Đổi Mới Trong Tiếp Diễn: Diễn Dịch Của Giáo Hoàng Benedict XVI Về Vatican II

0
1361


Linh mục Joseph A. Komonchak, Giáo sư John C. và Gertrude P. Hubbard về Nghiên cứu tôn giáo tại The Catholic University of America, Washington, D.C. (Novelty in Continuity: Pope Benedict’s Interpretation of Vatican II  by Joseph A. Komonchak)

Nguồn: America Magazine, January 2009

Dịch giả: Trần Hữu Thuần

 

Lời người dịch: Đã 50 năm kể từ ngày Giáo hoàng Gioan XXIII tuyên bố triệu tập Công đồng Vatican II—ngày 25 tháng giêng, 1959. Nhiều sách, bài báo nhận xét mọi phương diện của công đồng đã được phổ biến. Chúng tôi xin dịch một số bài liên quan phổ biến đến quí độc giả để rộng đường bình luận.

***

Giờ đây đã 50 năm qua kể từ ngày Giáo hoàng Gioan XXIII làm thế giới bất ngờ bằng tuyên bố ý định triệu tập công đồng giáo hội. Những ai trong chúng ta lớn tuổi đủ để hồi tưởng nó nhớ lại nổi phấn khởi mà lời tuyên bố gợi nên giữa các người Công giáo và toàn thể thế giới. Rằng một công đồng giáo hội sẽ xẩy ra là một chuyện lạ; như người Công giáo tính toán, chỉ có 20 lần mà thôi. Giáo hoàng Gioan dần dần làm cho ý định về công đồng sáng tỏ: làm đổi mới tâm linh của giáo hội, cập nhật mục vụ (aggiornemento) và đề cao sự hiệp nhật cuối cùng của các Kitô hữu. Để bất cứ mục đích nào trong số đó được hoàn thành sẽ đòi buộc thay đổi trong giáo hội: đổi mới tâm linh đòi hỏi sự hối cải; cập nhật có nghĩa là từ bỏ các thái độ, thói quen và cơ sở không còn liên quan nữa và đưa các điều thích đáng hơn vào phần thứ ba cuối cùng của thế kỷ thứ 20; và đề cao sự hiệp nhất Kitô giáo sẽ có nghĩa là làm việc để vượt qua các ghét bỏ với hàng thế kỷ lực trì trệ đàng sau chúng. Một điều gì đó mới mẻ và khác biệt xuất hiện ở chân trời. Giáo hoàng đặt một lời nguyện rằng công đồng có thể là “một lễ Hiện xuống mới!”

Từ ngày được tuyên bố (25 th. giêng, 1959) đến ngày kết thúc (8 th. 12, 1965), Công đồng Vatican thứ hai đã chứng tỏ trở nên một biến cố kịch tính cách riêng, như một số người trong chúng ta có thể tuyên chứng từ kinh nghiệm và nhận xét cá nhân. Mười sáu văn kiện đại diện cho những gì cuộc tiếp xúc của chừng 2.500 giám mục gặp nhau dưới hai giáo hoàng, Gioan XXIII và Phaolô VI, ao ước nói ra với giáo hội và thế giới. Các bản văn đó đã không từ trời rơi xuống, nhưng là kết quả từ một tiến trình đàm đạo, đối kháng, dàn xếp và hòa giải. Biết về lịch sử lập pháp này là cần thiết nhằm nhận thức đầy đủ và đánh giá cao những gì công đồng ao ước nói lên—và đã chọn lựa để không nói lên—trong các bản văn chung cuộc. Nói cách khác, lịch sử và diễn dịch văn từ (hermeneutics) (diễn dịch—interpretation) đi với nhau. Chúng đi với nhau cách nào, tuy nhiên, là câu hỏi chìa khóa.

Gián đoạn hoặc Cải cách ?

Vào ngày 22 th. 12, 2005, năm được bầu, Giáo hoàng Benedict XVI, nhân dịp phát biểu cuối năm theo truyền thống với Giáo triều Rôma, đã đưa ra trong duyệt xét của ông các biến cố của các tháng trước đó, việc cử hành kỷ niệm thứ 40 ngày kết thúc Vatican II. Giáo hoàng đưa ra tư duy của ông về cách diễn dịch đúng công đồng.

