Những Văn Kiện Đời Tu (Tập 1) – Tông thư Hồng Ân Cứu Chuộc

0
1607

HỒNG ÂN CỨU CHUỘC
(Redemptionis donum, 25-03-1984)

Dẫn nhập

Nhân dịp Năm Thánh mừng ơn cứu chuộc (1983-1984, kỷ niệm 1500 năm biến cố Thập giá và Phục sinh), Đức Gio-an Phao-lô II viết một tông thư cho các tu sĩ, trình bày mối liên hệ giữa sự tận hiến tu trì và mầu nhiệm cứu chuộc. Với giọng văn suy niệm, người mời gọi các tu sĩ khám phá những chiều kích thần bí sâu xa của việc tận hiến : đó là một giao ước tình yêu” với Chúa Cha, trong Đức Ki-tô, nhờ quyền năng của Thánh Thần (số 8). Qua giao ước đó, người tu sĩ chia sẻ với Chúa Cha và Đức Ki-tô mối ưu tư về việc cứu độ nhân loại, và tham gia vào sứ mạng tông đồ của Giáo Hội. Việc tuyên giữ ba lời khuyên Phúc Âm biểu lộ việc thông dự vào mầu nhiệm thập giá của Đức Ki-tô (số 10).

Bố cục của văn kiện khá đơn giản. Trong bảy chương (gồm cả nhập đề và kết luận) gồm 17 số, Đức thánh cha cho thấy ý nghĩa sâu xa của những yếu tố làm nên đời tận hiến : Ơn gọi (3-6) ; Sự tận hiến (7-8) ; Các lời khuyên Phúc Âm (9-13) ; Lòng yêu mến Giáo Hội qua việc làm chứng và hoạt đồng tông đồ (14-15).

——————————————–

Anh chị em thân mến trong Đức Ki-tô Giê-su !

I. LỜI CHÀO THĂM

1. Hồng ân cứu chuộc, mà Năm Thánh ngoại lệ này làm sáng tỏ một cách đặc biệt, bao gồm một lời mời gọi hoán cải và hoà giải với Thiên Chúa trong Đức Ki-tô Giê-su. Nguyên do bên ngoài của Năm Thánh này mang tính chất lịch sử – thực thế, chúng ta mừng năm thứ 1950 biến cố Thập giá và Phục sinh -, nhưng đồng thời nguyên do bên trong chiếm một tầm quan trọng to lớn hơn, bởi vì năm thánh gắn liền với chính chiều sâu của mầu nhiệm cứu chuộc. Hội Thánh sinh ra từ mầu nhiệm này, và sống bằng mầu nhiệm này suốt dòng lịch sử. Năm thánh ngoại lệ nằm vào một thời điểm mang tính chất ngoại thường. Chúng ta được kêu mời hoán cải và hoà giải với Thiên Chúa, điều đó có nghĩa là chúng ta phải suy niệm một cách sâu xa hơn về đời sống của chúng ta, về ơn gọi Ki-tô hữu của chúng ta dưới ánh sáng mầu nhiệm cứu chuộc, để rồi làm cho đời sống và ơn gọi ấy luôn luôn đâm rễ sâu hơn trong mầu nhiệm ấy.

Lời mời gọi ấy nhắm đến tất cả mọi thành phần trong Hội Thánh, nhưng đối với các con là những tu sĩ nam nữ, lời mời gọi ấy được gửi đến một cách đặc biệt bởi vì do việc tận hiến cho Thiên Chúa qua việc tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm, các con hướng đến một sự viên mãn đặc biệt của đời sống Ki-tô hữu. Ơn gọi riêng của các con cũng như toàn bộ đời sống của các con trong Hội Thánh và trong thế giới, sở dĩ có được tính chất và sức mạnh thiêng liêng là nhờ chính chiều sâu của mầu nhiệm cứu chuộc. Khi bước theo Đức Ki-tô trên đường chật… và hẹp” (Mt 7,14), các con cảm nghiệm được một cách phi thường rằng ơn cứu chuộc nơi Người chan chứa” : copiosa apud eum redemptio (Tv 129,7).

2. Chính vì thế, trong khi Năm Thánh này đang tiến đến giai đoạn cuối, cha muốn ngỏ lời cách riêng với tất cả các con, nam nữ tu sĩ, những người hoàn toàn tận hiến trong bậc chiêm niệm hoặc những người dấn thân vào các lãnh vực hoạt động tông đồ. Ở nhiều nơi và trong nhiều cơ hội, cha đã ngỏ lời với các con hầu củng cố và nối dài giáo huấn Phúc Âm được diễn tả trong toàn thể truyền thống của Hội Thánh một cách đặc biệt trong huấn quyền của Công Đồng vừa qua, từ Hiến chế tín lý Lumen gentium đến Sắc lệnh Perfectae caritatis, theo tinh thần của những chỉ dẫn mà vị tiền nhiệm của cha là Đức Phao-lô VI đã nêu lên trong Tông huấn Evangelica testificatio. Bộ Giáo luật vừa mới có hiệu lực có thể được coi như là một văn kiện cuối cùng của Công Đồng ; nó sẽ là một sự trợ giúp quý giá và là một hướng đạo viên chắc chắn cho tất cả các con, để xác định một cách cụ thể đâu là những phương tiện giúp các con sống trung thành và quảng đại ơn gọi cao cả của các con trong chiều kích Giáo Hội.

Cha chào thăm các con với tâm tình quý mến của vị Giám mục Rô-ma và là người kế nhiệm thánh Phê-rô, mà các cộng đoàn của các con vốn hiệp nhất với, một cách đặc biệt. Từ toà của thánh Phê-rô này, những lời của thánh Phao-lô cũng vang lên như một tiếng vọng liên lỉ : “Tôi đã đính hôn anh em với một người độc nhất, để tiến dâng anh em cho Đức Ki-tô như một nữ trinh thanh khiết” (x. 2 Cr 11,2). Sau thời các Tông Đồ, Hội Thánh lãnh nhận kho tàng lễ cưới với Đấng Phu Quân thiên linh, do đó, với một tình yêu tột bậc, Hội Thánh ngắm nhìn tất cả mọi con trai và con gái của mình là những người, do việc khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm, đã thiết lập, nhờ vào sự trung gian của Hội Thánh, một giao ước tuyệt vời với Đấng Cứu Chuộc thế gian.

Các con hãy đón nhận lời này của Năm Thánh cứu chuộc như một lời yêu thương mà Hội Thánh gửi đến các con. Hãy đón nhận lời ấy, bất cứ các con ở đâu : hoặc ở trong nội vi những cộng đoàn chiêm niệm hoặc ở giữa những cách thức hoạt động tông đồ đa dạng như : truyền giáo, sinh hoạt mục vụ, các bệnh viện hay các nơi khác để phục vụ con người đau khổ, các viện giáo dục, các nhà trường hoặc viện đại học, và sau cùng ngay tại mỗi một ngôi nhà của các con, nơi mà các con tề tựu lại nhân danh Đức Ki-tô” với ý thức là có Chúa ở giữa các con” (x. Mt 18,30).

Ước chi lời nói yêu thương mà Hội Thánh ngỏ với các con trong năm thánh cứu chuộc này phản ánh được lời yêu thương mà chính Đức Ki-tô đã ngỏ với mỗi một người trong các con, khi một ngày kia Người thốt ra lời huyền nhiệm Hãy theo Ta” (x. Mt 19,21 ; Mc 10,21 ; Lc 18,22), để từ đó làm phát sinh ơn gọi của các con trong Hội Thánh.

II. ƠN GỌI

Đức Giê-su nhìn người ấy và đem lòng trìu mến”

3. Đức Giê-su nhìn người ấy và đem lòng trìu mến” (Mc 10,21), rồi Người nói với anh : Nếu anh muốn nên trọn lành, thì hãy đi và bán đứt của cải anh có mà cho người nghèo, và anh sẽ có một kho tàng trên trời, đoạn hãy đến theo tôi” (Mt 19,21). Chúng ta biết rằng những lời ấy đã được ngỏ với người thanh niên giàu có và người được mời gọi đã không đón nhận. Nhưng, dẫu vậy, nội dung của những lời ấy rất đáng cho chúng ta để tâm suy nghĩ, bởi vì những lời ấy cho chúng ta thấy cơ cấu thâm sâu của ơn gọi.

Đức Giê-su nhìn người ấy và đem lòng trìu mến”. Tình yêu của Đấng Cứu Chuộc là thế đấy : một tình yêu bừng lên từ cõi thâm sâu thiên linh và nhân loại của sự cứu chuộc. Tình yêu này phản ánh tình yêu vĩnh cửu của Thiên Chúa Cha, Đấng đã yêu mến thế gian đến nỗi đã ban Con một của Người, ngõ hầu mọi kẻ tin vào Người Con ấy thì không phải hư đi, nhưng được sự sống đời đời” (Ga 3,16). Được chiếm đoạt bởi tình yêu ấy, Chúa Con đã lãnh nhận sứ mệnh từ nơi Cha Người trong Chúa Thánh Thần và đã trở thành Đấng Cứu Chuộc thế gian. Tình yêu của Cha đã được biểu lộ nơi Con của Người như một tình yêu cứu chuộc. Chính tình yêu ấy làm thành giá cứu chuộc nhân loại và thế giới. Các thánh tông đồ đã nói tới giá cứu chuộc với một niềm cảm kích sâu xa, như thánh Phê-rô đã viết : Anh em biết : không phải bằng những của chóng hư nát như vàng hay bạc mà anh em đã được cứu thoát… nhưng là bằng máu châu báu của Con Chiên vẹn toàn, vô tì tích, là Đức Ki-tô” (1 Pr 1,18-19). Thánh Phao-lô thì quả quyết : Anh em đã được chuộc lại với giá rất đắt” (1 Cr 6,20).

Lời mời gọi đi vào con đường các lời khuyên Phúc Âm phát sinh từ sự gặp gỡ bên trong với tình yêu của Đức Ki-tô, tình yêu cứu chuộc. Chính đó là tình yêu mà Đức Ki-tô dùng để mời gọi. Trong cơ cấu của ơn gọi, sự gặp gỡ với tình yêu ấy trở thành một cái gì thật là cá biệt. Các nam nữ tu sĩ thân mến, Đức Ki-tô sau khi đã nhìn các con và đem lòng trìu mến các con”, thì Người mời gọi mỗi một người trong các con, và lúc đó tình yêu cứu chuộc của Người được dành riêng cho một cá nhân nhất định và đồng thời mặc lấy tính chất hôn ước : tình yêu ấy trở thành một thứ tình yêu tuyển chọn. Một tình yêu như thế vây bọc con người toàn diện, cả hồn lẫn xác, dầu là nam hay nữ, trong chính cái bản ngã” cá biệt và duy nhất. Đấng đã phó mình muôn thuở cho Cha Người, Đấng ấy tự trao hiến” chính mình trong mầu nhiệm cứu chuộc, thì này đây Người đã mời gọi con người, để đến lượt mình họ cũng tự hiến hoàn toàn cho một công việc phục vụ đặc biệt của công trình cứu chuộc, bằng cách gia nhập một cộng đoàn huynh đệ được Hội Thánh công nhận và phê chuẩn. Lời mời gọi này chẳng được vọng lại cách đích đáng qua những câu nói của thánh Phao-lô dưới này sao : Hay là anh em lại không biết rằng thân mình anh em là đền thờ của Thánh Thần … và anh em không còn thuộc về mình nữa sao ? Anh em đã được chuộc lại với giá rất đắt” (1 Cr 6,19-20) ?

