Nhìn Lại Công Đồng Vatican II: Canh Tân Phụng Vụ

0
3705


LTS: Buổi thuyết trình của cha Mathieu Rougé với chủ đề “Canh tân phụng vụ” diễn ra vào chúa nhật 14/03/2012.

Dịch giả: Lm. GB. Phạm Hoàng Dũng, OP.

 

Dẫn nhập

Cải cách phụng vụ là phần rõ rệt nhất và được bình luận nhiều nhất, không phải lúc nào cũng được đọc đúng, Công Đồng Vatican II. Cải cách phụng vụ không hệ tại ở việc thực hiện bước tiến về phía thế giới, nhưng với việc diễn dịch việc cử hành mầu nhiệm kitô giáo trong sự trung thành đích thực. Đâu là tinh thần của phụng vụ ? Đâu là hoa trái đã sản sinh ra từ Công đồng Vatican II và điều gì ta có thể còn chờ đợi ?

Tiểu sử

Cha Matthieu Rougé sinh năm 1966. Ngài gia nhập Chủng viện Paris năm 1985. Vào năm 1989, ngài nhận bằng cao học triết tại Đại học công giáo Louvain rồi tiếp tục việc học tại Đại chủng việc Pháp tại Roma. Vào năm 1998, cha nhận bằng tiến sĩ thần học tại Đại học Gregoriana Roma. Hiện cha đang giảng dạy tại Phân khoa Notre-Dame trong khuôn khổ seminar “Bí tích tính của ân sủng và ân sủng bí tích” và seminar “Thần học chính trị”. Cha sở nhà thờ Basilique Sainte-Clotilde (Paris – VIIe), ngài cũng là Directeur du Service Pastoral d”Etudes Politiques (Giám đốc chương trình mục vụ cho việc nghiên cứu chính trị). Cha đã xuất bản một tác phẩm đồng tác giả với đức Hồng y Philippe Barbarin và Luc Ferry : “Đâu là tương lai cho ki-tô giáo ?”.

***

Canh tân Phụng vụ ?

Tài liệu đầu tiên được Công đồng Vatican II công bố là hiến chế về phụng vụ thánh. Tựa đề rất đơn giản : “thánh công đồng”, “sacrosanctum concilium”. Như thể là việc cải cách phụng vụ gồm tóm kế hoạch của công đồng. Đó là điều mà chính hiến chế khẳng định ngay những dòng đầu tiên : “Vì thánh Công đồng dự định thực hiện việc thăng tiến đời sống kitô hữu ngày qua ngày nơi các tín hữu. Để thích ứng hơn nữa với những cần thiết của thời đại chúng ta những sự cần thiết của các cơ chế phụ thuộc vào những thay đổi ; để tạo điều kiện thuận lợi cho điều có thể đóng góp cho sự kết hiệp tất cả những ai tin vào Đức Kitô, và củng cố điều đóng góp vào việc kêu gọi hết mọi người trong lòng Giáo hội, khi thấy rằng nên trở về với một danh xưng đặc biệt để cũng chăm lo việc tái thiết và gia tăng phụng vụ” (SC 1). Đức Giáo hoàng Benedicto XVI mới đây đã lấy lại chủ đề này trong dẫn nhập cho tập đầu tiên của các tác phẩm trọn bộ của ngài : “Khi tôi quyết định, sau đôi chút ngần ngại, chấp nhận dự án xuất bản tác phẩm trọn bộ của tôi, ngay lập tức tôi đã nghĩ đến phải làm sao giới thiệu chúng theo những ưu tiên của công đồng. Tập đầu tiên phải được xuất bản sẽ tập hợp những bài viết của tôi về phụng vụ”[1]. Trong phụng vụ, Giáo hội làm sáng tỏ điều Giáo hội tin, điều Giáo hội tuyên xưng, điều Giáo hội ở trong sâu thẳm của chính mình. Vì thế canh tân phụng vụ là dấu chỉ và phương tiện tiêu biểu của sự canh tân trong Giáo hội. Chắc chắn những xáo trộng của phụng vụ mà chúng ta biết đến kể từ nhiều thập kỷ qua cho thấy rằng sự canh tân trong Giáo Hội mà Công đồng Vatican II mong muốn vẫn còn đang được sinh ra. Nhưng ngày hôm nay có thể phân biệt và đón nhận, bên kia những xung đột về mặt tình cảm, một sự khẩn cấp của việc đào sâu diễn tả công trình tuyệt tác mà Chúa đang hoàn thành trong lòng Giáo hội của ngài. Phụng vụ là thực tại rất nghiêm túc, rất đẹp, rất thánh thiện để được xử lý dưới hình thức của việc đặt vấn đề. Đó là một mầu nhiệm cần hoàn tất để sống tốt hơn và để mở rộng hơn.

