LỊCH SỬ DÒNG ĐA MINH – PHẦN III

0
1559

Sinh viên thực hiện :

  1. Giuse Nguyễn Trị An, O.P.
  2. Phêrô Nguyễn Duy Đạt, O.P.

Giáo sư hướng dẫn : Giuse Phan Tấn Thành, O.P.


NHỮNG BÀI THUYẾT TRÌNH
CHO NHÀ TẬP
VỀ LỊCH SỬ DÒNG ĐA MINH

PHẦN II : THÁNH ĐA MINH

CHƯƠNG I : NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI
I. Gia tộc, tổ tiên và việc cậu bé Đa Minh chào đời.
A. Những xác minh về địa lí, địa dư cho biết cha Đa Minh là một người Tây Ban Nha.
1. Castile xưa, nằm ở phía nam vùng Burgos. Đây là một trong những nơi cư trú thuộc hoàng gia, “thủ phủ”.
2. Thiên nhiên có những đỉnh núi phẳng, đặc trưng của Tây Ban Nha.
3. Vùng Caleruega và Osma: có những giao lộ Đông – Tây, Bắc – Nam; từ Châu Âu qua Đại lộ St. James (Burgos). Rõ ràng hai khu vực này không phải là những vùng hẻo lánh.
B. Xác định vài vấn đề chính trị.
1. Castile: một khu vực gồm những người xây dựng hoàng gia Tây Ban Nha và những người Hồi Giáo. Đồng thời có cả nhóm nhiệt thành với đức tin Công giáo và chính thống, có cả những người không tin.
2. Sau đế chế Roma là thời kỳ Chia rẽ Visigoths tới năm 711. Kế tiếp là thời Moor đến năm 1392, và rồi đến giai đoạn Tái chiếm của các Kitô hữu.
3. Quê hương của Thánh Đa Minh, từ năm 800 đến năm 1100 là một vùng biên giới, không dân cư trú.
4. Thế kỷ 11 có cuộc xâm chiếm của vùng New Castile, và đến năm 1085, đất Toledo đã lấy lại được.
5. Khoảng từ năm 1100 thì quê hương của Thánh Đa Minh mới được hòa bình và an ninh trật tự (70 năm trước khi Thánh Đa Minh ra đời, hai thế hệ tiền nhân):
a) Tinh thần khai hoang vùng biên giới, công cuộc hòa giải Kitô giáo.
b) Pháp đã giúp đỡ và tác động, gây ảnh hưởng cả trong các vùng lãnh thổ Tây Ban Nha, và trong Giáo hội.
C. Xác định một vài thông tin về Giáo hội.
1. Giáo hội tái kiến thiết vùng này, cho thành lập giáo phận và các Đan viện.
2. Có các giáo sĩ người Pháp và đời sống đan tu, như Dòng Cluny và Xitô.
3. Tinh thần cải tổ vào thời Trung Cổ (Gregorian) đã lan đến Tây Ban Nha.
4. Thánh Đa Minh ra đời trong thời điểm Giáo hội đang huy hoàng, phát triển.
D. Caleruega :
1. Một thị trấn tự do với một Lãnh chúa được bầu chọn ra, từ quý tộc địa phương như Aza, Guzman, v.v. Chế độ phong kiến dân chủ và các quý tộc vùng biên giới.
2. Có lẽ Thánh Đa Minh được sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp quý tộc thấp nhất (nghĩa là chỉ có tính chức năng). Felix là Lãnh chúa vùng Caleruega; tương truyền rằng ông ta có họ hàng với Blanche vùng Castile và St. Ferdinand III của vùng Castile.
3. Điều quan trọng cần nhớ : vì Cha Đa Minh là một người xuất thân từ tầng lớp quý tộc, chứ không phải thị dân hay nông dân, nên ngài vốn thuộc tầng lớp cao, hưởng nền giáo dục tốt hơn và cuộc sống có nhiều tiện nghi hơn.
4. Truyền thuyết về con chó và vì sao. Trong thực tế, Cha Đa Minh là một nhà giảng thuyết vĩ đại (con chó) và là người trí thức (sao sáng trên trán).
II. Giáo dục :
A. Cha Đa Minh được giáo dục phụ đạo dành cho các quý tộc và các giáo sĩ cao cấp, không như những thị dân và nông dân.
B. Palencia – trường học thuộc nhà thờ chính tòa tốt nhất trong thời kỳ này và cũng là trường Đại học Tây Ban Nha đầu tiên (1208 – 1210). Đây còn là Giáo phận trọng yếu nhất trong giai đoạn trước khi chiếm lại vùng Toledo.
C. Cha Đa Minh học thần học khá lâu, kéo dài 4 năm và khác thường hoàn toàn, Cha không giống như một linh mục coi sóc giáo xứ thị dân.
D. Cha là người nghiêm nghị, trưởng thành, khả năng suy nghĩ sâu sắc, sáng rõ.
E. Cha sống khổ hạnh, năng cầu nguyện và biết cảm thông. Cha chỉ sắm chút ít tiện nghi vật chất.
F. Giám mục giáo phận Osma tuyển chọn Cha Đa Minh vào một tu hội (Chapter) ở nhà thờ chính tòa.
1. Tự Giám mục đi đến những trường học của nhà thờ chính tòa để tìm những ứng cử viên tốt nhất thành lập một Tu hội (Chapter).
2. Các Tu hội (Chapters) là những Hội dành riêng cho các ứng viên Giám mục và các giáo sĩ cao cấp.
III. Kỷ luật Kinh sĩ ở Osma.
A. Có một lối sống tu trì nghiêm khắc và năng động ở Osma lúc Thánh Đa Minh gia nhập Hội Kinh sĩ.
B. Đã có một cuộc cải cách triệt để Tu hội (Chapter) ngay trước khi Thánh Đa Minh gia nhập.
C. Giống Kinh sĩ Dòng thánh Âu-tinh.
1. Chiêm niệm và thực hành nếp sống đan tu.
2. Giúp Mục vụ trong một “thành phố thuộc nhà thờ chính tòa”, ít hoạt động công nghiệp, thương mại và thế tục – đúng một bầu khí giáo sĩ. Có lẽ cha Đa Minh hiếm khi ra khỏi nội vi; chỉ trừ khi đi phục vụ ở nhà thờ chính tòa.
3. Lớp đầu tiên của trường học nhà thờ chính tòa (có 3 vị Giám sư trong một giai đoạn); vì thế, có bầu khí trí thức.
4. Giáo sĩ ở nhà thờ chính tòa có tiêu chuẩn cao hơn các cha xứ và các giáo sĩ hạng thấp.
5. Kinh sĩ Dòng Âu-tinh, trong cuộc Cải tổ Gregorio vào thời Trung cổ, là chất men để đào tạo các giáo sĩ trong giáo phận, là vườn ươm các nhà lãnh đạo, đặc biệt nếu đó là Kinh sĩ thuộc Tu hội (Chapter) của nhà thờ chính tòa.
D. Cha Đa Minh không phải là một giáo sĩ địa phương tỉnh lẻ, nhưng liên kết với Hàng Giáo sĩ Châu Âu. Cha Đa Minh cũng tương quan mật thiết với các tu sĩ Dòng Xitô, Dòng Norbeto và các đan sĩ Biển Đức.
E. Đời sống của Cha Đa Minh ở Osma (khuôn mẫu cho các tu viện Đa Minh)
1. Chiêm niệm, cầu nguyện, thực hành khổ chế đan tu.
2. Nghiên cứu thánh khoa để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng.
3. Hoạt động mục vụ ở nhà thờ chính tòa. Phụ trách về phụng vụ nghi lễ.
4. Cha thăng tiến nhanh, giữ đến chức phó bề trên.
5. Với những điều kiện như thế, lẽ thường, Cha Đa Minh có nhiều tố chất để trở thành một Giám mục. Đa Minh thường gần gũi với Đức Giám mục Diego và được chọn làm Đại sứ của hoàng gia.
6. Thêm nữa, Cha Đa Minh cũng có kinh nghiệm trong việc điều hành, làm việc với các Kinh sĩ khác, cũng như với mọi người.
7. Thời gian sống ở đây là giai đoạn chuẩn bị tốt cho đời sống tông đồ của Cha Đa Minh sau này.
CHƯƠNG II : NHỮNG CHÂN TRỜI MỚI
I. Đại sứ hoàng gia :
A. Thiên Chúa quan phòng – những chân trời mới mở ra cho Cha Đa Minh trong một Giáo hội hiện đang có rất nhiều vấn đề.
B. Các vùng biên giới – Vùng biên giới Đan Mạch (ở phía trên Saxony, nước Đức)
1. Người Đan Mạch đối đầu với Đức chạy về phía đông.
2. Cha Đa Minh mong ước đi truyền giáo cho người Phổ, Baltic và Lithuania.
3. Có lẽ Cha cũng muốn đến với các chủng loại “người Cuman”, “Tarta”, Mông Cổ.
4. Mong ước ban đầu của Cha Đa Minh là đi giảng cho các dân ngoại, bước ra khỏi tu viện, mở rộng hoạt động mục vụ của các kinh sĩ.
5. Nhưng miền Nam nước Pháp, vốn không phải là vùng của dân ngoại, lại là nơi hoạt động tông đồ của Cha Đa Minh.
II. Những khủng hoảng ở miền Nam nước Pháp.
A. Về Tôn giáo, có những người theo phái Cathar (Cathar, nghĩa là “tinh khiết”)
1. Việc hiểu biết về luật lệ, đạo lý và các phương pháp của phái này (tinh thần nghèo khó), sẽ rất cần thiết để đánh giá thái độ phản ứng của Cha Đa Minh – nhiệt thành với đức tin và chiến đấu với phái Cathar trong cùng mức độ.
2. Phái Cathar là sự biến dạng của chủ nghĩa Manike. Đi theo thuyết Nhị nguyên, xem vật chất là xấu xa.
3. Sự khổ chế nghiêm ngặt của họ đặt các giáo sĩ Công giáo trong một nhãn quan xấu. Xem chừng ra, đời sống các Giáo sĩ Công giáo ở mức trung bình, cũng tốt nhưng không đủ.
4. Những người theo phái Cathar, Waldenses, ảnh hưởng từ chương trình cải cách của Đức Gregorio thời Trung cổ – canh tân đời sống giáo dân bằng lối sống tin mừng. Họ sự thiếu kiên nhẫn với các giáo sĩ và mong muốn vươn tới sự “hoàn thiện”, nhưng không được chỉ dẫn đúng đắn.
B. Về chính trị – xã hội – kinh tế.
1. Vua Pháp không có thực quyền ở miền nam. Có sự tranh chấp giữa Aragon và Anh Quốc.
2. Giai cấp phong kiến chiếm đoạt đất đai và ganh tị với vùng đất của Giáo hội. Bè phái Cathar có sự lôi cuốn dân chúng – vì nếu đất đai là vật chất thì đất đai chính là sự dữ, và giáo hội không nên chiếm hữu nó.
3. Những người ở thị trấn: Lo làm kinh tế kiếm tiền, tham lam, cho vay nặng lãi và hạn chế. Họ không thuộc thành phần của giới quyền uy và cũng chống lại giáo hội. Họ cũng có nhiều quyền lực trong đời sống xã hội và chính trị.
4. Tình trạng vô chính phủ phong kiến gây băng hoại đạo đức. Vì thế rất dễ dàng cho các địa chủ và dân chúng thị trấn đồng cảm với phái Cathar.
C. Nhìn toàn cảnh, những nhân tố tôn giáo và chính trị – xã hội – kinh tế cuộn vào nhau rất phức tạp. Cha Đa Minh giảng thuyết khoảng 11 năm trong một khu vực có chiến tranh.
1. Canh tân hoàn toàn (đem lại sức sống mới cho giáo sĩ địa phương).
2. Những nhà giảng thuyết chống lại lạc giáo (sau 1203).
3. Các đặc phái viên – vốn là một mũi nhọn cho tới khi nhiều nhóm giảng thuyết được hình thành.
4. Thường xuyên có những dị thuyết, và rồi cũng có việc hòa giải : Dùng “thanh gươm thế tục” nếu cần.
III. Cha Đa Minh bắt đầu hoạt động tông đồ.
A. Từ Rôma và Đan Mạch, Cha trở về. Phải chăng có một chỉ thị của Đức Giáo hoàng?
B. Các đặc phái viên nản chí và muốn đi ngược lại với đường hướng của Đức Inocente, họ muốn giảng thuyết liền trước khi hàng giáo sĩ được canh tân (vì việc canh tân hàng giáo sĩ là một tiến trình lâu dài).
1. Đối với nhiều sử gia, Đức Giáo hoàng Inocente III chỉ là nhà tổng lãnh đạo chính trị, một người cố chấp, trấn áp những ý tưởng đối nghịch, thể hiện qua cuộc Thập Tự chinh Albigense.
2. Nhưng Đức Innocente chấp thuận cho việc giảng thuyết, xem đấy là như phương dược đầu tiên (cái nhìn truyền thống của các Giáo phụ – kiên trì, không áp đặt).
3. Liệu có thể giành lại những người không biết tín điều, có tư tưởng nhị nguyên Tin Mừng sai lầm, đời sống đạo đức yếu ớt, và không được dẫn dắt đúng lối? (Cha Đa Minh cuối cùng sẽ cung cấp những nhà giảng thuyết đầy khả năng, những giáo sĩ nhiệt thành và có đời sống gương mẫu).
4. Phương dược thứ hai, đối với Đức Giáo hoàng Innocente, là áp dụng luật (toà án dị giáo) và đàn áp về mặt quân sự.
C. Các đặc phái viên nghĩ rằng việc giảng thuyết vô ích, bởi vì gương mẫu giáo sĩ đã “cắt bớt” làm sai lệch những lời giảng của họ rồi.
D. Chương trình của Đức Cha Diego.
1. Sử dụng những biện pháp triệt để như phái Cathar trong việc giảng thuyết: nghèo khó Tin Mừng, đơn sơ và vị vậy đưa ra gương sáng ngay lập tức.
2. Phái Cathar có ý nghĩ quá khích về việc khổ chế và nghèo khó, vượt sức con người và giáo sĩ bình thường, nhưng cũng có vài người Công giáo quá khích có thể giữ những hình thức như thế.
3. Điều này được thực hiện chỉ khi xuất hiện những nhà giảng thuyết Công giáo.
4. Thêm nữa, các nhà Giảng thuyết truyền giảng những chân lý đúng đắn, không sai lạc giáo lý Kitô giáo.
E. Những nguồn gốc của quan niệm này.
1. Có lẽ là ý tưởng của cả ba vị : Đức Inocente III, Đức Giám mục Diego và Cha Đa Minh, thay vì chỉ là ý kiến của một cá nhân riêng lẻ. Ba người đầy thao thức đó cuối cùng diễn giải cùng một hướng.
2. Họ phải hoàn trọn tiềm năng của những nhà giảng thuyết lưu động và sự thúc bách của Tin Mừng vào thế kỷ XII, nhưng phải giảng dạy đạo lý chính thống và sống lối sống Tin Mừng dựa trên nền tảng Kitô giáo đích thực.
F. Những phản đối của các vị đặc sứ có phần thoả đáng.
1. Đã có sự khinh bỉ của những người Công giáo đối với những linh mục khất thực và những nhà giảng thuyết lưu động, nghèo khó. Các việc làm của những nhà giả thuyết sẽ gây ra sự tha hoá cho các tín hữu Công giáo đang mất tinh thần. Vì thế, các nhà giảng thuyết sẽ bị xem là dị giáo, tương tự như phái Waldensenes.
2. Những người dị giáo có thể nói rằng : “ Xem kìa, họ đồng thuận với chúng ta và bây giờ họ phải thừa nhận họ đã sai lầm”.
3. Đó là một hành động liều lĩnh, mạo hiểm.
G. Giám mục Diego đồng ý, ngài trở thành vị lãnh đạo hiệu quả đối với việc giảng thuyết mãi cho tới năm 1207.
1. Ngài là một Giám mục, trong khi những đan sĩ Xitô, dù là những đặc sứ của giáo hoàng, cũng chỉ là những viện phụ, đan sĩ hay linh mục mà thôi.
2. Các đan sĩ Xitô là những thành viên tạm thời, còn Giám mục Diego và Cha Đa Minh dự định sẽ hoạt động lâu dài.
H. Một vấn đề nảy sinh trong suy nghĩ của cha Đa Minh.
1. Dù không có tài liệu chính thức nhưng người ta vẫn tin rằng, Cha Đa Minh thực sự có cùng một suy nghĩ như Giám mục Diego. Diego là người công bố vì người là Giám mục nhưng có thể ý tưởng đó bắt đầu từ Cha Đa Minh.
2. Lòng nhiệt thành trước đây của Cha Đa Minh; một thời gian dài trợ tá cho Giám mục như vị phó bề trên. Hiệp nhất trong tinh thần.
3. Nếu Cha Đa Minh có suy nghĩ khác, ngài đã quay về Tây Ban Nha với số còn lại trong đoàn tuỳ tùng của Đức Giám mục.
4. Giả như nó không phải là ý tưởng của Cha Đa Minh, thì ngài cũng là người đã thực thi ý tưởng đó, vì Giám mục Diego qua đời và Đức Inocente là Giáo hoàng ở một nơi “quá xa xôi”.

