Năm Phụng Vụ Mới Và 50 Năm Sau Công Đồng Vatican II

0
1223


Joseph Nguyễn Hiển, OP.

 

Một năm Phụng vụ mới đã bắt đầu. Điều này sẽ là một cơ hội để chúng ta nhìn về đời sống phụng vụ của mình sau 50 năm Công đồng Vatican 2 được triệu tập và khai mạc bởi Chân phưóc Gioan XXIII, nhất là chúng ta kỷ niệm trong tháng 12 này 50 năm ngày Công đồng công bố Hiến chế đầu tiên của Giáo hội Sacrosanctum concilium (4/12/1963-4/12/2013).

Phụng vụ luôn giữ một vị trí trọng tâm trong đời sống Giáo hội. Điều này cũng được chứng tỏ qua Hiến chế đầu tiên của Giáo hội về phụng vụ đã được soạn thảo, bàn luận và công bố một cách nhanh chóng bởi sự đồng tâm của các Nghị phụ Công đồng. Tất cả những cải cách này đều có chung một và chỉ duy nhất một chủ ý : cử hành một cách sốt sắng mầu nhiệm vượt qua.

1.- PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO

Trong phụng vụ, chúng ta cử hành niềm tin kitô giáo được rút gọn trong những lời này của thánh Phaolo : Đức Kitô chết vì tội của chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh nói và Người đã được an táng trong mồ ; Người đã sống lại vào ngày thứ ba như lời Kinh Thánh nói và đã hiện ra với Phêrô, rồi nhóm Mười Hai (1Cr 15,3-5). Phụng vụ là nguồn mạch và chóp đỉnh của Giáo hội và của đời sống kitô hữu như Công đồng đã khẳng định (SC n. 10).

Trong cử hành niềm tin, chúng ta sống trong một lễ Vươt Qua. Chúa Giêsu gắn kết với chúng ta để cử hành cuộc vượt qua của Người từ cõi chết vào sự sống, mà ở đó một cách nào đó chúng ta đã liên quan.

« Người đã trỗi dậy giữa những kẻ chết, Con của Thiên Chúa, anh của chúng ta.
Người đã trỗi dậy, tự do, chiến thắng, Người đã ôm trọn số phận chúng ta
trong trái tim của Người, để bao phủ nó trong anh sáng của Người » (D. Rimaud ».

Mỗi bí tích và nhất là Bí tích Thánh thể làm cho chúng ta tham dự vào hoa trái của ơn cứu độ. Cũng vậy, tất cả sự hiện hữu của chúng ta, ngay cả khi chúng ta phạm tội hoặc chúng ta là những bệnh nhân, trở nên con đường tự do, làm chúng ta được đứng lên và được đưa lên gần Thiên Chúa.

Trong ơn huệ của Người từ Cha, Đức Giêsu mặc khải cho chúng ta về sự giàu có thực sự của Người, sự tự do đích thực và tình yêu của Người dành cho chúng ta cho đến tận cùng. Nhờ Đức Giêsu, tất cả đời sống chúng ta, với niềm vui và những thứ thách tự chuyển đổi và có ý nghĩa của nó.

Bí tích Thánh thể cũng như trong các bí tích khác làm cho chúng ta tham dự vào sự phong phú của mầu nhiệm Thiên Chúa, vào sự tự do và tình yêu của Người. Khi mà chúng ta đi vào trong mầu nhiệm tình yêu và khi mà chúng ta làm cho chính mình được thuộc về Thiên Chúa, chúng ta sẽ nhận từ Người niềm vui để sống và sự tự do đích thực. Cuộc gặp gỡ của Thiên Chúa trong Lời của Người và trong các bí tích làm cho chúng ta nhận ra rằng, chúng ta được mời gọi đi theo Người.

Lịch sử duy nhất đã hoàn thành : người con thứ nhất của Vương Quốc, Đức Kitô sống bên Thiên Chúa ; nhưng cuộc xuất hành khiêm cung của Người đã dấu kín. Người con đầu đến gặp gỡ với mỗi người  (D. Rimaud).