Dẫn nhập : Cải tổ theo truyền thống

Rút ra kho tàng từ cái mới và cái cũ

Giáo hội không đợi đến ngày hôm sau của công đồng Vatican II để cải cách phụng vụ. Trong thực tế, lịch sử của toàn bộ phụng vụ là lịch sử của những cuộc cải cách tiếp nối nhau. Đó là truyền thông sâu sắc của canh tân phụng vụ. Vì phụng vụ, cử hành và loan báo vinh quanh Thiên Chúa – loan báo trong khi cử hành – luôn ở bên này của điều mà phụng vụ phải ở : “Phụng vụ nào đón nhận bởi những con người “xứng đáng” làm đối tượng cho sự tôn kính của họ, nhà đại thần học Hans Urs von Balthasar đã viết vào năm 1978, trong khi trên Trời mọi hữu thể tháo bỏ vương niệm của mình và trong một cử chỉ thờ lạy, họ đặt chúng trước ngai Thiên Chúa ?[2]. Trước khi thích ứng với một thời kỳ nào hay một nền văn hóa nào, thì phụng vụ phải luôn tự điều chỉnh một cách sâu sắc hơn trước chính mầu nhiệm Thiên Chúa. Chính từ việc làm mang tính thiêng liêng này có thể tuôn trào sự gặp gỡ thích đáng nhất và sinh hoa kết quả nhất với những sự chờ đợi về mặt thời gian và nơi chốn. Không một giai đoạn nào của sự phát triển phụng vụ có thể dám chắc trùng lắp ngay tức thì với điều mà nó phải là nhưng không một sự phong phú nào của lịch sử của ân sủng của phụng vụ bị đánh mất. Sự biện phân phụng vụ của Giáo hội tập trung vào điều ghi chép trong tin mừng : “Bởi vậy, bất cứ kinh sư nào đã được học hỏi về Nước trời, thì cũng giống như chủ nhà kia lấy ra từ kho tàng của mình cả mới lẫn cái cũ” (Mt 13, 52). Điều này được cha Louis Bouyer bình chú theo cách của ngài : “Mọi cái có được trong kinh nghiệm của Giáo hội, phải được luôn được gạn đục khơi trong, phải được gìn giữ[3].

 
Phụng vụ là một lịch sử
 
Bất cứ ai chiêm niệm lịch sử Giáo hội sẽ kinh ngạc bởi cách thức Giáo hội thực thi sự khôn ngoan sáng tạo của người luật sĩ trong phụng vụ : sự ra đời của Lễ Phục sinh hàng năm ở thế kỷ III, sau những thập niên mà chỉ có lễ Phục sinh hàng tuần được cử hành vào mỗi chúa nhật ; việc áp dụng chu trình lễ Giáng Sinh vào khoảng thế kỷ IV ; sự thu tập những sách phụng vụ đầu tiên ở thế kỷ IV v.v… Ta không kết thúc với việc liệt kê những sự đào sâu, những sự tái khám phá, những sự thanh lọc của lex orandi. Làm thế nào mà không thể không đề cập đến Nhà thờ Đức Bà Paris, cơ sở của thăng tiến, sau khi thánh hiến, theo yêu cầu của giáo dân, với sự chuẩn y của Eudes de Sully, giám mục tuyệt vời, người đã điều hành việc xây dựng ngôi thánh đường này ở cuối thế kỷ XIII ? Việc xử dụng của thành Paris, như chúng ta biết, trải rộng ra toàn thể kitô giới. Tuần Thánh, như chúng ta có ngày hôm nay, vui mừng cử hành, đặc biệt là Đêm Canh thức vọng Phục Sinh ngày thứ bảy – phụng vụ lửa mới, canh thức với những bài đọc Kinh Thánh, và phép rửa người lớn – được tái lập bởi đức Piô XII vào năm 1956. Sách lễ được cải cách bởi đức chân phước Gioan XXIII vào năm 1962 rồi một lần nữa bởi đức Phaolô VI vào năm 1969. Một số nghi thức được đổi mới đúng ngay sau Vatican II được canh tân lại, sau khi có sự đánh giá phê bình sau một vài năm thử nghiệm : chẳng hạn, nghi thức sau cùng của Bí tích hôn nhân được công bố năm 1990. Như vậy, phụng vụ là lịch sử, lịch sử công trình Thiên Chúa mặc khải cho con người để họ loan báo khi tham dự vào sự mặc khải này.
 
Canh tân về mặt cơ chế và canh tân về mặt thiêng liêng
 
Có vẻ như cần làm rõ điều mà ta nghe được từ canh tân. Trong sinh hoạt phụng vụ, cũng như trong đời sống Giáo hội nói chung, một số cuộc cải cách có thể là cơ chế, được diễn giải qua những quyết định của một công đồng hay của một đức giáo hoàng. Sự làm phong phú một nghi lễ, cơ chế của một lệ hội nào đó v.v… Số khác có thể mang tính địa phương, theo sáng kiến của giám mục, hay các giám mục của một quốc gia, hay một dòng tu. Sự chuẩn nhận của Tòa Thánh bày tỏ sự hòa nhập của việc thực hành riêng lẻ này vào sự hiệp nhất đức tin của Giáo hội. Những cải cách khác, không mang tính cơ chế, có hệ quả nhạy cảm đối với sinh hoạt phụng vụ. Thành lập một ca đoàn, một học viện về nghệ thuật thánh hay về âm nhạc phụng vụ, một nhóm độc giả hay nhóm giúp lễ v.v… Nhưng tất cả những cải tổ này chỉ có thể là mang lại hoa trái nếu chúng được định đoạt cho sự canh tân những trái tim. Nếu Giáo hội canh tân phụng vụ, chính là để cho Đức Kitô canh tân cuộc đời chúng ta. Như thế, suy tư về phụng vụ, trước tiên là câu hỏi về đời sống tâm linh, câu hỏi về sự tham dự của chúng ta vào chiến thắng của Đức Kitô trên sự chết và tội lỗi, về sự đón nhận của chúng ta với Lời ân sủng của ngài, về chứng từ của chúng ta trong thành đô cho đến ngày Chúa sẽ là “tất cả trong mọi sự” (1 Cr 15, 28).
 

