DÒNG ANH EM GIẢNG THUYẾT TÀI LIỆU HỌC HỎI VỀ TU HUYNH ĐAMINH – P1

“Chúng tôi kiến nghị cha Tổng Quyền chỉ định một ủy ban về anh em Tu Huynh để tổ chức một Đại hội Tu Huynh quốc tế tập trung nhìn lại và đổi mới ơn gọi và sứ vụ của Anh em Tu Huynh Đa Minh trong thời đại chúng ta”

0
2867

I. Dẫn nhập và giới thiệu

Trong thư gửi các cha Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Bắc Mỹ ngày 23.7.2011, cha Tổng Quyền nhắc lại kiến nghị của Tổng Hội Roma, 2010, số 218 rằng “Chúng tôi kiến nghị cha Tổng Quyền chỉ định một ủy ban về anh em Tu Huynh để tổ chức một Đại hội Tu Huynh quốc tế tập trung nhìn lại và đổi mới ơn gọi và sứ vụ của Anh em Tu Huynh Đa Minh trong thời đại chúng ta

Ngài viết tiếp trong thư, “Anh em Tu Huynh đã và vẫn còn rất quan trọng cho sứ vụ giảng thuyết của chúng ta và đặc biệt chúng ta phải hiểu rằng anh em là phần thiết yếu của sứ vụ giảng thuyết và sống đời sống Tin Mừng. Trước khi tổ chức một Đại hội Tu Huynh quốc tế, tôi muốn có một cuộc nghiên cứu nghiêm túc về đời sống và sứ vụ của anh em Tu Huynh trong toàn Dòng. Ơn gọi này đang bắt đầu biến mất trong nhiều Tỉnh Dòng của chúng ta. Tôi nghĩ rằng điều này làm yếu đi sứ vụ của chúng ta. Trong các Tỉnh Dòng khác ơn gọi này phát triển. Lịch sử nói gì với chúng ta một số năm qua? Chúng ta có phải điều chỉnh gì không?

Để thực thi cuộc nghiên cứu này, ngài đã bổ nhiệm Ủy ban Nòng cốt sau đây:

Anh Jacques Ambec, OP – Tỉnh dòng Toulouse

Anh Jose Bolabato, OP – Phụ tỉnh Congo

Anh Martin Nguyen Si Luu, OP – Tỉnh dòng Việt Nam

Anh Ignatius Perkins, OP – Tỉnh dòng T. Giuse, chủ tịch

Anh Tomasz Syperek, OP – Tỉnh dòng Ba Lan

Trong lá thư này và thư gửi chung cho các Giám Tỉnh và Phụ Tỉnh toàn Dòng ngày 01.10.2011, ngài kêu gọi tổ chức các cuộc họp các Tu huynh cấp miền để tham gia vào việc thảo luận nghiêm túc về ơn gọi, đào tạo, các tác vụ, những hoàn cảnh khác nhau dựa theo các vùng, lịch sử của các Tỉnh dòng và văn hóa của họ.

Thêm vào đó, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Thánh Martin được tôn lên bậc Hiển thánh, theo lời yêu cầu của cha Tổng quyền, Tỉnh Dòng Pêru đã chuẩn bị một đại hội, tạo cơ hội khác cho anh em thuộc tất cả các đơn vị trong Dòng tập trung để cùng nhau thảo luận về ơn gọi, việc đào tạo và các tác vụ của anh em.

II. Tiến trình sử dụng trong việc nghiên cứu

Trong khi thảo luận với cha Tổng Quyền về tiến trình được dùng trong cuộc nghiên cứu này, những điểm dưới đây hướng dẫn công việc của Ủy ban Nòng cốt:

A. Mục đích:

Mục đích của cuộc nghiên cứu là thu thập thông tin từ anh em Tu Huynh trong Dòng về ơn gọi, việc đào tạo và các tác vụ. Những tài liệu, kiến nghị, báo cáo sẽ được trình cho cha Tổng Quyền và Trụ sở trung ương, và sẽ giúp cho việc thiết kế công việc của Đại hội Tu Huynh quốc tế theo lời mời gọi của Tổng Hội Roma, 2010, số 18.

B. Tiến trình:

Ủy ban Nòng cốt có trách nhiệm thiết kế một tiến trình lắng nghe, suy nghĩ, đối thoại, ngõ hầu bảo đảm rằng những thông tin thu lượm được sẽ phản ánh những kinh nghiệm của anh em, độc đáo đối với anh em cũng như trong Tỉnh Dòng và trong các nền văn hóa khác nhau. Dựa vào tính phong phú đa dạng của các nền văn hóa, truyền thống và tác vụ của anh em Tu Huynh trong Dòng, việc nghiên cứu phải đặc biệt quan tâm và cảm thông đến tất cả anh em thuộc mọi thực thể trong Dòng. Những thành viên trong Ủy ban Nòng cốt cùng với anh em khác trong các Tỉnh Dòng sẽ hỗ trợ trong việc khai triển lịch trình và sắp đặt những điều cần thiết liên quan đến thời khóa biểu, nơi ăn ở, đi lại, tài chính, vv…

Để tiến trình nghiên cứu được kỹ lưỡng theo như bản chất đòi hỏi, những cuộc họp địa phương đầu tiên được tổ chức ở Hoa Kỳ và Canada. Từ những kinh nghiệm này, Ủy ban Nòng cốt nhận định rằng tiến trình và câu hỏi thảo luận đã được thích hợp. Sau đó, toàn bộ chương trình nghiên cứu được thực hiện trong toàn Dòng.