CHƯƠNG III : VIỆC GIẢNG THUYẾT Ở NARBONNE
(Narborme Praedicatio) (1206 – 1207)

I. Lần giảng thuyết đầu tiên.
A. Phạm vi từ Montpellier tới Toulouse và ngược lại, đi đến những vùng chính yếu, “trưng bày lá cờ” của cuộc tiếp cận mới.
B. Trung tâm hoạt động của phái Cathar : Trục Toulouse – Carcassone với trục Fanjeaux- Prouille – Montreal trong khu vực đầu đoàn và những giao lộ chính. Một kế hoạch tốt.
C. Mục đích của việc giảng thuyết thể hiện trong các bài thuyết giáo và các cuộc tranh luận.
1. Từng điểm một trình bày và chứng minh đạo lý Công giáo.
2. Vì thế chỉ ra những thiếu sót cũng như khiếm khuyết trong đường lối thần học phái Cathar và cho thấy cái logic của học thuyết Công giáo.
3. Đặt phe lạc giáo ở thế phòng thủ, làm cùn sức tấn công của nó.
4. Nhấn mạnh rằng “sống Tin Mừng” của phái Cathar là vẻ bề ngoài sai trái và không phải của Kitô giáo, bởi vì thần học của họ không phải là đạo lý Kitô giáo.
5. Người Công giáo được khích lệ, tăng sức, bởi hiểu biết đức tin của mình.
D. Cuộc tranh luận ở Montreal.
1. Thành công vĩ đại đầu tiên trong việc vạch trần điểm yếu của giáo thuyết Cathar.
2. Đây là sự xuất hiện có tính lịch sử hoàn toàn và đầu tiên của Cha Đa Minh. Một nhà tranh luận năng động hàng đầu, và được chọn làm người tóm kết cho phía đạo Công giáo, trước quyết định cuối cùng của các thẩm phán. Chỉ ra rằng thần học và việc giảng thuyết của cha Đa Minh nhạy bén từ nền tảng ở Palencia và Osma.
3. Thử thách về quyển sách. Phương tiện chân chính trung cổ nguyên thuỷ. Phe Cathar nhận ra điểm yếu thần học của họ. Tái khẳng định quan niệm của Cha Đa Minh rằng các nhà giảng thuyết về thần học là rất cần thiết.
E. Mở rộng việc giảng thuyết, 04/1207.
1. Hơn 12 đan sĩ Xitô đến. Điều này hoàn trọn ước mong của Đức Giáo hoàng về một nhóm giảng thuyết rộng lớn.
2. Một ban giảng thuyết Xitô.
a) Họ là những tu sĩ tốt nhất trong Giáo hội thời bấy giờ. Họ là đối trọng sắc bén cho chủ nghĩa khắc kỷ Cathar.
b) Theo ơn gọi, họ không phải là những nhà giảng thuyết nhưng là những đan sĩ.
c) Họ không phải là những nhà giảng thuyết thần học thông thạo (về thần học tâm linh, đan viện, chiêm niệm, ít tranh luận).
3. Kinh nghiệm điều này nơi những đan sĩ Xitô có thể khởi xướng hay xác nhận ý tưởng của Cha Đa Minh. Tại sao một kinh sĩ/tu sĩ lại không được huấn luyện về thần học và về việc giảng thuyết.
II. Prouille :
A. Prouille trở thành cơ sở cho các hoạt động của Đức Cha Diego và Cha Đa Minh, gần Fanleaux, một giao lộ có tính chiến lược. (Montpellier – Narbonne – Montreal – Carcassone – trục Toulouse cộng với những con đường phía nam ở vùng the Pyrenees).
B. Điểm chính yếu là có một trung tâm quy tụ, tương tự như các trung tâm của Cathar.
1. Đan viện của các nữ đan sĩ đã là một đơn vị cốt lõi và thường tồn.
2. Được trợ cấp bởi bổng lộc dành cho hàng giáo sĩ, ủng hộ kinh tế cho các chị đan sĩ và các nhà giảng thuyết. Không có trợ cấp chính thức từ các giáo phận ở miền Nam hay Toà Thánh. Các nữ tu và các anh em là thành phần trong Cộng đoàn Giảng Thuyết cách chính thức và hợp pháp.
3. Được trợ cấp, nhưng điều này không làm yếu đi khía cạnh truyền bá sự khó nghèo, như phái Cathar đã làm như thế. Họ đã trợ cấp cho các trung tâm của anh em giảng thuyết và tận dụng các lâu đài quý tộc.
4. Các nữ tu Prouille trở nên mẫu gương cho đời sống Công giáo khổ chế; họ là trung tâm thông tin; một trung tâm hoà giải các người lạc giáo, một nơi dừng chân cho các Anh em giảng thuyết lưu động.
C. Các nữ Đan sĩ ở Prouille.
1. Nền tảng được hình thành năm 1206/1207, sớm hơn cộng đoàn anh em.
2. Cho tới năm 1212/1214, khi có sự tam ngưng trong cuộc Thập Tự chinh, họ vẫn hiện diện rất mong manh. Các chị em chỉ có nền tảng vững chắc và đảm bảo tiếp tục kể từ năm 1214.
3. Các chị em tuy không phải là những người hành khất nhưng cũng ủng hộ các trung tâm anh em giảng thuyết. Thánh Đa Minh đã có kinh nghiệm giảng thuyết trên đường nhưng cũng có sự hiệp thông nghèo khó ở Prouille. Người thực nghiệm cả hai môi trường tới năm 1220.
4. Cha Đa Minh có kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức. Prouille minh chứng tài năng tổ chức và ý nghĩa thực tế của Cha.
5. Lối sống của các nữ tu.
a) Một đời sống nội vi tu viện theo truyền thồng, rất giống Xitô, đấy là nét nổi bật của Dòng Xitô. (Cf. Bedouelle, Thánh Đa Minh ân sủng Lời Chúa, II.12, p.240).
b) Sau năm 1216, có lẽ lối sống của các chị em được tổ chức gần giống với những anh em tu sĩ mới Dòng Prê-mông.
c) Vào năm 1218, một sắc thư của Đức Giáo hoàng chính thức sát nhập các nữ tu vào Dòng. Các chị em đúng thực là những người Đa Minh.
d) Luật Dòng Xitô 1232 (hiện vẫn còn) có lẽ phản ánh đời sống nguyên sơ của các chị em Prouille.
e) Một “vấn đề hàn lâm học thuật”. Các nữ tu Đa Minh được thành lập trước các anh em nhưng khi nào họ chính thức trở thành những người “Đa Minh ?” (Các chị em và anh em phát triển và cuối cùng các chị em đắp khuôn theo anh em).
III. Kết thúc việc giảng thuyết ở Narbonne.
A. Vào mùa thu năm 1207, các tu sĩ Xitô nản lòng, thoái chí, kết thúc việc giảng thuyết đã bắt đầu từ năm 1203.
1. Thành công không tương xứng với những nỗ lực bỏ ra; nhưng có thể nói lỗ hổng của đạo lý Công giáo đã dừng lại và người tín hữu sống đức tin mạnh mẽ hơn.
2. Sự nản lòng của các tu sĩ Xitô có thể dung thứ được bởi đã không có tiền lệ trong Giáo hội cho một sứ vụ hoạt động tông đồ đầy khó khăn như thế. Đấy không phải là ơn gọi của họ, tựa như sự phục vụ phong kiến tạm thời trong 40 ngày.
3. Có những dấu hiệu rõ ràng về một cuộc chiến sắp xảy ra với phe lạc giáo. Hành động chính trị, quân sự và thế tục sẽ diễn ra chống lại các tu sĩ và chống lại cả giới quý tộc ủng hộ họ.
B. Cha Đa Minh và Đức Cha Diego không nản lòng, quyết định tiếp tục một mình.
1. Cha Đa Minh nhận ra ơn gọi đời mình.
2. Cả hai vị đều tin rằng phương pháp của mình là đúng đắn và được minh chứng bởi những thành công đáng kể :
a) Các bài thuyết trình và các cuộc tranh luận nhấn mạnh tín điều.
b) Chứng tá Tin Mừng, khó nghèo khất thực.
c) Rao giảng bằng lời nói và gương lành.
3. Có lẽ, vào những ngày đầu tiên này, Giám mục Diego và Cha Đa Minh đã nhận thấy nhu cầu cần có một cộng đoàn Giảng thuyết được tổ chức vững bền, chắc chắn.
C. Sự từ bỏ của Đức Cha Diego.
1. Đức Cha quay lại Osma để chăm sóc Giáo phận của ngài sau vài năm vắng mặt.
2. Đức Cha cũng dự định tập hợp những thành viên mới và chuẩn bị tài chính cho việc Giảng Thuyết.
3. Đức Cha Diego qua đời ở Tây Ban Nha, 12/1207, nhưng Cha Đa Minh quyết định ở lại và tiếp tục giảng thuyết một mình.
4. Nếu Đức Cha không vì trách vụ Mục tử, ngài sẽ không từ bỏ như các tu sĩ Xitô đã từ bỏ, và ngài phải quay về Osma.