Trước diễn văn của Giáo hoàng Benedict, một ít giáo sĩ cao cấp đã bày tỏ sự dè dặt về năm bộ sách Lịch sử Vatican II (History of Vatican II), mà Giuseppe Alberigo là tổng biên tập và ấn bản tiếng Anh tôi biên tập. Chúng được đề cao như là một đối trọng với nó, một sưu tập về các duyệt xét rất thiết yếu nhan đề Il Concilio Ecumenico Vaticano II: Contrapunto per Sua Storia. Khi được biết Giáo hoàng Benedict sẽ đề cập đến cách diễn dịch Vatican II, các người chỉ trích này ức đoán ông sẽ bác bỏ quan điểm về tư duy công đồng đã hướng dẫn các người biên tập và tác giả của năm bộ sách đó. Đây cũng chính là cách họ diễn dịch diễn văn của giáo hoàng.
 
Tuy nhiên, có các lý lẽ để thắc mắc cách diễn dịch của họ về các nhận xét của Giáo hoàng Benedict. Thậm chí có các lý lẽ để nghĩ rằng các người chỉ trích đó đã đơn giản hóa quá mức quan điểm của ông và vấn đề đáng chú ý trong việc diễn dịch công đồng, mà Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã kêu gọi trong nhiều trường hợp khác nhau “một biến cố của sự vô cùng quan trọng trong lịch sử gần hai ngàn năm của giáo hội,” một “biến cố quan phòng,” sự khởi đầu một thời đại mới trong đời sống giáo hội.”
 
Giáo hoàng Benedict bắt đầu bằng cách đối chiếu hai phương cách diễn dịch công đồng. (Tôi cho rằng người làm thế vì các ly do tu từ; dĩ nhiên, có nhiều hơn hai cách diễn dịch đối nghịch về Vatican II). Cách thứ nhất ông gọi là “diễn dịch văn từ của sự gián đoạn” (hermeneutics of discontinuity). Trong hai đoạn văn ngắn, ông mô tả cách xử lý này như là gặp nguy cơ đặt để một sự gảy đổ giữa giáo hội trước công đồng và sau công đồng, từ đó bỏ qua sự kiện rằng giáo hội là một đối thể lịch sử duy nhất. Cách diễn dịch này chê bai các bản văn của công đồng như là kết quả của các dàn xếp và ân huệ không may mắn thay vì thành tố của sự mới lạ trong các văn kiện. Nó có thể nhìn thấy công đồng dọc theo dòng một hội nghị hiến pháp có thể bỏ đi hiến pháp cũ và kiến tạo một hiến pháp mới, khi, ngược lại, giáo hội đã nhận được một hiến pháp không thể thay thế từ chính Đức Kitô. Đó là toàn bộ cách xử lý của giáo hoàng về “việc diễn dịch văn từ của sự gián đoạn.”

 Người ta có thể mong giáo hoàng Benedict gọi quan điểm ông ưa chuộng là “diễn dịch văn từ của sự tiếp tục,” và các nhà bình luận không cẩn thận đã sử dụng chuyên ngữ này để mô tả quan điểm của ông. Thay vào đó, ông gọi nó là “diễn dịch văn từ của sự canh tân” (hermeneutics of reform). Ông dành phần lớn bài nói của ông (85 phần trăm từ ngữ đếm được) vào việc giải thích ông muốn nói gì qua câu đó. Và phần lớn của giải thích của ông đưa ra lý do tại sao vào thời công đồng đã phải cần đến một chừng mực nào đó của sự gián đoạn. Nói cho cùng, nếu chẳng có sự gián đoạn nào, người ta khó mà nói đến canh tân.

Những chìa khóa để giải thích

Để minh họa ma trận diễn dịch của ông, Giáo hoàng Benedict viện đến hai giáo hoàng của công đồng. Từ diễn từ của Giáo hoàng Gioan XXIII khai mạc công đồng, Benedict trích dẫn đoạn văn rằng, một mặt, một mục đích của công đồng là để chuyển dịch giáo điều cách thuần túy và toàn bộ và, mặt khác, đòi buộc rằng giáo điều phải được nghiên cứu và trình bày theo một phương cách đáp ứng nhu cầu của ngày nay. Phân biệt giữa bản chất và diễn đạt của đức tin, Giáo hoàng Benedict khẳng định, đòi buộc vừa lòng trung thành vừa năng động. Rồi ông ám chỉ đến một đoạn trong diễn văn bế mạc của Phaolô VI có thể cung cấp một số căn bản cho việc đề nghị một diễn dịch văn từ của sự gián đoạn, vì nó nói về sự xa lánh giữa giáo hội và thế giới đã đánh dấu các thế kỷ gần đây. Chính việc cứu xét này đã hướng dẫn phần còn lại của phát biểu của Giáo hoàng Benedict với Giáo triều; phần nào kinh ngạc với một nguyên giáo sư về thần học giáo điều, các tranh luận giáo điều rõ rệt không làm ông quan tâm trong phát biểu này.

