LỊCH SỬ DÒNG ĐA MINH – PHẦN I

0
19521

Sinh viên thực hiện :

  1. Giuse Nguyễn Trị An, O.P.
  2. Phêrô Nguyễn Duy Đạt, O.P.

Giáo sư hướng dẫn : Giuse Phan Tấn Thành, O.P.


NHỮNG BÀI THUYẾT TRÌNH
CHO NHÀ TẬP
VỀ LỊCH SỬ DÒNG ĐA MINH

MỤC LỤC
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Cấu trúc của bài thuyết trình
Mục đích của các bài thuyết trình lịch sử
Lược đồ của các bài thuyết trình
Mục đích khác của các bài thuyết trình

PHẦN I : NỀN TẢNG ĐAN TU TRONG LỊCH SỬ ĐA MINH
CHƯƠNG :
I. Dẫn nhập
II. Đời đan tu – những ý niệm phổ quát
III. Các nguồn gốc và đời sống đan tu sơ khai
IV. Đời đan tu Tây phương cổ điển
V. Các kinh sĩ
VI. Các Dòng Anh Em
VII. Những Dòng giáo sĩ
VIII. Những Dòng Anh Em chuyên chú Giảng thuyết (Đời đan tu Đa Minh/Đời sống Dòng)

PHẦN II : THÁNH ĐA MINH
CHƯƠNG :
I. Những năm đầu đời
II. Những chân trời mới
III. Việc giảng thuyết ở Narbonne (1206-1207)
IV. Thời kỳ Thập Tự chinh chống bè rối Albigense (1209-1214)
V. Thành lập Dòng (1215-1217)
VI. Sự phát triển của Dòng (1217-1220)
VII. Tổng hội ở Bologna
VIII. Việc giảng thuyết ở Lombard, Sứ vụ giảng thuyết của Cha Đa Minh ở Ý, (1220-1221)
IX. Rôma/San Sisto và Santa Sabina (12/1220 – 04/1221)
X. Tổng hội 1221 ở Bologna
XI. Cha Đa Minh qua đời

PHẦN III : LƯỢC SỬ DÒNG ĐA MINH
CHƯƠNG :
I. Thời Trung cổ (1221-1507). Giai đoạn đầu của lịch sử Dòng Đa Minh
MỤC A: Thế kỷ XIII (1221-1291), Giai đoạn vàng son của Dòng
MỤC B : Thế kỷ XIV
MỤC C: Cuộc cải tổ Dòng Đa Minh cuối thời Trung cổ
MỤC D: Thế kỷ XV
II. Thời Cận đại (1507-1789). Kỷ nguyên thứ hai của lịch sử Đa Minh
MỤC A : Tổng quan lịch sử
MỤC B : Thế kỷ XVI
MỤC C : Thế kỷ XVII
MỤC D : Thế kỷ XVIII
III. Thời Hiện đại (1789-1965). Kỷ Nguyên III của lịch sử Dòng Đa Minh
MỤC A : Từ cuộc cách mạng Pháp tới thời Tổng quyền Jandel (1789-1872)
MỤC B : Cha Jandel công cuộc tái dựng cuối cùng (1850-1872)
MỤC C : Từ thời điểm Dòng tái sinh tới Hiện nay; Công đồng chung Vaticanô II (1872-1965)

Dominican College Library
487 Michigan Ave., N.E.
Washington, D.C. 20017-1534


GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

I. Cấu trúc của bài thuyết trình:
A. Trình bày :
1. Bài giảng cùng với những câu hỏi của anh em. Những câu hỏi này thêm phần phong phú, sinh động, thiết thực (lấy giữ liệu từ việc đọc sách trong suốt một năm, đặc biệt là tác phẩm thánh Đa Minh của tác giả Vicaire)
2. Làm giàu kiến thức: chủ yếu chỉ nghe thôi, nhưng có thể ghi chú lại nếu anh em muốn.
3. Cần đọc sách : Có những thông tin được thêm vào, để bổ sung các tài liệu hoặc bổ sung cho các trích dẫn của bài thuyết trình mà chúng ta không có đủ giờ trên lớp.
a) Theo thứ tự trình bày.
b) Sao chụp lại bất kỳ tài liệu hữu ích nào.
B. Kiến thức nền tảng cá nhân của anh em về lịch sử Châu Âu và lịch sử Dòng Đa Minh
1. Châu Âu : Tiến trình văn minh Tây phương, các giai đoạn Trung cổ, cuối thời Trung cổ, cận đại, đương đại.
2. Kiến thức trước đây về lịch sử cũng như lý tưởng Dòng Đa Minh.
a) dựa trên sự hiểu biết của anh em, học trực tiếp từ các tu sĩ Đa Minh và dựa trên việc đọc sách của anh em.
b) Điều này đã được đón nhận ở các giáo xứ cách đây khoảng 25 – 30 năm về trước, từ các Nữ tu trong trường học, hoặc từ các tu sĩ giảng thuyết.
C. Những quyển sách về cuộc đời thánh Đa Minh :
1. Tác phẩm Thánh Đa Minh và thời đại của ngài của Vicaire (một quyển lịch sử đáng tin cậy) và tác phẩm Lược sử của William Hinnebusch (sự kiện được gồm tóm và cơ bản. Trong tương lai, anh em hãy đọc tất cả những tác phẩm đó)
2. Tác phẩm Đời sống của thánh Đa Minh của tác giả Bede Jarrett (ít chính xác về mặt lịch sử)
3. Phát triển tương lai : Phần anh em, anh em phải tiếp tục đào luyện trong suốt cuộc đời của anh em. Lý tưởng Đa Minh là con đường học hành tri thức.
4. Cardinal Gibbons nói : “Như một hình thức giải trí cho hàng giáo sĩ, thì không có gì có thể tốt hơn Lịch sử Giáo hội”.
5. Một vài mục sách khác :
a) Tác phẩm Lịch sử Dòng Đa Minh, gồm hai tập của tác giả W.A. Hinnebusch : Tác phẩm tham khảo về tổ chức của Dòng thời sau này, những khía cạnh tâm linh và tri thức.
b) Những câu chuyện sử mang tính truyền thuyết.
(1) Tác phẩm Huyền thoại về các Thánh (The Legends of the Saints) của Delehaye.
(2) Quyển Tự truyện đầu tiên (The first Biography) của Jordan Saxony; Thánh Đa Minh (Saint Dominic), tập Những tài liệu lịch sử (Biographical Documents) của Lehner; và Đời sống Anh Em (Lives of the Brethren) của Gerard de Frachet (trình bày tinh thần của Dòng, nhưng mà dữ liệu lịch sử không chính xác)
(3) Quyển Cuộc sống của thánh Đa Minh (Vie de Saint-Dominique) của Georges Bemanos “Khi nắm chắc tính chính xác tuyệt đối, thì chính nhà viết sử sẽ dạy chúng ta đôi điều về cuộc đời của một vị thánh. Các huyền thoại cổ xưa có thể đi xa hơn trong sự hiểu biết, bởi vì các truyền thuyết ấy diễn tả một vài thực tại thâm thúy bằng ngôn ngữ”.
c) Cuộc đời của các thánh (thánh Catarina, thánh Tôma, v.v.)
d) Quyển Bách khoa toàn thư Công giáo mới về một khía cạnh nào đó của Dòng Đa Minh dành cho người mới bắt đầu.

