Jaina Trong Triết Học Ấn Độ

0
1512


TÌM HIỂU

VÀ NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ

Tác giả: Lm. Tôma Thiện Trần Minh Cẩm, OP.

***

***
PHẦN II

CÁC HỌC THUYẾT KHÔNG CHÍNH THỐNG

CHƯƠNG II: JAINA

 

Kỳ na giáo và Phật giáo như là hai chị em sinh đôi, và xét về nhiều điểm có vẻ giống nhau, vì cùng phát sinh trong một vùng và cùng có nhiều nguyên tắc tương tự, hơn thế nữa, lại có vẻ cùng tìm một mục đích như nhau. Tuy nhiên, định mệnh của hai chị em lại khác. Thật vậy, nếu Phật giáo đã sớm trở thành một tôn giáo phổ quát vượt qúa biên giới Aán độ, trong lúc mà Kỳ na giáo chỉ sống hạn hẹp ở nơi nó đã phát sinh. Đàng khác, trên phương diện tư tưởng, Kỳ na giáo chỉ sống hạn hẹp ở nơi nó đã phát sinh. Đàng khác, trên phương diện tư tưởng, Kỳ na giáo xem ra có vẻ thủ cựu, hay nói đúng hơn, trung thành với học thuyết nguyên thủy hơn trái lại Phật giáo đã tiến triển nhiều về phương diện này sở dĩ có khi còn đi qúa xa và đi khác với tư tưởng của Đức Phật.

Hai chị em sinh đôi này sở dĩ giống nhau đến nỗi có những học giả như Wilson, Weber, nghĩ rằng Kỳ na giáo chỉ là một thứ Phật giáo nào đó biến đổi ra mà thôi. Phải chờ cách đây 80 năm Hermann Jacobi mới chứng minh được rằng thực ra đó không phải là hai chị em sinh đôi mà cũng không phải là hai chị em ruột, có chăng chỉ là họ hàng gần mà thôi, vì cũng bắt nguồn ở đám khổ tu Bàlamôn (cf. Jacobi, 1850 1927 The Kalpasutra of Bhadrabâhu, Leipzig, 1879).

I. TIỀN HÔ CỦA MAHÂVIRA : PÂRSVA

Tục truyền rằng Pârsva sống trong Mahâvira (tổ phụ của Kỳ na giáo) vào khoảng hai trăm năm về trước, và Ngài hưởng thọ được trăm tuổi. Người ta truyền rằng Ngài sinh ở Bénarès, là con vua Asvaséna, Ngài đã để lại cho hậu thế cả một giòng tộc về tinh thần, và những con cái tinh thần này về sau cũng sống thân thiện với con cái của đức Đại Hùng (Mahâvira), sau cùng, Ngài đã qua đời tại núi Samméta tức là Bihar hiện nay.

Có người lại giã thiết Ngài đã sinh ra tại miền Đông Bắc Aán độ. Tuy nhiên, tất cả chỉ là giả thiết, hoặc là những truyện có nhiều yếu tố hoang đường.

II. VARDHAMÂNA MAHÂVIRA

Vardhamâna Đại Hùng (hay là Đại thắng) là một nhà qúi phái và thuộc chi tộc Jnâta, sinh ở tỉnh Vidéha (về phía Bắc Patna) tại Kundagrâma (ngày nay là Basukund), trong khu Vaisâli (tức Bésarh ngày nay). Cha Ngài là Siddhârtha, và mẹ là Trisâla. Ngài có vợ tên là Yasodâ, và Đại hùng phu nhân đã sinh được một tôn nương tên là Anavadyâ tôn nương này sau sẽ đẹp duyên với một người thuộc giai cấp ‘nhà binh’ (ksatriya) tên là Jamâli.
 