Tất cả các cuộc họp của Ủy ban Nòng cốt diễn ra qua điện thư, ngoại trừ Hội nghị ở Lima khi Ủy ban đích thân gặp cha Tổng Quyền.

C. Câu hỏi thảo luận:

Để mục đích thực sự của việc nghiên cứu không thay đổi, một loạt những câu hỏi mở đã được soạn và được cha Tổng Quyền chấp thuận. Những câu hỏi này cung cấp cách đơn giản như là hướng dẫn tập trung suy tư  chứ không giới hạn cuộc thảo luận. Đính kèm theo bản tường trình này là danh sách câu hỏi được soạn bằng tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha, được phân phát cho tất cả mọi người tham dự.

D. Hình thức thảo luận:

Phần lớn các cuộc thảo luận diễn ra giữa Anh em ở các địa phương tập trung ở các Tỉnh Dòng và các vùng. Ở Mỹ, anh em từ 4 Tỉnh Dòng thảo luận với nhau. Ở Lima, các Tu huynh khắp nơi gặp nhau trong các phiên họp khoáng đại (với thông dịch viên) và trong các nhóm ngôn ngữ.

E. Cơ cấu thông tin:

Để cha Tổng Quyền nắm được thông tin tiến trình nghiên cứu,  các báo cáo định kỳ, bao gồm cả báo cáo cuộc họp các vùng, được trình lên cha Ed Ruane, OP., đại diện Tổng Quyền và sau đó là cha Dominic Izzo, OP, Phụ tá Tổng Quyền tại Hoa Kỳ và Phụ tỉnh Việt Nam.

F. Khung thời gian:

Khung thời gian để hoàn thành và trình lên cha Tổng Quyền và Trụ sở Trung Ương là 01.09.2013. Một bản tóm lược của tiến trình nghiên cứu đã được trình lên Tổng hội Trogir (2013). Các Bề trên Tỉnh và Phụ Tỉnh được nhắc nhở để gửi kết quả các cuộc họp trong vùng cho Chủ tịch Ủy ban Nòng cốt trước ngày 15.4.2013. Các đề tài thảo luận tại Tổng hội được đính kèm bản tường trình này.

G. Những kiến nghị:

Sau khi đã kết thúc cuộc nghiên cứu, kèm theo các bá cáo của các buổi họp cấp miền, các kiến nghị chung kết đã được soạn thảo và được kèm theo bản tường trình này, và đệ lên Tổng quyền và Trụ sở Trung ương của Dòng.

 III. Những phát hiện

A. Tham dự viên:

Tính tới 15.5.2013, đã có 9 cuộc họp vùng của Anh em đại diện cho 24 trong 51 Tỉnh Dòng và phụ tỉnh, theo danh sách dưới đây:

  1. Acgentina tháng 5, 2013
  2. Canada tháng 5, 2012
  3. Congo tháng 12,2012
  4. Lima tháng 10, 2012
  5. Mexico tháng 6, 2012
  6. Ba Lan tháng 10, 2012
  7. Toulouse tháng 1, 2013
  8. Hoa kỳ tháng 3, 2012
  9. Việt Nam tháng 6, 2012

Tới ngày 15.5.2013, 180 Tu Huynh đã tham gia vào việc nghiên cứu hoặc cá nhân hoặc qua phỏng vấn cá nhân hoặc các phương tiện truyền thông khác. Dựa theo thống kê tính tới ngày 31.12.2012, con số này tượng trưng 52% các Tu huynh toàn dòng. Các kiến nghị từ các cuộc họp được bao gồm trong bản tường trình này.

B. Con số thống kê ngày 31.12.2012:

Kèm theo tường trình này là Bản thống kê trong Dòng và cách riêng về Anh em Tu huynh từ 1980 đến 2012. Dưới đây là những điểm đáng lưu ý:

  1. Tới ngày 31.12.2012, anh em Tu huynh chiếm 5,7% tổng số anh em.
  2. Số Tu huynh giảm sút 59%, so với 20% Tư giáo trong cùng thời gian. Tính ra số giảm sút các Tu Huynh nhiều gấp ba lần số các Tư giáo trong cùng thời gian thống kê.
  3. Trong 51 thực thể của Dòng:

– 5 đơn vị không có Tu huynh

– 25 đơn vị có từ 1 – 5 Tu huynh

– 13 đơn vị có 6 – 10 Tu huynh

– 4 đơn vị có 11 – 20 Tu huynh

– 3 đơn vị có 21 – 30 Tu huynh

– 1 đơn vị có 31- 39 Tu huynh

  1. Để hiểu hơn ơn gọi, đào tạo và các tác vụ của anh em Tu huynh trong Dòng dưới đây là những dữ liệu cần bổ sung:

– Dân số, nghĩa là tuổi, các tập sinh, ngày khấn dòng, bỏ dòng…

– Chương trình đào tạo

– Các tác vụ

C. Thông cáo báo chí

Sau nhiều cuộc họp địa phương, thông cáo báo chí đã được chuẩn bị và công bố trên các website của Tỉnh Dòng, Phụ tỉnh và của Dòng.