II. Mục đích của các bài thuyết trình lịch sử :
A. “Hãy biết về những tảng đá, từ tảng đá này mà người đã được đẽo ra” (Is 51) (thánh Đa Minh). Biết chúng ta là ai, sứ mạng chúng ta là gì, và trong lịch sử chúng ta đã như thế nào ?
B. Huấn luyện tập sinh : giới thiệu về lý tưởng Đa Minh qua việc học Hiến pháp, linh đạo, v.v.
C. Cái nhìn lịch sử là cần thiết :
1. LÝ TƯỞNG thì luôn được tìm thấy trong THỰC TẠI những hoàn cảnh cụ thể.
2. Do vậy, vừa nhìn ở nguồn gốc vừa nhìn ở những giai đoạn tiếp nối, LÝ TƯỞNG chịu ảnh hưởng theo thời gian (Lý tưởng đó thể hiện trong một bối cảnh lịch sử cụ thể)
3. Giáo hội có lẽ là một thực tại thần thiêng, nhưng Dòng Giảng thuyết là một thể chế của con người trong một thế giới thực:
a) Lý tưởng Đa Minh được nhận thức ít hay nhiều; có những lần thì rất nhiều, nhưng cũng có những lần lại rất ít.
b) Lịch sử có thể giải thích phần nào lý do tại sao; tuy nhiên trong thực tế, lý tưởng đó có lẽ được nhận thức nhiều hơn là chúng ta đánh giá từ dữ kiện lịch sử (điểm tốt, điểm nhân đức, những khuyết điểm đã bị giấu kín và những vụ tai tiếng, tất cả làm nên Dòng thời sự).
D. Cái nhìn lịch sử là hữu ích :
1. Lịch sử : Một giá trị là lương tâm và sự khôn ngoan của chúng ta sinh được ích lợi; lịch sử thẩm định những thứ lãng mạn không thực tế và làm hạn chế những kẻ yếm thế.
2. Trong một vài cách thức, lý tưởng của chúng ta có thể được hiểu tốt hơn từ cái nhìn lịch sử :
a) Một Dòng tu thường bắt nguồn từ việc gặp thấy một vài nhu cầu nào đó của Giáo hội hoặc xã hội Kitô giáo, đang phát triến trong một thời kỳ lịch sử đặc biệt, trong những hoàn cảnh khác thường của thời đại đó.
b) Lý tưởng và tinh thần Dòng Đa Minh xét cách khách quan, trước tiên phải được hiểu trong cái bối cảnh ra đời, về mặt lịch sử.
c) Và rồi, Dòng tu đó phải được hiểu theo Dòng liên tục lịch sử. Làm thế nào Dòng vẫn duy trì được lý tưởng và mục tiêu trong những kỷ nguyên tiếp theo với những hoàn cảnh thay đổi như thế ? Có phải Dòng đã sống trung thành theo lý tưởng, hay Dòng đã đi xa lý tưởng đó, và Dòng đã thất bại đến mức nào xét ở bất kỳ thời điểm nào? Có phải Dòng đã thích ứng và thay đổi được theo từng hoàn cảnh nhưng vẫn giữ gìn được tính cốt lõi của lý tưởng, hay đã không làm được điều đó ? (Điều này thật khó để đánh giá)

III. Lược đồ của những bài thuyết trình (gồm 3 phần) : Vị trí của Dòng Anh Em Giảng Thuyết trong Dòng lịch sử đời tu – đời đan tu. Thánh Đa Minh – dữ kiện chính yếu về cuộc sống của ngài và về quan điểm của ngài. Một cái nhìn tổng quát về lịch sử của Dòng Đa Minh sau khi thánh Đa Minh qua đời.
A. Dòng Đa Minh trong khung cảnh đời đan tu.
1. Chỉ ra nơi chúng ta thích hợp, trong những hình thức đời sống tu trì khác nhau ở Tây phương. Chỉ ra chúng ta là gì, và chúng ta không là gì (So sánh với tu sĩ Dòng Trappist hoặc tu sĩ Dòng Tên).
2. Dòng Anh Em xuất hiện trong dòng chảy của lịch sử : Dòng Anh Em Giảng Thuyết không xảy đến ngẫu nhiên, thánh Đa Minh đã kết hợp nhiều nhân tố lại với nhau theo một hình thức mới, độc đáo của đời đan tu.
3. Dòng Đa Minh bắt nguồn từ những kinh sĩ dòng, không phải từ các đan sĩ hoặc hàng giáo sĩ giáo phận. Có một sự khác biệt lớn ở đây.
4. Vậy chúng ta có thể minh họa và hiểu về Dòng Đa Minh cách tốt hơn qua việc so sánh với các hình thức tu trì trước đó và với những hình thức mà đã phát triển sau này.
B. Những ý niệm cốt lõi về thánh Đa Minh và sự thành lập Dòng, vì được dựa trên quyển Tự truyện của Vicaire. Với nền tảng thế kỷ XIII, để mô tả thời kỳ mà Dòng đã ra đời. (để biết cha Đa Minh, một nhân vật lịch sử, chính là biết Dòng là gì)
C. Cái nhìn tổng quát về lịch sử Dòng sau khi cha Đa Minh qua đời : Những khuynh hướng lịch sử chính trong các thế kỷ tiếp theo.
IV. Mục đích khác của các bài thuyết trình lịch sử : Lối tiếp cận lịch sử cũng liên kết lý tưởng, các thành tựu của Dòng, và những nhân vật quan trọng của Dòng với dòng chảy các biến cố nhân sinh (lịch sử trần thế). Chúng ta đã tác động tới tiến trình lịch sử.
A. Học thuyết thánh Tôma đã trở thành một sức mạnh lịch sử ở thời Trung cổ, vào thế kỷ XVI và XIX. Đó là phần chủ đạo của tư tưởng phương Tây.
B. Các vị thánh và những nhân vật kiệt xuất của Dòng chúng ta cũng có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử nhân loại.
1. Thánh Tôma Aquinô (St.Thomas Aquinas) – triết học và thần học (một trong những thiên tài vĩ đại thế giới).
2. Thánh Anbêtô Cả (St.Albert the Great) – triết học, thần học và khoa học tự nhiên.
3. Thánh Râymunđô (St.Raymond of Penyafort) – luật gia thời trung cổ.
4. Thánh Vinh Sơn Phêriê (St.Vincent Ferrer) – đời sống tu trì cuối thời Trung cổ, nhà giảng thuyết lừng danh trong suốt thời kỳ Đại ly khai Tây phương.
5. Girolamo Savonarola – thời kỳ tiền cải cách.
6. Thánh Catarina (St.Catherine of Siena) – huyền bí và liên quan đến chính trị Giáo hội (thời kỳ Giáo hoàng cư trú ở Avignon)
7. Các thánh Lui Bêtran (St.Louis Bertrand), Giaxintô (St.Hyacinth), Rôsa Lima (St.Rose of Lima), Martinô de Prôrét (St.Martin de Porres), Gioan Maxiát (St.John Macias) – những sứ vụ của Dòng.
8. Thánh Gioan Cologne – thánh tử đạo trong thời cải cách.
9. Thánh Antôniô (St.Antoninus) – Thần học gia về luân lý, người bạn của gia đình Medici, San Marco, Santa Maria Novella.
10. Thánh Piô V (St.Pius V) – Cuộc cải cách Trentô.
11. Vinh Sơn Beauvais (St.Vincent of Beauvais) – nhà bách khoa trung cổ ( những tài liệu dành cho người giảng thuyết)
12. Bartolomé de las Casas – người bênh vực cho thổ dân Châu Mỹ (Huyền thoại đen)
13. Eckhart, Tauler, Suso – những nhà thần bí cuối thời Trung cổ.
14. Bernard Gui – sử gia và là nhân viên tòa tra.
C. Các Anh Em Đa Minh người Mỹ.
1. Lịch sử kể lại lý do tại sao chúng ta có được những đặc tính chắc chắn.
2. Năng động – ít tri thức hoặc truyền thống đan tu (mặc dầu có đặc tính tông đồ và thiện chí).
3. Những sứ vụ miền, các mục vụ di dân, các sứ vụ giáo xứ.
4. Thiếu sự trợ giúp từ Châu Âu trong suốt cả thế kỷ XIX. Thiếu viện trợ trong việc đào tạo và học hành.