Đúng thế, tình yêu của Đức Ki-tô đã bắt được từng người trong các con, hỡi anh chị em thân mến, bằng chính giá” cứu chuộc. Do đó, các con nhận ra rằng các con không còn thuộc về mình nữa, nhưng là thuộc về Người. Sự nhận thức ấy là hoa trái do cái nhìn” của Đức Ki-tô trong cõi lòng kín nhiệm của các con. Các con đã đáp lại cái nhìn ấy bằng cách chọn lấy Đấng đã chọn từng người trong các con, bằng cách mời gọi các con với tình yêu vô biên cứu chuộc của Người. Khi gọi mỗi người bằng tên riêng của họ”, Người luôn luôn nại tới sự tự do của con người. Đức Ki-tô nói : Nếu anh muốn …”. Sự đáp trả lời mời gọi ấy là một lựa chọn tự do. Các con đã chọn Đức Giê-su Na-da-rét, Đấng Cứu Chuộc thế gian, khi các con chọn con đường mà Người đã vạch ra cho các con.

Nếu anh muốn nên trọn lành”…

4. Con đường này còn gọi là con đường trọn lành. Ngỏ lời với người thanh niên, Đức Ki-tô nói : Nếu anh muốn nên trọn lành…” Do đó mà khái niệm con đường trọn lành” có được nền tảng ngay trong chính nguồn Phúc Âm. Ngoài ra, chúng ta lại không nghe trong bài giảng trên núi rằng : Anh em hãy nên trọn lành như Cha anh em trên trời là Đấng trọn lành” sao ? Lời mời gọi con người trở nên trọn lành vốn đã được cảm nhận bằng cách này hay cách khác do những nhà tư tưởng hoặc những nhà luân lý thuộc thời đại xa xưa và, sau đó, qua nhiều thời đại của lịch sử. Tuy nhiên lời mời gọi trong Kinh Thánh mang một sắc thái hoàn toàn độc đáo : lời mời gọi ấy đòi hỏi một cách khác thường khi vạch ra cho con người sự trọn lành giống như chính Thiên Chúa vậy (x. Lv 19,2 ; 11,44). Chính ngay dưới hình thức ấy mà lời gọi nói trên phù hợp với toàn thể luận chứng nội tại của mạc khải, theo đó con người đã được sáng tạo theo hình ảnh và giống như chính Thiên Chúa (St 1,26). Do đó con người phải theo đuổi sự trọn lành loại biệt của mình trong đường hướng của hình ảnh và sự giống ấy. Trong thư gửi tín hữu Ê-phê-xô, thánh Phao-lô đã viết : Vậy anh em hãy bắt chước Thiên Chúa, như những người con yêu quý, và hãy sống theo lòng mến, cũng như Đức Ki-tô đã yêu mến ta và đã phó nộp mình vì ta, dâng lên Thiên Chúa hy lễ thơm tho” (Ep 5,1-2).

Bởi vậy, lời mời gọi trở nên trọn lành nằm ngay trong chính yếu tính của ơn gọi Ki-tô hữu. Cũng phải quy chiếu vào lời mời gọi ấy để hiểu những lời Đức Giê-su ngỏ với chàng thanh niên trong Phúc Âm. Những lời ấy được liên kết một cách đặc biệt với mầu nhiệm cứu chuộc con người trong thế gian. Quả thực, sự cứu chuộc trả lại cho Thiên Chúa cái công trình sáng tạo đã bị tội lỗi làm ô nhiễm, bằng cách làm cho sự trọn lành được biểu lộ, sự trọn lành mà toàn thể tạo thành – cách riêng con người – có được trong tư tưởng và trong ý định của chính Thiên Chúa. Đặc biệt là con người cần phải được hiến dângtrao trả cho Thiên Chúa, nếu như con người cũng cần phải được trao trả cách trọn vẹn cho chính mình. Do đó mới có lời mời gọi muôn thuở : Hãy trở lại với Ta, vì Ta đã cứu chuộc ngươi rồi” (Is 44,22). Những lời của Đức Ki-tô Nếu anh muốn nên trọn lành, thì hãy đi và bán đứt của cải anh có mà cho người nghèo…” chắc hẳn đưa chúng ta vào trong khuôn khổ của lời khuyên nghèo khó trong Phúc Âm, là lời khuyên nằm trong chính yếu tính của ơn gọi và của sự tuyên khấn dòng.

Đồng thời có thể hiểu những lời nói ấy theo nghĩa rộng hơn, và nói được là rộng rãi hơn và chủ yếu. Vị Thầy Na-da-rét mời gọi kẻ đối thoại với Người hãy khước từ một thứ chương trình sống, trong đó phạm trù nổi bật hàng đầu là phạm trù chiếm hữu, phạm trù sở đắc” để, thay vào đó, đón nhận một chương trình sống quy hướng về giá trị của nhân vị, về nhân cách” với tất cả tầm cao quý của con người (*).

Hiểu được những lời nói của Đức Ki-tô như thế là tạo được bối cảnh rộng lớn hơn cho lý tưởng sống khó nghèo theo Phúc Âm, một cách đặc biệt cho sự khó nghèo, với tư cách là lời khuyên Phúc Âm vốn nằm trong lãnh vực cốt yếu của hôn lễ huyền nhiệm của các con với Đấng Phu Quân thiên linh trong Hội Thánh. Dựa vào ánh sáng của nguyên lý nhân cách thì lớn hơn là sở đắc” (nhất là khi sở đắc” được hiểu theo vật chất và lợi ích), để đọc những lời nói của Đức Ki-tô, thì hầu như chúng ta đạt tới những nền tảng nhân học của ơn gọi trong Phúc Âm. Trong bối cảnh của nền văn minh hiện tại, đây quả là một khám phá có tính chất rất thời sự. Và cùng một lúc, ơn gọi sống theo con đường trọn lành”, như Đức Ki-tô đã vạch ra, cũng trở thành một vấn đề thời sự. Trong khung cảnh của nền văn minh hiện đại, nhất là trong bối cảnh của một xã hội tiêu thụ, nếu như con người cảm nghiệm một cách đau xót về sự thiếu thốn chính nhân cách” do bởi tất cả các hình thức sở đắc” quá thừa thãi, thì lúc đó con người sẽ trở nên thuận lợi hơn để đón nhận chân lý về ơn gọi đã được Phúc Âm công bố một lần cho tới mãn đại. Đúng thế, anh chị em thân mến, lời mời gọi mà các con đón nhận khi bước vào con đường tuyên khấn dòng đạt tới ngay chính gốc rễ của nhân tính, gốc rễ của vận mệnh con người trong thế giới hiện tại. Bậc sống trọn lành” theo Phúc Âm không tách biệt các con khỏi những gốc rễ ấy. Ngược lại bậc ấy giúp cho các con bám víu mạnh mẽ hơn vào cái gì làm cho con người thực sự là một con người, bằng cách đem men thần nhân của mầu nhiệm cứu chuộc thâm nhập vào nhân tính ấy, một nhân tính đã bị tội lỗi làm cho ra trì trệ bằng muôn ngàn cách.

Anh sẽ có một kho tàng trên trời”

5. Ơn thiên triệu chứa đựng trong mình lời giải đáp cho câu hỏi : Tại sao làm người – và làm người như thế nào ? Lời giải đáp này đem lại cho tất cả đời sống một chiều kích mới và mặc cho đời sống một ý nghĩa dứt khoát. Ý nghĩa ấy xuất hiện ở nơi chân trời của nghịch lý Phúc Âm về sự sống bị mất đi nếu người ta muốn cứu nó và, ngược lại, về sự sống được cứu vớt nếu người ta chịu mất đi, vì Đức Ki-tô và vì Phúc Âm”, như chúng ta đọc thấy trong Tin Mừng theo thánh Mác-cô (Mc 8,35 ; x. Mt 10,39 ; Lc 9,24).

Dưới ánh sáng của những lời ấy thì lời mời gọi của Đức Ki-tô trở thành hết sức hiển nhiên : Anh hãy đi và bán đứt những của cải anh có mà cho người nghèo và anh sẽ có một kho tàng trên trời ; đoạn hãy đến theo tôi” (Mt 19,21). Giữa lời nói hãy đi” và những từ tiếp theo hãy đến, theo tôi” có một tương quan chặt chẽ. Có thể nói được là những lời cuối xác định ngay chính yếu tính của ơn gọi ; những lời ấy thực ra nói tới vấn đề đi theo Đức Ki-tô (Sequi – đưa tới thành ngữ Sequela Christi). Các từ ngữ hãy đi – hãy bán, – hãy đem cho” dường như xác định tình trạng trước khi nhận ơn gọi. Dẫu vậy, mặt khác, tình trạng ấy không nằm bên ngoài” ơn gọi ; tình trạng ấy đã được bao hàm ở trong” ơn gọi rồi. Bởi vì con người khám phá ra ý nghĩa mới của nhân tính mình không phải chỉ để “theo” Đức Ki-tô thôi, nhưng còn thực hiện tất cả yêu sách của việc bước theo Người. Khi con người bán cái mình có” và đem cho người nghèo”… thì con người khám phá ra rằng của cải với tiện nghi mà mình chiếm hữu được trước đây không phải là kho tàng để cho mình dừng lại ở đó : kho tàng ở trong con tim của mình, con tim mà Đức Ki-tô đã uốn nắn cho có khả năng trao tặng” cho người khác bằng cách tự trao tặng mình. Người giàu không phải là người chiếm hữu nhưng là người ban phát, người có khả năng để ban phát, trao tặng.

Về điểm này, nghịch lý Phúc Âm quả là có ý vị đặc biệt. Nghịch lý ấy trở thành một chương trình hiện hữu : trở nên người nghèo, theo nghĩa mà Vị Thầy Na-da-rét đã gán cho cách hiện hữu” ấy, có nghĩa là trở nên, ngay trong nhân cách của mình, một người phân phát điều tốt lành. Điều đó cũng có nghĩa là khám phá ra kho tàng”. Kho tàng này không thể bị huỷ diệt. Kho tàng này cùng với con người bước vào chiều kích vĩnh cửu, kho tàng này thuộc về vận mệnh cánh chung thiên linh của con người. Nhờ kho tàng này, con người có được tương lai vĩnh viễn của mình nơi Thiên Chúa. Đức Ki-tô nói : Anh sẽ có kho tàng trên trời”. Kho tàng này không phải là một phần thưởng” sau khi chết dành cho những hoạt động đã được thực thi nhằm noi gương Thầy thiên linh, cho bằng là sự hoàn tất có tính cách cánh chung của những gì tiềm ẩn ở đàng sau những hoạt động mà, ngay khi còn ở đời này, đã có ở trong kho tàng” nội tại của con tim. Quả thế, chính Đức Ki-tô, trong bài giảng trên núi, sau khi đã mời gọi thâu góp cho được những kho tàng trên trời, đã nói thêm : Kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh cũng ở đấy” (x. Mt 6,21). Lời quả quyết ấy nói lên tính cách cánh chung của ơn gọi được thể hiện qua con đường hôn lễ thiêng liêng với Đức Ki-tô bằng việc thực hành những lời khuyên Phúc Âm.