Cũng nên nhớ là cha mẹ của Đại Hùng cũng là người thuộc giòng dõi tinh thần của Pârsva, khi ông bà mệnh một thì Đại Hùng đã được 30 tuổi. Bấy giờ Ngài muốn thực hiện lý tưởng tu trì khắc khổ liền bỏ chốn gia đình êm thắm đi lang thang. Khoảng độ 13 tháng sau, nghĩa là sau khi đã ra khỏi nhà và đã phân phát của cải cho người khác, Đại Hùng bắt đầu bỏ cả quần áo, và sống một cuộc sống khổ hạnh tột độ. Sau hai năm sống trong cô đơn của sự tĩnh niệm, Ngài đã bắt đầu lên đường và đi mãi tận Lâdha, về phía tây Bengale. Ở đó, không những Ngài luôn luôn bị khí hậu, ruồi muỗi, sâu bọ cùng cây cỏ làm khổ, nhưng còn bị cả người bản xứ ngược đãi.

Người ta truyền tụng rằng : Đại Hùng đã ‘toàn tri’ vào một đêm mùa hạ bên bờ sông gần Jrmbhikâgrâma. Từ  đó, ngài đi hết nơi này tới nơi khác để truyền bá tư tưởng ngài. Và cứ như thế trong vòng khoảng 40 năm, ngài ban giao thân thiện với các vua chúa và các vương tước đương thời như Srenika và vị kế nghiệp vua này là Kûnika ở Râjagraha (các bút tích Phật Giáo có gọi hai ông này là Bimbisâra và Ajâtasatru) và người ta nói rằng hai vị này có họ với Đại Hùng. Đằng khác, rất có nhiều người trong đám quí tộc thuộc đồ đệ Ngài.

Đại Hùng mất vào năm 72 tuổi  tại Pâvâ (Pâvapurý ngày nay) tức là vào khoảng 477 trước Tây lịch, theo sự tính toán của học giả Jacobi và như vậy nghĩa là trước Đức Thích Ca Mâu ni.

Tuy rằng Đại Hùng và Đức Thích Ca cùng sinh trưởng trong một vùng, và  cũng là người đồng thời với nhau, nhưng không thấy nói truyện hai vị có gặp gỡ với nhau hay không.

Về các đệ tử  của Ngài thì hình như số các no cô nhiều hơn tăng ni, và có lẽ cũng vì thế mà đôi khi người ta còn tìm thấy những lời giảng huấn rất đơn sơ của Đại Hùng dùng những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hằng ngày : thí dụ  như khi Ngài so sánh người này với người nọ và nói họ có tinh thần khác nhau giống như những con voi khác nhau hoặc họ có những đặc tính giống nhau khác nhau như những con chim hót khác nhau hay có lông màu khác nhau, hoặc bạn và thù khác nhau cũng như ngực đực và ngựa cái, …

Cũng như Phật Thích Ca, Đại Hùng đã không tự tay viết sách, công việc đó là do các đệ tử của Ngài. Hình như  Gau tama Indra Bhûti, một sư phụ có thể nói là đứng hàng nhì sau Đại Hùng, là người luôn luôn dùng những câu hỏi để xin Đại Hùng trả lời và do đó người ta mới biết được hệ thống tư tưởng của tổ phụ. Tuy nhiên, việc biên chép những cuộc đối thoại đó không phải là Gautama mà là Sudharman, bạn cùng học của ông. Lẽ dĩ nhiên là công cuộc soạn thảo lưu trữ những cuộc đối thoại này được thực hiện sau khi tổ phụ đã khuất núi. Bởi vì sách Thánh của Kỳ na giáo dưới hình thức hoàn bị (chép bằng tiếng Prâkrite) chỉ thành hình vào khoảng năm 500 sau Tây lịch.