PHẦN 1 : NỀN TẢNG ĐAN TU TRONG LỊCH SỬ DÒNG ĐA MINH

CHƯƠNG I : DẪN NHẬP
I. Đời sống Đa Minh phù hợp ở điểm nào trong hệ thống đan tu ?
A. Đời sống đan tu ở Giáo hội Latin bên Tây Phương rất đa dạng.
1. Không có hình thức đan tu cổ điển nào được xem là quy phạm cho đời đan tu; chỉ riêng đan tu Biển Đức là phổ biến nhất.
2. Mỗi dòng tu có những đặc điểm khác biệt.
3. Có sự vay mượn nào đó tựa như “sự thụ phấn qua lại” xây dựng trên nên tảng những hình thức tu trì trước đó.
4. Đời tu Đa Minh có nguồn gốc từ kinh sĩ chịu ảnh hưởng của Xitô và Prê-mông.
5. Một vài hình thức tu trì lại rất khó để xếp loại (Dòng Val-Des-Choux và Dòng Grandmont có cả những yếu tố của Dòng Biển Đức, Dòng Xitô, Dòng Khổ Hạnh)
II. Dòng Đa Minh là một trong rất nhiều Dòng tu. Dòng Đa Minh có tính “Đan tu” theo nghĩa rộng.
A. Một tu sĩ Đa Minh không phải là một đan sĩ theo nghĩa chặt, như tu sĩ Xitô, hoàn toàn lánh khỏi xã hội vào sống trong một gia đình tinh thần tách biệt.
B. Đặc biệt tu sĩ Đa Minh là một người anh em.
1. Danh xưng chính thức “Những Anh Em Giảng thuyết” = “Dòng Anh Em Giảng Thuyết”.
2. Các anh em bình đẳng với nhau trong Dòng với sứ vụ tông đồ bên ngoài.
C. Mặt khác, Dòng Đa Minh không hoàn toàn là Dòng hoạt động, như các Dòng giáo sĩ hiện đại (Dòng Tên), vốn là một Dòng rất ít sống cộng đoàn theo kiểu đan tu.
D. Nếu nói rằng đặc tính đan tu của Đa Minh là lỗi thời và vô dụng thì chúng ta đã không đánh giá đúng thực lý tưởng và bản chất của đời tu Đa Minh.

