Bài Giảng Lễ Bổn Mạng Trung Tâm Học Vấn Đaminh Của Cha Rodel E. Aligan – Khoa Trưởng Phân Khoa Thần Học Đại Học University Saint Thomas – Malina Philippine

0
510


 
BÀI GIẢNG LỄ BỔN MẠNG TRUNG TÂM HỌC VẤN ĐAMINH CỦA CHA RODEL E. ALIGAN
KHOA TRƯỞNG PHÂN KHOA THẦN HỌC ĐẠI HỌC UNIVERSITY ST. THOMAS – MALINA PHILIPPINE

NGÀY 26 – 01 – 2013

————
 

HOMILY ON St. THOMAS AQUINAS
“THE WISDOM OF THE CROSS”

There are megatrends affecting the Asian landscape in the 21st-century.  The 10th FABC Plenary Assembly in Xuan Loc, Vietnam have listed fourteen of them: globalization, culture, poverty, migrants and refugees, indigenous peoples, religious freedom, threats to life, social communications, ecology, women, youth, Pentecostalism and vocations.  They also shape the evangelizing mission of the Church in Asia.
 
Of particular importance is the comment of Archbishop Peter Nguyen Van Nhon, the President of the Catholic Bishops Conference of Vietnam: “We have to strengthen efforts to dialogue with the poor as well as the religions and cultures of Asia particularly when confronted by forces of globalization and secularization that undermines people’s values and traditions. It is an opportunity for us to rediscover the meaning of faith. We need to return to Christ, change our mind, and strive more to seek the wisdom of the cross”.
 
I remember St. Thomas Aquinas in his “De Rationibus Fidei” talk about the wisdom of the cross. What is this wisdom of the cross St. Thomas Aquinas is talking about? 
 
It begins with the realization that “The foolishness of God is wiser than human wisdom”. St. Thomas Aquinas explains to us: “Christ chose to have parents who were poor but perfect in virtue, lest anyone should glory in his noble lineage and the riches of his parents. He lived a life of poverty to teach others to spurn riches. He lived an ordinary life having no high position to recall others from an inordinate greed for honors. He endured labor, hunger, thirst, bodily scourging lest those who are intent on bodily pleasures and delights draw back from the good virtue because of the rigors of such life”.
 
He did the same with his disciples. He wanted them to be ministers of human salvation. This is the reason why he did not choose educated and noble men, but unlettered and common men, namely poor fishermen. When he sent them to work for the salvation of the world, Christ commanded them to observe poverty, endure persecution and even to undergo death for the sake of truth, lest their preaching seem to be directed to some earthly advantage. Thus, the salvation of the world would be attributed only to the divine and not to any human wisdom and power.
 
All this was necessary that we might learn to rely proudly on ourselves but rather on God. For the perfection of human justice requires that we totally subject ourselves to God.
 
According to St. Thomas Aquinas, we can only live in harmony in this world if all of us should know that we are all madly in love with the same God. How is it that the billion of stars live in harmony when most men can barely go a minute without declaring war in their minds about someone they know?  It is because all creation converges in God.
 
The task of evangelization begins with the creation of a humane society leading to the kingdom of God in this world. The building of such society is the task of charity and not of justice. In the Encyclical “Deus est Caritas” Pope Benedict XVI claims that justice is the defining concern of the state and the central concern of politics, and not of the Church, which has charity as its concern. Charity is to love God and to love others because we love God; but justice should be the framework of charity.
 
For him, justice without charity is cruelty; charity without justice is no charity. Gandhi says that if we only live for justice like “an eye for an eye and a tooth for a tooth”, many in the world would be blind and toothless.
 
Megatrends can only overcome not by our mega-efforts but by the supernaturality of efforts cooperating with God’s grace.
 
In this Mass we ask for the intercession of St. Thomas Aquinas to continue to share with us the wisdom of the Cross.

————-

CHUYỂN NGỮ
 

“SỰ KHÔN NGOAN CỦA THẬP GIÁ”
 
Có những xu hướng lớn đang ảnh hưởng đến đại lục châu Á trong thế kỷ XXI. Đại hội lần thứ 10 của FABC (Liên hiệp các Hội đồng giám mục Á châu) đã kể ra 14 xu hướng: toàn cầu hóa, văn hóa, nghèo đói, di dân, thổ dân, tự do tôn giáo, đe dọa sự sống, truyền thông xã hội, môi trường, phụ nữ, giới trẻ. Những xu hướng này định hình sứ vụ loan báo Tin mừng của Giáo Hội tại Á châu.
 
