu Âu.

1. Những nguồn mạch

Những vị thầy của Joseph Ratzinger vừa nhiều vừa đa dạng. Đáng chú ý nhất trong số những vị đương đại là John Henry Newman và Romano Guardini: ngài đã bị thu hút bởi niềm đam mê của họ đối với chân lý.

Ngài cũng bị lôi cuốn bởi một nhân tố nữa, đó là tư tưởng hiện đại được đặt nền trên lương tâm và tự do. Chủ nghĩa Hiện sinh và Nhân vị có ảnh hưởng tích cực trên Ratzinger khi còn trẻ. Thần học của các tác giả quy về Đức Kitô cũng có một ảnh hưởng sâu sắc trên tư tưởng của ngài. Đồng thời, ngài chịu ảnh hưởng của Henri de Lubac và dĩ nhiên của Gottlied Schöngen, người hướng dẫn luận án tiến sĩ: tư tưởng của ngài trùng hợp với cả hai người ở nhiều điểm; một trong những điểm đó là tầm quan trọng của lý  trí và sự hợp nhất của toàn thể thần học. Schöngen còn dẫn Ratzinger đến với “ba tôn sư vĩ đại” mà ngài đã luôn duy trì cuộc đối thoại liên tục: Augustinus, Bonaventura và Thomas Aquinas. Nơi những vị ấy, ngài đã học được bản chất song hành của tình yêu và chân lý. Sau cùng, tôi cũng xin đề cập đến những thân hữu, mà ngài đã cộng tác cách riêng kể từ thập niên 60 về sau: Henri de Lubac và Hans Urs von Balthasar. Ông này đã vạch cho thấy tầm quan trọng của “thần học quỳ gối”[3], và đã đưa ngài đến thụ giáo với các vị thánh là những bậc thầy thật sự.

Nghệ thuật và thẩm mỹ cũng là một khởi điểm nữa cho tư tưởng của Joseph Ratzinger và điều này cũng lệ thuộc vào lai lịch cá nhân. Ngay từ thời ấu thơ, ngài đã tiếp xúc với âm nhạc và nghệ thuật, và nhận thấy rằng đó không chỉ là nơi cái đẹp được thể hiện mà còn là nguồn mạch của tri thức. Trí tuệ và chân lý bổ túc lẫn nhau, đây là lý do cho thấy tại sao phụng vụ và thánh nhạc lại giữ một chỗ đứng hết sức quan trọng (trong đó vinh quang Thiên Chúa chiếm trọn vị trí trung tâm).  Hơn thế, điều này cũng có nghĩa là thẩm mỹ phải đi kèm theo phụng vụ trong các thánh đường, hầu để những ngôi thánh điện của Thiên Chúa do bàn tay con người xây nên được trở thành nơi lưu ngụ của cái đẹp. Ratzinger nhìn thấy thẩm mỹ như là một nhu cầu đích thực của con người – một hình thức cao cấp của tri thức – hướng đến nguồn gốc của vạn vật, hướng đến Thiên Chúa.  Đó là lý do tại sao sự tỏ hiện trọn vẹn nhất của cái đẹp trên mặt đất sẽ là sự tỏ hiện của Đức Kitô, “Người tuyệt mỹ giữa thế nhân” (Tv 45,3). Tuy nhiên, đây là vẻ đẹp của kẻ chịu đóng đinh vào thập giá, chịu chết và phục sinh.[4]

Phụng vụ cũng làm nên một khởi điểm cho tư tưởng của Ratzinger. Ngài nghĩ rằng sự hiểu biết chân chính về Giáo hội phải khởi đi từ phụng vụ. Vì từng là một kẻ cỗ vũ và phê bình phong trào phát triển phụng vụ, Ratzinger đã rất hân hoan khi thấy tư tưởng được du nhập vào đạo lý của Hiến chế về Phụng vụ Thánh (Sacrosanctum Concilium). Tuy nhiên, ngài đã sớm nhận ra sự bất nhất trong việc áp dụng những cải cách của Công đồng. Ngài nghĩ rằng nhiều lần người ta đã mất sự hiểu biết sâu đậm về điều đang được cử hành trong Thánh lễ, nghĩa là một cảm thức về huyền nhiệm, như chúng ta nhận thấy chẳng hạn như trong phụng vụ Đông phương. Mặt khác, theo Ratzinger, Thánh lễ không chỉ là một bàn tiệc thánh của cộng đoàn mà còn bao gồm cái chết và  phục sinh của Đức Kitô: Thánh lễ làm hiện thực toàn bộ mầu nhiệm Vượt Qua của Chúa chúng ta. Chiều kích hy tế và ý niệm việc tưởng nhớ cuộc Vượt Qua của Chúa chúng ta làm nên phần chính yếu của quan niệm về Thánh lễ. Bởi thế Thánh lễ đồng thời là một bữa tiệc, một lễ hội và là một hy tế. Do vậy, Ratzinger đề xuất một “phong trào phụng vụ” mới, qua đó Đức Kitô và việc cử hành mầu nhiệm Vượt Qua thật sự chiếm giữ vị trí trung tâm của đời sống Giáo hội. Để đạt được điều này, ngài đã đào sâu chiều kích vũ trụ của phụng vụ – chứ không chỉ nguyên khía cạnh lịch sử – đụng đến bản tính liên quan đến Chúa Kitô và Ba Ngôi. Cử hành và tham dự  việc cử hành phụng vụ cũng tựa như làm công tác của Mátta và Maria: hoạt động như Mátta; cầu nguyện và chiêm niệm như Maria.[5]

Thánh kinh cũng là một trong những nguồn quy chiếu bắt buộc, thiết yếu và liên tục trong suy tư của Joseph Ratzinger. Được đào tạo theo trường phái nghiên cứu lịch sử và phương pháp phê bình lịch sử, ngài nhấn mạnh đến nhu cầu phải có một ngữ cảnh giải thích – được bén rễ trong đức tin của Giáo hội – hầu giúp chúng ta hiểu bản văn một cách chắc chắn nhất. Như thế cần tái thiết lập mối liên hệ giữa môn chú giải  và Thần học, giữa Cựu Ước và Tân Ước, Thánh kinh và Hội thánh, từ ngữ và tín điều, mạc khải, Thánh kinh và Thánh truyền. Như vậy đó là một cách đọc đa phương, trong đó những khía cạnh vừa nêu đều được sử dụng. Khả năng dung hợp của Ratzinger đã được áp dụng trong vấn đề này, qua đó, ngài không mang đến cho khoa chú giải việc nhìn nhận giá trị của nó mà còn mở ra một cái nhìn toàn diện. Khi đối diện với lối giải thích thuần tuý lịch sử hay ngữ học, thì con người mà sau này sẽ trở thành chủ tịch Uỷ ban Thánh kinh Giáo hoàng, đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của đức tin và lý trí hầu ngõ hầu có được một cái nhìn hoàn bị. Trong chiều hướng ấy, tác phẩm Jesus of Nazareth (2007 – 2011) mang tầm quan trọng đặc biệt, bởi vì trong đó không những ngài kết hợp Đức Giêsu lịch sử với Đức Kitô của niềm tin, nhưng còn sử dụng tất cả những khám phá hợp lý và khoa học của khoa chú giải hiện đại, đồng thời ngài còn hoà hợp với lối đọc thiêng liêng (spiritual reading) của các giáo phụ nữa.[6]

Giáo hội cũng là một chủ đề trong suy tư của ngài. Giáo hội học của Ratzinger tiên vàn là một “Giáo hội học mang tính thần học”, vượt trên mọi lối nhìn thuần tuý theo xã hội học, và được khởi đi từ mầu nhiệm Ba Ngôi đến nhân loại. Mô hình Giáo hội mà Ratzinger đề ra là thần học của các giáo phụ, dựa trên Thánh kinh. Vì thế, những phạm trù về Dân Thiên Chúa và thân thể Đức Kitô, chiều kích mầu nhiệm và bí tích được hoà trộn với Giáo hội học dựa trên Thánh thể của sự hiệp thông. Giáo hội là dân Thiên Chúa sống cho thân thể và lời của Đức Kitô: đó là lý do vì sao Giáo hội cũng là thân thể của Đức Kitô. Cái nhìn mang tính thần học bí tích này gồm tóm không chỉ bí tích Thánh thể và các bí tích khác mà thôi , nhưng còn cả tính tông đồ được biểu trưng qua sự hỗ tương của chức vụ thủ lãnh, đặc tính tập đoàn và sự phục vụ. Giáo hội thể hiện những chiều kích của Đức Kitô và của Thánh linh, cũng như những điều kiện của bí tích và đặc sủng được tỏ hiện trong Thánh thể. Đồng thời, Giáo hội cũng là Công giáo và Tông truyền, và đó là lý do tại sao Giáo hội có những yếu tố bổ túc hỗ tương giữa thủ lãnh và tập đoàn, giữa Giáo hội hoàn vũ và những Giáo hội địa phương. Bí tích Thánh thể không chỉ tuỳ thuộc vào các giám mục mà còn thuộc về Giáo hội hoàn vũ nữa. Cùng với lời và các  bí tích, tác vụ được trao ban như là một yếu tố của sự hợp nhất. Bản chất tác vụ của Hội thánh không thể tách rời khỏi chức giám mục và tính tông đồ. Tác vụ này cũng có một nền tảng dựa trên Đức Kitô và Thánh linh. Đó là những yếu tố cấu thành nên sự hiệp thông (communio).[7]

2. Những nền tảng cơ bản

Khi bàn về ngôi vị con người, ngay từ đầu Ratzinger đã là một người ủng hộ nhiệt tình cho thuyết Nhân vị và thuyết Hiện sinh của những năm đầu thế kỷ 20.  Theo nhận định của Ratzinger, vấn đề ngôi vị là một ý tưởng vốn có nguồn gốc từ Kitô giáo, và cụ thể hơn nữa, đó là ý tưởng bắt nguồn từ việc phát biểu học thuyết về mầu nhiệm Ba Ngôi và mầu nhiệm hai bản tính nơi Đức Kitô. Hệ quả của điều này là ngôi vị con người – vì là hình ảnh và giống như Đức Kitô và Ba Ngôi Thiên Chúa – mang lấy một khuôn mặt: con người không chỉ là một  con số, nhưng nó được thiết kế trong tình yêu và sự thật. Ý tưởng của Kitô giáo về Thiên Chúa đã liên kết đơn nhất tính và đa dạng tính với nhau, và vì thế nơi ngôi vị con người có sự kết hợp của cả hai điều này. Đồng thời, nơi Đức Kitô chúng ta gặp thấy sự nhập thể của sự thật và tình yêu, của lý trí và tương quan: bởi vì Lời (Logos) đã nên lời đối thoại (dia-logos) và đã nhập thể, đã chết và phục sinh nhờ tình yêu. Bởi Đức Kitô là hình ảnh trọn vẹn của Thiên Chúa nên Người cũng là khuôn mẫu tuyệt hảo cho một nhân loại vốn được sáng tạo theo “hình ảnh và giống như” Thiên Chúa. Mầu nhiệm thập giá và phục sinh của Đức Kitô là lời giải thích nền tảng vững chắc nhất cho sự bí ẩn về hiện hữu của con người. Bởi thế, chúng ta tìm thấy chính mình trong nhãn giới của mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa hợp bởi “Chúng Ta” là Cha, Con và Thánh Thần; trong nhãn giới của Kitô học nơi mà ngôi vị “tôi” tìm thấy “bạn” của  Đức Giêsu Kitô; và trong nhãn giới của Giáo hội, nơi mà cái “chúng ta” của Hội thánh được dựng nên.[8]

Ratzinger áp dụng những nguyên tắc về Nhân vị khi bàn về bản chất của đức tin,  nơi mà các phạm trù về ngôi vị, lý trí và tương quan tìm thấy được sự hợp nhất sâu xa. Đức tin là gì? Đó là một hành vi chạm đến tâm điểm của ngôi vị. Điều đó giải thích vì sao con người có thể và phải gọi ân sủng là một ân huệ, một tặng phẩm của Thiên Chúa. Đó là nguồn gốc chính yếu. Đức tin có được là nhờ một ngôi vị khác đã đến gặp tôi, ở trong tôi và làm cho con người tôi được mở ra. Bí quyết của Người ở chỗ khi nói đến “bạn” thì lời này thật sự trở nên là “tôi”. Vì thế, đức tin là lời đáp “xin vâng” với Thiên Chúa trong Đức Giêsu Kitô. Đức tin thấm nhập vào những gì là cá nhân và riêng tư nhất – lý trí và con tim, đạo đức và tri thức – nhưng đồng thời đức tin ấy cũng dẫn chúng ta vào cộng đồng của Đức Giêsu Kitô, nghĩa là Giáo hội. Như thánh Phaolô đã nói trong thư gửi tín hữu Rôma ở chương 6, đức tin có liên quan đến phép rửa. Như thế, ta dễ nhận thấy rằng bí tích làm nên thành phần đức tin của chúng ta và cộng đổng đức tin, nơi mà chúng ta gặp gỡ Đức Giêsu Kitô và chúng ta gia nhập Giáo hội qua bí tích Thánh tẩy. Đức tin ấy là một hành động của Thiên Chúa (Người ban cho chúng ta đức tin), một hành động mang tính bản vị và liên bản vị (qua việc gặp gỡ Đức Giêsu Kitô); một hành động mang tính Giáo hội và bí tích. Chúng ta được đón nhận vào Giáo hội qua phép rửa.[9]