6. Cơ cấu của ơn gọi ấy, như được rút ra từ những lời ngỏ với chàng thanh niên giàu có trong Phúc Âm nhất lãm (x. Mt 19,21 ; Mc 10,21 ; Lc 18,22), được nhận thấy tuỳ mức độ người ta khám phá ra kho tàng nền tảng của nhân cách mình trong viễn tượng về kho tàng” mà con người có được trên trời”. Trong viễn tượng ấy, kho tàng của nhân cách mình được gắn liền việc mình trở nên kẻ trao ban chính mình”. Trong một ơn gọi như thế, điểm quy chiếu trực tiếp chính là bản thân sống động của Đức Ki-tô. Lời mời gọi đi vào con đường trọn lành được thành hình từ nơi Người và quy về Người trong Chúa Thánh Thần là Đấng luôn luôn nhắc nhở” cho những người khác, nam hoặc nữ, trong nhiều giai đoạn khác nhau của cuộc sống, nhưng nhất là trong thời thanh xuân, về tất cả những gì Đức Ki-tô đã nói” (x. Ga 14,26), và cách riêng về những gì Người đã nói” với chàng thanh niên khi chàng đặt câu hỏi : Lạy Thầy, tôi phải làm việc lành gì để được sống đời đời ?” (Mt 19,16) Câu trả lời Đức Ki-tô đưa ra bằng cách nhìn” người đối thoại với Người với tâm tình trìu mến” đã làm cho tấm men mãnh liệt của mầu nhiệm cứu chuộc thấm nhập vào lương tâm, con tim và ý chí của con người tìm kiếm với tất cả sự thật và lòng chân thành.

Bởi đó, lời mời gọi đi vào con đường các lời khuyên Phúc Âm luôn phát sinh từ Thiên Chúa : Không phải các con đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn các con, đã cắt đặt các con, ngõ hầu các con đi và sinh hoa quả và để hoa quả của các con được bền mãi” (Ga 15,16). Ơn gọi, nhờ đó con người khám phá ra, từ mãi tận nơi sâu thẳm của nó, cái định luật Phúc Âm về việc trao ban được ghi khắc trong nhân tính của mình, chính ơn gọi ấy là một hồng ân được ban. Đây là một hồng ân phong phú hàm chứa cái gì thâm sâu, trong đó phản ánh khía cạnh thần nhân của mầu nhiệm cứu chuộc thế gian. Tình yêu cốt ở điều này : không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1 Ga 4,10).

III. SỰ HIẾN THÁNH

Việc khấn dòng biểu thị cách sung mãn hơn” sự tận hiến của phép rửa tội.

7. Anh chị em thân mến, ơn gọi đã đưa các con đến việc khấn dòng ; nhờ tuyên khấn các con đã tận hiến cho Thiên Chúa qua thừa tác vụ của Hội Thánh, và đồng thời các con được gia nhập vào gia đình dòng tu của các con. Do đó Hội Thánh coi các con, trước hết, là những người tận hiến” : tận hiến cho Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô, để được thuộc về Người cách độc chiếm. Sự tận hiến này xác định vị trí của các con trong đại cộng đồng Hội Thánh, Dân Thiên Chúa. Đồng thời, sự tận hiến này cũng đưa vào sứ mệnh hoàn vũ của Dân này những nguồn lợi đặc biệt về nghị lực thiêng liêng và siêu nhiên : một hình thức đặc biệt về lối sống, về chứng tá, về hoạt động tông đồ, trung thành với sứ mệnh, với bản chất và với gia sản thiêng liêng của Tu hội các con. Sứ mệnh phổ quát của Dân Thiên Chúa ăn rễ sâu trong sứ mệnh của chính Đức Ki-tô – là ngôn sứ, là tư tế và là vua – mà hết thảy đều được tham dự với những danh hiệu khác nhau. Cách thức tham dự riêng biệt của các người tận hiến” tương ứng với cách thức các con được bám rễ sâu vào Đức Ki-tô. Sự thâm sâu và sức mạnh của sự gắn bó chặt chẽ đó được xác định chính nhờ việc tuyên khấn.

Việc tuyên khấn này tạo ra, trong Đức Giê-su Ki-tô, một dây liên hệ mới giữa con người với một Thiên Chúa Ba Ngôi. Dây liên hệ này phát triển từ dây liên hệ nguyên thuỷ hình thành nhờ bí tích rửa tội. Sự khấn dòng ăn rễ sâu trong sự tận hiến của phép rửa tội và biểu lộ sự tận hiến này cách sung mãn hơn” (x. DT 3 ; YT 5). Như thế, sự tận hiến này với những yếu tố cấu thành của nó, trở thành một sự tận hiến mới, sự tận hiến và hiến dâng bản thân con người cho Thiên Chúa đáng mến trên hết mọi sự. Với lời khấn, các con đã ràng buộc mình sống cách cụ thể những lời khuyên Phúc Âm khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục tuỳ theo những quy định riêng biệt của gia đình dòng tu các con, như đã ấn định trong các Hiến pháp : sự ràng buộc này biểu lộ một sự tận hiến cho Thiên Chúa và đồng thời nói lên phương tiện giúp thực hiện sự tận hiến ấy. Từ đó thành hình chứng tá và hoạt động tông đồ riêng biệt của các người tận hiến. Tuy nhiên, cần phải tìm nguồn gốc của sự tận hiến ý thức và tự do này, và cũng là nguồn gốc của sự hiến thân cho Thiên Chúa để thuộc về Người, ở bí tích rửa tội : bí tích này dẫn đưa chúng ta đến mầu nhiệm vượt qua là chóp đỉnh và trung tâm của ơn cứu chuộc đã được Đức Ki-tô đã hoàn tất.

Cho nên, để làm nổi bật đầy đủ thực tại về việc khấn dòng, cần phải tham khảo những lời rung động của thánh Phao-lô trong thư gửi các tín hữu Rô-ma : Anh em không biết rằng : Hết thảy ta đã được thanh tẩy trong Đức Ki-tô Giê-su, thì chính trong sự chết của Người mà ta đã được thanh tẩy sao ? Vậy nhờ thanh tẩy, ta đã được mai táng với Người trong sự chết ngõ hầu như Đức Ki-tô… cả ta nữa, ta cũng bước đi trong đời sống mới. Con người cũ của ta đã cùng bị đóng đinh thập giá với Người… ngõ hầu ta khỏi làm nô lệ cho tội nữa… Cả anh em cũng vậy, hãy kể mình là đã chết đối với tội, và đang sống cho Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô” (Rm 6,3-4.11).

Sự khấn dòng – đặt nền tảng trên bí tích rửa tội – là một sự mai táng” mới trong cái chết của Đức Ki-tô : mới, bởi ý thức rõ rệt và lựa chọn ; mới, bởi tình yêu và ơn gọi ; mới, bởi sự hoán cải không ngừng”. Một sự mai táng trong cái chết” như thế làm cho con người, đã được mai táng với Đức Ki-tô”, “bước đi với Đức Ki-tô trong một đời sống mới”. Chính trong Đức Ki-tô chịu đóng đinh mà sự hiến thánh rửa tội cũng như sự tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm tìm được nền tảng tối hậu của mình : sự tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm, theo lời lẽ của Công Đồng Va-ti-ca-nô II, cấu thành một sự hiến thánh mới”. Nó vừa là sự chết vừa là sự giải thoát. Thánh Phao-lô viết : Anh em hãy kể mình như đã chết đối với tội” ; thế nhưng, đồng thời, người cũng gọi cái chết đó là sự giải thoát khỏi làm nô lệ cho tội”. Nhưng, tiên vàn, sự tận hiến tu trì, đặt trên nền tảng bí tích rửa tội, tạo nên một đời sống mới cho Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô”.

Vì thế, khi khấn giữ những lời khuyên Phúc Âm, thì đồng thời người ta cũng cởi bỏ con người cũ” một cách chín chắn và ý thức nhiều hơn và, cũng bằng cách ấy, người ta “mặc lấy con người mới đã được sáng tạo theo Thiên Chúa, trong công chính và thánh thiện thực sự”, như đã chép trong thư gửi các tín hữu Ê-phê-xô (x. Ep 4,22.24).

Giao ước tình yêu hôn ước

8. Vì thế, anh chị em thân mến, tất cả các con đều là những người, trong toàn thể Hội Thánh, sống giao ước tuyên khấn giữ những lời khuyên Phúc Âm, trong suốt Năm Thánh cứu độ này, các con hãy ý thức lại một lần nữa về sự tham dự đặc biệt của các con vào cái chết trên thập giá của Đấng Cứu Thế, sự tham dự nhờ đó các con được sống lại với Người và được tái sinh không ngừng vào một đời sống mới. Chúa nói với mỗi người các con, như đã phán xưa qua ngôn sứ I-sai-a : Đừng sợ, vì Ta đã chuộc lấy ngươi, Ta đã gọi chính tên ngươi ; ngươi là của Ta” (Is 43,1).

Lời mời gọi trong Phúc Âm : Nếu anh muốn nên trọn lành…, hãy theo tôi” hướng dẫn chúng ta dưới ánh sáng những lời của vị Thầy thiên linh. Từ đáy sâu thẳm của sự cứu chuộc, phát ra lời mời gọi của Đức Ki-tô và, từ sự sâu thẳm này, lời mời gọi ấy thấu đến linh hồn con người : nhờ hồng ân cứu chuộc, lời mời gọi cứu độ này mang một hình thù cụ thể trong lòng kẻ được mời gọi, đó là sự tuyên khấn giữ những lời khuyên Phúc Âm. Chính dưới hình thù này mà các con đáp trả lời mời gọi của tình yêu cứu chuộc, và lời đáp trả này cũng lại là một lời đáp trả của tình yêu : tình yêu trao hiến, tình yêu này là linh hồn của sự tận hiến, hiểu theo nghĩa là sự tận hiến bản thân. Những lời của ông I-sai-a “Ta đã chuộc lấy ngươi – ngươi là của Ta” dường như đóng ấn chắc chắn vào tình yêu này, tình yêu của một sự tận hiến toàn diện và độc hữu cho Thiên Chúa.

Như thế, giao ước đặc biệt của tình yêu hôn ước được thiết lập, từ đó dội lên như một tiếng vang liên lỉ những lời nói về Ít-ra-en mà Chúa đã chọn lấy cho mình… để làm sản nghiệp riêng” (x. Tv 134,4). Trong mỗi một người tận hiến, thì quả thực là Ít-ra-en” của giao ước mới và vĩnh viễn đã được lựa chọn. Toàn dân thời cứu thế -toàn thể Hội Thánh– được lựa chọn trong mỗi người nào mà Chúa lựa chọn giữa lòng dân ấy, trong mỗi con người mà, vì hết thảy mọi người, tự hiến mình cho Thiên Chúa để được thuộc về một mình Người mà thôi. Thực ra, không ai, kể cả người thánh thiện nhất, có thể lặp lại những lời của Đức Ki-tô vì họ, Con tự hiến thánh” (Ga 17,19) với tất cả quyền năng cứu chuộc đặc thù của các lời ấy ; nhưng, nhờ sự hiến dâng bản thân vì tình yêu, trong khi dâng mình cho Thiên Chúa để chỉ thuộc về Người mà thôi, thì mỗi người có thể thấy mình, nhờ đức tin, nằm ở trong hướng đi của các lời ấy.

