LỊCH SỬ DÒNG ĐA MINH – PHẦN IV

0
2119

Sinh viên thực hiện :

  1. Giuse Nguyễn Trị An, O.P.
  2. Phêrô Nguyễn Duy Đạt, O.P.

Giáo sư hướng dẫn : Giuse Phan Tấn Thành, O.P.


PHẦN III : LƯỢC SỬ DÒNG ĐA MINH
Dựa theo tác phẩm, Compendium – Bộ toát yếu của Walz
và tác phẩm The Dominicans: A Short History của W.A. Hinnebusch

A. Phân chia thời kỳ :
1. Thời Trung Cổ tới năm 1507
2. Thời cận đại : 1507 – 1804
3. Thời hiện đại : từ 1804- đến nay
B. Các giai đoạn:
1. Hành khất – trung cổ.
2. Từ 1475 – đến 1850 – cuối giai đoạn Hành khất, Trung cổ đến cuộc cải cách toàn diện, tái sinh.
3. Giai đoạn Tổng quyền Jandel và sự hồi phục của Dòng.

CHƯƠNG I : THỜI TRUNG CỔ, 1221 – 1507.
GIAI ĐOẠN ĐẦU TIÊN CỦA LỊCH SỬ DÒNG ĐA MINH

MỤC A : THẾ KỶ XIII, 1221 – 1291. GIAI ĐOẠN VÀNG SON CỦA DÒNG.
I. Dẫn nhập :
A. Cái chết của Cha Đa Minh là “quá sớm”.
1. Cha khoảng 50 tuổi, dẫu là đã cao so với thời đại đó.
2. Dòng mới khai sinh của cha chỉ vỏn vẹn 5 tuổi đời; Cha Đa Minh là Bề trên Tổng quyền mới được 4,5 năm sau khi Tòa Thánh chính thức xác nhận cộng đoàn giảng thuyết mới của cha.
3. Nhưng sự sáng tạo của cha vẫn còn tồn tại sau khi cha qua đời. Dòng không bị giải tán, không bị phân hóa thành một Dòng khác theo luật kinh sĩ.
4. Cha Đa Minh thực hiện lý tưởng của ngài cách thành công; quan niệm của cha hoàn toàn được tuân thủ bởi các anh em tiên khởi – đặc biệt những ý tưởng trọng yếu về việc giảng thuyết và học hành được tái củng cố bằng việc tuân thủ kỷ luật đời đan tu.
B. Những lý do cho sự tồn tại lúc ban đầu của Dòng :
1. Lý tưởng giảng thuyết là khách quan và vĩnh viễn.
2. Lề luật và cách thức tổ chức hoàn hảo của cha Đa Minh đã tạo nên một bánh xe chở liên tục để tiếp nối các mục tiêu của ngài.
3. Những người kế nhiệm cha Đa Minh, 5 vị tổng quyền đầu tiên, đều là những vị có năng lực xuất chúng (Jordan, Raymond, John the Teutonic, Humbert và John of Vercelli).
II. Chân phước Jordan of Saxony, 1222 – 1237.
A. Tầm vóc :
1. Một “Cha Đa Minh thứ hai”, nhà giảng thuyết hàng đầu, một tân binh phi thường, lôi cuốn các ứng viên lỗi lạc.
2. Cha Jordan, một học giả đại học Paris, đã được truyền hứng từ cha Đa Minh và rồi được thâu nhận vào Dòng bởi tu sĩ Reginaldo.
a. Cha được bầu làm Bề trên Tổng quyền chỉ sau hai năm gia nhập Dòng.
b. Nhưng cha là một người đã lớn tuổi và trưởng thành, như rất nhiều anh em đầu tiên khác được tuyển nhận vào Dòng từ các trường đại học : Reginald of Orleans, tổng phó tế; thánh Raymond, một kinh sĩ và luật sư ở Barcelona; thánh Giaxintô, một kinh sĩ ở Balan.
c. Nhiều người trong số đó đã được đào tạo giáo sĩ và là những giáo sư học giả nổi tiếng.
d. Điều này cho thấy tính chất hợp thời và lôi cuốn của lý tưởng Đa Minh trong thời kỳ đó – nghĩa là giảng thuyết thần học đã lôi cuốn giới tri thức giáo sĩ.
e. Cha Jordan được tuyển nhận qua việc giảng thuyết trong các trường đại học và các học viện, như cha Đa Minh đã thực hiện khi đó. Sau này, cha Jordan đã tuyển nhận Thánh Alberto cả.
3. Bề trên Tổng quyển Jordan là một người thường xuyên kinh lý các cộng đoàn.
a. Điều này là đúng đối với các Tổng quyền thế kỷ XIII, như John Vercelli – luôn luôn kinh lý trên đường di chuyễn, trong khoảng giữa các tổng hội hàng năm.
b. Dòng đầy sức sống khi các bề trên thường xuyên thăm viếng.
B. Luật pháp : Lề Luật căn bản của Dòng được xây dựng xong, cha Jordan hoàn thành việc đặt nền tảng cho Luật Dòng.
1. Thêm vào những điều trọng yếu, với những điểm rất tốt, là hoa quả của kinh nghiệm.
2. Cha Jordan đã biết cha Đa Minh, cũng biết các anh em tiên khởi và cao niên vẫn còn sống tới thời của ngài. Vì thế, Cha Jordan không có đổi mới.
3. Điểm đặc biệt được làm trong hầu hết các Tổng hội 1228-1236.
a. Có sức ép của ba Tổng hội. Tiến trình ba bước của Lề luật được chấp nhận năm 1228 : khởi đầu, phê chuẩn, và xác minh.
b. Hầu như các tổng hội không được tổ chức nữa kể từ năm 1236; khi được đề nghị triệu tập, nhiều Tỉnh Dòng từ chối.
c. Nhìn vào việc vận hành thành công một hệ thống tổng hội gồm ba phần, người ta đánh giá là quá “triệt để”.
C. Tổ chức việc học :
1. Tổng hội 1220 yêu cầu phải có một giảng sư đặc trách học vấn hay một Giám sư trong mỗi tu viện, trong mỗi trung tâm học vấn; một trung tâm thì tương xứng với một trường học của nhà thờ chính tòa.
2. Bắt đầu việc học hành của các Tỉnh Dòng.
3. Trung tâm nghiên cứu ở trường đại học Paris nơi các tu sĩ Đa Minh chiếm hai ghế giáo sư thần học trong năm 1229,1230 (Roland of Cremona; John of St. Giles).
4. Các tu sĩ Đa Minh là những tu sĩ đầu tiên trở thành Giáo sư tại Paris, khoảng năm 1230 các anh em Đa Minh chiếm được một chỗ tại Oxford (Robert Bacon).
D. Trong thời gian này các anh em Đa Minh bắt đầu phục vụ trong tòa án dị giáo của Đức Giáo hoàng, được thiết lập năm 1233 do Đức Gregory IX.
1. Sự phản đối của phe chính thống chống lại lạc giáo thì thích hợp với lý tưởng Đa Minh.
2. Thánh phêrô tử đạo (1252), các vị tử đạo ở Avignonet (1242).
III. Chính thức xác định điều khoản của Hiến Pháp dưới thời chân phước Jordan và thánh Raymond (Tổng quyền, 1238-1240).
A. Đạt được vào năm 1240, tức 25 năm sau năm 1215. Không đổi mới, nhưng củng cố sự phát triển của toàn cơ cấu.
B. Lịch sử của Dòng chỉ ra rằng Hiến Pháp của chúng ta là ý tưởng của cha Đa Minh.
1. Không nghi ngờ gì Cha Đa Minh là tác giả chính của phần Đặc trưng thứ hai của Hiến Pháp Nguyên Thủy về đời sống giảng thuyết và học hành. [Vị đại diện : Bl.Jordan đưa ra hình thức văn chương. Phần Đặc trưng thứ nhất là lối sống đan viện từ Dòng Prê-mông.
2. Xét theo truyền thống trung cổ, Cha Đa Minh cũng viết các quan niệm và ý định của ngài ra thành nội quy và Hiến pháp sơ yếu.
a. Nếu điều này đúng, chúng đã mất từ lâu rồi.
b. Nó có thể chỉ cho thấy nhiều điều về giai đoạn nguyên thủy của Dòng.
3. Tài liệu phong phú hơn sau thời đại của Cha Jordan và Raymond.
a. Gián tiếp từ các tổng hội 1222-1228 (không còn tồn tại thực).
b. Tổng hồi 1228 hoàn thành cấu trúc căn bản của Dòng.
(1) Lập luật thông qua ba tổng hội liên tiếp.
(2) Có lẽ, khoảng 1221-1227 là thời gian thí nghiệm trong một thập niên phát triển nhanh chóng, với các tổng hội đổi mới, thay đổi và trái chiều nhau.
(3) Hệ thống ba tổng hội đảm bảo an toàn tránh trường hợp ra điều luật quá hấp tấp, nhất thời, nổi hứng, … và thêm phần chắc chắn, chừng mực và khôn ngoan.
c. The Rodez MS, (Codex Ruthenensis), định ngày từ giữa 1221 – 1240 là bản copy ra đời sớm nhất của Hiến pháp Dòng chúng ta.
(1) Một lời chú giải trong the MS nói rằng : “Những điều này là Hiến pháp đầu tiên dưới thời Cha Jordan, từ bản Hiến pháp này tiến triển đến Hiến pháp hiện thời, được hình thành dưới thời cha Raymond.”
(2) The MS cũng có một Appendix (phụ lục), đưa ra một bản tóm tắt Hiến pháp được thiết lập ở Tổng hội lớn nhất 1228.
4. Sự khan hiếm tài liệu lịch sử :
a. Bernard Gui (khoảng năm 1261 – 1331).
(1) Sử gia tốt lành tiên khởi của Dòng, người đã truy tìm tài liệu lịch sử Dòng, cũng là cẩm nang của quan tòa Dị giáo.
(2) Ông nói rằng các tài liệu ghi lại hoạt động của các Tổng hội từ đầu tới 1235 đã bị tiêu tán mất hết.
(3) Các hoạt động của sáu Tổng hội đầu tiên được biết chỉ là phần cộng tác vào Hiến Pháp sau năm 1236 và việc thiết lập luật của Cha Raymond.
b. Giải thích sự khan hiếm :
(1) Hiến pháp trong thập niên đầu tiên đang thay đổi, đang tiến triển.
(2) Rất nhiều điều khoản có tính tạm thời, thăm dò, thử nghiệm.
(3) Truyền thống trung cổ : Bỏ đi những bản copy đầu tiên của luật để tránh sự lộn xộn, nhầm lẫn, tránh tranh cãi về luật và việc ngụy tạo. Hình thức lưu trữ chỉ bắt đầu vào cuối thế kỷ XIII.
c. Bản luật xác định cuối cùng dưới thời Cha Raymond Penafort.
(1) Ngài là một luật sư lỗi lạc thời trung cổ, thậm chí trước khi vào nhà Dòng.
(2) Gom lại the Liber Extra hoặc the Decretals (pháp luật hoặc huấn dụ) của Đức Gregory IX (1234). The Liber Extra là quyển sách đầu tiên (quyển được thêm vào) thêm vào cho bộ sưu tập lề luật của Gratian, tức là quyển the Decretum.
(3) Việc soạn luật của Cha Raymond thì đơn giản, đang đưa Hiến pháp vào mức độ hợp pháp, hợp lý và hoàn hảo hơn. Nó được chấp thuận ở tổng hội năm 1241.
(4) Một cách căn bản, đã có một sự thay đổi hay phát triển nhỏ trong luật của chúng ta kể từ thời cha Raymond; chỉ là việc làm luật và sự chấp thuận tùy theo các thời kỳ và các hoàn cảnh.
(5) Sự phân chia thành hai phần vẫn được duy trì mãi cho tới Hiến pháp năm 1932, khi sự phân chia nhỏ hơn thành năm phần để thích hợp với điều luật của Bộ Giáo luật năm 1917/18. Sau đó, việc chia thành hai phần lại được khôi phục theo Hiến Pháp 1972.
(6) Bản Hiến pháp gốc của cha Raymond đã không còn, bản copy sớm nhất là năm 1260.
IV. Cha John of Wildeshausen (the Teuton), 1241-1252.
A. Bắt đầu một thời kỳ mở rộng và phát triển; thời kỳ định hình đã kết thúc với vai trò của Cha Raymond.
1. Anh John nhận áo Dòng từ Cha Đa Minh.
2. Ba vị Tổng quyền kế nhiệm đầu tiên của Cha Đa Minh – Jordan, Raymond, John – gia nhập từ thời kỳ Cha Đa Minh còn sống và những năm đầu thành lập (1215 – 1252).
3. Truyền thống sống động, ý tưởng của Cha Đa Minh thì vẫn ngân vang cho đến cuối thế kỷ (hai thế hệ).
a. Trong hầu hết mọi thể chế, thế hệ đầu tiên hoặc thứ hai là thời kỳ của sức sống nguyên thủy.
b. Những hoàn cảnh lịch sử của thời kỳ thành lập thường giống nhau, vì vậy tương đối dễ dàng và áp dụng để sống theo đúng lý tưởng.
B. Học hành :
1. Các anh em đi vào Dòng chảy học thuật nhiều hơn (Đại học Paris and và tu viện St.Jacques).
2. Anh em bị dìm trong Kinh Thánh và Thần học nhưng gia tăng sự chú ý tới lãnh vực triết học vì học thuyết Aristotle xuất hiện ngập tràn trong xã hội từ những năm 1250.
3. Năm 1248, có bốn trung tâm học hành mới được thiết dựng bên cạnh Paris : Bologna, Cologne, Oxford, Montpellier, tất cả là các thành phố đại học.
4. Trung tâm học hành : Bây giờ là nhằm đào tạo thần học tiến triển đối với những anh em trẻ đầy triển vọng, những người là giáo sư tương lai trong hệ thống các trường học phát triển của Dòng, trong các tu viện và trong học viện của Tỉnh Dòng. [Sau năm 1300, tất cả các Tỉnh Dòng lớn đều có trung tâm học vấn riêng – cấp bằng].
5. Cuối cùng, các anh em (Đa Minh và Phanxicô) là những nhà tư tưởng cấp tiến tại các đại học (Aquinas, Albert, Bonaventure, v.v., và trong cuối thời trung cổ).
C. Sự phát triển nhanh chóng của Dòng cũng được xem xét trong quyết định tổ chức các Tổng hội ở những nơi khác không phải là Paris và Bologna, sau năm 1245.
1. Để thúc đẩy sự hiệp nhất của một Dòng mà bây giờ đã lan rộng ra nhiều địa bàn.
2. Làm cho việc di chuyển tới tổng hội được dễ dàng hơn, đối với những Tỉnh Dòng ở các nơi xa xôi (Anh, Tây Ban Nha, Phần Lan, Hungary, Scandinavia).
D. Phát triển những đặc quyền Giáo hoàng ban (Đặc quyền khất thực).
1. Những đặc ân được ban cho cha Đa Minh trong các tông thư thành lập Dòng nay bắt đầu thi hành thực sự.
2. Các đặc ân Giáo hoàng ngày càng nhiều, lý do vì các anh em đã chứng tỏ mình là cánh tay rất giá trị trong hoạt động tông đồ của Giáo hội, đến với con người, đến với những người mà các giáo sĩ ở giáo xứ và giáo phận không thể đến.
3. Mục đích : thuận tiện cho việc hoán cải sau khi giảng thuyết. Vì thế, xá giải khỏi những tội riêng, thông ban các Bí tích trong những khu vực cấm kị, đặc ân an táng, v.v.
E. Vì sự phát triển những hình thức khác nhau của các hoạt động tông đồ, ngoài giảng thuyết, đã có một sự lệch hướng nào đó, khỏi mục đích chính :
1. Tuyên úy cho các nữ tu, phục vụ trong các tòa dị giáo, giải tội và cố vấn cho các giám mục và các hoàng tử, các vị đại sứ cho các giáo hoàng và làm những nhà điều hành dân sự, làm trọng tài và làm những nhà kiến tạo hòa bình; giữ các chức vụ cao trong giáo phận và làm hồng y.
2. Tất cả những điều này chứng minh cho sự thành công tức thời, giá trị, tầm ảnh hưởng của Dòng trong xã hội.
V. Cha Humbert of Romans, 1254-1263 [Romans là tên một thị trấn ở miền Nam nước Pháp].
A. Tầm vóc (vị tổng quyền đầy hoa trái).
1. Một tổng quyền có khả năng, nhưng cũng là một tác giả quan trọng về những vấn đề của anh em Đa Minh.
2.Một người anh em thuộc thế hệ thứ hai (trở thành tu sĩ Đa Minh năm 1224). Cha khái quát lại, củng cố vững chắc và giải thích lý tưởng cũng như tinh thần của Cha Thánh Đa Minh sau 50 năm Dòng hiện diện.
3. Các bài viết – sau khi cha giữ chức vụ Tổng quyền, viết về những lời khấn, về Luật thánh Âu-tinh và về việc giảng thuyết.
4. Đặc biệt giá trị là những bài viết của cha về các chức vụ trong Dòng : Chỉ ra hoạt động bên trong, không xuất hiện trong các tài liệu chính thức, như Công vụ hay Hiến pháp : Thấu hiểu trong những điều luật nhỏ, chi tiết mà không tìm thấy ở nơi nào khác.
B. Chấp nhận một Bộ lễ nghi Đa Minh đồng dạng (1256).
1. Nhu cầu : Dòng di chuyển và mang tính phổ quát, mà lúc đó Bộ nghi lễ Rôma phổ quát vẫn chưa hình thành; vì vậy, có khác biệt từ giáo phận này đến giáo phận khác, từ tu viện này đến tu viện khác; có tính lộn xộn nào đó.
2. Kế hoạch đã bắt đầu dưới thời cha John the Teuton, với một ủy ban đã làm việc từ 1245 đến 1247. Bộ Nghi lễ đã được chấp thuận năm 1248.
3. Có sự mãn về Phụng vụ mới, vì vậy phải tiến hành một cuộc xét duyệt lại. Việc xét duyệt hoàn tất và được chấp thuận năm 1256. Đức Giáo hoàng chấp thuận Bộ lễ nghi mới này năm 1267.
4. Bộ Nghi lễ : Một kiệt tác thể hiện sự thống nhất, giá trị và đơn giản. Đồng thời cũng ngắn gọn, làm cho việc nguyện kinh nhật tụng có thể cử hành được trong những lúc di chuyển.
C. Kế hoạch đồng nhất về việc học tập cho Dòng :
1. Có các chương trình nghiên cứu về triết học và nhân văn. Các môn nhân văn đặc biệt dành cho các thành viên trẻ. Việc học trong Dòng xuất hiện những chương trình như thế.
2. Bộ môn Triết học để chuẩn bị cho việc nghiên cứu Thần học cũng được nhấn mạnh đáng kể.
3. Sự phát triển của thần học hệ thống và tính ưu tiên của hệ thống Kinh viện, đặc biệt là học thuyết Aristotle trong Dòng chảy của thế giới tri thức.
4. Chống lại việc học Triết trong Dòng :
a. Triết học là bộ môn “mùi trần thế” không phải là thánh khoa như Kinh Thánh và Thần học truyền thống.
b. Một vài anh em e sợ rằng Dòng đang thay đổi thành “một tổ chức học hành”, xa khỏi mục đích là “một tổ chức giảng thuyết”.
c. Cuộc chiến sách vở và việc giảng thuyết trên đường [chính cha Humbert đã lo âu. Cha cảm thấy rằng các anh em, những người theo đuổi triết học có khuynh hướng quên rằng học hành của Dòng Đa Minh là vì việc chăm lo cho các linh hồn].
d. Mặt khác, các đối thủ của triết học đang hướng tới thần học huyền bí / đan sĩ, và vì thế nhấn mạnh đến việc chiêm niệm/ khía cạnh đan tu của lý tưởng Đa Minh, nhằm chuẩn bị cho việc giảng thuyết. Phải chăng chúng ta quay trở lại lý tưởng Victorine ?
e. Phải chăng tư tưởng này sẽ làm xói mòn lý tưởng giảng thuyết đạo lý ? Các anh em sẽ chủ yếu tập trung vấn đề thần học, và “nền tảng cuộc chiến đức tin” hiện tại là học thuyết Aristotle. Đã có những chiến lược chống lại thuyết Aristotle về chủ trương “không theo một tôn giáo nào”, Mặc khải phi-Kitô giáo và Đạo lý thánh.
f. Vì vậy, tình hình căng thẳng và nhu cầu cần phải bằng các yếu tố trong lý tưởng của Dòng.
5. Chương trình học hành (Ratio Studiorum), năm 1259 bởi Tổng hội Valencia.
a. Đây là kế hoạch về việc học được tổ chức đầy đủ, trọn vẹn trong Dòng, hoàn tất việc tổ chức học thuật.
b. Ủy ban gồm năm thành viên : Aquino, Alberto cả, Peter Tarantaise (sau này là Đức Inocente V, Florence of Hesdin, Bonhomme of Brittany).
c. Chương trình này cho tiếp tục học tập bộ môn Triết học, chấp nhận chú trọng đến lý thuyết Kinh viện, việc học những môn thế tục cần thiết để chuẩn bị cho việc Học Thần học phát triển mới.
6. Những chuyên gia kinh viện đã thắng thời đại, đọc một cách chính xác những Dòng chảy tri thức của các thời kỳ, chuẩn bị cho việc cộng tác của anh em Đa Minh vào việc học của Giáo hội thời trung cổ.
D. Mâu thuẫn với các Giáo sư Đại học Paris.
1. Cha Humbert dẫu đầu trong việc chống lại những cuộc tấn công rất nguy hiểm vào quan niệm và sự hiện hữu của các Dòng anh em trong Giáo hội (những năm 1250).
2. Cuộc tranh biện đã tìm thấy điểm tập trung tại Đại học Paris, nhưng đây là phần của sự đối lập liên tục và ngày càng tăng giữa các Giám mục và giáo sĩ Giáo phận với các Dòng anh em :
a. Các anh em là một lực lượng mới, cắt ngang tổ chức Giáo hội truyền thống, tổ chức thuộc giáo phận và thuộc giáo xức; tính phổ quát đối lại tính địa phương.
b. Các quyền miễn trừ và đặc ân của Giáo hoàng cắt bỏ thừa tác vụ và lợi tức Giáo phận.
c. Các anh em ngày càng phổ biến giữa giáo dân, bởi sứ vụ thành công của mình.
d. Đây thực sự là thái độ liên tiếp chống đối các đan sĩ và kinh sĩ tham gia vào việc chăm sóc các linh hồn, nhưng các anh em bây giờ là một lực lượng mạnh hơn.
3. Những giáo sư thế tục (giáo sĩ giáo phận) ở Paris dẫn đầu việc chống đối này, cung cấp lý thuyết tấn công cho các Giám mục và giáo sĩ.
a. Tầm ảnh hưởng lớn mạnh của các giáo sư Đa Minh và Phanxicô được xem là một đe dọa.
b. Họ là những giáo sư tốt hơn, và là những tư tưởng gia cấp tiến; Aquinô và Albeto vận dụng tư tưởng Aristotle là phe đối đầu với các nhà Truyền thống và những nhà triệt để (Chủ nghĩa Averros tiếng Latinh).
c. Các anh em đã có quan điểm rộng hơn, không phải là những nhà nghiên cứu “ẩn trong tháp ngà”. Họ phổ biến và năng động trong hoạt động tông đồ (áp dụng thần học).
d. Các anh em Đa Minh mong muốn được miễn trừ khỏi những môn Nghệ thuật vì có việc trường lớp riêng của mình, nhưng cũng vì để chuyên tâm vào lãnh vực làm một nhà giảng thuyết/thầy dạy, sớm hơn là các chương trình bình thường cho phép.
4. Tranh luận cuối cùng dẫn tới vấn đề “liệu đã có một quan niệm đúng đắn, chắc chắn về các Dòng anh em”, vì họ không là những đan sĩ đúng nghĩa hoặc không là những linh mục Giáo phận đúng nghĩa.
5. Cũng có tấn công về quan niệm khất thực, một việc vốn được xem là phương thế chăm lo cho đời sống của giáo sĩ. [N.B. – Sự khôn ngoan của thánh Đa Minh trong việc xin được các huấn thị, công văn, đặc ân của Giáo hoàn bằng chữ viết].
6. Sự phản kháng của anh em Đa Minh : mặc dầu là những đan sĩ, việc dạy các khoa học thánh của họ là một phần và là sự mở rộng của việc giảng thuyết tông đồ.
a. Tông đồ: nhà giảng thuyết và thầy dạy đức tin.
b. Tông đồ tri thức chăm lo việc học: làm sáng tỏ đạo lý thánh, phòng chống lạc giáo.
c. Các chuyên gia thần học giải thích tín điều, bảo vệ đức tin, cung cấp các dữ liệu cho nhà giảng thuyết. “Các bài viết của Thánh Toma là một công việc tông đồ cho nhu cầu tri thức của Giáo hội.”
7. Những lời biện hộ được viết ra bởi Tôma Aquinô và Bônaventura. (Tôma Aquinô viết chống lại William của St.Amour và Gerard of Abbeville). Đấy là những bài biện hộ đầu tiên về bản chất và sứ vụ của Dòng anh em.
8. Chức vụ Tổng biện lý xuất hiện một phần từ các cuộc tranh biện :
a. Đã có một nhu cầu về một chuyên gia Giáo luật là nhà biện hộ với Giáo hội, với tòa thánh, trong lúc có những vấn đề khó khăn, và cuối cùng trong những mối liên hệ giữa Dòng với Tòa thánh.
b. Chức vụ Tổng biện lý được thiết lập năm 1257.
E. Lần đầu tiên Giáo hội can dự sâu vào đời sống nội bộ của Dòng :
1. Một kế hoạch muốn đẩy tu luật thánh Âu-tinh và Hiến pháp Dòng thành một bản thống nhất “Luật Thánh Đa Minh” dường như là mục đích của Giáo hội.
2. Năm 1255 Đức Giáo hoàng Alexander IV đã chỉ thị cho Hugh of St.Cher, O.P, là hồng y phụ trách vấn đề này.
3. Ý định không thành công và không có nhiều điều được ghi lại.
4. Phản kháng của anh em Đa Minh : Một “luật” không thay đổi, cứng rắn sẽ kết thúc tính uyển chuyển và linh động của Hiến Pháp cũng như Quyền Miễn Trừ; Tu Luật và Hiến Pháp hoạt động hiệu quả, qua kinh nghiệm đạt được một “truyền thống khôn ngoan”.
VI. Chân phước John Vercelli, 1264-1283.
A. John đúng thực là một khuôn mẫu của Cha Thánh Đa Minh, một anh em giảng thuyết tiêu biểu.
B. Va chạm giữa Giáo hội (các giám mục và giáo sĩ Giáo phận) và Dòng anh em tu sĩ phổ quát mới này, cuối cùng đã tới đỉnh điểm dưới thời Cha Humbert và John.
1. Sự phản kháng vào năm 1240, đạt tới một mức độ khủng hoảng năm 1250 và tiếp tục cho đến hai thập niên. Nó vẫn là một câu hỏi cho đến cuối thế kỷ (thời Đức Giáo hoàng Boniface VIII).
2. Vấn đề tại Đại học Paris cũng là một phần trong đó.
C. Những nguyên do của vấn đề :
1. Tìm cách để làm cho một sứ vụ phổ quá của các Dòng anh em phù hợp hoặc ăn khớp với thẩm quyền và cấu trúc của Giáo hội địa phương truyền thống.
2. Sự phát triển của rất nhiều hình thức Dòng anh em, không chỉ có Dòng Đa Minh và Dòng Phanxicô.
a. Những anh em nhiều màu sắc của BVM; những anh em Shod (đi dày); những anh em mặc áo Thụng (the sack); những anh em đi nạng (được trang hoàng như các kinh sĩ Croiser – Kinh sĩ gậy Giám mục).
b. Rất nhiều anh em khất thực lạm dụng lòng bác ái của các tín hữu và cũng thâm lạm lợi tức từ các Giáo xứ và Giáo phận.
c. Những Dòng anh em giả tạo, những nhóm riêng biệt nhỏ.
d. Cha Humbert Romans nhận thấy rằng những người khất thực gia tăng quá nhiều và trở thành một mối nguy hại. “Bây giờ bằng nhiều cách thức, họ không còn được gọi là các tu sĩ nữa nhưng là những người phiêu bạt.” (Opusculum Tripartttum)
D. Các vị Giáo hoàng và anh em Đa Minh.
1. Đức Innocente IV (1243-1254) bãi bỏ tất cả các đặc ân khất thực và giao sứ vụ của các Dòng anh em cho các Giám mục hoàn tất.
2. Đức Alexander IV, vị kế nhiệm ngài, một lần nữa lại khôi phục các đặc ân cho các Dòng anh em.
E. Công đồng Lyon II, năm 1274 (dưới thời Đức Gregory X, 1271-1276) đe dọa áp chế toàn bộ các Dòng anh em.
1. Các Giám mục của Công đồng Lyon phản tỉnh về đường lối của Công Đồng Laterano IV năm 1215 : việc hình thành những Dòng mới.
a. Dường như nhắm tới sự bãi bỏ hoàn toàn các Dòng anh em.
b. Hoặc ít nhất là phải giới hạn cái hiện tượng mới này, để thống nhất và ngăn chặn sự lan tỏa nhanh chóng của những thành phần có thể quản lý được.
2. Công Đồng gây áp lực đối với tất cả các Dòng anh em ngoại trừ bốn Dòng:
a. Dòng Đa Minh và Phanxicô được chấp thuận, vì họ đã được tổ chức quy củ theo Giáo luật và đã chứng tỏ giá trị của họ đối với Giáo hội.
b. Dòng Cát Minh và Âu-tinh, vẫn đang trong tiến trình hình thành, khởi đi từ hình thái ẩn tu, được chấp thuận tạm thời.
c. Tất cả các Dòng khác đều bị gây áp chế, mặc dầu không nêu tên cụ thể, có lẽ cho phép họ bỏ đi lối khó nghèo tập thể và tái nhóm kết, một sách lược được Dòng Các Tôi Tớ Đức Mẹ thích nghi.
F. Những điều chỉnh sau này :
1. Thỏa hiệp : Dưới thời Đức Martin IV (1281-1285) các Dòng anh em lại được ban các đặc ân, nhưng với điều kiện phải được phép của các Giám mục.
2. Đức Giáo hoàng sẽ tiếp tục ủy nhiệm cho các anh em Đa Minh giảng thuyết và cử hành các bí tích sau khi Dòng đã huấn luyện và đào tạo anh em cách hợp lý. Đây là một âm vọng về những lạm dụng trước thời Công Đồng Lyon, và nó chống lại sự vi phạm của các anh em Đa Minh, Phanxicô – “nhiều anh em không có thẩm quyền”.
3. Tổng hội năm 1282 nhắc anh em khôn ngoan trong việc sử dủng các đặc ân và nhớ đến thẩm quyền của Đức Giám mục cũng như của giáo sĩ Giáo phận.
4. Công đồng Trento thế kỷ XVI đã giao các anh em cho các Giám mục trong việc thông ban Thừa tác vụ. Vì vậy, “các đặc quyền” anh em đạt được từ các vị Giám mục, chứ không phải từ Giáo hoàng. Tuy nhiên, rất nhiều các đặc ân khất thực được duy trì.
VII. Cha Munio de Zamora 1285-1291.
A. Nhiệm vụ tổng quyền của cha khép lại thế kỷ đầu tiên, thời kỳ phát triển ban sơ của Dòng, hai thế hệ, 70 năm.
1. Sang thế hệ thứ ba, trong bất cứ thể chế nào, đã có một sự thoái hóa dần do yếu đuối của con người, “thể chế hóa”, làm mờ nhạt lý tưởng, ít có sự hiểu biết về lý tưởng ban đầu và sức mạnh của nó.
2. Nhiều hoàn cảnh lịch sử đang thay đổi vì Châu Âu bắt đầu bước vào giai đoạn Cuối Thời Trung cổ, 1250/1275/1300. Xã hội Trung Cổ bắt đầu thay đổi bước vào thế giới hiện đại, với một nền tảng mới, những ảnh hưởng mới, não trạng mới…
3. Cụ thể, lý tưởng nghèo khó bắt đầu phai nhạt dần vào nửa sau của thế kỷ XIII – đặc biệt là khó nghèo tập thể, một lối sống vốn đã bắt đầu làm ì ạch hoạt động của Dòng.
B. Mâu thuẫn giữa Cha Munio và Đức Giáo hoàng Nicholas IV (1288 – 1292), Đức Giáo hoàng tiên khởi Dòng Phanxicô.
1. Cha Munio : Bề trên Tổng quyền đầu tiên bị truất phế và buộc phải thôi chức vụ; một trường hợp can thiệp của Đức Giáo hoàng vào đời sống của Dòng.
2. Các nguyên nhân :
a. “Các bè phái” trong Dòng; một nhóm từ bỏ kỷ luật và những cải cách của Cha Munio, đặc biệt về việc sống khó nghèo.
b. Hồ sơ lưu trữ không có đề cập đến phán quyết cuối cùng.
c. Thiếu sự kết nối (tính địa lí) giữa Tổng quyền và Giáo hoàng, nên nảy sinh những sai lầm. [Đức Giáo hoàng muốn bề trên Tổng Quyền hoãn lại, trong khi đó Công hội đã được tổ chức, vì thế xuất hiện sự không tuân phục của Cha Munio].