Ratzinger nhắc nhở chúng ta nhất thiết phải có sự hài hoà giữa đức tin và lý trí, giống như chính thánh Phaolô đã đề nghị trong bài diễn thuyết tại pháp đình Athens và cũng như các triết gia Kitô giáo đầu tiên đã  truy tầm tuy không phải là không thiếu những rủi ro. Tuy nhiên, đây không chỉ là điều dành riêng cho Kitô giáo mà thôi, bởi vì những tôn giáo khác cũng cổ võ sự hài hoà giữa mầu nhiệm và lý trí, chẳng hạn như Do thái giáo cổ xưa. Dù sao đi nữa, đây không phải chỉ là lý trí thuần tuý hay lý trí toán học, nhưng là lý trí phổ quát, một “lý trí được mở rộng” nghĩa là mở đến lãnh vực tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức và cảm xúc. Đây là một lý trí mới – có tính hậu hiện đại hơn là khuynh hướng phản hiện đại – cần được chứng tỏ là hoà hợp với đức tin Kitô giáo. Đây là một việc làm rất mạo hiểm của Ratzinger. Lý trí phải được mở ra cho nền tảng riêng tư của nó: cho lời (logos) vốn cũng là  ngôi vị và tình yêu, và mang lại ý nghĩa của tất cả mọi sự. Hệ quả là logosagape, lý trí và tương quan, sự thật và tình yêu đều được liên kết mật thiết với nhau nơi Đức Kitô, Logos nhập thể trong tình yêu, Đấng đã thiết lập nên tất cả chân lý và mọi khả năng lý trí.[10]

Việc Ratzinger tố giác “sự độc tài của thuyết tương đối” trước khi được bầu làm Giáo hoàng nằm trong việc bảo vệ chân lý mà ngài đã lên tiếng từ nhiều năm. Nó bắt nguồn  từ thánh Augustinus, Newman và Guardini. Theo hướng đó, từ lâu Ratzinger từ lâu nghiên cứu mối tương quan giữa chân lý, tự do và các nền văn hoá khác nhau. Ngài tìm thấy sự nối kết giữa chân lý và tự do ngang qua ý niệm về lương tâm, cùng lúc ấy ngài đứng ra bảo vệ quyền cho chân lý được định hình trong các nền văn hoá khác nhau. Trong cách nhìn này, cả trí năng của con người và đức tin Kitô giáo vẫn giữ được tầm quan trọng trong thế giới hiện đại. Đây là một cơ hội lớn để cho cả ba khía cạnh – đức tin, lý trí, các nền văn hoá, – có thể tìm thấy ánh sáng và tự do trong Đức Kitô, theo như Ratzinger đã đề xuất. Đó là lý do mà ngài trích dẫn câu nói của Pascal etsi Deus daretur trong một thế giới bị thống trị không chỉ bởi chủ nghĩa đa văn hoá mà còn bởi chủ nghĩa bất khả tri và chủ nghĩa tương đối nữa.[11]

Sau cùng, Ratzinger liên tục nhấn mạnh đến sự hợp nhất không thể chia cắt được giữa tình yêu và sự thật. Vừa khi làm Giáo hoàng, Đức Bênêđictô XVI đã viết một khảo luận chuyên sâu về bản chất của tình yêu, tình yêu nhân bản cũng như tình yêu Kitô giáo, cũng như về khái niệm erosagape như một cách thế để hiểu rõ khẳng định thần học quan trọng: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8). Thiên Chúa yêu chúng ta và điều đó giải thích vì sao chúng ta có thể yêu thương. Điều đó cũng giải thích vì sao tình yêu nhân loại (eros)- vốn cũng hiện diện trong Thiên Chúa và trong đức ái Kitô giáo- lại cần được thanh luyện, ngõ hầu trở thành tình yêu chân thật là agape. Nó sẽ ngày càng nên giống với tình yêu của Thiên Chúa hơn, một tình yêu làm nên chính yếu tính của Thiên Chúa. Từ quan điểm này, ngài đã phân tích bản chất của đức ái Kitô giáo, mà đỉnh cao là sự thánh thiện. Chúng ta có thể đạt đến đức ái ấy nhờ việc làm, sự cầu nguyện và việc phụng thờ Thiên Chúa như thông điệp Deus caritas est đã trình bày. Đức ái Kitô giáo chân thật là một phản ảnh của tình yêu Thiên Chúa trong thế giới này, như đã được trình bày trong thư thứ nhất của thánh Gioan Tông đồ mà Ratzinger đã lấy làm điểm quy chiếu ngay từ tựa đề thông điệp.[12]

3. Sự khai triển

Joseph Ratzinger đã luôn luôn cho thấy một mối quan tâm lớn về vấn đề đại kết. Trước hết, ngài đề xướng một Giáo-hội-học Thánh thể được thiết lập quanh vị Giám mục và bí tích Thánh thể; đồng thời ngài nhấn mạnh rằng Lời và nhiệm tích không chỉ là những yếu tố của sự hiệp thông Giáo hội mà còn là những dấu chỉ cho sự hiện diện của Đức Kitô. Hội thánh là dân được Thiên Chúa kêu gọi đến gặp gỡ nhau quanh Lời và Thánh thể của Đức Kitô. Sự hiện diện của Đức Giêsu Kitô trong bí tích này được tiếp nối nơi tính tông truyền của Giáo hội, như Ratzinger nhấn mạnh; tính tông đồ được hiểu không chỉ theo  ý nghĩa đạo lý nhưng còn theo nghĩa lịch sử, hữu thể và bí tích nữa. Như vậy, ngài cố gắng hoà hợp quyền tối thượng của thánh Phêrô với tính tập đoàn của các giám mục. Cuộc đối thoại đại kết với Chính thống giáo, Anh giáo và Tin lành không chỉ tập trung vào việc cầu nguyện và hoạt động chung mà thôi, nhưng còn bao hàm việc nghiên cứu những khái niệm thần học về Giáo hội, quyền bính, các bí tích, sứ vụ và sự kế thừa các tông đồ, nhờ vậy có thể nhận ra những sắc thái khác nhau và những hướng khả thi cho cuộc đối thoại.[13]

Tương tự như vậy, ngài nhận thấy cần thiết phải triển khai thần học về thừa tác vụ, do cuộc nghiên cứu trong cuộc đối thoại đại kết có liên quan đến Giáo hội. Ratzinger đã đưa ra một vài suy tư về quyền tối thượng của Giáo hoàng và tập đoàn Giám mục, cũng như những nguyên tắc về công đồng. Như vậy, dường như tiến trình của ngài là từ trên đi xuống: khởi đi từ Giáo hội học, ngài đến bản chất và sứ vụ của thừa tác vụ trong Giáo hội. Ngài nhắc nhở chúng ta về tính cách đồng thời của những chiều ngang và chiều  dọc của Giáo hội, vừa là chiều kích thần học vừa là chiều kích xã hội học. Nhưng ngài luôn luôn nhấn mạnh đến chiều dọc: Giáo hội và các tác vụ tuỳ thuộc hoàn toàn vào Chúa Kitô và sự thông hiệp của mầu nhiệm Ba Ngôi. Thế nên, cùng với việc liên kết tính tông đồ với chức giám mục, Ratzinger nhắc đến sự liên kết giữa tính Công giáo với tác vụ Phêrô, nhìn đó như là một sự phục vụ cho tính hiệp nhất và phổ quát của Giáo hội. Ratzinger cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết của Lời, các bí tích và tác vụ cho việc xây dựng Giáo hội. Ngài nêu bật rằng các chức thánh mang chiều kích bí tích và ấn tích, chứ không chỉ là chức năng mà thôi, và chúng lệ thuộc triệt để vào Đức Kitô.[14]

Ngài cũng quan tâm nhiều đến việc giảng thuyết, vốn là một trong những nơi hiện diện của Chúa Kitô cùng với phụng vụ và  tác vụ, như Bản tuyên xưng Augsburg (Augsburg Confession) đã gợi nhắc. Suy tư của Ratzinger về phụng vụ đã xây dựng nền tảng ngõ hầu lời giảng thuyết có thể làm vang dội lời của Đức Kitô. Kinh thánh, Giáo hội, – được coi như là nơi dành cho việc đọc Lời của Chúa -, và tín điều trở thành ba nguồn tham chiếu rõ ràng cho nhà giảng thuyết. Theo ngài, chủ đề chính yếu của việc giảng thuyết là Đức Kitô và mầu nhiệm Ba Ngôi, trong đó luôn quy chiếu về phụng vụ và lịch sử  vì là nền tảng cơ bản cho kerygma của Kitô-giáo. Ngoài ra cũng có những chủ đề cốt yếu khác, chẳng hạn việc tạo dựng như là nguồn gốc của mọi định hướng luân lý và logos, nghĩa là nguồn gốc của ý nghĩa và xu hướng được khắc ghi trong bản tính vạn vật. Việc giảng thuyết cũng bao hàm lời mời gọi hoán cải, việc quy chiếu những dụ ngôn mà Đức Giêsu đã dạy cũng như những kinh nghiệm của các thánh nhân vốn làm phong phú thêm cho toàn thể đời sống Giáo hội. Vì thế, ngài kết luận rằng, việc giảng thuyết phải được phát bởi  việc gặp gỡ Thiên Chúa và dẫn đưa mọi người đến việc cảm nghiệm Chúa  và tình yêu của Người.[15]

Trong Cánh chung luận, Joseph Ratzinger cố gắng định hình một môn học mang tính chất Thánh kinh và lịch sử, đồng thời có tính phê bình và liên quan đến Giáo hội. Bởi thế, ngài nỗ lực hoà hợp những vấn đề có vẻ mâu thuẫn với nhau giữa lịch sử, siêu-hình-học và cánh-chung-luận. Khởi đi từ thuật ngữ historica salutis (lịch sử cứu độ), ngài đi tới chiều kích hữu thể  nơi hữu thể Kitô hữu: không phải bất cứ hữu thể nào đều có thể là hữu thể tinh tuyền được cứu độ. Phải có cái gì đó ở  trong nội tâm của mỗi con người được cứu độ, theo cách hiểu về hữu thể của Công đồng Calcedonia, làm cơ sở cho tiến trình biến đổi trở thành Đức Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật. Việc Kitô-hoá và thần-hoá này cũng sẽ diễn ra theo một cách thức toàn diện – nếu tự do của chúng ta cho phép điều đó – ngay chính vào lúc chết. Đó là lý do vì sao Cánh chung học phải là một môn “thần học về  sự phục sinh”. Hữu thể học, Cánh chung luận và Lịch sử Cứu độ,  tất cả hoà nhập trong sự phục sinh của Đức Kitô. Người được đồng nhất với Vương quốc Thiên Chúa, và như thế, Cánh chung luận vượt trên cả sự không tưởng. Cũng thế, ngài nhấn mạnh đến ý niệm về linh hồn bất tử mà không bỏ qua những phát triển theo chiều hướng ngôi vị. Khi nói về tính vĩnh cửu và sự phục sinh, thiên đàng, hoả ngục và luyện ngục, Ratzinger luôn duy trì khung cảnh đối thoại, ngôi vị, cộng đồng, tương quan với Đức Kitô và với Ba Ngôi,  cũng như là đạt đến những hệ luận tột cùng của cuộc sống tự do, được hiểu như là sự trao ban tuyệt đỉnh dẫn đến chân lý và tình yêu.[16]