Những lời khác của vị tông đồ, trong thư gửi tín hữu Rô-ma mà chúng ta lặp đi lặp lại và suy niệm nhiều lần, chẳng dẫn chúng ta đến điều ấy sao ? Tôi khuyên anh em : nhân vì lòng thương xót của Thiên Chúa, anh em hãy hiến dâng thân mình anh em làm lễ tế sống động, thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa. Đó là sự thờ phượng thiêng liêng của anh em” (Rm 12,1). Trong những lời này vang lên như một tiếng vọng xa xa từ Đấng, khi đi vào thế giới và trở thành người, đã nói : “Ngài đã nặn nên thân xác cho con… Này con đến để thi hành ý muốn Ngài, lạy Thiên Chúa” (Dt 10,5.7).

Vậy, trong khung cảnh đặc biệt của Năm Thánh cứu chuộc này, chúng ta hãy trở về với mầu nhiệm thân xác và linh hồn Đức Ki-tô, như về với chủ thể trọn vẹn của tình yêu hôn ước và cứu chuộc : hôn ước, bởi vì cứu chuộc. Vì yêu, Người đã tự hiến mình, vì yêu Người đã thí thân xác mình để chuộc tội thế gian. Khi dìm mình vào mầu nhiệm vượt qua của Đấng Cứu Thế, bằng sự hiến thánh do các lời khấn dòng, thì chính các con, với tình yêu hiến dâng trọn vẹn, các con ước mong cho linh hồn và thân xác các con được thấm nhuần tinh thần hy sinh, như thánh Phao-lô mời gọi chúng ta làm điều ấy qua những lời trong thư gửi các tín hữu Rô-ma vừa được trích dẫn trên đây, là hiến dâng thân mình anh em làm lễ tế sống động”. Bằng cách ấy, sự khấn dòng của các con được in dấu bằng sự giống như tình yêu ở trong trái tim Đức Ki-tô, nó vừa có tính cách cứu chuộc vừa có tính cách hôn ước. Một tình yêu như thế phải tuôn trào, nơi mỗi người các con, hỡi anh chị em thân mến, tự chính nguồn mạch của sự tận hiến đặc biệt : sự tận hiến này, trên nền tảng thánh bí tích rửa tội, là khởi đầu cho cuộc sống mới của các con trong Đức Ki-tô và trong Hội Thánh, khởi đầu của cuộc tạo thành mới.

Cùng với tình yêu này, ước chi cũng ăn sâu vào mỗi người các con, sự vui mừng được thuộc độc quyền sở hữu của Thiên Chúa, được làm cơ nghiệp riêng của Ba Ngôi rất thánh là Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần ! Đồng thời các con hãy lặp lại những lời linh hứng của tác giả Thánh vịnh : Con còn ai chốn trời xanh, bên Ngài thế sự thật tình chẳng ham ! Dẫu cho hồn xác suy tàn, thì nơi ẩn náu, kỷ phần lòng con, muôn đời là Chúa cao tôn” (Tv 72,25-26).

Hoặc những lời này : Con thưa cùng Chúa : ‘Ngài là Chúa con thờ, ngoài Chúa ra, đâu là hạnh phúc ?’… Lạy Chúa, Chúa là phần sản nghiệp con được hưởng, là chén phúc lộc dành cho con, số mạng con, chính Ngài nắm giữ” (Tv 15,2.5).

Ước chi sự ý thức được thuộc về chính Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu chuộc thế gian và Đấng Phu Quân của Hội Thánh, nên như một ấn tín in dấu người hiền thê trong Kinh Thánh vào những cõi lòng (x. Dc 8,6), vào hết mọi tư tưởng, vào lời nói và việc làm của các con ! Như các con đã biết, sự hiểu biết nồng nhiệt và sâu sắc này về Đức Ki-tô được thực hiện và ăn rễ mỗi ngày thêm sâu đậm nhờ đời sống cầu nguyện riêng tư, cộng đoàn và phụng vụ riêng của mỗi gia đình dòng tu của các con. Ở đây nữa, và nhất là ở đây, những nam nữ tu sĩ hoàn toàn chuyên về chiêm niệm đem lại cho các anh chị em của mình đang chăm lo làm việc tông đồ một sự giúp đỡ thiết thực và một sự yểm trợ khích lệ. Ước chi sự ý thức được thuộc về Đức Ki-tô này mở lòng, mở tâm tư và hành động của các con, với cái chìa khoá của mầu nhiệm cứu chuộc, trước mọi đau khổ, mọi nhu cầu và mọi hy vọng của nhân loại và của thế giới : giữa lòng họ, sự tận hiến Phúc Âm của các con được đính vào như một dấu hiệu đặc biệt nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa, mọi người đều sống cho Người” (x. Lc 20,38), mọi người đều được Nước Trời ôm ấp cách vô hình.

Anh chị em thân mến, lời hãy theo tôi” mà Đức Ki-tô đã nói khi Người nhìn” mỗi người các con và đem lòng yêu mến”, cũng có ý nghĩa này là : hãy tham dự đầy đủ hết sức và triệt để hết sức vào công việc hình thành của cuộc tạo thành mới”, thành quả của công trình cứu chuộc thế gian với sức mạnh của Thánh Thần Chân Lý tác động, qua mầu nhiệm vượt qua của Đức Ki-tô tràn trề ân sủng.

IV. CÁC LỜI KHUYÊN PHÚC ÂM

Nhiệm cục cứu chuộc

9. Với việc tuyên khấn, con đường những lời khuyên Phúc Âm mở ra trước mỗi người các con. Trong Phúc Âm có nhiều điều nhắn nhủ vượt mức độ truyền khiến, chỉ bảo không những cái gì là cần thiết”, mà lại cả cái gì là tốt hơn” nữa. Chẳng hạn như : khuyên đừng đoán xét (x. Mt 7,1), cho vay mượn không mong được trả lại” (Lc 6,35), thoả mãn tất cả những yêu cầu và ước muốn của tha nhân (x. Mt 5,40-42), mời những người nghèo đến dự tiệc (x. Lc 14,13-14), tha thứ mãi (x. Mt 6,14-15), và nhiều điều khác như thế. Nếu, theo truyền thống, sự tuyên giữ những lời khuyên Phúc Âm tập trung vào ba điểm khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, thì tập tục này dường như muốn đề cao, một cách khá rõ ràng, tầm quan trọng của chúng là những yếu tố chìa khoá, một cách nào đó tóm gọn” tất cả nhiệm cục của ơn cứu độ. Trong Phúc Âm, tất cả cái gì là lời khuyên đều được gián tiếp xung vào chương trình của con đường Đức Ki-tô mời gọi khi Người nói : Hãy theo tôi”. Nhưng đức khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục thì mặc cho con đường đó một đặc tính hướng về Đức Ki-tô đặc biệt và được in dấu đặc thù của nhiệm cục cứu chuộc.

Yếu tố cốt yếu của nhiệm cục” này là biến đổi tất cả vũ trụ qua trái tim con người, nghĩa là từ bên trong : Muôn loài thụ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mặc khải vinh quang của con cái Người… với hy vọng là có ngày cũng sẽ được giải thoát, không phải lệ thuộc vào cảnh hư nát, mà được cùng với con cái Thiên Chúa chung hưởng tự do và vinh quang” (Rm 8,19.20-21). Sự biến đổi này đi đôi với tình yêu mà lời mời gọi của Đức Ki-tô gieo vào lòng con người, cái tình yêu tạo nên chính bản chất của sự tận hiến, là hành vi nhờ đó người nam hay người nữ tự hiến mình cho Thiên Chúa, bằng việc khấn dòng, trên nền tảng của sự tận hiến trong bí tích rửa tội. Chúng ta có thể tìm thấy những nền tảng của nhiệm cục cứu chuộc khi đọc những lời trong thư thứ nhất của thánh Gio-an : Anh em đừng yêu mến thế gian và các điều trong thế gian. Nếu ai yêu mến thế gian, thì lòng mến của Chúa Cha không có trong kẻ ấy. Vì mọi sự trong thế gian – đam mê của xác thịt, đam mê của con mắt, và kiêu hãnh về cuộc sống – các điều ấy không do tự Chúa Cha, nhưng là do tự thế gian mà có. Và thế gian đang qua đi và đam mê của nó ; còn kẻ làm theo ý Thiên Chúa thì lưu tồn vạn đại” (1 Ga 2,15-17).

Anh chị em thân mến, việc khấn dòng đặt vào trái tim các con, nam và nữ, tình yêu của Chúa Cha, là chính tình yêu ở trong trái tim Đức Ki-tô, Đấng Cứu Chuộc thế gian. Đó là một tình yêu ôm ấp tất cả thế gian và các điều tự Chúa Cha mà có trong thế gian, và đồng thời đánh bại tất cả những gì, trong thế gian, không do tự Chúa Cha mà có. Tình yêu này nhằm mục đích đánh bại bộ ba đam mê. Đam mê của xác thịt, đam mê của con mắt và kiêu hãnh về cuộc sống” trú ẩn trong con người như gia tài của tội nguyên tổ : vì nó mà mối quan hệ với thế gian mà Thiên Chúa đã dựng nên và ban tặng cho con người để con người làm chủ (x. St 1,28) đã bị méo mó nhiều cách trong lòng con người. Trong nhiệm cục cứu chuộc, những lời khuyên Phúc Âm khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục là những phương tiện triệt để để biến đổi trong trái tim con người mối quan hệ ấy với thế gian”, với thế gian bên ngoài và với chính bản ngã”, của con người : bản ngã này, theo một nghĩa nào đó, là phần trung tâm của thế gian” theo viễn tượng của Kinh Thánh, tuỳ theo mức độ nó làm phát sinh ra những gì không do tự Chúa Cha mà có”.

Dựa vào thư thứ nhất của thánh Gio-an đã trích dẫn, ta dễ nhận thấy tầm quan trọng nền tảng của ba lời khuyên Phúc Âm trong tất cả nhiệm cục cứu chuộc. Đức khiết tịnh Phúc Âm giúp chúng ta biến đổi, trong cuộc sống nội tâm của chúng ta, tất cả những gì bắt nguồn từ đam mê của xác thịt ; đức khó nghèo Phúc Âm giúp biến đổi tất cả những gì bắt nguồn từ đam mê của con mắt ; đức vâng phục Phúc Âm giúp biến đổi triệt để những gì, trong lòng con người, phát xuất từ kiêu hãnh về cuộc sống. Ở đây chúng ta cố ý nói đến sự vượt thắng như một sự biến đổi, bởi vì tất cả nhiệm cục cứu chuộc đều được thu gọn trong những lời mà Đức Ki-tô đã dâng lên Chúa Cha trong lời nguyện hiến tế : Con không xin Cha cất họ khỏi thế gian, nhưng xin gìn giữ họ khỏi kẻ dữ” (Ga 17,15). Những lời khuyên Phúc Âm, theo cứu cánh chính của nó, nhằm phục vụ sự canh tân cuộc sáng tạo” là : thế gian”, nhờ những lời khuyên này, phải phục quyền con người, để chính con người được hiến dâng trọn vẹn cho Thiên Chúa.