D. Các chủ đề:

Dưới đây là tám chủ đề được rút ra từ cuộc nghiên cứu :

  1. Đổi mới để Tân Phúc Âm hóa:

Cẩn thận nhìn lại các dữ liệu được rút ra từ những cuộc họp mặt Tu Huynh lịch sử này, một chủ đề bao trùm nổi lên mời gọi toàn Dòng đổi mới và phục hồi ơn gọi Tu huynh để tham gia công cuộc Tân Phúc Âm hóa (Tường trình về tình hình của Dòng cho Tổng hội Trogir năm 2013, số 3). Thách thức này là một thời điểm đầy ân sủng, khi các Anh em, là những người làm chứng tá của sự hiến thân cho Lời Chúa, thảo luận sức mạnh của đặc sủng Dòng đi rao giảng cho thế giới và vai trò phê phán và chủ động của họ trong sứ vụ này. Cái nhìn này nêu bật rằng các Anh em hiểu biết những nhu cầu của Giáo Hội có thể được đáp ứng nhờ đặc sủng của Dòng và đặc biệt nhờ vai trò trọng yếu của họ trong cuộc Tân Phúc âm hóa. Những thách thức cụ thể đối diện với việc hồi sinh ơn gọi, đào tạo và các tác vụ của anh em Tu Huynh khi Dòng chuẩn bị cho Tân Phúc Âm hóa được nhận diện trong các chủ đề cụ thể dưới đây.

  1. Căn tính và phẩm giá của ơn gọi:

Trong một vài thực thể của Dòng, căn tính và phẩm giá của ơn gọi Tu Huynh là người được thánh hiến như là thành viên đầy đủ trong Dòng, được tôn trọng và có giá trị cao. Bằng chứng là những đơn vị này vẫn còn nhiều ơn gọi.

Trong những thực thể khác, phẩm giá của anh em như là thành viên trọn vẹn của cộng đoàn bị giảm sút và bị đẩy ra bên lề. Trong một số trường hợp, anh em Tu Huynh bị coi như người làm thuê và được đánh giá qua cái họ làm hơn là qua ơn gọi trong đời sống Đa Minh. Một số anh em báo cáo những trường hợp thường phải nài xin để được nhìn nhận trong cộng đoàn, trong khi những anh em khác nói ý kiến của họ bị gạt qua khi bày tỏ ý kiến về các vấn đề liên quan đến đời sống cộng đoàn và tác vụ. Người ta nhận thấy có những văn hóa và cách ứng xử tạo thành cơ chế ngăn cách ơn gọi các Tu huynh khỏi toàn bộ của Dòng hơn là cổ võ căn tính riêng biệt của ơn gọi. Sự ngăn cách này đã  thúc đẩy sự gạt bỏ anh em Tu Huynh ra bên lề từ sự tròn đầy của đời sống trong Dòng, để lại ấn tượng trong số những người phân định  ơn gọi  Đa Minh rằng anh em Tu Huynh chủ yếu là để phụ giúp cho sứ vụ của Dòng.

Người ta cũng lo ngại rằng nếu tiếp tục dùng cụm từ “Trợ sĩ” (cooperater brother) trong nhiều trường hợp sẽ làm cho khoảng cách của Anh em Tu huynh thêm rộng ra với đời sống Đa Minh.

Một số anh em nhận định rằng, để chấm dứt chu kỳ gạt bỏ này, việc cần thiết đầu tiên là học hỏi cách cẩn thận và nghiêm túc những khác biệt và độc đáo của anh em Tu Huynh cùng với những nét chung của tất cả các anh em Đa Minh. Với ý thức và hiểu biết đổi mới này về những ân ban anh em mang tới khi đáp lại lời kêu gọi sống đời sống Tin Mừng trong cộng đoàn, các anh em Tu huynh sẽ có thể đáp ứng tốt hơn những nhu cầu của Giáo hội hoàn vũ.

  1. Đời sống cộng đoàn

Nhiều anh em nói sự phong phú của lối sống Tin Mừng tròn đầy trong cộng đoàn giúp họ tiến tới sự thánh thiện. Số khác nói tới giá trị hiện diện của họ mang tới sự phong phú của việc gặp gỡ và là chứng nhân của đời sống thánh hiến, điều mà tất cả các Tu sĩ được mời gọi. Theo một số anh em, đời sống cộng đoàn nắm giữ gia sản phong phú được Thánh Phụ Đa Minh trao lại, nó bao gồm sự lắng nghe, gặp gỡ trong đời sống huynh đệ với những người khác, cầu nguyện, chiêm niệm và sứ vụ. Đời sống cộng đoàn được nhìn nhận như là nền tảng cho việc Tân Phúc Âm hóa.