MỤC B : THẾ KỶ XIV
I. Nền tảng :
A. Suốt nửa đầu thế kỷ, đời sống của Dòng đủ mạnh mẽ nhưng sự suy nhược bên trong bắt đầu gia tăng, tới mức thoái trào, vì thế cuối thế kỷ này bắt đầu có nhu cầu phải canh tân.
B. Đời sống bên trong sa sút bắt đầu khoảng năm 1300, và ngày càng trầm trọng hơn do sự mất trật tự cả trong Giáo hội lẫn xã hội. ,
C. Những vấn đề của Giáo hội.
1. Các cuộc đấu tranh chống lại Thành quốc mới đang xuất hiện, sau khi Đế quốc sụp đổ khoảng năm 1250 và kết thúc Thần Quyền Trung Cổ. Giáo hội ở trong thế phòng thủ vào cuối thời Trung cổ.
2. Việc Đức Giáo hoàng cư trú ở Avignon làm suy yếu vai trò lãnh đạo Giáo hội vốn bắt đầu gây ra hàng loạt các thách thức cho chức vụ Giáo hoàng vào cuối thời Trung Cổ, dẫn tới ly khai Tây Phương.
3. Cơn Dịch Đen tàn phá xã hội, Giáo hội và các đan viện; làm suy giảm kinh tế, hỗn độn xã hội và chiến tranh giữa các tầng lớp, nông dân và thị dân khởi nghĩa chống lại tầng lớp quý tộc và chế độ quân chủ.
4. Chức vụ Giáo hoàng mất uy tín trầm trọng trong cuộc ly khai Tây Phương 1378 -1414/1418 và vì vậy Thuyết Đại hội Công đồng gây thách thức mạnh mẽ.
D. Những vấn đề bên ngoài ảnh hưởng đến Dòng.
1. N.B : Sự suy thoái của một Dòng tu không hoàn toàn vì lỗi lầm của cá nhân hay của thể chế.
2. Nhưng, đã có một sự suy thoái về tinh thần và lòng nhiệt thành, không được củng cố bởi tài lãnh đạo yếu nhược, trong một thế kỷ cần có một sự hướng dẫn khôn ngoan và khéo léo.
a. Các thời kỳ trị vì ngắn của nhiều vị Tổng quyền.
b. Không có vị Tồng quyền xuất sắc nào từ thời Cha John Vercelli (1283) cho đến thờ Cha Raymond Capua (1380-1399).
II. Giáo hội và đời sống nội bộ của Dòng.
A. Sự can thiệp của Tòa thánh vào những công chuyện của Dòng ngày càng phổ biến và trực tiếp, vào cuối thời Trung Cổ, Thế kỷ XVI.
B. Quan điểm :
1. Ngay tự ban đầu Giáo hội ban cho Dòng quyền tự do tự trị.
2. Nhưng các Đức Giáo hoàng, với thẩm quyền tối cao, có quyền can thiệp vào, làm thay đổi, hay bãi bỏ Dòng.
3. Nhưng phía Dòng, ít khi bất vâng phục, có quyền bảo vệ độc lập của mình.
4. Sự can thiệp này : Nhiều lúc có hại, nhiều lúc lại có lợi, mang đến cho Dòng một sự khích động cần thiết.
C. Nicholas Boccasino (Chân Phước Bênêdictô XI, 1303-1304).
1. Đã là một vị Tổng quyền, 1296-1298.
2. Được thăng tiến làm Hồng y và với sự hậu thuẫn của Giáo hoàng, làm vị Đại diện trông coi Dòng Đa Minh, ảnh hưởng tới hai tổng hội bầu cử.
D. Aymeric (Aylmer) of Piacenza, 1304-1311 (Italian).
1. Thái độ cam chịu, Đức Giáo hoàng ngày càng không vui.
2. Trường hợp Dòng Hiệp Sĩ, được thúc giục bởi Vua Philip IV của Pháp.
a. Cha Aymeric và thẩm phán tòa Dị giáo, một người anh em Đa Minh, nhận thấy Dòng Hiệp Sĩ vô tội.
b. Đức Clemente V chịu áp lực mạnh phải gây khó dễ cho Dòng Hiệp Sĩ, cuối cùng ngài đã đồng thuận với Dòng; một sai lầm của việc cư trú ở Avignon.
E. Một Hồng y bảo trợ đầu tiên được đặt cho Dòng vào năm 1373 – gây ra những vấn đề làm giới hạn tự do của Dòng khoảng hai thế kỷ.
1. Các anh em Đa Minh là một trong những Dòng cuối cùng nhận được một vị, một người chỉ bảo cho sự điều hành hữu hiệu bên trong của chúng ta.
2. Hành động phản ánh sự tập quyền lớn mạnh của Giáo hội trong cuối thời Trung Cổ, một phần liên can đến những vấn đề thế giới; nhưng cũng để thúc giục việc cải cách bên trong.
3. Khởi đầu với thánh Phanxicô Assisi :
a. Thánh Phanxicô thỉnh cầu Đức Hồng y Ugolino (Đức Gregory IX) làm một nhà bảo trợ, nhà điều hành, sửa chữa.
b. Đức Hồng y phải chăm lo những lợi ích của anh em Phanxicô đối lại những ảnh hưởng bên ngoài và cũng là một vị đại diện của Dòng với Tòa thánh.
4. Đến năm 1694, một Hồng y bảo trợ có quyền thường hằng với một Dòng; sau năm 1694, Hồng y ấy chỉ là một nhà bảo trợ rộng lượng, đôi khi có thể nhận quyền được ủy nhiệm.
5. Đức Giáo hoàng Lêô X giữ vai trò người bảo trợ “trên danh nghĩa” cho các anh em Đa Minh và điều này tiếp tục với các vị kế nhiệm ngài trong thời đại chúng ta.
F. Ý định của Giáo hoàng muốn tái cấu trúc Dòng.
1. Đức Benedicto XII (một tu sĩ Xitô), 1334-1342; Hugh ofVaucemain, 1333-1341.
2. Đức Giáo hoàng đã canh tân trụ sở Giáo hoàng và vài Dòng tu sĩ khác : Dòng Xitô và Phanxicô.
3. Năm 1337, ngài đã thành lập một ủy ban để duyệt xét lại Hiến pháp Dòng Đa Minh; có thễ ngài dự định một cuộc canh tân hoàn toàn, những thay đổi triệt để có thể làm cho Dòng trở thành một thực thể hoàn toàn khác.
4. Vài người tin rằng vấn đề trung tâm là khó nghèo cộng đoàn, khất thực tập thể, và vấn đề về làm sao để có tài chính hiệu quả cho hoạt động tông đồ của Dòng.
5. Lý do : Khó nghèo cộng đoàn không chống lại lời khấn khó nghèo; nó không ngược lại Tu Luật thánh Âu-tinh; nó ngược lại với Hiến pháp như đã có kể từ năm 1220. Nếu quyền miễn trừ không giải quyết vấn đề khất thực, Hiến pháp sẽ bị thay đổi (Điều này có thể làm suy yếu đời sống khó nghèo, một phương thế).
6. Các anh em và Tổng quyền khước từ ý định của Giáo hoàng.
a. Quyền miễn trừ cho những anh em đơn độc hoặc những tu viện cụ thể, có thể tiếp tục giải quyết vấn đề, họ tin như thế.
b. Vì sao nên có thay đổi quyết liệt như thế; vấn đề có lẽ chỉ mang tính tạm thời.
c. Người ta vẫn nhớ về lý tưởng khó nghèo của cha Đa Minh
d. Nếu khó nghèo từ bỏ, kế tiếp là gì ?
e. Có lẽ đã anh em không thích những can thiệp bên ngoài, bảo vệ quyền tự do của Dòng, cá tính của Đức Benedictô XII ?
7. Vấn đề chưa được giải quyết cho đến khi cả Đức Giáo Hoàng và Cha Tổng quyền qua đời (1341 và 1342).
8. Đánh giá :
a. Nếu khó nghèo và tài chính là vấn đề trọng tâm :
b. Có lẽ Đức Giáo hoàng có quyền, vì khất thực tập thể bị bãi bỏ vào năm 1475 và Công Đồng Trento vào thế kỷ XVI đã hủy bỏ nó trong Giáo hội.
c. Thế thì Dòng có lẽ đã không thiết thực.
d. Mục đích của Đức Benedicto : Muốn giải thoát Dòng khỏi những sự bất lợi kinh tế và chấm dứt việc giải quyết mọi sự bằng quyền miễn trừ.
e. Nhằm vun trồng một Dòng anh em giảng thuyết và các nhà thần học hiệu quả, để đối diện với những khủng hoảng của Giáo hội trong thế kỷ này.
f. Nhưng về phía Dòng, mặc dầu nhìn thấy nhu cầu phải canh tân, có lẽ vẫn cảm thấy đời sống khó nghèo khất thực rất quan trọng đến nỗi không thể nào bỏ qua.
9. Ghi chú: chúng ta có lợi thế của thước ngắm lịch sử.
III. Cơn Dịch Đen, từ năm 1348 đến năm 1350, làm tổn hại và suy thoái Dòng trầm trọng.
A. Một thảm họa lớn, được các sử gia ghi nhận, ảnh hưởng tới xã hội, kinh tế, chính trị khoảng 150 năm.
B. Ảnh hưởng tới Giáo hội, mất đi các giáo sĩ, hạ thấp các tiêu chuẩn, cuộc cải cách bị trì hoãn – ngoài ra còn nhiều tác động khác.
C. Ảnh hưởng đến Dòng :
1. Các tu viện sạch bóng người, giảm sút nhân lực, các Tỉnh Dòng yếu ớt.
2. Đời sống cộng đoàn và kỷ luật tu trì hầu như bị đổ gẫy hoàn toàn – chỉ còn vài anh em, hóa thành lối sống cá nhân, lý tưởng cộng đoàn suy yếu trầm trọng.
3. Các tiêu chuẩn tuyển mộ ứng sinh nhà Tập bị hạ thấp, để cố gắng thu hút nhân sự; anh em còn quá trẻ, được chuẩn bị quá ít, vì vậy phải gia tăng quyền miễn trừ và giảm thiểu việc tuân giữ kỷ luật tu trì, đào tạo nên các anh em tương lai, mà họ không biết, hoặc không cảm nhận được lý tưởng Đa Minh, thế nên những điều khác thường trong Dòng bây giờ hóa ra lại rất bình thường.
IV. Cuộc ly khai Tây Phương trong Giáo hội, 1378-1418.
A. Thật không may mắn, cuộc ly khai cắt ngang, ngay khi nhu cầu khẩn thiết phải tiến hành cải cách Dòng (và Giáo hội) toàn diện.
B. Có đến hai, rồi thậm chí là ba vị Giáo hoàng cạnh tranh nhau, xâu xé sự hiệp nhất của Giáo hội, một cách tương tự, các Dòng tu cũng bị chia cắt thành hai hoặc ba bộ phận.
C. Các cuộc chia cắt theo các nhóm quốc gia : Các quốc gia ủng hộ Pháp thì ủng hộ Đức Giáo Hoàng Avignon, các nước chống Pháp quay lại với Đức Giáo hoàng Rôma.
D. Trong Dòng Đa Minh, có hai vị Tổng quyền cạnh tranh nhau, suốt hai tổng hội.
1. Tổng quyền Elias Raymond, 1367-1389, xu hướng muốn vâng lời phía Avignon tới khi chết.
2. Trong số các anh em vâng lời Giáo hoàng Roma, được bầu chọn năm 1380, có chân phước Raymond Capua.
3. Vị vâng lời giáo hoàng Roma thì điều khiển nhiềutỉnh Dòng hơn, nhưng vị theo Avignon thì có nhiều anh em hơn.
4. Vài tu viện ở Aragon theo Rôma mãi tới khi nhà Vua buộc họ phải theo Avignon.
5. Các tu viện Lombard ở lãnh địa Savoy đã tới Avignon, số còn lại theo Rôma.
6. Các Tỉnh Dòng Bắc và Trung nước Ý vâng theo Rôma, nhưng Naples và Sicily thì theo Avignon bởi các hoàng triều Pháp và Aragon.
7. Trong tu viện Basel, những anh em Đô thị đánh đuổi các anh em vùng Clementine.
E. Ảnh hưởng đến Dòng :
1. Dòng rơi vào tình trạng hỗn loạn và trì hoãn hầu hết các hoạt động tông đồ.
2. Tinh thần sa sút và lòng nhiệt thành giảm bớt, vốn là những điều rất mạnh từ thời đầu thế kỷ.
3. Các Tỉnh Dòng Avignon chịu thiệt hại và sa sút trầm trọng, vì 100 năm chiến tranh ở Pháp và các cuộc nội chiến vương triều Tây Ban Nha, trong khi ở phía Vâng phục Roma phong trào cải tổ đã được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Cha Raymond Capua sau năm 1380.
F. Bắt đầu đề cao vai trò của Bề trên Tổng quyền trong Dòng.
1. Dòng đang trong tình trạng hỗn mang địa lý, với các Tỉnh Dòng trung thành với Tổng quyền Rôma ở vùng xa xôi, cách trở. Ở đó đã xuất hiện những vấn đề về việc liên lạc và thăm viếng, khó khăn trong việc tổ chức các Tổng hội.
2. Bề trên Tổng quyền bắt đầu cư trú ở Santa Maria Sopra Minerva trong Rôma, thay vì đi thăm viếng hoặc ở trụ sở Giáo hoàng, như các vị Tổng quyền trước đây.
3. Điều này bắt đầu khuynh hướng gia tăng tầm ảnh hưởng của vị Tổng quyền lên tới mức sánh ngang với Tổng hội và sẽ tiếp tục cho tới thể kỷ XIX; Dòng ngày càng trung ương tập quyền hơn.
4. Ngày càng khó để triệu tập các Tổng Hội từ cuối thế kỷ XIV cho đến cuối thế kỷ XIX, do những thay đổi của tình hình thế giới.
5. Tổng hội tổ chức hằng năm cho đến năm 1370; Tổng hội sớm như năm 1271, Tổng hội của các Giám tỉnh yêu cầu một hệ thống hai năm một lần. Điều này xuất hiện bởi vì Dòng mở rộng phạm vi và có khó khăn trong việc đi lại.
a. Sau năm 1370 các tổng hội bắt đầu tổ chức hai hoặc ba năm một lần.
b. Năm 1561 cố định các cuộc họp cứ 3 năm, mặc dầu điều này là bất quy tắc mãi tới 1891.
6. Đồng thời với các giai đoạn: vào cuối thời Trung cổ, các vua chúa trở nên mạnh hơn và chính phủ đại diện giảm bớt quyền lực (ngoại trừ ở Anh).
7. Kết quả : Các Tổng hội cố gắng hết sức với quyền lãnh đạo ít ỏi; cuộc sống của Dòng chủ yếu được hướng dẫn bởi vị Tổng quyền.
G. Phức tạp Pisa, năm 1409.
1. Hội đồng Pisa dựng nên một Giáo hoàng thứ ba; Dòng cũng chia thành 3 hướng.
2. Bề trên Tổng quyền, Paccaroni (1401-1414) với phần lớn các anh em nghiêng về phía Giáo hoàng Pisa.
3. Các anh em thuộc Nhóm Nghiêm ngặt Được cải cách (Reformed Observant), vẫn đơn thân tin vào Giáo hoàng Roma, với vị đại diện của họ.
H. Việc tái cấu trúc Dòng sau Công Đồng Constance kết thúc và sự phân ly Giáo hoàng.
1. Tổng hội 1419 chấp nhận Leonard Dati, vị Tổng quyền Pisa (1414-1425) như là vị đứng đầu của Dòng được tái hiệp nhất.
2. Vị Tổng quyền Avignon cuối cùng (John De Puinoix) cam chịu.
V. Đời sống của Dòng trong thế kỷ XIV.
A. Vấn đề lịch sử : cứ quan tâm đến những sai lầm, khó khăn, khùng hoảng; trong khi điều ngược lại, trình bày một “ánh-hồng” của phương diện tích cực dường như chỉ là giả tạo vì thái độ tự-công chính hóa. Không có gì quá nhàm chán như đời sống nhân đức.
B. Trong thời điểm tệ hại nhất, đối với bất kỳ thể chế hay một tổ chức nào, việc tông đồ thiện hảo vẫn tiếp diễn, được duy trì bởi những người có lòng nhiệt thành, cho dẫu họ ở trong một cơ cấu có vấn đề.
C. Hoạt động giảng thuyết tiếp tục; đây là thời của thánh Vinh Sơn Phêriê. Việc truyền giáo nơi ngoại quốc tiếp tục phát triển.
D. Dòng đã không đánh mất quan tâm về sứ vụ thần học, đạo lý của mình.
1. Những ý tưởng của Durandus bị cho là nguy hại tới đạo lý Giáo hội; học thuyết thánh Tôma, một hệ thống thần học tốt nhất của Dòng, ngày càng được tán đồng.
2. Cuộc tranh luận về tín điều Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội với các anh em Phanxicô.
3. Phản đối những quan niệm của Đức Gioan XXII về cuộc Phúc kiến (cho rằng cuộc Phúc kiến bị hoãn lại cho tới ngày phán xét).
4. Điều giảm nhẹ – Dòng chúng ta không quá sôi nổi chống lại chủ nghĩa Duy Danh vào cuối thời trung cổ (Ochkham).
E. Linh đạo Đa Minh ở mức độ cao : Thời của thánh Catarina Siena, trường phái thần bí Đa Minh Đức (Eckhart, Tauler, Suso).
F. Toàn thế kỷ đã có một cố gắng chân thành của các vị bề trên để cải thiện đời sống tu trì, thường mới đầu theo luật Pháp, chứng tỏ là không hiệu quả, thế rồi, từ những bước khởi đầu, tiếp tục hướng tới một phong trào cải cách.

