Bản Chất Căn Nguyên Tính: Bản Chất Và Phân Loại Căn Nguyên

0
2796


SIÊU HÌNH HỌC

Nguyên tác: Tomas Alvira, Luis Clavell & Tomas Melendo, Metafisica

(Bản tiếng Tây Ban Nha – NXB. 1981)

Fr. Luis Supan, Metaphysics

(Bản tiếng Anh – NXB. 1991)

Chuyển ngữ: Lm. Giuse Đỗ Ngọc Bảo, OP.

***

***

PHẦN DẪN NHẬP

PHẦN I: CẤU TRÚC SIÊU HÌNH CỦA HỮU THỂ

PHẦN II: CÁC SIÊU NGHIỆM

***

PHẦN III: CĂN NGUYÊN TÍNH

***

CHƯƠNG I: NHẬN THỨC VỀ TÍNH NHÂN QUẢ ĐÍCH THỰC

CHƯƠNG II: BẢN CHẤT CĂN NGUYÊN TÍNH VÀ CÁC LOẠI CĂN NGUYÊN

 

 

 

 

 

I. BẢN CHẤT CĂN NGUYÊN TÍNH

Một căn nguyên có thể được định nghĩa như điều vốn ảnh hưởng thực sự và tích cực đến một sự vật, khiến cho sự vật đó lệ thuộc mình cách nào đó (that which really and positively influences a thing, making this thing dependent upon it in some way).[1]

Sau đây là một số nhận xét căn bản nhất chúng ta có được sau khi xem xét những khái niệm “căn nguyên”“hiệu quả”:

a/. Việc hiệu quả lệ thuộc vào căn nguyên về mặt hiện hữu là phần tương ứng (counterpart) với chuyện căn nguyên có ảnh hưởng thực sự trên hiệu quả (The effect’s dependence on the cause as regards the act of being is the counterpart of the real influence of the cause on the effect). Một căn nguyên là một căn nguyên trong mức độ hiệu quả không thể hiện hữu nếu không có căn nguyên. Chẳng hạn, một căn nhà không thể đứng vững nếu không có những vật liệu làm nên nó cũng như không có một sự sắp xếp phù hợp các yếu tố nói trên. Chẳng bao giờ căn nhà thực sự tồn tại nếu như không có công trình của những con người xây nên căn nhà đó, cho dù công trình này trực tiếp ảnh hưởng nhiều hơn đến việc đưa căn nhà vào hiện hữu hơn là đến chính việc thực hữu của nó. Hai lối ảnh hưởng đến hiệu quả như vậy giúp chúng ta có thể định nghĩa một căn nguyên như bất cứ điều gì mà một thứ gì lệ thuộc vào đó về mặt “hiện hữu” hoặc về chuyện nó đi vào hiện hữu.

b/. Sự phân biệt thực sự giữa căn nguyên và hiệu quả là điều hiển nhiên (The real distinction between the cause and the effect is evident), vì chuyện một sự vật lệ thuộc vào một sự vật khác nhất thiết hàm ý rằng hiện hữu của chúng thực sự phân biệt nhau.

c/. Căn nguyên thì ưu tiên so với hiệu quả (The primacy of the cause with respect to the effect): mỗi căn nguyên, tự bản chất, phải ưu tiên trên hiệu quả của nó, vì hoàn bị mà căn nguyên đem lại hoặc sản xuất ra nơi hiệu quả thì trước hết phải hiện diện nơi căn nguyên cách nào đó. Trong nhiều trường hợp, sự ưu tiên theo bản chất này cũng kéo theo việc có trước theo thời gian. Chẳng hạn, cha mẹ phải có trước con cái, và một nhà điêu khắc phải có trước bức tượng mà ông ta làm nên. Xét theo chính hoạt động của căn nguyên, thì hiệu quả và căn nguyên của nó có tương quan với nhau và đồng thời với nhau. Căn nguyên là một căn nguyên khi nó làm công việc tạo thành; còn hiệu quả là một hiệu quả vào lúc nó được tạo thành (The cause is a cause when it is causing; the effect is an effect at the time it is being caused).