Thật đáng lưu ý lời phát biểu của của đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam. Ngài nói: “Chúng ta phải tăng gia nỗ lực để đối thoại với người nghèo cũng như với các tôn giáo và các nền văn hóa Á châu, cách riêng khi đối phó với các lực lượng toàn-cầu-hóa và thế-tục-hóa đang đe dọa các giá trị cổ truyền của dân tộc. Đây là cơ hội thuận tiện để chúng ta tái khám phá ý nghĩa của đức tin. Chúng ta cần phải trở về với Đức Kitô, thay đổi não trạng, và cố gắng đi tìm sự khôn ngoan của thập giá”.
 
Tôi nhớ lại thánh Tôma đã bàn đến sự khôn ngoan của Thập giá trong tác phẩm “De rationibus Fidei” (Những lý lẽ của đức tin). Khôn ngoan của Thập giá là gì, theo thánh Tôma?
 
Dựa trên câu Kinh thánh sự điên dại của Thiên Chúa thì khôn hơn sự khôn ngoan của loài người”, thánh Tôma giải thích rằng:
 
“Chúa Kitô đã chọn làm song thân cho mình những người khó nghèo nhưng lại trọn hảo về nhân đức, để đừng ai vênh váo về dòng dõi quý tộc hoặc tài sản của cha mẹ. Người đã sống cuộc đời khó nghèo để dạy chúng ta biết khinh chê của cải. Người sống một đời bình thường, không địa vị chức quyền để cảnh giác chúng ta khỏi ham mê danh dự cách vô độ. Người chịu đựng những mệt nhọc, đói khát, đòn vọt, để cho những kẻ ham mê sung sướng và khoái lạc thể xác không ngại ngùng tập luyện nhân đức bởi thấy nó cam go”.
 
Chúa Kitô cũng muốn cho các môn đệ của mình phải như vậy. Người muốn cho họ phải là những kẻ phục vụ ơn cứu độ nhân loại. Đó là lý do vì sao Người không chọn những kẻ tài giỏi quyền quý, nhưng chọn các ngư phủ là những con người vô học và tầm thường. Khi sai họ ra đi làm việc để cứu rỗi thế giới, Người căn dặn họ hãy giữ nếp sống nghèo khó, chấp nhận ngược đãi và kể cả chịu chết vì sự thật, đừng để cho lời giảng xem ra chỉ nhắm tới một lợi lộc trần gian. Vì thế, việc cứu độ nhân loại phải được quy về cho Thiên Chúa, chứ không phải cho sự khôn ngoan hay quyền năng của loài người.
 
Tất cả những điều này thật là cần thiết ngõ hầu chúng ta học biết đừng vênh vang dựa vào sức riêng, nhưng hãy dựa vào Thiên Chúa, bởi vì đức công bằng trọn hảo đòi hỏi chúng ta phải hoàn toàn phục tùng Thiên Chúa.
 
Theo thánh Tôma, chúng ta chỉ có thể sống hòa thuận trong thế giới này nếu tất cả chúng ta yêu mến Chúa cách say đắm. Làm thế nào mà cả tỉ ngôi sao cho thể sống hòa thuận với nhau, đang khi đa số con người hầu như không thể đi chung với nhau một phút mà không nghĩ đến việc gây gỗ với một ai đó mà họ đã quen biết? Lý do là bởi vì những thụ tạo kia đều quy hướng về Thiên Chúa.
 
Nhiệm vụ loan báo Tin mừng bắt đầu với việc kiến tạo một xã hội loài người dẫn đến Vương quốc Thiên Chúa trên đời này. Việc xây dựng một xã hội như thế là nhiệm vụ của đức bác ái chứ không phải của đức công bình. Trong thông điệp “Deus caritas est”, Đức thánh cha Bênêđictô XVI chủ trương rằng công bằng là mối bận tâm của nhà nước và các cơ quan chính trị, chứ không phải là của Giáo hội. Mối quan tâm của Giáo hội là bác ái. Đức bác ái có nghĩa là yêu mến Thiên Chúa và yêu mến tha nhân do lòng yêu mến Chúa; nhưng công bình là cái bối cảnh của bác ái.
 
Theo Đức thánh cha, công bằng mà thiếu bác ái là tàn nhẫn; bác ái mà không có công bằng thì không phải là yêu thương. Gandhi  có nói rằng nếu chúng ta chỉ đối xử công bình theo kiểu “mắt đền mắt, răng đền răng”, thì nhiều người trên thế giới sẽ trở thành đui mù và răng rụng.
 
Những xu hướng thời đại chỉ có thể đương đầu không phải do những nỗ lực phi thường của chúng ta, nhưng là nhờ những cố gắng siêu nhiên khi hợp tác với ơn thánh Chúa.
 
Trong Thánh lễ này, chúng ta xin thánh Tôma tiếp tục chia sẻ với chúng ta về sự Khôn ngoan của Thập giá.

 
 

Nguồn tin: Học Viện Đaminh