Lễ Kỷ Niệm Cuộc Vượt Qua Của Người Do Thái và Lễ Phục Sinh Của Kitô Giáo

0
820


Lm. Joseph Nguyễn Hiển, OP.

 

Đối với các kitô hữu, ngày lễ Vượt Qua được đánh dấu bằng việc cử hành biến cố phục sinh của Đức Kitô. Công Đồng chung Nicée năm 325 đã ấn định việc cử hành lễ này vào Chúa nhật thứ nhất sau tuần trăng tròn tiếp theo của đầu mùa xuân. Vì thế, lễ Phục Sinh có thể rơi vào khoảng thời gian từ 22 tháng 3 và 25 tháng 4 hằng năm. Ngày 22 tháng 3 thường là ngày trùng khớp nhất.

Tuy nhiên, không có sự thống nhất về cử hành lễ này giữa các giáo hội tây phương và chính thống giáo. Những tín hữu của các Giáo hội tây phương đã thích ứng niên lịch grégorien để ấn định ngày lễ Phục Sinh, trong khi đó những kitô hữu Chính Thống giáo luôn giữ lịch julien được ấn định bởi Jules César. Vì điều này, có thể có một hoặc nhiều tuần lễ xen giữa giữa hai cuộc cử hành Phục Sinh. Vào năm 2004, 2007, 2010, 2011 và 2014, ngày lễ Phục Sinh sẽ được cử hành chung cho tất cả kitô hữu hai giáo hội.

Chúng ta phân biệt lễ Vượt Qua Do thái giáo và lễ Phục sinh Kitô giáo : lễ Vượt Qua của người Do thái giáo thường được dùng ở số ít, ngược lại Phục Sinh Kitô giáo lại ở số nhiều[1]. Tuy nhiên, sự khác nhau thì không chỉ là việc dùng ở số nhiều hay số ít.

1.- Lễ Vượt Qua của Do thái giáo

Lễ Vượt Qua của người Do thái bắt đầu vào ngày 14 tháng Nissan, kéo dài thêm một tuần sau đó (cf. Lv 23,4-7). Nissan là tháng đầu của mùa gặt, vào mùa xuân, mùa đầu tiên của chu kỳ thời gian. Người ta mang đến Đền Thờ những hoa trái đầu tiên của mùa màng từ ngày thứ hai của tuần lễ Vượt Qua. Điều mà những người Do thái mừng lễ thường diễn ra vào chính ngày Thiên Chúa giải phóng dân khỏi cảnh nô lệ Ai-Cập. Trải dài trong đêm của ngày này, Thiên Chúa rảo qua tất cả những nhà người Do thái vốn đã được hướng dẫn bôi máu chiên lên khung cửa nhà. Sức mạnh của người ai cập không thể thắng nổi người Do thái, vốn được hướng dẫn bởi Moïse, người đã được uỷ thác đưa dân vào miền đất hứa bởi Thiên Chúa (Xh 12).

Vì vậy, lễ Vượt Qua được coi là một lễ giải phóng dân tộc; ngày khai sinh Israël như một dân, một quốc gia.

Việc khai sinh này cho thấy sức mạnh và hành động của Thiên Chúa, không phải bằng một cuộc chiến tranh đòi độc lập hoặc cuộc nội chiến. Những khởi đầu của một dân tộc được tìm thấy trong sự tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa. Vào thời gian này, Thiên Chúa đã đề nghị một giao ước với dân Người và những lời hứa này từng bước được xác định. Cũng vì vậy, những ngôn sứ Israël đã loan báo về thời gian mà Thiên Chúa gởi Đấng Thiên Sai của Người để giải phóng thế giới khỏi sự xấu và sự chết.

Vào thời Đức Giêsu, tất cả người Do thái thường phải hành hương về Giêrusalem để cử hành lễ Vượt Qua.

Các Tin mừng làm chúng rằng, Đức Giêsu đã sống trong bầu khí các lễ hội này. Trong lễ hội này, bữa ăn thường bao gồm những yếu tố tượng trưng như : thịt chiên rôti, rau đắng, bánh không men, bốn chén rượu. Diễn trình sẽ là : sau chén rượu thứ nhất, người ta kể lại lịch sử Lưu Đày, kế đến tất cả sẽ hát thánh vịnh 113 và 114; tiếp theo, người ta sẽ cạn chén rượu thứ hai. Bánh không men được chia sẻ cùng với việc cạn chén rượu thứ 3 và hát thánh vịnh 115 đến 118 trước khi cạn chén rượu thứ 4.

Vào bữa ăn cuối vào Thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giêsu đã chỉ dẫn cách rõ ràng mối liên hệ tương tác giữa hiến tế của ngưòi và điều mà được thực hành tại lễ Vượt Qua.

2.- Lễ Phục Sinh Kitô giáo

Khi Đức Giêsu bắt đầu rao giảng về Thiên Chúa cho dân chúng, người khoảng 30 tuổi. Gioan Baotixita nói về Đức Giêsu và chỉ cho đám đông rằng : “Đây la Chiên Thiên Chúa, Đấng xoá bỏ tội trần gian” (Ga 1,29). Điều này có nghĩa là Đức Giêsu sẽ bi chịu chết giống như người ta giết những con chiên, và điều này sẽ xảy ra vì tội lỗi của con người.

Cái chết của Đức Kitô vào thứ Sáu Tuần thánh cho thấy mối tương quan trực tiếp với việc hiến tế của các con chiên vào lễ Vượt Qua tại Giêrusalem. Thánh Phaolô đã viết : “Đức Kitô, đấng phục sinh của chúng đã bị hiến tế”. Trong sách Khải Huyền, đấng Thiên Sai được giới thiệu giống như “con chiên chịu hiến tế”. Quả vâỵ, “người đã chuộc muôn dân về từ các chi tộc, mọi ngôn ngữ, mọi quốc gia bằng máu của người”.

Tân Ước đặt cái chết của Đức Giêsu trong tương quan với việc giải phóng được miêu tả trong sách Xuất Hành. Hành động này được diễn tả nhằm nói đến một cách chung cho tất cả con người : máu Đức Kitô giải thoát tất cả con người để quy tụ họ thành một dân duy nhất.

Sự tự do đạt được không phải là khỏi vua Ai cập, Pharaon, nhưng khỏi sự dữ vốn rình rập tất cả loài người : những đau thương, ước muốn xấu xa và lỗi tội… Được giải thoát khỏi quá khứ, những người tin này cùng bước vào con đường hướng đến Vương Quốc của Thiên Chúa.

Tóm lại, trong khi tưởng nhớ bữa ăn cuối cùng của Đấng Cứu Chuộc, tưởng nhớ cái chết và sự phục sinh của Người, các tín hữu sống lại tâm tình của biến cố Phục Sinh trong mỗi thánh lễ. Mầu nhiệm này cần được cử hành một cách trang trọng và đẹp nhất của tất cả các lễ hội.

 

(Viết theo José Loncke, Pâque et Pâques, dans Croire pocket, livre n° 19/2009)

 


[1] Tuy nhiên, vào thời Trung cổ, dù cụm từ này được viết theo số ít hay số nhiều thì cũng không có sự phân biệt nào về việc cử hành hai lễ này cả.