Lẽ dĩ nhiên là vào khoảng 980 năm phân cách của Đấng Đại Hùng với sự hình thành vĩnh viễn Kinh thánh của Giáo phái, hẳn có nhiều học thuyết đã được nhập cảng vào trong tư tưởng nguyên thủy. Chứng cớ là thực ra Thánh kinh của giáo phái chỉ được có nhóm Svesâmbara (các tu sĩ áo trắng) công nhận là chứng tá tư tưởng của Mahâvira (nhóm Svetâmbara xuất hiện vào đầu kỷ nguyên). Trái lại nhóm Digambra (mặc áo không gian, khỏa thân) cho rằng những bút tích này xưa đã suy đồi cho nên họ chỉ còn dựa vào các tác phẩm của những tu sĩ đã sống trong thế kỷ đầu tiên của Tây lịch. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là cả hai chi nhánh của Kỳ na giáo không khác xa nhau lắm về phương diện học thuyết, có chăng chỉ khác nhau ở chỗ một đàng thì ở trần truồng, một đàng thì mặc áo trắng (mà ngày nay cũng rất ít tu sĩ Jaina khỏa thân). Hơn thế nữa, tập tín lý Tattvârthâdhigama Sûtra của Jmâsvâti thuộc phái áo trắng (khoảng thế kỷ IV hay V sau Tây lịch) (đạo tuyến, filconducteur, đưa đến sự hiểu  biết tương quan thật giữa các sự vật); tập tín lý cũng được các ông dòng khỏa thân (Digambara) dùng.

III. HỌC THUYẾT JAINA

Theo Kỳ na giáo, thế giới và phi thế giới (non monde) được kiến tạo do 5 yếu tố căn bản (astykâya) : chuyển vận (mouvement), ngừng (arrêt), không gian (âkâsa), linh hồn (jiva) và vật chất (pudgala matìere). Ngoại trừ các linh hồn, còn tất cả đều vô sinh khí (inanimé), và tất cả đều phi vật chất ngoại trừ  pudgala. Ba yếu tố cuối là những thực thể có nhiều. Sự chuyển vận là sự ngừng (dharma và adharma) đóng một vai trò đối với vật chất cũng giống như đất và nước với cá : chúng là những điều kiện vận hành và nghĩ ngơi của vật chất chứ không phải là chính sự vận hành và sự an tĩnh. Không gian là một không phận của thế giới và phi thế giới vô giới hạn mà thế giới chỉ là một phần rất nhỏ bé. Không gian của phi thế giới chỉ là chân không. Vậy chỉ có không gian của thế giới mới có thể nhường chỗ cho một vật gì. Chính nhờ vật chất mà các linh hồn mới có thể xác và hoạt động thể xác. Các Pudgala có các đặc tính sau đây : màu sắc (5) , hương vị (2) , mùi vị (5) , và xúc giác (7 loại).

Thêm vào 5 bản thể đó còn có thời gian, thời gian là hằng hữu và duy nhất nhưng chỉ giới hạn trong không gian, bởi vì có những miền vũ trụ trong đó không có thời gian (về bản thể thứ 6 này, học thuyết Kỳ na xem ra chưa ấn định gì rõ rệt và dứt khoát). Thời gian đây được quan niệm như những ‘điểm’ thời gian (samaya), nhưng không phải là những điểm chấn động trong không gian, nhưng có lẽ có nghĩa là những ‘lúc’ (moment).

Đơn vị nhỏ nhất của vật chất là nguyên tử (cái gì ở ngoài những ‘điểm’ siêu hình). Nguyên tử hay đơn tử (paramânu) hằng hữu, vô hình, và bất khả tri giác bằng cảm quan nhưng nó lại có những đặc tính có thể cảm giác được, như là : nóng, lạnh, nhẵn, cứng ; và mỗi nguyên tử có màu sắc, mùi vị, hương vị. Các nguyên tử tự nhiên tụ hội lại thành hai hay hơn để làm thành uẩn (agrégats : uskandha), những uẩn này dĩ nhiên là có nhiều màu sắc và nhiều đặc tính, và những cái đó tạo thành trạng thái của chúng (parâya), thêm vào đó chúng có thể vận chuyển nhưng cực kỳ vắn tắt, và có sự thay đổi ngẫu nhiên (parinâma : modification accidentelle), tất cả sự kiện đó tạo nên hiện hữu khoảnh khắc của một sự vật. Mà sự vật này có thể hoặc là ‘tinh vi’ hoặc là ‘thô sơ’, trong trường hợp nó là thô sơ người ta có thể cảm giác được nó vì nó gồm có vô hạn những nguyên tử lập thành.

Cá nhân là gì?