1. Tham dự đầy đủ
 
Phụng vụ nguồn mạch của sự sống
 
“Tham dự”, thuật ngữ này chắc chắn tóm lược một cách đặc biệt biểu tượng những ý định của công đồng Vatican II, những sự không thông hiểu nào đó trong việc áp dụng canh tân phụng vụ và, vượt qua khỏi sự mất cân đối của những tình cảm, một thiện ý đào sâu đang lan rộng ngày hôm nay. “Sự tham dự đầy đủ và tích cực này của mọi người là điều phải nhắm đến với tất cả sức lực trong việc tái thiết và làm nổi bật phụng vụ” (SC 14), ta đọc được trong Sacrosanctum concilium. Vài năm trước, đức giáo hoàng Pio XII viết trong tông huấn Mediator Dei : “Thật cần thiết khi mọi người kitô hữu xem như nhiệm vụ chính yếu và vinh dự cao cả khi tham dự vào hiến tế thánh thể, […] với sự chú ý và sốt sắng mà chúng kết hiệp cách chặt chẽ với Vị Thượng Tế Cao Cả, theo lời Thánh Tông đồ : “anh em hãy có những tâm tình như chính Ðức Kitô Giêsu.” (Pl 2, 5)”. Trên hết những lời khích lệ này, thực tế có một thế kỷ tái khám phá phụng vụ như nguồn mạch đích thực của cầu nguyện và đời sống. Dom Guéranger, người tái thiết đan viện ngàn năm tuổi Solesmes, vào giữa thế kỷ XIX, cho thưởng thức “năm phụng vụ” với các thế hệ các tín hữu những người không nhận ra được nơi năm phụng vụ sự gắn bó chặt chẽ lẫn lợi ích cho đời sống. Vào đầu thế kỷ XX, một đam mê và có học thức tạo nên đà tiến mới cho phong trào này. Trong bài thuyết trình nổi tiếng năm 1909, Dom Lambert Beauduin khẳng định với nhiệt huyết : “Nguồn mạch đầu tiên và thiết yếu của tinh thần thực sự kitô giáo ở trong sự tham dự tích cực của các tín hữu vào phụng vụ của Giáo hội”[4]. Với sự trong sáng và hy vọng ngài nói thêm : “Công việc canh tân phụng vụ sẽ gay go, thật tốt để tin vào điều ấy. Quần chúng đông đảo đã mất hàng thế kỷ để quên đi những truyền thống phụng vụ : phải chăng sẽ ít chậm hơn để cho họ học lại !”[5].
 
Tham dự bên ngoài vào phục vụ cho sự tham dự bên trong
 
“Sự tham dự đầy đủ, ý thức và tích cực” (SC 14) trước tiên không phải bề ngoài. Nó được đo lường bằng những bài hát, cử chỉ và những lời đối đáp. Chính nơi mầu nhiệm Đức Kitô mà ta nói đến việc tham dự : chỉ mình ngài mới là thước đo của sự tham dự đúng đắn cho chúng ta vào sự sống của ngài. Việc tham dự phụng vụ bề ngoài của các tín hữu được xắp đặt trọn vẹn cho sự tham dự bên trong của họ vào lễ vật cho Đấng Cứu thế. Phụng vụ kitô giáo thực sự quan trọng với vẻ đẹp của điều kiện vật chất, đó là kiến trúc, âm nhạc, màu sắc, ánh sáng, lời nói, văn hóa nhưng tất cả điều này được hướng về sự hiệp thông của ngài với Chúa. Chính là điều mà các Nghị phụ đã viết : “Giáo hội tha thiết đón nhận các tín hữu không tham dự vào mầu nhiệm đức tin như những khán giả lạ lùng và câm nín, nhưng một khi hiểu được những nghi lễ và những lời cầu nguyện, họ sẽ tham dự cách có ý thức, đạo đức và chủ động vào việc cử hành thánh thiêng, được thành hình từ lời Chúa, được tái tái hiện trên bàn của Nhiệm Thể Chúa, cảm tạ Thiên Chúa ; khi dâng lên hiến tế vô tì tích, không chỉ bởi bàn tay của linh mục, mà còn cả toàn thể cộng đoàn với ngài, họ học các dâng tặng chính họ và, ngày qua ngày, được hoàn thiện, qua trung gian Đức Kitô, trong sự hiệp nhất với Chúa Cha và giữa họ để, cuối cùng Thiên Chúa ở trong mọi người” (SC 48). Thời kỳ mà người giáo dân mải mê với việc đọc sách đạo đức mà không thực sự theo dõi thánh lễ được cử hành từ xa thích đáng được cách mạng hóa. Cách thức của “sự tìm lại mang tính biểu tượng” để “nắm bắt” những điều nhỏ và lớn cũng bị bỏ qua. Người công giáo gắn với sách lễ cũ thích theo dõi với sự chú ý diễn tiến của việc cử hành phụng vụ. Điều tốt nhất trong những sáng kiến của các giáo xứ và từ việc dạy giáo lý được định hướng cách rõ rệt về việc đi vào mầu nhiệm Đức Kitô. Một cách cân bằng của việc tham dự đang sinh ra. Làm sao không nhận ra sự tỏ hiện của chúng trong sự đón nhận đơn giản, vui tươi, sâu sắc của những cuộc tập hợp đông đảo bởi Đức Gioan-Phaolô II, ở Reims hay ở Tours vào năm 1996, và không thể quên được ở Longchamp năm 1997 ?
 