CHƯƠNG IV : THỜI KỲ THẬP TỰ CHINH CHỐNG BÈ RỐI ALBIGENSE
(1209-1214)

I. Quân Thập Tự chinh.
A. Một cuộc thập tự chinh chính thức do Giáo hoàng kêu gọi. Bắt đầu năm 1209, kết thúc hiệu quả chỉ trong năm 1229 khi vua Pháp điều khiển trực tiếp ở miền Nam.
B. Một cuộc chiến cay đắng và khốc liệt, hỗn loạn, cướp phá. Không chỉ liên quan đến vấn đề tôn giáo mà cả vấn đề chính trị.
1. Tàn sát ở cả hai phía : Lạc giáo và Chính thống.
2. Simon de Monfort vọng “vương quốc”.
3. Vua Pedro người Công giáo, vùng Aragon, lên tiếng phản đối các cuộc thập tự chinh để bảo vệ cho lợi ích của dân Aragon.
4. Khía cạnh chính trị củng cố thêm sự kháng cự của miền Nam – ở cả những người lạc giáo và phe Chính thống. Họ chống lại việc người miền Bắc “thôn tính” và sự can thiệp của những kẻ “ngoại bang”.
5. Điều này phủ nhận dự định tôn giáo của cuộc thập tự chinh của Giáo hội. Phe lạc giáo lại càng phản đối giáo hội và chống lại việc giảng thuyết.
II. Cha Đa Minh tiếp tục sứ mạng của ngài trong những điều kiện vô cùng khó khăn.
A. Cha kiên trì bảy năm nữa; nhưng chắc chắn đã đọc được những dấu chỉ; không có bước tiến nào trong một vùng chiến tranh; phái Cathar càng bướng bỉnh hơn.
B. Vì thế, Cha Đa Minh chuyển hướng những cố gắng của mình tới phía Giáo hội, bằng một tổ chức vững bền để ngăn chặn những người phái Cathar khác.
III. Những vấn đề phụ của cuộc Thập Tự chinh.
A. Cha Đa Minh được kết nối với cuộc Thập Tự chinh, nhưng chỉ như một “cánh tay tinh thần” mà thôi.
1. Nhà giảng thuyết đức tin và luân lý giờ phải cùng với những hành động quân sự.
2. Cha Đa Minh là bạn thân của Tướng Simon de Monfotr. Trong những năm đầu tiên của cuộc chiến, Simon an toàn trong vùng Fanjeaux. Ông cũng hỗ trợ tài sản sung công cho Prouille.
B. “Người thành lập toà án dị giáo”.
1. Trong lịch sử, Cha Đa Minh phải chịu những thành kiến chống Công giáo, phàn nàn về cuộc Thập Tự chinh tàn sát Albigense và các toà dị giáo thời Trung Cổ; bởi vì sau này các tu sĩ Đa Minh là những người phục vụ toà dị giáo.
2. Đây là một cái nhìn sai lầm về lịch sử, vì Toà dị giáo thời Trung cổ được Đức Giáo hoàng thiết lập sau khi cha Đa Minh qua đời, khoảng năm 1231/1233.
3. Chỉ hai vấn đề nhỏ – được ghi lại cách ít ỏi chưa hoàn tất, nối kết Cha Đa Minh với việc thành lập một toà dị giáo của Giám mục, được dựng nên bởi “cánh tay trần thế” là Tướng de Montfort.
4. Một vai trò thế này được phụ trách bởi Cha Đa Minh là có thể chấp nhận được như một nhà thần học đã được huấn luyện góp phần vào việc chống lại lạc giáo. Ngài có thể trợ giúp cho các công việc của giáo phận (điều tra, hoà giải, giáo hoá).
IV. Niên biểu thời kỳ.
A. 1207-1211 khó thiết lập cách chắc chắn; thiếu tài liệu trực tiếp, phải mượn những tài liệu gián tiếp thông qua suy diễn.
B. Thời gian biểu :
1. 1207-1210, Cha Đa Minh ở trong trung tâm của vùng chiến, trung tâm Fanjeaux, nhưng đi xa tới Bezier, Carcassone, v.v.
2. 1210 – 1211, Cha Đa Minh làm việc với Giám mục Fulk ở miền Toulouse.
3. 1211, Chiến tranh ở vùng Toulouse và Cha Đa Minh đã quay lại vùng Fanjeaux-Prouille.
4. 1211-1213, trong khi ở Fanjeaux Cha Đa Minh củng cố nền tảng tu viện Prouille.
5. Mùa Chay năm 1213, Cha Đa Minh là vị đại diện tinh thần của Đức Giám mục trong khi ngài vắng mặt, chính yếu là ở Carcassone. Cha học hỏi thêm kinh nghiệm điều hành.
6. Năm 1214, Cha ở Fanjeaux. Đại diện giáo xứ để đưa ra vị thế giáo phận hợp pháp và thu tiền dâng cúng, không có vị đại diện của Giáo hoàng từ năm 1207. Bắt đầu có một nhóm cộng tác viên giảng thuyết cố định, xem cha Đa Minh như vị thầy dạy.
V. Trung tâm Fanjeaux (1214) và việc hình thành đầy đủ quan niệm về một nhà giảng thuyết của Cha Đa Minh.
A. Theo tài liệu đáng tin cậy của Chân phước Jordan, chúng ta biết rằng đã có một nhóm ít các môn đệ theo ngài năm 1214.
1. Ngoài Cha Đa Minh, đã có nhiều nhà giảng thuyết ngẫu nhiên khác ở miền nam, nhưng không có xác quyết hay kiên định như Cha Đa Minh.
2. Cha Đa Minh là một nhà “lãnh đạo”, thu hút những người này đến với mình.
3. Có lẽ, một nhóm anh em đã được hình thành, vì năm 1213 có một sự hoà bình tương đối, sức mạnh quân đội và chính trị của bè rối Albigense đã bị triệt phá phần lớn và gặp hỗn loạn mãi cho tới năm 1229. Có thể, bè rối này là một vấn đề nhỏ nhưng chưa bao giờ là một mối đe doạ lớn như trong giai đoạn 1209 – 1213.
B. Năm 1214, Cha Đa Minh và những anh em theo cha đẩy mạnh ý định thành lập một cộng đoàn anh em giảng thuyết cố định ở miền Nam.
C. Ý định của Cha được củng cố nhờ bảy năm kinh nghiệm.
1. Được giao phó cho việc giảng thuyết, thì không phải lao động (không thường trực).
2. Những nhà giảng thuyết phải không bị ngăn trở.
a) Những người này chỉ chuyên lo việc giảng thuyết, không bị trao gánh nặng bởi những nhiệm vụ khác; dễ dàng lưu động.
b) Không giống như một giám mục, một linh mục coi xứ, một đan sĩ, hay những người được trao phó cho việc điều hành đời sống tâm linh và thế tục trong quyền hạn của riêng họ.
c) Sau đó, Cha Đa Minh không muốn anh em của mình có các công việc ở các nhà thờ, vì điều này buộc phải cố định làm việc mà mất tính lưu động.
d) Bởi vậy, cha Đa Minh từ chối một ngai toà.
e) Đức Giáo hoàng Inocente III muốn có những giám mục tốt trong vùng và chọn một vài nhà giảng thuyết thập tự chinh (như các đan sĩ Xitô được chọn cho vùng Narbonne)
(1) Nhưng Cha Đa Minh lại muốn có những anh em giảng thuyết tốt.
(2) Một “Dòng Anh Em Giảng Thuyết” là ý tưởng của Cha Đa Minh hơn là của Đức Inocente.
(3) Cha Đa Minh cảm thấy một Dòng Giảng thuyết sẽ có hiệu quả tức thời hơn ở vùng Midi, và cuối cùng ích lợi hơn cho toàn thể Giáo hội, thay vì là một hàng giáo phẩm tốt, đã được cải tổ.

CHƯƠNG V : THÀNH LẬP DÒNG (1215 – 1217)