MỤC C : CUỘC CẢI TỔ DÒNG ĐA MINH CUỐI THỜI TRUNG CỔ.
I. Tổng quan :
A. Những năm cuối thời Trung Cổ, việc củng cố đời sống kỷ luật và cải tổ Dòng chiếm ưu thế trong lịch sử của nó.
1. Cuộc cải tổ khởi đi từ năm 1380, suốt thế kỷ XV, tới thập niên đầu tiên của thế kỷ XVI và hoàn trọn trong cuộc cải tổ Công giáo và Công đồng Trento.
2. Tiến trình cải tổ diễn ra chậm, không bao giờ toàn hảo, nhưng khoảng năm 1500, Dòng đã đổi mới và mạnh mẽ hơn nhiều.
3. Tiếp tục có những thành tựu lớn lao trong thời kỳ này, trung thành với hoạt động tông đồ, với cuộc sống của những anh em Đa Minh thánh thiện.
B. Các anh em giảng thuyết không phải là những người duy nhất cần phải cải tổ. Việc cải tổ cần thiết đối với mọi Dòng tu và toàn bộ Giáo hội.
1. Nhu cầu cần cải tổ Giáo hội là thường hằng, kể từ giữa thế kỷ XIV, chưa hoàn thành, vì thế xảy ra Cuộc Cải Cách vào thế kỷ XVI.
2. Giáo hội cuối thời Trung Cổ thiếu người lãnh đạo tinh thần. Đấy là một Giáo hội “mệt mỏi” bởi những cuộc khủng hoảng suốt cả thời kỳ dài : từ việc Cư Trú Avignon cho tới Giáo Hoàng thời Phục Hưng.
3. “Triệu chứng” cho thấy các dân tộc không thỏa mãn :
a. Sự phát triển của lạc giáo và của chủ thuyết chống giáo sĩ.
b. Khuynh hướng của các phong trào thần bí, để giảm bớt việc nhấn mạnh đến Giáo hội hữu hình và hiệu dụng của các Bí Tích; quay lại với đời sống nội tại hoàn toàn.
4. Cuộc Phục Hưng của văn hóa thế tục trong thế kỷ XIV – XV làm xói mòn đời sống tâm linh của xã hội và Giáo hội.
5. Các quốc vương lớn mạnh và tầng lớp tư sản đang xuất hiện, thách thức các đặc ân của Giáo hội trong xã hội và phê phán sự chiếm hữu đất đai cũng như quyền lực kèm theo của Giáo hội.
6. Đã có nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội của thời hiện đại khi chế độ phong kiến Trung Cổ sụp đổ, tạo ra một thế giới khuấy động.
II. Vấn đề Nghèo khó cuối thời Trung cổ.
A. Giáo Hội.
1. Lời mời gọi “nghèo khó tông đồ” được thúc đẩy bởi vấn đề tài chính và thuế má Giáo hoàng, bởi tài sản Giáo hội và tính trần tục của hàng giáo sĩ.
2. Những phê bình về nghèo khó là một phần của chủ thuyết Chống-thẩm quyền, chống-giáo sĩ trong một xã hội ‘giáo dần’ đang phát triển.
3. Phái WycliiF phi chính thống xuất hiện từ vấn nạn khó nghèo như là điểm khởi đầu. Các nhà tâm linh Phanxicô tán thành chủ đề này, trở nên lời phê bình sâu sắc tới Giáo hội, có vài người quá khích đi tới lạc giáo.
4. Đạo lý về Khó nghèo đòi hỏi những nhà điều hành mong muốn tịch thu tài sản Giáo hội cũng như hạn chế quyền lực Giáo hội.
B. Việc khó nghèo và Dòng :
1. Vấn đề trọng tâm của sự không tuân giữ kỷ luật tu trì có lẽ là vì sống khó nghèo – cả về cá nhân lẫn cộng đoàn.
a. Một sự đổ vỡ dần dần trong cả hai và vấn nạn duy trì khó nghèo cộng đoàn.
b. Nhưng cũng có một nhu cầu tái thiết đời sống chung.
c. Khi lòng nhiệt thành suy giảm nó thường biểu hiện trước tiên trong việc tuân giữ đức khó nghèo. Vật chất một vấn đề cụ thể, một phương tiện của cuộc sống, [một dụng cụ đo khí áp sức khỏe của đời tu].
2. Lời khấn cá nhân và “cuộc sống riêng tư”.
a.“Cuộc sống riêng tư” thì chống lại “lý tưởng đời sống chung”.
b. Tài sản cá nhân vận hành, bắt đầu với số tiền nhỏ (ví dụ như mua sách vở) tới đầy đủ mọi thứ, cuộc sống độc lập bởi mỗi người có nguồn riêng của mình, ở bên trong và bên ngoài tu viện.
c. Cuối thời tổng quyền Munio de Zamora (1291), ứng với cuối thời nhiệt thành nguyên thủy; những khó khăn cha đối diện trong Dòng có thể chủ yếu là vấn nạn về sự gia tăng đời sống riêng tư của các anh em.
d. Cho tiền mua sách vở để học hành, điều này tiếp tục được thực hiện qua quyền miễn trừ, nhưng đây là vấn đề tranh cãi. Khi tăng tính khoan dung, mà không được kiểm soát, có thể tạo ra đời sống riêng tư.
e. “Đời sống riêng tư” dễ dàng dẫn tới đổ vỡ cuộc sống chung và các nguyên tắc, luật lệ chung khác nữa.
f. Vấn đề: kiểm soát đời tu bao nhiêu cho “hữu dụng” và cần thiết; lý tưởng và “tính thực tế”.
3. Khất thực hay khó nghèo cộng đoàn.
a. Vào đầu thế kỷ XIV, đã có một sự tiến triển chậm về tài sản cộng đoàn, theo quyền miễn trừ. Nhưng, nếu tài sản gia tăng, có thể làm giảm bớt tinh thần khất thực.
b. Thực trạng kinh tế Cuối thời Trung Cổ ẩn sau sự phát triển “đời sống riêng tư” và khuynh hướng sở hữu cộng đoàn; làm sao để tài trợ cho một tổ chức rộng lớn, hoạt động tông đồ của nó, nhiều sinh viên,v.v. [một món cá thì mắc hơn món thịt]. Nguyên nhân không hoàn toàn là “tinh thần hủ bại”.
c. Các tín hữu ít trợ giúp giáo sĩ và chủ nghĩa thế tục, chủ nghĩa chống-giáo sĩ phát triển. Trong thế kỷ XV, tiền tài trợ chủ yếu được đưa cho các “hoạt động xã hội”, như nhà thương, các trại tế bần,v.v.
d. Sau năm 1300 đã có một sự phát triển về tài trợ, di sản, thu nhập nhỏ vì lợi tức.
(1) Những điều này được dùng cho các nhu cầu và hoạt động tông đồ, nhưng khuynh hướng này cho thấy có sự quay về với tư tưởng giai đoạn 1215-1220.
(2) Điển hình đầu tiên là năm 1261 khi Alexande IV đã cho phép một tu viện có tài sản chung.
(3) Năm 1265, Đức Clementê IV đã ngăn cấm thành lập những cộng đoàn mới ở gần một tu viện Đa Minh.
e. Vì thế, ngay từ sớm đã xuất hiện vấn đề chăm lo tài chính cho hoạt động tông đồ của Dòng thông qua khất thực. [Phải chăng đây là điểm thiếu sót trong cái nhìn của cha Đa Minh năm 1220 ? Dòng có thể hoat động trong thế kỷ XIII nhưng sau đó thì không thể nữa khi nhiều điều kiện cuộc sống thay đổi]?]
f. Sự thỏa hiệp của Đức Boniface VIII (1296-1303) thêm vào những khó khăn kinh tế của anh em.
(1) Có phần mâu thuẫn giữa các anh em với giáo sĩ giáo phận đối với vấn đề lợi tức.
(2) Các anh em bị buộc phải nhượng ¼ tất cả các của dâng cúng cho Giáo phận.
(3) Bây giờ nhiều thời gian và công sức dành cho việc ăn xin, ngăn trở hoạt động tông đồ và học hành.
(4) Điều này dẫn tới việc kiến tạo tài sản Cộng đoàn.
4. Vấn đề khó nghèo cá nhân và khó nghèo cộng đoàn trở nên rất tệ sau Cơn Dịch Đen; sự sụp đổ của đời sống cộng đoàn.
a. Những tài sản cá nhân gia tăng tới “một cuộc sống hoàn toàn riêng tư”.
b. Bước tiến tới sở hữu cộng đoàn ngày càng khẩn thiết, vì những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống đã trắng trơn, để Dòng có thể tồn tại, để tái dựng các cộng đoàn.
c. Đây là vấn đề trầm trọng cho tất cả các Dòng anh em vì nó chạm tới một trong những lý tưởng căn bản nhất.
d. Tài sản cộng đoàn và cuộc sống riêng tư có mặt chắc chắn của nó:duy trì nơi đang tiết kiệm tiền, giới hạn hoạt động tông đồ cho những nơi có nhiều tài sản. Điều này đe dọa tính di động, mà bằng tính cách đó, các anh em phục vụ Giáo hội đắc lực.
(nguyên bản mất trang 19 (có chú thích ở trang 20 file pdf ) – tức là trang 154 trong phần III này của người dịch).
a. Dòng Phanxicô đã phân chia thành hai nhánh. Nhánh “viện tu” cho rằng tài sản cộng đoàn cần thiết để tồn tại. Đan viện hay tu viện cần có thu nhập, lợi tức cộng đoàn.
b. Nhóm “nhiệt thành” hay “tâm linh” đi theo lý tưởng ban đầu của thánh Phanxicô, những nơi ở của cộng đoàn không được thiết lập vĩnh viễn và phải duy trì khất thực tập thể.
c. Vì thế, Nhóm viện tu cho rằng mỗi tu viện được quyền có tài sản cộng đoàn. Thuật ngữ này được dùng cách lỏng lẻo, không chính xác khi chỉ đến “đời sống riêng tư”.
d. Nhưng với Dòng Đa Minh chúng ta, cả Nhóm tuân giữ Kỷ luật nghiêm ngặt (Strict Observances) lẫn Nhóm tuân giữ kỷ luật cách chung chung (Common Observances) đều thiết lập các tu viện, và không có những chức vụ riêng biệt, như Dòng Phanxicô.
4. Nhóm “tuân giữ kỷ luật” có thể là lầm lạc.
a. Những anh em không canh tân, thuộc Nhóm tuân giữ Kỷ luật chung chung, chẳng phải là hoàn toàn vô-kỷ luật, nhưng là ít-kỷ luật; Họ tiếp tục hoạt động tông đồ năng động, học tập,v.v., mặc dầu thường ít tuân thủ kỷ luật tu trì.
(1) Có lẽ họ không sống hoàn toàn đúng với điều mà một anh em Đa Minh nên làm.
(2) Cũng rất nhiều thành viên xuất sắc- ví dụ cha Joachim Torriani, Bề trên tổng quyền, 1487-1500.
b. Những anh em đã “canh tân” có nghĩa là trở thành “những vị thánh”, còn không canh tân, thì suy thoái và sụp đổ.
B. Hai nhóm Kỷ Luật nghiêm ngặt và Kỷ Luật chung chung ảnh hưởng qua lại lẫn nhau :
1. Rõ ràng con người yếu đuối :
a. Những anh em thuộc Nhóm Kỷ luật chung chung không muốn áp lực với một cuộc sống nghiêm ngặt, khắt khe hơn, để Dòng chúng ta được canh tân; họ tố cáo những anh em Nhóm nghiêm ngặt đã phân chia Dòng. Mối tương quan giữa hai Nhóm nghiêm ngặt và chung chung không phải luôn luôn tốt đẹp.
b. Những anh em Nhóm Kỷ Luật nghiêm ngặt thường quá nhiệt thành và không khôn ngoan; họ có thái độ quá khích và mang cái vẻ khinh khỉnh như Pharisêu; nhiệt thành mà không bác ái.
2. Chủ nghĩa hiện thực, xuất hiện, để đem cả hai nhóm lại gần nhau hơn.
a. Nhóm kỷ luật khắt khe có ý khôi phục hoàn toàn việc khất thực – cộng đoàn và cá nhân.
b. Trong thế kỷ XV, nhu cầu kinh tế nhiều lần chứng tỏ việc khất thực là không thực tế và nhiều anh em cải cách đã nhận thấy rõ điều đó, vì vậy đến cuối thế kỷ, việc khất thực cộng đoàn bị bãi bỏ, theo Luật quy định chứ không phải là miễn trừ.
c. Nhưng cuộc tấn công vào “đời sống riêng tư” của các cá nhân vẫn còn rất “hung hăng”.
d. Lúc này, những anh em thuộc Nhóm nghiêm ngặt phải giảm bớt những chuyện kiêng khem, chay tịnh khắt khe như thời đầu thế kỷ XIII mà họ có ý định khôi phục lại.
3. Nhưng, cũng có nhiều giai đoạn Dòng thiên về đường lối của Nhóm kỷ luật nghiêm ngặt:
a. Đa số người dân có thiện cảm hơn với những anh em biết canh tân đời sống, nên họ giúp đỡ nhiều hơn [dân Lodi đã đuổi những anh em không canh tân đời sống ra khỏi tu viện].
b. Những nhà lãn đạo thế tục, chính phủ thành phố, cũng ưu ái nhóm anh em biết cải cách. Cuối thế kỷ XV, Ferdinand và Isabella ở Tây Ban Nha cải cách tất cả các Dòng tu.
C. Những khía cạnh hiến pháp của cuộc Cải Cách.
1. Cuộc Cải cách tạo ra một thứ gần giống như phân chia Dòng ra, nhưng không phá hủy tính duy nhất.
2. Trong khi, gần như lúc bấy giờ, Dòng đã tiến đến sự phân rẽ, không hiệp nhất và một vài người e sợ kết quả cuối cùng sẽ là một cuộc chia cắt vĩnh viễn, thực tế Dòng đã không phân chia thành những nhánh chính thức, theo luật, độc lập với nhau.
a. Giống như các anh em Cát Minh trong thế kỷ XVI hay các anh em Dòng Chúa Ba Ngôi
b. Nhóm Kỷ Luật chung chung của Chúa Ba Ngôi và Nhóm viện tu Phanxicô cuối cùng trở thành độc lập, như là những cuộc xoa dịu chính thức với sự chấp thuận của Tòa thánh.
c. Gia đình Phanxicô là một trường hợp kinh điển : Các anh em Viện tu và các anh em Tinh thần; thế rồi Nhóm tinh thần chính thống pha trộn với những anh em Nhóm kỷ luật (nay là O.R.M); trong khi đó Nhóm Capuchino là những những anh em tuân giữ kỷ luật Khắt khe.
d. Kinh nghiệm những anh em Phanxicô cay đắng hơn chúng ta :
(1) Vấn đề khó nghèo đụng đến cốt lõi của tinh thần Phanxicô.
(2) Đối với chúng ta khó nghèo là một phương tiện, và trong tiến trình cải cách, mục đích giảng thuyết vẫn có trong cả hai nhóm kỷ luật nghiêm ngặt và chung chung.
(3) Đối với chúng ta tiến trình cải cách chạm đến kỷ luật đan tu thông thường, trong kỷ luật đó khó nghèo là một phần nổi bật, nhưng kỷ luật đan tu cũng chỉ là một phương tiện.
(4) Thêm nữa, dù là một phương tiện hướng tới mục đích, dù kỷ luật đan viện không vững mạnh, nó sẽ ảnh hưởng ngược lại đến cuộc chạy dài trong việc giảng thuyết và học hành, làm cho chúng kém hiệu quả.
3. Thế nên, chúng ta thấy sự phân chia trong Dòng chỉ là một sự phân chia hành chính.
4. Về mặt hiến pháp, pháp lý, những sự thay đổi hành chính này là đổi mới chứ không phải cách mạng.
a. Tiến triển, thay đổi của cấu trúc Tỉnh Dòng (có các cấu trúc được can thiệp vào giữa mức độ tu viện và mức độ Bề trên Tổng quyền).
b. Những sự thay đổi này là dấu hiệu cho thấy tính thích nghi và uyển chuyển của Hiến pháp Dòng Đa Minh.
c. Những cấu trúc mới là cần thiết, vì tính cơ hóa thường xuyuên của cuộc cải cách nay đã có sai lầm – những quy định của các Bề trên hay của các Tổng hội không mở ra việc canh tân. Nhiều giai đoạn và nhiều hoàn cảnh đòi hỏi những bước tiến quyết liệt, sức sống của thế kỷ XIII đã qua đi.
5. Một cách nền tảng, kế hoạch cải cách là sử dụng quyền miễn trừ (giới hạn thẩm quyền của một tỉnh). Miễn trừ cho những cấu trúc mới để tái thiết hoạt động tông đồ bằng cách làm trẻ hóa đời sống cộng đoàn – giới hạn đời sống riêng tư, khôi phục sống nội vi, tuân giữ hát phụng vụ, hạn chế tự do bừa bãi của các anh em, củng cố đời sống chiêm niệm, v.v.
6. Vì kế hoạch cải cách thất bại trong tính duy nhất của Hiến pháp, và trong trong những năm đầu cải cách, các anh em thuộc Nhóm kỷ luật chung chung phần đông đang giữ các chức vụ trong Dòng, thái độ của các bề trên về vấn đề cải cách là quan trọng nhất. Liệu họ sẽ bị phản đối, là không khác biệt chi, hoặc đang thúc đẩy Dòng quay về với việc tuân giữ Kỷ luật khắt khe ?
7 . Trong thế kỷ XV, cuộc cải cách vẫn đạt được nền tảng của nó, và khu vực không cải cách dần dần chết đi hoặc bị loại trừ, và sự duy nhất của Dòng được bảo tồn. Dòng Đa Minh chúng ta thật diễm phúc.
MỤC D : THẾ KỶ XV
I. Tiếp tục cải cách.
A. Phong trào Cải cách vào đầu thế kỷ 15 đã lan rộng từ Đức đến Ý trước tiên.
1. Những tu viện cải cách sớm nhất có ở Venice ( vùng Lower Lombardy), ngày càng được lan rộng ở các Tỉnh Dòng Lombard và Roma.
2. Chân phước John Dominici, vị đại diện cải cách đầu tiên ở Ý, muốn giữ khất thức nghiêm ngặt. Năm 1406 ngài thiết lập Fiesole (Thánh Antonio, Fra Angelico), và từ đấy, năm 1436, lan sang San Marco ở Florence.
3. Sự thúc đẩy cải tổ đến từ Công Đồng Constance (1414 – 1418) ghi dấu nhu cầu cải cách Giáo hội, mặc dầu Công đồng không hiệu quả trong đường hướng đó.
B. Những nhân vật, những nhà lãnh đạo cải cách mới liên tục xuất hiện : Thánh Antonio, Chân phước Peter Geremia ở Sicily, Chân phước Lawrence Rippafrata, Chân phước Andrew Abellon ở Nam Pháp, Chân phước Alvarez of Cordoba ở Tây Ban Nha, Savonarola.
C. Vì động lực cải cách gia tăng trong thế kỷ XV, nhiều hình thức Cộng đoàn tu trì được cải cách xuất hiện.
1. Nó thực sự là hình thức ở mức dưới-tỉnh hay thấp hơn tỉnh.
2. Đứng đầu là một vị đại diện, tổ chứ ccác công hội, chọn ra một vị đại diện riêng, được quản lý theo những quy định riêng của Cộng đoàn.
3. Vài “hình thức mới” cắt ngang những vùng lãnh thổ của tỉnh, “những Hình thức tổ chức mang tính địa phương”. Vài ví dụ điển hình nhất là phụ tỉnh “Lombardy” trong toàn nước Ý và phụ tỉnh “Holland” trong N.E.Europe, đây là vùng bao phủ Lowlands, miền Bắc nước Pháp, nước Đức cho tới vùng Baltic.
4. Trên thực tế, chúng là những tỉnh Dòng được cải cách.
D. Các bề trên tổng quyền không cản trở tiến trình cải cách.
1. Vài vị không hoàn toàn nhiệt thành nhưng các tổng quyền thuộc Nhóm kỷ luật chung chung lại thúc đẩy cải tổ.
2. Martial Auribelli, Tổng quyền (1453-62; 65-73) phản đối vì e sợ rằng các “vùng” tự trị có lẽ đang quá độc lập và có thể chia cắt Dòng vĩnh viễn.
E. Hoàn thành công cuộc cải tổ.
1. Động lực đặc biệt dưới thời tổng quyền Texier (1426-1449), Conrad of Asti (1462-65), Bandelli (1501-1506), Cajetan (1508-18).
2. Sức mạnh của đời sống gương mẫu đã dẫn Nhóm kỷ luật chung chung tới việc sống kỷ luật khắt khe hơn, vì các sự khác biệt quá rõ ràng (nội vị nghiêm ngặt hơn, trình giải sở hữu cá nhân, v.v).
3. Năm 1475, Tỉnh Dòng đầu tiên đã hoàn trọn việc cải tổ là Tỉnh Dòng Đức, sau một thế kỷ sau Cha Raymundo Capua khởi xướng : Nhóm Kỷ luật nghiêm nay đã đủ mạnh để bầu chọn Vị Giám tỉnh; Nhóm Kỷ luật chung chung được trao cho vị đại diện cua Nhóm – thế là, tiến trình đảo ngược.
4. Cuối thế kỷ XV, các Giám tỉnh và Tổng quyền được bầu chọn từ Nhóm Kỷ luật nghiêm, và năm 1505, Đức Giáo hoàng Julius II yêu cầu tất cả các bề trên được chọn ra từ Nhóm những anh em đã cải cách.
5. Nửa sau của thế kỷ XV, cuộc cải tổ lan mạnh tới Bohemia, Hungary, Ba Lan, Pháp và Tây Ban Nha.
a. Ở Scotland, động lực cải cách đến từ nhà vua.
b. Ở Anh và Ai Len, có sự phát triển chậm, phần vì sự mất trật tự của triều đại Lancaster – York.
c. Bài học từ Cuộc cải cách của Tin Lành : Những tu viện không được cải cách đã lúng túng và thất bại, nhưng tu viện nào đã cải cách thì có một thế đứng mạnh mẽ.
II. Giải quyết vấn đề khó nghèo :
A. Năm 1475 Đức Giáo hoàng Sixto IV, qua thỉnh cầu của Dòng, đã bãi bỏ khất thực cộng đoàn.
B. Điều này chấm dứt thời kỳ Trung cổ trong lịch sử của Dòng – mộ thời kỳ có thể thực hiện khó nghèo cộng đoàn, đặc biệt trong thế kỷ XIII.
C. Điều này rất quan trọng đối với tiến trình Cải cách, vì nó bỏ đi một vấn đề gây hại lớn, ngăn cản việc Cải cách lan rộng.
D. Sắc lệnh của Đức Giáo hoàng Sixto liệt kê những lý do cho sự thay đổi này :
1. Dòng thiếu những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.
2. Những sự kiện rời rạ của từng giai đoạn.
3. Các tín hữu ít quảng đại, dâng cúng, giúp đỡ.
E. Luật mới về đời sống khó nghèo :
1. Tu viện, Tỉnh Dòng và Dòng có thể sở hữu những tài sản chung.
2. Khó nghèo cá nhân được duy trì bởi lời khấn cá nhân.
3. Khất thực (ăn xin) vẫn có thể được thực hiện nếu có ước mong và nhu cầu.
4. Lý tưởng khó nghèo vẫn còn nguyên đó. Tinh thần của nó phải được duy trì không chỉ đối với cá nhân nhưng còn đối với cộng đoàn.
III. Phản tỉnh/suy nghĩ về cuộc Cải cách của Dòng.
A. Tiến trình thành công, Dòng tồn tại, duy trì hiệp nhất.
B. Xét một tiến trình dài vẫn chưa thành công trọn vẹn.
1. Liệu một “thời kỳ nguyên thủy” có thể được khôi phục hoàn toàn ?
2. Thời gian : kéo dài từ 1 đến 1.5 thế kỷ, khoảng một thế kỷ trước khi Nhóm kỷ luật nghiêm ngặt có thể điều khiển đời sống của Dòng.
3. Cuộc cải tổ Giáo hội Công giáo đòi hỏi trải qua ba thế hệ.
C. Những bài học luân lý, đạo đức :
1. Vấn đề luân lý dễ dàng tháo lỏng, cở bỏ, nhưng rất khó để buộc lại và tái dựng.
2. Trách nhiệm nặng nề đối với mỗi cá nhân để sống và bảo vệ lý tưởng.
IV. Mặt tích cực của thế kỷ XV :
A. Đã có nhiều vị thánh và chân phước : Thánh Antoninus, Chân Phước John Dominici, Chân phước Clara Gambacorta, Chân phước Columba of Rieti, Chân phước Savonarola.
B. Việc giảng thuyết : John Dominici, Vincent Ferrer, Savonarola. Việc giảng thuyết
Đa Minh ở thời điểm tốt nhất của giai đoạn Trung cổ.
C. Học hành :
1. Các nhà Thần học của Dòng rất nổi bật tại Công đồng Constance và Basel.
2. Công đồng Florence năm 1439 được gọi là “Công đồng Đa Minh.”
3. Phản đối công đồng thuyết ( thuyết nói rằng Công đồng quyền trên cả Giáo hoàng).
4. Tái khôi phục học thuyết thánh Tôma vào thế kỷ XV ở Ý, Flanders và Tây Ban Nha: Thế kỷ 16, Dòng chạy theo và cộng tác vào công cuộc cải cách Công Giáo (kỷ nguyên thứ hai của học thuyết Tôma).
5. Có những bài viết kịp thời cho nhu cầu của thời đại: thần học luân lý; tác phẩm về việc thú lỗi, những tác phẩm về đời sống tâm linh và dâng hiến, đặc biệt ở Ý, có sự phát triển của phong trào sùng mộ Kinh Mân Côi, đạo đức bình dân.

