Khái Lược Về Bí Tích Giao Hòa: Quyền Tha Tội Của Hội Thánh Được Xem Như Bí Tích (2)

0
769


Tác giả: LUDWIG OTT


 

ĐOẠN II

QUYỀN THA TỘI CỦA HỘI THÁNH ĐƯỢC XEM NHƯ BÍ TÍCH

 ****

TÍNH BÍ TÍCH CỦA QUYỀN THA TỘI CỦA HỘI THÁNH

1. Thực tại của Bí tích

VIỆC THA TỘI TRONG CUỘC THẨM PHÁN THỐNG HỐI LÀ MỘT BÍ TÍCH THỰC SỰ VÀ ĐÚNG ĐẮN, KHÁC HẲN VỚI BÍ TÍCH THÁNH TẨY. De fide.

Công Đồng Tridentinô đưa ra một định nghĩa để chống lại nhóm Tin Lành như sau : SI QUIS DIXERIT, IN CATHOLICA ECCLESIA POENITENTIAM NON ESSE VERE ET PROPRIE SACRAMENTUM. ANATHEMA SIT. D 911; so 912.

Trong hành động tha tội của Hội Thánh, cần phải có ba phần cần thiết đòi buộc một BT phải có:

a) dấu chỉ ân sủng bề ngoài, khả giác,

b) hiệu quả ơn sủng bề trong, vô hình,

c) do Chúa Giêsu thiết lập.

2. Bản chất thể lý của Bí tích

Từ thời Công Đồng Tridentinô, có ý kiến chung (sententia communis) với nhóm Thomisten, cho rằng bản chất thể lý của BT Thống hối một mặt gồm những hành động của hối nhân (ăn năn, xưng thú tội lỗi, đền tội hay ít ra ý chí muốn đền tội) những điều này tạo thành “như Chất thể” (Quasi-Materia – D 699, 896, 914) mặt khác là lời xóa giải của linh mục, như là mô thức (Forma). Những hành động nêu trên của hối nhân đều hướng vào lời xóa giải, cũng như Materia hướng về Forma và cùng với lời này tạo thành dấu chỉ bí tích tạo ân sủng.

Nhóm Scotisten lại cho rằng, bản chất thể lý của BT Thống hối chỉ gồm có lời xóa giải của linh mục mà thôi và các hành động của hối nhân chỉ là điều kiện cần thiết để lãnh nhận BT cho xứng đáng.

a). Ý kiến của trường phái Thomisten có những lý luận như sau:

– Theo giáo lý của công đồng Tridentinô (D 896) uy lực của BT Thống Hối có ưu tiên, nhưng không hoàn toàn nằm trong lời xóa giải. Vì uy lực của một BT chỉ có thể nằm trong điều gì thuộc bản chất của BT ; nếu như thế ba hành động của hối nhân phải được xem như QUASI MATERIA SACRAMENTI và cũng như là PARTES POENITENTIAE, cùng với lời xóa giải như là FORMA, tạo thành bản chất của BT.

– Nếu so sánh sự tương tợ với các BT khác (trừ BT Hôn Phối) chúng ta sẽ thấy, dấu chỉ bí tích của BT Thống Hối cũng bao gồm hai phần thực sự khác biệt nhau. Các hành động của hối nhân thực sự phải được xem như Materia, vì được xếp đặt nhằm vào lời xóa giải và nhờ mô thức này mà định hình. Nhưng chỉ vì thiếu chất liệu thể lý nên người ta gọi đó là “tương tự như chất thể” (Quasi-Materia) (so Cat. Rom. II 5, 13).

– Vì việc tha tội mằn trong một tiến trình xử án, thế nên những phần cơ bản của tiến trình xử án này phải là những phần thuộc về bản chất của Bí Tích. Trong tiến trình xử án, không những có phán quyết mang tính thẩm phán, nhưng còn có sự nhận thức và suy xét hành động. Điều này thực hiện trong buổi thẩm tra Thống Hối bằng chính việc tự thú của tội nhân. Và vì thẩm phán Thống Hối đều nhắm vào việc tha thứ tội lỗi, thế nên việc xưng thú tội lỗi cũng liên kết với sự thành tâm ăn năn và ý muốn đền tội.

– Thánh Thôma xem những hành động của Hối nhân là Materia thuộc về bản chất của BT Thống Hối (S.th. III 84,2).

b). Trường phái Scotisten cũng công nhận như Công Đồng Tridentinô xem các hành động của Hối nhân là QUASI-MATERIA, nhưng lại hiểu đấy không phải là Materia đúng nghĩa, có nghĩa là họ công nhận quasi-materia này cần thiết cho việc hoàn tất BT (AD INTEGRITATEM SACRAMENTI) nhưng không thuộc về bản chất của BT. Họ hiểu thuật ngữ PARTES POENITENTIAE là những phần trọn vẹn. Trường phái Scotiaten dẫn chứng như sau : các hành động của hối nhân không thể là dấu chỉ thích hợp cho hiệu quả ân sủng BT được, vì thế cũng không thể là nguyên nhân. Vị linh mục như là người ban phát duy nhất BT Thống Hối mới là dấu chỉ trọn vẹn của BT. Thực hành trong Hội Thánh cho phép ban BT Thống hối cho người bất tỉnh với điều kiện, điều này phải hiểu là dấu chỉ BT Thống Hối hoàn toàn nằm trong hành động của linh mục.

***

CHƯƠNG MỘT

DẤU CHỈ BÊN NGOÀI CỦA BÍ TÍCH THỐNG HỐI

 

A. ĂN NĂN TỘI

I. ĂN NĂN TỘI NÓI CÁCH CHUNG

1. Ý niệm và sự cần thiết

Công Đồng Tridentinô định nghĩa ăn năn tội (CONTRITIO, COMPUNCTIO) như là “đau đớn trong lòng và chê ghét tội đã phạm, dốc lòng chứa từ nay không phạm tội nữa” : ANIMI DOLOR AC DETESTATIO DE PECCATO COMMISSO, CUM PROPOSITO NON PECCANDI DE CETERO. D 897. Hành động ăn năn tội bao gồm ba hành động ý chí trong một sự thống nhất : đau đớn trong lòng, chê ghét tội lỗi, dốc lòng chừa. Việc đau đớn ăn năn là một hành động ý chí, không cần thiết ( và cũng không phải lúc nào cũng thực hiệc được) phải bộc lộ trong tình cảm đau đớn. Dốc lòng chừa sẽ không phạm tội nữa phải nằm trong trong việc thành thực ăn năn tội lỗi đã phạm cách thực tiễn.

Cũng như trong bản chất của việc công chính hóa đưa tới, ăn năn là phần đầu tiên và cần thiết nhất cho BT Thống Hối và trong mọi thời là điều kiện tất yếu để lãnh nhận ơn tha tội (D 897). Căn cứ vào việc thiết lập BT Thống Hối, việc ăn năn phải nằm trong ý muốn xưng tội và đền tội. Vì ăn năn là một thành phần chính yếu của dấu chỉ bí tích, thế nên khởi đầu của BT Thống hối nó phải được gợi lên đầu tiên và cụ thể (contritio formalis).

2. Các đặc tính

Sự ăn năn tội mang lại ơn cứu độ (contritio salutaris) phải là nội tâm, siêu nhiên, phổ quát và vượt trên mọi giá trị.

a) Ăn năn tội trong nội tâm, vì đó là một hành động của lý trí và ý chí. Ge 2,13: “Hãy xé tâm hồn chờ đừng xé áo !”. Vì là một phần của dấu chỉ Bí tích, việc ăn năn tội phải tỏ lộ ra bên ngoài (tự thú).

b) Ăn năn tội phải siêu nhiên, vì nó hình thành dưới tác động của hiện sủng và vì tội lỗi được xem như là xúc phạm đến Thiên Chúa, cùng đích siêu nhiên của chúng ta. D 813,1207.

c) Ăn năn tội mang tính phổ quát, khi nó bao trùm các tội nặng mình đã phạm. Chúng ta biết là tội nặng này sẽ kéo theo tội khác.

d) Ăn năn tội phải vượt trổi hơn mọi giá trị khác (appretiative summa) khi tội nhân chê ghét tội lỗi như sự xấu xa to lớn nhất và sẵn sàng đón nhận đau khổ, hơn là lại xúc phạm đến Chúa vì một tội nặng khác. Ăn năn tội không cần phải có cảm nghiệm về mọi giá trị lớn (intensiva summa).

3. Phân chia

Ăn năn tội được phân chia ra hai loại

– Ăn năn tội cách trọn (CONTRITIO CARITATE PERFECTA hay là ăn năn tội theo nghĩa hẹp).

– Ăn năn tội cách chẳng trọn (CONTRITIO IMPERFECTA hay là ATTRITIO).

Thánh Tôma phân biệt hai loại ăn năn căn cứ theo liên hệ của chúng với ơn thánh hóa : contritio là ăn năn của người đã được công chính hóa (poenitentia formata, sc. caritate) , attritio là ăn năn của người chưa được công chính hóa (poenitentia informia = caritate non conformata). So De vert. 28,8 ad 3.

Từ công đồng Tridentinô người ta phân biệt hai loại ăn năn dựa theo động lực (motiv) : ăn năn tội cách trọn xuất phát từ động lực tình yêu Thiên Chúa cách trọn vẹn ; ăn năn tội cách chẳng trọn xuất phát từ động lực yêu Chúa chưa trọn vẹn hay là từ những nhân tố siêu nhiên thúc đẩy đưa người ta đến ăn năn, tỉ dụ như hy vọng vào phần thưởng vĩnh cửu hay sợ hãi trước phần phạt muôn đời. Từ những động lực khác nhau hai cách ăn năn khác biệt nhau không phải theo cấp bậc, nhưng là theo loại.

II. ĂN NĂN TỘI CÁCH TRỌN

1. Bản chất của ăn năn tội cách trọn

Chủ lực của ăn ăn tội cách trọn là tình yêu Chúa trọn vẹn hay CARITAS. Điều này nằm ở chổ, người ta yêu Chúa trên hết mọi sự vì Chúa (AMOR BENEVOLENTIAE hay là AMICITIAE). Đối tượng mô thức (Formalobjekt) chính là những điều tốt lành của Thiên Chúa (BONITAS DIVINI ABSOLUTA).