Một số anh em khác báo cáo kinh nghiệm không được nhìn nhận như là thành viên trọn vẹn trong cộng đoàn, chẳng hạn, họ không được tham gia vào các cuộc thảo luận của cả cộng đoàn, phải vất vả tìm chỗ đứng trong cộng đoàn, dùng những lời nói và hành vi riêng biệt với anh em, họ hiện diện trong dòng như “tu sĩ hạng hai” và là thành phần phụ thuộc chứ không thực sự cần thiết. Cuộc sống thực sự dấn thân mời gọi sống Tin Mừng (LCO 189, I) thường bị thiếu vắng trong những cộng đoàn này, đặc biệt trong những thực thể mà các anh em có kinh nghiệm bị tách ra với người khác và khỏi đời sống chung. Nền văn hóa loại trừ này thường được những anh em trẻ tìm hiểu ơn gọi Đa Minh nhận ra khi thăm một số cộng đoàn.

  1. Tuyển mộ và cổ võ ơn gọi

Trong tất cả các báo cáo chuẩn bị cho việc nghiên cứu này, điều quan tâm hàng đầu là tiến trình tuyển mộ và cổ võ ơn gọi Tu Huynh. Một hằng số đáng kể liên quan đến các mối quan tâm là sự thiếu rõ ràng về căn tính và phẩm giá ơn gọi cùng với vai trò cần thiết của Anh em Tu Huynh trong đời sống và sứ vụ của Dòng. Hiện trạng này tăng thêm mức độ nghi ngờ về tầm quan trọng của ơn gọi Tu Huynh hiện nay và về sự tồn tại lâu dài của nó trong Dòng. Những điển hình về sự không rõ ràng này được diễn tả trong việc dùng ngôn ngữ loại trừ, chỉ chú trọng cổ võ ơn gọi linh mục còn ơn gọi Tu Huynh chỉ là phụ. Thật là thách đố cho những người muốn tìm hiểu về ơn gọi Tu Huynh qua những tài liệu in ấn hoặc những thông tin trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Họa huần mới có tài liệu nói về ơn gọi Tu Huynh. Để tuyển lựa và cổ võ làm sống lại ơn gọi Tu Huynh phải làm một hệ thống mới thật rõ ràng, tập trung đặc biệt và kiên trì hơn, quan tâm hơn tới đời sống tu trì của anh em.

Quan trọng hơn nữa trong tiến trình thâu nhận và cổ võ ơn gọi là những cuộc gặp gỡ giữa các Tu sĩ với nhau và với những người đang tìm hiểu đời sống thánh hiến. Một số thực thể đã nhận thấy sự gia tăng mối quan tâm tới ơn gọi Anh em, và những thay đổi tích cực này xảy ra ít là vì hai lý do: a) căn tính của ơn gọi rõ ràng và hấp dẫn hơn; và b) có một số đông người tìm kiếm đời sống thánh hiến trong ơn gọi Tu Huynh, tin rằng họ được mời gọi để sống chung, cầu nguyện và thi hành sứ vụ.

Đa số những phản hồi chúng tôi nhận được cho đến nay, trong nhiều Tỉnh Dòng không có anh em Tu Huynh dấn thân cách tích cực trong công tác thâu nhận và cổ võ ơn gọi. Kết quả là những người tìm hiểu về ơn gọi Tu Huynh lại nhận được thông tin từ nhãn quan của các tu sĩ tư giáo, bao gồm Giám đốc Ơn gọi, Phụ tá của ngài và các thành viên trong Ban Ơn gọi, những người không có nhiều cảm nhận về nét đặc thù của ơn gọi Tu Huynh, cũng không rành rọt và tự tin trong việc trả lời các ứng sinh. Anh em Tu Huynh cần phải có khả năng cao và trực tiếp dấn thân trong công tác cổ võ ơn gọi cho Dòng nhằm giúp các ứng sinh hiểu biết đầy đủ về đời sống các tu sĩ, những người làm nên cộng đoàn Đa Minh.

Thông tin về ơn gọi Đa Minh được cung cấp cho những người quan tâm bị đặt vấn đề là thiếu sót và thường tự nhiên tập trung vào sứ vụ của thánh chức hơn là tập trung vào ơn gọi hướng tới đời sống Đa Minh, và ơn gọi được diễn tả nhờ các tu sĩ mà một số trong họ sẽ được chịu chức. Trong những hoàn cảnh ấy, cơ hội diễn tả đầy đủ trải nghiệm ơn gọi Tu Huynh do chính các anh em (như là một thành phần cẩn trọng của tiến trình tuyển mộ cho tất cả mọi thỉnh sinh) nhiều khi không được cung cấp đầy đủ hoặc chỉ trả lời qua quýt khi có thắc mắc. Hầu hết, các giải đáp thắc mắc về ơn gọi Tu Huynh đều tập trung vào công việc đặc thù của họ, hiếm khi trả lời đầy đủ về ơn gọi. Hơn nữa, có một số ý kiến biểu lộ mối quan tâm đối với những khác biệt trong việc thâu nhận vào Tập Viện : các ứng sinh Tu Huynh bị hạn chế hơn.