CHƯƠNG II : ĐỜI ĐAN TU – NHỮNG Ý NIỆM TỔNG QUÁT
I. Từ nguyên
A. Monos có nghĩa là đơn thân, một người sống đơn độc một mình, “một” theo nghĩa sống đơn độc [Monialis, Monasterium, Monasterion, / Monk, Monasticism, Monachism].
B. Các hình thức của Monos :
1. Đan sĩ là người sống đơn độc, vì vậy sống khiết tịnh.
2. Bất cứ một đan sĩ hay tu sĩ nào sống đời đơn độc thì luôn luôn độc thân.
3. Ví dụ như ẩn sĩ, tu sĩ Biển Đức, tu sĩ Đa Minh, tu sĩ Dòng Tên, tu sĩ Dòng Anh Em Chúa Kitô, Nữ tu Dòng Thương xót, v.v.
4. Dù là một tu sĩ sống giữa cộng đồng thì vẫn sống một mình, đơn độc.
C. sống một mình, đơn độc vì Chúa nhằm mục đích tìm kiếm Người.
1. Người này chỉ phụ thuộc vào Thiên Chúa chứ không phụ thuộc vào người nào khác.
2. Yêu thương trọn vẹn với Chúa và trong Chúa.
a) Yêu tất cả người khác như là người thân cận của ta – Đức ái Kitô giáo.
b) “Hoàn trọn căn tính” với Chúa. Những ai đã quả quyết rằng sống đời tu độc thân tạo ra “những người kém cỏi”, thì chỉ nhìn thấy một góc độ của con người thôi.
3. Không vợ, không chồng, không gia đình.
4. Giảm bớt những mối quan hệ thân thiết (cách chủ động) với gia đình ruột thịt, họ hàng, người bạn thân, bạn bè.
II. Mục đích của đời sống đan tu.
A. Theo định nghĩa, đời đan tu là một tiến trình dẫn đến ơn cứu độ cá nhân.
1. Rút lui khỏi xã hội.
2. Để đạt được ơn cứu độ cho bản thân.
3. Để đạt được đức ái trọn hảo cùng với Chúa.
4. Cách thức: thông qua sự kết hợp mật thiết với Chúa.
5. Bằng những phương thức cầu nguyện, các nhân đức và khổ chế.
6. Bằng công việc tông đồ (nếu đó là một phần trong mục đích của một thể chế đặc biệt).
B. Mở rộng – phân loại.
1. Sự rút lui :
a) Không có người Manikê (Nhị Nguyên) nào chối bỏ một thế giới sự dữ.
b) Nhưng bởi vì sự rút lui là phương thức tốt nhất cho người đó (chẳng hạn như người nam kết hôn với người nữ bởi vì điều này là tốt nhất cho anh ta).
2. Ơn cứu độ cá nhân.
a) Mục tiêu chính yếu không phải là cứu độ người khác (“vì thế rất ít đi rao giảng cho người khác…”).
b) Ơn cứu độ cá nhân là trách nhiệm chính yếu của bất kỳ ai.
c) Bổn phận đối với tình yêu và cầu nguyện cho “người lân cận” như mọi người Kitô vậy.
d) Có thể là một dấu chỉ hoặc là chứng nhân – một sự giúp đỡ những người khác hướng về ơn cứu độ.
3. Tình yêu trọn hảo, sự hiệp nhất với Thiên Chúa.
a) Theo quan điểm yêu thương của Kitô giáo thì tình yêu bao la của chúng ta dành cho bạn hữu và người thân cận là một phần biểu hiện tình yêu đối với Thiên Chúa.
b) TRẬT TỰ YÊU THƯƠNG (Thần học Luân lý).
(1) Thiên Chúa – bản thân – người lân cận (“Yêu Chúa…và người thân cận như chính mình”).
(2) Trật tự đó không phải là Thiên Chúa – người thân cận – bản thân (người thân cận được yêu thương sau Chúa và bản thân).
(3) Những người sống gần với Thiên Chúa (thánh thiện hơn, hoàn trọn hơn).
(4) Những người sống với chính mình (vợ chồng, con cái, cha mẹ, anh chị em, họ hàng, bạn bè và ân nhân, sau đó là mọi người).
III. Đời đan tu Kitô giáo có nguồn gốc từ Kinh Thánh và Thánh truyền (New Catholic Encyclopedia 12:288-289).
A. Hình thức đan tu mà được tổ chức quy củ có tính thể chế xuất hiện giữa năm
250 – 350 A.D., theo ghi chép lịch sử của chúng ta đã có, nhưng gốc gác, hứng khởi, lý tưởng của đời đan tu được tìm thấy trong Kinh Thánh.
B. Cựu Ước :
1. Êlia : Ẩn sĩ lưu trú lại sa mạc để tìm kiếm sự hiệp nhất với Chúa trong việc cầu nguyện.
2. Giêrêmia : sống độc thân vì sứ mạng của mình.
3. Các ẩn sĩ núi Cát Minh.
C. Tân Ước :
1. Mt 10,9 ff., Mc 6,6-13, 10,21-25, Rm 13,14, 1Cr 6,13-20.
2. Thánh Gioan Tẩy Giả : Cô tịch để sám hối.
3. Các lời khuyên Phúc âm, lời khuyên của Đức Kitô vượt lên trên cả những điều răn, vô cùng nghiêm khắc về đời sống Kitô giáo. [“ hãy nên hoàn thiện …”, “hãy từ bỏ tất cả và theo Tôi…”, “vác thập giá mình…”, câu chuyện về anh thanh niên giàu có, các tông đồ, “chúng tôi đã từ bỏ tất cả mọi thứ…”].
4. Mẫu gương con người Đức Giêsu Kitô.
a) Người đã không lệ thuộc vào của cải, những mục tiêu trần tục, và sống độc thân.
b) Người tìm nơi tĩnh mịch để cầu nguyện.
c) Người có một cộng đoàn các tông đồ và môn đệ trên những hành trình rao giảng của mình; “nhóm người không thuộc cùng một gia đình, sống với nhau và cùng đi trên một con đường”.
D. Do đó, đời đan tu Kitô giáo đã luôn tìm kiếm để sống theo gương của Chúa Kitô.
1. Cuộc sống có tính cộng đồng trong sự hợp nhất nên giống Chúa Kitô.
2. Để làm chứng cho Tin Mừng của lối sống Kitô giáo bằng lời nói và gương lành.
E. Sách Công vụ Tông đồ mô tả những nỗ lực ban đầu của các Kitô hữu tiên khởi.
1. Cv 1,14; 2,42-47; 3,1; 4,32-37 ; 5,17-40; 6,4-34.
2. Lý tưởng của Giáo hội sơ khai – sống cộng đồng trong tình yêu kitô hữu, chia sẻ của cải vật chất, nêu gương sáng cho nhau, cầu nguyện (trong đền thờ và ở trong những cộng đoàn riêng của mình).
3. Các phó tế trông coi những tài sản hoa lợi thế tục giúp các Tông đồ, Giám mục, các linh mục được chuyên tâm vào việc giảng thuyết, cử hành phụng vụ và các bí tích.
4. Đời đan tu Kitô giáo đã luôn tìm kiếm để phục hồi đời sống cộng đoàn tiên khởi này, cũng như là thông dự vào thừa tác vụ của Chúa Kitô và các tông đồ trong các Tin Mừng.
F. Những bằng chứng Tân Ước khác và Truyền thống.
1. Có thể không có ghi chép nào của những hình thể ban đầu trước năm 300 A.D.
2. Có nhiều nhóm người sống trinh khiết và độc thân, các góa phụ ở nhà hoặc trong cộng đoàn.
3. Những người nam sống độc thân – ý muốn nói đến giáo phụ Origênê (Origen) và thánh tử đạo Justinô (St.Justin).
G. Nét khác biệt với đời sống đan tu ngoài Kitô giáo.
1. Những tôn giáo khác cũng có đời sống đan tu.
a) Phật giáo – rút lui khỏi đời, cầu nguyện và suy gẫm.
b) Hồi giáo – chiêm niệm cô tịch (phong trào huyền bí Sufi [ông đồng, bà hồn của đạo Hồi]).