Bước đầu tiên của tình yêu Chúa trọn vẹn là tình yêu cảm tạ (amor gratitudinis) ; vì sự cảm tạ chân tình không nhìn vào hành động ân tình, cho bằng nhìn vào ý hướng, từ đó phát xuất những hành động ân tình này. Đối tượng mô thức của tình yêu cảm tạ là những điều tốt lành của Thiên Chúa bộc lộ qua biết bao nhiêu hành động trợ giúp, đặc biệt nhất là hành động ân tình cứu độ qua Đức Kitô trên thập giá (bonitas divina relativa). Tự nó, tình yêu cảm tạ sẽ chuyển sang CARITAS.

Tình yêu vật dục (amor concupiscentiae hay là spei), với tình yêu đó người ta yêu Thiên Chúa, nhưng là vì bản thân mình ; tình yêu này trước tiên là yêu chính bản thân mình, thứ đến và cũng vì thế là tình yêu đối với Thiên Chúa, nhưng không trọn vẹn ; nó không đủ chủ lực để trở thành ăn năn tội cách trọn. Tình yêu trọn vẹn không đòi buộc phải phủ nhận việc tìm hạnh phúc cho mình nơi Thiên Chúa, nhưng phải đặt các đòi hỏi của mình dưới các đòi hỏi của Thiên Chúa. Chính vì thế, Hội Thánh không chấp nhận lý thuyết của Tổng Giám mục Fénélon thành Cambrai (+1715) cho rằng sự toàn thiện Kitô giáo nằm trong tình trạng tình yêu thuần túy đối với Thiên Chúa, loại bỏ mọi động lực khác (amour désinteressé). D 1327tt.

Bản chất của tình yêu trọn vẹn và ăn năn tội cách trọn không đòi buộc phải đạt tới một mức độ mãnh liệt hay kéo dài. Những điều này chỉ tạo những sự viên mãn tùy phụ.

2. Việc công chính hóa, ngoài Bí tích, còn nhờ vào lòng ăn năn thống hối cách trọn

a). VIỆC ĂN NĂN TỘI CÁCH TRỌN ĐÃ TRAO BAN CHO NGƯỜI PHẠM TỘI TRỌNG ÂN SỦNG CÔNG CHÍNH HÓA TRƯỚC KHI LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THỐNG HỐI. Sent. fidei proxima.

Công đồng Tridentinô giải thích : ETSI CONTRITIONEM HANC ALIQUANDO CARITATE PERFECTAM ESSE CONTINGAT HOMINEMQUE DEO RECONCILIARE, PRIUSQUAM HOC SACRAMENTUM ACTU SUSCIPIATUR ETC. D 898.

Hội Thánh bác bỏ lý thuyết của Baius, cho rằng caritas có thể tồn tại chung với tội trọng (D 1031, 1070) và việc ăn năn tội cách trọn chỉ tạo ơn công chính hóa ngoài bí tích trong trường hợp khẩn cấp và tử đạo mà thôi (D 1071).

b). VIỆC ĂN NĂN TỘI CÁCH TRỌN TẠO ĐƯỢC ÂN SỦNG CÔNG CHÍNH HÓA, CHỈ KHI ĐƯỢC LIÊN KẾT VỚI LÒNG KHAO KHÁT LÃNH NHẬN BÍ TÍCH (VOTUM SACRAMENTI). De fide.

Công đồng Tridentinô dạy : RECONCILIATIONEM IPSI CONTRITIONI SINE SACRAMENTI VOTO, QUOD IN ILLA INCLUDITUR, NON ESSE ADSCRIBENDAM. D 898. Nhờ lòng khao khát lãnh nhận BT (votum sacramenti) mà động lực chủ quan và khách quan của việc tha tội, hành động ăn năn của hối nhân và quyền tháo cởi của Hội Thánh liên kết với nhau chặt chẻ lại. Lòng khao khát lãnh nhận BT nằm thực sự trong việc ăn năn tội cách trọn.

Trong Cựu Ước, việc ăn năn tội cách trọn cũng là phương tiện cho người trưởng thành có thể được ơn tha tội. So Ed 18,21tt; 33,11tt; Tv 31,5. Tân Ước cũng công nhận tình yêu trọn vẹn đối với Thiên Chúa có khả năng mang lại ơn tha tội. So Ga 14,21tt ; Lc 7,47 (“Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều”) ; 1 Ga 4,7.

Các giáo phụ giải thích đọa 1 Pr 4,8 : CARITAS OPERIT MULTITUDINEM PECCATORUM (lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi), được hiểu trong liên hệ tha thứ cho nhau giữa con người, thường được giải thích như là ơn Thiên Chúa tha tội căn cứ vào việc ăn năn vì tình yêu. So Clément thành Rôma, Cor 49,5 ; Origenes, In Lev. hom.2,4 ; Petrus Chrysologus, Sermo 94. Origenes cho rằng có 7 phương tiện tha tội và “tình yêu sung mãn” (abundantia caritatis) đứng hàng thứ 6 , đó là ông căn cứ vào các đoạn Lc 7,47 và 1 Pr 4,8.

III. ĂN NĂN TỘI CÁCH CHẲNG TRỌN

1. Bản chất của việc ăn năn tội cách chẳng trọn

Ăn năn tội cách chẳng trọn (attritio) là một sự ăn năn tội thật, nhưng xuất phát từ những động lực ít siêu vượt hơn là ăn năn tội cách trọn. Nó chê ghét tội lỗi như là điều xấu cho chúng ta, khi thấy linh hồn bị vương ám lỗi lầm (malum culpae) và kéo theo hình phạt của Thiên Chúa (malum poenae). Công Đồng Tridentinô vì thế xem những động lực của việc ăn năn tội cách chẳng trọn là “việc thấy sự xấu xa của tội lỗi” (consideratio turpitudinis peccati) và “sợ hình phạt trầm luân đời đời cũng như hình khổ khác” (metus gehennae et poenarum). D 898. Sự sợ hãi hình phạt đời đời thường xuất hiện, nhưng không phải là động lực duy nhất của việc ăn năn tội cách chẳng trọn.

Động lực của ăn năn tội cách chẳng trọn là sự sợ ; sự sợ này không phải là sự sợ hãi của con cái (timor filialis) luôn có trong caritas và sợ tội như là xúc phạm đến điều thiện hảo cao cả được caritas yêu mến ; nó cũng không phải là sự sợ hãi mang tính nô lệ (timor serviliter servilis), chỉ sợ hình phạt nhưng vẫn còn ao ước phạm tội ; nó là sự sợ hãi nô lệ (timor simpliciter servilis) không những sợ hình phạt mà cả Thiên Chúa gia phạt, từ đó đưa đến việc xoay ý muốn khỏi tội. Attritio chuẩn bị cho việc công chính hóa phải loại bỏ ý muốn phạm tội, liên kết với hy vọng được tha thứ.

Thuật ngữ “attritio” được sử dụng vào khoảng cuối thế kỷ thứ 12 (Simon thành Tournai ; trước năm 1175). Ý nghĩa của nó thay đổi thường xuyên trong thần học Kinh Viện. Nhiều nhà thần học hiểu đây là ăn năn tội, nhưng lại không có ý muốn xưng tội và đền tội, cũng không có quyết tâm thay đổi đời sống. Thường cách ăn năn tội này bị xem như không đủ để được ơn tha tội.

2. Đặc tính luân lý và siêu nhiên

ĂN NĂN TỘI VÌ SỢ LÀ MỘT HÀNH ĐỘNG TỐT VỀ MẶT LUÂN LÝ VÀ CÓ TÍNH SIÊU NHIÊN. De fide.

Để chống lại ý kiến của Luther cho rằng, ăn năn tội xuất phát từ sự sợ hãi trước hình phạt hỏa ngục làm cho con người trở thành giả hình và chỉ làm cho con người phạm tội thêm, công đồng Tridentinô tuyên bố, việc ăn năn tội này “là một hồng ân Thiên Chúa, một thúc đẩy của Chúa Thánh Thần ; với sự trợ lực của Người, hối nhân chuẩn bị để bước vào con đường công chính hóa (D 898) và nó là “một sự đau khổ thật sự và hữu ích” (D 915). Vì thế attritio là tốt về mặt luân lý và mang tính siêu nhiên. So D 818, 1305, 1411t, 1525.

Trong nhiều đoạn, Thánh Kinh cảnh cáo khi nhấn mạnh đến hình phạt của Thiên Chúa đối với tội lỗi. Mt 10,28 :“Anh em hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục.” So Xh 20,20 ; Tv 118,120 ; Mt 5,29t ; Ga 5,14.

Cả các giáo phụ cũng sử dụng động lực sợ hãi – Tertullian đòi buộc tội nhân phải lãnh nhận sự thống hối công khai, nhờ đó mà người ta thoát khỏi hình phạt hỏa ngục (De poenit. 12). – Augustinus khuyên nhủ người ta phải sợ hãi trước hình phạt của Thiên Chúa vì đó là con đường chuẩn bị đưa đến tình yêu đối với sự công chính (Enarr. in Ps 127,7t). – Johannes Chrysostomos nói :“Có cái gì tệ hơn là hỏa ngục ? Và không có cái gì hữu ích hơn là sợ nó; vì việc sợ hỏa ngục tạo cho chúng ta được triều thiên Nước Trời” (De statuis 15,1).

Những kết án nặng nề của A.W.Diekhoff và A. Harnack chống lại giáo lý thống hối xuất phát từ thời Trung Cổ, cho rằng người ta chỉ cần ăn năn vì sợ hình phạt là đủ ; những kết án này không đúng với thực tế lịch sử.

3. Ăn năn tội cách chẳng trọn và Bí tích Thống Hối

TRONG BÍ TÍCH THỐNG HỐI, ĂN NĂN TỘI CÁCH CHẲNG TRỌN ĐỦ ĐỂ ĐƯỢC ƠN THA TỘI. Sent. communis.