Có tất cả 5 thể xác mà mỗi thể xác đều có phận sự riêng. Trong số này có những vật thể có thể xác gọi là ‘xác nghiệp’ (corps karmique) và xác bằng lửa, các vật thể thuộc thượng giới (monde supérieur) vẫn luôn có xác phàm (corps terestre) ; các vật thể trên thiên giới hay dưới âm phủ thì có xác biến thể (corps de transifigucation) , sau hết, có tài ma thuật thì có thể đạt tới những vùng bất khả xâm phạm nhờ một thể xác linh động (corps de déplacement).

Xác nghiệp (corps Karmique) là do hành động kiếp trước tạo nên nơi các thánh nhân, nghĩa là những vị có xác hỏa ( corps de feu) chính xác hỏa này là nơi xuất phát quyền năng; và theo sự tin tưởng của quần chúng, đó cũng là nguyên nhân tiêu hóa của các ngài.

Tất cả mọi thể xác đều kết hợp với linh hồn, mà linh hồn thì có những chiều hợp theo chiều của thể xác. Một vật thể có hiện hữu ra ngoài nhờ sự biểu hiện của tự nhiên, nghĩa là không cần một nguyên nhân vật chất nào, thí dụ như các thần linh và các ma quỉ dưới hỏa ngục bỗng dưng có thể xuất hiện ; nó cũng có thể xuất hiện ; nó cũng có thể hiện hữu do một sự đông đặc hay kết tinh, thí dụ như các vật thể thấp hèn ; sau hết, bằng trường hợp sinh sản như loài vật và loài người.

Các vật thể không cùng có cảm giác như nhau, có thứ thì có cả 5 : xúc giác, thị giác, vị giác, khứu giác và thính giác (như người và vật), có thứ chỉ có xúc giác như những phân tử dất chẳng hạn (đây là một thứ xúc giác thụ động), nghĩa là nó chịu đụng đến chứ không tự ý đụng đến vào một cái gì. Các phân tử nước, lửa gió và cây cỏ cũng có xúc giác. Các thứ phân tử mà chúng ta vừa kể không có tiếng nói nhưng chúng cũng có linh hồn (jýva) giống như các vật thể có cơ cấu tinh vi thuộc thượng cấp (đây là thuyết vạn vật hữu hồn animisme).

Có rất nhiều linh hồn, và tất cả các linh hồn đều hằng hữu không thêm không bớt. Bản tính của chúng là upayoga, có thể xử dụng tri thức và đặc biệt hơn có thể xử dụng các giác quan nhờ khà năng tập luyện (labdhi).

Ngoài 5 giác quan còn có nội giác (sens interne), và nơi các  vật hiện hữu do sự sinh sản thay vì nội giác thì có lý trí (samjnâ). Có 4 trình độ tri giác : tác động lưu ý (acte de remarquer), ý chí muốn biết (volonté de connaýtre), sự kiểm chứng (constation), và động tác đi sâu vào sự vật.

Có 5 loại tri thức (Jđâna) : tri thức cá nhân (connaissance personnelle), cái biết do sự thông báo từ ngoài Ngã tới (Sruta), nói khác đi, nó là cái biết gián tiếp, còn cái biết trước đây là trực tiếp do tự mình khám phá ra (avadhi) : tri thức do nhạy cảm tuyệt độ (supra sensible) những vật thể vật chất ; manah pariâya, sự thấu suốt tư tưởng của tha nhân, chỉ dành riêng cho các tín đồ thánh thiện hoàn hảo, sau cùng, Kêvâla Jđâna, đó là một thứ ‘toàn tri’, biết mọi sự vật trước, sau cũng như hiện tại, xét về mọi phương diện hữu thể, không gian, thời gian cũng như trạng thái…