I. Đầu năm 1215, việc giảng thuyết đã được đổi mới theo thể chế Giáo hội.
A. Toulouse là nơi xảy ra sự việc :
1. Những nhà giảng thuyết rời Fanjeaux-Prouille để đến ngai toà của thành phố và thủ phủ của vùng Toulouse. Thành phố này bây giờ an toàn và thấy không còn chiến tranh nữa.
2. Sự chuyển đổi này được yêu cầu bởi mội hội đồng miền, mà dẫn đầu là đặc sứ của Giáo hoàng.
3. Hội đồng này đảm nhiệm việc tái kiến thiết đời sống giáo hội sau trận chiến ở Muret năm 1213.
4. Họ tin rằng thành phố Toulouse, như trung tâm của miền, sẽ là địa điểm thích hợp cho sứ vụ giảng thuyết.
5. Thay đổi vị thế của việc giảng thuyết:
a) Từ uỷ quyền của Giáo hoàng chuyển sang ủy quyển của giáo phận.
b) Không chỉ là cải hoá những người lạc giáo nhưng còn là củng cố Giáo hội và làm sống lại tinh thần của những người Công giáo thông qua việc Giảng thuyết.
B. Tài liệu bằng chứng về việc thành lập.
1. Thể chế mới của Giáo hội nhận thấy những mong ước của các Anh Em Giảng Thuyết Fanjeaux năm 1214 và của Cha Đa Minh với kinh nghiệm 7 năm.
2. Năm 1215 tạo thành một nhóm : Nhóm này đảm bảo cho hoạt động tông đồ khả thể và tiếp tục; cung cấp những nhà giảng thuyết riêng của nhóm : Không chỉ dựa trên tiếp nhận những thành viên không thường xuyên : tự trang trải và tự tồn tại, không dựa vào cơ hội Giáo hội và giáo phận giúp đỡ : Sẽ giảng thuyết cho cả lạc giáo và Chính thống và cuối cùng cho toàn thể giáo hội và thế giới.
3. Bằng chứng đầu tiên: tài liệu liên quan đến Peter Seila, một trong những nhà giàng thuyết tiên khởi.
a) Bằng chứng nội tại đặt nền tảng thực sự khoảng giữa tháng 1 và tháng 4 năm 1215.
b) Các tài liệu nói rằng Anh Peter đã tuyên khấn (theo một thể chế, không phải lời khấn tư).
c) Anh Peter, trong một thể thức hợp pháp, dâng hiến các ngôi nhà của mình cho Cha Đa Minh như một vị bề trên của nhóm.
4. Bằng chứng thứ hai : Chiếu chỉ của Đức Giám mục Fulk miền Toulouse, một chiếu chỉ sát nhập như một thể chế của Giáo phận (06/1215).
a) Nội dung của chiếu chỉ là trao cho anh em giảng thuyết sự chấp thuận chính thức của Giáo phận.
b) Một sứ mạng giảng thuyết (missio) được đưa cho một Thể chế Giáo sĩ của Giáo phận, chia sẻ tác vụ giảng dạy của Đức Giám mục Toulouse.
(1) Giảng thuyết chống lại lạc giáo.
(2) Dạy dỗ đức tin.
(3) Đánh bật gốc rễ tội ác.
(4) Truyền rao đạo lý.
c) Chiếu chỉ cũng đưa ra một cái nhìn tổng thể về đời sống của những nhà giảng thuyết : họ sống thành cộng đoàn, như “các tu sĩ”, họ giảng dạy và sống khó nghèo.
d) Chiếu chỉ ban cho được thông dự thuế của giáo phận, giống như thuộc thành phần của “người nghèo được phát của ăn”.
C. Phân tích chiếu chỉ của Đức Giám Mục Fulk; các đặc tính của việc giảng thuyết giáo phận của những tu sĩ giảng thuyết.
1. Việc giảng thuyết.
a) Không chỉ giảng cho lạc giáo, nhưng phạm vi rộng hơn. Giảng đạo lý cho người công giáo, để hướng dẩn, đổi mới và ngăn chặn sự phát triển của lạc giáo.
b) Nét mới mẻ : đây không chỉ là uỷ quyền giảng thuyết, nhưng là chia sẻ (xét theo nghĩa rộng) tác vụ huấn giáo của Đức Giám mục. Các Giám mục trong Giáo hội thuộc hàng ngũ giảng dạy, thuộc hàng huấn giáo (như các Tông Đồ). Vì thế nhu cầu tất yếu đòi hỏi người tu sĩ Đa Minh phải nghiên cứu và trở thành chuyên gia thần học.
c) Đặc ân thông dự vào việc giảng dạy của hàng Giám mục không được ban với một thời gian giới hạn, nhưng là vĩnh viễn đối với cộng đoàn mới; do đó nhà giảng thuyết (theo ơn gọi của mình) có sứ mạng giảng dạy và các tu sĩ Đa Minh vẫn là những người duy nhất có sứ mạng này (xét trên phương diện này).
2. Về việc khó nghèo :
a) Không chỉ là nghèo khó đối với cá nhân người giảng, nhưng ở đây được đưa ra cho mô mẫu cộng đoàn.
b) Họ chấp nhận không sản xuất, kiếm lợi tức.
c) Họ chia sẻ trong cùng khoản lợi tức từ thuế, được đưa như một khoản dâng cúng cho người nghèo của Giáo Phận.
d) Khoản dâng cúng này chỉ phụ trợ cho chuyện nhà cửa khi những nhà giảng thuyết không thi hành sứ vụ. Khi thi hành sứ vụ anh em là những nhà khất thực (quà, cúng biếu, xin).
e) Vì thế, năm 1215, Cha Đa Minh chấp nhận việc hưởng khoản lợi tức từ loại thuế này, nhằm đảm bảo các nhu cầu để xúc tiến tổ chức công việc giảng thuyết. Đối với Cha Đa Minh, việc sống khó nghèo luôn là phương tiện để đạt đến mục đích.
f) Cha Đa Minh trải nghiệm 5 năm, mãi đến năm 1220, thì việc khó nghèo tập thể mới được tiếp nhận vào Dòng, khi đó Dòng đã được thành lập cách vững chãi.
3. Về Học hành : (không có trong Chiếu Chỉ).
a) Các anh em giảng thuyết mới đã tham dự trường Thần học của nhà thờ chính toà Toulouse, dưới sự điều khiển của Alexander Stavensby (sau này là Giáo sư ở Bologna và Giám mục Coventry).
b) Vì vậy, đã có việc học hành dành cho một nhóm từ khi còn rất sớm.
c) Điều này nhấn mạnh ý tưởng của Cha Đa Minh, xem việc học hành thánh như là một yếu tố chính yếu đối với các Anh Em Giảng Thuyết của ngài.
d) Thực tế: Những anh em đầu tiên của cha là những người có khả năng trung bình; cần được đào tạo về thần học nhiều hơn; như vậy, đây là lý do vì sao cha Đa Minh thành lập những tu viện đầu tiên ở Bologna và Paris, hai trường đại học hàng đầu.
e) Học hành cộng đoàn và tác vụ tích cực thay thế cho lao động thường nhật của Đan sĩ.
D. Tính độc nhất của thể chế Dòng tu mới cha Đa Minh thiết lập :
1. Khoảng một hay hai thế kỷ, lý tưởng Tông Đồ nổi bật trong Giáo hội.
2. Tuy nhiên, không có một thể chế chắc chắn nào đã xuất hiện, để xoáy các năng lượng của lý tưởng đó vào việc phục vụ Giáo hội.
3. Có vài nhóm được hình thành cách nghèo nàn, đã trở thành không chính thống (Waldenses).
4. Tài năng của Cha Đa Minh : Ngài đã kết hợp tất cả các thành phần này vào trong một thể chế, mô hình Tin Mừng; ngài đã cấu trúc và tổ chức những ý tưởng này cách chắc chắn, làm cho chúng có thể hoạt động, kéo dài, chính thống và trung thành với Giáo hội.
II. Yêu cầu sự chứng thực của Đức Giáo Hoàng; Đức Inocente III và Công đồng Laterano IV.
A. Mục đích chuyến đi đến Rôma của Cha Đa Minh.
1. Cha hộ tống Đức Giám Mục Fulk đi tới Công đồng chung, nhóm họp cuối năm 1215.
2. Cha Đa Minh dự định xin sự xác nhận của Đức Giáo Hoàng cho cộng đoàn của mình, và cũng xin ban tên gọi (danh hiệu) và chức năng cho nhà giảng thuyết.
a) Cha Đa Minh đã có được sự chấp thuận về cả hai điều đó ở cấp độ Giáo phận nhờ Đức Giám mục; ví dụ : Cộng đoàn, tên gọi và chức năng.
b) Sự xác nhận (ví dụ : Giáo hoàng “củng cố” một điều đã được sở hữu) sẽ thêm phần vững chắc, và thêm sự bảo hộ của Giáo Hoàng cho một nhóm địa phương.
c) Điều Đức Giám mục Fulk đã ban, có thể được rút lại bởi một giám mục khác trong tương lai; sẽ rất khó rút lại một điều đã ban nếu có sự xác nhận của Đức Giáo hoàng.
3. Tên gọi và chức năng của nhà giảng thuyết : Không chỉ là danh dự và uy tín. Đây là điều trọng yếu trong lý tưởng giảng thuyết của cha Đa Minh (phẩm chất đạo lý đặc biệt và để tiếp tục mãi mãi).
B. Ngụ ý chức năng giảng thuyết :
1. Trong Giáo hội, Giảng thuyết đạo lý là tác vụ của Giám mục; nó được uỷ quyền cho những vị mục tử coi xứ hoặc một số nhà giảng thuyết đặc biệt.
2. Cho đến thế kỷ XIII đã có một sự mở rộng dần dần quan niệm về việc giảng thuyết.
a) Các tu sĩ và các kinh sĩ (không coi xứ) giảng thuyết; những nhà giảng thuyết lưu động xuất hiện cuối thế kỷ XI và XII như là một phần trong cuộc cải cách Gregory.
b) Ngầm thừa nhận rằng một mình Giám mục không thể lo hết việc giảng thuyết, khi nhìn đến sự mở rộng xã hội (sau năm 1000), và nhìn đến những khao khát mới trong Giáo hội xuất hiện sau cuộc cải cách Trung cổ và âm vọng Tin Mừng.
c) Các Giám mục ngày càng là những vị quản trị các giáo phận lớn; Giáo sĩ giáo xứ cũng được đào luyện khá ít ỏi.
D. Công đồng Laterano IV, 1215 :
1. Ba điều luật có tính bắt buộc của Công đồng hoặc đã chịu ảnh hưởng, hoặc trùng hợp với ý tưởng của Cha Đa Minh.
2. Điều khoản #10 kêu gọi thành lập các nhóm giảng thuyết để trợ tá cho các Đức Giám mục.
a) Tương tự như nhóm các anh em giảng thuyết tại Toulouse của Đức Giám mục Fulk và Cha Đa Minh
b) Công đồng rất cẩn trọng, trong khi nhận ra nhu cầu cần có nhà giảng thuyết.
c) Công đồng không kêu gọi thiết định những cộng đồng giảng thuyết chuyên biệt, nhưng đặt nền tảng trên sự giám hộ của các Giám mục.
d) Đã có một sự nghi ngờ về các phong trào giảng thuyết tông đồ, rút kinh nghiệm từ nhóm Waldenses.
3. Điều khoản #11 khuyến nghị cần có sự huấn luyện tốt hơn về thần học cho các giáo sĩ thông qua việc mở rộng các trường của nhà thờ chính toà.
4. Điều khoản #12 ngăn cấm thành lập các thể chế Dòng tu mới.
a) Không có các Dòng tu mới được thành lập; bất cứ một nhóm mới nào cũng phải lựa chọn một tu luật đã có từ trước: điển hình tu luật Biển Đức,… hoặc các nhánh khác của nó như Anh Em Xitô.
b) Cải cách thời Trung cổ (cuộc cải cách của Đức Gregorio) mời gọi toàn bộ Giáo hội hướng tới một lòng nhiệt thành mới. Quan niệm Tin Mừng và Tông đồ ảnh hưởng tới giáo sĩ cũng như giáo dân.
c) Những nhóm tu sĩ mới xuất hiện, thường dựa trên lòng nhiệt thành, hăng hái, không chắc chắn, không vâng lời, đôi khi ngả về phía mất trật tự hoặc thậm chí lý khai, lạc giáo.
d) Có sự lộ xộn giữa các hình thức tu trì, hay thay đổi, ít vâng phục sự chỉ dẫn của các Giám mục. Các Giám mục thấy mệt mỏi với những lộn xộn này.
e) Giáo hội đặc biệt đề phòng các hình thức giảng thuyết, thậm chí những huấn từ sám hối, đặt sau đó là lối sống Tin Mừng theo nghĩa đen (Waldenses, Cathars, là những nhóm giảng thuyết nhiệt thành, lưu động, giả dối).
f) Một vài nhóm khẳng định quyền giảng thuyết, thậm chí không có tác vụ chính thức. Đơn giản chỉ vì họ sống Tin Mừng (như các tu sĩ, vì họ sống trong một nơi thánh thiện, vì thế thường chống lại các giáo sĩ).
g) Điều #13 dự định tái lập lại trật tự đúng đắn của đời đan tu; tất cả theo theo những luật đã thiết định và được kiểm chứng. Giống như : Hoạt động mục vụ là vai trò của các giáo sĩ triều, không phải của giáo dân hay tu sĩ. Vì thế, quay trở lại dời đan tu (“những tu sĩ mới) đi vào nội vi.
5. Thoạt tiên, chỉ thị của Công đồng Laterano là một bước cản lớn đối với Cha Đa Minh.
a) Chỉ thị đi ngược lại với ý tưởng cấp tiến của cha về việc thích ứng đời sống đan tu với hoạt động tông đồ giảng thuyết trong một tổ chức mới.
b) Điều 13 sẽ đóng băng đời đan tu trong cách thức truyền thống của nó; như ở phương Đông, các tu sĩ thì chiêm niệm, còn các giáo sĩ thì hoạt động mục vụ tông đồ.
c) Nhưng đó không phải là bước cản đến nỗi không thể vượt qua được. Vì thuộc hàng Kinh sĩ, Cha Đa Minh được phép hoạt động tông đồ.
d) Tiếp nữa, ý tưởng của Cha Đa Minh vượt ngoài quan niệm của điều khoản giới hạn; và Đức Innocent III hoàn toàn đón nhận ý kiến của Cha Đa Minh, có thể thông cảm.
E. Chỉ thị của Đức Innocente III.
1. Đức Giáo hoàng có thể làm nên một ngoại lệ cho điều khoản 13 trong trường hợp của Cha Đa Minh; Ngài biết những chương trình hoạt động của cha ở miền Nam nước Pháp.
2. Tổ chức giảng thuyết của Cha Đa Minh đã được sự chấp thuận của Giáo phận trước Công đồng.
3. Nhưng Đức Innocente cũng khá lo ngại về các nhóm giảng thuyết và nhóm Tin Mừng như việc ngài đã giải quyết chuyện những Anh Em Phanxicô đầu tiên.
4. Ngài yêu cầu Cha Đa Minh chọn một tu luật đã có sẵn và hình thành cộng đoàn “có tính cách tu sĩ” theo tu luật đó.
5. Thế rồi, Đức Innocente sẽ xác nhận và ban danh hiệu giảng thuyết.
6. Cha Đa Minh đi theo khuôn khổ của Giáo hội và công đồng Laterano.
a) Tiếp tục địa vị kinh sĩ Dòng.
b) Chấp nhận Tu luật thánh Âu-tinh.
c) Một Hiến pháp truyền thống sẽ giải thích rõ ràng những mục tiêu riêng biệt của ngài.
d) Đúng lúc, sự “khác biệt” giữa đan sĩ và kinh sĩ sẽ xuất hiện và có thể chấp nhận đối với Giáo hội (thánh Đa Minh là một nhân vật cách mạng trong bối cảnh thủ cựu).
7. Cha Đa Minh vâng phục và trung thành với Giáo hội; một người ít có thể đi vào ly khai hay lạc giáo (vâng phục = một bài kiểm tra khó cho một ai đó theo một chương trình mới).
8. Cuối cùng các Anh em đã chứng minh cho chính cộng đoàn của mình, nhưng có một cuộc xích mích khá dài với các Giám mục và các giáo sĩ coi xứ trong thế kỷ XIII, cho tới thời Công đồng Trentô và thậm chí tới ngày nay.