Thánh-Mẫu-học là một trong những lãnh vực rộng lớn mà  Ratzinger đã phát triển những tư tưởng thần học sâu sắc. Trước hết, ngài tìm cách duy trì một sự cân bằng giữa khuynh hướng của phong trào phụng vụ quy tất cả về Chúa Kitô và lòng sùng mộ Đức Maria của con người ngày hôm nay. Việc tranh luận của Công đồng về “đề tài Maria” đã đề lại ấn tượng sâu đậm trong nền thần học của ngài. Đó là lý do vì sao ngài cũng phát triển nền thần học về mầu nhiệm mẫu tính của Đức Maria. Ratzinger đã tiến hành cuộc thẩm cứu Kinh thánh và thần học về hình ảnh của Đức Maria, bằng cách xem lại những nền tảng Cựu Ước như là thiếu nữ Sion. Mặt khác, ngài đưa ra lời giải thích về tước hiệu Vô nhiễm Nguyên tội và tín điều Hồn xác lên trời khởi đi từ phụng vụ, những bản văn Kinh thánh và những phạm trù liên quan. Ngài cũng liên hệ hình ảnh Đức Maria không chỉ với Đức Kitô mà còn với Giáo hội. Theo đó, Mẹ Thiên Chúa cũng là “Giáo hội đầu tiên” và là “Mẹ của mọi tín hữu”, vì lẽ hiệu quả của việc Mẹ hợp tác với công trình  cứu chuộc đến từ lời “xin vâng” được đáp trả trước Thiên Chúa, trong sự cộng tác chặt chẽ  với sứ mạng cứu chuộc của Con Mẹ, như có thể nhận thấy nơi tiệc cưới Cana (Ga 2,1-12).[17]

4. Thực hành

Một trong những đề tài được ngài khai triển trong các bài giảng khi làm Giám mục là Bí tích Thánh Thể, điều mà trước đây ngài nghiên cứu học thuyết khi làm giáo sư. Đặc biệt, chúng ta có thể nhớ lại một bài báo hay và có tính minh hoạ về việc biến đổi bản thể (transubstantiatio) được xuất bản năm 1967, trong đó ngài nối kết ý niệm này với quan điểm hiện đại về sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Thánh thể mà vẫn không khước từ chiều kích hữu thể học. Điều này là một ví dụ điển hình cho thấy cách thức có thể kết hợp tính truyền thống và tính hiện đại trong việc phát triển thần học về mầu nhiệm Bí tích Thánh thể, đồng thời cũng đón nhận những phê bình đến từ phía thần học cải cách. Như thế,  ngài kết hợp chiều kích yến tiệc và bản chất hy tế của Thánh thể; nơi Đức Kitô, bữa tiệc, hy tế và sự phục sinh được trình bày như là kết hợp không chỉ với mầu nhiệm Vượt qua của Người mà còn là việc tưởng niệm trong bí tích nữa. Cũng có một “thần học của ngày Chúa nhật” đi từ khái niệm về Thánh thể như “ngày lễ Phục sinh”. Dường như Ratzinger nhấn mạnh đến việc thờ phượng, ngõ hầu biểu lộ thật sự việc tham dự chủ động (actuosa participatio) của mọi tín hữu. Sau cùng, ngài đúc kết sự phát triển này với những phát biểu về Giáo-hội-học Thánh thể vốn đã được triển khai từ rất sớm trong những nghiên cứu đầu tiên của ngài, đặt sự hiệp thông Thánh thể như đỉnh cao của sự hiệp thông Giáo hội và là nguồn gốc cho sứ vụ của Giáo hội.[18]

Khi trở thành Tổng Giám mục, Ratzinger quan tâm bàn về đề tài  tạo dựng. Trước hết, ngài thiết lập một mối tương quan hỗ tương giữa Logos của Thiên Chúa – một lý trí sáng tạo – với logos nội tại của thụ tạo và của lý trí con người. Nguyên lý của logos thật quan trọng trong thần học của ngài. Sự phát xuất (emanation) của logos, không phải lấy từ thuyết tân Platon nhưng là từ thần học và là thích thực, trở thành hữu ích để bảo vệ những khẳng định về lý trí và lương tâm con người, cũng như về luật tự nhiên và  tất cả công trình tạo dựng. Trong bối cảnh ấy, lương tâm được đề cập như là sự liên kết giữa con người với tự nhiên. Ratzinger lạc quan về việc phát huy điều này bởi lẽ ngài có thể nghe thấy tiếng nói của tự nhiên và có thể khám phá cũng như biết về luật tự nhiên. Đây là “luật của lý trí” vì có thể được nhận biết nhờ lý trí. Việc bảo vệ Mười Điều Răn không chỉ là một cuộc bảo vệ mang tính tôn giáo,  mà còn là điểm gặp gỡ giữa các giáo hội và giáo phái của Kitô giáo cũng như với các tôn giáo khác. Những đề tài: lý trí, lương tâm, luật tự nhiên và sự  tạo dựng, làm nên một luận cứ hữu hiệu chống lại “nền chuyên chính của thuyết tương đối” trong phạm vi luân lý. Mười Điều Răn là quy phạm phổ quát cho hết mọi người – những người có tín ngưỡng và vô tín ngưỡng – giúp họ sống trong tương quan với Thiên Chúa, với người thân cận và với môi trường.[19]

Cùng với bản chất và phương pháp thần học, Tổng trưởng Ratzinger chú ý ghi nhận tỉ mỉ  hầu hết những vấn đề của việc dạy giáo lý trong Giáo hội. Trong nhiều dịp trước đó, ngài đã đề cập đến vấn đề “khủng hoảng giáo lý”. Tình hình của những năm sau Công đồng Vatican II là cơ hội dẫn đến việc biên soạn một bộ Sách giáo lý mới, kết tụ những tinh hoa của thần học cận đại  với công việc của huấn quyền. Đây là cuốn sách Giáo lý của Công đồng Vatican II. Do ước muốn của riêng Đức Gioan Phaolô II, công việc biên soạn, phân phối và xếp đặt được trao cho Hồng y Ratzinger. Đây là một trách vụ to lớn, mà ít ai dám nghĩ là có thể thực hiện. Một trong những vấn đề quan tâm của Ratzinger trong vai trò điều phối là đặt Chúa Kitô làm trọng tâm, và dành một chỗ lớn trong Sách Giáo lý cho mạc khải, nói cụ thể là Kinh thánh. Ngài cũng đảm nhận vai trò điều phối việc soạn thảo đề án cho bản toát yếu của Sách giáo lý mà ngài đã hoàn tất trước khi Đức Gioan Phaolô II qua đời.[20]

Khi làm Hồng y, ngài tỏ ra là người yêu mến châu Âu, với một quan điểm riêng tư  về Châu Âu và về Châu Mỹ như sự tiếp nối của nền văn hoá ấy. Trước hết, ngài trở về với  cội nguồn của lục địa:  lời (logos) và nền dân chủ Hylạp, lời (dabar) Kinh thánh và đức tin Kitô giáo, sự tiếp nối di sản văn hoá này bởi người Rôma và Slavơ cũng như  sự xâm lăng của dân Man Di và người Hồi giáo. Ngài nhắc nhở chúng ta rằng tính hiện đại, phong trào Cải cách và trào lưu Ánh sáng là những giai đoạn không thể bỏ qua được trong lịch sử Châu Âu và Tây phương. Vì thế lý trí và tự do trở thành những nền tảng của thế giới Tây phương, những nền tảng mà vốn chỉ tìm thấy cội nguồn bền vững nơi Thiên Chúa. Theo Ratzinger, những ý thức hệ trái nghịch các  ý tưởng nền tảng này, chủ nghĩa bảo căn (fundamentalism) và chủ nghĩa kinh tế (economism),  đều có thể làm lung lay những gốc rễ của xã hội Tây phương. Ratzinger kêu gọi  không những tới đạo đức mà cả luật pháp và những nguyên tắc trật tự xã hội. Việc bảo vệ sự sống là một trong những quan điểm rõ ràng cho việc hợp tác, cũng tựa như như sẽ là những nguyên tắc của lý trí. Kitô hữu đã luôn luôn đảm bảo cho căn cước chân chính Châu Âu. Ratzinger kết luận rằng, Thiên Chúa đã và sẽ vẫn  cứu vớt Châu Âu, bất chấp sự nghi ngờ của một số người.[21]

Ratzinger cũng đề cập đến thần học các tôn giáo ngay từ lúc đầu khi ngài còn là một giáo sư tại Freising và Bonn. Trước tiên, ngài quan tâm đến tầm quan trọng của lý trí trong Kitô giáo; điều này đã tỏ ra rất thành công trong thế giới đa tôn giáo. Như chúng ta thấy, Kitô giáo đã liên kết được với  lý trí, vốn là một đồng minh khó khăn nhất. Đây là yếu tố phân biệt Kitô giáo với các tôn giáo khác. Theo đó, Kitô giáo được thể hiện không chỉ như một “tôn giáo của logos” và của agape, nhưng vượt xa hơn nữa, Kitô giáo còn như một cái sàng và chất xúc tác. Trong đó, “có” và “không” được kết hợp với nhau, tức là thâu nhận và  sàng lọc. Bởi thế, các tôn giáo có một chức năng tích cực, nghĩa là chức năng “lâm thời và dọn đường” đối với Kitô giáo. Sự khác biệt về giá trị  giữa các tôn giáo được biểu lộ một cách thế đặc biệt trong trường hợp của Do thái giáo. Những người Do thái và những Kitô hữu chia sẻ cùng một sứ vụ và những trách nhiệm chung. Đồng thời, Kitô giáo có bổn phận đề cao chân lý vốn đã thành xác thịt nơi con người Đức Giêsu Kitô. Ratzinger dứt khoát vượt qua không những là  thuyết “Kitô hữu vô danh” của Rahner hay thuyết “đa nguyên tôn giáo” của Dupuis, mà còn thuyết độc tôn (exclusivism) của Barth và Bonhoeffer.[22]

Riêng về hình ảnh của Đức Kitô, Ratzinger đề nghị một “Kitô-luận thần khí”, trong đó vấn đề bản thể  và cứu độ được hợp nhất với nhau, cũng như  thần học thập giá và nhập thể, Kitô-luận, Thần-khí-luận và Giáo-hội-học. Chúa Kitô, là Thiên Chúa thật và là người thật, là chìa khoá nối kết tất cả các viễn tượng thần học ấy, trong đó thiên tính của Đức Kitô là trọng tâm then chốt. Đó là lý do vì sao phải vượt qua sự chia rẽ giữa con người Giêsu lịch sử và Đức Kitô của niềm tin. Chúng ta có bổn phận phải bảo vệ đạo lý “đồng bản thể” (homousios) và thiên tính của Đức Giêsu như đã được công đồng Nixêa và Constantinople III tuyên xưng. Kitô-luận của Công đồng Chalcedonia có tầm quan trọng quyết định. Hậu nhiên, Ratzinger nhắc lại bản chất cốt lõi về hình ảnh cứu độ của Đức Kitô, trong đó chúng ta phải nhớ không những là thiên tính của Người nhưng còn là vai trò Đấng Trung gian duy nhất của ơn cứu độ. Người không chỉ là một ngôn sứ hay một vị thần giáng thế như ai khác: Người là Con Thiên Chúa đã làm người “vì chúng ta” và “vì ơn cứu độ của chúng ta”. Đức Giêsu Nazareth có một vị trí “hoàn toàn đặc biệt và độc nhất vô nhị”. Duy một mình Người là Đấng Trung gian và là Đấng Cứu chuộc. Việc truy tầm dung mạo Đức Kitô đã đạt đến tột đỉnh trong tác phẩm thần học mới nhất của Đức Bêneđictô XVI.[23]

Những nguyên lý về Đức Kitô, tình yêu, sự thật và cái đẹp nơi Người là những điều hữu ích giúp phác hoạ tư tưởng thần học của Joseph Ratzinger. Đối với ngài, thần học phải bắt nguồn từ Thánh kinh và phụng vụ,  được đọc và được đón nhận trong truyền thống sống động của Giáo hội. Đó là lý do vì sao bánh và Lời, Thánh thể và việc giảng thuyết là những “chỗ” mà Chúa Kitô hiện diện trong Giáo hội của Người; từ đó ta thấy tầm quan trọng của tác vụ tư tế như Công đồng Vatican II đã nhắc nhở chúng ta. Nhờ có những phương thế này, Dân Thiên Chúa trở thành thân thể Đức Kitô. Khi đó, Giáo hội có thể thi hành các sứ vụ đối nội (đại kết) và đối ngoại (các tôn giáo, đạo đức phổ quát của mình. Để thi hành sứ vụ ấy, điều căn bản không chỉ là cần phải đào sâu đức tin của chúng ta nhưng còn phải có sự can đảm của lý trí cũng như kiếm tìm một sự tự do đích thật. Để có thể loan báo sứ điệp chân lý đã được Đức Kitô mạc khải trong Giáo hội của Người, chúng ta phải lưu tâm đến thần học cũng như huấn giáo và  giảng thuyết. Ratzinger cũng suy tư nghiền ngẫm về Thánh Mẫu học kèm theo những chiều kích về Kitô học và Giáo hội học. Không nghi ngờ gì nữa chính Đức Kitô là hạt nhân trung tâm để hợp nhất, xếp đặt và mang lại ý nghĩa cho mỗi một yếu tố ấy. Trong sự phát triển này, nghệ thuật và thẩm mỹ không chỉ mang giá trị trang trí bên ngoài.

