TGH Gioan Phaolô II – BÀI 48: THÁNH PHÊRÔ XẾP HÀNG ĐẦU TRONG SỐ CÁC TÔNG ĐỒ

0
845

Giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh

BÀI 48: THÁNH PHÊRÔ XẾP HÀNG ĐẦU TRONG SỐ CÁC TÔNG ĐỒ

Nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần và theo thánh ý Chúa Kitô, thánh Phêrô đã thi hành quyền bính mà Giáo Hội tiên khởi đã công nhận.

Vào buổi Tiếp Kiến Chung thứ Tư, ngày 16 tháng Mười Hai, Đức Thánh Cha tiếp tục bài giáo lý về sứ vụ  thánh  Phêrô. Buổi nói chuyện tuần này là bài thứ 48 trong loạt bài về mầu nhiệm Giáo Hội. Đây là bản dịch bài nói chuyện bằng tiếng ý của Đức Giáo Hoàng.

1. Các bản văn mà tôi đã trình bày và giải thích trong các bài giáo lý trước liên quan trực tiếp đến sứ vụ của thánh Phêrô là củng cố anh em của mình trong đức tin và chăm sóc đàn chiên của Chúa Kitô. Đó là bản văn nền tảng nói về tác vụ thánh Phêrô tông đồ. Tuy nhiên, bản văn phải được xem xét trong bối cảnh rộng lớn hơn trong toàn bộ cuộc thảo luận của thánh Phêrô trong Tân Ước, bắt đầu với vị trí của sứ vụ của ngài trong toàn bộ Tân Ước. Trong các thư của thánh Phaolô, ngài được nhắc đến như là nhân chứng đầu tiên của sự phục sinh (x. 1Cr 15,3ff.), và thánh Phaolô nói rằng thánh Phêrô đã đến Giêrusalem “diện kiến ông Kêpha” (x. Gal 1,18). Truyền thống văn chương Gioan ghi lại sự hiện diện rõ ràng của thánh Phêrô và cũng có rất nhiều tài liệu tham khảo về ngài trong Tin mừng Nhất lãm.

Cuộc tranh luận trong Tân Ước cũng quan tâm đến vị trí của thánh Phêrô trong nhóm Mười Hai. Bộ ba thánh Phêrô, Giacôbê và Gioan nổi lên: ví dụ, thử nghĩ về cuộc biến hình, chăm sóc con gái của ông Giaa và Vườn Ghếtsêmani. Thánh Phêrô luôn đứng đầu trong tất cả danh sách các Tông đồ (trong Mt 10,2 ngài thậm chí còn được gọi là “đầu tiên”). Chúa Giêsu đã đặt cho ngài một cái tên mới được dịch sang tiếng Hy Lạp là Kêpha, (vì vậy nó có ý nghĩa quan trọng), để cho thấy vị trí mà Simon sẽ có trong Giáo Hội của Chúa Kitô.

Đây là những bằng chứng giúp chúng ta hiểu hơn ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa Giáo Hội học về lời hứa của Chúa Giêsu trong trình thuật của thánh Matthêu (16,18-19), và việc trao ban sứ vụ mục tử do thánh Gioan diễn tả (21,15-19): thẩm quyền tối cao trong cộng đoàn và Giáo Hội.

2. Vấn đề ở đây là vấn đề của thực tế, các thánh sử kể lại như những người ghi lại cuộc đời và giáo huấn của Chúa Kitô, nhưng cũng là chứng nhân của niềm tin và thực thi sứ vụ trong cộng đoàn Kitô giáo tiên khởi. Tác phẩm cho thấy rõ từ lúc khởi đầu của Giáo Hội, thánh Phêrô đã kiên định thực hiện thẩm quyền tối cao của mình. Điều này được Chúa Kitô khẳng định và xác nhận qua những từ ngữ liên quan tới sứ vụ và thẩm quyền của thánh Phêrô.

Giáo Hội tiên khởi thừa nhận thẩm quyền của thánh Phêrô. Thật dễ dàng thừa nhận rằng phẩm chất của cá nhân thánh Phêrô không đủ để có được sự công nhận quyền hành tối cao trong Giáo Hội. Mặc dù, ngài có khí chất của người lãnh đạo, nhưng rõ ràng trong việc đánh cá nhỏ bé ở biển hồ cùng với “các bạn chài” Gioan và Anrê (x. Lc 5, 10), ngài đã không thể khẳng định quyền uy của mình trên các bạn chài, vì những hạn chế và khiếm khuyết. Mặt khác, chúng ta biết rằng trong suốt cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu, các Tông đồ đã bàn luận ai trong số họ sẽ là người đầu tiên trong Nước Trời.

Thực tế sau đó, thẩm quyền của thánh Phêrô đã âm thầm được công nhận trong Giáo Hội theo đúng thánh ý của Chúa Kitô và thấy rõ rằng những lời  với các Tông đồ, Chúa Giêsu đã ấn định thẩm quyền mục tử độc nhất của thánh Phêrô được biết và chấp nhận mà không gặp khó khăn trong cộng đoàn Kitô giáo.