III. Công hội thành lập Dòng, 1216.
A. Mục tiêu: chọn ra một bản tu luật, tuân giữ một truyền thống xác định về đời sống tu trì, để được giáo hội xác nhận như một Dòng tu chính thức. Xét như một thể chế thuộc Giáo phận, công hội 1215 của Đức Giám mục Fulk đã có công hiệu.
B. Bản chất của công hội thành lập Dòng.
1. Không phải là một cuộc tổng hội, nhưng là một công hội tu viện; chỉ trong một căn nhà ở Toulouse, tồn tại cùng với Prouille, như một trạm phụ.
2. Tính Dân chủ :
a) Cha Đa Minh ước mong cả cộng đoàn quyết định, chứ không phải một mình cha.
b) Điểm mới. Công hội này là một cuộc đưa ra quyết định, thực thể “pháp lý”, không giống như bất cứ một công hội đan sĩ hay kinh sĩ nào.
C. Tu luật :
1. OSB, OSA, hay một Dòng nào khác – Grandmont, Dòng bệnh viện, Dòng quân nhân.
2. OSB : không dễ thích ứng theo, vì hoạt động tông đồ của các giáo sĩ không hợp với các đan sĩ.
3. OSA là một lựa chọn hợp lý.
a) Đây là Luật của các kinh sĩ với tác vụ giáo sĩ.
b) Vì vật nó là luật chung cho các giáo sĩ, không phải cho các đan sĩ.
c) Bản chất chung cho phép thích nghi với một truyền thống chuyên biệt, gắn kết.
d) Cha Đa Minh, một kinh sĩ, đã sống tu luật đó.
4. Tu luật các Kinh sĩ Âu-tinh.
a) Thiết chế mới sẽ được chấp thuận ngay lập tức trong cấu trúc Giáo hội, như thường lệ.
b) Địa vị các kinh sĩ, mục tử và tu sĩ, đã được phác hoạ cách rõ ràng trong luật Giáo hội.
c) Cho phép một bối cảng mục vụ, giáo sĩ, có thể được mở rộng tới một bối cảng những nhà giảng thuyết chuyên biệt.
d) Những mục tiêu có tính cách mạng như thế của Cha Đa Minh thoạt đầu sẽ làm cho Giáo hội hoảng sợ.
e) Cha Đa Minh đồng thuận ở điểm này với một hình thái tổng quát, nhưng ngay ở đây tính cách chuyên biệt đã hiển hiện rồi, vì tổ chức thuộc giáo phận Toulouse được dành riêng cho việc giảng thuyết.
D. Thể thức kỷ luật tu trì.
1. Ở đây, Cha Đa Minh đã quá tôn trọng những mong ước của Giáo hội, thể hiện qua việc kế tục thể thức đời sống cộng đoàn đan sĩ từ Dòng Prê-mông.
2. Nhưng có tính chọn lọc và cải tiến : Ví dụ : Thinh lặng nhằm giúp ích học hành và chiêm niệm: các tập sinh nên đọc và học để chuẩn bị cho việc giảng thuyết, cũng như việc suy niệm Lời Chúa (lectio divina).
3. Cha Đa Minh mượn lại rất nhiều từ Dòng Prê-mông, vì trong số các luật kinh sĩ khác nhau, thì kỷ luật Dòng Prê-mông đại diện cho một hình thức kỷ luật đan tu nghiêm ngặt, không có nhiều quy định chung chung, thoải mái; có sự khoan nhượng về vấn đề khó nghèo và thực hành đời tu (ở Osma, ngài đã tuân giữ kỷ luật kinh sĩ rất khắt khe).
4. Tu luật thánh Augustinô và kỷ luật Dòng Prê-mông tạo nên cách thức quản trị đời sống chung của một nhà cá nhân hay tu viện – đơn vị nền tảng của Dòng sau này.
5. Cách thức quản trị nội bộ sau này được điều chỉnh trong phần đặc trưng I (Distinction I) của Hiến pháp Dòng.
6. Điều này cho thấy nét đan tu truyền thống và có thể đã nhận được sự chấp thuận của Giáo hội ngay lập tức.
7. Tổng hội năm 1220 (trong phần đặc trưng II – Distinction II) nói rõ về “cấp độ Dòng” hoạt động tông đồ giảng thuyết chuyên biệt – Điểm mới, tân tiến trong ý tưởng của Cha Đa Minh : Giảng thuyết, đời sống tông đồ, học hành và khó nghèo.
a) Chỉ rõ đặc tính chuyên biệt của những kinh sĩ Dòng Augustinô mới này.
b) Được công bố chỉ sau năm năm kinh nghiệm, và dần được chấp nhận bởi Giáo hội.
8. Vì vậy, Cha Đa Minh luôn vâng phục và trung thành với chỉ thị của Giáo hội, vẫn thiết định một hình thức đan tu hoàn toàn mới, Dòng các anh em.
E. Vâng phục.
1. Không giống các kinh sĩ, vốn chỉ vâng phục một Giáo hội địa phương, cụ thể nhất định, vâng phục vị bảo trợ địa phương …
2. Ngay từ đầu, trong Dòng Đa Minh, vâng phục phải được tuyên khấn công khai trước vị bề trên Thượng cấp – Cách riêng, vâng phục thánh Đa Minh, rồi vâng phục các vị kế nhiệm ngài, các Bề trên Tổng quyền.
3. Vâng phục vị Bề trên Thượng cấp như một người hướng dẫn và quản lý cộng đoàn các cá nhân, không theo từng địa phương, nhưng được phân bố trong nhiều nhà (nhiều cộng đoàn tu viện) đơn lẻ.
4. Mầm mống của một Dòng tu (religious order) đúng nghĩa, phổ quát.
F. Danh hiệu có tính Giáo hội.
1. Công đồng Laterano IV mang tinh thần truyền thống : Vì vậy khẳng định sẽ đòi hỏi một “danh hiệu nhà thờ” như tất cả các kinh sĩ.
2. Đức Giám mục Fulk ban cho Cha Đa Minh nhà thờ Thánh Romanus ở Toulouse.
3. Vì vậy, họ có thể kiến nghị xác minh là “Hội Kinh sĩ nhà thờ Thánh Romanus”.
G. Công hội Thành lập Dòng năm 1216, đã đưa ra một bộ luật nền tảng, một chương trình làm việc thích hợp với sự công nhận của Giáo hội và nhắm đến sự phát triển của Dòng.
IV. Sự xác nhận của Giáo hội được ban hành (ngày 22, tháng 12 năm 1216 – ngày 07 tháng 02 năm 1217).
A. Đức Giáo hoàng Honorio III ban sắc lệnh, vì Đức Inocent đã qua đời ngày -6 tháng 07 năm 1216.
1. Xác nhận bằng 3 “sắc lệnh” (bull) [ví dụ : “sắc lệnh” (bull) mang ý nghĩa rộng hơn là “văn bản” [document]).
2. Chỉ cần một xác nhận đầu tiên thôi, đã đủ công nhận sự ra đời của một Dòng kinh sĩ, nhưng Cha Đa Minh có một tầm nhìn lớn hơn nhiều.
3. Sắc lệnh thứ bốn năm 1220 hoàn thành việc thiết lập một “Dòng” (Order) (Đây là Dòng anh em tu sĩ đầu tiên).
4. Cần đến bốn văn bản để thành lập Dòng bởi vì đấy là một ý tưởng khá mới mẻ và Trung ương Roma không có kinh nghiệm trước đó.
B. Xác nhận thể chế Dòng tu (sắc lệnh đầu tiên). Đời sống tu trì (Religiosam vitam). Ngày 22 tháng 12 năm 1216 là ngày sinh của Dòng.
1. Curia – một “văn kiện mẫu” cho những thể chế tu trì mới (sách nghi thức – Formula).
a) Hiến chương cổ điển, phần mở đầu, chào mừng, kết luận.
b) Phần thân : Sẽ chứa những ân ban, đặc quyền, v.v., mà một nhà thành lập có thể đòi hỏi.
2. Dòng được xác nhận là Dòng các kinh sĩ, như Dòng các kinh sĩ Âu-tinh: Các giáo sĩ sống cộng đoàn đan tu, với phụng vụ chung và hoạt động tông đồ mục vụ.
3. Sắc lệnh xác nhận chỉ là kinh sĩ thuộc nhà thờ thánh Romanus : Ba nhà thờ khác vẫn không được hình thành đầy đủ về việc tuân giữ kỷ luật.
4. Vẫn có những đặc ân được ban vĩnh viễn. Ai đó có thể nói rằng “Dòng” đã được xác nhận, bởi vì tổ chức các kinh sĩ mới sẽ lớn lên theo thời gian, thành một tu viện như các kinh sĩ khác. Không còn nghi ngờ gì nữa, trong ý tưởng của cha Đa Minh, Dòng sẽ phát triển thành một Dòng phổ quát rộng lớn; không phải là một Dòng thuộc giáo phận.
5. Một điểm cũng được nhìn (từ thực tế) là Cha Đa Minh đã lựa chọn rất ít các mệnh đề từ “văn bàn hình thành” của Curia.
a) Ở điểm này, cha không muốn quá nhiều phát biểu, làm chậm trễ việc phát triển các ý định riêng của cha qua kiểm nghiệm và kinh nghiệm.
b) Khoảng năm 1220, sau ba năm rưỡi, một thời gian ngắn, những ý tưởng chuyên biệt xuất hiện rõ trong suy nghĩ của cha Đa Minh.
c) (Phần đặc trưng II) năm 1220, Công hội phát biểu những sự khác biệt lớn giữa tu luật kinh sĩ tổng quát và Dòng Anh Em Giảng Thuyết mới – những anh em trong một Dòng (Order), không phải hội kinh sĩ.
C. Sắc lệnh thứ hai : Xác nhận chức năng và danh hiệu “giảng thuyết” (một tháng sau đó), 21 tháng 01 năm 1217. Đấng ban phát mọi ân sủng (Gratiarum omnium largitor).
1. Trước đây, Đức Giáo hoàng Innocente III đã hứa điều này; và bây giờ, Đức Giáo hoàng mới Honorius III ban hành nó.
2. Quyết định ban hành này rất quan trọng :
a) Quyết định được ban với niềm vui mừng khôn tả cùng ba văn thư Giáo hoàng xác nhận cho trường hợp ở miền Nam nước Pháp – khẩn thiết.
b) Một trong những văn thư này được gởi đến Trường Đại học Paris, yêu cầu các Giáo sư Đại học đi xuống miền Nam, thuyết giảng và thành lập trường Đại học Thần học để tranh biện với lạc giáo Cathar.
c) Đức Giáo hoàng yêu cầu họ, trong hoàn cảnh ấy, phải có một nhóm kinh sĩ giảng thuyết, một nhóm nhấn mạnh việc nghiên cứu thần học để giải thích đạo lý. Cuối cùng, các tu sĩ Đa Minh thực thi điều mà Đại học Paris đã không làm. Tu sĩ Đa Minh đã mang “Paris” đến mọi nơi thông qua các trường thần học của riêng họ.
3. Vấn đề Ngữ học trong Sắc lệnh :
a) Nói về một nhóm những nhà giảng thuyết mới, không như những người đang giảng thuyết, ví dụ : như thể ngẫu nhiên họ là những đặc phái viên.
b) Giáo hội đang nhận ra một cách đúng luật rằng bên cạnh các Giám mục, vốn là những người có trách vụ giảng thuyết, còn có một nền tảng mới cho sứ vụ giảng thuyết, dành cho những người không phải là Giám mục.
c) Đức Cha Fulk đã thi hành điều đó ở địa phương trong giáo phận Toulouse của ngài, bây giờ Giáo hội nâng điều đó lên mức phổ quát toàn thế giới.
d) Không ngẫu nhiên có một đặc phái viên do một giám mục ban quyền cho một nhà giảng thuyết nào đó, nhưng cho một cộng đoàn (một Dòng tu).
e) Dòng được đặc cách, và mỗi thành viên giảng thuyết trong đó, theo ơn gọi, thực sự là một thành viên được công nhận.
4. Chức năng giảng thuyết được ban bố, là nhằm “xá giải tội lỗi” của những nhà giảng thuyết.
a) Công thức đó đã được sử dụng trong các ân xá dành cho các Cuộc Thập Tự chinh : sự bảo vệ đức tin của họ “xá miễn tội lỗi của họ.”
b) Giống như đời sống nhiệm nhặt của một đan sĩ “xá miễn tội lỗi của họ.”
c) Việc giảng thuyết là con đường nên thánh của Cha Đa Minh : thánh hoá bản thân bằng việc giảng thuyết và cứu độ linh hồn tha nhân (mục đích cá nhân, mục đích của Dòng).
5. “Dòng của những anh em giảng thuyết” xuất hiện lần đầu như là danh hiệu của một thể chế mới vào một năm sau (ngày 11 tháng 02 năm 1218) trong một lá thư tiến cử Cha Đa Minh được tìm thấy từ Đức Giáo hoàng.
D. Sắc lệnh thứ ba : Xác nhận thẩm quyền của vị đứng đầu Dòng mới, cung cấp một cố kết vĩnh viễn, hiệp nhất, bền vững. Ngày 07 tháng 02 năm 1217, Iustis petenttum.
1. Cha Đa Minh tìm kiếm kết cấu cho một tổ chức sẽ được lan rộng, không phải chỉ ở trong một địa phương, sẽ thay thế tính cứng ngắc của các đan sĩ và kinh sĩ trong các đan viện địa phương. Tính Hợp nhất và bền vững cho một “sự cộng tác của các cá nhân”.
2. Bối cảnh gần như rất bình thường :
a) “Không một thành viên nào có thể tách ra Dòng mà không có sự cho phép của bề trên; không có nhóm tu sĩ nào khác có lẽ nuôi dưỡng bất cứ ai có thể rời bỏ mà không có sự cho phép này”.
b) Một ban giảng thuyết lưu động không thể bị làm suy yếu bởi những loại chân lỏng, người rời bỏ là người đánh mất sự nhiệt thành.
c) Tổ chức mới, hiệp nhất này đã không thể chịu “trạng thái lỏng lẻo”. Nó phải có tính bền chắc trong cách thức riêng của nó và có tính vững bền.
3. Sự tách rời của một tu sĩ sẽ làm suy yếu toàn thể, suy yếu các căn nhà bền vững của các tu sĩ.
4.Một Dòng lưu động mới sẽ không có những ân phúc của một định cư đan viện; thí nghiệm vẫn chưa được thử, các nhà giảng thuyết có thể suy yếu từ ngẫu nhiên của thực thể mới. Thêm nữa, các anh em trong sứ vụ .
5. Sắc thư này đóng vai trò như một văn thư xác nhận thẩm quyền của Cha Đa Minh như là vị Đứng đầu trong toàn bộ Anh Em Giảng thuyết, thầy của những nhà Giảng thuyết.
a) Dòng sẽ được lan rộng tới nhiều địa phương, không phải chỉ có trong một cộng đồng địa phương cố định nào đó.
b) Tuyên khấn với vị Đứng đầu của Dòng Giảng Thuyết và vị này cần có thẩm quyền điều khiển tất cả các anh em.
c) Ngoài ra, những căn nhà (cộng đoàn) địa phương phân chia thành từng đơn vị nhỏ, độc lập với nhau.
d) Vì vậy, thẩm quyền của vị Bề trên tổng là để duy trì sự hiệp nhất và bền vững; mối dây liên kết giữa các nhà (cộng đoàn).
e) Lưu động, phổ quát, nhưng vẫn chỉ là một.
6. Cùng một quan niệm được nhìn thấy trong công thức tuyên khấn :
a) Không vâng phục “trong nhà thờ của ngài” như là các kinh sĩ, nhưng vâng phục “trong tu viện của ngài” – ví dụ : Ý nghĩa là thuộc về một đơn vị hay một cộng đoàn, vốn là Dòng phổ quát.
b) Dòng là một “đan viện mở rộng”, một “liên hiệp Cluny của các cá nhân”.
E. Sắc lệnh thứ hai và thứ ba chỉ ra :
1. Quan niệm của Cha Đa Minh đã được thực thi mặc dù có điều khoản 13 của Công đồng Laterano IV.
2. Và điều này có sự trợ giúp của Đức Giáo hoàng.
3. Nhóm các kinh sĩ địa phương được xác nhận, nhưng đường lối thì rõ ràng là dành cho một Dòng có tính toàn Giáo hội.
F. Cha Đa Minh có ý định lập một Dòng phổ quát.
1. Nếu tầm nhìn của cha Đa Minh hạn hẹp, thì ngài đã hoàn toàn đồng lòng với sắc thư thứ nhất : Xác nhận tổ chức của cha là các kinh sĩ ở nhà thờ Thánh Romanus.
2. Thật khó xác định ý tưởng về một Dòng phổ quát có từ khi nào: Giữa 1206 – 1214, hay lúc thành lập cộng đoàn ở Toulouse năm 1215, hay khi ngài đi tới Rôma xin xác nhận.
3. Có lẽ được nhấn mạnh ở thời điểm Công Đồng Laterano : Các kinh sĩ đang giảng thuyết và đang huấn luyện thần học.
a) Ở Rôma, cha nhận thấy rằng những vấn đề căn cốt ở miền Nam nước Pháp cũng có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong Giáo hội.
b) Cuộc đàm thoại với Đức Giáo hoàng và các vị chức sắc ở Curia.
c) Chính Rôma đã mang đến một cái nhìn có tính thế giới.
4. Hoàn cảnh ở miền Nam nước Pháp củng cố ý định của Cha Đa Minh :
a) Lao động lâu dài mà kết quả đạt được thì rất mong manh, cộng với tính bướng bỉnh của phái Cathar.
b) Canh tân nội chiến và cái chết của tướng De Montfort góp phần vào sự thiếu chắc chắn; những khó khăn khi giảng thuyết trong một vùng chiến tranh.
c) Cha Đa Minh muốn “củng cố” ở miền Nam nước Pháp, muốn Dòng tồn tại, rồi lan rộng mọi miền Kitô giáo.
5. Quyết định của Cha Đa Minh không phải là một ngẫu hứng tình cờ hay quá khích.
a) Cha là một người có suy tư chín chắn, thực tế, không phải là một người nhiệt thành thiếu suy nghĩ.
b) Thế nên, có một tiến trình phát triển dần dần ý tưởng lập Dòng, rồi có thêm kinh nghiệm từ 1215 – 1220.
c) Âm thầm nghĩ suy, rồi khi hành động thì đầy cương quyết.
d) Một tổ chức lẫy lừng năm 1220 là bằng chứng cho thấy một kế hoạch suy nghĩ đã lâu dài, chín chắn.
e) Thành công sau này của Dòng mới minh giải cho những phán đoán của Cha Thánh Đa Minh, tiếp cận vừa thử nghiệm vừa hành động của ngài.
6. Có một cảm hứng thánh thiêng, mặc dầu khó chứng minh điều này, nhưng có thể giải thích qua quyết định “bất ngờ” của cha, cách giải quyết vấn đề rất chắc chắn, thành công độc đáo.
7. Tính phổ quát trở nên rõ ràng trong ý định của Cha Đa Minh từ năm 1216 – 1217, thời gian xin xác nhận. Từ thời điểm này, Toulouse và miền Nam nước Pháp đã không còn là điểm địa phương của ngài, nhưng là trục Rôma-Paris-Bologna.