Tham dự vào sự tự huỷ của Đức Ki-tô

10. Cứu cánh nội tại của những lời khuyên Phúc Âm cũng còn giúp chúng ta khám phá thêm những khía cạnh khác làm nổi bật mối liên hệ mật thiết của nó với nhiệm cục cứu chuộc. Ta biết rằng : cao điểm của nhiệm cục là mầu nhiệm Vượt qua của Đức Giê-su Ki-tô, nơi kết hiệp sự tự huỷ trong cái chết và sự khai sinh vào một cuộc sống mới trong sự phục sinh. Tự nó, việc giữ các lời khuyên Phúc Âm phản ánh cách sâu xa tính cách lưỡng diện của cuộc Vượt qua (x. DT 5) : sự huỷ diệt triệt để những gì nơi chúng ta thuộc về tội lỗi và những hậu quả của nó, và khả năng được tái sinh mỗi ngày vào một sự thiện sâu xa hơn, ẩn kín trong linh hồn con người. Sự thiện này tỏ hiện ra dưới hành động của ân sủng, mà việc giữ khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục làm cho linh hồn được nhạy cảm đặc biệt để đón nhận. Tất cả nhiệm cục cứu chuộc được thể hiện thực sự trong sự đón nhận hành động nhiệm mầu của Chúa Thánh Thần, tác giả đích thực của mọi sự thánh thiện. Như thế thì việc giữ các lời khuyên Phúc Âm tạo ra, nơi mỗi người các con, hỡi anh chị em thân mến, một khoảng không gian rộng lớn cho cuộc sáng tạo mới” : cuộc sáng tạo mới này được tỏ hiện trong bản ngã nhân loại” của các con chắc chắn là nhờ nhiệm cục cứu chuộc, và đồng thời, ngang qua cái bản ngã nhân loại” này, cũng tỏ hiện trong những chiều kích liên hệ giữa con người với nhau và với xã hội nữa. Vậy thì, đồng thời nó cũng tỏ hiện trong nhân loại, như một phần tử của thế gian do Thiên Chúa dựng nên : thế gian được Chúa Cha yêu mến với một tình yêu mới” trong Người Con vĩnh cửu, Đấng Cứu Chuộc thế gian.

Thánh Phao-lô nói về Chúa Con rằng : Tuy là Thiên Chúa… song Người đã huỷ mình ra không, là lãnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn phàm nhân” (Pl 2,6-7). Vậy thì sự huỷ mình, mà việc giữ các lời khuyên Phúc Âm đòi hỏi, có đặc tính hoàn toàn quy hướng về Đức Ki-tô. Và cũng theo ý nghĩa đó, Vị Thầy Na-da-rét cho thấy rõ thập giá là một điều kiện để đi theo Người. Đấng, một ngày nọ, đã nói với mỗi người các con, hãy theo tôi”, thì cũng đã nói : Nếu ai muốn theo tôi, thì hãy từ bỏ chính mình, hãy vác lấy thập giá của mình và hãy theo tôi”, (nghĩa là hãy đi theo vết chân tôi) (Mc 8,34 ; Mt 16,24). Điều này, Người nói với tất cả những người đang nghe Người, chứ không phải chỉ nói với các môn đệ Người thôi. Như vậy thì định luật từ bỏ nằm trong chính bản chất của ơn gọi làm Ki-tô hữu. Tuy vậy, một cách đặc biệt, nó thuộc về bản chất của ơn gọi liên kết với sự tuyên giữ những lời khuyên Phúc Âm. Những người theo đuổi con đường ơn gọi này sẽ biết hiểu kiểu nói với những từ ngữ khó hiểu, mà chúng ta đọc trong thư gửi các tín hữu Phi-líp-phê : Vì Người tôi đành thua lỗ mọi sự, và coi là phân bón cả, để lợi được Đức Ki-tô, và được thuộc về Người…” (Pl 3,8.9).

Vậy thì từ bỏ – phản ánh của mầu nhiệm Núi Sọ – để tìm thấy mình” cách đầy đủ hơn, trong Đức Ki-tô chịu đóng đinh và phục sinh ; từ bỏ để nhận ra trong sự từ bỏ ấy mầu nhiệm về chính nhân tính của chúng ta trong tất cả mức độ sâu xa của nó, và thừa nhận mầu nhiệm ấy bằng cách đi vào con đường của tiến trình lạ lùng mà thánh Tông Đồ đã diễn tả ở nơi khác rằng : Dẫu rằng con người bên ngoài nơi chúng tôi tiêu hao tàn tạ, thì con người bên trong nơi chúng tôi cứ ngày ngày canh tân đổi mới” (2 Cr 4,16). Như thế thì nhiệm cục cứu chuộc đem quyền lực của mầu nhiệm vượt qua vào địa bàn của nhân loại ngoan ngoãn nghe lời mời gọi của Đức Ki-tô mà sống khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục, nghĩa là sống theo những lời khuyên Phúc Âm.

V. KHIẾT TỊNH – KHÓ NGHÈO – VÂNG PHỤC

Khiết tịnh

11. Tính cách Vượt qua của lời mời gọi này được thấy rõ, dưới những quan điểm khác nhau, liên quan tới mỗi lời khuyên.

Thực thế, phải căn cứ vào nhiệm cục cứu chuộc mà đánh giá và thực hành khiết tịnh mà mỗi người các con, đã tuyên hứa bằng lời khấn, làm một với đức khó nghèo và đức vâng phục. Đây là lời đáp trả cho lời của Đức Ki-tô, cũng là một lời mời gọi, là : và có những người yêm hoạn bởi mình làm cho mình yêm hoạn vì Nước Trời. Ai hiểu nổi thì hãy lo hiểu lấy” (Mt 19,12). Vừa mới trước đây, Đức Ki-tô đã nhấn mạnh rằng : Không phải mọi người đều hiểu được lời này, nhưng chỉ những ai điều ấy đã được ban cho” (Mt 19,11). Những lời cuối cùng này cho thấy rõ ràng rằng : lời mời gọi này là một lời khuyên. Về điểm này, tông đồ Phao-lô cũng đã quảng diễn suy tư của người trong thư thứ nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô (1 Cr 7,28-40). Lời khuyên này gửi đến cho tình yêu của trái tim con người. Nó làm nổi bật nhất là tính cách hôn ước của tình yêu ấy, trong khi đó thì đức khó nghèo và, hơn thế nữa, đức vâng phục dường như làm nổi bật trên hết khía cạnh cứu chuộc của tình yêu mà sự tận hiến trong dòng tu đòi hỏi. Ở đây, như đã biết, người ta đề cập đến đức khiết tịnh với ý nghĩa là mình làm cho mình yêm hoạn vì Nước Trời”, nghĩa là đến đức khiết tịnh như một sự biểu thị tình yêu hôn ước đối với chính Đấng Cứu Thế. Về ý nghĩa này, vị Tông Đồ dạy rằng : Ai lựa chọn bậc hôn nhân thì làm tốt” và ai lựa chọn bậc trinh khiết thì làm tốt hơn” (x. 1 Cr 7,38). Người độc thân thì lo việc Chúa, sao cho hài lòng Chúa và người phụ nữ độc thân, cũng như người trinh nữ, thì lo việc Chúa, để nên thánh, thân xác và tinh thần” (1 Cr 7,32.34).

Ở đây – trong những lời của Đức Ki-tô cũng như trong những lời của thánh Phao-lô – không hề có ý khinh chê hôn nhân. Lời khuyên Phúc Âm về đức khiết tịnh chỉ có ý gợi cho biết rằng : trái tim con người, nam hay nữ, đặc biệt có thể có tình yêu hôn ước đối với chính Đức Ki-tô, với Đức Giê-su là Đức Chúa”. Thực thế, việc mình làm cho mình yêm hoạn vì Nước Trời” không phải chỉ là một sự tự ý khước từ kết bạn và đời sống gia đình, nhưng là một lựa chọn đặc sủng nhận lấy Đức Ki-tô, như một Đấng Phu Quân độc nhất. Một sự lựa chọn như thế, tự nó, đã khiến người ta phải lo việc Chúa” rồi, nhưng thêm vào đó – khi lựa chọn ấy được thực hiện vì Nước Trời” – thì nó làm cho Nước cánh chung của Thiên Chúa đến gần hơn với cuộc sống của hết mọi người, trong những điều kiện của trần thế ; nó làm cho Nước ấy hiện diện giữa lòng thế gian một cách nào đó.

Do đó, những người tận hiến thực hiện cứu cánh nội tại của tất cả nhiệm cục cứu chuộc. Thực thế, cứu cánh này được biểu lộ trong việc làm cho Nước Thiên Chúa, trong chiều kích chung cục, cánh chung của nó, được đến gần. Bằng lời khấn đức khiết tịnh, những người tận hiến tham dự vào nhiệm cục cứu chuộc bằng cách tự do khước từ niềm vui tạm bợ của cuộc sống đôi bạn và gia đình ; và, đàng khác, chính vì mình làm cho mình yêm hoạn vì Nước Trời”, nên giữa lòng thế gian đang qua đi, họ loan báo sự phục sinh tương lai (x. Lc 20,34-36 ; Mt 22,30 ; Mc 12,25) và cuộc sống vĩnh cửu, tức là cuộc sống kết hiệp với chính Thiên Chúa trong cuộc hưởng kiến và tình yêu bao hàm và thấu nhập toàn diện vào mọi hình thức khác của tình yêu trong lòng con người.

Khó nghèo

12. Thật là ý vị biết mấy những lời trích từ thư thứ hai gửi tín hữu Cô-rin-tô về đức khó nghèo : nó là tổng hợp ngắn gọn tất cả những gì Phúc Âm nói về đề tài này. Anh em đã biết ân điển của Chúa chúng ta, Đức Giê-su Ki-tô : Người giàu sang, mà vì chúng ta, đã nên nghèo khó, ngõ hầu anh em được nên giàu sang nhờ sự nghèo khó của Người” (2 Cr 8,9). Cứ theo những lời này, thì đức khó nghèo được bao gồm trong cấu trúc nội tại của ơn cứu chuộc của Đức Ki-tô. Không có sự khó nghèo, không thể hiểu được mầu nhiệm ân điển về bản tính Thiên Chúa được ban tặng cho con người, ân điển đã được hoàn tất thực sự trong Đức Giê-su Ki-tô. Cũng vì thế mà đức khó nghèo nằm ở chính trung tâm Phúc Âm, khởi đầu sứ điệp về tám mối phúc : Phúc cho những kẻ khó nghèo trong tinh thần !” (Mt 5,3). Đức khó nghèo Phúc Âm mở ra trước mắt linh hồn con người tất cả viễn tượng của mầu nhiệm đã được giữ kín từ muôn thuở trong Thiên Chúa” (Ep 3,9). Cũng chỉ những ai khó nghèo” theo kiểu này mới có thể hiểu được tự bên trong sự khó nghèo của Đấng vô cùng giàu sang. Sự khó nghèo của Đức Ki-tô giấu kín trong nó sự giàu sang vô cùng ấy của Thiên Chúa : nó là một biểu thị hoàn toàn trung thực sự giàu sang này. Thực thế, một sự giàu sang như sự giàu sang của chính thiên tính không thể biểu thị đúng đắn trong một sự thiện thụ tạo nào được. Nó chỉ có thể biểu thị được trong sự khó nghèo. Do đó, nó chỉ có thể hiểu được, một cách xác thực, bởi những kẻ khó nghèo, những kẻ khó nghèo trong tâm hồn. Đức Ki-tô, Người – Thiên Chúa, là kẻ đứng đầu số người ấy : Người giàu sang mà đã nên nghèo khó”, Đấng chẳng những là Thầy, mà còn là người phát ngôn và người bảo đảm về sự khó nghèo cứu chuộc tương xứng với sự giàu có vô cùng của Thiên Chúa và với quyền lực vô tận của ân điển Người.