2. Đối với bất kỳ tôn giáo nào, đời sống đan tu cũng là việc sống giáo thuyết của tôn giáo đó nghiệm ngặt hơn.
3. Đời sống đan tu Kitô giáo không bắt nguồn từ và cũng không cố bắt chước những điều ở trên, nhưng là bám rễ sâu trong việc noi gương Chúa Giêsu Kitô – sống theo lối sống của Người, thoát được những sự cản trở trong thế giới này, tập luyện nhân đức nhiều hơn ngoài những điều răn căn bản của đời sống Kitô giáo.
4. Giá trị của đời sống đan tu ngoài Kitô giáo đối với chúng ta.
a) Sống cô tịch theo kiểu đan tu là một nhu cầu của con người.
b) Khát vọng được hiệp nhất với Thiên Chúa mà không bị xao lãng tâm trí.
c) Vì thế, đời sống đan tu hoặc đời sống tu trì sẽ không khi nào biến mất trong
Hội Thánh Kitô giáo.
(1) Phải chăng đời đan tu lỗi thời và vô ích ?
(2) Khuynh hướng hiện tại là hành động theo lý tưởng hoạt động Tin Mừng.
(3) Cải cách, canh tân, đổi mới – nhưng về bản chất đời đan tu sẽ luôn là và vẫn có chỗ cho những hình thức truyền thống.
IV. Hai kiểu đời sống đan tu Kitô giáo.
A. Ẩn sĩ (Eremitic) và tu sĩ sống cộng đoàn (cenobitic).
1. Eremitic nghĩa ẩn sĩ, người sống cô độc một mình.
a) Eremia : tĩnh mịch, cô tịch.
b) Cũng được gọi là sống nếp sống cô tịch – anchoritic, thuật ngữ này bắt nguồn từ anachorein, quay về, hồi tâm, từ bỏ đời sống trần thế).
2. Cenobitic nghĩa là sống đơn độc quy tụ thành một cộng đoàn, (Cenobitic bao gồm Koinos.cộng đoàn + bios, sự sống).
B. Sự tiến triển từ dạng này sang dạng khác ( ẩn sĩ sang tu sĩ sống cộng đoàn).
1. Ẩn sĩ.
a) Hình thức sớm nhất đã xuất hiện; động lực ở những người độc thân để tự đi theo Chúa Kitô.
b) Hình thức khó khăn và khắt khe nhất của đời sống đan tu.
c) vào cuối thời Cổ đại (thế kỷ VI), phong trào ẩn sĩ bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi.
d) Nhưng ý tưởng đó quay lại liên tục ở Giáo hội Tây phương và Đông phương
(các ẩn sĩ Dòng Khổ Hạnh, Dòng Cát Minh, Dòng Ẩn sĩ Âu-tinh).
2. Sau đó đời sống bán-ẩn sĩ đã được phát triển.
a) Những ẩn sĩ có khuynh hướng định cư cùng những nơi hẻo lánh như nhau; những người sống đơn độc, nhưng ở gần nhau.
b) Lúc đó họ đã bắt đầu khởi lập nhóm theo với một ẩn sĩ trứ danh – chủ yếu là để hướng dẫn về mặt tinh thần và làm gương sáng cho nhau.
c) Dòng Khổ Hạnh là hình thức bán-ẩn sĩ : một ẩn sĩ sống trong một cộng đoàn các ẩn sĩ khác.
3. Tu sĩ sống cộng đoàn (Cenobitic).
a) Khuynh hướng họp thành nhóm (cụm) đạt đến đỉnh điểm trong một đời sống cộng đoàn hoàn chỉnh; đó là một kết quả hợp lý của đời sống bán-ẩn sĩ.
b) Một gia đình, đời sống chung, một mái nhà, chung một bàn ăn, được quản lý bởi cùng một hệ thống luật. (Luật lệ, tục lệ, thể chế, hiến pháp, những quy chế).
c) Các lợi ích.
(1) Phù hợp hơn cho người bình thường so với cuộc sống cực kỳ khắt khe của người cô độc tuyệt đối.
(2) Sự giúp đỡ lẫn nhau và sự hướng dẫn tâm linh của một bề trên đã kiềm chế những thái quá của ẩn sĩ (hoặc quá khắt khe hoặc quá lỏng lẻo).
(3) Được Giáo hội khuyến khích vì lý do tiện cho việc kinh lý của các giám mục. Có những dối loạn do các ẩn sĩ gây ra, chẳng hạn như lạc thuyết, mất trật tự, thần bí luận sai lầm, sự cuồng tín.
V. Ba yếu tố của đời đan tu theo lối sống cộng đoàn.
A. Nội vi (cloister) nghĩa là Sự rút lui vào trong nơi tĩnh mịch khỏi cuộc sống trần thế.
1. Claudere nghĩa là khép lại (tách ra khỏi xã hội) cũng vậy, claustrum (Lat.), giống như tu viện, Cloitre (French) – Tu viện > Tu viện.
2. Hàm ý tâm linh chính yếu là rời bỏ thế gian. Chúng ta phải một cuộc từ bỏ dứt khoát.
3. Hàm ý thể lý là một nơi chốn, là đan viện, là khu nội vi mang dáng vẻ của sự cô tịch.
4. Hàm ý pháp lý tuỳ thuộc vào phạm vi hoặc cách thế của Tu viện (khu nội vi).
a) Nghiêm khắc/nguyên vẹn; bán-nội vi (các nữ tu Dòng Đức Mẹ Thăm Viếng).
b) Ngày càng nghiêm khắc để giới hạn lại những vấn đề và những lạm dụng; hình thức cộng đoàn hiện nay đã được Đức Boniface VIII quy định vào khoảng năm 1300.
5. Hàm ý tâm linh của nội vi là đúng cho tất cả các đan sĩ /các tu sĩ, thậm chí còn cho toàn thể những Dòng hoạt động, (sự liên hệ với monos (cái một, Đấng duy nhất) ).
a) “Nội vi trong tâm hồn” : Tự tách chính mình ra khỏi thế gian; không chỉ giống người giáo dân.
b) Điều này đúng cho Dòng Đa Minh về sứ vụ cũng như đúng cho Dòng Tên hay Dòng Trappist trong khu nội vi nghiêm ngặt.
B. Đời sống chung: mọi người cùng chia sẻ những hình thức giống nhau.
1. Đời sống cộng đoàn, cùng chia sẻ các nhu cầu, cách thức chung trong việc noi theo Chúa Kitô, trợ giúp và nêu gương sáng thiêng liêng cho nhau.
2. Một cuộc sống được tổ chức giống nhau là cần thiết để giảm bớt tự do cá nhân hơn là đời ẩn sĩ (sự sám hối cộng đoàn để thể hiện đời sống tâm linh của mình thế nào).
3. Cơ cấu tổ chức dần dần được xác định rõ ràng qua các quy định và luật lệ.
4. Đời sống chung và luật chung bảo đảm cho nội vi và giúp cho việc trở về với Chúa.
C. Các lời khấn: những lời khấn phải tuân giữ bảo đảm và duy trì : 1-đời sống đơn độc; 2-sự rút lui vào nội vi; 3-đời sống hằng ngày; 4-kỷ luật.
1. Các lời khấn đem lại sự lâu bền đối với trách nhiệm cá nhân và sự bền vững của đời sống cộng đoàn (như lời thề hứa trong hôn nhân nhằm đưa sự vững bền đối với những cặp vợ chồng và gia đình – để tốt hơn hoặc xấu hơn).
2. Theo truyền thống, có ba lời khấn, vì ba lời này đụng đến những điều mà con người coi là có giá trị nhất : tài sản, mối dây gia đình và tình yêu, và tự do cá nhân.
3. Khiết tịnh: chấp nhận đời sống đơn độc, độc thân, chỉ sống cho Chúa.
4. Khó nghèo :
a) Xoá bỏ tính tham lam và ích kỉ, sự chiếm hữu và quản lý tài sản theo kiểu thế tục.
b) Trợ giúp cho đời sống chung bằng cách xoá bỏ những nguyên nhân của sự ganh đua, sự bất mãn, sự đố kỵ và lòng ghen tỵ.
c) Giúp cho ta biết hài lòng với những nhu cầu cần thiết, những gì là đủ để sống ơn gọi đan tu.
