TGH Gioan Phaolô II – BÀI 59: LINH MỤC LÀ MỤC TỬ CHO CỘNG ĐOÀN

0
1247

Giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh

BÀI 59: LINH MỤC LÀ MỤC TỬ CHO CỘNG ĐOÀN

Khi thực hiện tác vụ mục tử của mình, linh mục phải cố gắng thúc đẩy sự trưởng thành tinh thần của cộng đoàn được giao phó cho mình.

Tại buổi tiếp kiến chung vào Thứ Tư, 19 tháng Năm, Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý về tác vụ của linh mục, thảo luận về vai trò của linh muc trong việc tập hợp gia đình của Thiên Chúa vào cộng đoàn tín hữu sống động hiệp nhất. Bài diễn văn bằng tiếng Ý của Giáo Hoàng là bài thứ 59 trong loạt bài về mầu nhiệm của Giáo Hội.

1. Trong các bài giáo lý trước, chúng tôi đã giải thích nhiệm vụ của các vị linh mục như là cộng tác viên của các Giám mục trong lãnh vực giảng dạy (hướng dẫn) và thừa tác vụ bí tích (thánh hóa). Hôm nay chúng ta sẽ nói về sự cộng tác của họ trong việc cai quản mục vụ cộng đoàn. Đối với các linh mục cũng như các Giám mục, đây là sự chia sẻ trong khía cạnh thứ ba của munus- nhiệm vụ thứ ba của Chúa Kitô (ngôn sứ, tư tế, vương đế): một sự phản ánh của chức Thượng tế của Chúa Kitô, Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và loài người, một Thầy dạy, một Mục tử. Trong viễn cảnh công việc mục vụ bao gồm chủ yếu là phục vụ sự hiệp nhất, nghĩa là đảm bảo sự kết hiệp của tất cả chi thể trong thân thể của Chúa Kitô là Giáo hội (x. PDV 16).

2. Trong viễn cảnh này, Công đồng nói: “Các linh mục thi hành chức vụ của Chúa Kitô là Ðầu và là Chủ Chăn theo phận vụ mình. Các Linh Mục nhân danh Giám Mục, tụ họp gia đình Thiên Chúa như một cộng đoàn huynh đệ duy nhất, và nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần các ngài dẫn đưa họ đến cùng Chúa Cha” (PO 6). Đây là mục đích thiết yếu của hoạt động mục vụ với tư cách là mục tử và của thẩm quyền được trao cho họ để có thể thực hiện trong mức trách nhiệm của họ: dẫn dắt cộng đoàn được giao phó nhằm phát triển toàn diện đời sống tinh thần và đời sống giáo hội. Linh mục – mục tử [i.e., mục tử] phải thi hành quyền bính theo gương Chúa Kitô Mục tử Tốt lành, Đấng đã không bắt ép bên ngoài nhưng hình thành cộng đoàn nhờ hoạt động nội tại của Thánh Thần. Người linh mục muốn chia sẻ tình yêu nồng cháy của mình với nhóm môn đệ và với tất cả những người đã đón nhận thông điệp của Người, để mang lại cuộc sống “cộng đoàn của tình yêu”, mà ngay lúc đó Người cũng thiết lập cách hữu hình là Giáo Hội. Là cộng sự viên của các Giám mục, những người kế vị các tông đồ, các linh mục cũng hoàn thành sứ mệnh của mình nơi cộng đoàn hữu hình bằng làm sinh động với hoạt động bác ái để có thể sống trong Thánh Thần của Chúa Kitô.

Các Linh mục cổ võ sự hiệp nhất với Giám mục và Đức Giáo Hoàng

3. Đây là một nhu cầu tự bản chất đối với sứ mạng mục vụ, mà cảm hứng của họ không bị chi phối bởi những ham muốn và ý kiến cá nhân của linh mục, nhưng bởi giáo huấn Tin Mừng, như Công đồng nói: “các ngài không tìm cách làm đẹp lòng người đời , nhưng phải hành động theo những đòi hỏi của giáo thuyết và đời sống Kitô giáo.” (PO 6). Linh mục chịu trách nhiệm đối về tổ chức của cộng đoàn. Để hoàn thành nhiệm vụ này, giám mục cho các ngài một phần cần thiết trong quyền hạn của mình. Trách nhiệm của các ngài là đảm bảo rằng các công việc phục vụ khác nhau, không thể thiếu vì lợi ích của tất cả, được thực hiện hài hòa; để tìm sự trợ giúp thích hợp cho phụng vụ, giáo lý và hỗ trợ tinh thần cho các cặp vợ chồng; để thúc đẩy sự phát triển của các hội đoàn thiêng liêng và tông đồ khác nhau hoặc “các phong trào” trong sự hài hòa và hợp tác; để tổ chức viện trợ từ thiện cho người nghèo, người bệnh và người nhập cư. Đồng thời, các ngài phải đảm bảo và thúc đẩy sự kết hợp của cộng đoàn với giám mục và Giáo Hoàng.