3. Chúng ta hãy điểm sơ qua các sự kiện. Theo sách Công vụ Tông đồ ngay sau khi Chúa Giêsu Thăng Thiên, các Tông đồ đã đi cùng nhau: trong danh sách của họ, thánh Phêrô được nhắc đến đầu tiên (x. Cv 1,13), như trong danh sách của nhóm Mười Hai cung cấp cho chúng ta trong các sách Tin Mừng và trong các tham chiếu đến ba người được đặc ân (x. Mc 5,37,9,2,13, 3, 14, 33 và hàng ngang.).

Chính thánh Phêrô là người tuyên bố với thẩm quyền: “Trong những ngày ấy, thánh Phêrô đứng lên giữa các anh em” (Cv 1,15). Đó không phải do nhóm hội đồng chỉ định ngài. Ngài hành động như người nắm quyền lực. Cuộc gặp gỡ đó, thánh Phêrô cho thấy vấn đề nằm ở sự phản bội và cái chết của Giuđa đã làm giảm số lượng các Tông đồ xuống còn mười một. Trung thành với thánh ý Chúa Giêsu, chứa đầy ý nghĩa tượng trưng về việc chuyển từ Israel cũ sang Israel mới (12 chi tộc nền tảng- 12 Tông đồ), thánh Phêrô chỉ ra giải pháp cần thiết: chỉ ra người thay thế cho nhóm Mười Một, sẽ trở thành “nhân chứng cho sự phục sinh [của Chúa Kitô]” (x. Cv 1,21-22). Cộng đoàn chấp nhận và thực hiện giải pháp này, đưa ra rất nhiều sự chọn lựa từ cao giá: do đó “thăm rơi vào ông Matthia, và ông được tính vào nhóm 11 Tông đồ” (Cv 1,26).

Cần phải chỉ ra rằng trong số các nhân chứng phục sinh nhờ thánh ý muốn Chúa Kitô, thánh Phêrô là người đầu tiên. Thiên thần loan báo về sự phục sinh của Chúa Giêsu cho những người phụ nữ và nói với họ: “Nhưng hãy đi và nói với các môn đệ của Người và thánh Phêrô rằng …” (Mc 16,7). Thánh Gioan để thánh Phêrô vào mộ trước (x. Ga 20,1-10). Đối với các môn đệ trở về từ Emmaus, những người khác nói: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn!” (Lc 24,34). Việc Chúa Kitô phục sinh hiện ra với thánh Phêrô là truyền thống sơ khai được Giáo hội tiếp nhận và được thánh Phaolô ghi lại: “Người đã hiện ra với ông Kêpha, rồi với Nhóm Mười Hai” (1 Cr 15,5).

Quyền ưu tiên này tương ứng với sứ vụ được trao cho thánh Phêrô trong việc củng cố anh em của mình trong đức tin, là nhân chứng đầu tiên cho sự phục sinh.

4. Vào ngày Lễ Ngũ Tuần, thánh Phêrô đóng vai trò là người lãnh đạo các chứng nhân phục sinh. Ông là người lên tiếng bộc phát: “Bấy giờ, thánh Phêrô đứng chung với Nhóm Mười Một lớn tiếng nói với họ rằng…” (Cv 2,14). Nhận xét về những gì đã xảy ra, ông tuyên bố: “Chính Đức Giêsu đó, Thiên Chúa đã làm cho sống lại ; về điều này, tất cả chúng tôi xin làm chứng” (Cv 2,32). Tất cả Nhóm Mười Hai làm chứng về điều này: thánh Phêrô tuyên bố nhân danh tất cả các Tông Đồ. Chúng ta có thể nói ngài là phát ngôn viên chính của cộng đoàn đầu tiên và nhóm các Tông đồ. Ngài sẽ là người nói cho các Tông Đồ biết điều họ phải làm: “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô,…” (Cv 2,38).

Cũng chính thánh Phêrô là người làm phép lạ đầu tiên, khiến đám đông kinh ngạc. Theo tường thuật trong sách Công vụ Tông đồ, thánh Phêrô đi cùng với thánh Gioan, khi thánh Phêrô nhìn vào người què quặt xin bố thí. Ngài là người lên tiếng. “Nhưng hai ông nhìn thẳng vào anh ta, và thánh Phêrô nói: ‘Anh nhìn chúng tôi đây’. Anh ta chăm chú nhìn hai ông tưởng rằng sẽ được cái gì. Thánh Phêrô nói, ‘Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có, tôi cho anh đây : nhân danh Đức Giêsu Kitô người Nadarét, anh đứng dậy mà đi’. Rồi ông nắm chặt lấy tay mặt anh, kéo anh trỗi dậy, lập tức bàn chân và xương mắt cá của anh trở nên cứng cáp. Anh đứng phắt dậy, đi lại được…” (Cv 3,3-8). Do đó, những lời nói và việc làm của thánh Phêrô là khí cụ để thực hiện phép lạ, tin chắc rằng ngài cũng là người được Chúa Kitô ban cho quyền năng để làm những điều này.

Thánh Phêrô thể hiện quyền hành là người lãnh đạo cộng đoàn.