Việc hạn chế số anh em vào Dòng trong nhiều Tỉnh Dòng cũng góp phần làm mờ nhạt ơn gọi Tu Huynh. Để chuyển biến tốt hơn trong toàn bộ tiến trình đổi mới này là cần làm sáng tỏ cốt cách của ơn gọi Đa Minh cho tất cả các tu sĩ, không chỉ riêng ơn gọi Tu Huynh. Cần nêu bật những yếu tố ràng buộc các tu sĩ với nhau trong cộng đoàn và trong sứ vụ hơn là tập trung vào các vai trò và chức năng riêng biệt có thể dẫn tới sự chia rẽ, cách biệt và chia lìa nhau giữa các tu sĩ và trầm trọng hơn, đẩy anh em Tu Huynh xa hơn với đặc sủng của Dòng. Hiện tượng giáo sĩ trị và văn hóa loại trừ trong Dòng và Giáo hội cũng như phớt lờ đối thoại trong một số vấn đề, ví dụ: giảng thuyết, quản trị, sứ vụ, cơ cấu phẩm trật, dựa trên lý lẽ là Dòng giáo sĩ, được xem như là những hiểm họa gần kề đe dọa việc phục hồi ơn gọi Tu Huynh cũng như canh tân vai trò giáo dân trong công việc của Dòng trong Giáo hội.

  1. Chương trình đào tạo và người đào tạo

Nhu cầu cần phải có một Quy chế Đào tạo anh em Tu Huynh là chủ đề được tranh luận sôi nổi của những tham dự viên trong các cuộc họp mặt khu vực. Nó được báo cáo lại rằng có một số đơn vị của Dòng chỉ có chương trình đào tạo sau khi có ứng viên chuẩn bị gia nhập Tập Viện. Vì một số thực thể có những khó khăn trong việc nhấn mạnh căn tính của Anh em và tầm quan trọng của ơn gọi Anh em trong Dòng, những thảo luận này đương nhiên hướng về công tác của anh em với một chút quan tâm tới việc đào tạo con người cho đời sống Đa Minh.

Một số Tỉnh Dòng có Quy chế đào tạo riêng, bao gồm những yếu tố chung và riêng cho tất cả các tu sĩ trong quá trình đào tạo. Một số đơn vị khác có những chương trình đào tạo tách rời, tuy vẫn liên kết với Quy chế đào tạo của Tỉnh Dòng.

Cần nhấn mạnh rằng có một nhu cầu xuyên suốt toàn Dòng (như bản tường trình của cha Tổng quyền cho Tổng hội Trogir năm 2013 cho thấy) nhằm đánh giá nghiêm túc và thiết kế một chương trình đào tạo để chuẩn bị cho người trẻ cho công cuộc Tân Phúc Âm hóa qua đời sống Đa Minh trọn vẹn. Chương trình đào tạo dành cho người trẻ khởi đi từ lần gặp gỡ đầu tiên với một Tu sĩ Đa Minh, sau đó được nhận vào Tập Viện, khấn Dòng, và chịu chức đối với anh em Tư giáo, được anh em xác định như là thiết định nền tảng cho đời sống Đa Minh trong tương lai. Chính trong tiến trình đào tạo này các ứng viên được uốn nắn tiệm tiến theo khuôn mẫu và đặc sủng của thánh Đa Minh. Việc uốn nắn phải được diễn ra trong một bầu khí huynh đệ, nơi mà phẩm giá và tự do của các Tu sĩ phải được tôn trọng, phải loại bỏ phẩm trật và chức vụ, tất cả các Tu sĩ đều có trách nhiệm cho đời sống huynh đệ và “theo Chúa Kitô sống Tin Mừng trong Dòng” (LCO 189, I).

Một chủ đề được bàn luận trong các cuộc thảo luận là tầm quan trọng của anh em Tu Huynh phục vụ trong các đơn vị đào tạo và sống ngay tại các cơ sở đào tạo. Trong một số Tỉnh Dòng có thể không có anh em Tu Huynh đủ khả năng phục vụ như người đào tạo, nên cần có liên đới giữa các Tỉnh Dòng có thể cung cấp anh em từ Tỉnh Dòng khác để phục vụ trong vai trò này.

Như một phần trong chương trình đào tạo hiến định, một số Anh em thông tin cho biết những kinh nghiệm về việc nhận được những sứ điệp mâu thuẫn liên quan đến tầm quan trọng của việc học trong Dòng; một số cảm thấy áp lực khi được hướng dẫn lấy bằng cấp; những người khác lại thất vọng khi xin phép ghi danh vào các chương trình học hành hàn lâm. Anh em nhất trí rằng, các năng khiếu, các tác vụ và các nhu cầu của Tỉnh dòng cần được xem xét khi một Anh em muốn theo đuổi một sứ vụ đặc thù. Trong khi tất cả các tu sĩ được mời gọi học hành, vì là một trong bốn cột trụ của đời sống Đa Minh, những lời mời gọi đó không luôn luôn cần thiết theo đuổi bằng cấp. Sự đa dạng các tác vụ trong Dòng và tài năng phong phú của Anh em cần được tôn trọng nhằm phục vụ nhu cầu của Giáo Hội. Hiểu như vậy, khả năng của các anh em dấn thân vào những tác vụ mà thông thường không được các tỉnh dòng đảm nhận sẽ đưa các anh em tới mức độ sứ vụ mới và đặc biệt trong những người nghe Lời Chúa nhưng không tin, những người còn ở xa đức tin và đặc biệt hơn nữa cho những người bên lề xã hội, bị loại bỏ, không được yêu thương và những người mất hết niềm hy vọng.