 Một nghiên cứu rất nhanh chóng minh họa sự bất hòa của giáo hội và thời đại hiện đại—từ vụ án Galileo qua thời Khai sáng, từ cuộc Cách mạng Pháp và sự trỗi sinh của chủ thuyết phóng túng cấp tiến đến các yêu sách của các khoa học tự nhiên để có thể thực hiện mà không cần giả thiết Thiên Chúa (God-hypothesis). Giáo hoàng Benedict mô tả phản ứng của giáo hội với điều này dưới thới Piô IX như là một trong “các kết án chua chát và cấp tiến” gặp gỡ với sự từ khước quyết liệt của các người đại diện của thời đại hiện đại. Hình như không có một điều có thể có được về “nhận thức tích cực và hiệu quả.”

Tuy nhiên, kể từ các ngày đó, sự việc đã thay đổi. Trong một nhận định mà John Courtney Murray, S.J., có thể đánh giá cao, giáo hoàng nói thực nghiệm chính trị Mỹ đã chứng minh một mô hình khác biệt với mô hình đã trỗi sinh từ cuộc Cách mạng Pháp. Các khoa học tự nhiên đã trở nên khiêm tốn hơn trong các đòi hỏi của chúng. Sau Thế chiến thứ hai, “các chính khách Công giáo đã chứng minh rằng một đất nước trần tục hiện đại có thể hiện hữu không phải trung tính nhưng rút sức sống ra từ các nguồn đạo đức to lớn mà Kitô giáo mở ra,” và giáo điều xã hội Công giáo cống hiến một điều thay thế cho các lý thuyết phóng túng cấp tiến và theo Marx.

 Vào buổi giao thừa của công đồng, lúc đó, ba “vòng câu hỏi” đã hình thành, tất cả đều đòi buộc tư duy  và định nghĩa mới: các tương quan giữa đức tin và khoa học hiện đại, giữa giáo hội và đất nước hiện đại, và giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác, cách riêng Do thái giáo. Trong mỗi thời đại, Giáo hoàng Benedict nói, “một số thể loại gián đoạn nào đó có thể trỗi sinh và quả thực đã trỗi sinh,” một sự gián đoạn không đòi buộc việc từ bỏ các nguyên lý truyền thống.
 
Giáo hoàng cũng mô tả chìa khóa diễn dịch ông nghĩ phải được áp dụng cho Vatican II: “Chính xác trong việc kết hợp này của tiếp tục và gián đoạn ở các tầm mức khác nhau mà chính bản chất thực sự của canh tân đích thực bao gồm.” Trong giải thích về “sự mới lạ trong tiếp diễn” này, ông nói đáp ứng của giáo hội về các vấn đề phụ thuộc phải tự nó là phụ thuộc, thậm chí khi dựa trên các nguyên lý tồn tại. Các nguyên lý có thể tồn tại thậm chí khi thay đổi đã được đưa ra theo phương cách trong đó chúng được áp dụng. Ví dụ chính yếu của Giáo hoàng Benedict là “Tuyên ngôn về tự do tôn giáo” (Declaration on Religious Freedom) của công đồng, tuyên bố “đã lập tức thừa nhận và đưa ra một nguyên lý của riêng nó về nhà nước hiện đại và phục hồi di sản sâu thẳm của giáo hội,” hài hòa đầy đủ với giáo huấn của Đức Giêsu và giáo hội của các thánh tử đạo của mọi thời đại.

 Nếu các định nghĩa mới này về tương quan giữa đức tin và “các thành tố cơ bản nào đó của tư duy hiện đại” đòi buộc công đồng suy nghĩ lại và thậm chí sửa chữacác quyết định lịch sử trước đây, nó đã làm vậy để bảo toàn và đào sâu bản chất và nhân dạng sâu kín nhất của giáo hội.