Trong thần học của Joseph Ratzinger, có sự tổng hợp chìn mùi của những gì đã thu hoạch được từ những phong trào Kinh Thánh , Phụng vụ, Đại kết và  Giáo phụ của những năm trước Công đồng Vatican II, cũng như một vài trường phái thần học bậc nhất của thế kỷ hai mươi. Trong tư tưởng thần học của Ratzinger, những nguyên tắc chủ đạo về Thánh kinh và Phụng vụ, về nhân vị và Giáo hội, về lý trí và thần học của các Giáo phụ giữ vị trí trung tâm và là cấu trúc của toàn bộ tư tưởng. “Kinh nghiệm Công đồng” để lại ấn tượng sâu sắc trong nhãn quan thần học của ngài. Những đề tài về Đức Maria, thừa tác vụ trong Giáo hội, các tôn giáo hay mối tương quan giữa Giáo hội và thế giới cần được nhìn như là “sự tiếp nối việc canh tân của một đề tài duy nhất là Hội thánh” như ngài đã đề xướng trong bài giảng lễ dành cho các Hồng y khi vừa được bầu chọn làm Giáo hoàng vào ngày 22 tháng 12 năm 2005. Kinh nghiệm của ngài như là mục tử – Giám mục, Tổng trưởng và giờ đây là người kế vị thánh Phêrô – đã giúp ngài nhận ra cái gọi là “khủng hoảng thứ nhất sau Công đồng”, đồng thời mang lại tầm mức hoàn vũ và rộng mở cho tư tưởng thần học của ngài. Chúng ta có thể nói rằng giờ đây tư tưởng này đã được “toàn cầu hoá”. Mặc dù chúng ta không thể xem thần học của Joseph Ratzinger như một công trình có tính hệ thống theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này, nhưng chúng ta có thể xem đó là một sự trình bày có tính sắp xếp, tổng hợp và mang tính giao hưởng nơi những suy tư của ngài về đức tin và học thuyết Kitô giáo. Tất cả mọi vấn đề đều xoay quanh tình yêu, sự thật và cái đẹp,  là những điều đã được nhập thể nơi con người Đức Giêsu Kitô.

———————–

[1] Tôi đặt thư mục trong các chú dẫn: R. Tura, “Joseph Ratzinger,” P. Vanzan, H. J. Schulz (eds), Lessico dei teologi del secolo XX (Queriniana: Brescia, 1978), 750-52. Quan điểm chung được trình bày – theo chiều hướng của Hans Kung – bởi Hermann Haring trong Theologie und Ideologie bei Joseph Ratzinger (Dusseldorf: Patmos, 2001), trong đó “khúc quặt” được dùng như chìa khóa để giải thích tất cả tư tưởng của Ratzinger (xc. 22-40); và tác giả liên tục tố cáo là  tư tưởng Ratzinger là mang nặng chủ thuyết Platon, áp đặt ý thức hệ (Meinungsdiktatur  195-98) đưa Thiên Chúa vào chính trị…

[2] L. Boeve, “Introduction. Joseph Ratzinger: His Life, Work and Thought”; G. Mannion, “Preface. Mapping a Theological Journey”; L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader (New York: T & T Clark, 2010), 12; cũng theo hướng đó, ta có thể thấy: W. Kraning, “Einleitung,” idem (ed.), Ich glaube (Leipzig: Sankt-Benno, 1979), 13, trong đó ông cho thấy Ratzinger luôn nhất thống với các nguyên tắc của mình.; F. Schiisler Fiorenza, “From Theologian to Pope: A Personal View Back, Past the Public Portrayals,” Harvard Divinity Bulletin 33.2 (2005): 56-62; J. A. Komonchak, “The Church in Crisis: Pope Benedict’s Theological Vision,” Commonweal 3.6 (2005): 11-14; C. Gutierrez, “Presupuestos de la teologia de J. Ratzinger,” Ecclesia 2 (2007): 215-16; T. Rowland, La fe de Ratzinger. La teologia del papa Benedicto XVI (Granada: Nuevo Inicio, 2008), passim; U. Casale, “Introduzione,” Fede, ragione, verita e amore. La teologia di Joseph Ratzinger. Un’antologia (Torino: Lindau, 2009), 51, n. 112.

[3] A. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger: An Introductory Study (Edinburgh: T & T Clark, 1988), 27-65; F. Schiisler Fiorenza, “From Theologian to Pope,” 56-62; and những bài nghiên cứu của tôi: Joseph Ratzinger. Una biografia (Pamplona: Eunsa, 2004), 47-57; Joseph Ratzinger. Razon y cristianismo (Madrid: Rialp, 2005), 34-38, 41-56; “Joseph Ratzinger. Un retrato teológico,” C. Palos and C. Cremades (eds), Perspectivas del pensamiento de Joseph Ratzinger (Dialogos de Teologia, 8; Valencia: Edicep, 2006), 27-68; “Los maestros de Joseph Ratzinger,” Humanitas 54.2 (2009): 289-306; F. Kerr, “Comment: Ratzinger’s Thomism,” New Blackfriars 89 (2008): 367-68; J. Corkery, “Joseph Ratzinger’s Theological Ideas: 1. Origins: A Theologian Emerges,” Doctrine and Life 56.2 (2006): 6-14; idem, “Joseph Ratzinger’s Theological Ideas: 2. The Facial Features of a Theological Corpus,” Doctrine and Life 56.4 (2006): 2-12; M. C. Hastetter, “Einheit aller Wirklichkeit. Die Bedeutung des symphonischen Denkens des ,,Mozarts der Theologie” fur die Pastoral,” M.C. Hastetter, C. Ohly and G. Vlachonis (eds), Symphonie des Glaubens. Junge Miinchener Theologen im Dialog mit Joseph Ratzinger/ Benedikit XVI. (St Otilien: Eos, 2007), 16-21; T. Rowland, La fe de Ratzinger, 43-63; U. Casale, “Introduzione,” 9-24; T. P. Rausch, Pope Benedict XVI: An Introduction to His Theological Vision (New York: Paulist, 2009), 42-55; P. Blanco, Benedicto XVI, el papa aleman (Barcelona: Planeta, 2010), 119-26, 141-51.

[4] A. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger, 213-19; idem, “Zion and Philistia: The Liturgy and Theological Aesthetics Today,” The Downside Review 115 (1997): 53-73; idem, “Benedict XVI on the Holy Images,” Nova et Vetera 5.2 (2007): 359-74; M. J. Miller, “Cardinal Ratzinger on Liturgical Music,” Homiletic and Pastoral Review 100 (2000): 10, 13-22; J. Pique, Teologia y musica. Una contribution dialectico-transcendental a la sacramentalidad de la perception estetica del misterio (Roma: P.U.G., 2006), 179-80; P. Blanco, “La Iglesia necesita el arte,” M. A. Labrada (ed.), La belleza que salva. Comentario a la ‘Carta a los artistas’ de Juan Pablo II (Madrid: Rialp, 2006), 119-30; P. Emmanuel, “De la musique liturgique selon Joseph Ratzinger,” Aletheia 35 (2009): 183-91; A. Gerhards, “Vom judischen zum christlichen Gotteshaus? Gestaltwerdung des christlichen Liturgie-Raumes,” (Regensburg: Pustet, 2009) R. Voderholzer (ed.), Der Logos-gemafie Gottesdienst. Theologie der Liturgie bei Joseph Ratzinger, 111-137; J. Arnold, “Nuchterne Trunkenheit in liturgicis—Eine evangelische Antwort auf Joseph Ratzingers Theologie der Liturgie,” ibid., 96-101; K. Prafil, ”Psallite sapienter. Joseph Ratzinger und seine Schriften zur Kirchenmusik,” ibid., 278-99; M. Cavagnini, ”Ut in omnibus glorificetur Deus. Una riflessione sullo stato di fatto della Musica Sacra in Italia e qualche considerazione che ci auguriamo utile anche fuori dell’Italia,” ibid., 332-52.

[5] A. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger, 207-24; J. Aldazabal, ”La liturgia es ante todo obra de Dios,” Phase 236 (2000): 181-86; P. Farnes, ”Una Obra importante sobre la liturgia que debe leerse en su verdadero contexto,” Phase 247 (2002): 55-76; J. F. Baldovin, ”Cardinal Ratzinger as Liturgical Critic,” Studia liturgica diversa (2004) 211-27; P. Blanco, ”Liturgia y Eucaristia en la obra de Joseph Ratzinger,” Scripta Theologica 38.1 (2006): 103-30; J. J. Flores, ”Joseph Ratzinger y la liturgia,” Communio 7 (2008): 139-59; J. Gonzalez Padrtos, ”Benet XVI i la liturgia,” Temes d’avui 27.1 (2008): 83-96; A. L. Loayza, El culto eucaristico fuera del la Misa en los escritos de Joseph Ratzinger—Benedicto XVI (Roma: Pontificia Universidad de la Santa Cruz, 2008), 109-89; J. Driscoll, ”Joseph Ratzinger and The Spirit of Liturgy,” PATH 6.1 (2007): 183-98; H. Verweyen, Joseph Ratzinger—Benedikt XVI. Die Entwicklung seines Denkens (Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 2007), 135-43; M. Schneider, ”Primat der Logos vor dem Ethos – Zum theologischen Diskurs bei Joseph Ratzinger,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: Ein theologisches Profil (Paderborn Verleger, 2008), 31-34; J. E. M. Terra Joao, Itinerario teologico di Benedetto XVI, 86; M. C. Hastetter, ”Liturgie-Brucke zum Mysterium. Grundlinien des Liturgieverstandnisses Benedikts XVI,” M. C. Hastetter, C. Ohly, G. Vlachonis (eds), Symphonie des Glaubens, 131-50; T. Rowland, La fe de Ratzinger, 219-53; S. O. Horn, ”Zum existenziellen und sakramentalen Grund der Theologie bei Joseph Ratzinger/Papst Benedikt XVI,” Mitteilungen Institut Papst Benedikt XVI (2009): 59-63; G. L. Muller, ”Logike latreia — logoshafter gottes-dienst,” ibid., 53-58; J. Arnold, ”Nuchterne Trunkenheit in liturgicis—eine evangelische Antwort auf Joseph Ratzingers Theologie der Liturgie,” ibid., 82-103; M. Schlosser, ”.. .ut fructum redemptionis in nobis iugiter sentiamus. Ein Versuch zum Verhaltnis von Liturgie und Kontemplation im Werk Joseph Ratzingers,” ibid., 105-19; R. Blazquez, ”Liturgia y teologia en Joseph Ratzinger,” S. Madrigal (ed.), El pensamiento de Joseph Ratzinger, teologo y papa (Madrid: San Pablo, 2009), 295­318; H. Hoping, ”Kult und Reflexion. Joseph Ratzinger als Liturgietheologe,” R. Voderholzer (ed.), Der Logos-gemafie Gottesdienst. Theologie der Liturgie bei Joseph Ratzinger (Regensburg: Pustet, 2009), 12-24; J. Splett, ”Gebet zur ewig alwissenden Allmacht?”, ibid., 26-44; G. Gregur, ”Fleischwerdung des Wortes—Wortwerdung des Fleisches. Liturgie als logike latreia bei Joseph Ratzinger,” ibid., 46-76; S. O. Horn, ”Zum existenziellen und sakramentalen Grund der Theologie bei Joseph Ratzinger/Papst Benedikt XVI,” Mitteilungen Institut Papst Benedikt XVI (2009): 59-63; J. Arnold, ”’Nuchterne Trunkenheit in liturgicis—eine evangelische Antwort auf Joseph Ratzingers Theologie der Liturgie,” ibid., 82-103; M. Schlosser,”.. .ut fructum redemptionis in nobis iugiter sentiamus. Ein Versuch zum Verhaltnis von Liturgie und Kontemplation im Werk Joseph Ratzingers,” ibid., 105-19; B. Kirchgessner, ”’Ein Fest, in dem das Grofie auf uns zutritt’: Mosaiksteine einer Theologie der Liturgie Joseph Ratzingers – Papst Benedikt XVI,” Klerusblatt 89.4 (2009): 78-82; 89.5 (2009): 108-12; C. Sedmak, ”Liturgie und Armutbekampfung,” ibid., 254­76; M. H. Heim, ”Theologie aus dem Herzen der Kirche: aus der Liturgie,” Revista de teologia espanola 69 (2009): 643-67; V. Ivanov, ”Der Geist der Liturgie von Joseph Ratzinger im Lichte der orthodoxen Theologie,” Orthodoxes Forum 21 (2007): 141-52; W. Waldstein, ”Fur eine Vielfalt bewahrter Formen: Joseph Ratzingers Liturgie-Verstandnis in rechtlicher Sicht,” Orthodoxes Forum 21 (2007): 169-79; S. W. Hahn, Covenant and Communion, 173-85; T. P. Rausch, Pope Benedict XVI. An Introduction to His Theological Vision, 121-39; G. Mannion, ”Liturgy, Catechesis and Evangelitation,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 225-29.