4. Tuy nhiên, chiều kích cộng đoàn của việc chăm sóc mục vụ không thể bỏ qua nhu cầu của các tín hữu. Như chúng ta đã đọc trong Công đồng: “Với tư cách là những người huấn luyện đức tin, các Linh Mục có nhiệm vụ, hoặc đích thân hoặc nhờ người khác, lo cho mỗi tín hữu được hướng dẫn trong Chúa Thánh Thần để vun trồng ơn gọi riêng của mình theo Phúc Âm, để có một đức ái chân thành và linh hoạt, để được sự tự do mà Chúa Kitô đã dùng để giải thoát chúng ta “(PO 6). Công đồng nhấn mạnh sự cần thiết phải giúp mỗi tín hữu khám phá ơn gọi cụ thể của mình, như một nhiệm vụ đúng đắn, đặc trưng của mục tử muốn tôn trọng và phát huy nhân cách của mỗi người. Người ta có thể nói rằng bằng chính tấm gương của Chúa Giêsu, Người mục tử tốt lành “gọi tên từng con chiên một” (x. Ga 10: 3-4), đã đặt ra tiêu chuẩn chăm sóc mục vụ cá nhân: kiến thức và mối quan hệ của tình bằng hữu với từng người. Nhiệm vụ của linh mục là giúp mỗi người sử dụng tốt món quà của mình và thực hiện đúng sự tự do nhằm đạt đến đến ơn cứu độ của Chúa Kitô, như thánh Phaolô thúc giục (x. Gal 4,3; 5, 1, 13; Ga 8,36 ). Tất cả mọi thứ phải được hướng tới thực hành “một hoạt động bác ái chân thành và thiết thực”. Điều này có nghĩa là “Các ngài cũng phải dạy các Kitô hữu để họ không chỉ sống riêng cho mình, nhưng theo những đòi hỏi của luật bác ái mới, mỗi người phải tùy ơn nhận được mà phục vụ lẫn nhau và như vậy, mọi người chu toàn nhiệm vụ của mình theo tinh thần Kitô giáo trong cộng đoàn nhân loại”(PO 6). Do đó, sứ mệnh của linh mục bao gồm kêu gọi các nghĩa vụ bác ái, thực hành bác ái trong đời sống xã hội, thúc đẩy bầu không khí hiệp nhất tôn trọng sự khác biệt, khuyến khích các chương trình và hoạt động từ thiện, nhờ đó các cơ hội tuyệt vời có sẵn cho các tín hữu, đặc biệt nhờ điểm nổi bật mới trên công việc tình nguyện, được đưa ra với ý thức như là một cách sử dụng tốt thời gian rảnh, và lựa chọn của cuộc sống.

Mối quan tâm đặc biệt được thể hiện đối với người nghèo, bệnh nhân và người trẻ.

5. Linh mục cũng được mời gọi tham gia cá nhân vào các công việc bác ái, đôi khi ngay cả trong các hình thức khác thường, như đã xảy ra trong quá khứ và ngày nay cũng vậy. Ở đây tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh rằng tổ chức bác ái đơn giản, theo thói quen, gần như không nhàm chán nhưng liên tục và rộng lượng. Điều này được thể hiện không quá nhiều trong các kế hoạch lớn? mà nhiều người không có tài năng và ơn gọi ? nhưng trong thực hành tốt lành hàng ngày, giúp đỡ, hỗ trợ và an ủi theo khả năng của mỗi người. Rõ ràng mối quan tâm chính, và người ta có thể nói ưu tiên, phải dành cho “Linh Mục phải đặc biệt săn sóc những người nghèo khổ và yếu đuối được trao phó cho mình: vì chính Chúa đã tỏ ra là bạn hữu với họ và coi việc rao giảng Phúc Âm cho họ là dấu hiệu cho công cuộc cứu thế (PO 6); vì “các ngài phải hết sức ân cần chăm sóc những người yếu đau và hấp hối bằng cách thăm viếng và an ủi họ trong Chúa” (PO 6) vì “đặc biệt tận tâm theo dõi các thanh thiếu niên”; ngay cả đối với “cả những người đã có đôi bạn và những bậc phụ huynh” (PO 6). Đặc biệt, linh mục phải dành thời gian, sức lực và tài năng của mình cho những người trẻ tuổi, là niềm hy vọng của cộng đoàn nhằm thúc đẩy giáo dục Kitô giáo và sự phát triển việc sống theo Tin Mừng. Công đồng cũng khen ngợi các linh mục trong việc săn sóc “catechumens (các dự tòng) và neophytes (các tân tòng) phải được giáo dục dần dần để hiểu biết và sống đời Kitô hữu” (PO 6).

