TGH Gioan Phaolô II – BÀI 49: THÁNH PHÊRÔ CHO PHÉP NGƯỜI NGOẠI GIÁO CHỊU PHÉP RỬA

0
1607

Giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh

BÀI 49: THÁNH PHÊRÔ CHO PHÉP NGƯỜI NGOẠI GIÁO CHỊU PHÉP RỬA

Thánh Phêrô quyết định làm phép rửa cho viên Đại đội trưởng Conêliô là một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa của Giáo Hội rằng Dân ngoại được mời gọi tham dự vào kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

Tại buổi Tiếp Kiến Chung thứ Tư, ngày 13 tháng Một, Đức Thánh Cha trở lại bài giáo lý về mầu nhiệm của Giáo Hội. Buổi nói chuyện thứ 49 trong loạt bài về mầu nhiệm Giáo Hội, Đức Giáo Hoàng thảo luận về vai trò của thẩm quyền (của) thánh Phêrô nhân dịp Giáo Hội mở ra với người ngoại giáo. Đây là bản dịch bài nói chuyện bằng tiếng ý của Đức Giáo Hoàng.

1. Thẩm quyền tối cao của thánh Phêrô giữa các Tông đồ đặc biệt rõ ràng qua việc giải quyết vấn đề cơ bản mà Giáo Hội tiên khởi phải đối mặt: mối tương quan với người Do Thái và do đó, là cơ sở hình thành nên dân Israel mới. Điều cần thiết là quyết định rút ra từ những kết quả của thực tế rằng Giáo Hội không phải là một phe nhánh của Môsê, cũng không phải một vài tôn giáo hiện thời hay giáo phái của Israel cổ đại.

Cụ thể, khi vấn đề được đặt ra cho các Tông đồ và cộng đoàn Kitô giáo tiên khởi với trường hợp của viên Đại đội trưởng Conêliô xin được lãnh phép rửa, thánh Phêrô là người can thiệp cuối cùng. Sách Công vụ Tông đồ mô tả sự việc diễn ra như thế nào. Trong một thị kiến viên Đại đội trưởng ngoại giáo đã nhận được từ một “thiên sứ của Đức Chúa” mệnh lệnh kêu mời thánh Phêrô: “Ông hãy mời một người tên là Simôn, cũng gọi là Phêrô” (Cv 10,5). Mệnh lệnh này của thiên sứ bao gồm và xác nhận thẩm quyền thánh Phêrô nắm giữ: quyết đinh của ngài là cần thiết để cho phép dân ngoại chịu phép rửa.

2. Hơn nữa, quyết định của thánh Phêrô được làm rõ nhờ một ngọn lửa được trao cho ngài theo một cách thức khác thường từ trên Cao: trong một thị kiến, thánh Phêrô được mời ăn thức ăn bị cấm theo Luật Do thái, có tiếng phán bảo ngài: Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì ngươi chớ gọi là ô uế (Cv 10,15). Thánh Phêrô được soi sáng ba lần giống như ba lần trước đây ngài nhận quyền chăn dắt đàn chiên của Chúa Kitô cho thấy ngài vượt ra khỏi những đòi hỏi của luật thanh sạch và cách chung là vượt khỏi quy định của người Do Thái. Đó là một thành tựu tôn giáo quan trọng đối với sự chấp nhận và ứng xử được dành riêng cho dân ngoại, của những người đến đây đã có những người mà ngài đã có điềm báo về việc họ sẽ đến.

Đức Chúa đã hướng dẫn và hỗ trợ thánh Phêrô

3. Bước quyết định được thực hiện ngay sau thị kiến, khi người của viên Đại đội trưởng Conêliô kéo đến trình diện với thánh Phêrô. Thánh Phêrô có thể chần chừ đi theo họ, vì luật của người Do Thái cấm tiếp xúc với người ngoại giáo, vì bị cho là không trong sạch. Nhưng nhận thức mới mà ngài có được nhờ thị kiến đã thúc ép ngài vượt trên luật phân biệt đối xử này. Thêm vào đó, sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần làm cho ngài hiểu rằng ngài nên đi cùng với những người này mà không trì hoãn, vì họ đã được Chúa gửi đến với ngài. Ngài đã hoàn toàn từ bỏ chính mình để hoàn thành kế hoạch Chúa trao phó. Nếu không có ánh sáng của Chúa Thánh Thần, thánh Phêrô sẽ tiếp tục tuân theo các quy định của luật Do Thái là điều dễ hiểu. Chính nhớ ánh sáng Chúa trao cho thánh Phêrô giúp ngài đưa ra quyết định phù hợp với thánh ý Chúa, Đấng đã hướng dẫn và hỗ trợ thánh nhân ra quyết định.