Việc thường huấn sau đào tạo hiến định được anh em nhận định là thiếu thốn trầm trọng trong hầu hết các chương trình đào tạo. Thường hơn nữa, cơ cấu hỗ trợ trong chương trình đào tạo hiến định bị thiếu sót để cho anh em mới được bổ nhiệm bị thương tổn, và nhiều khi những xung khắc giữa những gì họ đã học trong chương trình và khi họ áp dụng điều đã học vào thực tế công việc nơi họ mới được bổ nhiệm.

Với anh em Tu Huynh mức độ tổn thương thường trầm trọng hơn, dẫn đến tình trạng hầu như ngụp lặn vào công việc, do đó giảm thiểu hoặc bỏ hẳn tiến trình đào tạo thường huấn của ơn gọi Đa Minh. Sự bỏ rơi này làm gia tăng sự loại trừ và khoảng cách giữa ơn gọi Tu Huynh và sự hòa nhập tròn đầy vào đời sống Đa Minh. Các anh em đã hoàn thành tiến trình đào tạo hiến định cần được dìu dắt một thời gian để chắc chắn rằng họ đã hòa nhập đầy đủ vào đời sống Đa Minh cách tích cực, tròn đầy và không bị chán nản.

Điều tối quan trọng cần thiết kế và bổ sung cho toàn bộ chương trình đào tạo là những người đào tạo có kinh nghiệm về nhân bản, tâm lý, linh đạo và giới tính trưởng thành cũng như có uy tín để đào tạo những tu sĩ hiện đại, mang những khả năng phong phú và trải nghiệm vào kinh nghiệm đào tạo. Trong suốt tiến trình đào tạo, các Tập sinh và Sinh viên cần đến người đồng hành có uy tín, những người hiểu biết và có thể điều hợp Ơn gọi Đa Minh vào nếp sống của tất cả các tu sĩ. Việc cắt cử những anh em Tu Huynh vào những công tác trong các ban đào tạo là điều đặc biệt quan trọng, ngõ hầu tất cả anh em trong chương trình đào tạo (bao gồm sinh viên Tư giáo và sinh viên Tu huynh) hiểu được đời sống Đa Minh trọn vẹn. Nếu anh em trong chương trình đào tạo không được sống với Anh em Tu Huynh, họ sẽ hoàn toàn chỉ hiểu về ơn gọi Tu Huynh qua nhãn quan lịch sử.

  1. Tác vụ và Phục vụ

Như được mô tả trong các cuộc gặp ở cấp vùng và trong các bài thuyết trình, tại nhiều đơn vị của Dòng, sứ vụ đa dạng của Anh em diễn tả sự phong phú của ơn gọi Đa Minh trong việc phục vụ Giáo hội qua Tỉnh Dòng và cộng đoàn. So sánh sự khác nhau giữa sứ vụ hôm nay với trước đây vài thập kỷ cho thấy sự đáp ứng của Dòng minh chứng Dòng đã đáp ứng những nhu cầu mới trong Giáo Hội. Anh em có thể tìm được sự phong phú của sứ vụ, thiết lập khả năng đặc thù và diễn tả thế nào trong đời sống cũng như trong việc phục vụ tha nhân. Đặc tính chung của nhiều anh em Tu Huynh là họ có nhiều tài năng và khả năng thích nghi để dấn thân vào những sứ vụ trong và ngoài cộng đoàn.

Trong lịch sử và tiến trình phát triển, tác vụ của anh em Tu Huynh đã được triển nở đối với một số người, nhưng lại không dễ dàng hoặc không ít khó khăn đối với những anh em khác. Những quan niệm cũ và truyền thống về các tác vụ của anh em Tu huynh trong một vài đơn vị đã gây ra thất vọng cho những người muốn phân định ơn gọi của mình dưới ánh sáng của những cơ hội hiện đại cho việc loan báo Tin mừng.

Tại những đơn vị khác, các tác vụ được mở rộng và phát triển, nhờ vậy anh em Tu Huynh có nhiều cơ hội để đáp ứng những nhu cầu của Tỉnh Dòng và Giáo hội hoàn vũ. Những anh em tham gia vào cuộc nghiên cứu này đã xác quyết trong việc biểu lộ cảm nghiệm và ủng hộ việc mở ra những cơ hội rộng rãi cho tác vụ, giúp cho các tài năng của anh em có khả năng phục vụ cho việc giảng Lời Chúa trong bối cảnh văn hóa của mình.