 Những gì giáo hoàng gọi là “tiếng ‘vâng’ nền tảng này cho thời đại hiện đại” không có nghĩa là chấm dứt tất cả các căng thẳng, cũng không loại bỏ tất các các nguy hiểm, và có các phương diện quan trọng trong đó giáo hội phải còn là “một dấu chỉ sẽ bị đối kháng” (Lc 2, 34). Những gì công đồng mong ước thực hiện là “bỏ qua một bên các đối nghịch xuất phát từ sai lạc hoặc đã trở thành không cần thiết nhằm trình bày cho thế giới của chúng ta các đòi hỏi của Phúc âm trong sự to lớn và trong sáng đầy đủ của nó.” Đây chính là phương cách của công đồng để giải quyết khó khăn trong mối tương quan giữa đức tin và lý trí, phát biểu theo kinh thánh trong đòi buộc rằng Kitô hữu phải sẵn sàng để đưa ra một giải đáp (apologia) cho bất cứ ai hỏi họ về logos, lý do cho niềm hy vọng của họ (1 Pr 3, 15). Điều này dẫn giáo hội vào trong một cuộc đàm đạo với nền văn hóa Hy lạp. Và vào thời Trung cổ, khi xem ra đức tin và lý trí gặp nguy cơ trở thành đối kháng không hòa giải được, đã xuất hiện Thánh Thomas Aquinas để suy niệm về “sự gặp gỡ mới giữa đức tin và triết học của Aristotle và như thế đưa đức tin vào một tương quan tích cực với hình thái của lập luận hữu lý thịnh hành vào lúc đó.” Có nói rằng từ các thề kỷ theo sau, Giáo hoàng Benedict chẳng cống hiến ví dụ nào về một thành quả tích cực tương tự và thành công trong những gì người gọi là “cuộc tranh cãi rã rời giữa lý trí hiện đại và đức tin Kitô giáo.”

Cuối cùng, sự không liên kết rõ ràng giữa hai phương hướng văn từ cạnh tranh mà giáo hoàng dùng để bắt đầu các nhận xét đã trở nên có phần mù mờ theo dòng lập luận của ông. Sự canh tân mà Benedict nhìn thấy như là trọng tâm của thành quả của công đồng tự nó là một vấn đề về đổi mới trong tiếp diễn, về trung tín và năng động. Nó liên quan đến các thành tố quan trọng của sự gián đoạn. Dĩ nhiên, có thể đối chiếu hai cách xử lý bằng cách nêu lên một: “Quí vị chỉ nhấn mạnh đến sự tiếp diễn!” và về cách kia: “Quí vị chỉ nhấn mạnh đến sự gián đoạn!” Nhưng các quan điểm này là trừu tượng, và sẽ là khó khăn để tìm thấy bất cứ ai duy trì quan điểm này hay quan điểm khác. Có lẽ diễn dịch văn từ đối trọng của giáo hoàng đại diện cho những gì các nhà xã hội học gọi là “thể loại lý tưởng,” các công cụ có thể hữu dụng để đưa ra các vấn đề quan trọng, nhưng không nên nhận lấy như là các mô tả nghĩa đen các quan điểm thực sự được bất cứ ai nắm giữ. Một diễn dịch văn từ về sự gián đoạn không cần nhìn thấy sự đổ vỡ khắp nơi; và một diễn dịch văn từ về canh tân, hóa ra, thừa nhận một số gián đoạn quan trọng.

Thuyết phục các nhà truyền thống

Đã làm bối rối một số người quan sát rằng nhằm minh họa diễn dịch văn từ về canh tân, giáo hoàng đã sử dụng cách xử lý mới của công đồng vào thời đại mới và minh họa nó bằng cách xử lý về tự do tôn giáo. Tôi nghĩ đây là một dấu chỉ rằng giáo hoàng đã không tự mình đề cập chính yếu, và chắc chắn không hoàn toàn, đến các người biên tập và tác giả của Lịch sử Vatican II. Khi Giuseppe Albergio viết về công đồng như là đại diện cho “una svolta epochale” (một bước ngoặt thời đại) ông nói cách riêng đến các thể loại tương quan mới với thế giới mà, Giáo hoàng Benedict lập luận, công đồng cần phải tiến tới.