6. Cuối cùng, phải lưu ý đến sự cần thiết phải vượt qua tầm nhìn quá hạn chế của cộng đoàn địa phương và mọi người theo chủ nghĩa phân lập và, như thường nói, thái độ “giáo khu” để thúc đẩy thay vào đó là tinh thần cộng đoàn mở ra cho các chân trời của Giáo Hội hoàn vũ. Ngay cả khi linh mục phải dành thời gian và mối quan tâm của mình cho cộng đoàn địa phương được giao phó cho, như trường hợp đặc biệt đối với các linh mục giáo xứ và linh mục lân cận, tâm hồn linh mục vẫn phải mở ra “cánh đồng chín muồi cho mùa gặt” vượt ra khỏi mọi biên giới, như chiều kích phổ quát của tinh thần và sự tham gia của cá nhân vào các nhiệm vụ truyền giáo của Giáo Hội, và nhiệt tình thúc đẩy sự hợp tác của cộng đoàn mình với sự trợ giúp tinh thần và vật chất cần thiết (x. Redeemoris Missio 67; PDV 32). “Nhờ bí tích Truyền chức thánh”, Giáo lý Giáo hội Công giáo tuyên bố, “các linh mục tham dự vào sứ mạng phổ quát Đức Kitô trao cho các tông đồ. ‘Ơn huệ thiêng liêng các ngài nhận lãnh trong bí tích Truyền Chức, chuẩn bị cho các ngài không phải cho một sứ mệnh giới hạn và thu hẹp nào đó, nhƣng cho một sứ mệnh cứu rỗi rất rộng lớn và bao quát “đến tận cùng trái đất’ (PO 10), ‘sẵn sàng đi rao giảng Tin Mừng ở bất cứ nơi nào’ (Optatam totius số 20)” (CCC số 1565).

Bí tích Thánh Thể vẫn là nguyên tắc sống còn của đời sống cộng đoàn.

7. Trong mọi trường hợp, mọi thứ đều phụ thuộc vào bí tích Thánh Thể, nơi chứa đựng nguyên tắc sống còn việc lãnh đạo của mục tử. Như Công đồng nói: “Không một cộng đoàn Kitô hữu nào được thiết lập mà không đặt nền tảng và trọng tâm vào việc cử hành Phép Thánh Thể Chí Thánh: cho nên mọi nền giáo dục về tinh thần cộng đoàn phải bắt đầu từ đó” (PO 6). Bí tích Thánh Thể là nguồn hiệp nhất và là biểu hiện hoàn hảo nhất sự kết hiệp của tất cả các thành viên của cộng đoàn Kitô giáo. Nhiệm vụ của các linh mục là đảm bảo rằng điều này thực sự là như vậy. Thật không may, đôi khi xảy ra rằng các nghi thức Thánh Thể không phải là biểu hiện của sự hiệp nhất. Mỗi người tham dự riêng, bỏ qua những người khác. Với lòng bác ái mục vụ cao cả, các linh mục sẽ nhắc nhở mọi người về giáo huấn của thánh Phaolô: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể”, đó là “dự phần vào Thân Thể của Chúa Kitô” (1 Cr 10,16-17). Nhận thức về sự kết hợp vào trong thân thể của Chúa Kitô sẽ khuyến khích một đời sống bác ái và tình liên đới hiệu quả. Do đó, bí tích Thánh Thể là nguyên tắc sống còn của Giáo Hội như là cộng đoàn các thành viên của Chúa Kitô: ở đây sự lãnh đạo của mục tử tìm thấy nguồn cảm hứng, sức mạnh và phạm vi của nó.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here