d) “Khấn tinh thần nghèo khó”, “lời khấn từ chối quyền sở hữu/hoặc sử dụng tài sản”, “lời khấn về sự từ bỏ sự an toàn [bản thân]”.
e) Không sống hèn hạ và cùng cực, nhưng biết điều gì là đủ cho đời sống, từ chối sự giàu có và dư thừa.
5. Khiết tịnh và thanh bần giúp giải thích rõ ràng nội vi, từ bỏ thế gian.
6. Vâng phục :
a) Để giữ gìn những điều trên: nội vi, đời sống chung và kỷ luật, các lời khấn và bổn phận cá nhân.
b) Sự tuân phục của những ẩn sĩ tiên khởi đối với vị linh hướng, sau đó là các vị đan viện trưởng (viện phụ) như người cha tinh thần.
c) Vâng phục là một lời khấn chủ đạo.
(1) Đá tảng là đời sống chung.
(2) Bất cứ một tổ chức cộng đoàn nào cũng cần một trật tự để vận hành, hoạt động có định hướng.
(3) Thậm chí ngay cả những cộng đoàn đan tu cũng cần đòi hỏi sự quy phục những sở thích cá nhân và nhắm đến nhu cầu cộng đoàn. (giáo dân trong thế giới thương mại có thực hành sự vâng phục nhiều không ?)
(4) Công thức tuyên khấn của Dòng Đa Minh chỉ đề cập đến sự vâng phục; khó nghèo và khiết tịnh bao hàm như một phần của cấu trúc đời sống chung.
d) Vâng phục là một sự khổ hạnh nền tảng hoặc sự thực hành sám hối, điều khiển con người nội tâm ta.
(1) Loại bỏ thói kiêu ngạo và bất vâng phục, đó là thứ tội của ông bà nguyên tổ cũng xuất hiện trong mỗi cá nhân chúng ta.
(2) Thói kiêu ngạo : Có sự miễn cưỡng một cách gần như tự nhiên để tuân theo bất cứ sự điều khiển nào.
(3) Thiếu thiện chí là nguồn gốc của mọi yếu đuối trong đời đan tu, xem mình làm trung tâm.
(4) Sự tự cho mình là trung tâm bởi vì “monos” (sống một mình) và khiết tịnh; không ai quan tâm đến tôi.
(5) con người sẽ phải cần đến sự trợ giúp :
(a) Ân sủng và sự trợ giúp của Thiên Chúa.
(b) Sự tác động và hướng dẫn của người khác.
(c) Kỷ luật và luật pháp (hiến pháp, các quy chế,v.v.).
VI. Ba hình thức hoặc hình thái của đời đan tu cộng đoàn :
A. Đan tu phương tây tiến triển qua hàng thế kỷ sản sinh ra nhiều hình thức khác nhau :
1. Sự gia tăng các hoạt động tông đồ năng động.
2. Kết quả là giảm bớt đi mức độ sống cô tịch.
B. Các hình thức :
1. Chiêm niệm/ sống nội vi (Đan sĩ)
2. Bán-nội vi (đời sống có sự pha trộn)
tu sĩ kinh sĩ và Anh em
3. Tu sĩ giáo sĩ hoạt động Kiểu mẫu cổ điển :
O.S.B. (thời cổ đại)
O.SA – các kinh sĩ
(thời thượng Trung cổ)
Dòng Tên (thời hiện đại)
C. Những bước tiến triển này sẽ được xét đến trong tiến trình của chúng ta thông qua lịch sử đời đan tu.
D. Lược đồ sẽ là một sự chỉ dẫn và đưa ra những sự khác nhau trong một cái nhìn thoáng qua.
E. Thuật ngữ học.
1. Cách nói thông dụng là không chính xác :
a) Các đan sĩ nam (Monk) và đan sĩ nữ (Nun) được chỉ áp dụng cho những ai hoàn toàn sống nội vi, như các tu sĩ Dòng Trappist, Dòng Cát Minh, Dòng Xitô hay Đa Minh nhánh II nữ tu.
b) Cách sử dụng thông thường là gọi tất cả là anh em (friars) hoặc thậm chí gọi bất cứ tu sĩ nam nào cũng là Monk và gọi các nữ tu hoạt động nào cũng là Nun.
c) Một friar là một anh em, chứ không phải là một Monk, cũng vậy một nữ tu hoạt động là một Sister chứ không phải là một Nun.
2. “Tu sĩ” (religious) là thuật ngữ tốt hơn để chỉ về hình thức Dòng tu hoạt động hiện đại (các chị em, các anh, các tu hội giáo sĩ)
3. Khi tìm hiểu về những hình thức đan tu khác nhau buộc phải để ý định nghĩa về mỗi tác giả.
a) “Đời đan tu” (Monasticism) thường dùng cho các tu sĩ sống hoàn toàn trong nội vi, trong khi đó “tu sĩ Dòng” (Religious Order) thường dùng cho những Dòng hỗn hợp hay những Dòng hoạt động.
b) Khái niệm “tu sĩ Dòng” (Religious Order) áp dụng phù hợp hơn cho các Dòng tu sau này.
4. Thuật ngữ “Đời đan tu” (Monasticism) có giá trị phổ quát theo loại chỉ về tất cả tu sĩ.
a) Mọi tu sĩ có tính “đan tu” ở mức độ nào đó.
b) Thuật ngữ đời đan tu được sử dụng theo nghĩa này trong những bài giảng của tôi – thậm chí cho các tu sĩ hoạt động thời hiện đại cũng là một phần của thể chế đan tu – tất cả đều rút lui khỏi thế tục.
(1) Tất cả đều độc thân – cô độc.
(2) Các ẩn sĩ, đan sĩ Biển Đức, Anh em Phanxicô, Dòng Tên, Anh em Đức Kitô, Chị em của Lòng Chúa thương xót : Tất cả đều có đặc tính đan tu theo nghĩa trên.
5. Một thầy đan sĩ dâng hiến danh xưng cho đời đan tu bởi vì đó là hình thức đầu tiên để tiến triển.
a) Từ thời mà các anh em và những hình thức tu trì hiện đại xuất hiện thì thuật ngữ “các tu sĩ” (religious) có thể được áp dụng phổ biến hơn (Thời Trung cổ – sancta religio).
b) Nhưng trong các giáo hội Đông phương và cả trong giáo hội Tây Phương cho tới những thời Thượng cổ thì thuật ngữ “đời đan tu”, (monasticism”, “monastics”, “ordo monasticus) vẫn được áp dụng.
c) Đời đan tu chỉ là một hình thức tu trì và hình thức truyền thống.
6. Ordo Monasticus, Ordo Monachorum
a) “Hình thức đan tu” (monastic state), “hàng ngũ các đan sĩ” (order of monks)
b) Ngược lại với hàng ngũ giáo dân, hàng ngũ các giáo sĩ coi xứ (the Sacra Ordo)
c) Ordo nghĩa là hình thức, một lớp người có một chức năng đặc biệt, một lối sống có hàng ngũ, một tầng lớp xã hội.
d) Thế nên sau đó cũng có hàng ngũ của những người đã kết hôn, hàng ngũ hiệp sĩ.
e) vì thế, trong giáo hội sơ khai vào thời Trung cổ, đan tu là một lối sống, một cách sống, hầu như không phải là một thể chế được tổ chức quy củ với một hệ thống lề luật, có các bề trên và những đặc điểm riêng biệt.
7. Khi thể chế đan tu có tính tập trung hóa đã phát triển với những mục đích tông đồ chuyên biệt thì những kiểu tu mới xuất hiện thêm :
a) Dòng các anh em, kinh sĩ Dòng, giáo sĩ Dòng.
b) vì thế, “thầy đan sĩ” (monk) trở thành một kiểu tu (species) hơn là một Dòng (genus) đan tu.
8. Ghi chú: trong thế giới ngày nay một giáo dân Công giáo cũng có thể sống đời đan tu một mình (đơn độc, nghiêm ngặt giữ các nhân đức và thánh thiện, sống các lời khuyên Phúc âm mà không tuyên khấn cách công khai, hoặc thậm chí có các lời khấn tư)