[6] W. Grofi, ”Einheit der Schrift?”, Theologische Quartalschrift 170.4 (1990): 304-306; E. Vallauri, ”Il metodo Storico-critico alla sbarra,” Laurentianum 30 (1989): 174-223; P. Blanco, ”Biblia, Iglesia y teologia according to Joseph Ratzinger,” G. Aranda and J. L. Caballero (eds), La Sagrada Escritura, palabra actual (Pamplona: Publication Services of the University of Navarre, 2005), 389-400; được dịch và thích nghi với  tiếng Catalan: ”La Biblia i Jesus de Natzaret segons Joseph Ratzinger,” Temes d’avui 27.1 (2008): 19-37; G. Uribarri Bilbao, ”Para una interpretation teologica de la Escritura. La contribution de J. Ratzinger—Benedicto XVI,” S. Madrigal (ed.), El pensamiento de Joseph Ratzinger, teologo y papa, 25-65; J. E. M. Terra Joao, Itinerario teologico di Benedetto XVI, 71-74, 111-113; R. Pinero Marino, ”Jesus como fuente de la Revelaciton: reflexiones sobre el concepto de Revelacion en la obra Jesus de Nazaret de S.S. Benedicto XVI (J. Ratzinger),” Cauriensia 3 (2008): 127-72; A. Cordovilla Perez, ”Siete tesis sobre el libro Jesus de Nazaret de Joseph Ratzinger—Benedicto XVI,” Revista de espiritualidad 67.266 (2008): 123-44; R. Voderholzer, ”Die biblische Hermeneutik Joseph Ratzingers,” Munchener Theologische Zeitschrift 56 (2005): 400-14; idem, ”Joseph Ratzinger/Benedikt XVI. und die Exegese,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: Ein theologisches Profil, 99-121; J. H. Morales Rios, ”Presentazione del libro Gesù di Nazaret di Papa Benedetto XVI,” Antonianum 82.3 (2007): 415-39; A. Garcia Quesada, ”La perspectiva dialogal de la obra Jesus de Nazaret: el dialogo con la filosofia y la cultura,” Revista teologica limense 2 (2007): 243-54; R. Simini, ”I Padri nella riflessione di Joseph Ratzinger-Benedetto XVI in Gesù di Nazaret,’ Antonianum 82.3 (2007): 441-48; M. Schneider, ”Jesus von Nazareth: zum ersten Buch Papst Benedikts XVI,” Geist und Leben 80.5 (2007): 378-92; H. Verweyen, Joseph Ratzinger—Benedikt XVI. Die Entwicklung seines Denkens (Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 2007), 84-97; R. Sanz Valdivieso, ”Jesus de Nazaret según Benedicto XVI: dialogo con J. Neusner,” Cauriensia 3 (2008): 93-111; R. L. Carballada, ”Comentario a la obra Jesus de Nazaret, de Joseph Ratzinger/Benedicto XVI,” Ciencia Tomista 434 (2007): 571-82; W. Schopsdau, ”Ein neuer Zugang zum wahren historischen Jesus von Nazareth?,” Evangelische Aspekte 18.1 (2008): 34-38; G. Uribarri Bilbao, ”Para una interpretation teologica de la Escritura. La contribution de J. Ratzinger-Benedicto XVI,” S. Madrigal (ed.), El pensamiento de Joseph Ratzinger, teologo y papa, 25-65; T. P. Rausch, Pope Benedict XVI. An Introduction to His Theological Vision, 65-101; A. Bellandi, ”L’approccio alla Scrittura nelle opere di Joseph Ratzinger,” Vivens homo 20.1 (2009): 117-28 (tác giả này nêu bật sự hoà đồng của Ratzinger với DV 12); S. W. Hahn, Covenant and Communion. The Biblical Theology of Pope Benedict XVI (Grand Rapids: Brazos, 2009); L. Boeve, ”Theological Foundations: Revelation, Tradition and Hermeneutics,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 13-18, 33-37, 42-45.

[7] R. Tura, ”La teologia di J. Ratzinger. Saggio introduttivo,” Studia Patavina (1974): 162-77; M. Fahey, ”Joseph Ratzinger como eclesiologo y pastor,” Concilium 17.161 (1981): 133-44; A. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger: An Introductory Study (Edinburgh: T & T Clark, 1988), 27-53, 133-65; D. Tracy, ”The Uneasy Alliance Reconceived: Catholic Theological Method, Modernity and Postmodernity,” Theological Studies 50(1989): 555; J. R. Villar, ”Iglesia universal e iglesia local. A proposito de unas conferencias del Cardenal Ratzinger en Brasil,” Scripta Theologica 23 (1991): 267-86; D. Donovan, ”J. Ratzinger: A Christocentric Emphasis,” What Are They Saying about the Ministerial Priesthood? (Mahwah: Paulist, 1992), 60-73; M. Fahey, ”Joseph Ratzinger als Ekklesiologe und Seelsorger,” Concilium 17 (1981): 79-85; D. M. Doyle, ”Communion and the Common Good: Joseph Ratzinger and the Brothers Himes,” idem, Communion Ecclesiology: Vision and Versions (Maryknoll: Orbis, 2000), 103-18; C. O’Donnell and S. Pié-Ninot (eds), Diccionario de eclesiologia (Madrid: Paulist, 2001), 909-11; P. MacPartlan, ”The Local Church and the Universal Church: Zizioulas and the Ratzinger-Kasper Debate,” International Journal for the Study of the Christian Church 4.1 (2004): 21-33; M. Volk, The Church as Communion of the Whole (Grand Rapids: Eerdmans, 1998), 29-71; P. Franco, ”The Communion Ecclesiology of Joseph Ratzinger: Implications for the Church in the Future,” W. Madges (ed.), Vatican II. Forty Years Later (Maryknoll: Orbis, 2006), 3-25; M. H. Heim, Joseph Ratzinger. Life in the Church and Living Theology. Fundamentals of Ecclesiology with Reference to Lumen gentium (San Francisco: Ignatius, 2007), 158-60; J. Martinez Gordo, ”El debate de J. Ratzinger y W. Kasper sobre la relacion entre la Iglesia universal y la iglesia local,” Scriptorium Victoriense 54.3-4 (2007): 269­301; J. Morawa, ”Der Glaube der Kirche als Fundament ihrer Einheit und ihrer Theologie nach Joseph Ratzinger,” Analecta Cracoviensia 40 (2008): 241-61; W. Hoeres, ”Benedikt XVI. und das subsistit: Fragen zur kirchlichen Identitat,” Una-Voce-Korrespondenz 38.4 (2008): 336­43; M. M. Surd, Ekklesiologie und Okumenismus bei Joseph Ratzinger: Einheit im Glauben—Voraussetzung der Einheit der Christenheit (Sankt Ottilien: EOS, 2009); J. Massa, The Communion Theme in the Writings of Joseph Ratzinger: Unity in the Church and in the World through Sacramental Encounter (New York: Fordham, 1996); idem, ”The Priority of Unity in the Mystery of the Church,” Journal of ecumenical studies 42.4 (2007): 589-607; J. Stohr, ”Zur Ekklesiologie von Papst Benedikt XVI,” Theologisches 38.3-4 (2008): 74-78; S. Madrigal, ”Esquemas de una eclesiologia,” Communio 7 (2007): 122-38; idem, Iglesia es caritas. La eclesiologia teologica de Joseph Ratzinger—Benedicto XVI (Santander: Sal Terrae, 2008); idem, ”La ”eclesiologia teologica” de Joseph Ratzinger,” idem (ed.), El pensamiento de Joseph Ratzinger, teologo y papa (Madrid: San Pablo, 2009), 195-241; K. Struys, ”Particular Churches—Universal Church: Theological Backgrounds to the Position of Walter Kasper in Debate with Joseph Ratzinger—Benedict XVI,” Bijdragen 69.2 (2008): 147-71; C. Ohly, ”’El partido de Cristo o la Iglesia de Jesucristo?’ Về những nét chính của Giáo hội học theo Joseph Ratzinger,” L. Jimenez (ed.), Introduction a la teologia de Benedicto XVI / actas del Ciclo organizado por el Seminario de Pensamiento ”Angel Gonzalez Alvarez” de la Fundacion Universitaria Espanola los dias 21, 22y 23 de marzo de 2007 (Madrid: Fundacion Universitaria Espanola, 2008), 129-63; T. P. Rausch, Pope Benedict XVI. An introduction to His Theological Vision, 102-20. Tôi không đồng ý với giả thuyết cho rằng có sự mất liên tục trong Giáo Hội học của Ratzinger, theo ý kiến H. J. Pottmeyer (”Primado y colegialidad episcopal en la eclesiologia eucaristica de la communio de Joseph Ratzinger,” F. Meier-Hamidi and F. Schumacher [eds], El teologo Joseph Ratzinger [Barcelona: Herder, 2007], 171-201): và phản ánh nơi S. Madrigal, Iglesia es caritas, 451-56; J. Eckert, ”Die christliche Bruderlichkeit in der Ekklesiologie Ratzingers,” Orthodoxes Forum 21 (2007): 131-39; G. Mannion, ”Understanding the Church,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 81-118; idem, ”Teaching and Authority: Dimensions of Magisterium,” ibid., 179-223.

[8] R. Tura, ”La teologia di J. Ratzinger. Saggio introduttivo,” 154, 158-61; A. Ruiz Retegui, ”Joseph Ratzinger,” Gran enciclopedia Rialp, Suplemento (Madrid: Rialp, 1987), 1064-1066; V. Pfnur, ”Mitte des Glaubens und Konturen des konstitutiv Christlichen,” AA. VV., Vom Wiederauffinden der Mitte. Grundorientierungen. Texte aus vier Jahrzehnten (Freiburg, 1997), 20­21; P. Blanco, ”La teologia de la persona en Joseph Ratzinger,” J. F. Selles (ed.), Propuestas antropologicas del siglo XX, II (Pamplona: Eunsa, 2007), 353-82; E. Dirscherl, ”La figura concep­tual teologica y antropologica de Joseph Ratzinger a partir de la cristologia,” F. Meier-Hamidi and F. Schumacher (eds.), El teologo Joseph Ratzinger, 97-124; J. Corkery, ”Joseph Ratzinger’s Theological Ideas: 3. On Being Human,” Doctrine and Life 56 (2006): 7-24; M. Schneider, ”Primat der Logos vor dem Ethos—Zum theologischen Diskurs bei Joseph Ratzinger,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: Ein theologisches Profil, 37-45; T. Rowland, La fe de Ratzinger, 65-93; H. C. Schmidbaur, ”Teologia ascendente o teologia discendente? Joseph Ratzinger e Hans Urs von Balthasar di fronte a Karl Rahner,” S.M. Lanzetta (ed.), Karl Rahner, un’analisi critica. La figura, l’opera e la ricezione teologica di Karl Rahner (1904-1984) (Siena: Cantagalli, 2009), 256-58; U. Casale, ”Introduzione” a Fede, ragione, verita e amore. La teologia di Joseph Ratzinger, 38-39; A. Stagliano, Madre di Dio. La mariologia personalistica di Joseph Ratzinger (San Paolo: Cinisello Balsamo, 2010), 61-78.

