SUY NIỆM VỚI THÁNH TÔMA AQUINÔ – CHỦ ĐỀ THANH LUYỆN – BÀI 17: ĂN NĂN THỐNG HỐI

0
164

SUY NIỆM VỚI THÁNH TÔMA AQUINÔ – PHẦN THỨ HAI

CHỦ ĐỀ 2: ĐỜI SỐNG THANH LUYỆN

BÀI 17: ĂN NĂN THỐNG HỐI

1/ Chúng ta phải hết lòng ăn năn thống hối.

Trong sự thống hối có hai thứ buồn sầu đau đớn.

Một là sự buồn sầu trong ý chí. Bản chất là sự buồn sầu về tội lỗi đã phạm và nỗi buồn đó phải vượt trên mọi nỗi buồn khác bằng việc ăn năn. Thực vậy, nếu một điều gì đó làm ta vui thích, thì điều ngược lại sẽ làm ta day dứt. Thế nhưng mục đích tối hậu làm ta vui thích hơn tất cả, bởi vì nó là lý do của tất cả mọi sự đều mong muốn khác. Bởi vậy tội lỗi khiến chúng ta xa rời mục đích tối hậu, tức là Thiên Chúa, sẽ là điều khiến chúng ta day dứt nhất.

Hai là sự buồn sầu trong cảm giác, và sự đau đớn không nhất thiết phải đến mức tối đa. Có thứ đau đớn gây ra bởi một thương tích về cảm giác thì lớn hơn là đau đớn về lý trí. Do đó, cảm giác đau buồn vì tội lỗi nảy sinh từ việc trí năng day dứt về tội thì không lớn hơn những nỗi đau buồn khác, hoặc bởi vì những khuynh hướng thấp kém đã không tự ý tuân theo ý chí là năng lực cấp cao để bị dẫn đến việc các đam mê bị lòng ham muốn thấp kém dẫn dắt; hoặc bởi vì những cảm xúc phát xuất từ lý trì trong các hành vi nhân đức thì thường tuân theo một chừng mực nào đó; nhưng sự chừng mục này không còn được tuân theo trong sự đau khổ không đức hạnh, nhưng đôi khi quá lố.

2/ Sự thống hối có thể quá đáng không?

Sự đau buồn trong lý trí gây ra bởi việc thống hối, tức là sự đau đớn vì tội lỗi làm mất lòng Thiên Chúa, thì không thể nào quá đáng, cũng như đức mến gây ra sự day dứt cũng không thể nào quá đáng. Nhưng sự đau buồn trong cảm giác cũng như sự phiền não của thân xác có thể quá đáng. Trong tất cả những điều này, cần tuân theo quy tắc là phải duy trì khả năng chu toàn các bổn phận của mình. Điều này đã được nói trong thư gửi tín hữu Rôma (12,1): “Lý trí đòi hỏi rằng việc thờ phượng Thiên Chúa phải hợp lý.”.

3/ Sự thống hối vì tội này phải lớn hơn sự thống hối vì tội khác.

Chúng ta có thể đề cập đến sự thống hối dưới hai khía cạnh:

* Thứ nhất, thống hối vì tội lỗi của mỗi cá nhân. Dưới khía cạnh này, xét theo lý trí, thì nếu tội lỗi lớn hơn ta phải đau buồn nhiều hơn, bởi vì lý do của sự đau buồn vì một tội này thì hơn một tội khác, nghĩa là xét theo sự xúc phạm đến Thiên Chúa, bởi vì Ngài bị xúc phạm nhiều hơn bởi một hành động rối loạn hơn. Tương tự như vậy, một tội càng nặng thì đáng hình phạt nặng hơn. Do đó, cảm giác đau buồn phải lớn hơn đối với tội lỗi lớn hơn.

* Dưới khía cạnh thứ hai, xét về sự thống hối về tất cả mọi tội lỗi, giống như hành vi công chính hóa. Có người đau buồn vì đã xúc phạm đến Thiên Chúa nhiều hơn là người khác hoặc cách thường xuyên hay cách ám tàng, thì cũng như là đau buồn về những điều khác mà người ấy đã ít nhiều xúc phạm đến Thiên Chúa. Mặc dù mỗi tội trọng làm chúng ta xa cách Thiên Chúa và đánh mất ân sủng của Ngài, nhưng vẫn có những tội làm chúng ta xa cách Ngài hơn những tội khác vì nó xấu xa hơn xét theo mức độ rối loạn đến trật tự tốt lành của Thiên Chúa.

(In Sent. IV Dist., q. 16, а. 3)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here