TGH Gioan Phaolô II – BÀI 46: THÁNH PHÊRÔ CỦNG CỐ ĐỨC TIN CỦA CÁC ANH EM

0
970

Giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh

BÀI 46: THÁNH PHÊRÔ CỦNG CỐ ĐỨC TIN CỦA CÁC ANH EM

Khi thánh Phêrô sám hối về yếu đuối của bản thân, ngài trở nên mạnh mẽ nhờ quyền năng của ân sủng Chúa Kitô và nhờ đó có thể làm củng cố đức tin của anh em.

“Bạn phải làm cho anh em vững mạnh”câu kinh thánh là chủ đề bài giáo lý của Đức Thánh Cha trong buổi Tiếp kiến Chung hàng tuần thứ Tư ngày 2 tháng Mười Hai. Đức Giáo Hoàng quay lại chủ đề về thừa tác vụ thánh Phêrô như là một phần cuộc bàn luận chung về vai trò của các giám mục trong Giáo Hội. Hôm nay là cuộc nói chuyện thứ 46 trong loạt bài của Đức Thánh Cha bằng tiếng Ý.

1. Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã nói một việc gì đó khiến thánh Phêrô đặc biệt lưu tâm. Không nghi ngờ gì nữa, điều đó ám chỉ đến bối cảnh xúc động lúc đó, nhưng hoàn cảnh bi thảm của thánh Phêrô, nhưng lại có một giá trị nền tảng đối với Giáo Hội của mọi thời đại, bởi vì điều đó thuộc về gia sản về những huấn dụ và giáo huấn cuối cùng của Chúa Giêsu dành cho các môn đệ trong cuộc đời trần thế của Ngài.

Khi Chúa Giêsu báo trước sẽ chối Chúa ba lần, thánh Phêrô tỏ ra sợ hãi suốt cuộc thương khó, nhưng Chúa Giêsu cũng đoán ra ông sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng của đêm đó: “Simôn, Simôn ơi, kìa Xa tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh”(Lc 22,31-32). Với những lời này, Đức Giêsu đảm bảo cho Simon một lời nguyện đặc biệt để ngài kiên vững trong đức tin, nhưng Người cũng tuyên bố sứ vụ được giao phó cho Simon là củng cố đức tin của anh em mình.

Tính xác thực của lời Chúa Giêsu không chỉ được thấy trong sự thận trọng của thánh Luca qua việc chọn lọc thông tin rõ ràng và trình bày bằng một trình thuật có tính phê bình, như cũng có thể thấy trong lời mở đầu của Tin Mừng, mà còn thấy trong thể loại nghịch lý mà thông tin này muốn ám chỉ. Chúa Giêsu khóc than về yếu đuối của thánh Phêrô, và đồng thời tin tưởng giao phó cho ông sứ mệnh củng cố đức tin của những người khác.

Thể loại nghịch lý diễn tả tầm quan trọng của ân sủng trong công trình ở loài người – thánh Phêrô trong trường hợp này –vượt xa khả năng có thể đạt được bởi các tài năng, đức hạnh, hay các công trạng của họ. Nó cũng cho thấy nhận thức và quyết tâm của Chúa Giêsu trong việc chọn thánh Phêrô. Thánh sử Luca, khôn ngoan và cẩn trọng với nghĩa của từ ngữ và sự vật, không ngần ngại ghi lại những nghịch lý của Đấng Thiên Sai.

Nước Trời đã hiện diện trong Giáo hội.

2. Những lời Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô trong Bữa Tiệc Ly được tìm thấy trong đoạn văn thì cũng rát có ý nghĩa. Đức Giêsu vừa nói với các Tông đồ: “Còn anh em, anh em vẫn một lòng gắn bó với Thầy, giữa những lúc Thầy gặp thử thách gian nan. Vì thế, Thầy sẽ trao vương quốc cho anh em, như Cha Thầy đã trao cho Thầy” (Lc 22,28-29). Động từ Hy Lạp diatithemai (= chuẩn bị, sắp xếp) mang nghĩa mạnh, tức là sắp xếp theo tính cách nguyên nhân, và nói về thực tại vương quốc của Đấng Thiên Sai do Cha trên trời thiết lập và thông chia với các Tông đồ. Những lời của Chúa Giêsu chắc chắn đề cập đến chiều kích cánh chung của vương quốc, khi các Tông đồ được kêu gọi “phán xét 12 chi tộc Israel” (Lc 22,30). Tuy nhiên, các Tông đồ cũng có một giá trị cho thời điểm hiện tại của nó, và cho thời điểm Giáo hội hiện diện trên trần gian này. Và đây là thời gian thử nghiệm. Do đó, Đức Giêsu đảm bảo cho Simon phêrô bằng lời nguyện của Người để trong cuộc phán xét này, kẻ thống trị của thế giới này sẽ không thắng được: “Kìa Xa-tan đã xin được sàng anh em như người ta sàng gạo” (Lc 22,31).

