Suy niệm với Thánh Tôma Aquinô – Mùa Vọng 23

0
109

Mùa Vọng

Ngày 19 tháng 12

SÁM HỐI

Hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần.” (Mt 3,2)

1. Hãy sám hối. Qua những lời này, ông Gioan Tẩy Giả đã công bố một cuộc đời mới. Như thánh Augustinô đã nói: “Phàm ai làm chủ được chính của mình thì không thể bắt đầu cuộc đời mới nếu không họ không hối hận về cuộc đời quá khứ.” Vì thế, trước hết ông Gioan Tẩy Giả khuyên chúng ta sám hối và tiếp theo, ông công bố ơn cứu độ khi nói rằng. “Nước Trời đã đến gần”. Hãy sám hối, bởi vì nhờ đó. Vì vậy, thánh Gioan Kim Khẩu đã nói: “Trước khi Con Thiên Chúa sinh ra, Thiên Chúa đã gửi một vị tiền hô đến”.

Nên lưu ý là sám hối thì khác với hối hận. Khi hối hận, người ta khóc lóc vì những lỗi lầm, và cố gắng sẽ không tái phạm nữa. Tất cả cốt lõi của hối hận nằm ở quyết định của ý chí, nghĩa là quyết tâm sẽ không phạm những tội mà mình khóc lóc. Còn “sám hối” là đền tội của mình. Thánh Luca thuật lại những lời của ông Gioan như thế này:  “Hãy sinh những hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối” (Lc 3,8). Điều này nhắm đến việc sám hối sau khi đã chịu phép rửa. Vì vậy, thánh Phêrô đã nói: “Anh em hãy sám hối, và mỗi người hãy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô, để được ơn tha tội; và anh em sẽ nhận được ân huệ là Thánh Thần.” (Cv 2,38). Anh em hãy sám hối, theo nghĩa là chuẩn bị để lãnh nhận ơn cứu độ.

2. “Nước Trời đã đến gần”. Không nơi nào trong Cựu Ước đề cập đến lời hứa về Nước Trời. Ông Gioan Tẩy Giả là người đầu tiên loan báo điều này, và đó là vinh dựa của ông.

Nước Trời có thể được hiểu theo bốn cách:

Thứ nhất, Nước Trời được hiểu về sự hiện diện của Đức Kitô ở giữa chúng ta bằng ân sủng của Người. “Nước Trời đang ở giữa các ông” (Lc 17,21) bởi vì tình trạng ân sủng ở bên trong mỗi người là con đường dẫn về trời và chiếm hữu nó.

Thứ hai, đôi khi Kinh Thánh được gọi là Nước Trời. Đó là điều mà thánh Matthêu nói: “Nước Trời sẽ bị cất khỏi các ông mà ban cho một dân biết làm cho Nước ấy sinh hoa lợi.” (Mt 21,43). Nước Trời ám chỉ Kinh Thánh bởi vì Kinh Thánh chứa đựng luật dẫn đến vương quốc.

Thứ ba, Giáo hội đang chiến đấu được gọi là Nước Trời. Chúa Giêsu hiểu như vậy khi nói rằng: “Nước Trời lại còn giống như chuyện chiếc lưới thả xuống biển, gom được đủ thứ cá” (Mt 13,47). Giáo hội chiến dấu được gọi Nước Trời bởi vì được tổ chức cơ cấu phẩm trật theo theo khuôn mẫu của vương quốc trên trời.

Thứ bốn, Nước Trời là triều đình thiên quốc, như thánh Matthêu nói. “Nhiều người sẽ đến từ khắp ngả đông tây và sẽ ngồi đồng bàn với Isaac, Abraham và Jacob trong Nước Trời” (Mt 8,2).

Cho đến thời của ông Gioan Tẩy Giả, người ta chỉ đề cập đến nước Canaan và đất hứa (Xh 3); nhưng từ nay, đất hứa  là Nước Trời và Hội thánh. (Mt 3)

(Chú giải Tin mừng Matthẻu, c.3)19

Chú thích của người dịch

Trong bài này có sự phân biệt giữa “sám hối” và “hối hận”. Thực ra trong tiếng Việt, sự khác biệt không rõ rệt: “hối” (gốc Hán) là ăn năn về tội đã phạm; “sám” (gốc Phạn ksamayati : hối lỗi. Trong tiếng Latinh, paenitentia được hiểu về lòng thống hối, đau buồn vì phạm tội (repentance tiếng Anh) cũng như về việc đền tội (penance tiếng Anh)

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here