CHƯƠNG II : THỜI CẬN ĐẠI (1507 – 1789)
KỶ NGUYÊN THỨ HAI CỦA LỊCH SỬ ĐA MINH
MỤC A : TỔNG QUAN LỊCH SỬ.

I. Thế kỷ XVI mở ra Kỷ Nguyên Mới :
A. Các tính cách “Hiện đại” bây giờ chiếm ưu thế hơn hẳn so với tàn dư của các đặc tính “Trung cổ”.
B. Cuối thời Trung cổ (1300-1500) là một giai đoạn thay đổi và dịch chuyển. Lý tưởng và các thể chế Trung cổ đang suy tàn; nền tảng thời Hiện đại đang nảy sinh.
C. Thời kỳ Phục Hưng và cuộc Cải Cách là những bằng chứng rõ ràng nhất của tinh thần thời hiện đại : Thế giới trần tục này tập trung vào chủ nghĩa cá nhân của thời Phục Hưng : Thuyết chủ quan/ chủ nghĩa cá nhân của thời Phục Hưng : Cả hai chống lại tập quyền-bất diệt, chống lại cái giọng điệu tốt lành theo cách chung chung của thế giới Kitô giáo Trung Cổ, dựa vào thể chế Giáo hội hoàn vũ và một ông hoàng thế giới.
II. Bối cảnh chính trị :
A. Quan niệm về Đế quốc – Đế quốc Rôma Kitô giáo, rồi Đế quốc Rôma thánh thiêng thời Trung cổ = có một người cai trị thế giới Kitô giáo.
1. Như một lý tưởng hiệu quả, bị thương đến gần chết bởi chiến thắng của Hohenstaufen (các hoàng đế thuộc hoàng tộc Đức thống trị La Mã) năm 1250.
2. Đáng lẽ Hoàng đế Charles V có thể tái lập lý tưởng này vào thế kỷ XVI rồi, nhưng lại bị đánh bại hoàn toàn bởi dân Pháp, cùng các dân tộc Thổ, và cuộc cải cách Tin Lành.
3. Hoà bình Augsburg vào năm 1555 = tình trạng tôn giáo : Nhận ra quyền tối thượng của các thành bang nước Đức về mặt tôn giáo.
4. Hiệp ước Westphalia năm 1648 vào giai đoạn cuối của Cuộc Chiến Tranh 30 năm : Chức vị hoàng đế chỉ là danh dự và thanh thế.
B. Vì thế, vào thời Hiện đại : Quốc gia là trên hết.
1. Cuối thời Trung cổ, các quốc vương củng cố quyền cai trị của họ cách chậm rãi và làm giảm vai trò tầng lớp quý tộc tới mức chỉ có quyền phụ trợ vào năm 1500.
2. Khoảng 1648, các Vương quốc nhà nước là Trung tâm của chính trị Châu Âu :
Tây Ban Nha, Pháp, Anh.
C. Nền chuyên chế của các quốc vương là tính cách chính yếu của Nhà Nước từ thế kỷ XVI đến năm 1789 (đặc biệt, Tây Ban Nha bắt đầu với vua Philip II, thời trị vì của gia tộc Tudor ở Anh quốc, và Louis XIV ở Pháp).
1. Vai trò xưa của Hoàng đế bây giờ được đảm đương bởi các vị vua trong vùng lãnh thổ quốc gia của họ.
2. Các vị vua là những ông chủ hoàn toàn trên các lãnh thổ chật hẹp của họ; họ cố gắng điều hành mọi phương diện của cuộc sống, bao gồm công việc ở các nhà thờ.
3. Vị trí và quyền lực của vua chúa được đề cao khi khẳng định thẩm quyền thánh thiêng của họ, một lần nữa sử dụng từ ngữ dành riêng cho Quan niệm về hoàng đế của Rôma Kitô giáo, nhưng không có những thẩm định của luật pháp (thần thánh, tự nhiên, con người) và của Giáo hội.
D. Thời kỳ hiện đại cho tới năm 1789 chứng kiến hầu như chiến tranh liên tục, bây giờ trên tầm vóc quốc tế, không như các mâu thuẫn phong kiến địa phương thời Trung cổ.
1. Các cuộc chiến tranh tôn giáo, nảy sinh từ công cuộc cải tổ, chiếm ưu thế tới năm 1648, giai đoạn cuối của Cuộc Chiến 30 năm.
a. Nội bộ, các hoàng tử Công giáo và Tin Lành ở Đức, hoặc các vùng Công giáo và
Tin Lành ở Switzerland, Lowlands, hoặc các cuộc nội chiến tôn giáo ở Pháp.
b. Các cuộc chiến tranh tầm mức quốc tế : Tây Ban Nha và Anh; hoặc việc các Hoàng tộc Công giáo Habburrgs ở Đức, suốt Cuộc Chiến 30 nắm chống lại các Hoàng tử Tin lành. Nhờ Richelieu, dân Pháp đánh tan nhà Habsburgs.
2. Khoảng 1660, cán cân nghiêng về phía Pháp với một sự suy giảm cuối cùng của Tây Ban Nha (năm 1659) và quyền cai trị cá nhân của vua Louis XIV sau năm 1661.
3. Với Louis XIV, các cuộc chiến tranh có tính triều đại và quốc gia, không mang tính tôn giáo và hầu như liên tục. Các cuộc chiến của Louis XIV là đánh chiếm Tây Ban Nha, chiếm Áo, cuộc chiến 7 năm, v.v từ năm 1650 – đến năm 1789 là cực điểm của nền chuyên chế, thời vua có thánh-quyền, các quốc vương của triều đại/quốc gia.
E. Thời cận đại kết thúc với cuộc cách mạng Pháp.
1. Cuộc cách mạng Pháp lật đổ các quốc vương và mọi tầng lớp quý tộc xưa cũ.
2. Được đẩy mạnh bởi triết học chính trị của phong trào Ánh Sáng, cuộc Cách mạng chuyển dịch quyền lực cho các tầng lớp trung lưu (tư sản) tầng lớp tư sản tự do, và bước sang thế kỷ XIX là nền tự do dân chủ.
III. Nền tảng ý thức hệ của thời hiện đại.
A. Phong trào Phục Hưng : Loại bỏ nền Văn Minh Trung cổ với định hướng mang tính Giáo hội, siêu nhiên, đi tới một hướng tập trung vào con người, chú ý cái tạm thời, cái nhìn trần gian, thế tục.
B. Cuộc cải tổ kết thúc một Kitô giáo thống nhất, làm suy yếu tiếngnói của tôn giáo trong xã hội. Chủ nghĩa cá nhân chủ quan trong đời sống đức tin, chỉ vì Quốc gia – thành bang đã chính thức đại diện cho chủ nghĩa cá nhân chính trị.
C. Cuộc cách mạng khoa học (hoàn thành năm 1687 với Newton) mang cho nền văn hóa hiện đại một sự nhấn mạnh về thế tục, vật chất. Thái độ “khoa học” thống trị thế kỷ này.
D. Phong trào Ánh Sáng của triết học Pháp kết tinh, làm cho tư tưởng Hiện đại trở nên sáng rõ (Descates, Voltaire, v.v.).
1. Cái nhìn về thế giới của phong trào này dựa trên quan điễm quy phạm tự nhiên, con người, không phải là thiêng liêng hay siêu nhiên gì nữa.
2. Con người nắm trong tay vận mạng của mình, vì dựa trên nền tảng lý trí. Con người phải xây dựng một thế giới mới dựa trên Tự nhiên và “các quy luật” của nó.
3. Các thể chế mới phải “được tỏa sáng”, “hợp lý”, “tự nhiên” và “thuyết nhân đạo” vì con người phải tái dựng một thế giới mới không có liên quan gì đến “mê tín” của tôn giáo mặc khải, vượt lên trên chủ nghĩa Công giáo. (Lý trí không thể chứng minh cái siêu nhiên).
IV. Giáo hội trong thời Hiện đại.
A. Thế giới Kitô giáo Trung cổ, với Giáo hội là thể chế thống trị trong xã hội, đã qua đi từ năm 1517.
1. Văn hóa tinh thần toàn thế giới của Giáo hội nay bị loại bỏ bởi tinh thần hiện đại.
2. “Thần luận tự nhiên” và giám sát luân lý trong xã hội nay đã bị loại bỏ.
3. Không còn một Giáo hội của toàn thế giới nữa; Giáo hội không còn đứng đứng đầu về văn hóa và tri thức nữa.
B. Thế giới ngày càng thế tục hóa trong lãnh vực văn hóa, chính trị và xã hội.
1. Tính thế tục của phong trào Phục Hưng tiếp tục trong thời kỳ nghệ thuật Baroque và Neoclassic (Tân cổ điển).
2. Phong trào Ánh Sáng – một “tôn giáo thế tục đối nghịch” thiết lập nền tảng thế giới không siêu nhiên.
3. Chủ nghĩa quốc gia và Chuyên Chế đe dọa, làm mờ đi tính phổ quát của Giáo hội, làm giới hạn đời sống nội tại của Giáo hội và giới hạn cả tiếng nói công cộng của Giáo hội nữa.
4. Vì vậy Giáo hội ít ảnh hưởng đối với thế giới.
C. Vì thế, Giáo hội bắt đầu phòng vệ và hướng vào đời sống nội tâm.
1. Cuộc Cải cách Tin Lành tấn công vào Chân Lý Công giáo và càn quét toàn khu vực Châu Âu; Giáo hội bị bách hại trong nhiều nơi – Anh, Hà Lan, Scandinavi, Scotlen.
a. Cuộc Cải cách này đã tạo ra các giáo hội địa phương, quốc gia, như các Bộ của quốc gia (ví dụ: ở Anh có Anh giáo).
b. Điều này làm cho sự mất hiệp nhất trong thế giới Kitô giáo ngày càng tỏ tường.
2. Các quốc vương Công giáo, Chuyên Chế mưu toan làm cùng một điều – mang Giáo hội Công giáo về dưới quyền điều khiển của hoàng gia.
a. Việc Quản lý Tây Ban Nha dưới thời Philip II, Tòa pháp đình Tây Ban Nha là cơ quan điều hành buộc phải thống nhất tôn giáo.
b. Chủ nghĩa Galican (ở Pháp) mưu toan giới hạn thẩm quyền Giáo hoàng và tạo ra “những Giáo hội Công giáo quốc gia” cách hiệu quả. Chỉ thiếu việc từ chối quyền Giáo hoàng.
3. Phong trào Ánh Sáng, với chủ nghĩa duy lý, duy nhiên và tự do chính trị, đang tạo ra hoặc đã hình thành Quốc gia thế tục, vốn làm cho Giáo hội Công giáo trở thành một Liên hiệp tư nhân, không phải là một tôn giáo công cộng của người La Mã Kitô giáo và của thời Trung cổ. Nó cũng đẩy mạnh một tôn giáo xã hội, nhân bản, chủ quan, tự nhiên, duy lý – không phải là Đức tin siêu nhiên, khách quan và Mặc khải.
D. Giáo hội, nhằm tự bảo tồn, tập quyền hóa mạnh mẽ hơn dưới sự cai trị của Giáo hoàng.
1. Điều này đang làm tiếp diễn một tiến trình vốn đã được bắt đầu ở thời vàng son Trung cổ và cuối thời Trung cổ.
2. Tập quyền hóa cũng được củng cố bởi cuộc cải cách Công giáo và Công đồng Trento, để làm cho Giáo hội vững vàng tự bên trong, ngõ hầu có thể tồn tại.
a. Chống lại các cuộc tấn công của ý thức hệ Tin Lành.
b. Chống lại các thủ đoạn của Quốc gia.
c. Chống lại não trạng thế tục mới.
3. Thế nhưng, nó phản ánh, sự tập quyền hóa của thế giới chính trị: chế độ Chuyên chế.
4. Rôma giám sát tất cả các khía cạnh của đời sống Giáo Hội cho tới Công đồng Vatican II.
5. Tuy nhiên, sự hiệp nhất được tạo ra bởi Cuộc Cải cách Công giáo và Công đồng Trento, đã đảm bảo đời sống Giáo hội cho tới thời đại chúng ta.
V. Dòng Đa Minh tới năm 1789.
A. Cũng như Giáo hội, Dòng luôn chịu ảnh hưởng của bối cảng thế giới.
B. Thời Cận Đại hầu như Dòng mạnh mẽ và hiệu quả.
1. Đấy là nhờ cuộc Cải cách cuối thời Trung cổ rất thành công.
2. Và Dòng cũng được củng cố hơn nhờ Cuộc cải cách của Giáo hội Công Giáo và Công đồng Trentô.
C. Xét theo khu vực, Dòng bị hạn chế, chỉ hoạt động ở các vùng đất Công giáo.
1. Nếu Dòng đã tồn tại ở Bắc và Đông Âu, sự hiện diện của Dòng ở đó nay rất mong manh.
2. Dòng trở thành Dòng nói tiếng “Latin”, vì bây giờ sức mạnh của Dòng nằm ở Tây Ban Nha, Pháp và Ý. Yếu tố Ý là mạnh nhất, phần vì tập quyền hóa của Giáo hội và sự cư trú của Tổng quyền ở Rôma.
3. Nhưng đã có sự bù đắp nào đó ở các Tỉnh Dòng mới được hình thành ở ngoài Châu Âu, ở Tân thế giới và Châu Á, mặc dầu những nơi này có căn tính Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
D. Tự do hoạt động của Dòng bị giới hạn nhiều, cả bên trong cũng như bên ngoài.
1. Giáo hội và Giáo hoàng giám sát hoạt động của Dòng
2. Chính sách cai quản của các quốc vương.
MỤC B : THẾ KỶ XVI
I. Thời gian cải cách.
A. Cuộc nổi dậy của Tin Lành :
1. Phản ứng của Dòng
a. Dòng đối lại các thách thức với niềm tin và lòng trung thành với hoạt động tông đồ giảng thuyết, dạy dỗ, tri thức.
b. Có phòng vệ cho đạo lý chính thống bằng giảng thuyết và cũng có những cuộc bút chiến quan trọng.
c. Chứng nhân tử đạo, như thánh John Cologne.
2. Những mất mát của Dòng.
a. Vì là một thể chế được thiết lập, Dòng chịu thương nặng nề bất cứ nơi nào Tin Lành chiến thắng.
b. Vài Tỉnh Dòng đã biến mất : Scotland, Scandinavi, Saxony ở Bắc và Đông Bắc nước Đức.
c. Vài Tỉnh Dòng bị suy yếu trầm trọng : Đức, Bohemia, Hungary.
d. Một vài Tỉnh Dòng khủng hoảng thậm tệ, hầu như biến mất, và tồn tại trong cảnh lưu đày : Anh ở Lowlands và Ailen ở Lisbon (Corpo Santo), Rôma (San Clemente)
e. Các cuộc chiến tranh tôn giáo làm thương tổn các Tỉnh Dòng ở Đức, ở Lowlands, Pháp – phái Luther, Calvin, Huguenots.
f. Các Tỉnh Dòng Bắc Âu vẫn còn suy yếu tới khoảng 2-3 thế kỷ sau, và cần sự trợ giúp, cả vài tài chính lẫn nhân sự, từ các Tỉnh Dòng Latin.
g. Trung tâm học vấn ở Oxford và ở một vài trong nước Đức bị đóng cửa.
h. Các nữ tu thuộc Dòng nhì (Nữ tu Dòng kín Đa Minh) bị thiệt hại nặng nề.
(1) Vào thời Trung cổ các nữ tu Đa Minh rất đông và rất sôi nổi ở Đức.
(2) Trong suốt thời Cải Tổ, riêng ở Đức mất bóng 43 nữ đan viện.
B. Cuộc cải tổ của Giáo hội Công giáo :
1. Công đồng Trento (1545-1563).
a. Một sự hiện diện đông đảo của anh em Đa Minh, khoảng 200 người, với cương vị là giám mục, đặc phái viên của Giám mục hoặc các chuyên gia.
b. Thấy rõ vai trò lãnh đạo của anh em Đa Minh.
c. Học thuyết Tôma có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc trình bày Thần học của Công đồng Trentô; các trường phái khác được tái thể hiện, như Âu-tinh, Scotist, Dòng Tên, nhưng các sắc lệnh được trình bày theo ngôn ngữ Tôma/Kinh viện.
2. Hoàn thành cuộc cải tổ Giáo hội Công giáo và thi hành các sắc lệnh của Công đồng Trento.
a. Sự tham gia mạnh mẽ của anh em Đa Minh.
b. Thánh Piô V là vị Giáo hoàng đầu tiên sau khi Công đồng Trento kết thúc. Ngài khẳng định rằng Công đồng sẽ không phải là một văn tự chết như Công đồng Laterano V (1512 – 1517). Thái độ và hành động của ngài nhằm thiết lập mộc cách dứt khoát một triều đại giáo hoàng đã được cải cách, tiếp theo đó là Đức Gregory XIII, và Đức Sixto V.
c. Các anh em Đa Minh được đại diện trong các Thánh Bộ của Trung Ương.
(1) Văn phòng Tòa Thánh bây giờ là Thánh bộ Giáo lý Đức tin. Tổng quyền và Vị tôn sư của Thánh điện (sau thế kỷ XV luôn luôn là một anh em Đa Minh) thuộc quy định do thẩm quyền cố vấn thánh Bộ này. Tổng thư ký luôn là một anh em
Đa Minh (bây giờ đã bỏ).
(2) Bộ kiểm tra các sách Cấm – vị thư ký luôn là một anh em Đa Minh mãi cho tới năm 1917. Các anh em Đa Minh đã tham gia vào việc biên soạn ra danh mục các quyển sách bị Cấm đầu tiên.
d. Giáo lý của Công đồng Trento luôn được soạn thảo một cách rộng rãi bởi các anh em Đa Minh. Sách Giáo lý đó cung cấp một chỉ dẫn cho việc giảng dạy ở Giáo xứ, với việc trình bày Đạo lý Kitô giáo theo các chủ đề.
3. Dòng và cuộc cải cách của Công đồng Trento
a. Các điều khoản liên quan tới các Dòng tu đã được thông qua ở Tổng hội năm 1564, một năm sau khi Công đồng bế mạc.
b. Ủy thác cho giảng thuyết và cho cử hành các bí tích, bây giờ Dòng phải nhận từ các Giám mục (không trực tiếp từ Giáo hoàng, mặc dầu vẫn còn giữ điều đó về mặt lý thuyết).
(1) Đây là phần mới khôi phục lại các quyền Giám mục.
(2) Tuy không được hoàn tất tại Công đồng Trentô nhưng được soạn chuẩn cho Công đồng Vat.I và đạt được ở Công đồng Vat.II.
II. Đời sống nội bộ của Dòng.
A. Việc tuân giữ Kỷ luật tu trì :
1. Vấn đề đời sống chung tiếp tục được nhấn mạnh.
2. Các vị Tổng quyền, sau 1505, đều là những vị xuất phát từ nhóm kỷ Luật Nghiêm ngặt, một vài vị từ phụ tỉnh ở Lombardy, hai trong số đó là những học giả uyên thâm. (Cajetan và Ferrariensis/Francis Silvestri).
3. Có bốn vị đã được phong thánh trong thế kỷ này : John of Cologne, Catherine de Ricci, Louis Bertrand và Pius V.
4. Suy niệm hằng ngày và tĩnh tâm hằng năm được nhắc đến trong Tổng hội 1505.
a. Quyển “Những Phương pháp cầu nguyện” trở nên phổ biến trong thời kỳ cải cách Giáo hội Công giáo.
b. Trong thời Trung Cổ, người ta vẫn cho rằng Anh em Giảng thuyết liên tục chiêm niệm, luôn luôn ở trong bầu khí đan tu: “Nói với Chúa- Nói về Chúa”. Cha Đa Minh đã giải quyết một điều xem chừng như là mâu thuẫn giữa chiêm niệm và hoạt động.
c. Quyển “Các phương pháp” cần thiết trong “một Giáo hội mới” sau thời cuộc Cải cách đối với các giáo sĩ năng hoạt động.
d. Đó là một dấu hiệu của những giai đoạn năng động trong thời Hiện đại, một bước tiến nhanh hơn, nhiều hoạt động trong thế giới hơn.
B. Cuộc cải cách Dòng Đa Minh được hoàn thành :
1. Cuộc cải cách được hoàn thành trong những năm đầu của thế kỷ XVI, dưới thời Thomas de Vio (Đức Hồng Y Cajetan, 1508-1518) và thu hoạch nhiều kết quả tốt đẹp trong suốt thế kỷ Cải cách này.
2. Các dấu tích của “đời sống riêng tư” đã bị tẩy xóa : Bất cứ ai có các bổng lộc cũng không thể nắm giữ bất cứ chức vụ nào trong Dòng; các tài sản cá nhân phải được chuyển cho cộng đoàn; kết thúc việc ngoại vi; các sinh viên của một trường Đại học phải sống trong một tu viện.
3. Các phụ tỉnh Dòng được cải tổ, nâng lên thành các Tỉnh Dòng.
a. Phụ tỉnh Hà Lan trở thành Tỉnh Dòng Lower Germany năm 1515 (đổi thành Netherlands sau chiến tranh thế giới II).
b. Năm 1530 phụ tỉnh Tuscany đã hiệp nhất với các cộng đoàn tu viện được cải tổ của Tỉnh Dòng Rôma (một Tỉnh Dòng “mới”).
c. Năm 1569 Phụ tỉnh Pháp đã trở thành tỉnh Dòng Pháp ở phía Nam.
d. Năm 1531 thành lập Tỉnh Dòng từ hai phụ tỉnh Lombardy.