Trong khi những người theo đường hướng CONTRITIO cực đoan, đòi buộc cần phải có contritio trực tiếp công chính hóa mới có thể lãnh nhận thành sự bí tích Thống Hối, thì nhiều thần học gia sau công đồng Tridentinô xác tín rằng, ăn năn tội cách chẳng trọn (attritio) đủ để được ơn tha tội trong BT Thống Hối. Công đồng Tridentinô không đưa ra một quyết định có thẩm quyền, nhưng chỉ dạy cách gián tiếp khi tuyên bố rằng, ăn năn tội cách chẳng trọn tự nó không thể công chính hóa tội nhân nếu như không có BT Thống Hối, nhưng chuẩn bị tâm hồn đón nhận hồng ân công chính hóa trong BT Thống Hối : ET QUAMVIS SINE SACRAMENTO POENITENTIAE PER SE AD IUSTIFICATIONEM PERDUCERE PECCATOREM NEQUEAT, TAMEN EUM AD DEI GRATIAM IN SACRAMENTO POENITENTIAE IMPETRANDAM DISPONIT. D 898. Theo mạch văn, ở đây muốn nói tới sự chuẩn bị gần và trực tiếp, liên kết với BT để đạt được hồng ân công chính hóa.

Nếu như để thành BT Thống Hối người ta đòi buộc cần phải có ăn năn tội cách trọn, thì có lẽ BT Thống hối sẽ không còn là BT cho kẻ chết nữa., vì sự công chính hóa phải luôn luôn diễn ra trước khi lãnh nhận BT thật sự. Quyền tha tội sẽ mất mục đích xứng đáng của mình, vì trong thực tế sẽ không còn tội trọng được tha trong BT Thống Hối (D 913). Lời xóa giải sẽ chỉ còn là lời tuyên bố như Petrus Lombardus đã dạy. Theo quyết định của Công Đồng Tridentinô, trong trường hợp nguy tử, mỗi linh mục có thể tha thứ mọi tội và mọi kỷ luật, như thế không ai bị kỷ luật để bị cầm buộc ơn tha tội (D 903), nếu như ý kiến trên thì điều này vô nghĩa. Con đường để đạt ơn công chính thay vì sẽ nhẹ nhàng hơn qua việc thiết lập BT Thống hối thì sẽ hóa ra nặng nề hơn.

4. Trường phái Contritionismus và trường phái Attritionismus

Theo giáo lý Công Đồng Tridentinô về ơn Công Chính hóa, khởi điểm tình yêu đối với Thiên Chúa, thường được gọi là AMOR INITIALIS, phải được liên kết với sự ăn năn tội cách chẳng trọn (diligere incipiunt ; D 798). Về sự hình thành nội tâm của tình yêu khởi điểm (amor initialis) đã gây ra sự tranh cải giữa hai đường hướng Contritionismus và Attritionismus vào thế kỷ 17. Trong khi đường hướng Contritio khẳng định khởi điểm tình yêu phải là một hành động mô thức của khởi điểm tình yêu trọn vẹn đối với Thiên Chúa (initium caritatis), thì đường hướng Attritio cho rằng, để đạt được ân sủng công chính hóa trong BT Thống Hối ngoài việc ăn năn tội lỗi cách chẳng trọn, dù phát sinh từ động lực sợ hãi trước hình phạt hỏa ngục, không cần đến hành động mô thức của tình yêu đối với Thiên Chúa, nghĩa là không cần đến hành động tình yêu đối với Thiên Chúa cách trọn vẹn.

Vào năm 1667, Đức Giáo Hoàng Alexandre VII cấm hai đường hướng này tranh luận, cho đến khi có một quyết định dứt khoát của Tòa Thánh đưa ra ; nhưng ngài cũng cho là đường hướng Attritio là sententia communis, ý kiến chung (D 1146). Căn cứ vào lời giải thích này, chúng ta có thể chấp nhận, không cần có việc gợi dậy rõ ràng một hành động đặc biệt của tình yêu đối với Thiên Chúa bằng thiện tâm hoặc chỉ với cảm tính, vì trong attritio chân thật liên kết với việc chê ghét tội lỗi trong tâm hồn và với hy vọng được tha thứ ; trong attritio này đã có chứa đựng hoạt năng của amor initialis.

Về mặt đường hướng Contritio, sự đòi buộc khởi điểm của caritas, vì mức độ cố gắng không quyết định gì cả, nên vượt qua điều này để đòi buộc chính caritas, rồi từ đó đưa đến đường hướng contritio cực đoan.

B. XƯNG TỘI

I. VIỆC THIÊN CHÚA THIẾT LẬP VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA BT THỐNG HỐI

1. Ý niệm và Tín điều

Xưng tội là việc tự thú của hối nhân về các tội lỗi của mình trước một vị linh mục có thẩm quyền, để qua vị linh mục nhờ quyền tháo cởi mà họ đạt được ơn tha tội (Cat. Rom. II 5,38).

VIỆC XƯNG THÚ TỘI LỖI TRONG BT ĐƯỢC THIÊN CHÚA THIẾT LẬP NHỜ QUYỀN NĂNG CỦA NGƯỜI, NÊN CẦN THIẾT CHO ƠN CỨU ĐỘ. De fide.

Wiclif và Petrus thành Osma thuộc nhóm Tin Lành phủ nhận việc thiết lập và sự cần thiết cho ơn cứu độ xủa việc xưng thú tội lỗi cách đặc biệt, vì họ chỉ nhận việc này chỉ có ý nghĩa tâm lý-giáo dục mà thôi. Đó là họ nại đến lý thuyết của các nhà luật học thời Trung cổ, các vị này đặt nền tảng sự cần thiết của việc xưng tội chỉ trên chỉ thị của Hội Thánh, tỉ như trên tác phẩm Glossa ordinaria thuộc hiến chế của Đức Gratian và của Panormitanus (tức Nicolas de Tudeschis) được chính Melanchton nại đến. So Conf.Aug.Art. 11 và 25 ; Apol. Conf. Art 11 và 12.

Chống lại nhóm Tin Lành, công đồng Tridentinô tuyên bố : SI QUIS NEGAVERIT, CONFESSIONEM SACRAMENTALEM VEL INSTITUTAM VEL AD SALUTEM NECESSARIAM ESSE IURE DIVINO, ANATHEMA SIT D 916. So D 587, 670, 724.

Lệnh xưng thú tội lỗi theo sự sắp xếp của Thiên Chúa được chu tất không những qua việc xưng thú công khai, nhưng cũng qua việc xưng thú thầm với một vị linh mục. Công đồng Tridentinô bảo vệ xưng tội kín chống lại Calvin, vì ông cho rằng đây chỉ là “bày đặt của con người”. D 916.

2. Chứng cứ của Thánh Kinh

Thánh Kinh không nói trực tiếp đến việc Thiên Chúa thiết lập BT Thống Hối cũng như sự cần thiết của BT này đối với ơn cứu độ, nhưng qua thực tế của việc thiết lập quyền tha tội, phải nhận đây là hình thức thẩm phán của hai việc trên. Quyền cầm buộc và tháo cởi tội lỗi chỉ có thể được thực hiện cách đúng đắn, khi người nắm quyền này biết rõ lỗi lầm và tình trạng của hối nhân. Chính điều này đòi buộc phải có việc tự thú. Cả việc đưa ra công tác đền tội xứng với lỗi lầm cũng đòi buộc phải có việc xưng thú đi trước.

Các đoạn Thánh Kinh 1 Ga 1,9 ; Gc 5,16 ; Cv 19,18 nói về việc xưng thú tội lỗi, không cho chúng ta thấy rõ, đây có phải nói về xưng thú tội theo như đòi buộc BT hay không ; nhiều lý chứng quan trọng thường nói nghịch lại.

3. Chứng cứ của các chỉ thị

Chúng ta chưa xác định được thời điểm, luật xưng tội được một Giáo Hoàng hay một công đồng đưa vào thực hành trong Hội Thánh. Mọi chứng cứ lịch sử đều chấp nhận tiền đề là Thiên Chúa đã sắp xếp thiết lập theo thánh ý của Người. Công Đồng Latêranô IV (1215) không đưa sự cần thiết của việc xưng tội vào giáo lý của mình, nhưng xác định rõ ràng hơn bổn phận xưng tội đã có qua luật xưng tội mỗi năm ít là một lần. D 437 ; CIC 906.

Giáo Hội Chính Thống Hy Lạp dạy rõ ràng về sự cần thiết phảo xưng thú các tội lỗi trong các bản tuyên tín chính thức của giáo quyền (so Confessio orthodoxa của Petrus Mogilas, Pars I, q. 113 ; Confessio Dosithei, Decr. 15). Các luật thống hối và các công đồng, cũng như các sách bàn về thống hối thời Trung cổ đều chấp nhận trước việc xưng thú tội lỗi.

4. Chứng cứ của các Giáo phụ

Trong khi chứng cứ của các giáo phụ cổ xưa nói về việc xưng tội chưa được xác định rõ ràng (tĩ dụ Did. 4,14 ; 14,1), thì Irênêus (Adv. haer. I 13,7), Tertullian (De poenit. 9 và 10) và Cyprian (De lapsis và trong các thư) đều xem việc xưng thú của tội nhân về những tội đã phạm rõ ràng là một phần của cơ chế thống hối của Hội Thánh. Trọn tiến trình thống hối được gọi là EXHOMOLOGESE (= XƯNG THÚ) dựa theo việc xưng thú tội lỗi.

Origenes đưa ra chứng cứ đầu tiên rõ ràng về việc xưng tội riêng trong thời trước công đồng Nicêa. Sau khi kể về 6 phương tiện để tha tội, ngài nói về BT Thống hối :“Còn có một phương tiện thứ bảy, một thứ tha tội cứng rắn và cực nhọn bằng thống hối, khi tội nhân khóc lóc đêm ngày (dệt giường mình bằng nước mắt) và nước mắt tuôn trào cả ngày lẫn đêm như lương thực, khi họ không mắc cở xưng thú tội mình trước một vị linh mục và tìm thuốc cứu chữa” (In Lev. hom. 2,4). Ở một đoạn khác, ngài phân biệt giữa việc xưng tội công khai và xưng tội riêng :“Hãy cẩn thận đi tìm người để anh xưng thú tội lỗi. Hãy thử vị lương y bằng cách đưa ra lộn xộn các nhân tố của bệnh hoạn…Nếu như ngài nhận ra và thấy trước, bệnh hoạn của anh thuộc loại gì, và trước mặt Hội Thánh (có nghĩa là công khai) tội được xưng thú và cứu chữa, nhờ đó mà các tội khác cũng được xóa đi và chính anh cũng được lành mạnh, thì sau khi cân nhắc kỹ càng và dựa theo lời khuyên đã nhận của vị lương y hãy thực hiện điều đó” (In Ps.37 hom. 2,6)

Đức Giáo Hoàng Lêô Cả (+461) cho việc đòi buộc xưng tội công khai là “một sự lạm dụng đối với lề luật các Tông Đồ”, như là một “cân nhắc không được phép”, như “một tập quán không cho phép” và nhấn mạnh rằng, “chỉ cần tỏ cho vị linh mục lỗi lầm lương tâm trong xưng tội riêng là đủ” (D 145).