4. Và bấy giờ là lần đầu tiên, trước một nhóm dân ngoại đang tụ tập quanh viên Đại đội trưởng Cornêliô, thánh Phêrô đưa ra lời chứng của mình về Chúa Giêsu Kitô và sự phục sinh của Người: “Quả thật, tôi biết rõ Thiên Chúa không thiên vị người nào. Nhưng hễ ai kính sợ Thiên Chúa và ăn ngay ở lành, thì dù thuộc bất cứ dân tộc nào, cũng đều được Người tiếp nhận “(Cv 10, 34-35). Đó là một quyết định, bởi vì mối quan hệ đối với tâm thức của người Do Thái liên quan đến việc giải thích luật Môsê hiện nay, có vẻ mang tính cách mạng. Thiên Chúa đã không cho những người thuộc các thế hệ trước được biết kế hoạch của Thiên Chúa, biết trước người ngoại giáo sẽ “được cùng thừa kế gia nghiệp của Chúa Giêsu Kitô (Ep 3,5-6) mà trước tiên không được hợp thành cơ cấu và nghi thức tôn giáo của giao ước cũ. Đây là sự mới mẻ do Chúa Giêsu mang đến bằng hành động của Người, thánh Phêrô đã tự mình làm và áp dụng một cách cụ thể.

5. Cần chỉ ra rằng, việc thánh Phêrô khơi mào việc làm phép rửa đã đóng dấu ấn của Chúa Thánh Thần, Đấng ngự xuống những người ngoại giáo. Có một mối liên hệ giữa lời của thánh Phêrô và tác động của Chúa Thánh Thần. Chúng ta đọc thấy rằng “Ông Phêrô còn đang nói những điều đó , thì Thánh Thần đã ngự xuống trên tất cả những người đang nghe lời Thiên Chúa” (Cv 10,44). Một nhân chứng của ân huệ Chúa Thánh Thần, thánh Phêrô đã nhìn thấy kết quả và nói với “anh em” của mình: “Những người này đã nhận được Thánh Thần cũng như chúng ta, thì ai có thể ngăn cản chúng ta lấy nước làm phép rửa cho họ ?” (Cv 10,47).

Cách giải quyết của thánh Phêrô rõ ràng được Chúa Thánh Thần soi sáng, có tầm quan trọng (mang tính quyết định) đến sự phát triển của Giáo Hội bằng cách loại bỏ những trở ngại xuất phát từ việc tuân theo luật của người Do Thái.

6. Không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận sự đổi mới tuyệt vời này và biến nó thành của riêng mình. Trên thực tế, quyết định của thánh Phêrô bị chỉ trích bởi nhóm người được gọi là “tín đồ Kitô Do thái hóa”, người đã hình thành một hạt nhân quan trọng trong cộng đoàn Kitô giáo. Đó là khởi đầu cho những nghi ngờ và chống đối sẽ xuất hiện trong tương lai để phản đối ai có nhiệm vụ thực thi quyền lực tối cao trong Giáo Hội (x. Cv 11,1-2). Tuy nhiên, thánh Phêrô đáp trả lời chỉ trích bằng cách thuật lại điều đã xảy ra khi ông Cornêliô và những người ngoại giáo khác trở lại đạo và giải thích việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên nhóm người trở lại đạo này bằng lời của Chúa: “Ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì sẽ được rửa trong Thánh Thần” (Cv 11,16). Vì lời chứng đến từ Thiên Chúa – từ những lời của Chúa Kitô và các dấu chứng của Chúa Thánh Thần – đã được đánh giá là có sức thuyết phục, và những lời chỉ trích đã tiêu tan. Do đó, thánh Phêrô xuất hiện với tư cách là Tông đồ đầu tiên của những người ngoại giáo.

7. Sau này, chúng ta biết rằng thánh Phaolô Tông đồ, Doctor Gentium – Tông đồ dân ngoại, được mời gọi cách đặc biệt để loan báo Tin Mừng giữa những người ngoại đạo. Tuy nhiên, chính thánh Phaolô đã công nhận thẩm quyền của thánh Phêrô là người bảo lãnh về sự đúng đắn cho sứ mệnh truyền giáo của chính ngài: đã bắt đầu rao giảng Tin Mừng cho những người ngoại giáo, ngài nói: “… Ba năm sau tôi mới lên Giêrusalem diện kiến ông Kêpha” (Gal 1,18). Thánh Phaolô đã làm quen với vai trò của thánh Phêrô trong Giáo Hội và nhận ra tầm quan trọng của nó.