Đây chính xác là cách ngài giải thích phép lạ cho mọi người, cho thấy sự chữa lành biểu lộ rõ ràng quyền năng của Chúa Kitô Phục Sinh: “Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết : về điều này, chúng tôi xin làm chứng.” (Cv 3,15).  Do đó, ngài kêu gọi thính giả của mình: “Vậy anh em hãy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa” (Cv 3,19).

Trong cuộc chất vấn của Thượng hội đồng Do thái, chính thánh Phêrô, “được đầy Thánh Thần”,  tuyên bố ơn cứu độ nhờ chiến thắng của Chúa Giêsu Kitô (x. Cv 4,8f.), chịu đóng đinh và Phục sinh (Cv 7,10) .

Sau này, thánh Phêrô là người “cùng các Tông đồ”, trả lời về việc nghiêm cấm không được giảng dạy về danh Giêsu: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5,29).

5. Trong hoàn cảnh đau khổ của Khanania cùng với Xaphira cũng vậy, thánh Phêrô thể hiện quyền hành của mình với tư cách là người chịu trách nhiệm trong cộng đoàn. Khiển trách cặp vợ chồng Kitô giáo việc nói dối về giá mua một số của cải, ngài buộc tội hai bên vì đã nói dối Chúa Thánh Thần (x. Cv 5,1-11).

Thánh Phêrô trả lời tương tự với nhà luật sĩ Simon, người đã đưa tiền cho các Tông đồ để nhận Chúa Thánh Thần bằng cách đặt tay: “Tiền bạc của anh tiêu tan luôn với anh cho rồi, vì anh tưởng có thể lấy tiền mà mua ân huệ của Thiên Chúa …” Vậy anh hãy sám hối về việc xấu ấy của anh, và cầu xin Chúa, may ra Người sẽ tha cho anh tội đã nghĩ như thế trong lòng. (Cv 8, 20,22).

 Hơn nữa, sách Công vụ Tông đồ cho chúng ta biết đám đông tưởng rằng thánh Phêrô là người thậm chí làm nhiều phép lạ hơn các Tông đồ khác. Chắc chắn ngài không phải là người duy nhất thực hiện các phép lạ: “Nhiều dấu lạ điềm thiêng được thực hiện trong dân, nhờ bàn tay các Tông Đồ” (Cv 5,12). Tuy nhiên, tất cả việc chữa lành được mong đợi hơn từ ngài: “Người ta còn khiêng cả những kẻ đau ốm ra tận đường phố đặt trên giường trên chõng, để khi thánh Phêrô đi qua, ít ra cái bóng của ngài cũng phủ lên được một hay bệnh nhân nào đó của họ” (Cv 5,15).

Một bằng chứng rõ ràng trong giai đoạn sơ khai của Giáo Hội: dưới quyền năng của Chúa Thánh Thần và theo mệnh lệnh của Chúa Giêsu, thánh Phêrô thực thi trong sự hiệp thông với các Tông đồ, nhưng khởi xướng và quyết định như người đứng đầu.

Giáo hội không ngừng cầu nguyện cho những người kế vị thánh Phêrô.

6. Điều này giải thích cho sự kiện khi vua Hêrôđê bắt giam thánh Phêrô, Giáo Hội đã dâng lời khẩn cầu lên Thiên Chúa cho ngài: “Đang khi thánh Phêrô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ngài” (Cv 12,5). Lời cầu nguyện này xuất phát từ niềm xác tín bình thường vào thế lực duy nhất của thánh Phêrô: đó là khởi đầu của sự tiếp nối lời nguyện liên tục mà Giáo Hội sẽ dâng lên Thiên Chúa trong mọi thời cho những người kế vị của thánh Phêrô.

Hơn nữa, sự can thiệp của thiên thần trong việc giải thoát kỳ diệu khỏi nhà tù (x. Cv 12,6-17) cho thấy sự bảo vệ đặc biệt khiến thánh Phêrô thích thú: một sự bảo vệ cho phép ngài hoàn thành sứ mệnh mục vụ được trao phó. Niềm tin này luôn đòi hỏi sự bảo vệ và giúp đỡ đối với những người kế vị thánh Phêrô trong những đau khổ và bách hại mà họ chắc chắn sẽ gặp phải khi thi hành chức vụ của mình là “tôi tớ của tôi tớ Thiên Chúa”.

7. Tóm lại, chúng ta có thể kết luận rằng thực ra ngay từ buổi đầu của Giáo Hội, thánh Phêrô đã hành động như một người nắm quyền tối cao trong giáo đoàn Tông đồ, và vì thế ngài đã nói nhân danh Nhóm Mười Hai như một chứng nhân cho sự phục sinh.

Do đó, ngài đã làm phép lạ tương tự như Chúa Kitô và làm nhân danh Người. Do đó, ngài là người chịu trách nhiệm về hành vi đạo đức đối với các cá nhân của cộng đoàn tiên khởi và sự phát triển trong tương lai của cộng đoàn. Do vậy, ngài trở thành tâm điểm của Dân mới và của lời nguyện cầu mà họ đã dâng lên Chúa để được sự bảo vệ và sự cứu thoát của ngài.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here