Chức tư tế của bí tích rửa tội và chức tư tế thiêng liêng
Tham dự phụng vụ, là đáp trả lời kêu gọi của thánh Phaolô ở cuối Thư gởi tín hữu Rôma : “Thưa anh em, vì Thiên Chúa thương xót chúng ta tôi khuyên nhủ anh em hãy hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa. Ðó là cách thức xứng hợp để anh em thờ phượng Người.” (Rm 12, 1). Như vậy, canh tân phụng vụ cộng hưởng với sự nhấn mạnh của Vatican II về chức tư tế của bí tích rửa tội và lời kêu gọi phổ quát đến sự thánh thiện : “Chúa Kitô, vị đại tư tế ở giữa con người (xc Dt 5, 1), ta đọc được trong Hiến chế về Giáo hội, đã làm nên một dân mới “một vương quốc, các tư tế cho Thiên Chúa và Chúa Cha” (xc Kh 11, 6 ; 45, 9 – 10). Những người đã lãnh bí tích rửa tội, quả thực, bởi sự tái sinh và sức dầu Thánh Thần, được thánh hiến để làm nơi cư ngụ thiêng liêng và chức tư tế thánh, để dâng lên, với tất cả những hoạt động của kitô hữu, cũng như những hiến tế thiêng liêng, và công bố những kỳ công của đấng đã kêu gọi họ từ trong bóng tối vào ánh sáng tuyệt vời (xc. 1 Pr 2, 4 – 10). […] Khi tham dự vào hy tế thánh thể, nguồn mạch và đỉnh cao của toàn bộ đời sống kitô hữu, họ dâng lên Chúa hiến vật con thiên chúa (victime divine) và dâng chính họ với hiến vật ấy” (LG 10 và 11). Ta có thể nói rằng động lực sâu sa của công đồng Vatican II là động lực của sự tự do tôn giáo – mà nó không chỉ là sự tự do chọn lựa nhưng trên hết là sự tự do ưng thuận – điều này hoàn tất trong sự tham dự thánh lễ nơi của lễ của Đức Kitô. Như thế thăng tiến, bởi sự kết hiệp thân mật với Thiên Chúa, hiệp nhất của toàn thể loài người (xc. LG 1). Vì một cách thân mật hơn, giáo hội hơn trong ơn gọi làm người kết hiệp bởi phụng vụ mà phụng vụ phải tạo điều kiện thuận lợi sự nhập định và nhất trí. “Đây là […] ý nghĩa của việc cử hành phụng vụ, như hồng y de Lubac đã viết. Chính khi chúng kết hiệp từ tận đáy tâm hồn với công trình cứu độ, chính khi đón nhận cách tự do “sự tha thứ tội lỗi”, hoa trái đầu tiên của Máu đổ ra, chính khi chết đi chính con người chúng ta và từ bỏ sự dữ chia cắt chúng ta, thì chúng ta tham dự vào ơn hiệp nhất”[6].
 


2. Nguồn mạch Kinh Thánh
 
Ước chi Lời Đức Kitô cư ngụ dồi dào trong lòng anh em”
 