II. ĐỐI TƯỢNG CỦA VIỆC XƯNG TỘI

1. Các tội nặng

CĂN CỨ THEO SỰ SẮP XẾP CỦA THIÊN CHÚA, BỔN PHẬN XƯNG TỘI BUỘC PHẢI XƯNG THÚ MỌI TỘI NẶNG THEO LOẠI, SỐ LƯỢNG VÀ NHỮNG HOÀN CẢNH LÀM THAY ĐỔI LOẠI. De fide.

Công đồng Tridentinô nhấn mạnh cách đặc biệt phải xưng thú những tội thầm kín và tội nội tâm nghịch lại với hai giới răn cuối cùng của Thập Giới (tội tư tưởng và tội ham muốn). D 899, 917. Bất khả thể về mặt thể lý và luân lý có thể do việc xưng thú tội lỗi cách trọn vẹn tha thứ. Khi việc xưng tội được hoàn tất cách hình thức, có thể các tội quên sót hay vì hoàn cảnh khẩn cấp không thể xưng thú từng tội nặng được, được tha thứ cách gián tiếp. Nhưng vẫn còn trách nhiệm trong việc xưng tội theo luật Chúa Kitô, những tội này phải được xưng lại trong lần xưng tội tới ha phải xưng lại khi hoàn cảnh khẩn cấp chấm dứt và đón nhận một việc đền tội thích ứng. D 1111 ; CIC 901.

Vào những thế kỷ đầu tiên của Hội Thánh, chỉ buộc phải xưng những tội nặng nhất, hạn hẹp trong các tội đầu. Thêm nữa việc lãnh nhận BT Thống Hối cũng rất hiếm. Đối với những tội không cần đến quyền thẩm phán của Hội Thánh, người ta chỉ cần xưng thú trước mặt Thiên Chúa.

2. Các tội nhẹ

XƯNG THÚ TỘI NHẸ LÀ KHÔNG CẦN THIẾT, NHƯNG ĐƯỢC PHÉP VÀ HỮU ÍCH. De fide.
 
Theo giáo lý của công đồng Tridentinô, không cần thiết phải xưng các tội nhẹ, vì các tội này có thể được tha thứ qua nhiều phương tiện cứu độ khác nhau như thống hối, kinh nguyện (“xin tha tội chúng con”), những hành động bác ái và từ bỏ, lãnh nhận BT Thánh Thể : TACERI TAMEN CITRA CULPAM MULTISQUE ALIIS REMEDIIS EXPIARI POSSUNT (D 899). Nhưng vẫn được phép xưng thú các tội này, vì như thế sẽ rất tốt và hữu ích (D 899, 917 ; so 748). Việc được phép này căn cứ vào đặc tính phổ quát của quyền tha tội của Hội Thánh.

Thông thường, việc xưng thú các lỗi mọn trước tiên là thực hành mang tính kỷ luật, tiếp đến mang tính bí tích trong các đan viện, đặc biệt là các đan viện ở Irland. Qua các đan sĩ Irland (Thánh Kolumban) mà việc sám hối riêng đối với cả các tội nhẹ được lập lại thường xuyên và lan tràn sang Âu Châu. Chống lại nhóm Tin Lành, công đồng Tridentinô bảo vệ thói quen trong Hội Thánh xưng thú các tội nhẹ. Đức Giáo Hoàng Piô VI bảo vệ giáo lý công đồng Tridentinô, chống lại công đồng Pistoia (1786) chỉ muốn hạn hẹp vào việc “xưng thú đạo đức” (Devotionsbeichte) ví quá tôn trọng BT. D 1539. Trong Thông Điệp MYSTICI CORPORIS (1943) và Thông Điệp MEDIATOR DEI (1947), Đức Giáo Hoàng Piô XII khuyên bảo các tín hữu thường xuyên đi xưng tội, vì việc này “luôn có sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần” ; ngài kết án những ai đánh giá thấp việc thường xuyên xưng tội, coi đó là “một chuyện xa lạ với Thần Khí Chúa Kitô và không được chúc phúc đối với Thân Thể mầu nhiệm của Đấng Cứu độ” (Myst. Corp. H 91).

3. Đối với những tội đã được tha thứ

CẢ NHỮNG TỘI ĐÃ ĐƯỢC HỘI THÁNH DÙNG QUYỀN THÁO CỞI THA THỨ, CŨNG LÀ ĐỐI TƯỢNG ĐẦY ĐỦ CHO VIỆC XƯNG TỘI. Sent. certa. CIC 902.

Theo như cách giải thích của Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XI (D 470), việc thường xuyên xưng tội là một hành động khiêm nhường và như thế là một hành động đền tội. Trong trường hợp này, theo như các nhà thần học, lời xóa giải có hiệu năng loại bỏ những ngăn trở như là hậu quả còn sót lại của những tội đã được tha, ngăn chận hiệu quả ân sủng (reliquiae peccatorum), cũng như đưa đến hiệu quả là tha các hình phạt tội lỗi còn sót lại ở đời này.

C. VIỆC ĐỀN TỘI

Ý NIỆM VÀ VIỆC CHỈ ĐỊNH VIỆC ĐỀN TỘI TRONG BÍ TÍCH

1. Ý niệm

Chúng ta hiểu “đền tội theo BT” là những công tác thống hối được chỉ định cho hối nhân phải thực hiện để đền bù lại những hình phạt đời này còn sót lại, sau khi đã được tha thứ tội lỗi và hình phạt vĩnh cửu. Ý muốn lãnh nhận việc đền tội hiện diện thực sự trong mỗi việc sám hối chân thành, một một thành phần cơ bản của BT, trong khi triển khai ý muốn đền tội là một thành phần trọn vẹn.

2. Nền tảng thần học của giáo lý đền tội

THIÊN CHÚA KHÔNG LUÔN THA THỨ MỌI HÌNH PHẠT ĐỜI TẠM NÀY CÙNG VỚI LỖI TỘI VÀ HÌNH PHẠT MUÔN THUỞ. De fide.

Công đồng Tridentinô tuyên bố để chống lại giáo phái Tin Lành : SI QUIS DIXERIT, TOTAM POENAM SIMUL CUM CULPA REMITTI SEMPER A DEO, SATISFACTIONEMQUE POENITENTIUM NON ESSE ALIAM QUAM FIDEM, QUA APPREHENDUNT CHRISTUM PRO EIS SATISFECISSE, ANATHEMA SIT. D 922. So D 807, 840, 904, 925.

Khi đặt nền tảng cho tín điều (D 904), công đồng Tridentinô dẫn chứng nhiều tĩ dụ rõ ràng, cụ thể, cho thấy sau khi đã được tha thứ các tội lỗi, tội nhân còn phải chịu hình phạt, Tĩ dụ : St 3,16tt (Tổ tông) ; Ds 12,14t (Miriam) ; 14,19tt (Israel) ; 20,11 t (Môisen và Aaron) ; 2 Sm 12,13t (Davít). Đức Kitô đòi buộc các môn đệ phải vác lấy thập giá của mình mà theo Người (Mt 16,24 ; 10,38) có nghĩa là thực hành các công tác thống hối.

Các quan niệm của những vị giáo phụ nổi bật trong kỷ luật sám hối của Hội Thánh Kitô giáo thời cổ. Nếu như việc hòa giải, cho gia nhập lại cộng đoàn (reconciliatio) được ban trước thời hạn sám hối vì những lý do đặc biệt, thì hối nhân vẫn phải tiếp tục thực hành sám hối sau khi được hòa giải (so D 57). Thánh Augustinô nói: “Hình phạt kéo dài hơn lỗi lầm. Có thể lỗi lầm được xem là nhẹ, khi hình phạt cùng được kết thúc với nó” (In Ioan. tr. 124,5).

3. Xác định cụ thể về đền tội trong Bí tích

LINH MỤC CÓ QUYỀN VÀ BỔN PHẬN, CĂN CỨ THEO TÍNH CHẤT TRẦM TRỌNG CỦA TỘI VÀ KHẢ NĂNG CỦA HỐI NHÂN MÀ CHỈ ĐỊNH CÔNG TÁC ĐỀN TỘI TƯƠNG XỨNG VÀ MANG LẠI ƠN CỨU ĐỘ. De fide.

Công Đồng Tridentinô tuyên bố : DEBENT SACERDOTES DOMINI… PRO QUALITATE CRIMINUM ET POENITENTIUM FACULTATE SALUTARES ET CONVENIENTES SATISFACTIONES INIUNGERE. D 905 ; CIC 887.

Quyền chỉ định công tác đền tội được căn cứ trên đặc tính thẩm phán của quyền tha tội. Bổn phận chỉ định việc đền tội làm cho vị linh mục như thừa tác viên hoàn tất bí tích và như lương ý tâm hồn chỉ định phương tiện thích ứng để cứu chữa vết thương tâm hồn. Việc đền tội được chỉ định có mục đích đền bù và kiện toàn. So D 904, 925.

Việc đền tội mang tính bí tích hoạt động như một phần của BT Thống hối theo cách EX OPERE OPERATO mang lại ơn tha thứ các hình phạt của tội trong đời tạm và cứu chữa các RELIQUIAE PECCATORUM, tức là các yếu đuối của những xu hướng xấu. Mức độ của những hình phạt tội lỗi được tha thứ tùy thuộc vào mức độ của sám hối được thực hành và thái độ tâm hồn của người đền tội. Hiệu quả đền tội của BT tùy thuộc vào tình trạng ân sủng.