4. Sự suy tàn của nhóm Kỷ Luật chung chung :
a. Các vị đại diện còn lại vẫn được phép tiếp tục giữ chức vụ khi họ chấp nhận việc cải cách.
b. Vì thế, năm 1518 tất cả các vị đại diện được cải cách hoặc bị đình chỉ, chỉ vài tu viện đơn lẻ không-cải cách mà vẫn tồn tại.
c. Khoảng 1570 thời kỷ Cải tổ trong Dòng có thể xem như đã khép lại, sau 200 năm tiến hành, kể từ năm 1380.
C. Việc Điều hành Dòng.
1. Hiến Pháp :
a. Hiến pháp được in ra lần đầu tiên năm 1505. Điều này giúp sử dụng dễ dàng hơn và vì thể cũng hiểu biết kỹ càng hơn. Có sự chính xác hơn, giảm bớt những sai sót do sao chép bằng viết lách.
b. Những cuộc xét duyệt Hiến pháp chủ yếu được tiến hành trong thời của cha Cajetan (1513-1518) và một lần nữa sau Công đồng Trento năm 1566, nhằm bổ túc những luật mới cho phù hợp với thời hiện đại, giảm bớt những nhầm lẫn, những luật-đã chết, những mơ hồ, v.v.
2. Bề trên Tổng quyền.
a. Chức vụ :
(1) Chức vụ Tổng quyền được củng cố nhiều hơn kể từ sau năm 1379, khi Tổng hội không còn họp hằng năm nữa.
(2) Vì điều này và cũng vì có những cuộc nổi loạn quốc tế trong thời Cận đại, nên hiển nhiên phải giảm bớt các cuộc hội họp, nhiều công việc của Dòng cuối cùng dồn vào tay của Bề trên Tổng quyển. Bây giờ, Bề trên Tổng quyền phải giải quyết mọi chuyện thông qua các hướng dẫn, sắc lệnh, và các thông điệp.
(3) Chức vụ Tổng quyền có ảnh hưởng rất nhiều; trong Dòng, việc điều hành có tính cá nhân nhiều hơn.
b. Bề trên Tổng quyền ít di chuyển và cư trú cố định ở Rôma.
(1) Các cuộc kinh lý bị hoãn lại rất nhiều vì những vấn đề Châu Âu quốc tế.
(2) Vị Tổng quyền ít được “nhìn thấy” qua các Cuộc kinh lý, vì vậy việc cư trú cố định nay trở nên khá “phổ biến”; Tổng quyền phải luôn có mặt, nơi cư trú của ngài phải được “biết” tới.
(3) Trong thời Trung cổ, vị Tổng quyền, khi không Kinh Lý, hoặc khi di chuyển tới một nơi cho cuộc tổng hội kế tiếp, thì theo sau Tòa Giáo hoàng, luôn di động. Kể từ sau 1415, các Đức Giáo hoàng mới thường xuyên ở Rôma.
(4) Với tính tập quyền hóa ngày càng lớn trong Giáo hội, các Đức Giáo hoàng cũng mong rằng các vị đứng đầu các Dòng sống ở Rôma.
(5) Sự lớn mạnh của Curia [trụ sở trung ương] là một kết quả khác :
(a) Có các vị trợ tá trợ giúp Tổng quyền điều hành Dòng.
(b) Curia Dòng ngày càng là cố vấn chính yếu của Tổng quyền, chứ không phải Tổng hội.
(c) Nếu Dòng có thể duy trì họp mặt cứ ba năm một lần, thì việc hoạch định chính sách đạt hiệu quả hơn rồi, như chúng ta thực hiện trong thế kỷ XX.
(6) Chức vụ Tổng quyền được nâng cao, cộng với cách thức “chủ trương chuyên chế” của thời Cận đại. (các cuộc kinh lý phô trương Baroque; áo khoác của các cánh tay. v.v)
3. Các Tỉnh Dòng :
a. Cuộc cải cách đã phá hủy hoặc làm suy yếu nghiêm trọng các tỉnh Dòng châu Âu.
b. Bù đắp cho những mất mát đó là sự xuất hiện/lớn mạnh của các Tỉnh Dòng mới.
(1) Ở Pháp và Tây Ban Nha.
(2) Tỉnh Dòng Nga, v.v, Ukraina, một phần của Balan và Lithuania.
(3) Các Tỉnh Dòng ngoại quốc thuộc đế Đế chế thực dân Tây Ban nha và Bồ Đào Nha.
(a) Ấn Độ và vùng lân cận phía Đông (thuộc Bồ Đào Nha).
(b) Chín Tỉnh Dòng ở Châu Mỹ thuộc Tây Ban Nha : Đầu tiên năm 1530, có Tỉnh Dòng của Thổ dân Phía Tây.
(c) Tỉnh Dòng rất thánh Mân Côi năm 1592, vì các sứ vụ truyền giáo Tây Ban Nha ở vùng Viễn Đông, đặt nền ở Philippin.
III. Hoạt động tông đồ :
A. Hoạt động truyền thống được tiếp tục, được tái nhấn mạnh bởi cuộc Cải cách của Dòng và cuộc cải cách Giáo hội Công giáo.
B. Việc giảng thuyết :
1. Hoạt động vừa trong cuộc cải cách Tin Lành vừa trong cuộc Cải cách Công Giáo.
2. Mở rộng sứ vụ truyền giáo Nước ngoài vào cuối thế kỳ XV và đầu XVI.
C. Học hành và Đời sống tri thức :
1. Đổi mới việc học Kinh Thánh là một kết quả của cải cách Tin Lành, nhấn mạnh đến kinh Thánh, cộng với chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo cũng nhấn mạnh đến Kinh Thánh và việc nghiên cứu các tác phẩm của các thánh Tông Đồ.
a. Thời các Giáo phụ và thời đầu Trung cổ : Chú giải Kinh Thánh.
b. Thời vàng son Trung cổ : Thánh kinh và tác phẩm của các Tông Đồ được cộng gộp trong Thần học hệ thống Kinh Viện.
c. Cuối thời Trung cổ : Việc học có khuynh hướng tách xa việc nghiện cứu Kinh Thánh trực tiếp. Đây là một phần trong những cáo buộc của Tin Lành.
2. Học thuyết thánh Tôma :
a. Cuộc phục hồi cuối thế kỷ XV đã sinh ra những hoa trái trong thế kỷ XVI. Gốc rễ ở Tây Ban Nha, Lowlands và Ý.
b. Tây Ban Nha là trường hợp huy hoàng ngoại lệ, trong trường Salamanca (San Estaban): Banez, Peter và Dominic de Soto, Melchior Cano, Vittoria. (Salmanticenses là trường thần học của Dòng Cát Minh).
c. Tại Ý : Cajetan (nhà chú giải nổi bật nhất về Tổng luận của Thánh Tôma); Francis Silvestri (nhà chú giải số một về bộ Contra Gentiles).
d. Trường phái Tôma có ảnh hưởng rất mạnh ở Công đồng Trento và trong Cuộc Cải cách của Công giáo (thế nhưng, Thần học cận đại thì chiết trung – nghĩa là đa dạng, không bị gò bó vào một quan niệm).
e. Các trung tâm chuyên nghiên cứu về học thuyết Tôma :
(1) Hoàn thành/tốt nghiệp Những nghiên cứu học thuyết Tôma; không trong các Trung tâm học vấn hay các Trường Đại học.
(2)San Esteban/ở Salamanca; San Gregorio/ở Valladolid; Angelicum/ở Rôma : Là các trường học của Dòng Đa Minh, không phải là các đại học nhưng chúng là những trung tâm cấp bằng, vì thế cũng tương tự như “học viện Giáo hoàng”.
IV. Giáo hội can dự vào đời sống của Dòng.
A. Tổng quan :
1. Đã có sự giám sát kỹ hơn của Giáo hội sau năm 1586 khi Bộ tu sĩ đã được thành lập (Cuộc cải cách Trento, Đức Sixto V).
a. Điều này nhằm đảm bảo cho các hoạt động trong các Dòng tu khác nhau và nhằm ngăn chặn trong tương lai tình trạng sa sút như cuối thời Trung cổ dẫn tới cuộc cải cách Tin Lành.
b. Bộ này thiết lập ra các chỉ dẫn chung và không can thiệp vào đời sống nội bộ.
c. Nhưng Bộ có thể là một nguồn trợ lực nếu các Dòng tu gặp khủng hoảng và khó khăn.
2. Vào thời Cận đại, ngày càng có nhiều chỉ thị của Giáo hoàng đụng chạm đến quyền lợi “nội bộ” của Dòng.
a. Các Tổng hội không thường xuyên và kém hiệu quả.
b. Các Tổng hội của Dòng, khi hội họp, gặp nhiều khó khăn bên trong với vị Hồng y Bảo trợ.
B. Các Đức Giáo Hoàng :
1. Giáo hoàn đặt một vị Tổng đại diện cho Dòng bắt đầu vào thế kỷ XV (thi thoảng, không thường xuyên).
2. Điều này gạt Hiến pháp ra một bên, vì một vị Tổng đại diện điều hành khi không có Tổng quyền.
3. Giáo hoàng đặt vị đại diện thường cũng là “đề nghị” Dòng đưa vị Đại diện ấy lên chức Tổng quyền vào nhiệm kỳ tới.
4. Cuối thế kỷ XV, các Đức Giáo hoàng (1474) đề nghị tất cả các tổng hội bầu cử được tổ chức ở Rôma, điều này trở thành luật buộc trong thế kỷ XVI.
a. Các Tổng hội bầu cử vẫn thường được tổ chức ở Rôma, nhưng bây giờ chỉ vì để tiện lợi mà thôi.
b. Có thể xuất hiện sự “hiện diện của Giáo hoàng” trong các tổng hội, vì vị Hồng y Bảo trợ làm chủ tọa cuộc họp.
C. Vị Hồng y Bảo trợ :
1. Xuất hiện sau năm 1373.
2. Tổng quyền Casetta (1481-1483) qua đời khi đang trên hành trình đi thăm viếng, Giáo hoàng đã đặt một Hồng y làm vị bảo trợ cho Dòng.
3. Vị Hồng y Bảo trợ can thiệp vào việc bầu chọn Bề trên Tổng quyền năm 1484.
4. Hồng y Caraffa, 1478-1511, là vị tổng đại diện 3 lần, và xem như là một “Tổng quyền thứ hai”, mặc dầu ngài dùng thẩm quyền của mình để thúc đẩy cải cách toàn Dòng và ngăn chặn các bè phái trong Dòng.
5. Hồng y Bonelli, O.P (sau này là Đức Piô V) đã phản đối việc bầu chọn Tổng quyền Sixto Fabri năm 1580; và vì thế cha Constabile được bầu chọn. Thế nhưng Fabri, đã đạt được chức vụ này năm 1583.
6. Nhưng, Tổng quyền Beccaria (1589 – 1600) phản đối Hồng y bảo trợ và nhận được quyền từ Giáo hoàng để chống lại các anh em đang xin ngoại vi (thí dụ chống các bậc có thẩm quyền Giáo hội hoặc các điều hành thế tục).
D. Phế truất Tổng quyền Fabri (1583-1589).
1. Hồng y Bonelli là một thế lực di động chống lại Cha Fabri.
2. Cha Fabri nhận thấy có một sự phản đối mạnh mẽ chống lại quyền của mình trong Dòng.
3. Ngài có kế hoạch tái tổ chức việc học hành và kêu gọi một Tổng hội tối cao năm 1588.
4. Tổng hội đã bị hoãn lại vì những lý do bây giờ vẫn không rõ; và cha Fabri bị mất tín nhiệm vì ngài ủng hộ một thần bí-giả dối : “Mẹ Maria thăm viếng Lisbon”.
5. Để bình ổn Dòng, Đức Sixto V kêu gọi Tổng hội ở Rôma và cha Fabri bị truất phế.
MỤC C : THẾ KỶ XVII
I. Đời sống của Dòng.
A. Tổng quan :
1. Nhìn chung cho đến cuối thế kỷ này Dòng đã có điều kiện tốt hơn.
2. Có sự trung thành với sứ mạng tông đồ, đời sống tu trì vững chắc, học hành và nghiên cứu năng động.
3. Các Tỉnh Dòng Tây Ban Nha và Ý cho thấy hoạt động và vai trò lãnh đạo lớn hơn.
4. Về số lượng, Dòng lớn mạnh, ước lượng khoảng 30.000 đến 40.000 anh em, lớn hơn nhiều so với thế kỷ XIX và XX.
5. Các Tỉnh Dòng mới : Xuất hiện do phân chia, hai Tỉnh Dòng ở Ý, hai Tỉnh Dòng ở Pháp : Cũng ở Lithuania, the Canary Islands, Holy Angels ở Mexico, Tỉnh Dòng St.Rose ở Flanders, St.Hyacinth ở Russia.
6. Các phụ tỉnh mới chủ yếu được lập vì những lý do chính trị và quốc gia : Alsace, Austria, France, Belgium, và chín phụ tỉnh cải cách, chủ yếu ở Pháp.
B. Kỷ luật tu trì :
1. Nên thánh : Các thánh không nảy sinh trong một môi trường xa rời mọi người, nhưng trong kỷ luật của Dòng. (Thánh Rosa, Martin, Gioan Maisan, Bl. Francis Capillas, các vị tử đạo Trung hoa; các vị tử đạo ở Anh).
2. Tiếp tục đổi mới :
a. Năm 1605, Tổng hội một lần nữa thỉnh cầu mỗi Tỉnh Dòng có một hoặc hơn một tu viện nghiêm ngặt.
b. Năm 1652, Đức Inocente X yêu cầu xóa bỏ các tu viện nhỏ trong tất cả các Dòng tu, vì những tu viện này không thể duy trì đời sống kỷ luật tu trì. Yêu cầu này không được các anh em Đa Minh hoàn thành tốt.
3. Các Tỉnh Dòng Pháp :
a. Các nhà điều hành Pháp ngăn chặn việc thực hiện sắc lệnh Công đồng Trentô mãi tới cuối thế kỷ XVI. Cuộc cải cách Pháp tiếp tục tiến triển với anh em De Sales,
De Paul, những tu sĩ Dòng Oratorians, Sulpicians (Hội Xuân Bích), v.v.
b. Thế kỷ XVII, có một phong trào cải cách mạnh mẽ trong Dòng, nhưng với sự không chắc chắn nào đó, vì việc nhóm họp hay tái nhóm họp các đơn vị đã được cải tiến, cũng như việc nhà nước can thiệp vào.
c. Năm 1669, Phụ tỉnh Galilê đã trở thành Tỉnh Dòng được khôi phục của Pháp (Paris).
d. Năm 1629, chỉ có một tập sinh cho tất cả các Tỉnh Dòng của Pháp, điều này kéo dài mãi cho tới cuộc cách mạng Pháp.
C. Cấu trúc Dòng :
1. Hiến pháp :
a. Một ấn bản kinh viện ra đời năm 1690 dưới thời Cha Tổng Quyền Cloche (1686 – 1720).
b. Sau thế kỷ XVI, đã có nhiều ấn bản Hiến pháp năm 1620 và 1650.
c. Ấn bản kinh viện này được chuẩn bị bằng một nghiên cứu có tính phê bình lịch sử về tất cả các luật trong quá khứ và về tất cả quan niệm cũng như tầm vóc của luật Dòng.
d. Mỗi tu viên được yêu cầu phải có một bản sao Hiến pháp đó. Điều này cần thiết vì các Tổng hội không diễn ra thường xuyên.
e. Ấn bản tốt nhất này vẫn còn hiệu lực mãi cho tới năm 1872, vì những vấn đề của Dòng thế kỷ XVIII – XIX (182 năm, gần hai thế kỷ).
2. Khó nghèo cộng đoàn trong mức độ toàn Dòng :
a. Năm 1629, một ngân quỹ chung cho Dòng đã được thiết lập để dành cho việc điều hành ở trung ương, những nhu cầu chung của Dòng, và để trợ giúp những Tỉnh Dòng còn khó khăn và các Tỉnh Dòng chăm lo sứ vụ truyền giáo nước ngoài.
b. Những Tỉnh Dòng bị tàn phá ở Bắc Âu và Đông Âu (các cuộc chiến tranh tôn giáo tới năm 1648) phải được giúp đỡ về mặt tài chính cũng như về mặt nhân sự, đặc biệt từ các Tỉnh Dòng Ý cho đến Tây Ban Nha. Trong thế kỷ này, các Tỉnh Dòng đấy bắt đầu cho thấy một cuộc hồi sinh.
3. Điều hành các Tỉnh Dòng :
a. Nhiệm kỳ Bề trên Tu viện đã được thiết định (ba năm) vào Tổng hội 1629.
b. Cũng Tổng hội 1629, xác định nhiệm kỳ Bề trên Giám Tỉnh (nhiệm kỳ 4 năm).
c. Tỉnh hội họp mỗi bốn năm một lần, với việc bầu cử là một trong những công tác chính yếu.
(1) Tỉnh hội gặp mặt hằng năm mãi cho tới khi 1410, khi được phép để gặp cách hai năm một lần cho chỉ một nguyên nhân.
(2) Năm 1423, mỗi Tỉnh Dòng có thể quyết định cho tổ chức tỉnh hội cứ mỗi hai năm hoặc ba năm một lần.
II. Hoạt động tông đồ của Dòng :
A. Việc giảng thuyết :
1. Giảng thuyết công cộng giảm sút rõ ràng, thậm chí trong các vùng lãnh thổ Công giáo.
a. Trong năm 1612, Tổng quyền Secchi cấp ra những quy định để khích lệ việc giảng thuyết.
b. Tổng Hội 1677 cố gắng rất nhiều để khôi phục lại việc giảng thuyết mục vụ tới mức độ như thời Trung cổ.
2. Những lý do giảm sút :
a. Hoạt động tri thức và việc giảng dạy ngày càng chiếm ưu thế.
b. Lạc giáo bây giờ được kiềm chế trong các biên giới quốc gia, không giống như thời Trung cổ.
(1) Các bang không Công giáo có thể ngăn chặn các nhà giảng thuyết Công giáo.
(2) Các luật hình sự Anh quốc = quy về phản quốc.
(3) Thuyết thệ phản (học thuyết Tin Lành) đã (được hậu thuẫn) bởi các vua và các nhà thờ của Nhà Nước.
(4) Anh em Đa Minh không thể đi vào bên trong cũng như đi qua vùng đất Tin Lành.
3. Việc giảng thuyết Đa Minh chưa được khôi phục hoàn toàn. Trong thế kỷ XVII – XVIII có hoạt động của những tu sĩ Dòng thánh Vinh Sơn (vùng nông thôn), các tu sĩ Dòng Chúa Cứu thế, anh em Dòng Thương Khó.
4. Sứ vụ truyền giáo nước ngoài vẫn tiếp tục và đạt được những thành tựu lớn. Đó là biểu hiện tốt nhất của việc giảng thuyết Đa Minh trong thế kỷ XVII – XIX.
B. Hoạt động tri thức :
1. Hoạt động tri thức năng động và xét một cách chung chung, Dòng đã đối đáp lại những tư tưởng đổi mới, những vấn đề học thuật.
2. Trong những tranh luận Thần học, Dòng chống lại Thuyết Cái Nhiên : Trong những trường hợp luân lý đạo đức, một ý kiến khả thể có thể được tuân theo, thậm chí khi có một ý kiến chắc chắn hơn nhiều.
3. Các anh em Đa Minh đã tranh luận với vấn đề chủ thuyết Jansem, nhưng ít nổi trội so với các anh em Dòng Tên.
4. Chủ nghĩa Gallican :
a. Đây là một trận chiến đặc biệt giữa nhà nước và Giáo hoàng (năm 1682, vua Louis XIV và những quyền tự do Gallican của mình).
b. Đức Innocente X không vui khi sau bốn năm, một tu sĩ người Pháp, Antonius Cloche đã được chọn làm Tổng quyền (dưới sự khống chế của hoàng gia ?)
c. Vài anh em bị di dời bởi chủ nghĩa quốc gia của thời đại, gây ảnh hưởng mạnh.
d. Dưới áp lực và sự can thiệp của chính phủ Pháp, Phụ tỉnh thánh Vương Louis trở thành một Tỉnh Dòng năm 1669. Cha Bề trên Tổng quyền buộc phải phê chuẩn một VIỆC ĐÃ RỒI.
e. Cha Noel Alexander, O.P. :
(1) Thần học gia người Pháp của Dòng, có thái độ chống-giáo hoàng mạnh mẽ.
(2) Vài tác phẩm của cha bị liệt vào “sách cấm” bởi Đức Giáo hoàng Inocente XI và cha Tổng quyền Rocaberti (1670-1677) đã ra kỷ luật đối với ngài.
(3) Aleaxander đã đệ trình và viết thêm những giải thích sáng rõ cho tác phẩm của mình.
f. Chính Cha Rocaberti đã viết chống lại chủ nghĩa Gallican và nỗ lực để ngăn chặn sự lan rộng của nó vào các anh em Đa Minh ở Pháp.
III. Việc điều hành Dòng :
A. Bề trên Tổng quyền :
1. Nhìn chung các vị là những người có năng lực nhưng bị hạn chế nhiều vì bối cảnh thế giới.
2. Cha Antonius Cloche (1686 – 1720).
a. Một Bề trên xuất sắc, có khả năng và nhiệt huyết, đẩy mạnh đời sống của Dòng; một trong những vị Tổng quyền nổi bật nhất của chúng ta.
b. 34 năm trong chức vụ, thời gian toại vị dài nhất, nhưng điều này minh họa cho khuynh hướng “chủ nghĩa quyền lực”.
3. Tổng hội năm 1600 yêu cầu Tổng quyền phải cư trú ở Rôma; một lần nữa việc tập quyền hóa được củng cố.
4. Vấn đề các cuộc Kinh lý :