CHƯƠNG VI : SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG (1217 – 1220)

I. Cuộc phân tán các anh em, tháng 08 – 1217.
A. Quyết định phân tán cộng đoàn mới dường như bất ngờ, vội vã. Nhưng, đó là quyết định hợp lý với một tầm nhìn rộng lớn. Đức Kitô đã sai các Tông đồ đi vào thế giới, sau ba năm.
B. Có những lý do thực tế, cụ thể cho quyết định này :
1. Sau khi Cha Đa Minh Trở về từ Roma vào mùa xuân năm 1217, tình hình chính trị ở Midi một lần nữa lại phức tạp.
2. Một cuộc phản kháng mạnh hơn đối với tướng De Monfort và đối với các cuộc thập tự chinh ở phía Bắc đã xảy ra trong năm trước, và thành phố Toulouse đã nổi dậy khởi nghĩa chống lại tướng Montfort, ủng hộ vị bá tước tiền nhiệm, Raymond.
3. Phe chống Giáo hội cảm thấy mạnh sức, thậm chí trong số đó có những người chính thống, Công giáo, những người miền Nam, vì Giáo hội chính thức ủng hộ tướng Monfort và các cuộc Thập Tự chinh ở miền Nam.
4. Cuộc nội chiến bây giờ ít mang tính tôn giáo hơn (giữa chính thống và lạc giáo), nhưng mang tính chính trị nhiều hơn (giữa phe tự do miền Nam và phe xâm lược miền Bắc).
5. Cha Đa Minh thực sự rơi vào quyết định khó khăn, thậm chí trên mức độ con người.
a) Cộng đoàn mới của cha có thể sẽ bất động, nếu bị tóm lại trong thành phố Toulouse đã bị bao vây, thậm chí tổ chức có thể bị tiêu trừ. Cha Đa Minh hiểu biết về cuộc chiến.
b) Vấn đề được sáng tỏ : Hai tuần sau cuộc phân tán, thành phố Toulouse đã nổi loạn và tháng 06 năm 1218 (chín tháng sau) bá tước De Montfort bị giết. Ông là nhà bảo trợ, bảo vệ, là bạn của Cha Đa Minh.
C. Phản đối kế hoạch :
1. Chính các kinh sĩ giảng thuyết lên tiếng phản đối, mặc dầu họ được điều hành, hướng dẫn bởi cha Đa Minh. Có lẽ đã xuất hiện một sự rụt rè nào đó. Phải chăng chúng ta đã được huấn luyện kỹ lưỡng ? Có lẽ họ vẫn còn giữ quan niệm cộng đồng địa phương; họ biết miền Nam nước Pháp và cuộc phân tán chẳng khác chi đày ải.
2. Sự phản đối đến từ phía Giám mục Fulk và tướng De Montfort : nhóm anh em chưa được huấn luyện, chưa sẵn sàng, và cần có thời gian để củng cố; và miền Nam đang cần những nhà giảng thuyết.
D. Nhiều liều lĩnh :
1. Nhóm anh em này còn quá mới, không “truyền thống”, vẫn “chưa được làm cho sâu sắc”.
2. Mở rộng quá nhánh để thu hút các thành viên mới, huấn luyện còn ít, có thể làm nhạt mất lý tưởng.
3. Mở rộng số lượng mà không có sự hiện diện của cha Đa Minh, và nếu chỉ có tính cảm hứng thôi, có thể dẫn đến thiếu nhiệt tình.
E. Các lợi ích :
1. Một bước như thế cần thiết để làm cho Dòng thực sự có tính phổ quát.
2. Nhóm bảy được sai tới Paris có thể bắt đầu cách chắc chắn, ở tại một trường tốt nhất. Vì thế, mang lại lợi ích xét theo chiều kích thần học của Dòng.
3. Còn Nhóm được sai tới Tây Ban Nha có thể thu hút dồi dào các tân binh (cách ơn gọi mới) như Đức Cha Diego đã dự định.
4. Còn ba anh em ở lại Toulouse là những người thuộc địa phương này, sẽ bền chặt ở đó, đối diện với những vấn đề đang tới.
F. Toàn bộ hành động này minh chứng cho niềm tin tưởng lớn lao của cha Đa Minh vào các anh em của mình. Nếu họ thuộc số những người có thiện chí, nhiệt tâm, họ sẽ thăng tiến trong mọi hoàn cảnh, ngoài trách vụ giảng thuyết. Sau đó, khi được học hỏi và có kinh nghiệm, các anh em này có thể được tín nhiệm để điều hành Công hội. Tin tưởng vẫn là một đặc sủng của anh em Đa Minh. Sự trưởng thành để sống tự do, tự nguyện.
G. Khôn ngoan khi phân tán :
1. Bốn năm sau, năm 1221, đã có 30 tu viện. Dòng lan rộng khắp miền Tây và Trung Âu, hoạt động và cấu trúc tốt.
2. Cha Đa Minh có tài năng của một nhà sáng lập. Cha là người biết tổ chức, một người biết nhìn xa và có óc thực tế.
3. Tầm nhìn của Cha Đa Minh có thể được chứng tỏ qua việc lựa chọn Viện phụ Matthew.
a) “Viện phụ” thì tương đương với “tu viện trưởng”, không viện phụ của Dòng Biển Đức hay Dòng Xitô. Các kinh sĩ ở miền Bắc nước Pháp đã sử dựng từ “tu viện trưởng” cho người đứng đầu một cộng đoàn kinh sĩ, ở miền Nam dùng từ “viện phụ”.
b) Anh Matthew người Pháp được chọn làm tu viện trưởng của tu viện thánh Romanus, một ngôi nhà (cộng đoàn) độc lập của Dòng.
c) Theo luật, tất cả các anh em đã phân tán, thì vẫn là thành viên của tu viện thánh Romanus, cho tới khi những tu viện mới được thành lập.
d) Những thuận lợi :
(1) Anh Matthew là người đứng đầu Dòng, hầu lỡ có chuyện xảy ra với Cha Đa Minh.
(2) Các Anh em được gởi tới Paris, với Anh Matthew như là người đứng đầu của họ, sẽ được chấp nhận như những kinh sĩ có phẩm chất đức tin tốt lành, thậm chí dù chưa được biết đến. Họ là những người được uỷ nhiệm khi đến một thế giới phức tạp, rộng lớn ở Paris.
(3) Cha Đa Minh, người “đứng đầu Dòng”, sẽ tự do để điều hướng sự phát triển của Dòng khi những nền tảng cộng đoàn mới ngày càng tăng.
(4) Cha Đa Minh đã có ý định mở nhiều cuộc đàm phán ở Rôma để mở rộng Dòng thêm nữa.
H. Anh John Navarre.
1. Minh hoạ một Cha Đa Minh liều lĩnh và táo bạo, đón nhận sự giới hạn của các môn sinh, chấp nhận một thực tế có thể xảy ra là môn sinh của mình, hay những thế hệ kế tiếp của Dòng, ít nắm chặt lý tưởng của Dòng.
2. Anh John đã ngã gục về “tinh thần”, chứ không phải về “lề luật”.
3. Chiếu chỉ của Đức Giám mục Fulk làm cho việc hành khất chỉ hoạt động ở Giáo phận Toulouse; phần Đặc trưng II (1220) và những công bố chính thức sau đó của Dòng về việc hành khất tự thân vẫn chưa xuất hiện.
4. Luật Giáo hội địa phương ở miền Nam nước Pháp (đích đến của John) nghiêm cấm việc khất thực của các tu sĩ. Liệu cha Đa Minh đã biết rõ hạn chế này ?
5. Một bài học cho Cha Đa Minh.
a) Dòng của Cha cần một hệ thống lề luật thống nhất, để bảo vệ lý tưởng, để ngăn chặn nhầm lẫn.
b) Hệ thống luật này sẽ bảo đảm cho những tu viện Đa Minh địa phương khỏi sử dụng luật địa phương, mà xâm hại đến luật chung của toàn Dòng.
c) Lý tưởng sống khó nghèo của cha phải được thi hành cách cụ thể theo luật, cũng như những đối tượng khác và những lý tưởng khác trên mức độ toàn “Dòng”.
6. Bài học cho chúng ta: “tinh thần” hoàn trọn các lời khấn Dòng, nhận ra lý tưởng.
II. Rôma (tháng 12 năm 1217 – tháng 05-1218).
A. Chuyến đi của Cha Đa Minh tới Rôma để tìm kiếm sự giúp đỡ nhiều hơn từ phía Toà Thánh.
B. Có lẽ những bước khởi đầu của một nền tảng cộng đoàn ở Bologna đã được định hình trong chuyến đi này, đầu năm 1218.
1. Bologna là một trung tâm Đại học như Paris, nhưng chủ yếu về ngành luật. Paris và Bologna là hai thủ phủ tri thức của Châu Âu bấy giờ.
2. Bologna có phân khoa Thần học chỉ trong năm 1364, nhưng khoa Luật đã có từ trước và là phân khoa quan trọng hơn. Giáo Luật là một ngành của Thần học Mục vụ, một nhu cầu cần thiết đối với anh em Đa Minh.
3. Một nền tảng tuyển mộ nhân sự rất tự nhiên – tuyển mộ các học giả nhận ra lý tưởng tri thức của Dòng.
C. Ở Rôma, Cha Đa Minh tìm kiếm lời “tuyên truyền” ủng hộ từ phía Đức Giáo hoàng.
1. Cha Đa Minh tìm kiếm những lá thư hay các “công băn” tiến cử từ phía Đức Giáo hoàng.
2. Mục đích : để giới thiệu Dòng cho tất cả các Giám mục trong Giáo hội, để dẹp tan thái độ chống đối hay nghi ngờ; để kháng cự lại tất cả những sự phản đối của các Giám mục.
3. Một lá thư được gởi tới miền Nam nước Pháp.
a) Vì thế các anh em, nếu bị vô hiệu hoá ở Toulouse bởi cuộc chiến, có thể vẩn giữ đúng chức năng ở ba cơ sở địa phương khác.
b) Cụm từ quan trọng trong lá thư này :
(1) “Các giám mục phải cho phép các anh em kinh sĩ giảng thuyết, vì việc giảng thuyết này được uỷ nhiệm bởi chính Đức Giáo hoàng”.
(2) Họ không đơn thuần chỉ là những kinh sĩ của nhà thờ thánh Romanus, nhưng là một Dòng mới với quyền giảng thuyết bất cứ đâu và đó là ơn gọi của họ.
4. Một lá thư khác được gởi tới Paris :
a) Các anh em ở trong những hoàn cảnh khó khăn, họ không nhận được sự giúp đỡ từ các Giám mục hay giáo hội, không nhận biết việc hành khất của họ.
b) Lá thư được gởi tới trường đại học, yêu cầu các giáo sư đón nhận các anh em và giúp đỡ họ như “những sinh viên nghèo”.
c) Các trường đại học giúp đỡ cho các giáo sĩ nghèo (ví dụ : trường Sorbonne sau này).
d) Trường Đại học Guild được mong đợi để chú ý đến Đức Giáo hoàng, vì trường này, thông qua một loạt các văn thư của Giáo hoàng trở thành thể chế thuộc giáo hoàng , nhiều tự do hơn từ phía các Giám mục và chưởng ấn.
D. Thái độ đối với Cha Đa Minh : Chỉ xem cha là một người đàm phán, một nhà vận động hành lang, hơn là một nhà giảng thuyết vì công việc lập đi lặp lại với Toà Thánh.
1. Nhưng Cha đang giới thiệu một phong trào đan sĩ hoàn toàn mới, mục đích chăm lo cho các linh hồn thông qua việc giảng thuyết.
2. Thời gian trôi qua, cha đang đặt nền tảng cho các kết quả tương lai.
3. Cha Đa Minh rất cần sự ủng hộ của Đức Giáo hoàng : Các giám mục nghi ngờ các tu sĩ trong các hoạt động mục vụ. Họ hạn chế các kinh sĩ trong những hoạt động tông đồ mục vụ hợp pháp của họ, và các giám mục cảnh giác với các nhà giảng thuyết lưu động.
E. Ở Ý lần này Cha Đa Minh đã đón nhận anh Reginald Orleans.
1. Được đặt định để làm người đứng đầu cộng đoàn mới Bologna và là người phổ biến Dòng thành công, thu hút được nhiều anh em gia nhập Dòng.
2. Giống như Cha Jordan Saxony, anh đi rất sát với tinh thần của thánh Đa Minh.
III. Diễn trình cuộc kinh lý, 1218-1219 (đi bộ).
A. Mục đích : đẩy mạnh Dòng phát triển và mở rộng, trông nom và giải quyết mọi vấn đề tại chỗ.
B. Không tài liệu nào ghi lại dấu vết của ngài từ tháng 05 đến tháng 11 năm 1218, cho tới khi thấy cha đến Tây Ban Nha.
1. Trên lộ trình có lẽ đã dừng nghỉ ở Bologna.
2. Miền Nam nước Pháp cũng là một lộ trình thông thường và chúng ta có thể dừng nghỉ ở Toulouse và Midi. Toulouse đã hoà bình trở lại sau khi bá tước Montfort qua đời; Có lẽ vào thời điểm này nền tảng của Dòng tại Lyons cũng hình thành.
C. Ở Tây Ban Nha :
1. Có tài liệu cho biết rằng Cha Đa Minh tập trung hoạt động tại vùng New Castile, trung tâm địa chính của Tây Ban Nha.
2. Vì thế cha ở giáo tỉnh, và cụ thể là ở Segovia, Madrid, Guadalajara.
3. Toledo là tòa chính của Tây Ban Nha, Tổng giám mục vùng này là Đức Rodrigo de Rada đã là giám mục Osma sau khi Đức Diego qua đời, và vì thế là Giám mục của cha Đa Minh trong một thời gian. Đức Tổng Giám mục đã biết Cha Đa Minh và những kế hoạch của cha.
4. Tu viện Tây Ban Nha đầu tiên được thiết lập ở Segovia.
5. Hai tu viện cho các chị em : ở Madrid và San Estaban (đã được chuyển thành Caleruega năm 1266).
6. Có thể Cha Đa Minh đã có những bước khởi đầu ở Palencia, một thành phố Đại học, nên chỉ trong một thời gian ngắn đã có một tu viện thứ hai ở Tây Ban Nha.
7. Rất có thể cha Đa Minh đã thăm Osma và Caleruega trên lộ trình hay gần lộ trình đi, bất cứ con đường nào ngài tới Pháp.
D. Ở Paris : tháng 06 và tháng 07 năm 1219.
1. Tu viện St. Jacques đã được thành lập, được trợ giúp bởi thư của Đức Giáo hoàng gởi cho trường đại học.
a) Anh John de St.Albans đã dâng hiến nhà tế bần của anh cho các anh em.
b) Vì là một thầy dạy người Ba-tư, anh đã trở thành giảng sư đầu tiên trong lãnh vực thần học ở tu viện thánh Jacques : Anh được chỉ đạo làm một học giả; thế rồi, anh có “một trường học”, vì vào thời đó một thầy dạy có thể thuê một hội trường bất cứ đâu.
c) Tu viện/các trường học của anh em là những mô hình đầu tiên của các “đại học” – một trụ sở với các bài giảng và các thầy dạy thường trú (Oxford và Cambrige là những trường thuộc loại này còn tồn tại đến nay).
d ) Tu viện thánh Jacques là một trong những nơi quan trọng nhất trong thế hệ đầu tiên của Dòng. Đó là Trung tâm Học vấn Thần học của Dòng, sau này xuất hiện những anh em sinh viên xuất sắc.
2. Những khó khăn :
a) Việc giảng thuyết bị hạn chế, không được phép cử hành phụng vụ công cộng trong nhà nguyện tu viện thánh Jacques. Điều này đang làm tiêu tan mục đích của Dòng.
b) Điều vừa nói trên là một sự bảo vệ các quyền lợi bởi hội kinh sĩ nhà thờ chính tòa Paris và các nhà thờ con của nhà thờ chính tòa ở gần thánh Jacques.
c) Hội kinh sĩ có các quyền của mình, nhưng lại cho thấy một sự thiếu hiểu biết về đặc sủng giảng thuyết của anh em kinh sĩ.
d) Đây là “mâu thuẫn” trước hết với cấu trúc giáo phận/giáo xứ.