Nguồn mạch của sự tham dự đích thực, mà nó thiết lập trong tình bác ái, chính là Lời Chúa, gợi lên niềm tin. “Sức mạnh và quyền lực mà Lời Chúa chứa đựng là rất lớn, Hiến chế về Mặc khải đã  ca ngợi, đến nỗi đã thiết lập nên, cho Giáo hội, điểm dựa và sức sống và, cho các con cái của Giáo hội, sức mạnh trong đức tin của họ, lương thực cho tâm hồn của họ, nguồn mạch trong sạch và thường trực cho đời sống tâm linh của họ” (DV 21). Đức hồng y Lustiger, người đã đem lại tầm quan trọng cho việc cử hành trong vương cung thánh đường này, thường nói rằng quan trong nhất trong phụng vụ chắc chắn là canh tân những Sách bài đọc. “Ước chi Lời Đức Kitô cư ngụ dồi dào trong lòng anh em” (Cl 3, 16), thánh Phaolô đã nói thế với tín hữu người Côlôxê. Khi đáp trả sự khích lệ của Thánh Tông đồ, các giám mục đã đưa ra lời hướng dẫn rõ ràng : “Trong viêc cử hành phụng vụ, Kinh thánh có một tầm quan trọng hết sức. […] Để có được sự tái thiết, tiến bộ và thích ứng của phụng vụ, thì phải cung cấp hương sắc thú vị và sống động cho Kinh thánh mà truyền thống đáng kính của những nghi lễ minh chứng cho điều đó ở phương Đông cũng như bên phương Tây” (SC 24). Thật hạnh phúc từ nay có thể đi vào trong ân sủng của phép thanh tẩy bởi sự gợi nhắc lại Cuộc Xuất Hành hay chiêm niệm suối nguồn tuôn chảy ra từ Đền Thờ (Ez 47), những giáo huấn của các tông đồ về đời sống của người con cái Chúa, các tin mừng về phép rửa nơi sông Giođan, về người phụ nữ Samaria, về người mù từ khi lọt lòng ! Thật là ân huệ khi chăm chú và cử hành bí tích hôn nhân với ánh sáng của sách Sáng Thế, của sách Diễm Ca, của sách Tôbia và của tiệc cưới Cana ! Thật là phong phú trong Lời đi vào trong lòng mỗi người, bất kể văn hóa hay cấp độ của đức tin nơi người nghe, Lời này ưu tiên đụng chạm một cách kỳ diệu đến những người nghèo nhất và những người bị thử thách nhiều nhất ! Hãy nhớ lại bài ca đức ái của đức Benedicto XVI với Lời Chúa trong diễn văn đáng nhớ của ngài tại Collège des Bernardins và chính tại ở đây trong giờ Kinh Chiều : “Nhân chứng của sự trao đổi không ngừng mà Thiên Chúa đã muốn thiết lập giữa con người với ngài, Lời vừa vang vọng dưới những mái vòm lịch sử của vương cung thánh đường này để làm vật liệu cho hiến tế của chúng ta tối nay. […] Thật là tuyệt diệu khi việc phục vụ Lời Chúa của chúng ta mặc lấy   điều ấy ! Chúng ta là những công cụ của Thánh Thần ; Thiên Chúa có sự khiêm nhường đi ngang qua chúng ta để làn truyền Lời của ngài. Chúng ta trở nên lời của ngài, sau khi căng lỗ tai đến môi miệng của ngài. Chúng ta đặt Lời ngài trên môi chúng ta để cho lời ấy lan truyền cho thế giới”.
 
Ân sủng của việc đọc tiếp tục
 
Sự làm phong phú phụng vụ Lời Chúa đòi hỏi bởi các Nghị Phụ công đồng đặc biệt được tỏ hiện trong sách bài đọc trong thánh lễ. Bên cạnh các bản văn này, mà chúng quay trở lại đầu sau mỗi năm và đánh dấu như con triện in vào ký ức của các tín hữu – lời công bố của Isaia về sự bừng lên của ánh sáng trong đêm Giáng Sinh, cuộc chạy đua đến ngôi mộ trống buổi sáng Phục Sinh, những mối phúc ngày lễ Các Thánh v.v… – một chỗ lớn từ nay được giành cho việc đọc tiếp tục các sách của bộ Kinh Thánh. Như thế mở ra, trong bóng dáng của Giao ước đầu tiên, con đường của sự tuân phục với Lời Chúa như lời ấy ban cho chúng ta. Những năm tháng qua đi, thánh Mátthêu, thánh Máccô, thánh Luca làm hoa mắt một cách khác đi với những mặt của viên kim cương tuyệt đối là mầu nhiệm Đức Kitô. Sự bắt rễ của mỗi giai đoạn của tin mừng trong sự chuẩn bị trong Cựu ước cho phép nắm bắt chắc hơn mật độ lịch sử và đời sống tâm linh. Việc đọc tiếp tục, hay bán liên tục, các thư mục vụ cho thấy chứng tỏ sức sống hoạt động tông đồ. Còn nữa, phải nói đến những lộ trình của đời sống tâm linh được các tín hữu nhận thức và việc giảng thuyết làm sáng tỏ. Ta đôi khi có ấn tượng rằng chúng ta trải qua sự giảng thuyết có hệ thống mà không liên hệ đến phụng vụ Lời Chúa với vô số những chú giải kinh thánh kề cận mà hình như không cho phép đi sâu hơn trong chiều sâu của mầu nhiệm. Vì thế đức Benedicto XVI yêu cầu trong tông huấn Sacramentum caritatis : “Trong mối tương quan với Lời Chúa, cần thiết phải cải thiện chất lượng của bài giảng […]. Có vẻ như cơ hội, xuất phát từ sách bài đọc theo chu kỳ ba năm, đề xuất cho các tín hữu, với sự suy xét, những bài giảng có chủ đề mà nó, kéo dài suốt năm phụng vụ, khai triển những chủ đề lớn của đức tin kitô giáo” (§ 46). không nói đến việc trở về với những bài giảng tách rời khỏi Lời Chúa nhưng làm sáng tỏ, tích cực và rõ ràng, sự gắn bó về mặt cấu trúc của chính Lời Chúa, của việc tiến bộ trong việc đón nhận sống động những sự phong phú lớn lao của sách bài đọc mới. Những người đã lãnh bí tích thanh tẩy khao khát, họ ngày càng yêu mến hơn được nuôi dưỡng cầu nguyện của họ bằng Lời Chúa nhờ vào những sách lễ bỏ túi hàng tháng cách nào đó là internet. Quý vị biết rằng một trong những giấy khai sinh của phong trào phụng vụ rõ ràng là sự xuất bản bản tin phụng vụ gồm những bản văn thánh lễ của Dom Lambert Beaudoin ? Thật đáng chúc lành cho những người làm photocopy của thời đại chúng ta, họ cho phép nhiều người hơn đón nhận chiều sâu của Ngôi Lời mặc lấy xác phàm trong mỗi thánh lễ !
 