a. Việc cứ trú liên lỉ ở Rôma và việc hạn chế các cuộc kinh lý do những vấn đề thế giới, nói lên rằng Tổng quyền ít có sự tiếp xúc năng động với đời sống thực tế của các Tỉnh Dòng.
b. Thỉnh thoảng Tòa thánh thúc đẩy, thỉnh thoảng lại không khuyến khích, có lẽ bởi vì những lý do chính trị hoặc những lý do có tính cách ngoại giao, và các cuộc phân nhánh của chủ nghĩa quốc gia.
c. Năm 1677, Đức Inocente XI đã khuyến khích các cuộc kinh lý thường xuyên của Dòng.
B. Các Tổng hội :
1. Sau năm 1370 khi các Tổng hội hằng năm ngưng hoạt động, thì cứ được tổ chức 2/3/4 năm một lần. Tổng hội được quyết định cứ ba năm một lần vào năm 1561.
2. Các cuộc hội họp vẫn đều đặn kể từ sau năm 1561 và năm 1625, Đức Urbano VIII quy định sáu năm một lần, mặc dầu thực tế các Tổng hội họp thường xuyên hơn.
3. Năm 1677, Đức Innocente XI cố gắng khôi phục lại các Tổng hội ba năm một lần, vì đã có những khoảng thời gian ngăn cách quá dài.
4. Thế nhưng, các điều kiện Châu Âu vào thời Cận đại, thế kỷ XVI – XVIII, làm trì hoãn một cách đáng kể việc quy tụ các Tổng hội.
5.Thực tế giữa 1629-1832, Tổng hội chỉ có một công việc duy nhất là bầu Tổng quyền, với bốn lần ngoại lệ.
C. Chống lại vấn đề Tập quyền hóa trong Dòng.
1. Các anh em cá nhân hoặc các Tỉnh Dòng, chống lại Bề trên Tổng quyền thường quay sang nương tựa chính quyền thế tục để giải quyết các vấn đề. Điều này được thúc đẩy bởi ý thức Chủ nghĩa Quốc gia và việc sẵn lòng lắng nghe của các quốc vương chuyên chế, để ngăn chặn Tự do Giáo hội và mở rộng quyền Địa phương.
2. Dòng phản đối ý định của Tổng quyền Beccaria (1589-1600) muốn tập quyền hóa cao hơn.
a. Năm 1600, Tổng quyền dự định kết thúc việc bầu chọn các giảm tỉnh thông qua các Tỉnh hội, để bây giờ chỉ định trực tiếp luôn.
b. Điều này đi ngược lại với đặc tính dân chủ, cộng đoàn, và nguyên tắc phụ trợ (quân bình) của Dòng.
c. Cuộc vận động gây ra mâu thuẫn bè phái và nó bị phản đối.
3. Ví dụ anh em Dòng Tên, một mô hình tập quyền hóa và quyền lực mạnh mẽ của
Bề trên Tổng quyền ?
a. Dòng Tên là một Dòng tu sĩ hiệu quả, thành công lớn từ Cuộc Cải Tổ tới thời áp chế năm 1773.
b. Vì họ được trang bị tốt hơn để đối diện với các nhu cầu hiện đại của Giáo hội, đã có một nỗ lực để lặp lại điều đó trong Dòng nhằm có thể đạt hiệu quả lớn hơn.
c. Mệnh lệnh nhanh chóng và dân chủ lộn xộn.
D. Yếu tố dân chủ cũng bị làm suy yếu do có sự nổi trội của hàng Giáo sư Thần học.
1. Một cách lý tưởng, dành riêng một nơi trong các Tổng hội cho các nhà Tổng Giảng thuyết và các Giáo sư thần học, có thể đảm bảo cho việc giảng thuyết và học hành tồn tại như các mục đích chính yếu của Dòng.
2. Nhưng họ có một vị trí thường hằng và không có tính bầu chọn, vì vậy xét theo bản chất ít có tính dân chủ.
3. Trong thế kỷ XV, các Giáo sư thần học bắt đầu chiếm ưu thế hơn trong các Tổng hội, và trong năm 1407 họ cũng là một thành viên đầu phiếu trong Tỉnh hội và có một sự nắm giữ nào đó trong đời sống của Dòng.
4. Các giáo sư thần học đã có quyền lớn hơn các nhà Tổng Giảng thuyết trong thời Cận đại. Đây là một dấu hiệu khác của việc làm yếu đi hoạt động tông đồ giảng thuyết và thực tế có nhiều áp lực hơn đối với đời sống tri thức.
IV. Giáo hội can thiệp vào Dòng.
A. Đức Giáo hoàng :
1. Tất cả các tổng hội bầu cử thế kỷ XVII và XVIII đều ở dưới sự giám sát của Giáo hội.
2. Một vị đại diện thường được các Đức Giáo hoàng chỉ định khi trống Tổng quyền.
3. Các Đức Giáo hoàng đã gởi các chỉ dẫn tới các Tổng hội, mặc dầu hầu như nhằm giúp cho Dòng hiện diện và hoạt động tốt hơn (Tổng hội 1677).
B. Truất phế Tổng quyền Ridolfi (1629 – 1644).
1. Một bè phái chống Cha Ridofi : Được dẫn dắt bởi Giám tỉnh Rôma là Mazzarini. (Anh trai của ngài là Hồng y nổi tiếng Mazarin, vị cố vấn chính của Vua Pháp). Cha Mazzarini được ủng hộ bởi Hồng y Barberini, người Bảo trợ, và cháu trai của Giáo Hoàng Urbanô VIII (1623 – 1644).
2. Cha Mazzarini tìm cách để có một Hồng y bảo trợ chủ trì Tổng hội 1642.
a. Tổng hội Comegliano truất phế Ridolfi và bầu chọn Mazzarini làm Tổng quyền.
b. Những người ủng hộ Ridolfi rút vào trong một Tổng hội đối nghịch ở Genoa và bầu Thomas de Roccamora làm Tổng quyền.
3. Đức Ubano VIII can thiệp để ngăn chặn ly khai.
a. Cha Mazzarini được chọn làm Hồng y và Roccamora làm một Giám mục.
b. Đức Giáo hoàng phê duyệt việc truất phế Ridolfi vì hòa bình và hủy bỏ Tổng hội Comegliano năm 1642.
4. Cha Ridolfi đã rõ những diễn từ của Giáo hội nhờ Đức Giáo hoàng kế tiếp là Innocente X (1644 – 1655).
5. Cha Ridolfi, có quyển “Phương pháp cầu nguyện ngắn gọn trong tâm trí”.
MỤC D : THẾ KỶ XVIII
I. Dòng và Giáo hội.
A. Tổng hội 1725, Đức Benedictô XIII, O.P., ban ra nhiều chỉ dẫn để làm sinh động đời sống của Dòng. Những dấu hiệu “buồn chán” ảnh hưởng lớn đến Giáo hội; Dòng ra như mệt mỏi bởi chủ thuyết Jansen, Gallican, và các tương quan giữa các quốc gia.
B. Một sự độc lập nào đó được xác nhận :
1. Suốt Tổng hội 1748, Đức Benedictô XIV ủng hộ Ferretti, Tổng biện lý, nhưng Dòng bầu chọn Cha Bremond.
2. Trong năm 1756, Đức Benedictô XIV một lần nữa hậu thuẫn cho Ferretti, nhưng Boxadors được chọn làm Bề trên Tổng quyền.
II. Đời sống nội bộ :
A. Các Tổng hội :
1. Chỉ có sáu tổng hội được tổ chức trong thế kỷ XVIII, con số thấp nhất trong các thể kỷ.
2. Sau năm 1777, không có Tổng hội mãi cho tới năm 1832, vì Cách mạng Pháp. Những cuộc tàn phá của Napoleon và sự khuất phục của Dòng.
B. Các Tỉnh Dòng :
1. Những Tỉnh Dòng mới đã được thiết lập, nhưng phần lớn là phân chia nhỏ ra từ những Tỉnh Dòng cũ, không nhất thiết là một dấu hiệu của sự phát triển và đôi khi chỉ phản ánh một sự tổ chức lại mang tính chính trị trong hoàn cảnh thế giới mới.
2. Tỉnh Dòng Áo – Hung 1702; Tỉnh Dòng San Marco phát triển lên từ tình trạng phụ tỉnh, năm 1794; Tỉnh Dòng Sardianna 1706; Tỉnh Dòng Upper Germany năm 1709, Tỉnh Dòng Argentina 1724; Tỉnh Dòng Galicia 1782.
III. Hoạt động Tông đồ :
A. Quan tâm chính đến những vấn đề tri thức.
B. Những vấn đề ý thức hệ :
1. Cha Tổng quyền Ripoll (1725-1747) mạnh mẽ phản đối chủ thuyết Gallican và Jansen, đang ảnh hưởng vào Dòng.
2. Cũng có vài anh em quan tâm đến phong trào Triết học Ánh sáng, nhưng Dòng vẫn bị lúng túng lớn trong những cuộc tranh luận xưa cũ : Trường phái Don Socotus, Molina và tranh cãi về quan niệm Vô Nhiễm Nguyên tội.
C. Học thuyết thánh Tôma :
1. Tổng quyền Boxadors (1756 – 1777) nhấn mạnh đến việc giảng dạy đạo lý thánh Tôma như là phương dược tốt nhất cho những vấn đề thần học của thời đại như chủ thuyết Jansen và chủ thuyết quốc gia, phong trào Ánh Sáng.
2. Billuart là chuyên gia lớn nhất về học thuyết Tôma và là nhà phê bình lớn nhất của thời đại, tái thích nghi học thuyết thánh Tôma vào thời đại. Ngài là nhà chú giải vĩ đại cuối cùng về Bộ Tổng luận (Summa).
D. Vấn đề Học hành :
1. Thế kỷ XVII, XVIII tinh thần khoa học mới, học thuật phê bình, đặc biệt về lịch sử, đâm rễ trong chủ nghĩa phê bình bối cảnh Phục Hưng và cuộc cách mạng Khoa học.
2. Sau thế kỷ XVI, có những ấn bản hay về thánh Tôma Aquinô và thánh Alberto được in.
3. Tuyển tập Các văn phẩm của Dòng anh em Giảng thuyết của tác giả Quetif và Echard (lần đầu tiên xuất hiện loại văn phẩm như thế về một Dòng tu sĩ).
4. Các sắc chỉ của Dòng anh em Giảng thuyết.
a. Một bộ sưu tập tất cả các tài liệu thích đáng về Dòng , kể cả của Giáo hội lẫn của Dòng.
b. Không phải là thói ưa đổ cổ và tính kiêu hãnh về lịch sử, nhưng thực chất, văn phẩm có giá trị rất lớn về lịch sử, làm nền tảng cho các bản luật, hiểu về Hiến pháp, hiểu lý tưởng của Dòng.
c. Điều này đã được tiến hành bởi Cha Ripoll và được tiếp tục bở Cha Antonius Bremond khi Cha Ripoll được chọn làm Bề trên Tổng quyền.
d. Văn phẩm được xuất bản trong khoảng 1729-1740.
5. Các Công hàm (văn thư) : Được bắt đầu dưới thời Cha Ripoll và Bremond : Bị phân tán trong thời cách mạng Pháp, khôi phục lại trong thế kỷ XIX.
6. Giá trị học thuật : Bảo tồn được tri thức về những nguồn cội, cách tiếp cận chính xác với lý tưởng của Dòng trong những hoàn cảnh thời đại thay đổi.
E. Việc học hành trong Dòng vào thế kỷ XVIII không phải là cằn cỗi, xem W.A. Hinnebusch, Short History, Chap.9.
IV. Những ảnh hưởng từ bên ngoài :
A. Tổng quan :
1. Trong lúc Giáo hội bắt đầu can thiệp vào Dòng, nhằm thăng tiến mục tiêu của Kitô giáo, thì nhà nước cũng có nhiều can thiệp để hạn chế đời sống công cộng của Dòng.
2. Chủ nghĩa quốc gia, Tuyệt đối, Gallican, và phong trào Ánh Sáng thách thức tự do của Dòng hay các quyền tôn giáo của Dòng.
B. Chủ nghĩa quốc gia :
1. Tinh thần quốc gia có trước Chủ trương chuyên chế quyền thánh thiêng, nhưng các quốc vương có mưu đồ điều khiển mọi phương diện cuộc sống ở bên trong phạm vi lãnh thổ của họ, cộng với các cuộc chiến tranh thế giới và các cuộc tranh đua đã thúc đẩy não trạng này.
2. Chủ nghĩa quốc gia đẩy mạnh sự lệ thuộc hoàn toàn vào một quốc gia nào đó cùng với thái độ khinh chê và bất bao dung với các quốc gia khác.
3. Các anh em, là những con người của thời đại, nên bị điều này tác động rất nhiều.
4. Trong các Tổng hội đã có các bè phái Pháp và Tây Ban Nha (với nhóm người Ý thuộc bè phái khác) thường đối chọi với nhau.
5. Các Tỉnh Dòng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cho phép chỉ có các quốc gia của riêng họ hoạt động trong các sứ vụ truyền giáo nước ngoài của họ.
6. Hoàng đế Joseph I (1705 – 1711) yêu cầu rằng Tổng quyền có một trợ tá người Áo cho những vùng thuộc vương triều Habsburg, không có trợ tá cho những vùng nước Đức.
C. Chủ nghĩa Gallican với các biến thể quốc gia khác của nó :
1. Pháp :
a) Rất nhiều anh em Pháp thường được điều chỉnh sao cho phù hợp với các ước nguyện hoàng gia. Pháp, siêu quyền lực, Quốc vương chuyên chế thành công, tự hào quốc gia.
b) Trong những năm 1760 Tỉnh Dòng Occitania (Raymond Garalon) thách thức sự vận hành quyền lực của Tổng quềnn mà không có sự ưng thuận của hoàng gia (Gallican Liberties).
c) Nghị viện Provence can thiệp vào Tu viện St.Maximin. Các anh em ở đấy đã chấp nhận một một viện phụ được tiến cử, được phép của Tổng quyền.
2. Những kẻ phản động (những người Bourbons) mang những tư tưởng Gallican tới Tây Ban Nha sau năm 1700 và sau năm 1738 tới các bang của Ý mà họ đang chiếm đóng.
3. Sau đó vương triều Habsburg thống trị trong thế kỷ này với chủ nghĩa Josephin (xem bên dưới).
D. Ý thức hệ Ánh Sáng cũng được nhữngnhà lãnh đạo vay mượn để quản lý tôn giáo : Giáo hội, và các Dòng tu.
1. Các quốc vương không hiểu, hoặc từ chối, triết học chính trị Ánh Sáng vốn có hại cho Chế độ Cũ, hướng tới chủ nghĩa cộng hòa hoặc một quốc gia lập hiến để chiến thắng các quyền chính trị tự nhiên của con người.
2. Nhưng các vị Vua tán thành những ý tưởng tôn giáo, văn hóa, xã hội của Phong trào Ánh Sáng.
3. Phong trào Ánh Sáng chống lại tôn giáo mặc khải, siêu nhiên, ủng hộ chủ nghĩa quốc gia, tôn giáo nhân văn, tự nhiên thần giáo. Vì vậy, Giáo hội công giáo đã “không được chiếu cố”, và phải bị tiêu hủy (Voltaire).
4. Phong trào Ánh Sáng sẽ tạo ra một xã hội tư nhiên, lý trí và nhân văn, vậy nên. Phong trào này hướng tới việc xây dựng một xã hội “được chiếu sáng”, các quyền kinh tế và xã hội được xây dựng trên chủ nghĩa nhân đạo, “quyền con người”. Tôn giáo “mê tín dị đoan” có hại cho xã hội thế tục, nhân bản và tiến bộ.
E. Chủ nghĩa chuyên chế quốc gia trong phòng trào Ánh Sáng và Dòng :
1. Pháp quốc (cái nôi của chủ nghĩa Ánh Sáng) :
a. Với động cơ là Chủ nghĩa Ánh Sáng và Gallican, Vua Pháp đã thiết lập một Hội Đồng về Tôn giáo vào năm 1765, để cải tổ và điều khiển tất cả các Dòng tu.
b. Các cộng đoàn tu viện Đa Minh nhỏ bị áp lực. Đấy là vấn đề trong cuộc cải tổ
Đa Minh ở Pháp vào thế kỷ XVII, XVIII.
c. Vài đan viện của các nữ tu bị nghiêm cấm hoạt động.
d. Chính phủ vào năm 1768 lập dự án ra một Bộ Luật và Hiến Pháp sửa đổi cho Dòng.
(1) Nó nhằm xây dựng một Dòng Đa Minh có tính quốc gia độc lập với vị Tổng quyền.
(2) Một Tổng hội Đa Minh quốc gia được triệu tập ở Paris năm 1777 để hoàn thành kế hoạch.
(3) Tổng quyền Baxadors phản đối kế hoạch này cách mạnh mẽ và từ chối ký nhận Hiến pháp Quốc gia.
2. Chủ nghĩa Josephin vào giai đoạn nhà Habsburg thống trị.
a. Hoàng đế Joseph II (1765 – 1790), “Hoàng đế Sacristan (nghĩa là người giữ đồ thờ thánh)” (Vua Fred II của Nước Phổ) đã làm cho Giáo hội trở thành một Bộ của quốc gia.
b. Ông ta gây áp lực cho các cộng đoàn tu trì nhỏ. Tỉnh Dòng Bohemia bị mất 1/3 số các tu viện; Các Tỉnh Dòng Lowlands – Áo, và các Tỉnh Dòng Áo, Hungary, Dalmatia, Galicia cũng vậy.
c. Các Đan viện của các nữ tu chiêm niệm cũng bị xóa bỏ. Chúng vô ích đối với một xã hội nhân đạo.
d. Năm 1780, các tu sĩ Đa Minh bị ngăn cấm đón nhận các Tập sinh. Vì thế, họ sẽ chết dần.
e. Các anh em bị buộc phải cắt rời ràng buộc với Tổng quyền, điều này kéo dài cho tới thế kỷ XIX.
f. Đã có những chính sách tương tự ở Tuscany và các lãnh địa khác thuộc quyền của nhà Habsburg.
g. Các vùng lãnh địa Bourbon cũng xảy ra cuộc đán áp và cắt đứt các liên kết với
Tổng quyền : Naples, Tây Ban Nha và Parma.
h. Nga (Catharine cả) cũng làm tương tự, đặc biệt gây hại cho Tỉnh Dòng Balan.
F. Phong trào Ánh Sáng và giới quý tộc, giới tri thức.
1. Các tầng lớp cao hơn (tầng lớp tư sản có giáo dục) và giới tri thức cũng bị ảnh hưởng sâu đậm bởi nền triết học Pháp; đấy là kiểu dáng của thời đại nếu không phải là niềm xác tín thật sự.
2. Thái độ khinh khi đối với Kitô giáo, nhiều người theo thuyết thần giáo tự nhiên, hoặc khắc kỷ, bất khả tri, vô thần; tôn giáo hoặc đời sống tôn giáo thì vô ích.
3. Giáo sĩ và tu sĩ cao hơn cũng bị tác động. Tự nhiên thần giáo rất mạnh ở Tin Lành nước Anh.
4. Những thái độ như thế đã kết hợp với một sự suy giảm đạo đức công cộng vào thế kỷ XVII và XVIII.
a. Một sản phẩm của tư tưởng chống tôn giáo.
b. Cũng có phản ứng chống lại Thanh giáo và chủ nghĩa Jansen với tính khắc khổ về đạo đức luân lý của họ.
c. Một phản ứng chống lại tranh luận tín lý của Cuộc Cải cách và các cuộc chiến tranh tôn giáo, cả hai làm mất uy tín Kitô giáo.
5. Vì thế đã có những người ủng hộ việc nhà nước điều khiển tôn giáo.
6. Thế nhưng, Giáo hội và Dòng có thể duy trì hoạt động tông đồ hiệu quả giữa tầng lớp trung lưu và nông dân, những nơi mà Công giáo vẫn còn tồn tại.
G. Sự suy giảm đời sống tôn giáo và lòng nhiệt thành :
1. Bầu khí của nhiều thời kỳ và chính sách quốc gia đã làm suy yếu tôn giáo ở Châu Âu.
2. Tinh thần của các thời kỳ và việc quốc gia gây phiền nhiễu đã làm giảm thiểu con số nhân sự trong các Dòng tu và ơn gọi mới không được dồi dào.
3. Áp lực đối với anh em Dòng Tên ở các vùng lãnh thổ Bourbon năm 1773 là một ví dụ điển hình. Các tu sĩ Dòng Tên mạnh mẽ chống lại các chính sách của các thời kỳ và chống lại tư tưởng của phong trào Ánh Sáng.
4. Dòng Đa Minh nhìn chung vẫn hưng thịnh và con số nhân sự vẫn cao trong những năm 1650 và 1750.
5. Nhưng từ năm 1750 đến năm 1789, con số tu sĩ Đa Minh suy giảm 1/3, dầu vậy vẫn ở mức cao, khoảng 20.000.
H. Mở đầu cho Cuộc cách mạng Pháp :
1. Cuộc cách mạng là Phong trào Ánh sáng được thể hiện qua hành động và nhận thức, đặc biệt về mặt chính trị và tôn giáo.
2. Thế kỷ XVIII là giai đoạn khó khăn cho tất cả các Dòng tu và Giáo hội sôi động trong các cuộc biến loạn giữa 1789 – 1815.
3. Phong trào Ánh Sáng, cuộc cách mạng Pháp, Chủ nghĩa tự do thế kỷ XIX, tất cả đều chống tôn giáo, chống giáo sĩ. Giáo hội bị coi là một phần của “chế độ xưa cũ”.

