TGH Gioan Phaolô II – BÀI 109. GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG CÓ NHIỆM VỤ TRUYỀN GIÁO

0
736

Giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh

BÀI 109. GIÁO HỘI ĐỊA PHƯƠNG CÓ NHIỆM VỤ TRUYỀN GIÁO

Các Giáo hội địa phương thực hiện sứ mệnh của họ trong Giáo hội hoàn vũ bằng cách loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô cho tất cả các dân tộc và các nền văn hóa.

1. Giáo hội do Chúa Giêsu Kitô thiết lập là duy nhất và phổ quát: hai chiều kích mà chúng ta đã thấy trong các bài giáo lý trước, dựa trên ý định của chính Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, sách Công vụ Tông đồ và Thư của các Tông đồ cho thấy các Giáo hội địa phương được thiết lập trong Giáo hội duy nhất, phổ quát qua công trình của các Tông đồ hoặc cộng sự của các ngài, và sau đó là những người kế vị. Do đó, một sự phân biệt xuất hiện giữa Giáo hội “phổ quát” được ủy thác cho các Tông đồ dưới sự hướng dẫn của thánh Phêrô và các Giáo hội “địa phương” dưới sự hướng dẫn của các Mục tử của chính họ. Chúng ta nhớ lại Giêrusalem, các kì mục là những người được chỉ định (Cv 11,30) với Giacôbê (Cv 12,17; 21,18); của thành Antiôkia, với các ngôn sứ và thầy dạy, và các cộng đoàn khác trong đó Phaolô và Banaba là “những kỳ mục” (Cv 14,23; 20,17) hoặc “những người coi sóc” (Cv 20,28).

2. Trong khi sự cấu thành một Giáo hội của đa số các Giáo hội địa phương tương ứng với sự thành lập của Chúa Kitô, mà cũng phù hợp với luật xã hội học và tâm lý học của địa phương hóa và cùng tồn tại trong các cộng đồng địa phương trong đó vẫn liên kết mạnh mẽ và hiệu quả. Ở cấp độ tôn giáo và Kitô giáo, sự hiện diện của các Giáo hội địa phương là điều cần thiết cho đời sống của Giáo hội phổ quát. Các môn đệ của Chúa Kitô cần các cộng đoàn để họ có thể sống Tin Mừng, đồng nhất phù hợp đối với tất cả trong nền văn hóa riêng biệt. Công đồng Vaticanô II nhắc lại rằng hai chiều của Giáo hội không mâu thuẫn với nhau, nhưng Giáo hội hoàn vũ tồn tại trong các Giáo hội địa phương, trong khi các Giáo Hội địa phương thể hiện tính phổ quát của Giáo hội Công giáo trong cuộc sống của họ như là các cộng đồng riêng lẻ. “ngay trong sự hiệp thông của Giáo Hội cũng có sự hiện diện hợp pháp của những Giáo Hội địa phương, thừa hưởng những truyền thống riêng, mà vẫn giữ không phương hại đến quyền tối thượng của Tòa thánh Phêrô, thủ lãnh toàn thể cộng đoàn đức ái” (LG, 13).

Nhập thể là mô hình để truyền giáo văn hóa

3. Tuy nhiên, nguyên tắc thứ ba chi phối sứ mệnh của các Giáo hội địa phương trong Giáo hội hoàn vũ: đó là sự kết hợp của Tin mừng. Truyền giáo không chỉ diễn ra thông qua sự thích nghi với các biểu hiện văn hóa của các dân tộc khác nhau, mà còn qua sự hội nhập sống còn của Tin Mừng vào tư tưởng, giá trị, phong tục và cầu nguyện của họ, nhờ nghiên cứu và tôn trọng cốt lõi của chân lý, mà ít nhiều có thể được tìm thấy công khai ở đó. Đây là khái niệm được giải thích trong Redeemoris missio, số 52, trong sự hài hòa với các tài liệu trước đây của Magisterium Giáo hoàng và Công đồng, theo lôgic của Nhập thể sau đây.

Nhập thể là mô hình cho mọi truyền giáo về văn hóa. Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Lời nhập thể, đã đến thế giới để cứu chuộc nhân loại và là “Chúa của mọi người” (Cv 10,36). Tuy nhiên, Người là một phần và sống theo truyền thống tôn giáo của It-ra-en (x. Lc 2,22-24,39.41; Mt 4,23; 17,27), đưa nó đến sự hoàn thành theo một hình thức mới của Giao ước mà Người đã mở đầu nhờ vượt trội một số yếu tố của Luật cũ như các tác phẩm Tân Ước nói rõ (x. Mt 5,17- 20; 15,1-6; Rm 8,1-4; Gal 4,4). Tuy nhiên, Chúa Giêsu cũng đã nghĩ và nói về “những con chiên khác” mà Người là người chăn, muốn dẫn chiên trở lại với đoàn chiên (x. Ga 10,6). Hơn nữa, thánh Phaolô được Đức Kitô gọi là “Tông đồ dân ngoại” (Rm 11,13; x. Rm 1,5), đã xác định rằng các Kitô hữu mới trong “tất cả các Giáo hội” nên giữ nguyên tình trạng của thời điểm chuyển đổi (x. 1Cr 7,17.20.24); nói cách khác, họ không nên làm theo tập tục văn hóa của người Do Thái, nhưng tiếp tục ở trong tình trạng của chính họ và sống đức tin Kitô giáo của họ.