[9] R. Tura, ”La teologia di J. Ratzinger. Saggio introduttivo,” 150-61; A. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger: An Introductory Study, 110-11, 225-34; also, V. Pfnur, ”Mitte des Glaubens und Konturen des konstitutiv Christlichen,” AA. VV., Vom Wiederauffinden der Mitte. Grundorientierungen, 17-24; P. Blanco, Joseph Ratzinger. Razon y cristianismo, 57-105; idem, ”La transmision de la fe segun Joseph Ratzinger,” C. Palos and C. Cremades (eds), Perspectivas del pensamiento de Joseph Ratzinger (Valencia: Edicep, 2006), 197-214; S. Hartmann, ”Joseph Ratzinger—kirchliche Existenz und existentielle Theologie,” Klerusblatt 85.6 (2005): 162-63: M. Schulz, ”Subjektivitat der Offenbarung. Mensch und Kirche als Grundgedanken der Fundamentaltheologie Benedikts XVI,” Katholisches Sakularinstitut Cruzadas de Santa Maria, Kriterien der Wahrheit christlicher Glaubenserfahrung. Aussagen von Theologie und Philosophie uber die religiose Erfahrung im Christentum (St Ottilien: Pasinger Philothea 1, 2006), 105-30;

  1. Dirscherl, ”La figura conceptual teologica y antropologica de Joseph Ratzinger a partir de la cristologia,” F. Meier-Hamidi and F. Schumacher (eds), El teologo Joseph Ratzinger, 99-105; U. Casale, ”Introduzione,” Fede, ragione, verita e amore. La teologia di Joseph Ratzinger, 57-58; L. Boeve, ”Theological Foundations: Revelation, Tradition and Hermeneutics,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 28-33; idem, ”Chirst, Humanity and Salvation,” ibid., 51-79.

[10] A. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger, 279-91; V. Pfnuur, ”Mitte des Glaubens und Konturen des konstitutiv Christlichen,” AA. VV., Vom Wiederauffinden der Mitte, 17-24; H. Haring en Theologie und Ideologie bei Joseph Ratzinger, 45-49; ”Fe, razcon, verdad (y amor) en J. Ratzinger. Una teologia fundamental sin complejos,” Communio 7 (2008): 55-69; revised edition translated into English: ”Logos and Dialogos: Faith, Reason and Love according to Joseph Ratzinger,” Anglican Theological Review 92.3 (2010): 499-509; M. Schultz, ”Wenn das Salz des Evangeliums ‘dumm’ geworden ist. Zu Josephs Ratzinger/Papst Benedikts XVI. Verhaltnisbestimmung von Glaube und Vernunft,” G. L. Muller, Der Glaube ist einfach. Aspekte der Theologie Papst Benedikts XVI, 19-52; idem, ”El primado del logos y el concepto de razon en el pensamiento teologico de Benedicto XVI,” L. Jimenez (ed.), Introduction a la teologia de Benedicto XVI, 87-127; R. Court, ”Raison et religion. A propos de la discussion Jurgen Habermas-Joseph Ratzinger,” Esprit (2005): 5, 38-50; A. Marga, ”Die Debatte Habermas—Ratzinger. Annaherungen und Auswirkungen,” Gewissen und Freiheit 61 (2005): 58-73; H. Verweyen, Joseph Ratzinger—Benedikt XVI. Die Entwicklung seines Denkens (Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 2007), 99-113; G. L. Muller, ”Die Rationalitat des Glaubens,” Revista espanola de teologia 69.4 (2009): 535-45; R. Fisichella, ”Verita, fede e ragione in J. Ratzinger,” PATH 6.1 (2007): 27-43; P. Kapuska, ”Fe y ciencias naturales en el pensamiento de Joseph Ratzinger,” S. Madrigal (ed.), El pensamiento de Joseph Ratzinger. Teologo y papa, 277-93; M. Welker, ”Habermas und Ratzinger zur Zukunft der Religion,” Evangelische Theologie 68.4 (2008): 310-24; P. Sottopietra, ”Joseph Ratzinger, neoilluminista: le aporie della tagione moderna e la via cristiana,” Revista de teologia espanola 69 (2009): 585-623; M. Cozzoli, ””Religione e ragione vanno sempre insieme”: la vita campo privilegiato e significativo d’incontro,” Lateranum 73.3 (2007): 661-74; W. Kasper, ”Glaube und Vernunft: zur protestantischen Diskussion um die Regensburger Vorlesung von Papst Benedikt XVI,” Stimmen der Zeit 225.4 (2007): 219-28; E. Malnati, ”Ragione e fede: necessaria sinergia per un incontro proficuo tra le culture,” Rivista teologica di Lugano 12.1 (2007): 101-14; P. Luning, ”Glaube, Vernunft und Willen: Anmerkungen zum Disput zwischen Papst Benedikt und Jurgen Habermas,” Theologische Revue 103.5 (2007): 361-74; M. Schneider, ”Primat der Logos vor dem Ethos—Zum theologischen Diskurs bei Joseph Ratzinger,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: ein theologisches Profil, 14-18; Hofmann, Peter, ”,,Fides et ratio”: Der Glaube und seine Vernunft—Zu Joseph Ratzingers fundamental-theologischem Ansatz,” ibid., 139-59; C. Breitsameter, ”Von der Vernunft des Glaubens und vom Glauben der Vernunft: Jurgen Habermas und Joseph Ratzinger im Gesprach,” Analecta Cracoviensia 40 (2008): 79-90; A. Wood, ”Faith and Reason,” Philosophy and Theology 21.1-2 (2009): 165-77; P. Sottopietra, ”Joseph Ratzinger, neoilluminista,” Revista espanola de teologia, 69 (2009): 585-623; R. Weimann, ”Glaube und Vernunft im Denken Joseph Ratzingers,” Forum Katholische Theologie 26 (2010): 58-69; K. Muller, ”Die Vernunft, die Moderne und der Papst,” Stimmen der Zeit 227.5 (2009): 291­306; P. Colognesi, ”Benedikt XVI. Die Wiederentdeckung der Weite der Vernunft,” Spuren 5.9 (2006): 11-15. On overcoming rationalism and ”correction del dogma por la historia,” puede verse: S. W. Hahn, Covenant and Communion. The Biblical Theology of Pope Benedict XVI (Grand Rapids: Brazos Press, 2009), 30-34, 82-83, 116-23; L. Boeve, ”Theological Foundations: Revelation, Tradition and Hermeneutics,” G. Mannion, ”Preface. Mapping a Theological Journey,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 18-21.

[11] A. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger, 235-40; V. Twomey, ”Zur Theologie des Politischen. Einfuhrung,” Vom Wiederauffinden der Mitte, 219-30; H. Hiring, Theologie und Ideologie bei Joseph Ratzinger (Dusseldorf: Patmos, 2001), 41-43, 50-57; J. Kreiml, ”Gibt es einen absoluten Bezugspunkt des Denkens? Reflexionen Kardinal Ratzingers uber das Verhaltnis des Gewissens zur gottlichen Wahrheit,” Klerusblatt 80.2 (2000): 28-29; P. Blanco, ”Joseph Ratzinger: etica, libertad, verdad” Empresa y Humanismo 9.2 (2006): 13-42; G. de Rosa, ”Legge naturale e relativismo etico,” La Civilta cattolica 159.3782 (2008): 167-70; A. Poppi, ”Sulla dittatura del relativismo,” Sapienza 58.4 (2005): 465-74; D. Borel, ”Les enjeux du relativisme selon Joseph Ratzinger,” Aletheia 29 (2006): 53-66; P. Schallenberg, ”Logos vor Ethos: zum Verhaltnis von Dogmatik und Ethik bei Joseph Ratzinger,” Theologie und Glaube 97.1 (2007): 43-54; V. Twomey, Benedikt XVI. Das Gewissen unserer Zeit. Ein theologisches Portrait (Augsburg: Sankt Ulricht, 2006), 91-105; H. Verweyen, Joseph Ratzinger—Benedikt XVI. Die Entwicklung seines Denkens (Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 2007), 130-34; M. Schneider, ”Primat der Logos vor dem Ethos—Zum theologischen Diskurs bei Joseph Ratzinger,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: ein theologisches Profil, 15-47; M. Schulz, ”’Die Quadratur des Zirkels der Theologie’—Papst Benedikt XVI in Auseindersetzung mit der Pluralistischen Religionstheologie,” ibid., 89-97; Peter Hofmann, ”,,Fides et ratio”: Der Glaube und seine Vernunft—Zu Joseph Ratzingers fundamental-theologischem Ansatz,” ibid., 154-58; L. Haberle, ”Anker gegen den Relativismus: zu den Dialogen von Joseph Kardinal Ratzinger mit Marcello Pera sowie mit Jurgen Habermas und Paolo Flores d’Arcais,” Communio 36.6 (2007): 586-616; C. Boureux, ”Etsi non… veluti si… Deus daretur: une relecture apres la modernite,” Revue d’ethique et de theologie morale 255 (2009): 43-61; L. Haberle, ”Zur “Diktatur des Relativismus”,” Die Neue Ordnung 63.1 (2009): 23-32; V. Twomey, ”The Centrality of Truth in the Thought of Joseph Ratzinger,” Inside the Vatican (November 2008): 40-45; S. W. Hahn, Covenant and Communion, 118-19; G. Mannion, ”Teaching and Authority: Dimensions of Magisterium,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 218-23.

[12] G. Aranda, ”La ensefianza biblica de la Deus caritas est,” Scripta Theologica 38.3 (2006): 993-94, 997-98; P. Blanco, ”Amor, caridad y santidad. Una ”lectura transversal” de la enciclica Deus caritas est de Benedicto XVI,” Scripta Theologica 38.3 (2006): 1041-1068; M. Schulz, ”Die Quadratur des Zirkels der Theologie”—Papst Benedikt XVI. in Auseindersetzung mit der Pluralistischen Religionstheologie,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: Ein theologisches Profil, 97; S. Guijarro Oporto, ”El costado traspasado. La inspiration joanica de la enciclica Deus caritas est,” AA.VV., Dios es amor. Comentarios a la enciclica de Benedicto XVI ‘Deus caritas est’ (Salamanca: Universidad Pontificia, 2007), 81-100; J. Nunez Regodon, ”’El nos ha amado primero’. La presencia de 1 Jn en Deus caritas est,” ibid., 101-22; M. Schneider, ”Primat der Logos vor dem Ethos—Zum theologischen Diskurs bei Joseph Ratzinger,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: Ein theologisches Profil, 25-31; K.-H. Menke, ”Die theologischen Quellen der Enzyklika Deus caritas est,” ibid., 47-69; M. Schulz, ”’Die Quadratur des Zirkels der Theologie’—Papst Benedikt XVI. in Auseindersetzung mit der Pluralistischen Religionstheologie,” ibid., 89-97; J. L. Martinez, ”Deus caritas est: ‘La verdadera moral del cristianismo es el amor’,” S. Madrigal (ed.), El pensamiento de Joseph Ratzinger. Teologo y papa, 101-47; A. C. Sciglitano, ”Pope Benedict XVI’s Jesus of Nazareth: agape and logos,” Pro ecclesia 17.2 (2008): 159-85; A. Aguilar, ”La nozione di ”relazionale” come chiave per spiegare l’esistenza cristiana secondo l’Introduzione al cristianesimo,” K. Charamsa and N. Capizzi, La voce della fede cristiana (Roma: Ateneo Pontificio Regina Apostolorum, 2009), 185-216, I. Moga, ”Glaube und Liebe gemass dem Logos. Die Aktualitat der Theologie Klemens von Alexandriens fur das Verstandnis des okumenischen Beitrags von Papst Benedikt XVI.—eine ortodoxe Interpretation,” M. C. Hastetter, C. Ohly and G. Vlachonis (eds), Symphonie des Glaubens, 51-76.