Lời cầu nguyện của Chúa Kitô đặc biệt cần thiết cho thánh Phêrô bởi vì những thử thách đang chờ đợi ngài và vì những nhiệm vụ mà Đức Giêsu giao phó cho ngài. Nhiệm vụ này ám chỉ qua những từ ngữ “củng cố anh em của mình” (Lc 22,32).

3. Quan điểm trong đó trách nhiệm của thánh Phêrô – giống với toàn bộ sứ mệnh của Giáo Hội – phải được xem xét cả về mặt lịch sử lẫn cánh chung. Đó là trách nhiệm trong Giáo Hội và cho
Giáo Hội trong lịch sử, nơi có những thử thách phải vượt qua, những thay đổi phải đối mặt với bối cảnh văn hóa, xã hội và tôn giáo để làm việc. Tuy nhiên mọi thứ trong mối liên hệ với Nước Trời, đã được chuẩn bị và được Chúa Cha trao ban như là trạm cuối của toàn bộ chặng đường lịch sử và của tất cả các kinh nghiệm cá nhân và xã hội.

 “Vương quốc” vượt trên Giáo hội trong cuộc lữ hành trần thế; vượt trên các nhiệm vụ và sức mạnh; vượt trên thánh Phêrô và cộng đoàn Tông đồ đoàn và do vậy, cũng vượt trên các vị kế nhiệm trong hàng giám mục. Mặt khác, vương quốc đã ở trong Giáo Hội, trong công trình và phát triển trong giai đoạn lịch sử và bối cảnh thực tại trần thế. Vì vậy, trong Giáo hội có nhiều hơn một thể chế và cấu trúc xã hội. Có sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, bản chất của luật mới theo thánh Augustinô (x. De spiritu et littera, 21) và thánh Tôma Aquinô (x. Summa Theol., I-II, q. 106, a. 1). Tuy nhiên, sự hiện diện này không loại trừ, mà là đòi hỏi ở cấp thừa tác hữu hình, thể chế, phẩm trật.

Toàn bộ Tân Ước, được bảo tồn và rao giảng bởi Giáo hội, là một nhiệm vụ của ân sủng, của Nước Trời. Sứ vụ của thánh Phêrô Tông đồ được đặt trong viễn cảnh này. Chúa Giêsu tuyên bố với Simon Phêrô sứ vụ phục vụ này theo sau lời tuyên xưng đức tín mà ngài đã thực hiện với tư cách là người phát ngôn của nhóm Mười Hai: niềm tin vào Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống (x. Mt 16,16), và sau đó là những lời báo trước về Bí tích Thánh Thể ( x. Ga 6,68). Trên đường đến Xêdarê Philípphê, Chúa Giêsu đã công khai chấp nhận lời tuyên xưng đức tin của Simon, gọi ông là đá nền tảng của Giáo hội và đã hứa trao cho ông chìa khóa của Nước Trời, với quyền trói buộc và tháo cởi. Trong bối cảnh đó, người ta hiểu rằng thánh sử đặc biệt nhấn mạnh khía cạnh của sứ mệnh và quyền lực liên quan đến đức tin, mặc dù bao gồm cả các khía cạnh khác, như chúng ta sẽ thấy trong bài giáo lý tiếp theo.

4. Thật thú vị khi lưu ý rằng tác giả phúc âm, mặc dù nói về sự yếu đuối của con người thánh Phêrô, người không được che chở khỏi những khó khăn và bị cám dỗ như các Tông đồ khác, tuy nhiên nhấn mạnh rằng ông là người thụ hưởng một lời cầu nguyện đặc biệt nhờ sự kiên vững của mình trong đức tin: “Thầy đã cầu nguyện cho anh”. Thánh Phêrô không được bảo vệ khỏi sự chối Chúa, nhưng sau trải nghiệm về sự yếu đuối của chính mình, ngài đã được củng cố đức tin nhờ hiệu quả lời cầu nguyện của Chúa Giêsu để ông có thể hoàn thành sứ mệnh củng cố anh em mình. Sứ vụ này không thể được giải thích trên cơ sở của những nghiên cứu thuần túy của con người.

Thánh Phêrô tông đồ, người duy nhất chối Thầy mình ba lần thì luôn là người được Chúa Giêsu chọn, giao phó nhiệm vụ củng cố các bạn hữu của mình. Các khoe khoang về lòng trung thành mà thánh Phêrô tuyên bố thì thất bại, nhưng ân sủng lại chiến thắng.

Kinh nghiệm về sự sa ngã cho phép thánh Phêrô biết rằng ngài không thể đặt niềm tin vào sức mạnh của chính mình hay bất kỳ nhân tố nào khác của con người, mà chỉ nơi Chúa Kitô. Kinh nghiệm cũng cho phép chúng ta thấy sứ mệnh của thánh Phêrô và rất quyền năng trong ánh sáng của ân sủng chọn lựa. Điều Chúa Giêsu đã hứa và giao phó cho ngài đến từ thiên đàng và thuộc về- phải thuộc về- Vương quốc của Nước Trời.

Giáo hội sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách.