Đừng sợ Lời Chúa
 
Kinh thánh trong thánh lễ không chỉ có mặt trong những bài đọc đúng nghĩa nhất. Thực tế nó là nguyên liệu cho phụng vụ : ca hát, các lời cầu, các điệp ca, kinh nguyện thánh thể, lời công bố. Chắc chắn chúng ta không ý thức đủ và nhận thức đủ về những điều trên. Hôm qua cũng như hôm nay, ta vẫn có ý định thay thế những bài hát nhập lễ, dâng lễ hay hiệp lễ được gợi hứng từ Kinh thánh bằng những bài hát nghèo nàn mà chúng, vì lỗi thời hay hiện đại mơ hồ, cũng không kém phần màu mè hay, dù sao đi nữa, vẫn chưa đạt đến được sự phong phú của Kinh thánh. Nhờ vào những nỗ lực của những cộng đoàn mới cách riêng, khuynh hướng này đang đảo ngược. Sự bốc đồng (primesaut) của một số giai điệu còn để cho các nhạc sĩ khó tính nhất trong cơn đói của họ nhưng hương vị của ca hát Lời Chúa, trong tinh thần của những nốt nhạc Gregorien mà chúng diễn tả toàn bộ những hương vị, lan truyền một cách mới mẻ. Mặt khác, một số bản dịch, trong tiếng pháp cũng như trong các ngôn ngữ khác, thay thế hình thức trừu tượng hóa sự giàu của ngôn ngữ Kinh thánh, hình ảnh, cụ thể, vật chất, thích hợp hơn với cử hành phụng vụ, trong đó thân thể có chỗ của nó, và thay đổi theo lứa tuổi, văn hóa và giáo dục. Tại sao không dịch theo nghĩa chữ chẳng hạn lời cầu xin của viên Đại đội trưởng ngay trước khi rước lễ ? “Domine, non sum dignus ut intres sub tectum meum… Lạy Chúa, con không xứng đáng để Chúa vào dưới mái nhà con”. Thông qua hình ảnh cụ thể và thân quen này của ngôi nhà, đó là toàn bộ kinh nghiệm tâm linh của tình trạng không người ở, giáo huấn của thánh Gioan về sự tham dự của chúng ta ngay tại nơi cư ngụ hỗ tương của Chúa Cha và Chúa Con mà các ngài được gợi lên cách đơn giản và như đi vào ngay tức thì bởi trực giác của đức tin. Tại sao ta lại bỏ đi, trong lời cầu nguyện thầm của linh mục trước khi công bố Tin mừng, qui chiếu cách rõ rệt đến ơn gọi của Isaia : “Xin thanh tẩy lòng con và môi miệng con, Lạy Chúa là đấng toàn năng, ngài đã thanh tẩy miệng lưỡi của ngôn sứ Isaia với than hồng…” (xc Is 6, 6) ? Làm thế nào ta có thể tẩy trừ, kinh nguyện thánh thể số một, qui chiếu đến câu đầu tiên của chương 12 trong Thư gởi tín hữu Rôma, câu tiêu biểu này của chức tư tế bí tích rửa tội và của việc tôn thờ thiêng liêng ? Tất cả diễn ra như thể chúng ta sợ Lời Chúa trong khi lời này, hát lên trong lời mở đầu của thánh Gioan, “ánh sáng thực chiếu soi hết mọi người” (Ga 1, 9).
 
3. Phụng vụ trong thành phố
 
Trái tim bừng cháy của thành đô trần thế
 
Dù thế nào thì vẻ đẹp của Lời Chúa, mà ta có thể tự hỏi rằng những thách đố trong phụng vụ không hoàn toàn thứ yếu so với những vấn đề của thế giới đương đại, “với những nỗi buồn và âu lo của con người thời đại, nhất là những người nghèo” (GS 1), để lấy lại nhập đề dài của Gaudium et spes, hiến chế về Giáo hội trong thế giới hôm nay. Cũng mâu thuẫn với điều có thể xuất hiện, không gì còn có thể quan trọng nữa cho niềm hy vọng của thế giới cho bằng sức sống của phụng vụ Giáo Hội. Nếu “mầu nhiệm con người chỉ chiếu sáng thực sự trong mầu nhiệm của Ngôi lời nhập thể” (GS 22), như Gaudium et spes dạy với sức mạnh, việc cử hành mầu nhiệm Đức Kitô là điều kiện khả dĩ của sự hoàn tất đầy đủ của con người với chính nó bởi sự hiệp thông với Thiên Chúa. Ngày hôm sau của công đồng, đức hồng y Daniélou đã xuất bản một cuốn sách tuyệt vời có nhan đề làm vang vọng sự mâu thuẫn này : L”oraison problème politique (Kinh cầu cho vấn đề chính trị). “Chúng ta cảm thấy tất cả, ngài viết, rằng kinh nghiệm tâm linh, kinh nguyện, ngày hôm nay đang bị đe dọa. Đối với chung ta, để mối tương quan với Chúa thể hiện chiều kích cốt lõi của con người, để không có nền văn minh nào mà không có chức năng thích ứng này được thể hiện ở đây, vấn đề là vấn đề sống”[7]. Và xa hơn chút nữa : “Chính sự tự hào của chúng ta, với những người kitô hữu, để nói rằng số phận con người có một kết cục khác với việc xây dựng một thành đô có thể xụp đổ, chúng ta đang đi về một thành đô không thể bị hư hoại và những người được kêu gọi mở rộng vượt qua khỏi bên kia thế giới này”[8]. Phụng vụ – nơi chốn, thời điểm mà diễn ra, những nỗ lực mà nó gây nên – được ghi lại trong thế giới “ở-bên-kia thế giới này” mà nó trao cho thế giới này ý nghĩa đầy đủ nhất. Chính ý nghĩa đó mà nó cho để ở “trong thế giới này” mà không thuộc “về thế giới này”. Phụng vụ của Giáo hội là trái tim cháy bỏng của thành đô trần thế, mà nó cho trước hương vị cứu độ của thành đô trên trời.
 