[13] A. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger, 66-75, 270-95; V. Zielinsky, ”’Afin que le monde croie’. Reflexions sur l’oecum^nisme,” Nouvelle Revue Theologique 114 (1992): 161-85; H. Schutte, ”Promotor unitatis christianae. Il cardinale Ratzinger e il ecumenismo,” J. Clemens and A. Tarzia (eds), Alla scuola della verita: i settanta anni di Joseph Ratzinger (San Paolo: Cinisello Balsamo, 1997), 89-110. Also see: V. Pfnur, ”Una rinnovata comunione delle chiese,” Rino Fisichella (ed.), Il Concilio Vaticano II. Recezione e attualitd alla luce del Giubileo (Milan: Paoline, Cinisello Balsamo, 2000), 403-15; J. Brosseder, ”Programmierte okumenische Folgenlosigkeit? Zur theologischen Auseinandersetzung mit Kardinal Ratzingers ,,Domina ecclesia romana catho- lica”,” (Otto Lembeck) K.F. Grimmer (ed.), Theologie im Plural. Fundamentaltheologie —Hermeneutik—Kirche—Okumene—Ethik. Joachim Track zum 60. Geburtstag (Frankfurt am Main, 2001), 116-31; H. Wagner, ”Okumenischer Vordenker,” Zeitzeichen 6.6 (2005): 13-15; G. Wenz, ”Die grofie Gottesidee ‘Kirche’: Joseph Ratzinger uber Katholizismus, Orthodoxie und Reformation,” Munchener theologische Zeitschrift 56.5 (2005): 449-71; P. Neuner, ”Joseph Ratzingers Beitrag zur Gemeinsamen Erklarung zur Rechtfertigungslehre,” Munchener Theologische Zeitschrift 56 (2005): 435-38; F. Biot, ”Das Orthodoxieverstandnis in Kardinal Ratzingers Buch Zur Lage des Glaubens,” Concilium 23 (1987): 345-50; M. Schneider, ”Primat der Logos vor dem Ethos—Zum theologischen Diskurs bei Joseph Ratzinger,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: Ein theologisches Profil, 34-37; D. Kaes, ”Joseph Ratzingers Beitrag zum oku- menischen Dialog: eine Skizze,” Zeit-Geschichte und Begegnungen (1998): 79-91; T. Weiler, Volk Gottes-Leib Christi: die Ekklesiologie Joseph Ratzingers und ihr Einflufi auf das Zweite Vatikanische Konzil (Mainz: Grunewald, 1997), 317-32; P. Gamberini, ”Subsistit in Ecumenical Ecclesiology: J. Ratzinger and E. Jungel,” The Irish Theological Quarterly 72.1 (2007): 61-73; M. M. Surd, Ekklesiologie und Okumenismus bei Joseph Ratzinger: Einheit im Glauben – Voraussetzung der Einheit der Christenheit (Sankt Ottilien: EOS, 2009); M. Root, ”Jesus and the Pope: Ecumenical Reflections on Benedict XVI’s Jesus of Nazareth,” Pro ecclesia 17.2 (2008): 152-58; S. Madrigal, Iglesia es caritas?, 156-76, 327-35, 382-402; J. Wohlmuth, ”Anwalt der Einheit. Der Theologe Joseph Ratzinger und die Okumene,” KNA-OKI 33(2005): 1-11, Thema der Woche 1-11; C. Barthe, ”Papst Benedikt XVI. und die Stunde der Reformer,” Una Voce-Korrespondenz 36.6 (2006): 342-50; J. A. Kanberg, ”Das Papstamt und die Okumene. Skizzen zum Verstandnis einer kirchlichen Realitat,” M. C. Hastetter, C. Ohly and G. Vlachonis (eds), Symphonie des Glaubens, 151-70; B. Ferdek, ”Modele ekumenizmu wedlug Josepha Ratzingera [Models of Ecumenism according to Joseph Ratzinger],” Studia Salvatoriana Polonica 1 (2007): 61-76; A. Vletsis, ”Theologie des Petrusdienstes: Joseph Ratzingers Angebot zur Einheit mit dem Osten? Beitrag zu einem epochalen Wechsel,” Orthodoxes Forum 21 (2007): 79-94; M. Root, ”Jesus and the Pope: Ecumenical Reflections on Benedict XVI’s Jesus of Nazareth,” Pro ecclesia 17.2 (2008): 152-58; P. Blanco, ”Ecclesia Christi. La teologia ecumenica de Joseph Ratzinger,” Annales Theologici 23 (2009): 353-74; T. P. Rausch, Pope Benedict XVI. An Introduction to His Theological Vision, 113-16; G. Mannion, ”Christian Unity and Religious Dialogue: On Ecumenism and Other Faiths,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 139-45, 160-72.

[14] T. Weiler, Volk Gottes-Leib Christi, 121-33; Z. Gaczynski, L’ecclesiologia eucaristica di Yves Congar, di Joseph Ratzinger e di Bruno Forte (Roma: Pontificia Universitas Gregoriana, 1998), 127-29; P. Martuccelli, ”Forme concrete di collegialita episcopale nel pensiero di Joseph Ratzinger,” Rassegna di teologia 50 (2009): 7-24; M. M. Surd, Ekklesiologie und Okumenismus bei Joseph Ratzinger: Einheit im Glauben—Voraussetzung der Einheit der Christenheit (St Ottilien: EOS, 2009), 63-64; S. Madrigal, Iglesia es caritas. La eclesiologia teologica de Joseph Ratzinger—Benedicto XVI (Santander: Sal Terrae, 2008), 225-26, 249-75; G. Mannion, ”Liturgy, Catechesis and Evangelitation,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 246-51; idem, ”Teaching and Authority: Dimensions of Magisterium,” ibid., 187-201; D. Donovan, ”J. Ratzinger: A Christocentric Emphasis,” 60-73; T. Weiler, Volk Gottes-Leib Christi, 140-45, 166-67; S. Madrigal, Iglesia es caritas?, 211-22.

[15] A. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger, 207-25; C. M. Burgaleta, ”Benedict, the Preacher,” Homiletic and Pastoral Review 108.8 (2008): 26-31; P. Blanco, ”Palabra y palabras. La predicacion segun Joseph Ratzinger,” I. Arellano, V. Garcia Ruiz and C. Saralegui (eds), Ars bene docendi. Homenaje al Profesor Kurt Spang, Eunsa (Pamplona, 2009), 111-21; A. Matena, ”Theologie und Verkundigung: Die Gleichnisse,” H. Hoping and M. Schulz (eds), Jesus und der Papst. Systematische Reflexionen zum Jesus—Buch des Papstes (Freiburg: Herder, 2007), 77-81; U. Casale, ”Introduzione,” Fede, ragione, verita e amore. La teologia di Joseph Ratzinger, 44.

[16] R. Tura, ”La teologia di J. Ratzinger. Saggio introduttivo,” 177, n. 126; A. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger, 155-88; V. Twomey, ”Zur Theologie des Politischen. Einfuhrung,” Vom Wiederauffinden der Mitte, 219-30; F. Schumacher, ”Creo en la resurrection de los muertos. El fin de los tiempos en la teologia de Joseph Ratzinger,” F. Meier-Hamidi and F. Schumacher (eds), El teologo Joseph Ratzinger, 125-69; H. Verweyen, Joseph Ratzinger—Benedikt XVI. Die Entwicklung seines Denkens (Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 2007), 70-78; S. Del Cura Elena, ”Spe salvi y la Escatologia cristiana,” S. Madrigal (ed.), El pensamiento de Joseph Ratzinger, teologo y papa, 149-93; R. Tremblay, ”L’usage de la pens^e paulinienne dans l’Eschatologie de Joseph Ratzinger/Benoit XVI,” PATH 8.1 (2009): 85-104; P. Blanco, ”La escatologia de Joseph Ratzinger,” Revista teologica limense 43.3 (2009): 287-310; T. Marschler, ”Perspektiven der Eschatologie bei Joseph Ratzinger,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: Ein theologisches Profil, 161-88; J. I. Ruiz Aldaz, ”La relation interna entre los misterios de la Inmaculada Conception y la Asuncion segun Joseph Ratzinger,” Scripta de Maria 6.2 (2009): 159-211; S. W. Hahn, Covenant and Communion, 182-85; T. P. Rausch, Pope Benedict XVI: An Introduction to His Theological Vision, 143-48; U. Casale, ”Introduzione,” Fede, ragione, verita e amore. La teologia di Joseph Ratzinger, 45-46; L. Boeve, ”Christ, Humanity and Salvation,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 72-75.

[17] F. Courth, ”Mariens leibliche Verherrlichung. Zu einem Entwurf von J. Ratzinger,” Trierer Theologische Zeitschrift 88 (1979): 34-42; A. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger, 200­206; M. Farina, ”Maria, la Madre, nella terra ferma dell’amore,” PATH 6.1 (2007): 115-39; M. G. Masciarelli, Il segno della donna. Maria nella teologia di Joseph Ratzinger (San Paolo: Cinisello Balsamo, 2007); H. Harbecke, ”Maria y la(s) mujer(es). Liineas mariologicas de Joseph Ratzinger/ Benedicto XVI en el dialogo con ideas del feminismo de la diferencia,” Concilium 327 (2008): 141­54; P. Blanco, ”Maria en los escritos de Joseph Ratzinger,” Scripta de Maria 5 (2008): 309-34; S. Rieger-Goertz, ”Maria—glorreiche Mutter, Schwester im Glauben und antijudaistisch benutzt,” Concilium 44.4 (2008): 513-16; J. I. Ruiz Aldaz, ”La relation interna entre los misterios de la Inmaculada Conception y la Asuncion segun Joseph Ratzinger,” Scripta de Maria 6.2 (2009): 159­211; J. C. Garcia Paredes, ”Para una espiritualidad eucaristico-mariana,” Ephemerides Mariologicae 59.3-4 (2009): 393-406; C. Martinez Oliveras, ”Maria, ”mujer eucaristica” e ”icono de la Iglesia”,” Ephemerides Mariologicae 59.3-4 (2009): 325-40; U. Casale, ”Introduzione” a Fede, ragione, veritd e amore. La teologia di Joseph Ratzinger, 44-45; A. Stagliano, Madre di Dio. La mariologia personalistica di Joseph Ratzinger (San Paolo: Cinisello Balsamo, 2010); S. de Fiores, ”Presentazione,” ibid., 7-22.

[18] P. Blanco, ”Iglesia, Eucaristia y presencia real en los escritos de Joseph Ratzinger,” Liturgia y espiritualidad 9 (2007): 415-29; S. O. Horn, ”Zum existenziellen und sakramentalen Grund der Theologie bei Joseph Ratzinger/Papst Benedikt XVI,” Mitteilungen Institut Papst Benedikt XVI 2(2009): 59-63, esp. 61-63; M. Schlosser,”.. .ut fructum redemptionis in nobis iugiter sentiamus. Ein Versuch zum Verhaltnis von Liturgie und Kontemplation im Werk Joseph Ratzingers,” ibid., 105-19; R. Blazquez, ”Liturgia y teologia en Joseph Ratzinger,” 305-307; S. Oster,”’.. .anwesend afu personale Weise’. Joseph Ratzinger und die Lehre von der Transubstantiation,” R. Voderholzer (ed.), Der Logos-gemafie Gottesdienst. Theologie der Liturgie bei Joseph Ratzinger, 205-31; T. P. Rausch, Pope Benedict XVI. An Introduction to His Theological Vision, 143-48.

[19] R. Voderholzer, ”Die biblische Hermeneutik Joseph Ratzingers,” Munchener Theologische Zeitschrift 56 (2005): 400-14; P. Blanco, ”Logos. Joseph Ratzinger y la historia de una palabra,” Limite 14.1 (2006): 57-86; N. P. Austriaco, ”Reading Genesis with Cardinal Ratzinger,” Homiletic and Pastoral Review 106.5 (2006): 22-27; I. Moga, ”Glaube und Liebe gemass dem Logos. Die Aktualitat der Theologie Klemens von Alexandriens fur das Verstandnis des okumenischen Beitrags von Papst Benedikt XVI.—eine ortodoxe Interpretation,” M. C. Hastetter, C. Ohly and G. Vlachonis (eds), Symphonie des Glaubens, 51-76; M. Schneider, ”Primat der Logos vor dem Ethos—Zum theologischen Diskurs bei Joseph Ratzinger,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: Ein theologisches Profil, 18-21, 41-44; T. Rowland, La fe de Ratzinger, 65-93, 194­98; A. Rauscher, ”Benedikt XVI. und das naturliche Sittengesetz. Auseinandersetzung mit pro- blematischen Zeitstr,” ibid., 123-38; M. Schulz, ”’Die Quadratur des Zirkels der Theologie’—Papst Benedikt XVI. in Auseindersetzung mit der Pluralistischen Religionstheologie,” ibid., 84-87; V. Twomey, Benedikt XVI. Das Gewissen unserer Zeit. Ein theologisches Portrait (Augsburg: Sankt Ulricht, 2006), 96-102; C. Schonborn, ”Papst Benedikt XVI. uber ‘Schopfung und Evolution’,” Theologische Beitrage 40.3 (2009): 211-18; idem, ”El primado del logos y el concepto de razon en el pensamiento teologico de Benedicto XVI,” L. Jimenez (ed.), Introduction a la teologia de Benedicto XVI, 87-127; F. Quesada Rodriguez, ”Logos en la teologia de Joseph Ratzinger. La argumentation racional del sistema teologico,” Senderos 95.1 (2010): 35-72; T. P. Rausch, Pope Benedict XVI. An Introduction to His Theological Vision, 143-48.