Và vì thế mà cũng đúng là Người làm cho chúng ta được nên giàu sang nhờ sự nghèo khó của Người” như thánh Tông Đồ viết. Người là Thầy và là người phát ngôn về sự khó nghèo làm cho nên giàu sang. Đúng vì thế mà Người nói với chàng thanh niên trong Phúc Âm nhất lãm : Hãy bán những gì anh có… cho đi… và anh sẽ có một kho tàng trên trời” (Mt 19,21 ; x. Mc 10,21 ; Lc 18,22). Trong những lời này có một lời mời gọi nhằm làm cho kẻ khác được nên giàu sang bằng chính sự khó nghèo của mình ; nhưng ở đáy sâu thẳm nhất của lời mời gọi này có giấu kín chứng tá về sự giàu sang vô tận của Thiên Chúa ; sự giàu sang vô tận này, khi được ban tặng cho linh hồn con người ngang qua mầu nhiệm ân sủng, thì tạo nên, trong chính con người, chính nhờ sự khó nghèo, một nguồn mạch làm cho những kẻ khác được nên giàu sang, không thể sánh ví được với những gì do của cải vật chất sinh ra, một nguồn mạch để có thể cung cấp cho người khác theo kiểu cách của chính Thiên Chúa vậy. Sự sung túc này được thực hiện giữa lòng mầu nhiệm của Đức Ki-tô, Đấng làm cho chúng ta được nên giàu sang nhờ sự khó nghèo của Người”. Chúng ta trông thấy tiến trình của cách làm cho nên giàu có này diễn tiến suốt các trang Phúc Âm với cao điểm của nó trong biến cố Vượt qua : Đức Ki-tô, Đấng nghèo khó nhất trong cái chết của Người trên thập giá, đồng thời cũng là Đấng làm cho chúng ta được nên giàu sang vô tận nhờ sự sung mãn của cuộc sống mới, qua sự phục sinh.

Anh chị em thân mến, các con là những người khó nghèo trong tinh thần, nhờ việc tuyên khấn Phúc Âm, các con hãy đón nhận vào tất cả cuộc sống của mình cái đặc tính cứu chuộc ấy của sự khó nghèo của Đức Ki-tô. Ngày này qua ngày khác, các con hãy tìm cách đào sâu nó hơn. Tiên vàn, các con hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa, và sự công chính của Người, còn các điều khác sẽ được ban thêm cho” (Mt 6,33). Ước chi nơi các con và qua các con, lời chúc phúc trong Phúc Âm dành cho những người nghèo (Lc 6,20), dành cho những người có một tâm hồn của kẻ nghèo, được thành tựu (Mt 5,3) !

Vâng phục

13. Đức Ki-tô tuy là Thiên Chúa, nhưng Người đã không nghĩ phải dành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Người đã huỷ mình ra không, là lãnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn phàm nhân, đem thân đội lốt người phàm. Người đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết, và là cái chết thập giá” (Pl 2,6-7).

Qua những lời trên trong thư gửi cho các tín hữu Phi-líp-phê, chúng ta đụng chạm đến chính bản chất của sự cứu chuộc. Sự vâng phục của Đức Giê-su Ki-tô được viết như yếu tố đầu tiên và tạo nên của việc cứu chuộc. Tư tưởng này được củng cố trong một bản văn khác của thánh Tông Đồ trích từ thư gửi các tín hữu Rô-ma : Vì do sự bất tuân của một người, nhiều người đã bị liệt hàng tội nhân ; cũng vậy, vì sự vâng phục của một người, nhiều người sẽ được liệt hàng công chính” (Rm 5,19).

Lời khuyên Phúc Âm về đức vâng phục là lời mời gọi rút ra từ sự vâng phục cho đến chết” của Đức Ki-tô. Những người đón nhận lời mời gọi này được diễn tả qua câu hãy theo Ta”, thì quyết định – theo giáo huấn của Công Đồng – đi theo Đức Ki-tô Đấng, do sự vâng phục của mình cho đến chết trên thập giá…, đã cứu chuộc loài người và thánh hoá họ” (DT 1). Khi thực hiện cụ thể lời khuyên Phúc Âm về đức vâng phục, họ nắm được bản chất thẳm sâu của tất cả nhiệm cục cứu chuộc. Khi chu toàn lời khuyên này, họ muốn được tham dự đặc biệt vào sự vâng phục của một người” ấy, sự vâng phục nhờ đó mà nhiều người sẽ được liệt hàng công chính”.

Như vậy, có thể nói được rằng : những người quyết tâm sống theo lời khuyên vâng phục thì đặt mình một cách đặc biệt vào giữa mầu nhiệm về “tội lỗi” (x. 2 Tx 2,7) và mầu nhiệm về sự công chính hoá và về ơn cứu chuộc. Họ ở vào nơi ấy”, với tất cả hậu cảnh tội lỗi của bản tính nhân loại của họ, với tất cả cái gia nghiệp của sự kiêu hãnh về cuộc sống”, với tất cả cái khuynh hướng ích kỷ muốn thống trị chứ không muốn phục vụ ; và chính bởi lời khấn vâng phục, họ quyết tâm biến đổi để được nên giống Đức Ki-tô, Đấng vì sự vâng phục của mình… đã cứu chuộc loài người và thánh hoá họ”. Khi tuân giữ lời khuyên vâng phục, họ muốn tìm thấy vai trò đặc biệt của họ trong công cuộc cứu chuộc của Đức Ki-tô và trong con đường nên thánh của họ.

Con đường mà Đức Ki-tô đã vạch ra trong Phúc Âm là thế, khi Chúa nói nhiều lần đến sự chu toàn ý muốn của Thiên Chúa và sự tìm kiếm liên tục thiên ý ấy. Lương thực của Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy, và chu toàn công việc của Người” (Ga 3,34). Vì tôi không tìm kiếm ý của tôi mà ý của Đấng đã sai tôi” (Ga 5,30). Đấng đã sai tôi ở với tôi ; Người đã không bỏ tôi một mình vì tôi hằng làm những sự đẹp lòng Người” (Ga 8,29). Vì tôi đã từ trời xuống, không phải để làm theo ý tôi, mà là ý của Đấng đã sai tôi” (Ga 6,38). Sự chu toàn liên tục ý của Chúa Cha cũng gợi cho thấy lời tuyên ngôn về Đấng Cứu Thế của tác giả Thánh vịnh trong Cựu Ước : Trong sách có lời chép về con : rằng con thích làm theo thánh ý và ấp ủ luật Chúa trong lòng, lạy Thiên Chúa của con” (Tv 39,8-9 ; x. Dt 10,7).

Sự vâng phục này của Chúa Con – tràn đầy vui sướng – đạt tới tột đỉnh trong cuộc thương khó và trên thập giá : Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này đi khỏi con ; song đừng cho ý của Con, mà là ý của Cha được thành sự !” (Lc 22,42). Từ lời nguyện ở Ghết-sê-ma-ni, sự sẵn sàng của Đức Ki-tô để chu toàn ý Chúa Cha đầy tràn đau khổ đã trở thành sự vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá” mà thánh Phao-lô nói đến.

Do lời khấn vâng phục của mình, những người tận hiến quyết tâm bắt chước cách khiêm tốn sự vâng phục của Đấng Cứu Thế và bắt chước một cách đặc biệt. Đối với hết mọi người, bất luận ở vào bậc nào, sự phục tùng ý Thiên Chúa và sự vâng phục luật của Người là điều kiện để sống đời Ki-tô hữu ; nhưng trong bậc tu trì”, trong bậc trọn lành”, lời khấn đức vâng phục đặt trong lòng mỗi người các con, hỡi anh chị em thân mến, cái nghĩa vụ phải quy chiếu đặc biệt về Đức Ki-tô vâng lời cho đến chết”. Và bởi vì sự vâng phục của Đức Ki-tô ở trong chính trọng tâm công cuộc cứu chuộc, căn cứ vào những lời thánh Tông Đồ trích dẫn trên đây, thì trong việc thực hành lời khuyên Phúc Âm về đức vâng phục, người ta cũng phải nhận ra như một khoảnh khắc có một ý nghĩa đặc biệt của nhiệm cục cứu chuộc” chiếm đoạt tất cả ơn gọi của các con trong Hội Thánh.

Từ đó xuất phát “thái độ hoàn toàn sẵn sàng để theo Chúa Thánh Thần” Đấng hành động trước hết trong Hội Thánh, theo lời của Đức Phao-lô VI, vị tiền nhiệm của cha trong Tông huấn Chứng Tá Phúc Âm” (x. CT 6), nhưng Người cũng tỏ hiện trong hiến pháp của các Tu hội các con. Từ đó xuất phát sự phục tùng trong đời tu mà, trong tinh thần đức tin, các người tận hiến phải có đối với các bề trên hợp pháp của họ, là những người thay mặt Thiên Chúa. Trong thư gửi các tín hữu Do-thái, chúng ta thấy có một chỉ dẫn rất rõ nghĩa về vấn đề này : Anh em hãy vâng phục những người lãnh đạo anh em, hãy biết phục tùng, vì họ canh giữ linh hồn anh em, như những kẻ phải trả lẽ, để họ được vui mừng thi hành phận sự, chứ không phải than phiền, vì điều ấy chẳng béo bổ gì cho anh em” (Dt 13,17).

Vả lại, vì nhớ rằng phải lấy tinh thần phục vụ mà thi hành quyền bính đã được trao phó cho mình qua thừa tác vụ của Hội Thánh, các bề trên hãy tỏ ra sẵn sàng nghe các anh chị em của mình, để phân định rành mạch hơn những gì Chúa đợi chờ nơi mỗi người trong họ, cho dù quyền bính phải quyết định và truyền dạy những điều xét là thích hợp.