CHƯƠNG III: CÁC NGUỒN GỐC VÀ ĐỜI SỐNG ĐAN TU SƠ KHAI
I. Căn nguyên :
A. Đời đan tu có thể chế xuất hiện vào thời gian của đế chế Constantine khoảng 307 – 37 A.D.; giữa 250-350 A.D.
B. Các lý do: vào thế kỷ III, các Kitô hữu gia tăng về số lượng Kitô hữu và sự khoan dung tương đối (Kitô giáo đã quá lớn đến mức không thể huỷ diệt).
C. Sự chấm dứt các cuộc bách hại (với Sắc chỉ Milan năm 313 A.D.) : giảm bớt thách thức đối với tính anh hùng Kitô giáo. Thánh tử đạo là đỉnh điểm của đời sống Kitô hữu. Các đan sĩ là anh hùng mới trong đế quốc Rôma Kitô giáo.
D. Kitô giáo được chấp nhận và ngày càng được ủng hộ, sau đó trở thành quốc giáo (khoảng năm 390 A.D.).
1) Giảm bớt lòng nhiệt thành ban đầu.
2) Sự lãnh đạm, điều tầm thường đã lôi cuốn (mang tính diễu hành)
3) Chế độ khoan dung cho phép Kitô giáo có những hội đồng luật pháp (collegia) làm cho một đan viện có tính pháp lý.
E. Vì thế, mong ước của nhiều người được giải thoát.
1) Tìm kiếm sự khắt khe hơn, đời sống nguyên thủy mà không có các trò tiêu khiển của xã hội.
2) Sự phục hồi lại đời sống đơn giản, cộng đoàn thời giáo hội sơ khai.
II. Các nguồn gốc Ai Cập :
A. Ai Cập, Syria và Palaetine đã từng là những tỉnh thành nổi tiếng nhất của Rôma, và các vùng Kitô giáo phổ biến nhất; đồng thời cũng có sa mạc gần thung lũng và đồng bằng sông Nile, hoang mạc Syria – Palestine.
B. Ẩn sĩ :
1) Vào thế kỉ thứ nhất (250 – 350 A.D.) của đời đan tu, hình thức tu khổ hạnh, độc thân, nghiêm ngặt thì chiếm ưu thế và số lượng lớn nhất.
2) Thánh Phaolô Ai Cập được xem là “vị ẩn sĩ đầu tiên”.
C. Hình thức bán-ẩn sĩ đã chớm nở :
1) Bắt đầu với thánh Antôn Ai Cập (khoảng năm 250 – qua đời năm 350). “Tổ phụ của đời đan tu”.
2) Thánh nhân bắt đầu như một ẩn sĩ : cầu nguyện, khổ hạnh, tự nuôi sống bản thân bằng lao động của mình (nguồn gốc của truyền thống lao động tay chân); sau đó thêm các công việc bác ái.
3) Danh tiếng đã thu hút các ẩn sĩ khác đến sống gần để noi gương và xin thánh nhân chỉ dẫn, “hướng dẫn tâm linh” khi cần thiết (đây là nguồn gốc của việc xuất hiện bề trên).
4) Điều này đưa đến sự gia tăng các khu dân cư hay làng xã.
5) Đời đan tu đầu tiên xuất hiện như một lối sống tách biệt (ordo – một hàng ngũ). Thánh Antôn được xem là “đấng sáng lập”.
D. Đời tu cộng đoàn xuất hiện với thánh Pachomius (khoảng năm 290 – 346)
1) Hình thức tu cộng đoàn ban đầu xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ 4, khoảng 315 A.D. và vẫn là một hình thức bán-ẩn sĩ. Đó là một sự phát triển xa hơn của từ “tập đoàn”.
2) Các đan sĩ bắt đầu sống dưới cùng mái nhà, sống cộng đoàn, cầu nguyện và hướng dẫn tâm linh liên tục.
3) Đời đan tu như là kiểu tu viện (laura) :
a) Hợp thành một khu có các dãy nhà khép kín, có các con đường bên ngoài xung quanh nội vi.
b) Đã có những túp lều đơn độc cộng thêm những khu nhà khác nhau của các nhóm đan sĩ, mỗi nhóm tuỳ thuộc vào ngành nghề khác nhau (việc lao động tay chân)
4) Tu viện (laura) có thể rất đông.
a) Dòng Celtic, sau đó khoảng 2000 thầy đan sĩ.
b) Thánh Pachomius coi sóc 300 đan sĩ ở Tabenne và nhanh chóng tăng số lượng lên 7000 trong tất cả đan viện của ngài. Thánh Giêrôm nói có khoảng 50.000 đan sĩ Dòng Pachomius đã tổ chức hội nghị hàng năm.
5) Chứng cứ sớm nhất của “Bản Tu Luật”.
a) Hướng dẫn cho cộng đoàn, hướng dẫn cho bề trên để đảm bảo đạt được các mục đích của mình.
b) Mô tả sự tổ chức cách chi tiết, nhưng trong vài thế kỷ, những Bản Luật sớm nhất thì chưa được hoàn toàn hệ thống hoá (những quy định ngẫu nhiên).
c) Thánh Pachomius đã thể chế hoá sự thờ phượng hằng ngày và nối kết đời đan tu với đời sống bí tích của Giáo hội.
d) Vâng phục trở nên nhân đức đan tu quan trọng và lối sống khổ hạnh.
e) Viện phụ là cha linh hướng, người đóng vai trò Chúa Kitô trong cộng đoàn.
III. Đời đan tu Đông phương :
A. Từ Ai Cập, đời đan tu lan tỏa đến Syria, Palestine (Greater Syria) sau đó tới các lãnh thổ Hy Lạp của đế quốc Rôma ở Phương Đông/đế chế Byzantine.
B. Các đan sĩ tại Hy lạp và tại đế quốc Rôma Đông phương.
1. Địa vị của anh hùng Kitô giáo sau thời kỳ các thánh tử đạo.
a) Sống gương mẫu cho sự hoàn thiện đời sống Kitô giáo.
b) Yếu tố cốt lõi của nền văn minh Byzantine là cái nhìn về thực tại thiêng liêng.
c) “Đời đan tu là một thành tựu lớn nhất của Kitô giáo Đông phương” (Dawson?)
C. Thánh Basil (330-379) và đời tu cộng đoàn đúng nghĩa.
1. Đời tu cộng đoàn đúng nghĩa chỉ xuất hiện: một cộng đoàn (cenobium), khác với kiểu tu viện (laura).
2. Trở nên một hình thức ưu thế ở Đông phương cho dù các ẩn sĩ và các hình thức bán-ẩn sĩ vẫn tiếp tục hiện diện cho tới ngày nay.
3. Thánh Basil là tổ phụ của đời đan tu Đông phương. (Quan niệm của thánh Basil còn tiếp tục hiện diện như một quan niệm nền tảng của đời đan tu Đông phương và Slavic).
4. Cộng đoàn : Chỉ ở mức có thể quản lí được – để đảm bảo đời sống cô tịch cho mỗi cá nhân, và để duy trì mối dây liên kết giữa viện phụ và mỗi cá nhân đan sĩ. Điều này là đủ cho bề trên có thể nắm giữ.
5. Sự nhấn mạnh đến phụng vụ cộng đoàn (chứ không là kiểu sùng một cá nhân) với một lề thói cân bằng giữa thờ phượng và lao động tay chân. Với thánh Basil, thờ phượng thì có giá trị hơn khổ hạnh và khắc khổ thái quá.
6. Thực hành khổ chế : Nghiêm ngặt nhưng không thái quá. Tiết độ thì tốt hơn cho đời sống cộng đoàn.
a) Sự khổ chế cá nhân dẫn tới đời sống cộng đoàn và việc khổ chế cộng đoàn.
b) Để sống với những người khác, ý hướng của cá nhân phải nhường chỗ cho thiện ích của cộng đoàn.
7. “Tu Luật” của thánh Basil :
a) Bản Luật dài và Bản Luật ngắn thực sự là những kho tàng thiêng liêng.
b) Nó không phải là tu Luật theo kiểu Tây phương.
D. Những đặc điểm của đời đan tu trong Giáo hội Đông Phương.
1. Luôn luôn duy trì việc chiêm niệm nghiêm ngặt và rút lui khỏi xã hội, giảm bớt tình trạng giáo sĩ hóa như ở Tây phương.
2. “Các bản Luật” : Một bản văn thiêng liêng và các lời khuyên khổ chế được dùng như một sự hướng dẫn, chứ không phải là một “bản hiến pháp” nhưng đó là một “truyền thống”.
a) Rất nhiều luật hoặc các bản luật khác của địa phương hoặc sự pha trộn các luật.
b) Đời đan tu ở Đông phương rất đa dạng, mặc dù dùng chung cùng một bản luật. (Bản luật Basil tốt nhất là bản của thánh Theodore the Studite, năm 759 – 826).
3) Không có tu hội hay Dòng nào tiến triển mà luôn luôn là đời đan tu.
a) Dòng đan tu (ordo monastlcus) nền tảng. “Dòng đan tu” và đan viện độc lập.
b) Các hình thức theo thánh Antôn, thánh Pachomius, thánh Basil vẫn giữ những nền tảng (Núi Athos).
4) Không bao giờ đón nhận một hình thức tông đồ hoạt động hoàn toàn :
a) Thỉnh thoảng, các công việc bác ái, chăm sóc trẻ mồ côi, phục vụ bệnh viện – nhưng không bao giờ đó là mục đích chính yếu.