4. Điều này giải thích và chứng minh người có văn hóa và văn minh Kitô giáo đã chấp nhận những đóng góp của các nền văn hóa ngoại giáo và truyền thống tôn giáo thuộc về các dân tộc hoặc quốc gia xa lạ với Ít-ra-en, ngoại trừ mặt tinh thần của Cựu Ước đã chuẩn bị căn bản. Đây là một thực tế lịch sử cần được xem xét dưới khía cạnh tôn giáo sâu sắc. Sứ điệp Tin Mừng, về bản chất là sự mặc khải của Thiên Chúa, nên được trình bày cho các nền văn hóa khác nhau bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hạt giống, khát khao, kỳ vọng. Có thể nói, hầu như linh cảm về các giá trị Tin Mừng đã hiện diện bên trong họ. Do đó, một sự chuyển đổi có thể diễn ra mà không dẫn đến sự mất mát bản sắc văn hóa dân tộc. Do đó, hoàn toàn đúng bởi vì đây là một sứ điệp có nguồn gốc thần linh, có xu hướng đề cao văn hóa địa phương, khuyến khích và cổ võ nhằm mang lại những hoa trái mới ở mức cao nhất mà sự hiện diện của Chúa Kitô mang đến, với ân sủng của Chúa Thánh Thần và ánh sáng của Tin Mừng.

5. Trên thực tế, đây là cam kết gian khó và là “quá trình khó khăn”, như chúng ta có thể đọc trong Encyclical Redeemoris missio, “vì nó không được làm tổn hại đến tính khác biệt và tính toàn vẹn của đức tin Kitô giáo” (số 52). Sẽ không bao giờ có thể chấp nhận từ bỏ một phần của giáo huấn Kitô giáo mà chân lý được đưa ra có thể dễ dàng bị đồng hóa hơn. Sẽ không bao giờ có thể cố giữ các phong tục ngược với các quyết định của Tin Mừng.

Sẽ là một ảo tưởng khi cố gắng hòa hợp để giới thiệu các yếu tố nước ngoài từ các tôn giáo khác vào giáo huấn của Chúa Kitô. Đây sẽ chỉ là chủ nghĩa đồng bộ tôn giáo, một giải pháp không thể chấp nhận được. Thay vào đó, điều cần thiết là biến đổi thực sự và nâng cao nhận thức, đổi mới các nền văn hóa chứa đưng mặc khải Kitô giáo và ước mong được nuôi dưỡng nhờ nội dung mang lại sự sống.

Giáo hội địa phương được mời gọi để truyền giáo

Trong điều này, sự đa dạng của những biểu hiện ban đầu của việc tiếp cận Kitô giáo và kinh nghiệm sống có thể được tạo ra đem lại sự phong phú cho Giáo Hội hoàn vũ. Nhờ sự hòa nhập trong Giáo hội địa phương, “mà chính Giáo hội toàn cầu được làm giàu với các hình thức biểu hiện và các giá trị trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống Kitô giáo, như truyền giáo, thờ phượng, thần học và các công việc từ thiện. Giáo Hội nhận biết và thể hiện rõ hơn mầu nhiệm của Chúa Kitô, trong khi tất cả được thúc đẩy để đổi mới liên tục” (RM, 52). Hội nhập văn hóa được hiểu đúng và được thực hiện đúng thì thể hiện rõ hơn ý nghĩa của tính phổ quát của Giáo Hội, chiếm lĩnh và đồng hóa tất cả các biểu hiện văn hóa, vì biết chấp nhận và kết hợp chặt chẽ tất cả các thực tại của con người để thánh hóa và biến đổi chúng theo kế hoạch của Thiên Chúa.

Trong các Giáo hội đặc thù mà hồi sinh và phát triển trong các khu vực nơi Tin Mừng được rao giảng, việc hội nhập văn hóa này có thể và phải được thực hiện như một nhiệm vụ truyền giáo hợp lệ và hiệu quả. Tiêu chí mà mọi người phải tuân theo là trong mọi nền văn hóa đều có thể tìm thấy và nhận ra các giá trị đích thực, nhưng không có sự thật tuyệt đối cũng không có một quy tắc sống hay cầu nguyện không thể sai lầm.

Do đó, cần phải nhận ra những giá trị này, như những Giáo phụ đã làm trong những thế kỷ đầu tiên với văn hóa Hy Lạp và Latinh, và sau đó, dần dần với những người trong các dân tộc được truyền giáo. Ngày nay cũng vậy, các Giáo hội địa phương được mời gọi thực thi ơn gọi truyền giáo của họ trong việc thúc đẩy cuộc gặp gỡ giữa Tin mừng và các nền văn hóa, để đạt được sự hiệp nhất và phổ quát của gia đình Thiên Chúa.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here