II. CĂN NGUYÊN, NGUYÊN LÝ, ĐIỀU KIỆN VÀ CƠ HỘI

Khía cạnh quan yếu nhất của bản chất một căn nguyên chính là ảnh hưởng tích cực của nó trên hiện hữu của hiệu quả và sự lệ thuộc tương ứng của hiệu quả vào nó. Đây chính là điều phân biệt một căn nguyên với những thực tại tương tự khác (chẳng hạn một nguyên lý, một điều kiện, hoặc một cơ hội) vốn không luôn luôn có một ảnh hưởng tích cực trên hiệu quả.

a/. Một nguyên lý là cái mà từ đó một sự vật khác nảy sinh bất kỳ cách nào (A principle is that from which some other thing arises in any way whatsoever).  Do đó, mỗi căn nguyên đều là một nguyên lý, nhưng không phải mọi nguyên lý đều là một căn nguyên. Thuật ngữ “nguyên lý” nói đến một sự bắt đầu hay một trật tự, nhưng không nhất thiết bao hàm bất cứ ảnh hưởng tích cực nào trên “hiện hữu” của bất cứ thứ gì nảy sinh từ đó. Một điểm cũng được coi như là nguyên lý (tức là sự khởi đầu) của một hàng kẻ, những lời nói đầu của một diễn từ được coi như khởi đầu hay nguyên lý cho toàn thể diễn từ, và người cầm cờ được coi như khởi đầu hoặc nguyên lý cho cuộc diễu binh. Mặc dầu vậy, không một thứ gì trong những thứ nói trên lại là căn nguyên cho điều xảy ra sau nó.

Như vậy, một căn nguyên là một loại nguyên lý, can dự đến sự lệ thuộc của hiệu quả vào nguồn gốc của nó. Thần học dạy rằng có những mối tương quan nhiệm xuất nơi Ba Ngôi Thiên Chúa nhưng không hề kéo theo tính nhân quả chút nào. Mặc dầu Chúa Con nhiệm xuất từ Chúa Cha, thì Người cũng không được coi là “lệ thuộc” vào Chúa Cha, vì việc đó bao hàm một sự bất toàn trong việc hiện hữu của Ngôi Lời. Do vậy, Thiên Chúa Cha là nguyên lý cho Chúa Con và cả hai là nguyên lý cho Chúa Thánh Thần; tuy nhiên, Chúa Cha không được coi như Căn Nguyên của Chúa Con và cả Chúa Cha và Chúa Con cũng không được coi như Căn Nguyên của Chúa Thánh Thần.

Bên cạnh loại nguyên lý này vốn được gọi là một nguyên lý tích cực, cũng còn có một nguyên lý tiêu cực, đó là “khuyết phạp” (privation): việc thiếu mất một hoàn bị có thể được coi như nguyên lý cho việc thủ đắc một hoàn bị. Khi Thánh Thomas nói về những nguyên lý của các hữu thể vật thể, ngài bao hàm khuyết phạp với chất liệu và hình thế, xác định hai điều sau là những căn nguyên, đang khi việc khuyết phạp chỉ là một nguyên lý.

b/. Một điều kiện là một điều đòi phải có đã (tiên quyết), hoặc một sự xắp xếp khẩn thiết khiến cho căn nguyên tính xảy ra được (A condition is a prerequisite or necessary disposition in order to make causality take place). Nó là một điều gì đó thuần túy hỗ trợ khiến cho hành động của một căn nguyên xảy ra được hoặc cản trở không cho xảy ra. Như vậy, một điều kiện thì không mang tính nhân quả.[2] Điều kiện thời tiết thuận lợi chẳng hạn, là một điều kiện để các lực sĩ tranh tài, nhưng đâu phải là căn nguyên.

Một số điều kiện là khẩn thiết nhưng không đủ (ví dụ, một người phải vào trong Đại Học để có được một bằng cấp), đang khi những điều kiện khác vừa khẩn thiết lại vừa đủ (ví dụ, để lên thiên đàng, một người phải chết trong tình trạng ân sủng). Những điều kiện khẩn thiết thường được gọi là những điều kiện không có không được (conditions sine qua non). Cũng có những điều kiện khác vốn chỉ hỗ trợ hoặc phù hợp, nhưng không quan trọng (ví dụ, việc đọc một cuốn sách được đề nghị để có thể qua một khóa học).

c/. Một cơ hội là một điều gì mà sự hiện diện của nó sẽ hỗ trợ cho hành động của một căn nguyên (An occasion is something whose presence favors the action of a cause): Nó giống như một hoàn cảnh thuận lợi mặc dầu không quan trọng để cho tính căn nguyên diễn ra. Một ngày nắng đẹp là cơ hội tốt để đi dạo, nhưng không phải là căn nguyên, cũng không phải là điều kiện quan trọng đối với hành vi đó. Chơi với bạn xấu có thể là một cơ hội để đi đến lối sống đồi bại, nhưng căn nguyên của đời sống vô luân đó luôn là ý chí của cá nhân.