Việc chỉ định đền tội không bắt buộc đi sau lời xóa giải. So D 728, 1306-1308, 1535. Vào thời Kitô giáo cổ, theo như luật định, việc đền tội phải được thực hiện trước cuộc giao hòa. Trong trường hợp đặc biệt, tỉ như nguy tử hay khi bùng nổ cuộc bách hại, thì có thể người ta cử hành việc giao hòa trước khi thực hành việc đền tội hay ít ra là trước khi hoàn tất việc đền tội. Vào thời Sơ Trung cổ, dưới ảnh hưởng của việc thực hành thống hối của các đan sĩ Irland (Columban + 615) tức là việc thực hành sám hối riêng tư, thường xuyên được lập đi lập lại, trừ trường hợp nguy tử, thì việc đón nhận công tác sám hối và nhận ơn giao hòa được tách biệt hẳn nhau. Vì lý do có những khó khăn khi phải thực hiện việc đền tội, nên vào cuối thế kỷ thứ 9, người ta cho phép cử hành luật trừ là ban ơn giao hòa ngay sau khi xưng tội và lãnh nhận việc đền tội. Vào khoảng cuối thế kỷ 10 đầu thế kỷ 11 (Burchard thành Worms + 1025) việc ban ơn giao hòa ngay lập tức trở thành thực hành chung trong Hội Thánh.

4. Phụ lục: Việc đền tội ngoài Bí tích Thống Hối

CẢ NHỮNG VIỆC SÁM HỐI NGOÀI BT, TỈ NHƯ TỰ CHỈ ĐỊNH CHO MÌNH NHỮNG THỰC HÀNH SÁM HỐI TỰ NGUYỆN VÀ VIỆC CHỊU ĐỰNG NHỮNG THỬ THÁCH CỦA THIÊN CHÚA, CŨNG CÓ GIÁ TRỊ ĐỀN BÙ. De fide.

Công đồng Tridentinô giải thích : “Nhờ công nghiệp của Chúa Kitô, chúng ta có thể đền tội trước mặt Thiên Chúa, nhờ qua việc chịu đựng những hình phạt Chúa còn tạm treo một cách kiên nhẫn cũng như qua những việc sám hối tự nguyện, như hãm mình, cầu nguyện, bố thí và những việc đạo đức khác để đền những tội mà hình phạt đời tạm còn vướng mắc”. D 927 ; so 906. Qua việc kết án một luận đề của Baius (D 1077) chúng ta có thể thấy một giáo lý vững chắc của Hội Thánh : các việc đền tội của một người công chính DE CONDIGNO, có nghĩa là theo cách thức một quyền lợi, có giá trị đền tội.

Trong khi việc đền tội theo BT như là thành phần của BT Thống hối hoạt động theo EX OPERE OPERATO, thì việc đền tội ngoài BT hoạt động theo EX OPERE OPERANTIS. Để có được hiệu quả mang tính đền bù, đó là việc xóa các hình phạt tội lỗi thuộc đời tạm này, phải có những điều kiện cũng như chỉ định những công tác có tính công nghiệp (tự do, những điều thiện luân lý và tính siêu vượt của hành động ; tình trạng lữ hành (tức là còn sống) và tình trạng ân sủng của người hành động) ; ngoài ra công tác đền tội như là một sự thay thế tự nguyện cho hình phạt mang lỗi trước mặt Chúa, phải có tính chất gia hình, nghĩa là phải liên kết với khổ nhọc và gánh nặng, đó là điều đương nhiên khi trong tình trạng bản chất còn sa đọa cố gắng thực hiện việc lành. Khả năng đền tội cũng như khả năng lập công chỉ được đặt nền tảng trên hồng ân cứu chuộc của Đức Kitô mà thôi.

D. VIỆC XÓA GIẢI

LỜI XÓA GIẢI CỦA LINH MỤC LÀ MÔ THỨC CỦA BT THỐNG HỐI

1. Bản chất của mô thức bí tích

MÔ THỨC CỦA BÍ TÍCH THỐNG HỐI NẰM TRONG CÁC LỜI XÓA GIẢI. De fide. D 896 ; so 699.

Công thức bằng tiếng La Tinh được ghi như sau : EGO TE ABSOLVO A PECCATIS TUIS IN NOMINE PATRIS ETFILII ET SPIRITUS SANCTI.AMEN. Qua sự xếp đặt của Chúa Kitô cũng như bản tính của quyền thẩm phán không đòi hỏi phải có cụm từ “IN NOMINE PATRIS ET FILII ET SPIRITUS SANCTI” để mô thức thành sự. Các kinh nguyện trước cũng như sau lời xóa giải không thuộc về bản chất của mô thức và nếu có lý do chính đáng, có thể bỏ đi. D 896 ; CIC 885.

2. Ý nghĩa lời xóa giải

LIÊN KẾT VỚI CÁC HÀNH ĐỘNG CỦA HỐI NHÂN, LỜI XÓA GIẢI MANG LẠI HIỆU NĂNG THA THỨ TỘI LỖI. De fide.

Lời xóa giải không mang tính chất công bố, như nhiều nhà thần học Kinh Viện căn cứ vào giáo lý đường hướng Contritio, cũng như giáo phái Tin Lành căn cứ vào giáo thuyết Công Chính Hóa của họ công nhận. Lời này không những chỉ cho thấy việc tha tội, nhưng còn tạo nên việc tha tội. Công Đồng Tridentinô đã kết án giáo thuyết của giáo phái Tin Lành. D 919.

Xuất phát từ việc chấp nhận, việc ăn năn tội cách trọn tạo được sự công chính hóa trước khi lãnh nhận thực sự BT, Petrus Lombardus và nhiều đệ tử của ông đi đến quan niệm, lời xóa giải chỉ mang tính chất công bố thuần túy. Dù vậy các ngài vẫn nhấn mạnh đến sự cần thiết của lời này và công nhận nó có giá trị giao hòa với Hội Thánh. Thánh Tôma chống lại lý thuyết “công bố”, bằng cách áp dụng quan niệm BT vào BT Thống Hối và đặc việc tha tội ở BT Thống Hối song song với việc tha tội trong BT Thánh Tẩy. S.th. III 84,3.

3. Mô thức đứng về mặt ngôn từ của lời xóa giải

Trong Giáo Hội thời cổ, mô thức lời xóa giải mang tính deprecativ, có nghĩa là có hình thức như một lời cầu nguyện. Đức Lêô I ghi chú “chúng ta chỉ đạt được ơn tha thứ của Thiên Chúa nhờ vào lời cầu xin của linh mục ( SUPPLICATIONIBUS SACERDOTUM)” (D 146). Vào thời Trung Cổ, hình thức khẩn nguyện trong Giáo Hội La Tinh chuyển sang hình thức xác định. Vào thế kỷ 13, hình thức xác định này, vì đáp ứng với đặc tính thẩm phán, nên càng ngày càng được củng cố. Thánh Tôma đại diện cho trường phái này. Giáo Hội Đông Phương vẫn sử dụng mẫu cầu nguyện cho đến ngày nay. Vì hình thức cầu xin này vẫn được áp dụng hằng bao thế kỷ trong Hội Thánh và chưa bao giờ bị phủ nhận, thế nên vẫn được phép sử dụng cách đầy đủ và thành sự. Ý hướng của thừa tác viên ban cho mô thức mang tính chất cầu xin ý nghĩa chỉ định. Một mô thức mang hình thức cầu xin, căn cứ vào lời đọc (chất thể) cũng như theo ý nghĩa (mô thức), có nghĩa là một lời cầu xin suông để được ơn tha tội, không có giá trị thành sự vì không đáp ứng được tính chất thẩm phán của hành động tha tội.

Lời xóa giải phải được đọc rõ ràng (bằng miệng) và chỉ được ban cho người đang hiện diện. So D 1088.

***

CHƯƠNG HAI

HIỆU QUẢ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA BT THỐNG HỐI

 

I. CÁC HIỆU QUẢ CỦA BT THỐNG HỐI

1. Được giao hòa lại với Thiên Chúa

HIỆU QUẢ CHÍNH YẾU CỦA BT THỐNG HỐI LÀ TỘI NHÂN ĐƯỢC GIAO HÒA LẠI VỚI THIÊN CHÚA. De fide.

Công Đồng Tridentinô tuyên bố : RES ET EFFECTUS HUIUS SACRAMENTI, QUANTUM AD EIUS VIM ET EFFICACIAM PERTINET, RECONCILIATIO EST CUM DEO. D 896. Việc được tái giao hòa với Thiên Chúa bao gồm không những việc tẩy xóa các tội lỗi, nhưng còn trao ban ơn thánh hóa ; chỉ vì việc tha thứ tội lỗi chỉ có được nhờ việc ban tặng ơn thánh hóa. Ơn Thánh hóa này, nếu bị mất , sẽ được ban cho trở lại ; nếu không mất, sẽ được gia tăng. Việc tha thứ các hình phạt vĩnh cửu của tội cần phải được liên kết với việc tẩy xóa lỗi lầm tội lỗi, trong khi các hình phạt tội lỗi thuộc đời tạm này không phải lúc nào cũng được tha thứ trọn vẹn,

Ân sủng đặc biệt của BT thống hối là ơn thánh hóa, được sắp xếp để chữa lành linh hồn khỏi tội lỗi (D 695 : PER POENITENTIAM SPIRITUALITER SANAMUR). Cùng với ơn thánh hóa chúng ta cũng được trao ban những hiện sũng cần thiết để bảo vệ chúng ta khỏi tội.

2. Bình an trong tâm hồn

Việc tái giao hòa với Thiên Chúa đôi khi (interdum), có nghĩa không phải lúc nào cũng thế và trong mọi trường hợp, mang lại một hiệu quả phụ về mặt tâm lý là sự bình an và bình tĩnh lương tâm, cũng như một sự an ủi tinh thần mạnh mẽ (CONSCIENTIAE PAX AC SERENITAS CUM VEHEMENTI SPIRITUS CONSOLATIONE ; D 896).

3. Tái sinh các công nghiệp

CÁC CÔNG VIỆC TỐT LÀNH ĐÃ THỰC THI TRONG TÌNH TRẠNG ÂN SỦNG, ĐÃ BỊ TỘI GIẾT CHẾT ĐI, CÓ NGHĨA LÀ LÀM MẤT ĐI HIỆU QUẢ, NAY ĐƯỢC TÁI SINH. Sent. communis.