Chính vì tự thiên thu Karman vẫn liên kết với linh hồn và do đó nó mới dẫn đưa ta tới chỗ vật chất. Tuy rằng linh hồn tự nó không hành động được vì nó chỉ là thuần tri (pure connaissance), nhưng các ‘điểm’ (point) của nó rung động, nó tạo nên, nhờ vật chất, nội giác, tiếng nói và thể xác, một sự thu hút gọi là Yoga (phối hiệp hay tương ứng). Vật chất bị thu hút bởi Yoga trở thành Karman và du nhập vào linh hồn. Do đó mà có sự quyến luyến nhiều hay ít, và sự ‘quyến luyến’ này là do một nguyên lý ‘dính líu’ gọi là “Kasaya” (nhựa), hay là đam mê phiền não. Khi nào hết đam mê thì cũng hết quyến luyến. Các tu sĩ khổ tu để tẩy rửa linh hồn khỏi Karman, hay ‘xóa’ nó đi.nếu không xoá, không tẩy được nó, tức khắc ít lâu sau khi nó du nhập vào linh hồn, sẽ thực hiện bản tính của nó và như vậy sẽ không còn cách mà tẩy chay nó được.

Karman thể hiện dưới 8 hình thái khác nhau : 1).Karman che đậy tri thức. 2).Karman che đậy quan cảnh. 3).Karman để thử thách. 4).Karman khấy động. 5).Karman gây ra sự sống. 6).Karman gây ra cá nhân tính. 7).Karmanđịnh vị trong xã hội. 8).Karman chuyên môn cản trở các nghị lực của linh hồn.

Karman ở hình thái thứ  5 là Karman gây ra khoái lạc và bất mãn Karman ở hình thái thứ 4 làm cho người ta lạc mất đức Tin, và đi ra ngoài đường phẩm hạnh để trở thành giận dữ, kiêu căng, ảo tưởng, tham lam, cũng như  cười, thỏa ý, phật ý, buồn, sợ và kinh tởm. Và sau hết ý thức về dục tính.

Chỉ có vật chất mới nặng hay nhẹ, cho nên nếu linh hồn mà không bị Krman trói buột thì tức khắc bay bổng lên tầng trời cao vút. Sở dĩ linh hồn còn bị dính líu  và kìm hãm là vì Karman vậy.

Sau 4 kiếp sống linh hồn sẽ đi tới 1 trong 4 điểm của thời gian bằng một con đường hoặc thẳng hoặc gãy cong để tới nơi tái sinh, và nó chuyển vận trên đường đó bằng xác nghiệp  của nó. Có một số định luật chung, theo đó 4 giai cấp hữu thể (các kẻ ở hỏa ngục, xúc vật, và người ta, và thần linh) hoặc có thể tái sinh trở về đúng kiếp cũ hoặc đổi sang kiếp káhc, riêng người ta thì có thể tái sinh và bất cứ giai cấp trên.

Còn tính luân hồi là sự các tiểu phần vật chất (particules matérielles) bị thu hút vào không gian nơi mà thể xác khi hành hình sẽ cư ngụ.