5. Theo thánh sử, việc phục vụ của thánh Phêrô đối với Nước Trời, chủ yếu bao gồm việc củng cố anh em của mình, giúp họ giữ vững đức tin và phát triển đức tin. Thật thú vị khi chỉ ra rằng sứ vụ này sẽ được thực hiện trong thử thách. Chúa Giêsu biết rõ những khó khăn trong giai đoạn lịch sử của Giáo hội, được kêu mời theo con đường thập giá mà Người đã thực hiện. Vai trò của thánh Phêrô, với tư cách là thủ lãnh của các Tông đồ, sẽ hỗ trợ các “anh em” của mình và toàn thể Giáo Hội trong đức tin. Vì đức tin không được duy trì nếu không có sự tranh đấu, thánh Phêrô phải giúp các tín hữu trong cuộc đấu tranh của họ để vượt qua bất cứ điều gì sẽ lấy đi hoặc làm suy yếu đức tin của họ. Kinh nghiệm của các cộng đoàn Kitô giáo tiên khởi được phản ánh trong bản văn của thánh Luca; ngài nhận thức rõ về tình hình lịch sử của sự bách hại, cám dỗ và đấu tranh được giải thích trong những lời của Chúa Kitô với các Tông đồ và chủ yếu là cho thánh Phêrô.

6. Các yếu tố cơ bản của sứ vụ thánh Phêrô tông đồ được tìm thấy qua những từ đó. Trước hết, đó là củng cố anh em của mình bằng cách giải thích, thể hiện đức tin, cùng tất cả các biện pháp cần thiết cho sự phát triển đức tin. Hành động này ám chỉ đến những người Chúa Giêsu nói đến, đang nói chuyện với thánh Phêrô, gọi là “anh em của anh” : trong bản văn lối diễn đạt ám chỉ trước hết đến các Tông đồ khác, nhưng nó không loại trừ ý nghĩa rộng hơn bao trùm tất cả các thành viên của cộng đoàn Kitô giáo (x. Công vụ Tông đồ 1,15). Người ta thấy mục đích của sứ mệnh thánh Phêrô với tư cách là người củng cố và hỗ trợ đức tin: cộng đoàn huynh đệ nhờ sức mạnh của đức tin. Thánh Phêrô – và giống như tất cả những người kế vị ngài và người đứng đầu Giáo hội, có sứ mệnh khuyến khích các tín hữu đặt hết niềm tin vào Chúa Kitô và sức mạnh ân sủng của Người, mà thánh Phêrô đã đích thân trải nghiệm. Đây là những gì Đức Innocent III đã viết trong Thông điệp Apostolicae Sedis primatus (12 tháng 11 năm 1199), trích nguyên văn của thánh Luca 22,32 và bình luận về nó như sau: “Chúa cho biết rõ rằng những người kế vị của thánh Phêrô sẽ không bao giờ đi chệch khỏi đức tin Công giáo, nhưng thay vào đó sẽ nhớ lại những người khác và củng cố sự do dự” (DS 775). Giáo hoàng thời trung cổ cảm thấy rằng lời tuyên bố của Chúa Giêsu với Simon Phêrô đã được xác nhận bởi đã kinh qua 1.000 năm.

Một ân sủng đặc biệt đang hoạt động trong những người kế vị của thánh Phêrô.

7. Sứ vụ mà Chúa Giêsu giao phó cho thánh Phêrô liên quan đến Giáo Hội qua nhiều thế kỷ và thế hệ loài người. Sứ vụ đó, “làm cho anh em vững mạnh”, có nghĩa là: dạy đức tin trong mọi thời đại, trong những hoàn cảnh khác nhau và giữa tất cả nhiều khó khăn và mâu thuẫn mà việc rao giảng đức tin sẽ đối mặt trong lịch sử, bằng cách dạy cho các tín hữu thấm nhuần lòng can đảm trong đức tin; bằng chính kinh nghiệm bản thân rằng sức mạnh ân sủng của Thầy lớn hơn sự yếu đuối của con người; do đó loan truyền sứ điệp về đức tin, rao giảng đạo lý lành mạnh, hiệp nhất các “anh em”, đặt niềm tin của vào lời cầu nguyện rằng Thầy đã hứa với anh; nhờ sức mạnh ân sủng của Thầy, hãy cố gắng giúp những người ngoại đạo chấp nhận đức tin và an ủi những người đang nghi ngờ, đây là nhiệm vụ của anh, đây là lý do cho nhiệm vụ mà thầy giao phó cho anh.

Những lời này của thánh sử Luca (22,31-33) rất có ý nghĩa đối với tất cả những người thực hiện các menus Petrinum trong Giáo Hội; họ liên tục nhắc nhở bản thân về thể loại nghịch lý kì quặc chính Chúa Kitô đã đặt vào họ, với xác tín rằng trong tác vụ của họ, như trong tác vụ của thánh Phêrô, một ân sủng đặc biệt đang hoạt động trợ giúp cho sự yếu đuối của con người và cho phép thánh Phêrô “làm cho anh em vững mạnh”: “Thầy đã cầu nguyện”? Lời của Chúa Giêsu nói với thánh Phêrô, vang vọng luôn mãi trong những người kế vị nghèo nàn, khiêm nhường? “Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22,32).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here