Thực sự về vấn đề này, không có một quyết định chánh thức nào của Huấn quyền, nhưng Công Đồng Tridentinô kể trong những điều kiện cho tính lập công của các việc tốt lành (D 842) không nói đến việc kéo dài liên tục không ngắt quãng của tình trạng ân sủng. Đức Giáo Hoàng Piô XI ghi nhận trong Tự Sắc INFINITA DEI MISERCORDIA (1924), đối với những người thực hành thống hối, “tất cả những công nghiệp và hồng ân mà họ bị đánh mất vì tội, sẽ được tái lập và thu nhận lại tràn đầy”.D 2193

Những đoạn Thánh Kinh được trích dẫn để nói về việc tái sinh này (Ed 33,12 ; Dt 6,10 ; Gl 3,4 ; Mt 10,42 ; Kh 14,13) tự chúng không giải quyết gì được cả. Các giáo phụ và các nhà thần học gần như tất cả đều đồng ý như thế. Hieronymus ghi chú về đoạn Gl 3,4 :“Ai vì đức tin vào Chúa Kitô, đã cố gắng và sau đó rơi vào trong tội, thường người ta nói về họ rằng, họ đã đau khổ lúc trước cách vô ích, bao lâu họ còn ở trong tội ; nhưng thực sự họ không mất, khi họ trở về với đức tin và lòng nhiệt thành như khi xưa.” Thánh Tôma lý luận việc tái sinh này với tư tưởng, những việc lập công đã được Thiên Chúa chấp nhận vẫn tiếp tục tồn tại sau khi con người phạm tội. Tội chỉ ngăn chận việc lãnh nhận phần thưởng vĩnh cửu. Khi ngăn trở này này bị loại, các công nghiệp này sẽ có lại hiệu năng để dẫn đưa con người vào cuộc sống vĩnh cửu. S.th. III 89,5.

4. Phụ lục: Không có vấn đề tái sinh các tội lỗi

Không thể chấp nhận ý kiến của một số thần học gia tiền Kinh Viện, cho rằng các tội đã được tha có thể tái sinh (REVISCENTIA hay là REDITUS PECCATORUM). Như chính Đức Kitô đã tha thứ tội lỗi một cách tuyệt đối (absolut) nghĩa là không có điều kiện nào, thì Người cũng trao ban cho Hội Thánh quyền tha thứ tội lỗi không có điều kiện và dứt khoát. Việc tái sinh các tội đã được tha sẽ dẫn đến việc xưng tội lại các tội nặng đã được tha từ trước và sẽ đưa tới việc tái rửa tội. Một vài giáo phụ như Augustinô và Grêgôriô Cả theo hướng của dụ ngôn về người tôi tớ độc ác (Mt 18,23tt) có nói trong một ý nghĩa không chính đáng về việc trở lại của các tội, trong cái nhìn, qua một tội trọng mới, tình trạng ngày xưa xa lìa Thiên Chúa và hình phạt vĩnh cứu sẽ xuất hiện lại cách mới mẻ.. So S.th. III 88,1.

II. BÍ TÍCH THỐNG HỐI CẦN THIẾT CHO ƠN CỨU ĐỘ

BT THỐNG HỐI CẦN THIẾT CHO NHỮNG NGƯỜI SA NGÃ VÀO TỘI TRỌNG SAU KHI LÃNH NHẬN BT THÁNH TẨY, ĐỂ ĐƯỢC ƠN CỨU ĐỘ. De fide.

Công đồng Tridentinô đặt sự cần thiết của BT Thống hối ngang hàng với sự cần thiết của BT Thánh Tẩy (D 895). Cũng như BT Thánh Tẩy, BT Thống hối được xác định là cần thiết dựa theo mệnh lệnh (necessitas praecepti) và và cần thiết như phương tiện cho ơn cứu độ (necessitas medii). Cần thiết dựa theo mệnh lệnh vì do thực tế là chính Thiên Chúa thiết lập ; cần thiết như phương tiện được xác định theo mục đích là giao hòa các Kitô hữu sa ngã trở lại với Thiên Chúa. Việc lãnh nhận cách thực tiễn, trong trường hợp khẩn cấp, có thể được thay thế bằng khao khát lãnh nhận BT (votum sacramenti).

Quan niệm của các giáo phụ về sự cần thiết của BT Thống hối thường là do so sánh và đặt ngang hàng với BT Thánh Tẩy hay diễn tả BT này như “Thánh Tẩy khổ nhọc” (Johannes thành Damaskus, De fide orth. IV 9), “Thánh Tẩy Thống Hối” (Filastrius, De haer. 89), “Thánh Tẩy bằng nước mắt” (Gregor thành Naz., Or. 39,17), “Thánh Tẩy bằng thống hối và nước mắt” (Johannes thành Damaskus,a.a.O.), “Phao cứu hộ thứ hai sau khi chìm tàu” (secunda post naufragium tabula ; Hieronymus, Ep. 130,9).

Hội Thánh xác định rõ hơn mệnh lệnh của Thiên Chúa xuất phát từ việc thiết lập, bằng cách bắt buộc các tín hữu hằng năm phải xưng tội ít là một lần ; điều này được công bố trong công đồng Latêranô IV (1215) và công đồng Tridentinô. Bổn phận này được áp dụng cho tín hữu từ lúc bước vào tuổi biết phân biệt, có nghĩa là tuổi có trí khôn, tức khoảng 7 tuổi. D 437, 918, 2137 ; CIC 906. Theo ý kiến khá rộng rãi, có người cho rằng, những kẻ không phạm tội trọng sẽ không nằm dưới luật này, vì tội nhẹ không cần phải xưng tội.

***

CHƯƠNG BA

THỪA TÁC VIÊN VÀ KẺ LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THỐNG HỐI

 

I. THỪA TÁC VIÊN CỦA BÍ TÍCH THỐNG HỐI

1. Các Giám mục và Linh mục là những người duy nhất nắm quyền tha tội

DUY CHỈ GIÁM MỤC VÀ LINH MỤC LÀ NHỮNG NGƯỜI NẮM QUYỀN THA TỘI TRONG HỘI THÁNH. De fide.

Chống lại Luther, Công Đồng Tridentinô khẳng định : SI QUIS DIXERIT,…NON SOLOS SACERDOTES ESSE MINISTROS ABSOLUTIONIS, ANATHEMA SIT. D 920; so 670, 753. Chữ “sacerdos” vừa chỉ giám mục, vừa nói đến linh mục.

Đức Kitô chỉ hứa và trao quyền xóa giải cho các Tông Đồ mà thôi (Mt 18,18 và Ga 20,23). Các Tông Đồ tiếp tục chuyển giáo quyền này cho những người kế nhiệm các ngài trong chức linh mục, đó là các giám mục và linh mục. Trong bản chất của cơ cấu phẩm trật Hội Thánh chúng ta thấy được lý do tại sao quyền xóa giải mang tính thẩm phán không thể trao ban cho tất cả mọi tín hữu không phân biệt, nhưng chỉ trao ban cho các thành phần của hàng giáo phẩm mà thôi.

Theo chứng cứ Thánh Truyền, vào thời Kitô giáo cổ sơ, các giám mục và trưởng lão mới nắm trong tay quyền ban BT Thống Hối. Cyprian minh chứng việc tha thứ tội lỗi và ban bình an của Hội Thánh chỉ “qua linh mục” (per sacerdotes ; De lapsis 29). Basilius ra chỉ thị, người ta phải xưng thú tội lỗi với những người được trao phó việc phân phát mầu nhiệm Thiên Chúa (Regulae brevius tractatae, reg. 288). Ambrosius nói :“Quyền này chỉ hạn hẹp cho linh mục (solis sacerdotibus)” (De poen. I 2,7). Đức Lêô I ghi chú, chỉ có thể đạt được ơn tha thứ tội lỗi trong BT Thống Hối nhờ qua lời cầu nguyện của linh mục mà thôi (supplicationibus sacerdotum) (Ep. 108,2 ; D 146).

2. Điều thường gọi là xưng tội với thầy Phó tế và xưng tội với giáo dân

LỜI XÓA GIẢI ĐƯỢC CÁC PHÓ TẾ, GIÁO SĨ CHỨC THẤP VÀ GIÁO DÂN BAN, ĐỀU KHÔNG ĐƯỢC XEM NHƯ LỜI XÓA GIẢI MANG TÍNH BÍ TÍCH ĐƯỢC. De fide.

Cyprian (Ep. 18,1) và Công Đồng Elvira (can. 32) cho phép thầy phó tế, trong trường hợp khẩn cấp, có thể ban ơn giao hòa. Ơn giao hòa này có phải là việc tha tội hay chỉ là lời tuyên bố xóa giải việc dứt phép thông công, điều này cho đến nay chưa rõ lắm. Các sách Thống Hối, Tổng hợp các giáo luật và các nhà thần học thời Sơ Trung Cổ (Lanfrank) đều nói đến việc xưng thú tội lỗi trước một thầy phó tế, trong trường hợp khẩn cấp. Hành động này có thường liên kết với việc xóa giải hay không, chúng ta cũng không nắm chắc. Từ thế kỷ 12, các công cồng đều lên tiếng phản đối, lý do là các thầy Phó Tế không phải là những người nắm quyền tha tội. Để có thể hiểu việc thú tội trước vị Phó tế trong lịch sử, chúng ta phải chú ý, vào thời cổ trong điểm quan trọng trong quá trình tha tội mang tính bí tích nằm ở việc đền tội , còn ở thời Sơ Trung cổ lại nằm ở việc xưng thú như là việc tự hạ mang tính cứu độ, trong khi đó ý nghĩa lời xóa giải của linh mục lại không được đề cao.

Căn cứ vào những lý do nêu trên, vào thời Sơ Trung Cổ chúng ta cũng thường thấy có những việc xưng thú tội trước cả một người giáo dân, khi không tìm được một linh mục. Tác phẩm giả mạo đề tên thánh Augustinô (pseudo-augustinus) “De vera et falsa poenitensia” vào thế kỷ 11-12, khuyến khích việc xưng tội này. Nhiều thần học gia thời Kinh Viện như Petrus Lombardus (Sent. IV 17,4) và thánh Tôma thành Aquinô (Suppl. 8,2) xem việc xưng thú như thế là trách nhiệm. Scotus cho bản chất của BT Thống Hối nằm trong lời xóa giải của linh mục nên phản đối việc cần thiết phải xưng tội với giáo dân. Các thần học gia sau thời Công Đồng Tridentinô quyết liệt chống đối việc này, vì họ thấy gần giống như quan niệm chức tư tế cộng đồng của giáo dân theo cái nhìn của Tin Lành. Việc xưng thú tội lỗi trước một giáo dân như một hành động nói lên tâm tình thống hối và khao khát lãnh nhận BT, có thể tạo nên ơn công chính hóa theo cách EX OPERE OPERANTIS.