(1) Một dấu hiệu của vấn nạn tương lại cho đến công đồng Trentô.
(2) Anh em làm sao mà hòa hợp với Giáo hội, vượt qua quan niệm về “địa hạt”.
e) Cha Đa Minh một lần nữa yết kiến Giáo hoàng, một thẩm quyền cao hơn Hội kinh sĩ ở Notre Dame.
3. Mở rộng :
a) Sự phát triển nhanh chóng trong vòng hai năm, sau khi anh em đã thiết lập tu viện thánh Jacques năm 1217.
b) Thu hút các giáo sĩ sinh viên – lý tưởng giảng thuyết đi đôi với việc học hành, nhưng cũng thu hút mạnh mẽ với quan niệm sống “những nhà giảng thuyết nghèo khó”.
c) Có lẽ đã có một thúc đẩy mạnh mẽ đối với Cha Đa Minh trong thời gian đó để hướng tới một đời sống khó nghèo cộng đoàn.
d) Có lẽ cũng có những bước khởi đầu cho các tu viện ở Orleans, Poitiers, Limoges, Rheims, Metz.
4. Việc huấn luyện nghiêm khắc của Cha Đa Minh
a) Tài liệu về cuộc thăm Paris chỉ ra cách tiếp cận của Cha Đa Minh trong chuyện đào tạo các anh em mới.
b) Những lý do :
(1) Đã có những khuynh hướng nới lỏng ở Paris khi hòa theo các thực hành của giáo hội địa phương, nguy cơ làm phai nhạt lý tưởng sống cao cả của Cha Đa Minh.
(2) Rất nhiều những ơn gọi mới, những anh em chưa bao giờ được gặp gỡ, tương quan với Cha Đa Minh.
(3) Việc đào tạo anh em thông qua kỷ luật tu trì và học hành, như ở tu viện thánh Jacques là rất quan trọng.
(4) Lý tưởng giảng thuyết đòi hỏi nhân đức và khổ hạnh nghiêm ngặt – không màng hư danh, kiêu ngạo và tư lợi. Sự thánh thiện của nội vi được đòi hỏi khi ra bên ngoài, ở giữa mọi người.
(5) Tương lai của Dòng được định hướng – làm cho vững nền tảng bao nhiêu có thể, vì sợ rằng phát triển nhanh sẽ mau giảm nhiệt thành.
(6) Vì lý do này Cha Đa Minh gặp gỡ dạy dỗ anh em mỗi tối trong tu viện nơi ngài dừng chân. Việc đào tạo tiếp tục được bổ túc.
(7) Có sự khẩn thiết nào đó. Hoặc là Cha Đa Minh quá hăng hái với sứ vụ ngoại quốc, hoặc do sức khỏe của ngài bắt đầu suy giảm. Căn bệnh đầu tiên đã xâm nhập khi Cha băng qua vùng Alps trên chuyến hành trình thứ ba tới Rôma sau khi phân tán anh em.
E. Kinh lý Bologna : Tháng 08 năm 1219.
1. Tu viện thánh Nicholas bây giờ hoàn toàn được thiết lập (từ San Domenico hiện nay) : Trong khuôn viên Đại học.
2. Anh Reginald Orleans đã có thành công lớn – giảng thuyết, thu hút nhiều người gia nhập, tạo khuôn mẫu cho đời tu, làm cho nhiều người biết đến Dòng.
3. Việc thành lập một đan viện cho các chị em, tu viện thánh Agnes, đã được lên kế hoạch – Chân phước Dianna.
4. Ở đây tại Bologna, Cha Đa Minh có một bước bí mật đầu tiên hướng đến việc áp dụng khó nghèo cộng đoàn.
a) Một tài sản lớn được đưa cho tu viện như là một di sản, điều mà Cha Đa Minh mau mắn từ bỏ.
b) Có quy định (ví dụ : Không tài sản sở hữu, chỉ có lợi tức) từ 1216, nhưng cha Đa Minh mạnh mẽ chống lại chiều hướng nghỉ ngơi an nhàn).
c) Di sản thừa kế sẽ giúp phát triển, nhưng ý định của Cha Đa Minh là tin vào sự quan phòng của Chúa.
5. Chỉ sau một năm ở Bologna, những nền tảng mới đã được tiến hành ở phía Bắc và Trung-bắc nước Ý.
a) Bergamo, Florence, Piacenza, Verona, Milan.
b) Một khu vực màu mỡ cho việc giảng thuyết.
(1) Dân số đông đúc: nơi đào tạo để phát triển.
(2) Nơi này có sự hiện diện của phái Cathar, Waldensians và những nhóm lạc giáo khác.
(3) Khu vực giàu có nhất của Âu Châu, vì vậy có những vấn đề đạo đức đô thị.
(4) Tình trạng vô chính phủ trong thành phố.
6. Cha Đa Minh cử anh Reginald tới Paris, để củng cố tu viện thánh Jacques, khi ngài đến Bologna : Anh Matthew France là một người tổ chức ít thành công.
F. Giai đoạn cuối của chuyến kinh lý.
1. Italia và đặc biệt là Bologna sẽ là trung tâm hoạt động cho hai năm cuối đời của
Cha Đa Minh.
2. Bologna đã là một trung tâm địa lý nòng cốt.
a) Nơi này dễ dàng dẫn vào các thành phố khác của Italia, tới toà Thánh, cũng như tới Pháp và Tây Ban Nha.
b) Lối tới Alpine rồi qua Đức, Bắc và Đông Âu, đã có những kế hoạch sẵn sàng để mở rộng tới những nơi đó.
3. Bologna đã trở thành trung tâm sứ vụ giảng thuyết ở Ý.
IV. Tiến trình tổ chức : Cần có sự ủng hộ nhiều hơn từ phía Đức Giáo hoàng.
A. Mùa Thu-Đông và Xuân 1219 – 1220 được chi phối bởi nhiều tiến triển về quan niệm của Dòng. Nhưng không nghi ngờ gì, Cha Đa Minh vẫn luôn giảng thuyết. Cha là nhà giảng thuyết cho trung khu.
B. Kinh nghiệm của chuyến viếng thăm dài, nền tảng nhanh chóng của những ngôi nhà mới (cộng đoàn mới) đòi hỏi nhiều kế hoạch hơn.
C. Cha Đa Minh đi tới gặp Giáo hoàng, rồi ở Viterbo tìm kiếm sự giúp đỡ của Giáo hoàng :
1. Trước tiên, để đẩy mạnh sự phát triển của Dòng, đặc biệt ở những khu vực địa phương (những tu viện cá nhân).
2. Thứ hai, Cha củng cố quan niệm khó nghèo cộng đoàn.
3. Thứ ba, đồng thời để kết tinh những kế hoạch phát triển cho tổ chức cuối cùng của Dòng.
D. Những tu viện địa phương :
1. Cuộc thăm viếng và đặc biệt những khó khăn ở Paris nhấn mạnh sự cần thiết phải có hậu thuẫn của Giáo hoàng cho những căn nhà địa phương.
2. Phát triển nhanh chóng; thậm chí trước cuộc thăm viếng, trong vòng một hay một năm rưỡi từ sau khi có sự thư Xác Nhận. Các tu viện phát triển từ 2 đến 8, anh em từ 20 đến 100.
3. Với rất nhiều những tu viện mới, Dòng bây giờ là một tổ chức vững vàng, sẵn sàng phục vụ giáo hội ngay lập tức.
4. Sự giúp đỡ của Giáo hoàng đã có thể xóa bỏ những rào cản địa phương :
a) Đức Giáo hoàng đảm bảo cho được giảng thuyết tự do.
b) Ngài có thể thôi thúc các Giám mục tận dụng sự phục vụ của Dòng, theo điều khoản số 10 của Công đồng Laterano IV.
5. Đức Giáo hoàng có đưa những lá thư tiến cử với những mục tiêu này.
6. Những lá thư như thế hiệu quả gấp đôi trong trường hợp ở Paris.
a) Nhà cửa được cung cấp cho anh em.
b) Giảng thuyết công cộng và phụng vụ ở tu viện thánh Jacques đã được Giáo hoàng cho phép.
c) Đức Giáo hoàng đặt tên cho một ủy ban để xác lập việc cấp các quyền cho
Hội Kinh sĩ mới.
7. Trường hợp ở Paris đã đặt quỹ đạo cho việc giải quyết các vấn đề của Dòng với các Giám mục và Dòng đi vào trong các tổ chức giáo phận, giáo xứ.
a) Tìm kiếm tự do tối thiểu để thực hiện sứ vụ giảng thuyết mà không vượt qua các quyền của Hàng Giáo sĩ địa phương.
b) Thích nghi với các cấu trúc của Giáo hội mà không phá vỡ nó.
E. “Sắc lệnh về việc hành khất” (12.12.1219).
1. Một sự phác họa rõ ràng hơn về đức khó nghèo, để thu hút sự chú ý của các Giám mục.
2. Đây không phải là một sắc lệnh về việc tổ chức trong Dòng, về việc hình thành hiến pháp của Dòng như ba sắc lệnh trước đây 1216 – 1217.
3. Cha Đa Minh cảm thấy Dòng đã sẵn sàng cho một đời sống khó nghèo cộng đoàn; việc giảng thuyết tông đồ trong tinh thần khó nghèo đã có một sự thu hút rất cao những người khác, đặc biệt ở Paris.
4. Đòi hỏi sự xác nhận của Giáo hoàng, vì một nhân tố mới như thế là một điểm hoàn toàn lạ được thêm vào cho đời tu truyền thống.
a) Các Giám mục có thể phân tích điểm này, như để chống lại điều khoản 13 của Công đồng Laterano IV (không có những Dòng mới).
b) Những người khác có lẽ đã nghi ngờ Dòng là một phong trào tông đồ tương tự như những phong trào gây rối loạn trong quá khứ.
5. Văn thư thể theo luật pháp bên trong, nhưng quan niệm và cách viết đã được thêm vào trong những lá thư tiến cử mới; vì thế, quảng cáo cho sự chấp nhận của Công đồng.
6. Tinh thần chung :
a) Những nhà giảng thuyết này sống đời khó nghèo toàn diện, tự do khỏi những ngăn trở vật chất, tự do trong cám dỗ chiếm đạt lấy của riêng.
b) Họ sẽ không xâm nhập vào những nguồn lợi tức của Giáo phận vốn đã được thiết lập sẵn.
c) Bởi vì lối sống khó nghèo này, các anh em mới dễ dàng triển khai ở bất cứ đâu để giảng thuyết, và họ chăm lo sinh hoạt hằng ngày bằng của dâng cúng và xin ăn.
7. Cách dùng ngôn ngữ : “Khó nghèo bần cùng Tuyệt đối” của Chúa Kitô và các Tông đồ. Từ “hành khất” là từ ngữ mới sau này.
8. Một hiệu quả trong Dòng : Tu viện thánh Jacques từ chối đất đai và thậm chí từ chối cả những lợi tức nhất định.
V. Rôma và San Sisto, 12.1219 – 01-1220.
A. Đức Honorio bây giờ ủy thác cho Cha Đa Minh vạch ra một chương trình canh tân cho các nữ tu ở Rôma.
1. Những anh em Gilbertines, ban đầu được ủy quyền, không thể cung cấp đủ các kinh sĩ.
2. Đức Giáo hoàng đã biết về Prouille và các phẩm chất của Cha Đa Minh.
B. Đây sẽ làm “xao nhãng” khỏi việc giảng thuyết, công việc tổ chức của riêng cha, mong ước của cha về việc truyền giáo ở ngoại quốc là càng nhanh càng có thể.
C. Điều này minh họa sự vâng phục của Cha Đa Minh đối với Giáo hội; Dòng phục vụ Giáo hội chứ không phục vụ chính mình.
D. Quid pro quo cho tất cả sự trợ giúp mà Cha Đa Minh nhận được từ Đức Giáo hoàng.
E. Tiện lợi :
1. Nó ngụ ý một nền tảng cho các anh em ở Rôma, chỉ như các anh em Gilbertines cần phải làm. Một giáo sĩ chuyên về việc phục vụ cho các nữ tu.
2. Có lẽ, động cơ của Giáo hoàng cũng là : Nếu ngài thúc giục các Giám mục chấp nhận các anh em, ngài cũng nhận họ trong giáo phận riêng của ngài, như một ví dụ điển hình cho các Giám mục khác.
F. Cha Đa Minh ở Rôma hai tháng, bắt đầu chuẩn bị cho các nữ tu đón nhận việc cải cách, và khởi xướng cấu trúc của một đan viện mới.
VI. Tiến trình tổ chức : Trong khi vẫn ở Rôma, cha hoàn thành chức vụ của vị Tổng quyền, “Chỉ thị cho Tổng quyền” 17.02.1220.
A. Cha Đa Minh bị ốm lần đầu (viêm ruột) trên con đường từ Rôma đến Curia của Giáo hoàng ở Viterbo.
B. Điều này đưa ra sự khẩn cấp phải hoàn thành cấu trúc của Dòng.
C. Ở Viterbo, Cha nhận được một sắc chỉ từ Giáo hoàng, sắc chỉ này xác nhận cách rõ ràng hơn vị Đứng đầu của Dòng.
D. Một đặc ân, hay ân huệ (bản chất của sắc chỉ) :
1. Cha Đa Minh nhận được quyền miễn cho những ngăn trở giáo luật ảnh tới việc truyền chức cho các giáo sĩ.
2. Mục đích : Có thể đưa các nhà giảng thuyết ra mà không trì hoãn cách phi lý, cắt giảm những rào cản của luật Giáo hội địa phương.
E. Thuật ngữ quan trọng trong sắc chỉ này :
1. Danh hiệu được ban là một “Bề trên Tổng quyền”; dành cho “người Đứng đầu Dòng Anh Em Giảng Thuyết”.
2. Nó không được trao cho vị đứng đầu của một đan viện địa phương, hay một nhà (cộng đoàn) chuyên biệt, không dành cho một bề trên của một địa điểm.
3. Vì thế, Cha Đa Minh không phải là thũ lãnh của một ngôi nhà địa phương, nhưng là bề trên của một cộng đoàn tu sĩ.
F. Có một sự tiến triển trong quan niệm “Dòng tu – Order” trong Giáo hội.
1. Trước đây xác nhận thẩm quyền của Cha Đa Minh : Cha là người đứng đầu nhóm kinh sĩ nhà thờ thánh Romanus theo luật pháp của Giáo hội; nhưng hàm ẩn trong ý tưởng của Cha Đa Minh, người đứng đầu là một vị bề trên của toàn thể Dòng, dù trong bối cảnh là “Hội các Kinh sĩ”.
2. Bây giờ “Dòng” hiện hữu thực sự, với rất nhiều cộng đoàn và các thành viên được phân bổ trong cộng đoàn.
3. Vai trò của Bề Trên Cả cần xác định rõ hơn.
4. Với sắc chỉ này, thì ngay trong quan niệm của Giáo hội, đã nhận thấy là có một nền tảng độc đáo trong tiến trình phát triển đời đan tu; Luật của Giáo hội đã không có những dự đoán cho quan niệm này.
G. Bây giờ có một Cộng đoàn Giảng thuyết rộng lớn với một vị bề trên, một vị Tổng quyền trong nhóm những Anh Em Giảng thuyết.
H. Sự phát triển quan niệm này dẫn đến Tổng hội lần đầu, đề ra một thẩm quyền tối cao khác trong Dòng.
1. Tổng hội là cơ quan để hoàn chỉnh và hệ thống hóa những nền tảng cốt yếu sẵn có trong quan niệm cũng như trong thực tế.
2. Không có một hệ thống luật nào đã tồn tại để vận hành sự hiệp nhất của các nhà (cộng đoàn), từ tu viện này đến tu viện kia, và từ mọi tu viện tới vị Bề trên Cả.
3. Thể chế truyền thống được nhận vào Dòng năm 1216, ở Tổng hội Thành Lập (sau này là Phần Đặc trưng I ) chỉ điều hành một hệ thống tu trì trong một tu viện đơn lẻ.
4. Sự phát triển liên tục đòi hỏi khẩn thiết phải thiết lập một hệ thống tổ chức cuối cùng : Nhiều ngôi nhà mới ở Tây Ban Nha, Pháp, Italia, cộng với những anh em được gởi tới Đức và Thụy Điển, và cả các kế hoạch ở Hungary.
5. Các kế hoạch của Cha Đa Minh có lẽ được vạch ra cách rõ ràng trong ý định của ngài vào đầu năm 1220 :
a) Thế nên, Cha hiệu triệu một cuộc họp các anh em ở Bologna vào tháng 05.
b) Một sự mở rộng của Công hội địa phương năm 1216, ở Toulouse, tới toàn thể cộng đoàn ở khắp nơi.