Song song với sự phục tùng-vâng phục được hiểu như thế, còn có thái độ phục vụ thấm nhuần tất cả cuộc đời các con, theo gương Con Người, Đấng đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và thí mạng sống mình làm giá chuộc thay cho nhiều người” (Mt 20,28). Về phần Mẹ của Người, trong giây phút quyết liệt của mầu nhiệm truyền tin và nhập thể, được thấu triệt ngay từ đầu tất cả nhiệm cục chuộc tội của sự cứu chuộc, thì Mẹ đã thưa: Này tôi là tôi tớ Chúa, xin hãy thành sự cho tôi theo lời ngài” (Lc 1,38).

Anh chị em thân mến, các con cũng nên nhớ rằng : đức vâng phục mà các con tự ý ràng buộc khi hiến thân trọn vẹn cho Thiên Chúa bằng việc tuyên giữ những lời khuyên Phúc Âm là một biểu thị đặc biệt của sự tự do nội tâm, cũng giống như sự biểu thị quyết liệt của Đức Ki-tô về sự tự do của Người là sự vâng phục cho đến chết” : Tôi thí mạng sống tôi, để rồi lấy lại. Không ai cất mạng sống tôi được ; nhưng chính tôi tự mình thí mạng sống tôi” (Ga 10,17-18).

VI. LÒNG YÊU MẾN GIÁO HỘI

Làm chứng

14. Trong Năm Thánh cứu chuộc, toàn thể Hội Thánh ước ao canh tân tình yêu của mình đối với Đức Ki-tô, Đấng Cứu Chuộc con người và thế giới, là Đức Chúa và đồng thời là Đấng Phu Quân thiên linh của mình. Chính vì thế, trong Năm Thánh này, Hội Thánh hướng nhìn về các con, anh chị em thân mến, với một sự chú tâm đặc biệt, bởi vì với tư cách là những người tận hiến, các con chiếm một chỗ đặc biệt trong cộng đoàn phổ quát của Dân Thiên Chúa cũng như trong mỗi cộng đoàn địa phương. Nếu, nhờ vào ân sủng của Năm Thánh ngoại lệ, Hội Thánh muốn cho tình yêu của các con đối với Đức Ki-tô cũng được canh tân, thì đồng thời Hội Thánh cũng ý thức một cách trọn vẹn rằng tình yêu ấy làm thành một thứ thiện ích đặc biệt cho toàn thể Dân Thiên Chúa. Hội Thánh thấu hiểu rõ ràng rằng trong tình yêu mà Đức Ki-tô đón nhận nơi những người tận hiến thì tình yêu của toàn Thân Thể được dâng tiến, một cách đặc biệt và phi thường, lên Đấng Phu Quân, đồng thời cũng là Đầu của Thân Thể ấy.

Anh chị em thân mến, Hội Thánh bày tỏ với các con niềm tri ân của Hội Thánh đối với việc tận hiến và việc tuyên giữ những lời khuyên Phúc Âm của các con, vì đó chính là chứng tá đặc biệt của tình yêu. Đồng thời Hội Thánh nói lại một lần nữa niềm tin tưởng lớn lao mà Hội Thánh đặt nơi các con, những người đã lựa chọn một bậc sống vốn là hồng ân đặc biệt của Thiên Chúa đối với Hội Thánh. Hội Thánh mong mỏi sự cộng tác hoàn toàn và quảng đại của các con ngõ hầu, với tính cách là những người quản lý trung tín một hồng ân rất cao quý, các con cảm nghĩ với Hội Thánh” và luôn luôn cùng với Hội Thánh hành động sao cho thật phù hợp với những lời dạy bảo của quyền giáo huấn của thánh Phê-rô và các vị chủ chăn hiệp thông với người, bằng cách nuôi dưỡng, trong lãnh vực cá nhân cũng như tập thể, một ý thức luôn luôn đổi mới về Hội Thánh. Cùng một lúc, Hội Thánh cầu nguyện cho các con, ngõ hầu chứng tá về tình yêu của các con không bao giờ khiếm khuyết và Hội Thánh cũng yêu cầu các con đón nhận sứ điệp này của Năm Thánh cứu chuộc theo tinh thần ấy.

Chính thánh Tông Đồ đã cầu nguyện trong thư gửi các tín hữu Phi-líp-phê như thế này : Điều tôi khấn nguyện là lòng yêu mến nơi anh em được đầy tràn thêm lên mãi… khiến anh em phân định được điều phải điều chăng. Như thế anh em sẽ được tinh tuyền và vô phương trách cứ vào ngày của Đức Ki-tô, dư đầy những hoa quả công chính…” (Pl 1,9.11).

Nhờ vào sự cứu chuộc Đức Ki-tô đã thực hiện, tình yêu Thiên Chúa đã toả lan trong lòng chúng ta nhờ bởi Chúa Thánh Thần đã được ban cho chúng ta” (Rm 5,5). Cha không ngừng cầu xin Chúa Thánh Thần để Người ban cho mỗi người, trong các con, tuỳ theo ơn riêng” của từng người (x. 1 Cr 7,7), được làm chứng cho tình yêu ấy theo cách riêng của mình. Ước chi, nơi các con, luật của Thánh Thần ban sự sống trong Đức Ki-tô Giê-su, luật đã giải thoát chúng ta khỏi… luật của sự chết” (Rm 8,2), luôn dành được phần thắng, theo cách xứng với ơn gọi của các con. Vì vậy các con hãy sống cuộc đời mới ấy sao cho tương xứng với sự hiến thánh của mình và cũng tuỳ theo mức độ của các ân huệ khác nhau của Thiên Chúa tương xứng với ơn gọi của các loại gia đình dòng tu. Việc tuyên khấn giữ các lời khuyên Phúc Âm chỉ cho từng người trong các con biết làm thế nào để có thể nhờ Thần Khí, tiêu diệt” (x. Rm 8,13) tất cả những gì nghịch lại sự sống và phục vụ cho tội lỗi và sự chết, tất cả những gì đối nghịch với tình yêu đích thực đối với Thiên Chúa và loài người. Thế giới đang cần đến sự mâu thuẫn” đích thực của sự tận hiến tu trì như một chất men lâu bền cho cuộc canh tân cứu độ. “Anh em đừng rập theo đời này, nhưng hãy canh tân lương tri mà biến hình đổi dạng làm sao cho anh em thẩm định được ý Thiên Chúa là gì, điều gì là tốt lành, thú vị, trọn hảo” (Rm 12,2). Sau thời gian đặc biệt dành cho việc thử nghiệm và canh tân theo sự tiên liệu của tự sắc Ecclesiae Sanctae, các Tu hội của các con đã tiếp nhận hoặc sắp sửa tiếp nhận sự phê chuẩn của Hội Thánh về hiến pháp được tu chính của dòng các con. Ước chi món quà ấy của Hội Thánh khích lệ các con tìm hiểu, yêu mến và nhất là sống những hiến pháp ấy với lòng quảng đại và trung tín, nhớ rằng vâng phục là một cách biểu thị minh bạch tình yêu.

Chính chứng tá này của tình yêu là điều mà thế giới và nhân loại ngày nay cần đến. Thế giới và nhân loại đang cần đến chứng tá của ơn cứu chuộc như đã được ghi khắc trong việc tuyên khấn giữ những lời khuyên Phúc Âm. Những lời khuyên này, từng lời một, tuỳ theo cách riêng của nó và tất cả một trật, trong sự liên kết chặt chẽ với nhau, đều làm chứng” cho ơn cứu chuộc : ơn cứu chuộc này, nhờ quyền năng của thập giá và sự phục sinh của Đức Ki-tô, dẫn đưa thế giới và nhân loại, trong Chúa Thánh Thần, đến sự hoàn thành trọn vẹn mà con người và, nhờ con người, mọi loài thọ tạo tìm gặp được nơi Thiên Chúa và duy chỉ nơi Thiên Chúa mà thôi. Chứng tá của các con như vậy quả là vô giá. Các con phải kiên trì vận dụng sao cho việc làm chứng đó được thật trong sáng và thật hữu hiệu ở giữa loài người. Điều này cũng có thể đạt được nhờ việc trung thành tuân giữ những quy định của Hội Thánh, liên quan tới dấu hiệu của sự biểu lộ đời tận hiến và việc thực hành đức khó nghèo (x. GL 669).

Hoạt động tông đồ

15. Anh chị em thân mến, nếu việc làm chứng cho tình yêu hôn ước đối với Đức Ki-tô làm cho chân lý cứu độ của Tin Mừng trở thành đặc biệt hữu hình ở giữa loài người, thì có một khía cạnh khác vốn là thành tố của ơn gọi cũng phát xuất từ đó : đó là sự tham gia vào công việc tông đồ của Hội Thánh, vào sứ mệnh phổ quát của Hội Thánh, sứ mệnh được thực hiện cùng một lúc ở giữa tất cả các quốc gia bằng rất nhiều phương cách và nhờ vào rất nhiều ân huệ mà Thiên Chúa ban cho. Sứ mệnh đặc thù của các con hoà hợp với sứ mệnh của các Tông Đồ, những người được Chúa sai đi khắp thế giới” để làm cho muôn dân trở thành môn đệ” (Mt 28,20), và sứ mệnh ấy cũng liên kết với sứ mệnh của hàng giáo phẩm. Trong hoạt động tông đồ do những người tận hiến thực hiện, tình yêu hôn ước của họ đối với Đức Ki-tô trở thành, theo kiểu gần như hữu cơ, một tình yêu đối với Hội Thánh với tư cách là Thân Thể của Đức Ki-tô, đối với Hội Thánh xét như là Dân Thiên Chúa, đối với Hội Thánh vừa là Hiền Thê vừa là Hiền Mẫu.

Thực khó mà mô tả và liệt kê muôn vàn phương thế khác nhau mà những người tận hiến sử dụng để thể hiện tình yêu của họ đối với Hội Thánh bằng việc tông đồ. Việc tông đồ này luôn luôn phát xuất từ đặc sủng của các vị sáng lập dòng các con, đặc sủng lãnh nhận từ Thiên Chúa và được Hội Thánh công nhận đã trở thành một đoàn sủng của toàn thể cộng đoàn. Ơn ấy tương ứng với các nhu cầu khác nhau của Hội Thánh và của thế giới vào mỗi thời kỳ của lịch sử, và, đến lượt nó, ơn ấy được kéo dài và được củng cố trong đời sống của các cộng đoàn tu sĩ, như là một trong những yếu tố bền vững của đời sống và hoạt động tông đồ của Hội Thánh. Nơi từng yếu tố nói trên, trong bất cứ lãnh vực nào – dù là lãnh vực chiêm niệm làm phong phú cho việc tông đồ, dù là lãnh vực trực tiếp hoạt động tông đồ -, Hội Thánh không ngừng sát cánh với các con bằng sự chúc lành và, đồng thời, bằng sự ân cần mục vụ và mẫu tử để bảo toàn căn tính thiêng liêng trong đời sống của các con và tính cách đúng đắn trong hoạt động của các con giữa lòng cộng đoàn phổ quát bao gồm các ơn gọi và các đoàn sủng của toàn thể Dân Thiên Chúa. Cho dù có nhờ vào mỗi Tu hội riêng biệt, hoặc nhờ vào tổng thể hữu cơ của các Tu hội ấy, thì nhiệm cục cứu chuộc cũng được làm nổi bật đặc biệt trong toàn thể sứ mệnh của Hội Thánh : mỗi người trong các con, hỡi anh chị em thân mến, đều mang nơi mình dấu chỉ sâu đậm của nhiệm cục này, nhân danh việc tận hiến và tuyên giữ các lời khuyên Phúc Âm.