Ở Giáo Hội Hy Lạp, từ sau cuộc tranh luận về tranh ảnh (khoảng năm 800) cho đến thế kỷ 13, việc thống hối nằm trong tay các đan sĩ, thường không phải là linh mục. Việc tha thứ tội lỗi do các đan sĩ này ban phát thường bị hiểu lầm là việc xóa giải mang tính bí tích. Thói quen này bắt nguồn từ cách trình bày xuất xứ từ Origenes, cho rằng những người có đầy Thánh Thần (Pneumatiker) có thể tha tội và ban Thánh Thần.

3. Sự cần thiết của quyền thẩm phán

Vì đặc tính thẩm phán của quyền xóa giải, để có thể ban BT Thống Hối thành sự ngoài quyền xóa giải có sẵn trong chức thánh linh mục, còn cần phải có thẩm quyền trên hối nân. D 903, 1537 ; CIC 872.

Căn cứ trên lý do này, Đức giáo hoàng cũng như các giám mục dành một số quyền cầm buộc trong việc tài phán thống hối đối với một số tội của những người được cai quản, với hiệu quả là, các cha giải tội thông thường không có quyền tha những tội đó cách thành sự được, ngoại trừ trường hợp nguy tử hay những trường hợp giáo luật phân định trước. D 903, 921; CIC 882, 900. Đứng về mặt lịch sử, mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 12, mới có việc dành đặc quyền này cho giám mục và giáo hoàng (Công đồng thành London năm 1102, can, 20 ; Công đồng thành Clermont năm 1130, can. 10). Vào cuối thời Trung Cổ, các ngài nắm quá nhiều quyền, làm thương tổn vấn đề mục vụ.

II. NGƯỜI LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THỐNG HỐI

MỌI TÍN HỮU, SAU KHI NHẬN BT THÁNH TẨY LẠI SA PHẠM CÁC TỘI TRỌNG HAY NHẸ, ĐỀU CÓ THỂ LÃNH NHẬN BÍ TÍCH THỐNG HỐI. De fide. D 911, 917.

Theo ý kiến chung (sententia communis) để lãnh nhận BT Thống Hối thành sự, cần có ba hành động ăn năn, xưng tội và đền tội, đó là ba việc tạo thành Materia của BT.

Để lãnh nhận BT xứng đáng, kèm theo đức tin, cần có ý thức ăn năn. Vì ý thức này là thành phần căn bản của Materia, nên lãnh nhận xứng đáng cũng đi chung với thành sự.

 ***

PHỤ LỤC

GIÁO LÝ VỀ ÂN XÁ

1. Ý niệm về ân xá

Người ta hiểu ÂN XÁ (INDULGENTIA) là một sự tha thứ thành sự trước mặt Chúa, ngoài bí tích, những hình phạt tạm còn sót lại sau khi đã được tha thứ lỗi tội, việc tha thứ này được quyền của Hội Thánh thực hiện rút từ kho tàng đền tội của Hội Thánh ban cho kẻ sống qua việc tha thứ và ban cho kẻ chết qua việc cầu thay nguyện giúp : REMISSIO CORAM DEO POENAE TEMPORALIS DEBITAE PRO PECCATIS, AD CULPAM QUOD ATTINET IAM DELETIS, QUAM ECCLESIASTICA AUCTORITATIS EX THESAURO ECLLESIAE CONCEDIT PRO VIVIS PER MODUM ABSOLUTIONIS, PRO DEFUNCTIS PER MODUM SUFFRGII. CIC 911.

Ân xá không phải là việc tha tội, nhưng phải có việc tha tội như là điều kiện cần thiết đi trước. Công thức trao ân xá thường được sử dụng ở thời Trung Cổ: “CONCEDIMUS PLENAM (PLENISSIMAM) REMISSIONEM OMNIUM PECCATORUM” có nghĩa là, qua việc tha những hình phạt tạm của tội lỗi còn sót lại sau khi lãnh nhận Bí Tích Thống Hối, thì các hậu quả cuối cùng của tội cũng được tẩy xóa. Điều kiện để được lãnh ân xá thông thường là việc ăn năn và xưng tội. So D 676.

Ân xá không phải là việc tẩy xóa các hình phạt theo giáo luật, nhưng chỉ là việc tẩy xóa những hình phạt tạm của tội thực sự trước mặt Chúa. So D 759, 1540.

2. Quyền ban ân xá của Hội Thánh

HỘI THÁNH CÓ QUYỀN BAN ÂN XÁ. De fide.

Chống lại các tấn công của Wiclif và Luther, Công Đồng Tridentinô tuyên bố : SACROSANCTA SYNODUS…EOS ANATHEMATE DAMNAT, QUI (INDULGENTIAS) AUT INUTILES ESSE ASSERUNT, VEL EAS CONCEDENDI IN ECCLESIA POTESTATEM ESSE NEGANT. D 989, 998. So D 622, 676tt, 757tt.

Trong Hiến chế về Ân xá “CUM POSTQUAM” (1518), Đức Giáo Hoàng Lêô X đặt nền tảng cho quyền ban ân xá trên quyền tháo cởi của Hội Thánh. Quyền trao ban này không được hiểu theo nghĩa hẹp cùng chung với quyền tha tội, nhưng phải hiểu theo nghĩa rộng của quyền thẩm phán của Hội Thánh ; vì không phải ai nắm quyền tha tội đều cũng có quyền ban ân xá. Trong quyền xóa giải lỗi lầm của tội và hình phạt đời đời, không có chứa đựng quyền tha các hình phạt tạm của tội. Theo bản chất, ân xá không phải là hành động hoàn toàn của ân sủng ; chỉ được ban cách nhưng không để tha những hình phạt tạm, nhưng phải có những hành động đối xứng ; đó là việc ban phát múc nguồn từ kho tàng đền tội của Đức Kitô và chư thánh. Chỉ những phẩm trật đứng đầu trong cộng đoàn Hội Thánh mới có quyền ban phát kho tàng thiêng liêng này cho tín hữu. Khả năng đền tội thay thế cho người khác chỉ xuất phát từ sự duy nhất của Thân Thể nhiệm mầu của Đức Kitô, của cộng đoàn chư thánh. Quyền ban phát ân xá đặt nền tảng trên quyền thẩm phán của phẩm trật Hội Thánh và căn cứ trên niềm tin vào sự các thánh thông công. So D 740 a ; Suppl. 25,1.

Hình thức ân xá mà chúng ta đang sử dụng hình thành trong thế kỷ thứ 11. Nó được phát triển từ việc xóa giải ngoài bí tích có từ thời Sơ Trung Cổ, trong đó Đức Giáo Hoàng, các giám mục và linh mục thường nại đến quyền cầm buộc và tháo cởi đã được ban cho họ, kêu cầu Thiên Chúa nhân từ tha thứ tội lỗi cho từ cá nhân hay toàn thể cộng đoàn tín hữu. Vào thế kỷ 11, xuất phát từ việc hy vọng Thiên Chúa sẽ tha thứ hình phạt tạm của tội lỗi nhờ vào sự thống hối theo Hội Thánh qui định và để thích ứng với việc này, sự xóa giải đã trở thành ân xá. Vào thời cổ, Hội Thánh cũng đã sử dụng quyền ban ân xá nhưng với những hình thức thay đổi. Dựa vào lời khẩn cầu (các thư bình an) của các thánh tử đạo, Hội Thánh, đặc biệt là giáo Hội Bắc Phi vào thế kỷ thứ 3 (Cyprian), chấp nhận tùy từng trường hợp ban cho các hối nhân sự tha thứ một phần nào các hình phạt thống hối đã chỉ định. Người ta tin tưởng rằng, Thiên Chúa sẽ tha thứ cho họ những hình phạt của tội còn sót lại vì lời cầu thay nguyện giúp và công nghiệp của các thánh Tử đạo.

Vào thời Sơ Trung Cổ, những tư tưởng cứu chuộc chịu ảnh hưởng luật pháp của người German ảnh hưởng trong Hội Thánh, theo đó những hình phạt nặng nề có thể được thay thế bằng những công tác nhẹ nhàng hơn như bố thí, hành hương…Nếu như trên cơ bản đòi buộc có sự đánh giá ngang nhau giữa sự thống hối chung với thống hối nguyên thủy, thì trên thực tế cũng liên kết với việc làm giảm nhẹ đi việc thống hối. Từ cái nhìn việc các thánh cùng thông công, nảy sinh ra việc có người giúp đỡ trong việc thực hành thống hối thường là các đan sĩ được xem như người đại diện, đặc biệt là trong trường hợp hối nhân bị bệnh hoạn. Từ đó cũng đưa đến cái nguy hiểm là thống hối trở thành việc bên ngoài. Bước trực tiếp của ân xá là những xóa giải thông thường có từ thời Sơ Trung Cổ, lúc ban đầu chỉ là những lời cầu thay nguyện giúp, nhưng dần dần mang lấy đặc tính của sự xóa giải thuộc thẩm quyền.

3. Nguồn gốc ân xá

NGUỒN GỐC ÂN XÁ LÀ KHO TÀNG ĐỀN TỘI CỦA HỘI THÁNH BAO GỒM SỰ ĐỀN TỘI SUNG MÃN CỦA ĐỨC KITÔ VÀ CỦA CHƯ THÁNH. Sent. certa.

Thiên Chúa có thể tha thứ tội lỗi của con người mà không cần đến một sự đền tội nào, không vi phạm đến đức công bình (S.th. III 46, 2 ad 3). Nhưng thực tế, trong trật tự cứu độ do Thiên Chúa thiết lập qua Đức Kitô, mọi tội lỗi đã được tha căn cứ vào việc đền tội cân xứng. Trong vấn đề tha thứ ngoài bí tích những hình phạt tạm trong ân xá, Hội Thánh dâng lên Thiên Chúa công chính trong việc xử phạt một thay thế thích ứng với những việc đền tội cho những hình phạt được tha đối với những người nhận ân xá ; sự thay thế này, Hội Thánh múc nguồn từ công nghiệp vô cùng của Chúa Kitô và những công nghiệp đền tội của chư thánh vượt quá mức cho lỗi lầm của họ , tất cả được gọi là KHO TÀNG CÔNG NGHIỆP hay KHO TÀNG ĐỀN TỘI CỦA HỘI THÁNH (THESAURUS ECCLESIAE). Thẩm quyền Hội Thánh có quyền sử dụng kho tàng thiêng liêng này , một quyền sử dụng theo hình thức, đương nhiên không theo nghĩa hẹp của quyền thẩm phán vì ở đây không nói đến giá trị vật chất, nhưng là giá trị luân lý không tách rời khỏi nhân vị của Chúa Kitô và của chư thánh.