b) Theo truyền thống, các đan sĩ không phải là các giáo sĩ coi giáo xứ đã lập gia đình mới là các vị linh hướng của giáo dân, nhưng dân chúng đến với các đan sĩ, chứ không phải các đan sĩ đến với dân chúng.
c) Đan sĩ Đông phương có ít nhu cầu cho các hoạt động tông đồ. Đế chế Đông phương có đời sống đô thị phát triển cao và đông dân, có các giáo sĩ coi xứ chăm sóc phù hợp. Đông phương đã tổ chức được một hệ thống giáo hội có tầm mức cao; trong khi đó, Tây phương trong nhiều thế kỷ vẫn là lãnh thổ truyền giáo.
5. Chưa bao giờ có một sứ vụ tông đồ trí thức như các Dòng ở Tây phương như Dòng Đa Minh hay Dòng Tên, v.v.
a) Thánh Gregory Nyssa đã thêm vào việc nghiên cứu và học hành nhưng chỉ nhằm thăng tiến đời sống tâm linh của đan sĩ.
b) Điều này cũng giống với đan sĩ Biển Đức và các đan sĩ khác ở Tây phương trước thời Thượng Trung cổ.
c) việc học có tính “bổ trợ” , chẳng hạn những lúc các đan sĩ học Kinh Thánh, Giáo phụ, Thần học Huyền bí; việc học chưa bao giờ được xem là một phần chính yếu của đời đan tu (như Dòng Đa Minh quan niệm)
IV. Đời đan tu Tây phương sơ khai.
A. Những khởi đầu không chắc chắn :
1. Những cộng đoàn tiên khởi ở Tây phương có lẽ bắt chước sách Công vụ, những dấu vết sớm nhất của chúng ta là vào thế kỷ III.
2. Thánh Giêrônimô thông qua bản dịch Latin đã phổ biến lý tưởng của các đan sĩ ở Tây phương khoảng thế kỷ IV.
a) Thánh nhân đã chuyển dịch những bản văn nền tảng của Đông phương, chẳng hạn như tu Luật của thánh Pachomius.
b) Cũng như ghi lại tiểu sử của một vài vị đan sĩ nổi tiếng ở Ai Cập và Palestine.
3. Sự ảnh hưởng của thánh Athanasiô, Giáo phụ thành Alexandria, Ai Cập là rất lớn.
a) Những thời gian đi đày: Rôma (339), Trier (336-337) và Aquileia (Venice).
b) Quyển sách Đời sống của thánh Antôn của thánh Athanasio rất nổi tiếng.
4. Tầm ảnh hưởng của thánh Ambrôsiô, Phaolô thành Nola, thánh Âu-tinh (sau đó đón nhận các bản tu luật).
B. Vùng nam xứ Gaul (Pháp) là trung tâm chính của đời đan tu Tây phương sơ khai
(thế kỷ IV-VI).
1. Thánh Mactinô thành Tours (thế kỷ IV) đã thành lập Marmoutier (372), sau đó Liguge ở trung tâm xứ Gaul. Những nơi này đã trở thành những trung truyền giáo.
2. Nhiều điều luật khác nhau – chẳng hạn thánh Honoratus vùng Lerins (một vài hoạt động trí thức). Có nghi ngờ việc người viết một bản luật.
3. Thánh Caesarius xứ Arles (470-542).
a) Các điều luật cho nam nữ tu sĩ.
b) Ý niệm đầu tiên về sự vĩnh cư – vì dụ một đan sĩ sống trong một đan viện.
4. Gioan Cassian (qua đời đầu thế kỷ V) tại Marseilles.
a) Bắt đầu một sự hoà hợp hoặc thích nghi của những thực hành Đông phương vào suy nghĩ và điều kiện ở Tây phương.
b) Những hội nghị về đời sống tâm linh và lý tưởng đan tu rất phổ biến trong những giai đoạn thời Trung cổ. Những hội nghị này là một sự ưa thích của thánh Đa Minh, (có một chương riêng biệt bàn về bán-Pêlagiô)
5. Đời đan tu sơ khai ở Tây Ban Nha có tính tự phát; tồn tại đến 711 A.D.
C. Những đặc điểm:
1. Ảnh hưởng mạnh mẽ từ Ai Cập/Đông phương cho đến thời thánh Biển Đức, bởi vì nó được du nhập vào.
2. Những trường phái sớm nhất như Tours, Lerins dường như là kiểu mẫu của thánh Pachomius.
3. Đời sống cô tịch nghiêm ngặt, hoán cải và khổ chế (những lý tưởng của các giáo phụ sa mạc : Vitae Patrum).
4. Những điều luật và tổ chức vẫn rất sơ khởi giống như Đông phương.
V. Đời đan tu Celtic :
A. Cũng tương tự như kiểu Đông phương và đời đan tu Tây phương sơ khai. Trước thời thánh Biển Đức (thế kỷ VI).
B. Các nguồn cội :
1. Có lẽ những bước đầu tiên tiến triển như một hình thức bản địa; các Kitô hữu
Ai Len đầu tiên đã sống Tin Mừng theo nghĩa đen.
2. Những liên hệ với xứ Celtic-Roma Gaul.
a) Sứ vụ của thánh Patrick tại Ai Len khoảng 432-450.
b) Thánh Patrick đã sống một thời gian ở Gaul và có thể đã sống hoặc viếng thăm vùng Tours và Lerins.
c) Thế kỷ thứ V, người Ai Len có thể đã liên hệ với Kitô giáo ở xứ Wales và Nước Anh (vùng Celtic) trong suốt và sau thời thánh Patrick.
d) Có thể các đan sĩ tị nạn đã từ xứ Gaul đến Ai Len sau năm 409/410-450, trong suốt những cuộc di dân Teutonic vào xứ Gaul.
C. Những đặc điểm :
1. Sơ khởi, hình thức tu viện (laura) nổi trội.
2. Lý tưởng sống ẩn sĩ rất mạnh mẽ được xem như là đỉnh điểm của đời sống cộng đoàn (khi một ai đó đủ hoàn thiện).
3. Nội vi lỏng lẻo: tinh thần bộ tộc cộng với sự tự do của phong trào mang tính đan tu kiểu Đông phương (Các đan sĩ ở Kells và ở Armagh đã đánh nhau trong trận chiến không cân sức để giành đan viện ở Armagh).
4. Sự tổ chức lỏng lẻo, sự giám sát thiếu chặt chẽ trong cuộc sống (Thánh lễ chỉ được dâng vào ngày Chúa nhật và các ngày lễ kính cho các giáo hữu).
5. Sự khổ chế nghiệm ngặt được gọi là “sự tử đạo trắng” thích hợp với khí chất của người Ai Len thời đầu – khí hậu khắc nghiệt, đời sống bộ tộc gay gắt, thô sơ.
6. Được minh hoạ bởi sự lưu đày tự nguyện :
a) Hoán cải hoàn toàn, sự mở rộng lý tưởng ẩn sĩ – đi đến nơi nào mà Chúa dẫn dắt.
b) Đóng góp cho sứ vụ truyền giáo tới vùng Scotland, miền Bắc nước Anh, vùng lax Franks và dân ngoại.
c) Các đan viện Ai Len được thành lập trên những lục địa như là trung tâm để hoạt động (St.Gall, Burgundy).
d) Huyền thoại thánh Brendan.
7. Các tu luật :
a) Những bộ luật sớm kết hợp lại thành bộ luật của thánh Columban (Columbanus), một sự mô tả tốt nhất về đời đan tu vùng Celtic cuối thế kỷ VI.
b) Tu Luật thánh Columban là tu luật thành công nhất và phổ biến nhất.
c) Rất phổ biến đến nỗi được đón nhận vào lục địa vào thế kỷ VII bởi các đan viện thành lập rất sớm.
D. Vai trò duy nhất trong tổ Chức giáo hội :
1. Ai Len – không có các thành phố, sự viếng thăm thông thường của giám mục (các thành phố thuộc Rôma cổ).
2. Đan viện trở thành trung tâm của giáo hội cũng như là trung tâm văn hoá và tôn giáo suốt nhiều thế kỷ
3. Giáo hội Ai Len là cộng đồng mang tính đan tu nhất trong Kitô giáo
4. Mỗi đan viện phục vụ một bộ tộc riêng lẻ và viện phụ thường là lãnh đạo của bộ tộc.
5. Viện phụ thường là người đứng đầu quản trị của giáo hội địa phương và vị giám mục tại nơi cư trú giới hạn vào những chức năng thuộc phần tâm linh mà thôi.
E. Vài điều khác :
1. Đề ra những con đường cho những hình thức khác – rất khổ hạnh và tổ chức rất yếu vì chủ nghĩa cá nhân và sự căng thẳng của đời ẩn sĩ phải nhường chỗ đời sống cộng đoàn.
2. Lục địa Châu Âu cuối cùng cũng mang hình thức tu trì Biển Đức.
3. Ai Len :
a) Vào thế kỉ thứ IX, người Viking đã tàn phá và làm suy yếu Ai Len, Scotland và miền Bắc nước Anh.
b) Các giáo phận được thành lập ở Ai Len vào thế kỷ XII.
c) Bộ luật Latin du nhập và đời đan tu Celtic đã biến mất khoảng năm 1200.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here