CHƯƠNG III : THỜI HIỆN ĐẠI 1789 – 1965
KỶ NGUYÊN III CỦA LỊCH SỬ DÒNG ĐA MINH
MỤC A : TỪ CUỘC CÁCH MẠNG PHÁP TỚI THỜI TỔNG QUYỀN JANDEL, 1789 – 1872.

Dẫn nhập : Đây là thời kỳ khủng hoảng nhất trong lịch sử Dòng chúng ta. Dòng gần như bị mất bóng. Theo Newman, “Một lý tưởng tuyệt vời bị biến mất một cách không may mắn.” Giữa 1789 – 1879, tức là chỉ trong vòng 80 năm, thì đến 31 năm, Dòng không có Tổng quyền.
I. Cuộc cách mạng Pháp và thời kỳ Napoleon, 1789 – 1815.
A. Pháp :
1. Từ 1790, tất cả các Dòng tu bị đàn áp nghiêm trọng.
2. Bất cứ ai muốn tiếp tục làm một tu sĩ Đa Minh phải đi tới một ngôi nhà được cai quản bởi chính phủ.
a. Sẽ được nuôi sống với một số tiền trợ cập từ các lãnh thổ Giáo hội đã bị sung công.
b. Mỗi một ngôi nhà như thế có một thành viên chính phủ giám sát.
3. Các anh em bị quấy nhiễu quá mức, đến nỗi đời sống tôn giáo không thể thực hành : rất nhiều anh em đã bị trục xuất, những người khác đi lưu đày. Có rất nhiều nhà truyền giáo là “lính đánh thuê” từ Pháp trong lịch sử Giáo hội Mỹ.
4. Tu viện cuối cùng đóng cửa là Tập viện chung của các Tỉnh Dòng Pháp năm 1793.
5.Vài anh em thề nguyện theo Hiến pháp Dân sự của Bồi Thẩm viện, và gia nhập một Giáo hội quốc gia. Có một người đã trở thành Giám mục quốc gia.
6. Những người khác bị tống ngục cho đến chết.
B. Những quốc gia khác :
1. Bất cứ nơi đâu mà cuộc cách mạng Pháp và quân đội Napoleon càn quét, đều diễn ra những điều tương tự.
2. Ý (Quân đội ngoại bang đầu tiên xâm lấn Ý kể từ thời Thượng Cổ).
a. Chỉ có 15% các tu viện Đa Minh tồn tại trước các cuộc đàn áp.
b. Các tu viện bị nghiêm cấm không được nhận các Tập sinh nữa và điều này, cuối cùng cũng làm cho Tỉnh Dòng suy kiệt, mất bóng.
c. Vài tu viện phải khuất phục các Giám mục và vì thế, đánh mất các quyền pháp lý của Dòng.
3. Đức :
a. Nhiều nơi không bị Pháp thống trị (Tây sông Rhine), những hoàng thân khác tận dụng điều kiện này để thực hiện đầy đủ các chính sách của các quốc vương.
Năm 1802, Vua Bavaria đàn áp tất cả các Tu viện.
b. Năm 1790, Tỉnh Dòng Đức trên thực tế đã chết, còn một số ít anh em ở FrankFurt.
c. Vẫn có vài tu viện nào đó tồn tại sau năm 1815, nhưng tu viện cuối cùng Weimar, bị đóng cửa năm 1825.
d. Anh em Đa Minh cuối cùng của Tỉnh Dòng cũ đã qua đời năm 1850 hoặc năm 1860, với tư cách một linh mục coi xứ.
4. Lowlands :
a. Các Tỉnh Dòng Holland và Flander bị giết hại rất nhiều sau khi Pháp thôn tính và xâm hại.
b. Trường cao đẳng của Tỉnh Dòng Anh ở Bornhem cũng bị đàn áp.
(1) Tỉnh Dòng Anh đã hiện hữu rất ít kể từ cuộc cải cách thế kỷ XVI, tồn tại trong các tu viện trên Châu lục : Thỉnh thoảng giảm thiểu chỉ còn là Phụ Tỉnh.
(2) Sau khi mất Bomhem, thì Edward Fenwick và bốn anh em đã di dời đến Mỹ và thành lập Tỉnh Dòng Joseph chúng ta, năm 1805.
(3) Cuộc di chuyển hầu như là một “phát súng kết liễu” cho Tỉnh Dòng Anh. (Pius Joseph Gaddi là Tổng Đại diện năm 1805 và truyền thống xem rằng ngài đã đặt tên cho Tỉnh Dòng chúng ta là St.Joseph, nhưng điều đó chưa được chứng minh).
(4) Lịch sử “loạng choạng” của Tỉnh Dòng chúng ta cho tới giữa thế kỷ này phải được hiểu trong ánh sáng của Lịch Sử Dòng Đa Minh ở Châu Âu.
(5) Tỉnh Dòng Mẹ quá yếu, không thể trợ giúp.
(6) Dòng Đa Minh trên châu lục bị tàn phá nặng nề, không thể cung cấp nguồn ngân quỹ, nguồn nhân lực hoặc các giáo sư. (Năm 1834, có một cha khuyến học – lector – người Ý ở Somerset, nhưng không có học viện mãi cho tới năm 1870 – 1880).
(7) Phải chăng nền tảng năm 1805 đã là một sai lầm về chiến lược ? Không có tu viện, bốn anh em, không có nguồn trợ giúp. Không Tỉnh Dòng được thành lập kể từ thế kỷ XIII.
C. Hậu quả của cuộc cách mạng :
1. Cuộc cách mạng làm thay đổi Châu Âu và thế giới hoàn toàn : Chuyển từ các thế kỷ của chế độ quân chủ tới thời chính phủ dân biểu; từ tôn giáo được chấp nhận bởi toàn xã hội tới các tổ chức cá nhân.
a. Việc thay đổi luôn luôn mang lại những hồng phúc lẫn lộn, cả tốt lẫn xấu. Điều này hiếm khi được nhìn nhận bởi những người thủ cựu hoặc cấp tiến.
b. Giáo hội mất tính ưu thế và trắng tài sản; các Dòng tu và các Đan viện hầu như bị xóa sổ.
c. Nhưng Giáo hội được giải thoát khỏi sự nghẹt thở của chế độ quân chủ tuyệt đối cai trị thần thánh; bây giờ mặc dầu Giáo hội bị bao vây bởi thế giới trần tục, nhưng vẫn tự do.
d. Lý tưởng thế tục tách biệt Giáo hội và nhà Nước, điều này xa rời lý tưởng của Kitô giáo La Mã và Thần quyền Trung cổ; nhưng ngược lại, đời sống nội bộ của Giáo hội bây giờ đúng là của riêng giáo hội.
2. Cách mạng tàn phá, Napoleon lên cai trị, đẩy giảm Giáo hội và Dòng tới tình trạng rối ren.
a. Pháp đóng chiếm ở Ý, làm tổn hại trung ương điều hành của Giáo hội, và kể cả trung ương quản lý của Dòng.
b. Sau năm 1750, Dòng bị giới hạn và gặp phải nhiều vấn nạn, nhưng bây giờ hầu như bị tẩy sạch.
c. Mãi tới năm 1808, khi Napoleon thôn tính Tây Ban nha, các Tỉnh Dòng Iberian và ngoại quốc đã ở trong điều kiện tốt hơn.
3. Tổng quyền Quinones :
a. Khi Pháp xâm chiếm Ý năm 1796, cha di chuyển đến Tây Ban Nha để tránh cuộc bạo động.
b. Cha đặt Pius Joseph Gaddi là Đại diện ở Ý.
c. Cha Quinones mất năm 1798.
II. Sự phân ly của các Tỉnh Dòng Tây Ban Nha (1804 – 1872).
A. Tây Ban Nha “đã quốc gia hóa” tất cả các Dòng tu trong nước dưới thời Chares IV (1788-1808).
1. Tinh thần chủ nghĩa quốc gia, chuyên chế tuyệt đối, chủ thuyết Gallican, và xu hướng chống tôn giáo của phong trào Ánh Sáng.
2. Tây Ban Nha thành công khi Pháp và các vương triều Habsburg thất bại vào cuối thế kỷ XVIII.
B. Cuộc phân ly năm 1804.
1. Nền tảng :
a. Khi Tổng quyền Quinones qua đời năm 1798, vị Tổng đại diện theo Hiến pháp sẽ là một người Tây Ban Nha.
b. Nhưng Cha Quinones lại đặt cha Gaddi làm đại diện năm 1796.
c. Các anh em Tây Ban Nha phản đối vị trí và quyền của cha Gaddi, nhưng họ phải khuất chịu khi Đức Pius VI (1775- 1799) xác định cha Gaddi làm Tổng đại diện.
2. Vua Charles IV đã tận dùng tranh chấp này như là tiền đề để can thiệp vào.
a. Một sắc lệnh năm 1804 chia cắt tất cả các Tỉnh Dòng Tây Ban Nha khỏi quyền tài phán của Dòng, buộc Đức Pius VII (1800 – 1823) đồng ý.
b. 16 Tỉnh Dòng đã bị ảnh hưởng : 3 ở Tây Ban Nha, 11 ở Mỹ latinh, các đảo Canar, Tỉnh Dòng rất thánh Mân Côi ở Philippine.
c. Sự phân chia là công việc của Hoàng triều. Lúc đó, các anh em đã không nhiệt thành và mong ước tái hiệp nhất.
d. Những động thái khác của nhà vua :
(1) Pháp xâm chiếm Ý đã phá hủy toàn bộ nhà Bourbon.
(2) Nhà vua sợ Napoleon cai trị toàn thể giáo hội, vì Đức Pius VII bị làm tù nhân của Pháp quốc. Hai lần Đức Giáo hoàng bị tống giam trong nhà tù ở Savona và Fontaim Fontainebleau.
C. Giả tưởng luật pháp của sự hiệp nhất trong Dòng :
1. Một kế hoạch xen kẽ đã được Đức Giáo hoàng và toàn Dòng đồng ý vào năm 1804 ngay lúc đan có sự phân chia :
a. Chức vụ Tổng quyền quy định sáu năm, không nắm giữ suốt đời.
b. Chức vụ Tổng quyền sẽ luân phiên giữa “bên chính đáng” [Order proper] và vùng Tây Ban Nha; vùng còn lại phải được điều khiển bởi một vị đại diện Tổng quyền.
c. Sự hiệp nhất có tính biểu trưng này được bảo tồn, thậm chí có thể đề ra hai quyền tài phán tách rời.
2. Kế hoạch được khai mạc năm 1806.
a. Gaddi được đặt làm Tổng quyền năm 1806.
b. Nhưng chỉ một tổng quyền khác nữa được đặt lên theo kế hoạch.
(1) Cha Joachim Briz (1825-1832).
(2) Đấy là vì những cuộc đảo chính, trước hết ở Châu Âu, kế đến ở Tây Ban Nha.
3. Thời hạn của Gaddi kết thúc năm 1812 :
a. Napoleon thôn tính Tây Ban Nha, 1808 – 1813, phá đổ kế hoạch.
b. Nhiệm kỳ của Cha Gaddi kéo dài tới năm 1814, mãi cho tới khi Napoleon bị thất bại ở Waterloo.
c. Có một sự suy yếu về phía “bên chính đáng” và tình trạng lộn xộn của chính trị thế giới, vì thế có những vị đại diện trong cải hai phía (bên chính đáng và vùng Tây Ban Nha) mãi tới năm 1825.
4. Cha Briz, người Tây Ban Nha, được đặt làm tổng quyền, nhưng sau năm 1833 cuộc nội chiến Tây Ban Nha và các chính sách chính phủ đã tàn phá các Tỉnh Dòng
Tây Ban Nha. Vì thế, các tỉnh này được điều hành bởi các vị đại diện, rồi sau đó là các vị tổng ủy viên.
5. Vì vậy kế hoạch luân phiên chấm dứt.
D. Vị Tổng quyền, hay vị Đại diện ở Rôma cho “bên chính đáng” vận hành một phần rất nhỏ của Dòng sau cuộc phân ly ở Tây Ban Nha.
1. Các Tỉnh Dòng Pháp, Ý, Lowland, Đức và Anh đổ nát và đời sống của Dòng đang lộn xộn.
2. Những Tỉnh Dòng dưới sự điều khiển của Áo cũng bị xóa bỏ khỏi việc điều hành thực sự của Tổng quyền vào cuối thế kỷ XVIII.
3. Bồ Đào Nha đàn áp Dòng năm 1834 và chính Tây Ban Nha cũng mau chóng làm điều tương tự năm 1837.
E. Những ý định Tái hiệp nhất lúc ban đầu :
1. Trước năm 1872, Vùng Tây Ban Nha có những ý định tái hiệp nhất.
2. Năm 1814, sau khi Napoleon thất bại và không còn điều khiển ở Ý hoặc ở Khu Giáo hoàng nữa, thì yêu cầu của các anh em đã bị vua Ferdinand VII (1813-1833) từ chối.
3. Với việc bầu chọn Cha Briz làm Tổng quyền năm 1825, Đức Lêô XII hy vọng rằng có thể tái hợp nhất vĩnh viễn, nhưng không thành công.
F. Thỏa hiệp năm 1832.
1. Thời hạn của Tổng quyền Briz phải kết thúc năm 1831.
2. Kế hoạch luân phiên sẽ tiếp tục.
3. Cha Briz và vị Tổng đại diện ở Rôma là Jabalot dàn xếp với nhau.
4. Hai “nửa – Tổng hội” để họp, một ở Rôma và một ở Zaragoza.
a. Hai cuộc bầu chọn, một Bề trên Tổng quyền ở Rôma và một Tổng đại diện người Tây Ban Nha.
b. Tổng quyền mới sẽ có quyền xác nhận đại diện Tây Ban Nha.
5. Đức Gregory XVI và thậm chí cả Vua Ferdinand VII cũng đồng ý.
6. Nhưng Tổng hội Rôma bị hoãn và Cha Jabalot được chọn làm Tổng quyền qua những lá phiếu kín.
7. Tổng hội Zaragoza họp lại và là một tổng hội chắc chắn, vì cha Briz là một Tổng quyền chính thức. Nhưng Tổng hội này không có tính bầu cử một Tổng quyền.
8. Zaragoza là Tỗng hội đầu tiên kể từ năm 1777, tức là sau 55 năm. Nhưng Dòng tiếp tục suy yếu và tình hình chính trị Châu Âu ngăn cản các Tổng hội thường lệ họp mặt mãi tới năm 1891.
G. Tái hiệp nhất bị hoãn lại bởi tình hình chính trị ở Tây Ban Nha mãi cho tới năm 1833.
1. Các cuộc nội chiến phe Carlos diễn ra năm 1833 khi Ferdinand VII qua đời. Em trai của ông ta Charles phản đối việc kế vị của Isabella II (1833-1868), con gái của Ferdinand.
2. Phe Carlos là những người truyền thống và Công giáo mạnh mẽ, nhưng Isabella, mặc dầu chính cô là một tín hữu Công giáo nhiệt thành, được hậu thuẫn bởi phe Liberal, lại chống tôn giáo và từ đó Giáo hội chịu các cuộc bách hại.
3. Dòng ta ở Tây Ban Nha đã sớm chịu khổ sở, khi cuộc ly tán bắt đầu.
a. Cuộc Chiến Napoleon, 1808 – 1813, với sự tàn phá và não trạng cách mạng của nó.
b. Năm 1812, Hiến pháp được điều chỉnh theo cách chống – Giáo hội của phe Liberal, và vua Ferdinand VII, dù không thiện cảm với phe Liberal, đã bị buộc phải chấp nhận Hiến pháp 1812 (trong khoảng 1820 – 1823).
c. Năm 1820, những tu viện nhỏ dưới 25 thành viên bị buộc phải xóa bỏ.
4. Dưới thời Isabella II, từ 1834-1856, có những cuộc bách hại ghê gớm, đốt cháy và đóng cửa các nhà thờ, các tu viện, tịch thu tài sản và mưu sát các tu sĩ.
5. Năm 1837, toàn Dòng bị đàn áp, anh em Đa Minh phân tán.
H. Những ý định Tái hiệp nhất lại xuất hiện.
1. Năm 1860 hòa bình tương đối cho phép các anh em bắt đầu tổ chức lại Dòng.
2. Năm 1863 các cuộc thương thuyết mở ra với Rôma. Cha Jandel là Bề trên Tổng quyền.
3. Cuộc thương thuyết ngừng lại bởi vì các cuộc đảo chính mới : Isabella II qua đời năm 1868; cũng trong năm đó, có Cuộc Cách mạng và khai mào triều đại Savoy (Nền Cộng hòa của những người Cấp tiến).
I. Các Tỉnh Dòng Mỹ Latinh.
1. Những Tỉnh Dòng này cũng được gồm tính trong phong trào Ly khai.
2. Đầu thế kỷ XIX, các cuộc chiến tranh chống lại Tây Ban Nha để giành Độc lập, đã làm tái xuất hiện những tàn phá như cuộc Cách mạng Pháp và chủ nghĩa Tự do chống tôn giáo.
3. Vì thế, dẫn tới tình trạng tiêu tán vài Tỉnh Dòng, những Tỉnh Dòng còn duy trì thì vô cùng yếu ớt hoặc bị chính phủ vây hãm.
4. Một thời gian dài chẳng có liên lạc gì với các vị Bề trên của Dòng ở Tây Ban Nha hoặc ở Rôma.
5. Chỉ sau năm 1860 bắt đầu có một sự khôi phục chậm rãi các quyền tài phán của Dòng.
6. Tình trạng yếu ớt kéo dài đến giữa thế kỷ XX ở khu vực Chilê, Peru và Ecuado.
III. Tình hình phía “Bên chính đáng” [Order proper] tới năm 1850.
A. Sự tồn tại của Dòng vẫn không chắc chắn trong nửa đầu của thế kỷ XIX.
1. Các bước khôi phục rất chậm và không chắc chắn.
2. Các điều kiện chính trị, chủ nghĩa tự do chống tôn giáo, các cuộc cách mạng cũng gây trở ngại : 1830, 1848, cuộc chiến thống nhất Ý và đảo Sardinia chống lại Áo.
3. Các Tỉnh Dòng :
a. Vài Tỉnh Dòng biến mất trong thời gian này : Tỉnh Dòng Đức năm 1825; cuộc đàn áp các Tỉnh Dòng Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha năm 1834 và 1837.
b. Năm 1842, Nga đàn áp các Tỉnh Dòng trong lãnh thổ của mình : Balan, Lithuania, Ucraina, như là hệ quả của các cuộc nổi dậy của Balan năm 1830, 1836.
c. Các Tỉnh Dòng khác cũng khá yếu ớt sau cuộc cách mạng Pháp, đến nỗi không thể giữ chức năng của mình một cách hiệu quả : Tỉnh Dòng Bolemia năm 1850 chỉ có 42 anh em; Dalmatia năm 1821 có 21 anh em; Tỉnh Dòng Anh quốc năm 1821, có 14 anh em (trong số đó 7 người đã lớn tuổi, 2 người là dân Pháp tị nạn, chỉ có 5 người hoạt động thôi).
B. Cha Tổng quyền Plus Gaddi, năm 1789 – 1818.
1. Cha chịu đựng mũi giùi của thời kỳ cách mạng và thời Napoleon cai trị.
2. Năm 1809 Napoleon thôn tính, sát nhập vùng lãnh thổ Giáo hoàng vào đế quốc Pháp của mình. Ông chủ ý làm cho Pháp trở thành trung tâm của một Giáo hội có thể điều khiển được.
3. Chỉ vì Đức Giáo hoàng bị tạm giam, các vị đứng đầu các Dòng tu cũng phải di chuyển tới Pháp. Cha Gaddi cư trú ở Auxerre, rồi ở các thành phố Nước Ý trong vùng Napoleon đã kiểm soát (Milan, Forli).
4. Một cách nào đó, việc điều hành Dòng đã trở nên bình thường hóa sau năm 1815, nhưng cha Gaddi bị tố cáo vì “cộng tác với địch quân”, mặc dầu cuối cùng sự việc cũng được làm sáng tỏ.
C. Từ thời Cha Gaddi đến thời Cha Jandel (1818 – 1850).
1. Dòng vẫn chưa ổn định chắc chắn.
2. Dòng được điều phối bởi các vị Tổng quyền và các vị Đại diện; hầu hết được Giáo hoàng chỉ định; giữ chức vụ với một thời hạn ngắn, chỉ có ba vị giữ chức vụ đầy đủ nhiệm kỳ năm : Cha Briz, cha Ancarani và cha Ajello.
3. Chỉ có hai Tổng hội bầu cử.
a. Năm 1838, có Tổng hội bầu cử đầu tiên kể từ năm 1777 (tức là 61 năm). Cha Zaragoza (1832) được bầu làm vị Đại diện cho các Tỉnh Dòng Tây Ban Nha; cha Briz được Giáo hoàng đặt làm Tổng quyền năm 1825.
b. Năm 1844 lại có Tổng hội.
4. Khi nhiệm kỳ của cha Ajello kết thúc vào năm 1850, Đức Giáo hoàng Piô IX đã chọn cha Sincent Jandel làm Tổng đại diện.
a. Điều kiện các Dòng tu vẫn không tốt bởi vì các cuốc cách mạng năm 1848 và cũng vì cuộc lưu đày của Đức Giáo hoàng Piô IX trong các vùng lãnh thổ Giáo hoàng.
b. Năm 1855 Đức Giáo hoàng đã chọn cha Jandel làm Tổng quyền.
c. Cha Jadel đã chính thức được chọn làm Tổng quyền năm 1862, khi bắt đầu nhiệm kỳ 12 năm cho một vị Tổng quyền.
d. Kể từ đó mỗi Tổng quyền được bầu chọn trong Tổng hội, ngoại trừ cha Larroca trong năm 1879.
D. Kỷ luật tu trì :
1. Từ năm 1789 tới năm 1850, việc tuân giữ kỷ luật ở mức thấp nhất trong các tu viện còn tồn tại, thực tế đời sống chung hầu như bị đổ vỡ hoàn toàn.
2. Đời sống riêng tư khôi phục vì các tu viện trống rỗng, kiệt quệ, các anh em thất vọng, vài người sống một mình.
3. Cha Jandel gặp nhiều khó khăn để mang các anh em trở lại đời sống cộng đoàn sau sáu thập kỷ, 60 năm, mất trật tự. Thực ra, cuộc sống bình thường được khôi phục chỉ trong thập niên đầu của thế kỷ XX.
4. Vì một giai đoạn, không chỉ trước năm 1850, chỉ vài tu viện Ý có cuộc sống Đa Minh khá ổn định : Trong Tỉnh Dòng Piedmont, cộng với La Quercia ở Viterbo.
E. Những dấu hiệu hy vọng khác trước thời cha Jandel.
1. Năm 1829, ở Great Britain, Bộ luật Emancipation Act khoan thứ cho các tín hữu Công giáo và không phái Anh giáo, cho phép Tỉnh Dòng Ai Len khôi phục, nhưng cho đến giữa thế kỷ này, Tỉnh Dòng Anh vẫn còn rất yếu.
2. Trong những năm 1830, các Tỉnh Dòng Netherlands và Flanders bắt đầu tái dựng (Áo tái dựng với tu viện Vienna năm 1839).
3. Năm 1852, những bước đầu tiên để khôi phục Đức với sự trợ giúp của các anh em Áo.
4. Khoảng nửa thế kỷ sau, Tỉnh Dòng St.Joseph đã lấy lại sức mạnh, sau 50 năm hiểm nghèo.
5. Tỉnh Dòng Pháp được khôi phục bởi cha Lacordaire :
a. Cha nhận tu phục năm 1839 và trong vài năm sau ơn gọi đã gia tăng và các tu viện đầu tiên được tái dựng.
b. Năm 1850, Tỉnh Dòng Pháp (Paris) được tái dựng.
c. “Tại sao không thiết lập một Dòng mới ?” Lý tưởng Đa Minh mãi mãi trẻ trung và thích hợp với các nhu cầu của thời hiện đại”.
F. Tuy nhiên, toàn thể Dòng được tái sinh chủ yếu nhờ lao công của cha Jandel.
1. Cha có một tài lãnh đạo xuất chúng và hiệu quả.
2. Năm 1850-1872, hầu như có một “nền tảng thứ hai” của Dòng anh em Giảng Thuyết.