Dấn thân trong những tác vụ mới mẻ và nhận được những huấn luyện cần thiết để chuẩn bị cho các sứ vụ ấy điều anh em ít khi nhận được hoặc chẳng mấy khi được hỗ trợ dễ dàng. Nhiều anh em báo cáo kinh nghiệm bị hạn chế vào những vai trò sứ vụ truyền thống trong khi những anh em Tư giáo lại được khuyến khích đảm đương những vai trò hiện đại trong tác vụ dựa trên khả năng, sở thích của họ và nhu cầu của Tỉnh Dòng và Giáo Hội.

Sự rộng rãi trong việc chọn lựa các tác vụ được xem như là dấu ấn đặc biệt cho ơn gọi Tu Huynh, đặc biệt trong cái nhìn về những nhu cầu của Giáo hội hôm nay. Với sự can đảm dấn thân trong ơn gọi Tu huynh, thánh hiến cho Lời, Anh em có nhiều chọn lựa để rao giảng Lời Chúa tới những biên cương của những người bên lề xã hội, giữa người nghèo, những người mất tự do và những người bị ghét bỏ giống như Thánh Mác Tin và thánh Gioan Mai San đã làm. Những anh em tham dự các cuộc họp tại các vùng đều nhất trí trong lập trường chống lại việc định nghĩa ơn gọi của họ dựa trên các vai trò phục vụ, thay vì được nhìn nhận từ sự tròn đầy của ơn gọi theo phẩm giá của người thánh hiến cho Lời như một tu sĩ Đa Minh.

  1. Hợp tác giữa các Tỉnh Dòng

Trong tiến trình thảo luận, nhiều anh em đề nghị thiết lập các cuộc gặp gỡ huynh đệ để đối thoại, thuyết trình, tĩnh tâm, cổ võ ơn gọi, sử dụng các phương tiện truyền thông, kế hoạch đào tạo, các chương trình, và tác vụ giữa các Tu huynh với nhau.

Phải thừa nhận thực trạng và giới hạn của nguồn lực cũng như trách nhiệm lo liệu các người đào tạo tốt, xa hơn nữa phải thừa nhận rằng lời mời gọi khẩn cấp của cha Tổng Quyền nhằm phục hồi ơn gọi Tu Huynh trong toàn Dòng, việc hợp tác liên tỉnh giữa các thực thể của Dòng, có thể rất có ý nghĩa để đạt được kết quả mong muốn này.

Anh em cũng lưu ý rằng để dễ dàng đạt mục đích này, một Tổng đặc trách cổ võ ơn gọi với các phụ tá ở địa phương cần được bổ nhiệm để làm việc cách đặc biệt cho nhu cầu này, đặc biệt là khi nhu cầu to lớn hơn khả năng mà một thực thể có thể chu toàn. Nếu không có một cái nhìn bao quát, thì không bao giờ có thể thực hiện những khuyến nghị này.

Mang anh em Tu huynh đến với nhau để gặp gỡ, đối thoại thực sự và trong cầu nguyện, nhằm đương đầu với những thách đố và cho kế hoạch tương lai với sự tự tin và dấn thân, là một điều được đánh giá và nhắc tới nhiều lần như là một điểm nhấn của các cuộc họp cấp miền.

Mô hình của đời sống huynh đệ qua lắng nghe, gặp gỡ, cầu nguyện và nghiên cứu dẫn tới một khám phá chung của sự phong phú của ơn gọi Tu huynh và vai trò sống còn của Dòng phục vụ cho Tân Phúc Âm hóa phải được bổ sung trong mỗi thực thể của Dòng như là một sáng kiến chiến lược có thể dùng canh tân Dòng như lời mời gọi của Bản Tường trình của cha Tổng Quyền năm 2013, số 3.

  1. Điều hành và lãnh đạo

Trong các cuộc họp cấp miền, Anh em nhận thấy những thay đổi tích cực tiệm tiến những vai trò của họ trong sứ vụ, trong điều hành và quản trị cả ở cấp địa phương cũng như cấp Tỉnh Dòng trong Dòng kể từ Tổng Hội ở Chicago năm 1968. Những thỉnh nguyện, ủy nhiệm, bình luận, khuyên nhủ và đề nghị trong các Tổng hội tiếp theo: Madonna del’ Arco, 1974; Quezon City, 1977; Mexico, 1992; Bologna, 1988; Providence, 2001; Krakow, 2004, gồm cả Krakow Commission ; Bogota, 2007; và Rôma, 2010 tiếp tục soi sáng cho toàn Dòng về việc cần phải hội nhập anh em Tu Huynh cách sâu xa hơn vào trong đời sống và điều hành và cổ võ ơn gọi. Ngoại trừ quyền thụ cử trong một vài cuộc bầu cử, rất ít cuộc can thiệp liên quan đến anh em Tu huynh tại các Tổng Hội được chấp thuận như là chỉ thị hay quy chế. Kết quả là không có thẩm quyền pháp lý hoặc trách nhiệm nào cho việc lưu tâm thực thi các đề nghị ấy.