Mặc dầu sự phân biệt giữa một căn nguyên và các thực tại tương tự khác là rõ ràng, vẫn còn có sự lẫn lộn giữa chúng trong dòng lịch sử. Chẳng hạn, có một số triết gia đã giản lược ảnh hưởng hỗ tương của các thụ tạo vào nguyên cơ hội cho hành động của Thiên Chúa, mà họ coi đó mới là căn nguyên đích thực duy nhất (nhóm Chủ Cơ Hội).[3] Những người khác lại coi mối tương quan kế tiếp nhau như một mối liên hệ nhân quả, và do đó áp dụng tiên đề sai (false axiom) “post hoc, ergo propter hoc” (nó xảy ra sau điều đó, do vậy nó diễn ra vì điều đó), vốn tạo nên nhiều loại triết thuyết duy sử (Hegel, Comte, Marx).

III. NHỮNG LOẠI CĂN NGUYÊN CHÍNH

Vì nét đặc trưng của tính nhân quả là sự lệ thuộc của hiệu quả vào căn nguyên xét về mặt hiện hữu, chúng ta có thể phân loại căn nguyên chiếu theo những cách thức mà việc phụ thuộc thực sự xảy ra (ví dụ, sự lệ thuộc trong hiện hữu).

Trước hết, chúng ta có thể thấy rằng có một sự lệ thuộc của hiệu quả vào những nguyên lý cấu tạo nội tại của nó. Nếu một điều gì mất đi chất liệu mà nó được làm nên từ đó, hoặc mất đi hình thế đặt vào chất liệu đó, thì nó sẽ không còn là chính nó nữa. Như vậy, sự hiện hữu của một pho tượng lệ thuộc vào chất liệu từ đó nó được làm nên và lệ thuộc vào hình thế vốn tạo dáng cho nó. Do đó, chúng ta thấy có hai loại căn nguyên, căn nguyên  chất liệu (material cause) và căn nguyên  hình thế (formal cause), vốn hiện diện nơi mọi hữu thể vật thể.

Hơn nữa, hiện hữu của một hiệu quả thì cũng lệ thuộc vào hai nguyên lý ngoại lai, cụ thể là căn nguyên tác thành  (efficient cause) và căn nguyên cứu cánh (final cause). Một điều gì đó ở trong tiềm năng thì chỉ có thể trở nên thực hữu nhờ vào một hữu thể khác đã hiện hữu trong hiện thế. Khối gỗ không thể tự mình biến thành chiếc ghế, nó cần một hành vi của một tác nhân ngoại lai khiến cho khả năng nó trở thành cái ghế được hiện thực. Đến lượt mình, tác nhân luôn luôn hoạt động vì một mục đích nào đó, và nếu loại bỏ mục đích đó thì cả hành động cũng như hiệu quả từ đó đều không diễn ra được. Nếu một người thợ không có ý làm một cái ghế hoặc một cái bàn, thì những đồ nội thất đó không hơn gì những khả tính thuần túy.

Tóm lại, chất liệu mà từ đó một điều gì được làm nên, là một căn nguyên (căn nguyên chất liệu); và hình thế nội tại của sự vật vốn thực hữu hóa chất liệu, là một căn nguyên (căn nguyên hình thế); nguyên lý lấy ra hình thế từ chất liệu, là một căn nguyên (căn nguyên tác thành); và, sau cùng, mục đích mà tác nhân hướng đến, cũng là một căn nguyên (căn nguyên cứu cánh) (In short, the matter from which something is made is a cause (material cause); the intrinsic form of the thing, which actualizes that matter, is a cause (formal cause); the principle which draws out the form from matter is a cause (efficient cause); and, finally, the goal towards which the agent tends is a cause (final cause)).

Các loại căn nguyên khác đều có thể giản lược vào bốn loại căn nguyên vừa nêu. Căn nguyên tính của một bản thể đối với những phụ thể riêng của nó chính là căn nguyên tính chất liệu và, ở một mức độ nào đó cũng là căn nguyên tính tác thành, nhưng đó là từ nhiều quan điểm khác nhau. Ảnh hưởng nhân quả của việc hiện hữu trên yếu tính có thể nối kết với ảnh hưởng của hình thế trên chất liệu. Ngược lại, căn nguyên tính của một dụng cụ là một kiểu căn nguyên tác thành. Căn nguyên tính của những nguyên mẫu (models or prototypes), mà một nghệ sĩ mô phỏng trong lúc tạo nên những tác phẩm của mình, chính là căn nguyên tính hình thế hoặc cứu cánh. Ảnh hưởng căn nguyên tính của Thiên Chúa trên thụ tạo là kiểu căn nguyên tính tác thành hoàn bị nhất.