MỤC B : CHA JANDEL VÀ CÔNG CUỘC TÁI DỰNG CUỐI CÙNG, 1850 – 1872.
I. Dẫn nhập :
A. Quản trị của Vincent Jandel là một điểm quay lại trong lịch sử Dòng Đa Minh. “Chúng ta bị vây quanh bởi những thứ đổ nát”, ngài viết trong một thông điệp gởi cho toàn Dòng, ngày 02 tháng 10 năm 1850.
B. Những rối loạn và khuyết nhược từ những thời hạn cuối cùng 1750 – 1850.
C. Thống kê con số :
1. Khoảng gần năm 1850 : Có 4500 anh em.
2. Năm 1876, giảm xuống còn 3500 anh em bởi vì khủng hoảng, các cuộc tịch thu sau cuộc xâm lược của Ý tới các vùng lãnh thổ Giáo hoàng và chính phủ quấy rầy.
3. Giữa thế kỷ XIX, chứng kiến tính thành viên ở mức thấp nhất kể từ đầu thế kỷ XIII.
4. Kể từ thời cha Jandel có sự phát triển bền vững mãi tới năm 1965, khi có một sự suy giảm con số nhân lực xảy ra: điều kiện không ổn định của Giáo hội sau Công đồng Vatican II, tinh thần của thời đại như chủ nghĩa thế thục, cực đoan. Thời đại của chúng ta không thích hợp cho những ơn gọi như thời kỳ phong trào Ánh sáng của thế kỷ XVIII.
II. Chương trình của cha Jandel.
A. Cảm hứng cá nhân của Cha, sự nhiệt tình và tận tâm đã mang lại một năng lực lãnh đạo vốn thiếu vắng kể từ năm 1815.
B. Cha đã sắp đặt lại những nguồn lực còn tồn đọng, thống nhất lại các ý định khôi phục trước, truyền hứng lại cho các anh em và các tu viện vốn đã lê bước trong một thời gian dài.
C. Cha đã đưa ra sức mạnh thông qua các Tổng hội và các cuộc kinh lý.
D. Thành công của cha phải được đánh giá trong ánh sáng của việc tuân giữ kỷ luật tu trì tối thiểu và hoạt động tông đồ rất ít.¬
E. Thái độ của Cha Jandel :
1. Sự phục hồi của đời sống Dòng và hoạt động tông đồ giảng thuyết trước tiên đòi hỏi phải khôi phục một đời sống chiêm niệm sâu sắc với việc tuân giữ kỷ luật đan viện trong đời sống cộng đoàn.
2. Cha nhấn mạnh đến khía cạnh chiêm niệm của đời sống Đa Minh như là nền tảng cho một cuộc khôi phục; như Cha Raymundo Capua đã làm trong cuối thế kỷ XIV.
F. Các phương pháp :
1. Cha Jandel đã gầy dựng lại phương pháp cải tổ của Dòng vào cuối thời Trung cổ, mỗi Tỉnh Dòng phải có một hoặc nhiều tu viện kỷ luật nghiêm ngặt.
2. Cha hướng tới việc có các tu viện lớn để đời sống chung và việc tuân giữ kỷ luật tu trì có thể sống dễ dàng hơn.
3. Các Tập sinh và các Học viện phải là những tu viện có tính kỷ luật trọn vẹn hơn.
a. Cha bắt đầu tiến trình này ở tu viện Santa Sabina.
b. Cha đem những anh em giữ kỷ luật từ tu viện nghiêm ngặt La Quercia ở Viterbo.
c. Một tập viện mở ra cho các Tập sinh được lựa chọn từ khắp nơi trong Dòng. Những Tập sinh này phải là “men”. Tỉnh Dòng của chúng ta, sau cuộc Kinh lý O’Carrol dưới thời cha Jandel, đã gởi nhiều Tập sinh, và sau này gởi tới Louven để học hành.
4. Tổng hội năm 1868 yêu cầu rằng tất cả những nền tảng mới phải là một tu viện kỷ luật, ngay từ đầu; và một lần nữa tất cả các tu viện khác được mời gọi canh tân.
5. Tổng hội năm 1871 đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể cho việc khôi phục lại đời sống kỷ luật.
6. Trong một vài trường hợp, các tu viện Kỷ luật được đặt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Tổng quyền, nếu một Tỉnh Dòng tiến lên quá chậm.
7. Chương trình của cha Jandel chứng tỏ đúng đắn và sau khi cha qua đời tiếp tục lan rộng và sinh hoa kết quả.
a. Năm 1889, Đức Lêô XIII kêu gọi tất cả các tu viện thích nghi với việc tuân giữ kỷ luật nghiêm ngặt.
b. Điều này được lặp lại vào Tổng hội năm 1891.
c. Nhưng những dấu vết của đời sống riêng tư chỉ hoàn toàn được tẩy xóa trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XX.
III. Những lời phê bình về Cha Jandel :
A. Cha bị phê bình về sự quá khắc kỷ và thiếu tính thực tế, về việc cố gắng khôi phục lại những thực hành đời đan tu thời Trung cổ, nhiều người xem xét là không thích hợp với những điều kiện trong thời hiện đại (chay tịnh nghiêm ngặt, tiết chế liên lỷ, thậm chí là dùng len cho áo Dòng).
B. Những khó khăn về việc giữ Kinh Nhật tụng giữa đêm :
1. Cha Jandel xem đó là đá tảng của việc tuân giữ kỷ luật đan tu.
2. Cha yêu cầu anh em chấp thuận điều đó trước khi các anh em ứng sinh nhận lãnh tu phục.
3. Đức Piô IX can thiệp. Ngài chuẩn y cho những kế hoạch chương trình của cha Jandel, nhưng làm dịu lại việc kinh nguyện giữa đêm. Các tập sinh và nhiều tu viện chuyên trách sẽ tiếp tục tuân giữ điều đó.
C. Chúng ta lại có vấn đề thường tồn về Lý tưởng và Thực tế, trước đây đã thấy trong cuộc cải tổ thời Trung cổ bởi những người tuân giữ kỷ luật nghiêm ngặt.
1. Nhưng cha Jandel là một người phải đối diện với nhiệm vụ đặt “những gì đã đổ vỡ lại với nhau một lần nữa.”
2. Khơi lại sức sống Dòng là niềm tin của cha.
D. Đường lối tiếp cận của Cha Jandel và cha Lacordaire :
1. Cha Jandel có một đồ đệ là Lacordaire trong việc khôi phục Dòng ở Pháp.
2. Cha Jandel là một người theo truyền thống khắc kỷ, cha Lacordaire có một nền tảng Công giáo phóng khoáng hơn.
3. Cha Lacordaire :
a. Kỷ luật đan viện phải được nhấn mạnh, được thích nghi với những điều kiện mới. Những thực hành thế kỷ XIII mà được giải thích cách khắt khe sẽ cản trở đời sống tông đồ thời hiện đại, Phương tiện sẽ làm hạn chế “mục đích” của Dòng.
b. Cha Lacordaire nhấn mạnh đến việc giảng thuyết và học hành, trong khi quyền miễn chuẩn sẽ được dùng cho việc kỷ luật tu trì mãi tới khi Hiến pháp được khôi phục.
c. Tuy nhiên, cha Jandel cảm thấy rằng lạm dụng miễn trừ đã từng làm suy yếu Dòng trong quá khứ.
4. Trong một cuộc chạy dài quan điểm của cha Lacordaire chiếm ưu thế, nhưng chúng ta không thể hiểu sai cha Jandel, vì nhiệm vụ của cha là mang Dòng từ “trống rỗng” tới lòng nhiệt thành.
IV. Tiến bộ dưới thời cha Jandel.
A. Các công cụ để tái dựng (bắt đầu từ hỗn tạp linh tinh).
1. Năm 1852, Giáo trình khoa bảng, trung tâm học vấn được khôi phục.
2. Năm 1872, xem xét lại Hiến pháp. Đó là xuất bản đầu tiên kể từ lần xuất bản
năm 1690 của Cloche, bỏ đi nhu cầu cho Chỉ dẫn của Fontana.
3. Những xuất bản mới của tất cả các sách Phụng vụ, nhằm giúp cho việc khôi phục lại phụng vụ cộng đoàn, hát xướng choro.
B. Các Tỉnh Dòng :
1. Rất nhiều các Tỉnh Dòng được khôi phục hoàn toàn để thuộc quyền trực tiếp của Dòng : Tây Ban Nha, Naoles, Sicily và Đế quốc Áo.
2. Tái sinh những Tỉnh Dòng mới : 1860 – Flanders, 1862 – Lyons, 1865 – Toulouse; khôi phục Tỉnh Dòng Đức bắt đầu với Düsseldorf năm 1860 và Berlin năm 1867.
3. Xây dựng, củng cố những Tỉnh Dòng nhỏ thành lớn hơn : 1854 – ba Tỉnh Dòng ở Sicily; 1853 – Calabria, Apulea, Naples thành Naples; 1856 – Áo, hungary, Bohemia trở thành Tỉnh Dòng Đế quốc.
C. Thoái trào ở Ý :
1. Kết thúc các vùng lãnh thổ Giáo hoàng và cắt giảm các mối liên hệ giữa Giáo hội với Vương quốc Tự do ở Ý.
2. Một lần nữa đàn áp các tu viện năm 1854, 1866, 1873 dẫn tới sự mất mát Santa Sabina, Angelicum, và Minerva.
3. Sau năm 1870 khoảng một thời gian, chỉ có các Tỉnh Dòng Rôma và Lombardy giữ đúng chức năng; Naples không được khôi phục trong nhiều năm (1937 ?)
D. Hoạt động tông đồ :
1. Cuộc phục hồi bắt đầu, sau cơn suy tàn của nửa thế kỷ.
2. Trong những thời kỳ có vấn nạn, các học viện đã đóng cửa, ít nhân lực có sẵn cho những sứ vụ truyền giáo ở nước ngoài, hoạt động tông đồ thường xuyên bị cản trở bởi điều kiện xã hội không cho phép.
3. Cha Jandel bắt đầu một cuộc khôi phục các sứ vụ truyền giáo nước ngoài.
4. Đã có một sự khôi phục chậm rãi về các hoạt động tông đồ, mở rộng dần sang cuối thế kỷ XIX.
5. Việc giảng thuyết : Lacordaire, Thomas Burke ở Ailen và Mỹ, v.v.
6. Các vị tử đạo : Paris -1870; Viễn Đông, đặc biệt ở Indochina; Tỉnh Dòng Việt Nam 1967.
MỤC C : TỪ THỜI ĐIỂM DÒNG TÁI SINH TỚI HIỆN NAY; TỚI CÔNG ĐỒNG CHUNG VATICANÔ II, 1872 – 1965.
I. Dòng trở lại cuộc sống bình thường, có tổ chức hoàn trọn, chỉ đạt được sau năm 1891.
A. Các Tổng hội được tổ chức năm 1871 và năm 1885, nhưng chỉ sau năm 1891 mới hội họp đều đặn cứ ba năm một lần.
B. Trống Tổng quyền lần cuối cùng từ 1872 – đến 1879.
1. Tổng đại diện là Cha Joseph Sanvito.
2. Lý do chính yếu là những vấn đề ở Ý sau năm 1860/1870.
3. Cơ quan đầu não của Dòng chuyển tới Via San Vitale sau khi Ý tịch thu Minerva năm 1873.
4. Sau hiệp ước Latran năm 1929 giữa Ý và Tòa thánh, Dòng mua lại Santa Sabina và Tổng quyền di chuyển tới đó.
C. Cha Josepn Larroca (1879 – 1891) được bầu làm Tổng quyền bằng bầu phiếu kín.
1. Sự quản lý của Cha cuối cùng kết thúc tình trạng bất thường.
2. Năm 1891, Đức Giáo hoàng Lêô XIII yêu cầu xóa bỏ các dấu vết của đời sống cá nhân và hoàn trọn việc khôi phục đời sống chung. Đây là thành tựu cuối cùng trong thập niên đầu của thế kỷ XX.
3. Năm 1913, “tính tử hệ” (nghĩa là việc một anh em thuộc về tu viện) tới các tu viện đã bị xóa bỏ. Các anh em bây giờ là con cái của một Tỉnh Dòng, thêm vào sự triển khai đời sống cá nhân tốt hơn. Điều này làm nên một bước tiến, trong tương lai gặp ít khó khăn.
II. Đời sống của Dòng.
A. Sau thế kỷ XIX, Dòng ít bị ảnh hưởng bởi những vấn đề thế giới như thời kỳ cận đại (tới năm 1870).
1. Nhưng Tổng hội 1916 được tổ chức ở miền Trung Switzerland, Fribourg (Chiến tranh thế giới I).
2. Nhiệm kỳ của Tổng quyền Gillet, nhiệm kỳ này phải kết thúc năm 1941, nhưng được kéo dài cho tới khi kết thúc chiến tranh thế giới II và không Tổng hội nào được tổ chức trong khoảng 1938 – 1946.
3. Những Tỉnh Dòng cá nhân chịu khổ :
a. Nền Cộng hòa thứ ba ở Pháp (1870-1940) trục xuất các Dòng tu hai lần (1991 và 1903). Vì vậy, các anh em Đa Minh Pháp ở Hawthorne, N.Y. có kế hoạch lập ra một Học viện năm 1905.
b. Kulterkampf của thànnh phố Bismarck (những năm 1870) là một nền tảng hậu thuẫn cho các cuộc khôi phục của Tỉnh Dòng Đức.
c. Cuộc cách mạng Mexicô 1910 – 1917, trục xuất các tu sĩ và phá hủy các Tỉnh Dòng của chúng ta ở đây.
d. Chủ nghĩa Cộng sản, sau năm 1917 :
(1) Cuộc nội chiến Tây Ban Nha năm 1936 – 1939, trong nền cộng hòa thứ hai, có 245 anh em Đa Minh bị giết chết; tu viện Atocha, Parades và Suarez.
(2) Lithuania, đang trong tiến trình phục hồi giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, thì phải kết thúc bởi sự thôn tính của Nga năm 1941.
(3) Bohemia và Hungary bị đàn áp sau Chiến tranh thế giới II; Ba Lan và Dalmatia bị ngăn trở cách nghiêm trọng trong các hoạt động tông đồ.
(4) Độc lập Zaire năm 1960. Các Anh em Đa Minh người Bỉ bị tàn sát.
(5) Tỉnh Dòng Việt Nam, sau năm 1975, hai hội nữ tu bị phân tán.
B. Cuộc tái dựng làm cho Dòng ổn ịnh chắc chắn với các Tổng hội thường xuyên và những vị Tổng quyền có khả năng :
1. Các cuộc kinh lý của Cha Theissling (1916-1925) có hiệu quả đặc biệt trong việc hiệp nhất tinh thần.
2. Tổng quyền Gillet (1929 – 1945) rất đáng chú ý về những thông điệp xuất sắc của cha đề cập đến mọi khía cạnh của lý tưởng cũng như đời sống tông đồ và cuộc sống trong thế giới đương đại của Dòng : Việc giảng thuyết, Học hành, Linh đạo, Kinh Mân Côi; Học thuyết thánh Tôma, v.v. Điều này tương tự như cha Humberto Romans.
C. Hiến pháp :
1. Cha Jandel cho xuất bản năm 1872; một ấn bản khác được dự định cho năm 1895 nhưng không hoàn thành.
2. Bộ giáo luật mới năm 1918 đã bắt buộc có một cuộc xét duyệt lại Hiến pháp, vì tất cả các tu sĩ được yêu cầu phải thích nghi.
a. Công cuộc xét duyệt bắt đầu năm 1920 và được trình diện cho Tổng hội năm 1924 để bắt đầu tiến trình thông qua ba Tổng hội.
b. Tổng hội bẩu cử năm 1929 đã trì hoãn một sự chấp thuận cuối cùng tới năm 1932, Le Saulchoir.
3. Một cuộc duyệt xét lại một lần nữa cần thiết sau Công đồng chung Vatican II.
a. Được chấp thuận ở Naples năm 1974.
b. Giảm bớt chuyện tập trung quyền lực, tái nhấn mạnh tính cộng đoàn và dàn trải quyền lực.
c. Các quyền bầu cử của các vị Giáo sư thần học và P.G kết thúc, vì tính dân chủ.
d. Hạn kỳ của Tổng quyền thay đổi từ 12 năm xuống còn 9 năm.
D. Những thay đổi về Phụng Vụ.
1. Những cải cách của Đức Piô X có phạm vi rộng : Các nghi thức bỏ đi một vài khía cạnh đan sĩ cổ điển : Từ 12 thánh vịnh trong Kinh Sáng và Kinh Tối không thay đổi : Tới 9 thánh vịnh và Kinh tối trong chu kỳ thánh vịnh hằng tuần.
2. Những cải cách của Công đồng Vatican II : Kết thúc nghi điển Đa Minh duy nhất, độc đáo.
E. Dòng và các Tỉnh Dòng :
1. Sự gia tăng chắc chắn về con số từ 1872 – 1965
1876 = 3,000 1960 = 10,000
1910 = 4,500 1975 = 8,000
1949 = 7,600 1985 = ?
2. Những Tỉnh Dòng lớn nhất trong nửa sau của thế kỷ XX : Tỉnh Dòng Rất thánh Mân Côi, Tây Ban nha và St.Joseph (750/780) ở mức cao nhất, the Netherlands.
3. Khôi phục các Tỉnh Dòng cũ : 1881 – Colombia; 1895 – Đức; 1897 – Pêru, Agentina, Betica; 1905 – Bohemia; 1906 – Scily; 1912 – Aragon; 1934 – St. Mark and Sardinia; 1937 – Naples; 1960 – Mexico; 1962 – Portugal.
4. Các Tỉnh Dòng mới : 1911 – Canada; 1912 – Holy Name (U.SA.); 1939 – St. Albert (U.S.A.); 1939 Hungary and Austria; 1950 – Australia/New Zealand; 1952 – Brazil; 1953 -Switzerland; 1958 – St.Thomas in Belgium; 1967 – Philippine Islands; 1967 – Việt Nam; 1979 – St.Martin (U.S.A).
F. Các nữ tu Dòng kín :
1. Khôi phục và phát triển; con số lớn nhất bây giờ ở Tây Ban Nha.
2. Tỉ lệ tương đối cao ở Mỹ. 22/23 đan viện, con số vĩ đại nhất trong Tỉnh Dòng Joseph chúng ta.
3. Tương tự, có những chị em chiêm niệm Dòng Ba – Perpetual Rosary và Perpetual Adoration, hầu hết trong số đó bây giời nhận vào nhánh thứ hai. Đây là điều trái ngược của Amityville và St. Catherine’s, Kentucky.
G. Huynh đoàn Đa Minh :
1. Ở Pháp, có một phụ tỉnh (Tổ chức) chuyên về Giáo Dục Tuổi Trẻ, từ thời của cha Laccordaire. Họ là “nhánh III bên Nam”
a. Sau chiến tranh thế giới II, họ nhập vào 3 Tỉnh Dòng Pháp, khi giáo dục được chấp thuận như là một hoạt động Tông đồ của Dòng hướng về những điều kiện mới.
b. Ba Cao đẳng Mỹ trước Cao đẳng Providence và sự phản đối của Dòng.
2. Có một sự phát triển mạnh mẽ trong nhóm Nữ tu nhánh III.
a. Các chị em hoạt động là một hiện tượng của thế kỷ XIX, sau cuộc cách mạng Pháp. “Các Dòng hoạt động”
b. Khép lại Phụ nữ truyền thống.
c. Có 136 Dòng Nữ Đa Minh hoạt động khoảng giữa thế kỷ. 46.000 tu sĩ với 10.000 ở Mỹ, chủ yếu trong tất cả các cấp giáo dục.
III. Hoạt động giảng thuyết :
A. Củng cố và bảo vệ đức tin Công giáo là một mục đích chính yếu kể từ năm 1215, nền tảng Toulouse.
1. Thời hiện đại, điều này chiếm ưu thế.
2. Giảng thuyết được hỗ trợ bằng hoạt động tông đồ mục vụ – sứ vụ coi xứ, tĩnh tâm, chia sẻ hội nghị.
3. Với một sự dung hòa của thời hiện đại, điều này có thể cũng xảy ra trong các vùng không Công giáo.
a. Tính mục vụ nhiều hơn với sứ mạng bắt buộc phải chăm sóc các linh hồn.
b. Vì vậy ở Đức, Netherlands, Anh và Mỹ (những vùng không Công giáo) điều này thường là cách duy nhất để làm tài chính cho đời sống của Dòng.
c. Trong đất nước chúng ta, mãi tới giữa thế kỷ XX, hầu như giảng thuyết là cách duy nhất để gia nhập vào một giáo phận.
B. Sứ vụ chống tư tưởng lạc giáo, kém ưu thế hơn trước.
1. Từ sau cuộc cải cách Tin lành, chỉ có thuyết Jansen đe dọa nghiêm trọng trong thế kỷ XVII, nhưng xét về mặt đạo lý, sự tấn công của thuyết đó đã kết thúc rồi. Nó tồn tại đến thế kỷ XVIII và những thế kỷ tiếp theo chỉ như một sự tô sắc luân lý thôi.
2. Giáo hội trong thế kỷ XIX và XX có điểm đáng chú ý là không có vấn đề lạc giáo. Chủ nghĩa hiện đạo đã bị kết án vào đầu thế kỷ XX, mặc dầu vài thái độ, quan điểm của nó vẫn còn tồn tại.
3. Những cuộc khủng hoảng đức tin hiện đại thì không ở trong Giáo hội như: chủ nghĩa vô thần của vài ý thức hệ; chủ nghĩa thế tục, tư tưởng phi – Kitô giáo mới.
C. Sứ vụ truyền giáo ngoại quốc được khôi phục đáng kể trong thế kỷ XX. Khoảng giữa thế kỷ, chúng ta có mặt trên 40 quốc gia.
1. Từ Mỹ : China, Lithuania, Pakistan, Peru, Kenya, Bolivia, Nigeria và Mexico.
2. Quay lại Trung Quốc, Cuba và Việt Nam.
3. Sự tiến triển của các phụ tỉnh địa phương hay các vị đại diện cho thấy sự phát triển tương lai trong thế giới thứ III, có thể rất mạnh, đặc biệt ở Châu Phi.
IV. Hoạt động tông đồ tri thức :
A. Khôi phục dần dần và phát triển vững chắc.
B. Đức Giáo hoàng Lêô XIII khuyến khích “Thuyết Kinh viện mới”, như là phương dược tốt nhất cho những sai lầm của thời hiện đại.
1. Học thuyết Toma vẫn được ưu chuộng đặc biệt trong Bộ Giáo luật năm 1983.
2. Ủy ban Lêô do Đức Giáo hoàng Lêô XIII thiết lập năm 1880, để chuẩn bị cho những xuất bản chính xác, có tính phê bình về những tác phẩm của thánh Tôma.
C. Chương trình học hành (giáo khoa học vấn) được cập nhật trong năm 1907, 1935 và 1974.
D. Thể chế học vấn và học vị.
1. Trường “Angelicum,” Đại học thánh Tôma ở Rôma (một dụng cụ đo lường sự hồi phục)
a. Nó được thành lập năm 1577 như một trường Thần học Tôma trong Dòng, nhưng từ năm năm 1727, mở cửa không chỉ cho các sinh viên Đa Minh.
b. Năm 1973, sau khi tịch thu Minerva, sự hoạt động của trường phân tán trong các vùng địa phương khác nhau ở Rôma.
c. Khoa triết học được thêm vào từ năm 1882, Khoa Giáo luật năm 1896.
d. Năm 1909/1910, Cha Cormier tái tổ chức trường như là trung tâm nghiên cứu cho toàn Dòng, “Học viện giáo hoàng quốc tế Angelicum”.
e. Năm 1963, Đức Gioan XXIII nâng cấp trường lên địa vị Đại học Giáo hoàng. (Năm 1932 Trường Angelicum chính thức trở nên phù hợp với hoàn cảnh địa phương hiện tại).
2. Trường Santo Tomas, Manila năm 1611, nâng lên Đại học “Hoàng gia và Giáo hoàng.”
3. Năm 1890, Dòng có một phân khoa thần học tại trường Đại học Quốc gia Fribourg, Thụy sĩ.
4. Các cao đẳng và các trường cấp hai trong các vùng nói tiếng Anh : Ireland, England, U.S.A. củng cố đời sống tín hữu Công giáo trong các vùng không Công giáo.
5. Quy chế học vị của các anh em Đa Minh Pháp :
a. Mãi tới công đồng chung Vatican II, Pháp thể hiện vị trí đầu đàn trong lãnh vực tri thức.
b. Trường Ecole Biblique ở Giêrusalem.
c. Joseph M. Lagrange, một tiên phong trong các nghiên cứu kinh thánh Công giáo hiện đại.
d. Kể từ năm 1877 ở Mosul, có một chủng viện Syro-Chaldean
e. Ở Cairo, trung tâm nghiên cứu Đông phương.
f. Paris, Istania, Học viện ở Nga.
6. Tỉnh Dòng Anh vào giữa thế kỷ XX là một ví dụ điển hình về đời sống Tông đồ đang hồi phục : McNabb, Vann.
E. Công đồng Vatican II, 1961 – 1965 : Khoảng 20 anh em Đa Minh hiện diện với tư cách là các Giáo sĩ cao cấp hoặc các chuyên viên.
V. Kết luận:
A. Thời hiện tại, kể từ năm 1872, Dòng hồi phục và hoạt động hiệu quả. Dòng vui mừng vì có ưu thế và được tôn trọng trong Giáo hội.
B. Ngang với các giai đoạn tốt hơn vào cuối thời trung cổ, ngang với thời kỳ Cận đại, nhưng không bằng thời kỳ thế kỷ XIII.
C. Tương lai : Ngôn sứ.
1. Công đồng Vat.II kêu gọi đổi mới bằng một quộc trở về với những lý tưởng ban đầu của các Dòng tu.
2. Đời sống suy niệm, cộng đoàn được biến đổi bởi những hành động, tốc độ và không ngừng nghỉ, của thời hiện đại.
3. Những cách thức giảng thuyết mới sẽ phát triển.
4. Đời sống tông đồ tri thức gặp được tư tưởng thời hiện đại, triển vọng nhất ?
5. Hiện tại, đang trong cơn nước triều lên, Công đồng Vatican II, cha Lacordaire : “Không có chuyện già nua khi Dòng bảo vệ lịch sử của mình”.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here