Do đó, mặc dầu các hoạt động tông đồ đa dạng của các con có cực kỳ quan trọng mấy đi nữa, thì hoạt động tông đồ thực sự cơ bản vẫn luôn luôn là cái mà các con là, căn tính của các con trong Hội Thánh (*). Mỗi người trong các con đặc biệt có thể nhắc lại những lời này của thánh Tông Đồ : Quả vậy, anh em đã chết, và sự sống của anh em đã được giấu ẩn với Đức Ki-tô trong Thiên Chúa” (Cl 3,3). Và đồng thời sự kiện được giấu ẩn với Đức Ki-tô trong Thiên Chúa” cho phép áp dụng vào các con những lời của chính Thầy chí thánh : Ánh sáng của anh em phải chói lọi trước mặt thiên hạ, ngõ hầu họ thấy việc lành anh em làm mà ngợi khen Cha của anh em, Đấng ngự trên trời” (Mt 5,16).

Để có thể chói lọi trước mặt thiên hạ” bằng ánh sáng ấy, các con phải làm chứng cho đức ái giữa các con với nhau, làm chứng cho tinh thần huynh đệ nơi mỗi cộng đoàn, như lời Chúa nói : Chính nơi điều này mà mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy : đó là anh em yêu mến nhau” (Ga 13,35).

Bản chất cộng đoàn của đời sống tu trì của các con, được nuôi dưỡng bằng giáo lý Phúc Âm, bằng phụng vụ thánh và nhất là bằng Thánh Thể, diễn tả một phương thức ưu việt để thực hiện chiều kích liên vị và xã hội ấy : đầy lòng săn sóc ân cần và chú ý đến nhau, trong khi người này mang gánh nặng cho người kia, các con chứng tỏ, qua sự hiệp nhất của các con, rằng Đức Ki-tô sống giữa các con (x. DT 15). Đối với việc tông đồ của các con trong Hội Thánh, điều quan trọng là các con phải hết sức bén nhạy trước những nhu cầu và những đau khổ của con người, hiện đang biểu lộ một cách thật rõ ràng và hiển nhiên trong thế giới ngày nay. Quả vậy, thánh Tông Đồ đã dạy : Hãy mang gánh nặng cho nhau, và như thế anh em sẽ làm trọn luật của Đức Ki-tô” (Gl 6,2) ; Người còn nói thêm : Yêu mến là chu toàn cả lề luật” (Rm 13,10b).

Sứ mệnh của các con cần phải thấy được ! Mối dây nối kết sứ mệnh ấy với Hội Thánh cần phải thâm sâu, thật thâm sâu (x. GL 675,3). Ước chi nhờ tất cả cái gì các con làm và, nhất là, nhờ tất cả cái gì các con là, chân lý này, một lần nữa, lại được công bố và được xác quyết : Đức Ki-tô đã yêu mến Hội Thánh và đã phó nộp mình vì Hội Thánh” (Ep 5,25) : chân lý này vốn ở nơi nền tảng của toàn thể nhiệm cục cứu chuộc. Ước chi từ Đức Ki-tô, Đấng Cứu Chuộc thế gian, vọt lên nguồn suối vô tận của lòng yêu mến của các con đối với Hội Thánh !

VII. KẾT

Những cặp mắt tâm trí được ngời sáng

16. Huấn thị mà cha gửi đến các con, nhân ngày đại lễ Truyền Tin trong Năm Thánh cứu chuộc, muốn nói lên lòng yêu thương mà Hội Thánh hằng ấp ủ đối với các nam nữ tu sĩ. Thực vậy, anh chị em thân mến, các con là một nguồn phong phú đặc biệt của Hội Thánh. Và người ta hiểu được nguồn phong phú ấy hơn, nếu người ta suy niệm về thực tại của ơn cứu chuộc : về điểm này, Năm Thánh đây tạo một cơ hội lâu dài và một khích lệ may mắn. Vậy dưới ánh sáng này, các con hãy nhận biết căn tínhphẩm giá của các con. Nguyện xin Chúa Thánh Thần – nhờ công nghiệp của thập giá và sự phục sinh của Đức Ki-tô – làm cho cặp mắt tâm trí các con ngời sáng, để các con nhìn thấy đâu là niềm hy vọng do lời mời gọi của Người mở ra cho các con, và đâu là những kho tàng vinh quang các con được chia sẻ cùng các thánh (x. Ep 1,18.19).

Những cặp mắt tâm trí được ngời sáng” ; đấy là điều mà Hội Thánh liên lỉ cầu xin cho từng người trong các con, những kẻ đã đi vào con đường tuyên giữ những lời khuyên Phúc Âm. Và cũng những cặp mắt ngời sáng” ấy, Hội Thánh, cùng với các con, cầu xin cho nhiều Ki-tô hữu, đặc biệt cho các thanh niên nam nữ, ngõ hầu họ có thể khám phá ra con đường ấy và không sợ dấn thân vào, để ngay giữa những hoàn cảnh không thuận lợi của cuộc sống hiện tại, họ vẫn có thể nghe được lời mời hãy theo tôi” (Lc 5,27) của Đức Ki-tô. Chính các con cũng phải ra sức góp phần vào đó bằng lời cầu nguyện và cả bằng sự làm chứng về tình yêu, nhờ đó Thiên Chúa lưu lại trong ta và tình yêu của Người đã được thành toàn ở nơi ta” (1 Ga 4,12). Ước chi việc làm chứng ấy hiện diện khắp nơi và ai ai cũng nhận thấy được ! Ước chi con người thời đại chúng ta, cho dầu chán nản về tinh thần, vẫn gặp được ở nơi đó một sự nâng đỡ và một niềm hy vọng ! Vậy các con hãy phục vụ những anh chị em mình với một niềm vui phát xuất từ một tấm lòng có Đức Ki-tô ngự trong đó : Ước chi thế giới thời đại chúng ta… có thể nhận được Tin Mừng không phải từ người rao giảng buồn sầu và chán nản… nhưng từ những tác viên Tin Mừng toả ấm nhiệt tình, vì trước đó đã nhận lấy niềm vui của Đức Ki-tô vào bản thân mình” (LB, số 80).

Vì quý mến các con, Hội Thánh không ngừng quỳ gối trước mặt Chúa Cha” (x. Ep 3,14) để xin Người làm cho, con người bên trong được vững mạnh nơi các con”, cũng như nơi nhiều người khác giữa những anh chị em của chúng ta đã được rửa tội, cách riêng những người trẻ, ngõ hầu họ tìm gặp được con đường thánh thiện, trên đó suốt dòng lịch sử, biết bao thế hệ đã rảo bước cùng với Đức Ki-tô – Đấng Cứu Chuộc thế gian và Phu Quân của linh hồn chúng ta -, để lại cho nhân thế cả một vầng hào quang của ánh sáng Thiên Chúa trên bối cảnh tẻ nhạt và u tối của đời người.

Cùng với tất cả các con, là những người đang tiến bước trên con đường ấy trong giai đoạn hiện tại của lịch sử Hội Thánh và thế giới, cha gửi đến lời cầu chúc nồng nhiệt này của Năm Thánh cứu chuộc, ngõ hầu các con được đâm rễ sâu và có nền kiên cố trong lòng mến. Như thế các con sẽ có sức mà hiểu được, cùng hết thảy các thánh, các chiều rộng, dài, cao, sâu, và được biết lòng mến của Đức Ki-tô siêu vời vượt quá sự hiểu biết, và như thế các con được sung mãn, để được vào trong tất cả sự viên mãn của Thiên Chúa” (Ep 3,17-19).

Sứ điệp nhân ngày đại lễ Truyền Tin

17. Nhân ngày lễ Truyền Tin trong Năm Thánh này, cha dâng huấn thị này cho Trái Tim Đức Trinh Nữ Vô Nhiễm. Giữa tất cả những người tận hiến hoàn toàn cho Thiên Chúa, Mẹ đứng hàng đầu. Chính Người, Đức Trinh Nữ Na-da-rét, cũng là người tận hiến cho Thiên Chúa một cách trọn vẹn nhất, tận hiến một cách hoàn hảo nhất. Tình yêu hôn ước của Người đạt tới đỉnh cao trong bậc làm Mẹ Thiên Chúa nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần. Là Mẹ, Người bồng ẵm Đức Ki-tô trong tay và đồng thời Người thực hiện lời mời gọi của Đức Ki-tô hãy theo tôi” một cách hoàn hảo nhất. Và dầu là Mẹ của Đức Ki-tô, người theo Đức Ki-tô như vị Thầy của mình về đức khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục.

Người nghèo khó biết bao trong đêm tối Bê-lem, và Người cũng nghèo khó biết bao trên núi Sọ ! Người vâng phục biết bao lúc được Truyền Tin, rồi dưới chân thập giá – vâng phục đến nỗi chấp nhận cái chết của Con mình, Đấng đã vâng phục cho đến chết” ! Với một tình yêu trong sạch biết bao, Người đã hiến thân cho đại nghĩa Nước Trời, suốt đời dương thế !

Nếu Đức Ma-ri-a là gương mẫu thứ nhất đối với toàn thể Hội Thánh, thì Người lại càng là gương mẫu đối với các con, những người và những cộng đoàn tận hiến trong lòng Hội Thánh ! Nhân ngày hôm nay là ngày nhắc cho chúng ta nhớ lại ngày khai mạc Năm Thánh cứu chuộc đã diễn ra năm ngoái, cha gửi tới các con sứ điệp này để mời gọi các con khơi lại sự tận hiến tu trì của các con theo gương mẫu sự tận hiến của Mẹ Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến ! Thiên Chúa là Đấng trung tín, Người đã mời gọi các con đến chung phần hợp nhất với Con của Người, Đức Giê-su Ki-tô” (1 Cr 1,9). Các con hãy kiên trì trong sự trung tín với Đấng luôn trung tín, và các con hãy cố gắng tìm một trợ lực hoàn toàn đặc biệt nơi Đức Ma-ri-a ! Người đã được Thiên Chúa mời gọi hiệp thông một cách hoàn hảo nhất với Con của Người. Ước chi Người, Đức Trinh Nữ trung tín cũng là Mẹ của các con trên bước đường Phúc Âm, giúp các con cảm nghiệm và chứng minh cho thế gian biết sự trung tín vô tận của chính Thiên Chúa !

Với lời ước nguyện đó cha hết lòng chúc lành cho các con.

Va-ti-ca-nô,
ngày 25 tháng 3 năm thánh cứu chuộc, 1984,
năm thứ sáu tôi làm giáo hoàng.
Gio-an Phao-lô II

——————–

(*)Theo nghĩa đen, “sở đắc” (avoir, to have) là cái gì mình có ; còn “nhân cách” (être, to be) ám chỉ phẩm giá của một người (chú thích của người dịch).

(*)Dịch thoát ý. Trong nguyên bản là : “Hoạt động tông đồ căn bản vẫn là điều này : các con là gì, các con là ai ở trong Hội Thánh” (chú thích của người dịch).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here