Các hành động mà hậu quả đưa đến luận hồi đều được xếp thành một loại ‘có 5 loại’ đều đáng chú ý là mỗi hành động làm cho linh hồn có đặc tính , và những đặc tính này có quan hệ tới màu sắc, mùi vị, hương vị, và xúc giác ; và màu sắc thì nó có thể là đen, tối, xxám, vàng, hồng hay trắng và thay đổi luôn luôn khác nhau. Sân khấu, nơi diễn ra luân hồi là trần gian, trần gian này được phi thế giới bao bọc, và phi thế giới thì vô biên. Trần gian này có hình số 8 ba chiều mà khoảng chính giữa là mặt đất còn hai phần trên dưới là thượng giới và hạ giới. Hạ giới gồm bảy vùng chồng lên nhau nhưng cách nhau bằng những khoảng không gian bao la ; trong những vùng đó có những nơi các linh hồn phải chịu dày vò, cấu xé bị khổ sở não nùng, trở nên nhầy nhũa hôi thối và hễ động tới thì đau đớn. Thế giới địa cầu là một vòng tròn Jambûdvýpa, chung quanh nó có nhiều đồng tâm viên (cercles consentriques) đó là các địa lục và các đại dương : ở trong Jambûdvýpa thì có những núi đồi đồng bằng nối tiếp nhau hai bên trung tâm, ở giữa có núi Mandara hay Meru, núi này như vậy là ở chính giữa vũ trụ. Ngoài Jambûdvýpa và đại dương bao quanh nó thì trước hết là hai lục địa của chúng ta chạy dài mãi cho tới dãy núi làm thành vòng trung tâm và lục địa thứ hai. Chỉ ở trong lục địa của chúng ta mới có những hiện tượng vật lý và vũ trụ, và chỉ có ở đấy thời gian mới có thể đo lường được nhưng trong lục địa này chỉ có mảnh đất về phía cận Nam Bharatavarsa (tức là Ấn độ) mới là chỗ người ta có thể ở được. Sau hết, thượng giới bắt đầu từ vùng có các vì sao, nghĩa là các ngôi sao vẫn còn thuộc về trung giới, thượng giới này cũng chia ra thành những tần khác nhau, trên đó có những nơi được soi bằng ánh sáng huyền ảo, một thứ ánh sáng trước thì có màu sau dần dần thì trắng tuyền, trong suốt. Trên các tầng đó có các lớp thần khác nhau, họ họp thành các quốc gia và cũng có các vua chúa, hội đồng tư vấn, quân đội và công dân. Ơû đó, họ cũng chuyên nghề nghiệp : có thần lửa, thần nước, cũng có thần gác ở bốn phương… cũng có thần giúo, thần bão, thần sấm… ở trên nữa thì có các thầ thuần tuý trong sáng, các thần này cũng có thể tỏ hiện dưới trần, đó là các thần toàn thiện nhất.

Trên thê giới chúng ta thì gồm có súc vật và loài người, nhưng cũng kể đến những phân tử đất, nước, lửa,… vì trong mỗi phần tử này cũng có những hồn nhập thể, và lẽ dĩ nhiên có cả những hồn trong cây cỏ hoa lá nữa. Chính vì các linh hồn có thể nhập thể vào trong những phần tử nhỏ bé nhất như đất, nước, lửa, gió,… nên các đệ tử của Đại Hùng dùng khăn tay để che miệng, che mũi khi nói, để tránh việc thu hút các linh hồn vào trong miệng hay trong mũi ; đàng khác, trước khi đạt một vật gì, hay trước khi ngồi, hay đứng vào chỗ nào, người ta sẽ phải thận trọng quét sạch các loại kiến, sâu bọ hay bất cứ một sinh trùng nào dù nhỏ mọn đến đâu, bởi vì nếu không người ta sẽ vô tình mà giết chúng.

IV. ĐỜI SỐNG CÁC TU SĨ  JAINA

Các đệ tử của Mahâvýra cũng họp thành giáo hội Tăng già (samgna) mà thành phần là các tăng ni và ni cô, dưới giáo hội tăng già thì có các thiện nam tín nữ. Các tăng ni và ni cô thì cũng có những tên giống như tăng ni và ni cô Phật tử, như là : bhiksus, tì khưu, tỳ khưu ni, nirgranthas (có lẽ có nghĩa là ‘được giải thoát khỏi tục lụy’), sadhus (đại đức), còn các thiện nam tín nữ thì gọi là upâsakâs (tôi tớ), hay là Srâvakas (bồi thính hay thính văn).

Người ta có thể nhập giáo đoàn khi đủ 7 tuởi rưỡi, nhưng với điều kiện là không đau yếu, không mang tật về phương diện tính dục, không can án. Người ta cũng phải cạo đầu trọc và từ bỏ hết mọi cái gì thuộc sở hữu. Cũng có lẽ ‘nhận lời khấn’ và ‘phong chức’ cho tăng ni. Lời khấn gồm 5 khoản : không sát sinh, không gian dối, không đạo tặc, không tà dâm, và không gia sản. Các tăng ni và ni cô tuyệt đối không được ở chung, chỉ trừ khi có những buổi sambhoga, tức là những buổi hội (theo nghĩa đen là hưởng lạc) có tính cách đạo đức (?), hoặc những buổi hội gọi là gana tiếp theo những buổi hội sambhoga, tức là một buổi hội do một ganin, là một tiến sĩ hay pháp sư giảng nghĩa kinh thánh.