 Tôi nghĩ sẽ khéo kéo hơn nếu giáo hoàng tìm cách thuyết phục một nhóm người khác biệt, những người theo truyền thống mà sự khước từ của họ với công đồng đến không phải phần nhỏ từ niềm tin của họ rằng giáo huấn của công đồng về giáo hội và quốc gia và về tự do tôn giáo đại diện một sự gián đoạn cách mạng trong giáo điều giáo hội chính thức. Tổng Giám mục Marcel Lefebvre, ví dụ, đã nghiêm khắc chỉ trích phát biểu của lúc đó là Hồng y Ratzinger rằng Gaudium et Spes, Dignitatis Humanae Nostra Aetate  đại diện cho “một duyệt xét lại của Syllabus[1], một thể loại chống lại Syllabus (counter-syllabus[2]) … một nỗ lực đến một hòa giải chính thức với thời đại mới được khởi đầu vào năm 1789.” Các bản văn này, Ratzinger nói,  bỏ lại đàng sau cách đúng đắn các quan điểm một phía và lỗi thời được chấp nhận dưới thời Piô IX và Piô X; đã đến lúc cho giáo hội “từ bỏ nhiều điều trong các điều cho đến nay đã báo hiệu sự an toàn cho giáo hội và giáo hội đã cho là đúng. Giáo hội phải phá hủy các pháo đài lâu đời và tin tưởng duy nhất vào chiếc thuẩn che chở của đức tin.”

 Tổng Giám mục Lefebvre xem các nhận xét này như là những “điều tầm thường phóng túng,” lãnh đạm với hoặc thậm chí coi thường sự nâng đỡ mà giáo hội tiếp nhận từ nhà nước tuyên xưng Công giáo và các cơ sở của nó. Hiệp nhất giáo hội và nhà nước, Lefebvre lập luận, là một nguyên lý của giáo điều Công giáo cũng bất di bất dịch như chính giáo điều.” Người kế vị Lefebvre, Bernard Fellay, nêu lên các đoạn này của Ratzinger trong một bức thư năm 2002 như là một minh họa về các quan điểm của sự bất đồng nghiêm trọng vẫn tồn tại giữa Rôma và Ecône. Nhóm của ông có thể không bao giờ chấp nhận “bất cứ sự phát triển nhiều thành phần nào của giáo điều,” như những gì công đồng đã dạy về tự do tôn giáo.

Phát biểu của Giáo hoàng  Benedict về cách diễn dịch Vatican II có thể được xem, lúc đó, như là một nỗ lực nhằm thuyết phục các người theo truyền thống rằng một sự phân biệt được đưa ra cách hợp pháp giữa tầm mức của giáo điều hay nguyên lý và tầm mức ứng dụng cụ thể và đáp ứng với các hoàn cảnh. Phát biểu của ông có thể được xem như ngang hàng với các phát biểu khác về các hành động của người hướng đến các người theo truyền thống, ví như việc làm sáng tỏ rằng Giáo hội Công giáo tại công đồng không đầu hàng yêu sách trở thành một giáo hội chân thực duy nhất và việc ông cho phép sử dụng phụng vụ không canh tân. Cho đến nay, xem ra nhóm của Fellay chưa bị thuyết phục. Ám chỉ nhận xét của giáo hoàng về việc diễn dịch Vatican II, Fellay nói rằng công đồng cần nhiều hơn một cách diễn dịch văn từ; giáo huấn của nó phải được duyệt xét và sửa chữa lại.

Về sự tiếp nối

Vấn đề tiếp diễn có thể được đặt ít nhất trên ba quan điểm khác nhau. Theo giáo điều, có một sự tiếp diễn rõ ràng: Vatican II không loại trừ bất cứ giáo điều nào của giáo hội và nó không ban hành bất cứ giáo điều mới nào. Tuy nhiên, công đồng đã quả thực phục hồi các giáo điều quan trọng tương đối bị thờ ơ trong các thế kỷ gần đây, như tính thông hiệp của các giám mục (collegiality of bishops), chức linh mục của tất cả những ai đã chịu thanh tẩy, thần học về giáo hội địa phương và sự quan trọng của Kinh thánh. Xác nhận lại các điều này có nghĩa là đặt để các giáo điều khác trong các bối cảnh rộng rãi và phong phú hơn trước đây. Cuối cùng, công đồng đi khỏi phương pháp và ngôn ngữ thông thường của các công đồng giáo hội như Trent và Vatican I, không phải hoàn toàn bởi lệnh của Giáo hoàng Gioan ước gì nó cống hiến một viễn ảnh tích cực và mở ra rộng rãi về đức tin, và bằng kiểm chế khỏi các vạ dứt hiệp thông đã đánh dấu các công đồng giáo hội trước đây.