Chúng ta có bị đụng chạm bởi sự khiêm tốn, sự gần gũi con người của Thiên Chúa trong các bí tích ? Nhờ dấu chỉ và những lời rất đơn giản của đời sống thường nhật, người tự đến với chúng ta và làm cho chúng ta đi vào mối liên hệ với Người. Người ở đây trong sự hiến tế của thánh lễ, và trong con người của thừa tác vụ. Người ở đây trong lời của Người, vì chính Người nói trong khi chúng ta đọc Kinh Thánh trong công đoàn tụ họp. Cuối cùng Người ở đó khi Giáo hội cầu nguyện và hát thánh vịnh. Chính Người đã hứa : « Ở đâu có hai hai ba người tụ họp nhân danh Người, Ngưòi ở đó giữa họ » (Mt 18,20 ; cf. SC n. 7).

Phụng vụ là một mầu nhiệm thánh, một thực tế vượt trên suy nghĩ của chúng ta. Chính nhờ hành động của Thiên Chúa, chúng ta chỉ đón nhận phụng vụ trong niềm vui và trong lời tạ ơn. Phụng vụ, đó là Thiên Chúa, Đấng phục vụ con người, đến gặp con người cách riêng tư để nâng đỡ và mang lại cho họ niềm vui để tin và hy vọng. Chúng ta được liên kết mật thiết trong tình yêu của Thiên Chúa, Đấng muốn chữa lành chúng ta, đỡ chúng ta đứng dậy như Người đã làm trên các nẻo đường Người đi qua cách đây hơn 2000 năm. « Ta đến để con người được sống và sống dồi dào » (Jn 10,10).

2.- THAM DỰ CÁCH TÍCH CỰC

Sự tham dự tích cực của Dân Chúa vào phụng vụ không phải được khẳng định trước hết và nhất là được khai mở vào hành động này của Thiên Chúa bởi thánh ca, bởi những lời, bởi những dấu chỉ, bằng việc lắng nghe hay bởi sự thinh lặng ? Đôi khi người ta đã nhầm lẫn việc « tham sự tích cực » với việc « làm » một vài việc. Trong thực tế, trong khi có một sự tham dự đầy đủ trong việc cử hành và vì thế đi vào trong sự hiệp nhất với Thân Thể của Đức Kitô là Giáo hội. Tất cả cùng tham dự vào phụng vụ, bao gồm cả người phụ nữ già nua không biết hát và đứa trẻ vừa sinh đang nằm trong vòng tay của mẹ nó. Sự tham dự tích cực của tín hữu không hẳn nhiện chỉ là « làm », nhưng đó cả là của sự « hiện diện » và « sống » với.

Hiến chế về Phụng vụ hẳn nhiên là tài liệu của Công đồng Vatican 2 đã đạt được những hiệu qủa rõ ràng, và kết quả này được thấy trong Giáo hội hoàn vũ. Cho đến thời đại chúng ta, đã có những trao đổi, tranh luận ; điều này khẳng định rằng, Công đồng đã đụng chạm vào một lãnh vực rất nhạy cảm của đời sống Giáo hội và đời sống tất cả các tín hữu. Phụng vụ là trọng tâm bàn thảo của tất cả Giáo hội. Như nó được đi vào trong cuộc đối thoại lớn nhất giữa Thiên Chúa và con người, nó cũng sẽ được dùng trong cuộc đối thoại thân hữu giữa các môn đệ Đức Kitô.

3.- NĂM PHỤNG VỤ MỚI

Ước gì năm phụng vụ mới này cho phép chúng ta luôn luôn đi vào một cách sâu xa nhất của mầu nhiệm Đức Kitô, nhờ những hành vi phụng vụ mà chúng ta cử hành, cử hành những sự kiện căn bản của lịch sử ơn cứu độ. Mỗi năm là một năm cứu độ. Chúng ta được mời gọi thuộc về Đức Kitô, Đấng đã đi vào trong thời gian và trong đời sống của chúng ta để cho chúng ta một đời sống chân thật. Một Giáo hội cử hành đức tin của mình, là một Giáo hội được mời gọi phục vụ con người trong đức ái và làm chứng về Tin mừng cứu độ.