Sự nhưng không và thánh thiêng
 
Trong phụng vụ kitô giáo, có một chiều kích nhưng không (gratuité) thiết yếu cho sự đúng đắn của đời sống xã hội. Đó là điều vừa được nhắc đến, mạnh mẽ và độc đáo, Đức Benedicto XVI trong tông huấn đầu tiên của ngài về xã hội, Bác ái trong chân lý : “ Ở vào thời đại toàn cầu hóa, hoạt động kinh tế không thể không kể đến sự nhưng không (miễn phí), nó lan tràn và nuôi dưỡng sự liên đới và trách nhiệm cho công lý và cho công ích” (§ 38). Sự nhưng không (miễn phí) của thời đại này ở lời cầu nguyện, sự vắng mặt của sự thẩm định khả dĩ của những hoa trái của nó, tình huynh đệ tinh khiết của cuộc tụ họp phụng vụ hát lên bài ca cho sự nhưng không mang ơn cứu độ. Về phần tính thánh thiêng của hành vi phụng vụ, nó đánh thức, ngay trong chính tinh thần, với đặc tính thánh thiêng của cuộc đời con người. Nơi thánh là nơi mà phụng vụ được cử hành tỏ ra chiều kích thánh thiêng của nội tâm. “Ý thức là trung tâm bí ẩn nhất của con người, Gaudium et spes viết, điện thờ nơi con người ở một mình với Chúa và nơi mà giọng nói của ngài được làm cho nghe thấy” (GS 16). Thuật ngữ “thánh thiêng” có thể mang vẻ hơi được đánh giá vì tạo nên đặc trưng cho kinh nghiệm riêng của kitô giáo. Thánh thiêng sẽ như kitô giáo ở phần sau một cách hết cứu chữa (irrémédiablement infra-chrétien). Trong thực tế, thánh thiêng làm thành phần trong kinh nghiệm con người và làm mất tính thiêng liêng luôn kết thúc bởi việc làm mất tính người. Nhưng đồng thời, thánh thiêng cần được loan báo tin mừng, tức là được thanh tẩy và mở rộng. Nó không trùng hợp với vẻ hào nhoáng hay sức mạnh nhưng, chung thẩm, bắt nguồn từ Đức Kitô đấng đã đến, bởi thập giá, “thánh hiến cho sự thật” (xc Ga 17, 17) mọi sự ngài đụng đến. Nơi ngài, sự thánh thiêng không phải điều được đặt bên lề nhưng điều được cho để biến đổi mọi sự thành lễ vật.
 