 Theo thần học, công đồng là kết quả của các phong trào thế kỷ thứ 20 về đổi mới: trong kinh thánh, các nghiên cứu tổ phụ và trung cổ; trong thần học phụng vụ; trong đàm đạo giáo hội; trong các gặp gỡ mới mẻ, tích cực hơn với triết học hiện đại; trong việc tư duy lại liên hệ giáo hội thế giới; và trong việc tư duy lại vai trò của giáo dân trong giáo hội. Nhiều phong trào trong số này đã rơi xuống một số cấp độ vào sự nghi ngờ hoặc không chấp thuận chính thức trong nhiều chục năm trước công đồng, một thái độ phản ánh trong các bản văn chính thức được soạn thảo cho Vatican II. Đã có diễn biến kịch tính trong phiên họp đầu tiên của công đồng (1962) khi các bản văn đó đã bị chỉ trích nặng nề vì thiếu sự đổi mới thần học và mục vụ đã đang tiến hành. Việc từ khước các bản văn soạn sẵn này tự nó đã đem đến sự gián đoạn vào trong chính sự tiến triển của công đồng. Phần lớn kịch tính của phần còn lại của công đồng phơi bày sự khó khăn trong việc định đoạt thể loại bản văn nào phải được đưa vào thay cho các bản văn bị bác bỏ, về việc phục hồi “ di sản sâu thẳm nhất của giáo hội,” để sử dụng từ ngữ của Giáo hoàng Benedict, và về việc tìm một ngôn ngữ để diễn đạt nó qua đó. Trong tất cả các điều này, có một sự gián đoạn đáng chú ý.

 Từ các quan điểm xã hội học và lịch sử, người ta nhìn đến công đồng với một hậu cảnh rộng rãi hơn, và không thể tự giới hạn vào các chủ đích của các giáo hoàng và các giám mục hoặc vào các bản văn chung cuộc. Người ta giờ đây nghiên cứu ảnh hưởng của công đồng như đã kinh nghiệm, đã quan sát và đã thực hiện. Thật khó từ các quan điểm đó mà không nhấn mạnh đến sự gián đoạn, kinh nghiệm về một biến cố đã đánh đổ điều thông thường. Đây là ngôn ngữ thông dụng được các người dự phần và người quan sát sử dụng vào lúc này. Các suy tư của Joseph Ratzinger còn trẻ sau mỗi kỳ họp, xuất bản bằng tiếng Anh như là Điểm nhấn mạnh thần học về Vatican II (Theological Highlights of Vatican II), là một ví dụ tốt. Chính từ quan điểm này mà James Hitchcock gọi Vatican II “biến cố quan trọng nhất trong phạm vi giáo hội trong bốn trăm năm qua,” và nhà sử học/xã hội học Pháp, Émile Poulat, chỉ ra rằng Giáo hội Công giáo đã thay đổi trong 10 năm sau công đồng nhiều hơn đã làm trong 100 năm trước đó. Các quan điểm tương tự đã được xác nhận bởi những người theo chiều dài của bối cảnh lý tưởng. Bất luận họ nhìn những gì đã xẩy ra là tốt hay xấu, họ tất cả đồng ý rằng “một điều gì đã xẩy ra.”

 Sẽ hữu ích nếu ghi nhớ trong tâm trí các sự phân biệt như vậy. Chúng có thể giúp các học giả nhận diện ra chính xác nơi đâu các khác biệt trong cách diễn dịch Vatican II thực sự hiện diện, và đánh giá liệu chúng có thực sự đối kháng nhau. Việc thực thi của Giáo hoàng Benedict trong diễn từ này là một ví dụ về một nỗ lực nghiêm chỉnh vào việc phân biệt này và, cho rằng nỗ lực được nhấn mạnh của ông được noi theo rộng rãi hơn, cuộc tranh cãi về công đồng sẽ có thể được nâng cao to lớn.

 


[1] Syllabus hoặc Syllabus of Errors (Latin: Syllabus Errorum), một văn kiện ban hành ngày 8 th. 12, 1864 dưới thời GH Piô IX lên án 80 mệnh đề sai lầm trích từ các văn kiện giáo hoàng trước đó kể cả từ tông thư Qui Pluribus của chính Piô IX, kể cả việc lên án tự do tôn giáo và phân cách giáo hội và nhà nước (nd)
[2] Counter-syllabus: Hồng y Ratzinger (giờ là GH Benedict XVI) lúc bấy giờ gọi CĐ Vatican II là một counter-syllabus (nd)