Chuyển Nhượng Tài Sản – Vấn Đề 89

0
686


Học Viện Đaminh

 

NHỮNG THẮC MẮC VỀ GIÁO LUẬT ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN

***

CÁC DÒNG TU

(Điều 607 – 709)

***

VẤN ĐỀ 89

CHUYỂN NHƯỢNG TÀI SẢN

(đ. 638 §3 và §4; đ. 639 §5)

 

Chuyển nhượng là hành vi qua đó quyền sở hữu một tài sản, hoặc động sản hoặc bất động sản, thuộc khối gia sản của mình, được chuyển sang một người khác. Việc chuyển nhượng có thể thực hiện dưới hình thức cho không (tặng giữ) hoặc hình thức nghĩa vụ (mua bán hoặc trao đổi). Hình thức chuyển nhượng kiểu mẫu là mua bán hoặc tặng giữ một bất động sản.

Theo Giáo luật, tất cả những hoạt động làm cho tình trạng gia sản của Hội Dòng, của Tỉnh Dòng hoặc của nhà Dòng bị suy giảm, đều là những hành vi chuyển nhượng. Cho nên, có thể là những hành vi sau đây:

– 1/. Vay mượn tiền bạc.

– 2/. Cho mượn tiền bạc.

– 3/. Kết nợ và nghĩa vụ.

– 4/. Trao đổi một bất động sản để lấy các chứng khoán.

– 5/. Nhượng quyền đối với một tài sản, dù tạm thời, thí dụ cầm cố một bất động sản, cho thuê dài hạn (trên chín năm), chấp nhận một dịch quyền.

Chi tiêu những số tiền, dù là quan trọng, lấy ra từ quỹ riêng hoặc từ tài khoản (ngân hàng hoặc bưu điện) thì không kể là chuyển nhượng. Còn như chi tiêu số tiền do việc bán một động sản hoặc bất động sản, hoặc do một trong các hành vi 1,3 và 5 trên đây thì kể là chuyển nhượng.

Để một việc chuyển nhượng được thành hiệu, cần phải có phép bằng văn bản của Bề trên có thẩm quyền với sự đồng ý của hội đồng cố vấn. Nếu là vụ vượt quá số tiền do Tòa Thánh ấn định cho mỗi nước, thì còn cần thêm phép của Tòa Thánh.

Đối với một Hội Dòng thuộc giáo phận hoặc một đan viện “tự lập”, để việc chuyển nhượng được thành hiệu, cần phải có sự ưng thuận của Bản quyền sở tại bằng văn thư, cho dù việc chuyển nhượng không vượt quá số tiền do Tòa Thánh ấn định. Luật mới cũng như luật cũ không xác định đến mức nào thì cần phải có sự ưng thuận của Bản quyền. Tất nhiên đây không nói đến những số tiền nhỏ quá. Tốt hơn là Hội đồng giám mục nên xác định số tiền này.

Các Bề trên phải thận trọng chỉ nên cho phép vay nợ sau khi thấy chắc chắn rằng huê lợi thường tình của Hội Dòng, của Tỉnh Dòng hoặc của nhà Dòng sẽ đủ để trả các khoản lời và hoàn lại vốn trong một thời hạn không quá lâu iều 639 §5).

Trong đơn thỉnh cầu gửi lên Tòa Thánh hoặc Bản quyền sở tại để xin phép chuyển nhượng, phải ghi rõ nhũng món nợ và những trái khoán mà tu hội, Tỉnh Dòng hoặc nhà Dòng đang còn mắc tính đến ngày đó iều 1292 §3).

Khi muốn chuyển nhượng những đồ vật đã dâng cho nhà thờ do một lời khấn, hoặc những đồ vật và những tài sản có giá trị đặc biệt về lịch sử hoặc nghệ thuật, thì bao giờ cũng cần phải có phép Tòa Thánh dù giá trị các đồ vật này chưa tới số tiền do Tòa Thánh ấn định. Điều khoản này có mục đích tôn trọng lòng sùng đạo của những tín hữu đã dâng cúng các đồ vật đó và bảo vệ di sản lịch sử và nghệ thuật của Giáo Hội.

Trước khi tiến hành việc chuyển nhượng, các Bề trên phải nắm trong tay sự đánh giá bằng văn bản của hai chuyên viên về giá trị tài sản muốn chuyển nhượng iều 1293 §l và §2).

Thông thường, không được chuyển nhượng dưới giá được lượng định iều 1924 §4). Việc chuyển nhượng với một giá thấp hơn cần có một lý do nghiêm trọng, chẳng hạn: tính khẩn cấp mục vụ, nhượng lại bất động sản cho một tổ chức của Giáo Hội hơn là bán cho nhà nước hoặc tư nhân.