Mười bốn năm sau, ông lại đến Giêrusalem để chứng thực: “…để tôi có thể không chạy, hoặc đã chạy, vô ích” (Gal 2,2). Lần này, ông không chỉ nói với thánh Phêrô mà còn “với những người nổi tiếng” (sđd.). Tuy nhiên, thánh Phaolô cho thấy, ông đã xem thánh Phêrô là vị điều hành tối cao. Trên thực tế, mặc dù việc phân chia địa lý tôn giáo mà thánh Phêrô được uỷ thác nhiệm vụ loan báo Tin Mừng cho những người được cắt bì (Gal 2,7), ngài vẫn là người đầu tiên rao giảng Tin Mừng cho những người ngoại đạo, như đã thấy trong sự kiện ông Côlêniô trở lại đạo. Nhân dịp đó, thánh Phêrô đã mở cửa cho tất cả những người ngoại giáo có thể vào.

Mặc dù khiển trách, nhưng thánh Phaolô công nhận  quyền bính của thánh Phêrô.

8. Sự việc diễn ra ở Antiôkhia không có ý nói thánh Phaolô từ chối quyền bính của thánh Phêrô. Thánh Phaolô quở trách cách hành động của thánh Phêrô, nhưng không chất vấn về quyền lãnh đạo giáo đoàn Tông đồ và Giáo Hội của thánh Phêrô. Trong thư thánh Phaolô Tông đồ gửi giáo đoàn Galat: “Nhưng khi ông Kêpha đến Antiôkhia, tôi đã cự lại ông ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách. Thật vậy, ông thường dùng bữa với những người gốc dân ngoại trước khi có những người của ông Giacôbê đến ; nhưng khi những người này đến, ông lại tránh né và tự tách ra, vì sợ những người được cắt bì. Những người Dothái khác cũng theo ông mà giả hình giả bộ, khiến cả ông Banaba cũng bị lôi cuốn mà giả hình như họ. Nhưng khi tôi thấy các ông ấy không đi đúng theo chân lý của Tin Mừng, thì tôi đã nói với ông Kêpha trước mặt mọi người : “Nếu ông là người Dothái mà còn sống như người dân ngoại, chứ không như người Dothái, thì làm sao ông lại ép người dân ngoại phải xử sự như người Dothái ?” (Gal 2,11-14)

Thánh Phaolô không loại trừ hoàn toàn mọi sự nhượng bộ đối với các đòi hỏi nhất định của luật Dothái (Cv 16, 3; 21,26; 1 Cr 8,13; Rm 14,21; x.1 Cr 9,20). Tuy nhiên, hành xử của thánh Phêrô ở Antiôkhia không mấy thuận lợi khi bắt các Kitô hữu gốc dân ngoại tuân giữ luật Dothái. Chính bởi vì thánh Phaolô biết thẩm quyền của thánh Phêrô, nên ngài đã phản đối và khiển trách thánh Phêrô đã không sống theo Tin Mừng.

9. Sau này, vấn đề tự do liên quan đến luật Do thái cuối cùng cũng được giải quyết ở hội nghị các Tông đồ và các kỳ mục ở Giêrusalem, trong suốt cuộc họp thánh Phêrô đóng vài trò quyết định. Cuộc thảo luận kéo dài đặt thánh Phaolô và Banaba chống lại đích xác một số người Pharisêu đã cải đạo, kẻ đã khẳng định rằng tất các Kitô hữu phải chịu cắt bì, ngay cả những người ngoại giáo cũng thế.

Sau cuộc thảo luận, thánh Phêrô đứng lên giải thích rằng Thiên Chúa không muốn bất kì sự phân biệt đối xử nào và Ngài đã ban Thánh Thần để biến đối đức tin của người ngoại giáo. “Vả lại, chính nhờ ân sủng Chúa Giê-su mà chúng ta tin mình được cứu độ, cùng một cách như họ” (Cv 15,11). Sự can thiệp của thánh Phêrô là một quyết định. Theo sách Công vụ Tông đồ: “Bấy giờ toàn thể hội nghị im lặng. Họ nghe ông Banaba và thánh Phaolô thuật lại các dấu lạ điềm thiêng Thiên Chúa đã dùng hai ông mà làm giữa các dân ngoại” (Cv 15,2). Điều này cho thấy vị trí của thánh Phêrô được xác nhận qua các sự kiện. Thánh Giacôbê cũng được công nhận cùng cách như thế (Cv 15,14), thêm sự khẳng định thuyết phục của Kinh thánh qua lời chứng của Banaba và thánh Phaolô: “Những lời các ngôn sứ cũng phù hợp với điều ấy, như đã chép” và trích dẫn một sấm ngôn của ngôn sứ Amốt. Hội nghị quyết định như thế phù hợp với phát biểu của thánh Phêrô. Do đó, thẩm quyền của ngài đóng vai trò giải quyết vấn đề thiết yếu cho sự phát triển của Giáo hội và cho sự hiệp nhất trong cộng đoàn Kitô giáo. Con người và sứ vụ của thánh Phêrô trong Giáo Hội sơ khai được đặt trong ánh sáng này.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here