[20] E. Kevane, ”Cardinal Ratzinger and Catechetics: The Crisis in Catechetics Is Being Met,” Homiletic and Pastoral Review 84 (1983): 2, 22-29; R. Marle, ”Une conference du Cardinal Ratzinger a Lyon et a Paris,” Etudes 358 (1983): 419-24; F. Gautier, ”Transmettre la foi selon le cardinal Ratzinger,” Revue thomiste 83.3 (1983): 430-44; P. Eyt, ”Reflexion sur la conference du Card. Ratzinger ‘Transmission de la foi et Sources de la foi’,” Transmettre la foi aujourd’hui (1983): 62-77; U. Hemel, ”Zur katechetischen Rede Kardinal Ratzingers in Frankreich,” Katechetische Blatter 109 (1984): 35-42; G. B. Mondin, Dizionario dei teologi (Bolonia: ESD, 1992), 492; A. Lapple, ”Der Katechismus in seiner Bedeutung fur Glaubensverkundigung und Glaubenszukunft,” Klerusblatt 87.4 (2007): 78-85; F. Meier-Hamidi, ”Dinamica de la transmision. El cardenal Joseph Ratzinger y la catequesis,” F. Meier-Hamidi and F. Schumacher (eds), El teologo Joseph Ratzinger, 221-43; P. Blanco, ”Joseph Ratzinger y la catequesis,” J. Sese and R. Pellitero (eds.), La transmision de la fe en la sociedad contemporanea (Pamplona: Eunsa, 2008), 237-51; J. F. O’Callaghan, ”A New Catechism for an Old Tradition,” Homiletic and Pastoral Review 109.4 (2009): 58-65; G. Mannion, ”Liturgy, Catechesis and Evangelitation,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 229-33, 240-56.

[21] N. Nichols, The Theology of Joseph Ratzinger, 254-70; T. Ricci, ”Das wirkliche Europa. Kardinal Joseph Ratzinger hat sechs Predigten und Aufsatze veroffenlich,” 30 Tage in Kirche und Welt 1 (1991): 12, 76-77; J. Corkery, ”The Idea of Europe according to Joseph Ratzinger,” Milltown Studies 31 (1993): 91-111; H. Hiring, Theologie und Ideologie bei Joseph Ratzinger, 188-95; J. E. Perez Asensi, Etica de la fe en la obra de Joseph Ratzinger. Hacia una propuesta etica para Europa (Valencia: Edibesa, 2005); P. Blanco, ”La Europa de Joseph Ratzinger,” Nuestro Tiempo 624.6 (2006): 99-108; P. H. Hildmann, ”Auf der Suche nach der ‘Seele Europas’: Joseph Ratzinger uber politisch-gesellschaftliche Fundamente,” Orthodoxes Forum 21.1-2 (2007): 65-78; J. V. Schall, ”Ratzinger on Europe,” Homiletic and Pastoral Review 105.4 (2005): 41-45; J. E. Perez Asensi, ”El ambiente moral europeo, segun el cardenal Joseph Ratzinger,” Archivum historiae pontificiae 43 (2005): 263-93; V. Twomey, Benedikt XVI. Das Gewissen unserer Zeit. Ein theologisches Portrait, 75-90; L. Boeve, ”Europe in Crisis: A Question of Belief or Unbelief? Perspectives from the Vatican,” Modern Theology 23.2 (2007): 205-27; E. Romero-Pose, ”El pensamiento sobre Europa del Cardenal J. Ratzinger,” Revista espanola de teologia 3 (2005): 301-50; H. Verweyen, Joseph Ratzinger—Benedikt XVI. Die Entwicklung seines Denkens (Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 2007), 125-30; J. Clemens, ”Europa y Joseph Ratzinger/ Benedicto XVI,” L. Jimenez (ed.), Introduction a la teologia de Benedicto XVI, 247-79; T. Rowland, La fe de Ratzinger. La teologia del papa Benedicto XVI (Granada: Nuevo Inicio, 2008), 189-217; H. Moll, ”Die christliche Identitat Europas nach Joseph Ratzinger bzw. Papst Benedikt XVI,” M. Hauke (ed.), Maria als Patronin Europas (Ratisbona: Pustet, Regensburg, 2009), 236-61; L. Boeve, ”Christian Faith, Church and World,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 119-38.

[22] R. Tura, ”La teologia di J. Ratzinger. Saggio introduttivo,” 174-77; G. B. Mondin, Dizionario dei teologi (Bologna: ESD, 1992), 496-97; D. Kaes, Theologie im Anspruch von Geschichte und Wahrheit (St Ottilien: pro manuscripto, 1997), 49-51; H. Haring, Theologie und Ideologie bei Joseph Ratzinger (Dusseldorf: Patmos, 2001), 43-45; F. X. Clooney, ”Dialogue and Monologue: Benedict XVI and Religious Pluralism,” Commonwealth 132 (2005): 12-17; H. Burkle, ”Zu den ‘theologischen Qualifikationen der Religionen’ bei Benedikt XVI. (Joseph Ratzinger),” Studia missionalia 55 (2006): 1-25; idem, ”’Den Originalton in den Religionen wahr- nehmen’. Benedikts XVI. theologische Orientierungen im Religionsdiskurs,” Communio 35.6: 573-94; idem, ”Glaube, Wahrheit, Toleranz: das Christentum und die Weltreligionen,” Orthodoxes Forum 21.1-2 (2007): 153-68; P. Coda, ”Sul posto del cristianesimo nella storia delle religioni. Rilevanza a attualita di una chiave di lettura,” PATH 6.1 (2007): 239-53; L. Gerosa, ”Religioni, ragione umana e dialogo sui fondamenti dei diritti dell’uomo,” Rivista teologica di Lugano 12.1 (2007): 65-80; M. Schulz, ”’Die Quadratur des Zirkels der Theologie’—Papst Benedikt XVI. in Auseindersetzung mit der Pluralistischen Religionstheologie,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: Ein theologisches Profil, 71-97; P. Blanco, ”Cristo y las religiones en la obra de Joseph Ratzinger,” S. Sanz Sanchez and G. Maspero (eds), La natura della religione in contesto teologico. Atti del X Convegno Internationale della Facolta di Teologia. 9-10 marzo 2006 (Roma: EDUSC, 2008), 423-38; S. Madrigal, Iglesia es caritas, 403-34; P. Rodriguez Panizo, ”El cristianismo y las religiones segun Joseph Ratzinger,” S. Madrigal (ed.), El pensamiento de Joseph Ratzinger, teologo y papa, 243-75; T. P. Rausch, Pope Benedict XVI. An Introduction to His Theological Vision, 58-62; G. Mannion, ”Christian Unity and Religious Dialogue: On Ecumenism and Other Faiths,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 145-60, 172-78.

[23] H. Hoping, ”Gemeinschaft mit Christus. Christologie und Liturgie bei Joseph Ratzinger,” Communio 35 (2006): 558-72; M. Theobald, ”Die vier Evangelien und der eine Jesus von Nazaret,” Theologische Quartalschrift 187 (2007): 157-69; J. Martinez Gordo, La cristologia de J. Ratzinger—Benedicto XVI a la luz de su biografla teologica (Barcelona: Cuadernos CJ, 2008); idem, ”La ‘cristologia espiritual’ de Joseph Ratzinger,” J. A., Martinez Camino, ”Jesucristo, plenitud de la Revelacion. El centro de la teologia de Joseph Ratzinger,” L. Jimenez (ed.), Introduccion a la teologia de Benedicto XVI, 59-86; J. Prades, ”El Dios de Jesucristo en Joseph Ratzinger,” Revista espanola de teologia 69.4 (2009): 625-42; G. del Pozo, ”Contemplar el rostro de Dios en el rostro de Cristo: la teologia existencial de Joseph Ratzinger,” Revista de teologia espanola 69 (2009): 547-83; T. P. Rausch, Pope Benedict XVI. An Introduction to His Theological Vision, 78-80, 84-101; J. Vidal Talens, “Lineas maestras de la cristologia de J. Ratzinger,” Communio 7 (2008): 97; puede verse also: R. Tura, ”La teologia di J. Ratzinger. Saggio intro­duttivo,” 156-61; H. Haring, Theologie und Ideologie bei Joseph Ratzinger (Dusseldorf: Patmos, 2001), 63-171; E. Dirscherl, ”La figura conceptual teologica y antropologica de Joseph Ratzinger a partir de la cristologia,” F. Meier-Hamidi and F. Schumacher (eds.), El teologo Joseph Ratzinger, 106-14; J. Vidal Talens, ”Mirar a Jesus y ”ver” al Hijo de Dios, hecho hombre para nuestra Redencion. Aportacion de J. Ratzinger a la Cristologia contemporanea,” S. Madrigal (ed.), Elpensamiento de Joseph Ratzinger, teologo y papa, 67-68; Ahi se afirma que es ademas una cristologia biblica, eclesial y liturgica (cf. ibid.); R. A. Krieg, ”Kardinal Ratzinger, Max Scheler und eine Grundfrage der Christologie,” Theologische Quartalschrift 160 (1980): 106-22; D. Berger, ”Christologie, Ekklesiologie und Sakramentenlehre,” Theologisches 34.2 (2004): 113-22; F. Mufiner, ”Hermeneutische Uberlegungen zu den Evangelien. Ein Versuch im Anschluss an Joseph Ratzinger/Papst Benedikt XVI. Jesus von Nazaret,” Mitteilungen Institut Papst Benedikt XVI 2(2009): 59-63; J. A. Martinez Camino, ”Jesucristo, plenitud de la Revelacion. El centro de la teologia de Joseph Ratzinger,” L. Jimenez (ed.), Introduccion a la teologia de Benedicto XVI, 59­86; E. Borgman, ”Jesus von Nazaret: der Anfang einer neuen Geschichte,” Concilium 44.3 (2008): 322-33; M. Schneider, ”Primat der Logos vor dem Ethos—Zum theologischen Diskurs bei Joseph Ratzinger,” P. Hofmann (ed.), Joseph Ratzinger: ein theologisches Profil, 21-24; M. Gronchi, ”Il Gesu storico dei Vangeli di J. Ratzinger-Benedetto XVI,” Euntes docete 61.1 (2008): 151-68; V. Battaglia, ”Elementi di cristologia spirituale nel libro Gesu di Nazaret di Joseph Ratzinger/ Benedetto XVI,” Ricerche teologiche 19.2 (2008): 311-30; idem, ”Una lettura ‘contemplativa’ dell’esistenza filiale di Gesu: alla ‘fonte’ dell’esperienza cristiana,” Cauriensia 3 (2008): 113-25; M. Ebner, R. Hoppe and T. Schmeller, ”Der “historische Jesus” aus der Sicht Joseph Ratzingers: Ruckfragen von Neutestamentlern zum papstlichen Jesusbuch,” Biblische Zeitschrift 52.1 (2008): 64-81; G. del Pozo, ”Contemplar el rostro de Dios en el rostro de Cristo: la teologia existencial de Joseph Ratzinger,” Revista de teologia espanola 69 (2009): 547-83; A. Carrasco Rouco, ”Consideraciones sobre el libro ”Jesus de Nazaret” de Joseph Ratzinger—Benedicto XVI,” Revista espanola de teologia 68.3 (2008): 213-27; A. C. Sciglitano, ”Pope Benedict XVI’s Jesus of Nazareth: agape and logos,” Pro ecclesia 17.2 (2008): 159-85; M. Menke-Peitzmeyer, ”Die ‘Freilegung einer undeutlich gewordenen Ikone’: zum (neuen) Jesus-Buch Joseph Ratzingers—Papst Benedikt XVI,” Theologie und Glaube 98.4 (2008): 428-40; P. Petzel, ”Jesus von Nazareth: Antworten—Diskussionen—Kontroversen,” Concilium 44.3 (2008): 380-83; J. Kreiml, ”Der Christusglaube der Kirche: einige Aspekte der Christologie bei Joseph Ratzinger,” Mittler und Befreier (2008): 426-42; M. Gronchi, ”Il Gesu di Nazaret di J. Ratzinger-Benedetto XVI,” Discussione sul Gesii storico (2009): 169-80; J. Prades, ”El misterio de Dios contemplado y vivido por J. Ratzinger,” Communio 7 (2008): 97-121; idem, ”El Dios de Jesucristo en Josep Ratzinger,” Revista de teologia espanola 69 (2009): 625­42; T. Rowland, La fe de Ratzinger, 65-93; N. Capizzi, ”Il Gesu storico,” K. Charamsa and N. Capizzi, La voce della fede cristiana (Roma, 2009), 111-28; A. Valle, ”The Christological Hermeneutic of Joseph Ratzinger: From Introduction to Christianity to Today,” Krysztof Charamsa and N. Capizzi, La voce della fede cristiana (Roma, 2009), 129-60; T. P. Rausch, Pope Benedict XVI. An Introduction to His Theological Vision, 78-96; U. Casale, ”Introduzione,” Fede, ragione, verita e amore. La teologia di Joseph Ratzinger, 40-42; L. Boeve, ”Christ, Humanity and Salvation,” L. Boeve and G. Mannion, The Ratzinger Reader, 65-75.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here