Số anh em Tu huynh trong Dòng tiếp tục giảm dần. Hiện tại, số anh em Tu huynh chỉ chiếm khoảng 5.7% tổng số anh em trong Dòng. Anh em Tu huynh biến mất hoàn toàn ở một số thực thể của Dòng và liên tục suy giảm trong những thực thể khác là một nỗi lo lắng và được coi như là hiểm họa tới căn tính cốt lõi của toàn Dòng.

Đáp lại quan tâm này, Tổng Hội Rôma 2010 kêu gọi một Đại hội quốc tế (số 218) nhằm “tập trung đánh giá lại và đổi mới ơn gọi và sứ vụ của Anh em Tu huynh Đa Minh cho thời đại hôm nay”. Theo sự hướng dẫn của cha Tổng Quyền, đại hội này phải dời lại để tạo cơ hội cho Anh em tập trung thảo luận tất cả các khía cạnh về đời sống của anh em ngõ hầu xác định những vấn đề cần được nói đến trong Đại hội Tu huynh quốc tế.

Trong khi kinh nghiệm của các cuộc họp cấp miền rất là tích cực và sáng sủa, đặc biệt dưới ánh sáng của Tân Phúc Âm hóa, cuộc đối thoại tiếp theo sẽ chỉ có ảnh hưởng hạn chế đối với sự can thiệp khẩn cấp nhằm ngăn cản sự biến mất ơn gọi các Anh em Tu huynh trong Dòng. Vọng lại lời kêu gọi trong các cuộc họp cấp miền là đề nghị, đứng trước viễn cảnh ơn gọi Tu huynh suy sụp, cha Tổng Quyền và Trụ sở trung ương cần hành động dứt khoát nhằm ngăn chặn xu hướng ấy. Việc bổ nhiệm một vị đặc trách cổ võ ơn gọi Tu huynh để phục vụ cho toàn Dòng, tương tự như vị đặc trách các Đan sĩ, Nữ tu hoạt động và Huynh đoàn giáo dân thường được đề cập đến. Vị trí này có thể phục vụ việc thúc đẩy nhằm ảnh hưởng thay đổi tích cực và để bênh vực ở tầm mức điều hành cấp cao trong Dòng trong khi cũng vẫn phục vụ các thực thể của Dòng trong việc phục hồi.

Hơn nữa, có cũng có đề nghị bổ nhiệm những vị đặc trách cấp miền, chịu trách nhiệm trực tiếp với cha Tổng Quyền và ban Cố vấn ; nếu được chấp thuận, vị này có thể tạo ra mạng lưới giữa các Tỉnh Dòng, các vùng – miền hoặc các nền văn hóa để giúp cho việc phục hồi ơn gọi (Xem Relatio 2013, số 110). Việc chỉ định các Đặc trách ơn gọi Tu huynh cấp Tỉnh Dòng được xem là bất khả thi, vì trước hết, nguồn lực hạn chế hoặc không có, và trong các Tỉnh Dòng khác, căn tính của ơn gọi Tu huynh hoặc ít được biết đến hoặc hoàn toàn mù tịt.  Hơn nữa, những bổ nhiệm này bị lệ thuộc vào quyền bính của chính thực thể ấy. Nếu thiếu nhận thức về sự khẩn trương, những việc bổ nhiệm ấy không được đặt vào chỗ ưu tiên và ít có khả năng sẽ được thực thi.

Một số tỉnh Dòng thông tin rằng, việc tuyển mộ các ứng sinh theo đuổi ơn gọi Tu huynh không còn nữa. Đáng tiếc thay, lý do không nhận ơn gọi Tu huynh do các thực thể này đưa ra là: “Chúng tôi không thâu nhận ơn gọi Tu huynh bởi vì chúng tôi chẳng biết làm gì cho họ.” Phải chăng sự thiếu vắng anh em Tu huynh tại một số thực thể hoặc sự dửng dưng đối với giá trị của ơn gọi và sự hiện diện của họ trong Dòng đã góp phần làm biến mất sự hiện diện Đa Minh trong những thực thể này? Anh em tham dự các cuộc họp vùng – miền nói lên những băn khoăn, nếu tình trạng này lan truyền đến các thực thể khác của Dòng, ơn gọi Tu huynh sẽ biến mất và ơn gọi này sẽ chỉ còn được tôn thờ nơi các vị Thánh, Chân phước và Tử đạo của chúng ta mà thôi.

Chúng ta nên đọc lại những lời từ Tổng Hội Quezon City, 1977, chương 5, số 62:

“Nơi nào anh em Tu huynh không tham gia sống động và dấn thân tích cực vào việc tông đồ của Dòng, hoặc không được khuyến khích tham gia tròn đầy vào đời sống và tác vụ của Dòng, theo như ý muốn của Dòng như đã được diễn tả rõ ràng trong Hiến pháp (xem LCO 100, I và II), thì Dòng chúng ta, như ý định của Thánh Phụ Đa Minh, bị suy giảm trong lãnh vực này, và ngay cả bản chất của lời khấn chung của chúng ta cũng thế.”

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here