SUY NIỆM VỚI THÁNH TÔMA – PHẦN THỨ HAI

0
163

SUY NIỆM VỚI THÁNH TÔMA – PHẦN THỨ HAI

          Tập sách các bài suy niệm theo thánh Tôma được chia làm hai phần. Trong phần thứ nhất, các bài suy niệm được sắp xếp dựa theo các mùa phụng vụ: Mùa Vọng và Giáng sinh, mùa Chay và Phục sinh. Phần thứ hai dựa theo sự tiến triển của đời sống tâm linh.

          Nên biết là cuộc cải tổ lịch phụng vụ sau công đồng Vaticanô II (1969) đã có nhiều thay đổi không nhỏ:

1/ Trước đây, các tuần lễ sau lễ Hiển Linh được kéo dài với các Chúa nhật sau lễ Hiển Linh. Ngày nay, Mùa Giáng sinh kết thúc với lễ Hiển Linh, và chuyển sang mùa Thường niên (giai đoạn I).

2/ Trước đây, mùa Chay (theo nguyên ngữ là “mùa Bốn Mươi”, in Quadragesima) bắt đầu từ thứ tư Lễ Tro, nhưng được chuẩn bị với ba Chúa nhật trước đó (mang tên là chúa nhật Bảy mươi, Sáu mươi, Năm mươi). Ngày nay, không còn phần chuẩn bị này nữa.

3/  Trước đây, mùa Phục sinh kéo dài cho đến hết tuần Bát nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, rồi tiếp theo là các chúa nhật “sau lễ Hiện Xuống” cho đến hết năm phụng vụ. Ngày nay, mùa Phục sinh kết thúc với lễ Hiện xuống, và sau đó bước sang mùa Thường niên (giai đoạn II).

Vì thế, trong quyển thứ nhất, ngoài các chủ đề liên quan đến các mùa phụng vụ, trong thời gian tương đương với giai đoạn I của mùa Thường niên hiện nay, tác gỉa xen thêm các đề tài về đời sống tâm linh,.

Phần thứ hai được dành để trình bày tiến trình đời sống tâm linh, gồm những chủ đề chính như sau.

  1. Thiên Chúa. Đấng Tạo dựng trời đất và cai quản muôn vật, hiện diện khắp chốn, đồng thời cũng là Cha, thương yêu chúng ta
  2. Đời sống thanh luyện: từ bỏ tối tăm và tội lỗi, diệt trừ các nết xấu
  3. Đời sống chiếu sáng: thực tập nhân đức; thực hành yêu thương
  4. Đời sống kết hiệp: đức mến, đời sống chiêm niệm, sự hoàn thiện
  5. Cánh chung
  6. Tĩnh tâm cho các tu sĩ (17 bài).

Chúng ta có thể nhận thấy mô hình cổ điển về tiến trình đời sống tâm linh, gồm ba chặng: thanh luyện, chiếu sáng và kết hiệp. Đề tài cánh chung không chỉ được hiểu như là kết liễu cuộc sống dương thế nhưng còn như là cứu cánh của đời sống con người.

Đồng thời, tác giả không bỏ qua các những ngày lễ kính Chúa, Đức Mẹ, các thánh (theo lịch cũ): Đức Mẹ đi viếng (2/7), thánh Marta (29/7), Chúa Hiển dung (6/8), Mông triệu (15/8), Sinh nhật Đức Mẹ (8/9), Đức Maria Thiên mẫu (đầu tháng 10), các Thiên thần bản mệnh (2/10), Lễ các thánh (1/11), Đức Mẹ dâng mình (21/11).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here