Khi trao ban ân xá, thẩm quyền Hội Thánh cầu nguyện và hướng về Thiên Chúa nhân từ, xin Người vì công nghiệp dư tràn của Đức Kitô và chư thánh ban cho những chi thể của thân thể nhiệm mầu của Đức Kitô, sau khi đã thực hiện những điều kiện được chỉ định, một ân xá cho những hình phạt mà họ chưa đền bù. Lời cầu xin của Hội Thánh ước mong được Thiên Chúa chấp nhận, và có thể xác tín cách luân lý rằng Thiên Chúa sẽ chấp nhận khi nhìn đến vị trí đặc biệt của người ban ân xá trong nhiệm thể Chúa Kitô.

Giáo lý về sự hiện hữu của KHO TÀNG CÔNG NGHIỆP CỦA HỘI THÁNH (thesaurus Ecclesiae) và quyền sử dụng trên kho tàng này đã được thần học Kinh Viện triển khai vào đầu thế kỷ thứ 13 (Hugo thành St. Cher), sau đó được Đức Giáo Hoàng Clêmentê VI trong tự sắc UNIGENITUS DEI FILIUS (1343) và Đức Giáo Hoàng Lêô X trong sắc lệnh Ân Xá CUM POSTQUAM (1518) áp dụng, nhưng không định nghĩa. D 550tt, 740 a. Giáo lý này căn cứ vào giáo lý đền tội thay cho chúng ta của Chúa Kitô và giáo lý về việc các thánh thông công. Hội Thánh kết án tất cả những tấn công của Luther, Baius và công đồng thành Pistoia. D 757, 1060, 1541.

4. Những người nắm quyền ban ân xá

Việc sử dụng quyền ân xá không phải là hành động của quyền chức thánh, nhưng là quyền thẩm phán. Đức Giáo hoàng là người tối cao nắm quyền thẩm phán trên toàn thể Hội Thánh, nên có quyền tuyệt đối, nghĩa là không hạn hẹp, trên việc ban ân xá. Nhờ trọn quyền thông thường, các giám mục cũng có quyền trên những người mà các ngài chịu trách nhiệm, để ban ân xá, nhưng với sự hạn hẹp do giáo luật qui định. So CIC 912, 274 n. 2, 349 $ 2 n. 2. Cũng có một qui định hạn hẹp cho quyền ban ân xá của các vị Hồng Y. CIC 239 $ 1 n. 24.

5. Việc ban các ân xá

a) Căn cứ vào quyền hạn tha thứ các hình phạt, người ta phân biệt

– ân xá trọn vẹn (indulgentia plenaria hay totalis) và

– ân xá không trọn vẹn (indulgentia partialis) tùy việc tha tất cả hay chỉ tha từng phần các hình phạt tạm. Lượng tha các hình phạt tùy thuộc vào ý muốn của Hội Thánh: TANTUM VALENT, QUANTUM PRONUNTIANTUR (hay PRAEDICANTUR; Suppl. 25,2). Trong ân xá không trọn vẹn người ta có đưa ra thời hạn còn lưu, điều này muốn nói rằng, nhiều hình phạt do tội sẽ được tha, khi người ta thực hành những công tác thống hối trước mặt Thiên Chúa theo luật trong thời hạn qui định.

Ngược lại với ý kiến chung (sententia communis) một vài thần học gia như Cajetan coi ân xá trọn vẹn như tha thứ một số lượng hình phạt tạm do tội, đáp ứng với giá trị đền tội của việc thống hối theo giáo luật qui định căn cứ vào trật tự cũ của thống hối. Nhưng việc này không thể xem ngang hàng với việc đền tội trước mặt Thiên Chúa được, nên theo quan niệm của họ, thật khó mà khẳng định ân xá trọn vẹn tạo được sự tha thứ mọi hình phạt tạm do tội được. Ý kiến này căn cứ vào việc trao ban ân xá theo cách thông dụng trước thể kỷ 13, là tha hết mọi việc thống hối đã lãnh nhận. Đức giáo hoàng Urban II tuyên bố vào năm 1095 nhân dịp công bố ân xá đầu tiên cho các người tham dự Thập Tự Chinh : ITER ILLUD PRO OMNI POENITENTIA [EI] REPUTETUR (Mansi XX 816).

b) Căn cứ theo cách áp dụng, người ta phân biệt ân xá cho kẻ sống và ân xá cho kẻ chết. Việc trao ban ân xá cho một tín hữu còn sống được thể hiện qua việc công bố xóa giải (per modum absolutionis). Hội Thánh không có quyền tài phán trên những người đã qua đời đang ở trong luyện ngục. Chính vì thế không thể ban trực tiếp ân xá cho họ qua việc xóa giải (absolution) nhưng gián tiếp qua con đường cầu thay nguyện giúp (per modum suffragii), nên hiệu quả không bảo đảm lắm. Khả năng áp dụng này căn cứ trên việc các thánh cùng thông công với nhau.

Các thần học gia chia rẻ nhau khi phân tích ý nghĩa thuật ngữ “per modum absolutionis”. Theo nguyên nghĩa, thuật ngữ này có ý nghĩa là lời xóa giải mang tính tài phán tha thứ hình phạt thuộc về thống hối do Hội Thánh chỉ định. Với sự tha việc thống hối do Hội Thánh chỉ định luôn luôn người ta liên kết với một việc tha hình phạt ở bên kia thế giới trước mặt Thiên Chúa. Người ta vẫn giữ thuật ngữ này lại, khi chấm dứt việc đền tội công khai trong Hội Thánh (So D 740 a [Lêô X] ; CIC 911). Theo L. Billot và P. Galtier ngày nay thuật ngữ này chỉ có nghĩa, tha các hình phạt PER MODUM SOLUTIONIS có nghĩa là trả giá rút từ kho tàng công nghiệp của Hội Thánh. B. Poschmann muốn hoàn trả ý nghĩa nguyên thủy của thuật ngữ này, khi cho việc trao ban ân xá như là hành động thuộc quyền tài phán, nhưng chỉ trực tiếp đối với việc tha các hình phạt theo giáo luật qui định căn cứ vào trật tự thống hối xưa – ngày nay chỉ là giả thuyết , trong khi việc tha các hình phạt vĩnh cửu là hiệu quả của lời khẩn nguyện nằm trong lời xóa giải để đón nhận một sự thay thế việc thống hối rút ra từ kho tàng công nghiệp của Hội Thánh

Về mặt lịch sử, các ân xá ban cho các kẻ qua đời chỉ xuất hiện từ nửa cuối thế kỷ 15 mà thôi (Đức giáo hoàng Calixtus III năm 1457 ; Đức Sixtus IV năm 1476) dù rằng thần học Kinh viện cũng đã chấp nhận khả năng áp dụng cho kẻ qua đời. Hội Thánh lên án giáo thuyết của Luther tin rằng các ân xá cho kẻ qua đời không ích lợi gì cả, và cũng lên án công đồng Pistoia đã phủ nhận ân xá. D 762,1542.

6. Các điều kiện để ban phát và lãnh nhận ân xá

VIỆC SỬ DỤNG ÂN XÁ THẬT HỮU ÍCH VÀ MANG TÍNH CỨU ĐỘ CHO NGƯỜI TÍN HỮU. De fide. D 989, 998.

a) Các điều kiện để ban phát ân xá là :

a.1 một quyền ban phát căn cứ theo giáo luật

a.2 một lý do chính đáng.

Xem D 676 : EX CAUSA PIA ET IUSTA ; D 740 a :PRO RATIONABILIBUS CAUSIS.

Theo thánh Tôma, chỉ cầm một lý do để làm vinh danh Thiên Chúa và mưu ích cho Hội Thánh là đủ (Suppl. 25,2). Nhiều thần học gia khác, tỉ như Cajetan, đòi buộc cần có một CAUSA PROPORTIONATA, một lý do tương xứng, có nghĩa là một cố gắng luân lý tương xứng với mức độ cao của ân xá, ân xá càng cao trọng đòi hỏi cần nhiều cố gắng tương xứng.

b) Những điều kiện cần thiết để được lãnh nhận, ngoài việc đã được lãnh nhận BT Thánh Tẩy và vẫn còn quyền thuộc về cộng đoàn Hội Thánh, còn phải có :

b.1 mức độ của ơn thánh hóa, ít nhất là ở cuối các công tác đã được chỉ định ;

b.2 việc liên hệ giữa cấp dưới với người ban phát ân xá ;

b.3 ít nhất là ý hướng tiềm ẩn để lãnh nhận ân xá ;

b.4 chỉ định chính xác cho những công tác được chỉ định. So CIC 925, 927 ; Suppl. 25,2.

Vấn nạn, có cầm một mức độ ân sủng để người chết có thể lãnh nhận ân xá hay không, thường gây tranh cãi. Đại đa đố các thần học gia đều chấp nhận vấn đề này (chống lại Suarez, Chr. Pesch, P. Galtier) vì rõ ràng là lời cầu xin của người phạm tội trọng trong việc sử dụng ân xá khó được Thiên Chúa chấp nhận.

Các nhà thần học vào thế kỷ 15 (tĩ như G. Biel) đưa ra một ý kiến không thể chấp nhận được, cho rằng Đức Giáo Hoàng có cả quyền tài phán trên các linh hồm đau khổ trong luyện ngục và có thể ban cho họ những ân xá trong hình thức một lời xóa giải với thẩm quyền. Từ đó kéo theo một hậu quả không tốt trong thực hành là, người trung gian cho ân xá chỉ cần thực hiện những công tác chỉ định (thường là bố thí tiền bạc) mà không cần đến tình trạng ân sủng.

Để có thể lãnh nhận một ân xá trọn vẹn, không những cần có một tình trạng ân sủng, có nghĩa là sạch tội trọng, nhưng cũng cần phải sạch cả tội nhẹ.