Những căn nguyên “per se” và những căn nguyên “per accidens”

Bên cạnh những căn nguyên theo nghĩa chặt, hoặc những căn nguyên per se (tự thân), còn có một số căn nguyên ngẫu trừ, là căn nguyên per accidens (do ngẫu trừ).

Căn nguyên tính “ngẫu trừ” (Accidental Causality) diễn ra khi hiệu quả được tạo nên thì nằm bên ngoài mục đích chuyên biệt của một hành vi. Chẳng hạn, việc nghiên cứu là căn nguyên per se của tri thức, và cũng là căn nguyên per accidens của một giải thưởng hàn lâm. Hiệu quả “ngẫu trừ” này có thể diễn tiến theo hai cách cơ bản: về phía căn nguyên, và về phía hiệu quả.

a/. Trong trường hợp thứ nhất, một căn nguyên ngẫu trừ là bất cứ điều gì nối kết với một căn nguyên “per se” nhưng lại không bao hàm nơi bản chất của nó trong tư cách một căn nguyên (In the first case, an accidental cause is anything which is joined to a “per se” cause but is not included within its nature as a cause). Một căn nguyên per accidens tự nó không làm nên việc hiện hữu của hiệu quả, nhưng chỉ nối kết ngoại tại với căn nguyên chính. Chẳng hạn, nếu cùng một người vừa là nhạc sĩ vừa là kiến trúc sư, thì việc đào luyện về âm nhạc chỉ là căn nguyên per accidens của những căn nhà mà ông ta xây dựng. Tương tự thế, những hành vi xấu của một Kitô hữu trong công việc nghề nghiệp của họ không được đổ lỗi cho Giáo Hội Công Giáo, hoặc đổ lỗi cho nhân vị trong tư cách một người Công Giáo, vì việc anh ta được rửa tội chỉ là phụ thể đối với căn nguyên chính của những khiếm khuyết nghề nghiệp của anh ta. Thông thường, việc phân biệt này không được nhận định rõ ràng trong cuộc sống thường nhật của con người.

b/. Về phía hiệu quả, có một căn nguyên tính “per accidens” khi hiệu quả chính của một căn nguyên được đi kèm bởi một hiệu quả khác mà, nói cách chặt chẽ, không nảy sinh do năng lực của căn nguyên nói trên (On the part of effect, there is a “per accidens” causality whenever the proper effect of a cause is accompanied by another effect which is not, strictly speaking, due to the power of the given cause). Có ba trường hợp chính của loại này: việc cất đi một trở ngại, một công hiệu thứ cấp tình cờ, và một sự trùng hợp tạm thời.

(i) Trường hợp thứ nhất, thường được gọi là trường hợp removens prohibens, bao gồm việc tháo gỡ một điều gì đó vốn ngăn căn công hiệu, sao cho căn nguyên có thể đạt đến cùng đích tự nhiên và chuyên biệt của nó. Chẳng hạn một con người cắt đứt một sợi dây đang buộc cây đèn, thì đó là căn nguyên per accidens cho việc đánh rơi cây đèn, đang khi căn nguyên chính là việc lôi kéo nhau giữa cây đèn và trái đất do lực hấp dẫn (gravitational force).

Tương tự như vậy, tội nguyên tổ cũng là căn nguyên per accidens của cái chết và của những hậu quả khác đương nhiên nảy sinh từ việc chiếm hữu một bản tính nhân loại, nhưng điều đó (cái chết) bị ngăn cản bởi tình trạng công chính ban đầu, lúc Thiên Chúa tạo nên bản tính nhân loại. Bởi lẽ bản chất của thân xác là khả hủy, nên cái chết là định mệnh tự nhiên của mọi con người. Tuy nhiên, Thiên Chúa ban cho con người trong tình trạng công chính ban đầu một loạt những đặc ân (cộng thêm vào ân sủng) vốn ngăn cản một số hậu quả của việc chiếm hữu bản tính nhân loại. Qua việc phá hủy tình trạng công chính ban đầu, tội đã trở nên căn nguyên per accidens cho những hậu quả tự nhiên đó.