Mỗi tỉ khưu có mang một chiếc áo, một chiếc khăn, một cái bát gỗ và một cái chổi (để quét các sinh vật như đã nói trên). Riêng các tập tu thì được 3 áo, còn các tu sĩ thực thụ thì ăn mặc thế nào xong thôi, không những thế còn không được giặt hay vá lại (!), ngoài ra mỗi tăng ni hay ni cô còn mang một cái cây để đi đường. Đời sống tu sĩ gồm có những giờ học hỏi thánh kinh, nghe thuyết pháp, tĩnh niệm và đi khất thực. Trong những tháng khô tạnh thì các tu sĩ thường dùng 1 buổi sáng để di chuyển. Luật khất thực cũng rất khắc khe, các tu sĩ chỉ được khất thực một khu vực nào đó không xa chỗ hiện trú, và đồ ăn không phải là đồ ăn đã dọn sẵn hay đưa đến tận nơi, cũng không có đồ gì sống, ngay cả nước cũng phải đun sôi (không thấy ai nghĩ tới chuyện sát sinh trong khi đun nước!). mỗi ngay các tu sĩ được ăn hai bữa từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn, vì sau khi mặt trời lặn không được ăn uống gì nữa. Ai khắc khổ hơn thì sẽ ăn ít hơn và ăn nhanh hơn, càng khắc khổ thì lại càng ăn ít hơn nữa. Sau hết, sự khắc khổ tột bực chính là tuyệt thực. Việc tuyệt thực được áp dụng khi các tu sĩ già yếu hay có bệnh nan y, riêng các ni cô thì họa hiếm lắm mới được phép. Phải Kỳ na được tiếng là thận trọng trong việc giữ ngũ giới và nhất là luật cấm sát sinh, chính vì thế mà sau này người ta còn ra những luật rất tỉ mỉ về vấn đề này, như cấm uống trong bóng tối vì sợ không thấy mà ăn những sinh vật sống (ruồi, muỗi), hay người ta lập những nhà ‘dưỡng lão’ cho các giống vật già yếu, tàn tật,… ngay cả đến việc truyền sinh người ta cũng lo âu bối rối sợ giết chết những sinh trùng trong cơ quan sinh dục của đàn bà, do đó mới có chuyện ‘giữ mình’. Đàng khác, trong các bút tích ta thấy có sự miệt thị phụ nữ.

Nhưng nguyên nhân chính của việc cấm sát sinh chính là để ngăn ngừa Harman du nhập. Ngoài ra người ta cũng chú trọng tới sự khắc khổ trong vấn đề thực hành những phương pháp thiền định mới là phương pháp hữu hiệu để xoá nhòa karman và đưa tới giải thoát.

V. VẤN ĐỀ THƯỢNG ĐẾ TRONG JAINA

Trên lý thuyết, kỳ na giáo không đặt vấn đề Thượng Đế, bởi vì các Deva như chúng ta đã thấy cũng đều là những vị bị chi phối bởi Karman, và thực ra các ngài cũng giống con người ta, tuy rằng các ngài siêu phàm và được hạnh phúc. Nhưng trong thực tế, các tín đồ Kỳ na vẫn tin tưởng ở một Đấng tối cao mà họ cho là lý tưởng của giải thoát. Hơn thế nữa, họ còn ra mặt khinh dễ những bọn duy vật­ (nâstikas) là những người chủ trương không có sự phân biệt giữa hồn và xác.

Tóm lại, theo học thuyết nguyên tủy, Kỳ na giáo có nhiều điểm giống Phật giáo, và cả hai đều giống nhau ở chỗ quan niệm giải thoát như là việc của mỗi người : chính là do hành động của chúng ta mà chúng ta trở thành như ngày nay, và những hành động kiếp này sẽ định đoạt kiếp sau của chúng ta. Điều cần thiết là phải tu thân khắc kỷ để khử trừ karman.

Luân lý của Kỳ na giáo có thể thu gọn về hai điểm : tôn trọng đời sống và không tà dâm, hay lý tưởng hơn, không tác động về tính dục.