Phúc thay những ai được mời
 
Sự biến đổi này là tiến trình kéo dài như lịch sử trôi đi, nó là chính lịch sử, điều mà nó cho thời đại chúng ta sự năng động và định hướng của nó. Nếu phụng vụ dự phần trước vào vinh quang của thành đô thiên quốc, thì nó không chắc sẽ trùng hợp ngay tức thời với nó, khi làm như thể sự trở lại của Đức Kitô đã xảy ra. Bánh trong thánh lễ là bánh của các thiên thần trở nên bánh của lữ khách : “ecce panis angelorum, factus cibus viatorum…[9]. Tính tự cao của phụng vụ mà nó tự tin cách hoàn hảo đã đạt tới và tính tầm thường của một việc cử hành ở sát mặt đất đưa đến sự quay lưng lại với nhau, nạn nhân của chính sự sinh ra trong hiện tại. Phụng vụ đích thực đảm nhận tính trần tục của phụng vụ khi quay hướng về vĩnh cửu thực sự nhưng chỉ là dự trước. Chính chiều kích nà mà công đồng Vatican II và việc canh tân phụng vụ nhạy cảm đặc biệt để biết quan sát : “Trong phụng vụ trần thế, ta đọc thấy trong Sacrosanctum concilium, chúng ta tham dự bởi sự nếm thừ trươc hương vị của phụng vụ này trên trời mà nó được cử hành trong thành đô thánh thiện Giêrusalem nơi chúng ta hướng về như những lữ khách” (SC 8). Sự căng thẳng mang tính chất cánh chung này cũng giới thiệu trong chương VII của Lumen gentium, cái đà giải thích thần bí (élan anagogique) rất thân thiết với những kitô hữu sơ khai và các Giáo Phụ, tạo nên đặc tính cho một số mặt nào đó của việc cải cách sách lễ. Như thế, tháng nhuận của Kinh Lạy Cha (embolisme du Notre-Père) phải chăng được kéo dài bởi một trích dẫn của thánh Phaolô : “vì chúng ta trông chờ ngày hồng phúc vẫn hằng mong đợi, ngày Ðức Kitô Giêsu là Thiên Chúa vĩ đại và là Ðấng cứu độ chúng ta, xuất hiện vinh quang.” (Tt 2, 13 ; Bài đọc hai trong đêm Giáng Sinh). Một mối phúc, được rút ra từ Khải Huyền, đã được dẫn đúng vào trước khi hiệp lễ : “phúc thay những ai được mời dự tiệc cưới Con Chiên !” (Kh 19, 9). Thật đáng tiếc là bản dịch (tiếng pháp – ND) đã xóa mất niềm vui của tiệc cưới và đảo ngược những câu của Gioan Tẩy Giả và của tác giả tin mừng : người thứ nhất chỉ ra “Chiên Thiên Chúa” bên bờ sông Giođan và trên bàn thờ ; người sau loan báo những tiệc cưới vĩnh cửu ; giữa hai người này viên đại đội trưởng là tất cả chúng ta đã mở cửa ngôi nhà là cõi lòng chúng ta, để “sự hoàn tất ngay tức thì” mà thánh Bernard đã hát, sự hoàn tất của ân sủng đặt chúng ta vào vinh quang. Cha Jean Corbon, người chỉ đường đáng kính của ánh sáng tâm linh và phụng vụ kitô giáo Đông phương, viết : “Nếu chúng ta có thể hiểu rằng mầu nhiệm của thời sau hết không phải là một cái nhìn của tinh thần nhưng là bi kịch bí mật của con người và thế giới, nếu chúng ta biết nhìn nhận kénose của Thần Khí trong Giáo hội như làm tan vỡ hạt nhân của cái chết nơi lòng chúng ta trở nên chai đá và làm khô những đau khổ của chúng ta, nếu chúng ta cương quyết muốn mở vực thẳm của chúng ta cho đấng của sự dư đầy ban cho chúng ta, thì phụng vụ không còn xuất hiện trước chúng ta như ảo ảnh, một hơi thở hay một kỷ niệm : nó sẽ là Suối Nguồn của chúng ta, nó tuôn trào nơi chúng ta và làm cho ta sinh ra với Danh được mong muốn”[10].
 
Kết luận : Sống trong sự tạ ơn (xc Cl 3, 15)
 
Thuật ngữ trong trật tự của đời sống kitô giáo theo thánh Phaolô thì đơn giản : Sống trong tạ ơn (xc Cl 3, 15). Quả thực, làm sao không tạ ơn vì hồng ân phụng vụ như chúng ta được Giáo hội truyền lại cho ngày hôm nay, với truyền thống rất phong phú và sống động của nó dưới muôn hình thức ? Làm sao không tạ ơn vì sự tham dự của chúng ta và tình bác ái của Đức Kitô, bởi Lời hằng sống nuôi dưỡng đức tin chúng ta và lôi kéo chúng ta đến hy vọng ? Có, trong phụng vụ kitô giáo, kho tàng sức mạnh và bình an, của những hạnh phúc ngoại hạng, những phân tích của tất cả những hạnh phúc của cuộc đời. Nhưng, nếu ta phải tạ ơn vì phụng vụ, thì trước hết ta phải tạ ơn bởi phụng vụ đã không ngăn cản chúng ta tháp nhập vào trong sự vận động lớn lao của sự ca ngợi bắt đầu bằng bài ca Magnificat của Đức Trinh Nữ Maria. Ngày hôm nay tất cả chúng ta có thể đóng góp cho sự tiến bộ và đào sâu của việc canh tân phụng vụ : khi đón nhận hơn nữa sự phong phú, đặc biệt kinh thánh, mà nó được Giáo hội truyền thông cho chúng ta ; khi mời những ai đang đói khát, đôi khi chính mình không biết mình đói khát, nuôi dưỡng những niềm vui của đức tin , khi canh tân phụng vụ của đời sống chúng ta để chúng luôn là lễ vật tốt hơn nữa, sâu sắc và chiếu sáng, cho ngợi ca và vinh quang của Thiên Chúa là Cha.

[1]     Được trích dẫn và dịch sang tiếng Pháp bởi Grégory SOLARI, Les raisons de la liturgie, L”oeuvre, Paris, 2009, tr. 24.
[2]     Hans Urs von BALTHASAR, “La dignité de la liturgie”, Communio III – 6 (1978), tr. 2.
[3]     Luois BOUYER, La vie de la liturgie. Une critique constructive du mouvement liturgique, Paris, Cerf “Lex orandi 20), 1956, tr. 295.
[4]     Dom Lambert BEAUDUIN, “La vraie prière de l”Église, communication de Dom L. Beauduin au Congrès des œuvres catholiques de Malines (23 septembre 1909)”, André HAQUIN, Dom Lambert Beauduin et le renouveau liturgique (Recherches et synthèses de sciences religieuses), Gembloux, 1970, tr. 238.
[5]     Ibid.
[6]     Henri de LUBAC, Méditation sur l”Église (Œuvres complètes VIII), Cerf, Paris 2003, 132-133.
[7]     Jean DANIELOU, L”oraison problème politique, Paris, Fayard 1965, tr. 23.
[8]     Ibid.
[9]     Ca tiếp liên Lễ Mình Máu Thánh Chúa.
[10]    Jean CORBON, Liturgie de source Cerf Paris 2007, tr.67.