Cần ghi nhận rằng bất cứ khi nào những hiệu quả ngẫu trừ nhất thiết nảy sinh từ hoạt động của một căn nguyên per accidens, thì chúng đều có thể gán cho căn nguyên đó, mặc dầu căn nguyên per accidens không trực tiếp sản sinh chúng theo nghĩa chặt. Đây là trường hợp của ví dụ cây đèn nêu trên. Cũng vậy, khi người đứng đầu một nhà trường không phản đối việc thuê một giáo sư đi theo học thuyết sai lầm tai hại (mặc dầu ông ta có khả năng làm chuyện đó), thì ông ta phải chịu trách nhiệm về những tai hại trong việc đào tạo các sinh viên.

(ii) Trường hợp thứ hai là trường hợp của những hiệu quả thứ yếu tình cờ (fortuitous secondary effects). Điều này nảy sinh khi hiệu quả phù hợp cho một nguyên nhân lại được đi kèm bởi một hiệu quả khác không nhất thiết đòi phải có do ảnh hưởng căn nguyên tính của nó. Nếu một người làm ruộng tìm thấy kho tàng chôn giấu trong lúc làm ruộng, thì việc khám phá đó không thể được coi như hiệu quả riêng của hành vi người đó, nhưng chỉ như một điều gì xảy ra trong trường hợp đặc thù, chứ không xảy ra trong nhiều trường hợp tương tự khác.

(iii) Theo một nghĩa kém chặt hơn, chúng ta cũng có thể nói tới căn nguyên tính per accidens trong trường hợp thứ ba, tức là căn nguyên tính của sự trùng hợp nhất thời (temporal coincidence). Trong trường hợp này, không có mối liên hệ thực tế giữa hai hiệu quả, nhưng chỉ là sự trùng hợp nhất thời được dùng như nền tảng cho ai đó nghĩ  rằng có một mối liên hệ thực sự. Loại căn nguyên tính ngẫu trừ này thường được hiểu lầm như căn nguyên tính đúng nghĩa. Chẳng hạn như việc khai triển những khoa học thực nghiệm lại trùng hợp với sự suy thoái rõ ràng trong Siêu hình học, nên một số người đã tuyên bố rằng việc suy thoái những nghiên cứu triết học chính là căn nguyên làm nảy sinh các khoa học.

Nghiên cứu về căn nguyên tính per accidens có một áp dụng rộng rãi trong Thần học Luân lý. Như bất cứ sự dữ nào, tội lỗi không có một căn nguyên  per se. Hiệu quả riêng của căn nguyên tính nơi tội nhân luôn luôn là một điều gì đó tích cực, một điều gì là thiện hảo nơi chính mình (ví dụ, kiếm được của cải vật chất trong một vụ cướp; việc thỏa mãn tham dục giác quan trong việc ăn uống); tuy nhiên, thiện hảo được lựa chọn đã thiếu mất trật tự đáng phải có đối với mục tiêu sau cùng của con người; do đó, nó trở nên sự dữ về mặt luân lý.

***

SÁCH ĐỌC THÊM

 

TH. DE REGNON,  La métaphysique des causes selon Saint Thomas et Albert le Grand, Paris 1906.

P. GARIN, Le problème de la causalité et Saint Thomas Aquin, Paris 1958.

 

 

 

 


[1] Neo-positivist philosophers – represented by B. Russell – replaced the notion of “cause” with that of “function” which can be expressed mathematically. Russell said: “There is no doubt that the continuous appearance of the old ‘law of causality’ in philosophers’ books  is due to the fact that many of them are not familiar with the notion of function. (Mysticism and Logic, London 1918, p. 194). This affirmation is understandable in the context of neo-positivist doctrine, which reduces metaphysics to formal logic.

[2] Between the end of the 19th century and the beginning of the 20th century, a school of thought linked with empirical criticism (Mach, Avenarius) tried to explain everything that happens in the universe through conditions. Max Verworn, for instance, omitting all reference to causes, held that every process is detetmined univocally by the sum of its conditions. (Kausale und konditionale Weltanschasung, Bonn 1912).

[3] Occasionalism, as a peculiar way of understanding causality, initially arose from Mohammedan Theology. Algazel could not conceive of a real causality exercised by creatures, because he interpreted it as contracy to the causality of God; for him, that would subordinate the power of God to the action of creatures and of nature. Accordingly, the only real causality is divine causality.

Malebranche, like Algazel, held that causality increatures depends on the Divine Will. He differed from Algazel, however, on the nature of God’s will, and as a result, he developed a new form of occasionalism. Malebranche taught that the Divine Will does not act arbitrarily but according to an order. That order-which is co-substantial with the Divinity-imposes on the universe a regular succession of events. In short, real causality is reduced to that order established by God. (Cf. Entretiens sur la métaphysique, IX, 13).