CHƯƠNG VII : TỔNG HỘI Ở BOLOGNA

I. Tổng hội vĩ đại nhất trong lịch sử Dòng Đa Minh. “Tổng hội về hiến pháp – tổ chức Dòng”, quy ước có tính hiếp pháp.

II. Cha Đa Minh thiết lập quyền luật pháp tối cao của Dòng, để tạo nên một pháp định hay một luật đích thực, không chỉ có những phong tục làm sáng rõ một Luật cốt lõi không thay đổi, giống với các đan sĩ. Luật Dòng chúng ta có thể được thay đổi hoặc bãi bỏ, hình thành những điều lệ mới phù hợp với thời đại và hoàn cảnh.

III. Điều này thể hiện ý tưởng một hệ thống quản trị cộng đoàn.
A. Ý tưởng này đã được minh chứng trước đó trong Công hội Thành lập Dòng năm 1215.
B. Một mình Cha Đa Minh có thể tạo ra Hiếp Pháp, trên nền tảng quyền cai quản của cha, một vị Tổng quyền, và trên nền tảng lời khấn vâng phục của các anh em đối với Cha.
C. Tư tưởng và tinh thần của Cha Đa Minh là xây dựng cộng đoàn có tính anh em, chứ không phải kiểu cha con.
D. Dòng vận hành, trong một công hội của các đại biểu, nơi đó mọi ý kiến và kinh nghiệm của tất cả anh em có thể góp phần.
E. Cùng với vị Bề trên Tổng quyền, Công hội sẽ có vai trò là cơ quan điều hành của một cấu trúc được tập trung hóa.
F. Đã có một động cơ cá nhân. Hoạt động có tính tổ chức và việc vận hành của một Dòng mới khai sinh là một gánh nặng nào đó, làm tiêu tốn nhiều thời gian, khiến cha Đa Minh chệch hướng việc giảng thuyết và trì hoãn mong ước đi truyền giáo ở ngoại quốc. Vì thế, cha mong phân phối công tác, phân tán điều hành và điều đó dự báo một gánh nặng khủng khiếp cho tổng hội tương lai. Vì vậy, cha phải dàn trải trách nhiệm.
IV. Sự xuất hiện của tổng hội hoàn tất cấu trúc tổ chức của Dòng.
A. Tổng hội là cơ quan quyền lực tối cao, sở hữu quyền này trong khi hội họp, có trọn vẹn quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, thậm chí trên cả Bề trên Tổng quyền.
B. Là tổ chức pháp chế duy nhất trong Dòng: không bề trên, thậm chí dù là cha Tổng quyền, hay một hội cấp thấp hơn nào có thể làm hoặc bãi bỏ các hiến pháp.
C. Bề trên Tổng quyền, các quan chức và các hội thấp hơn là những người thừa hành thực hiện các quyết định của Tổng hội.
D. Đây là một loại công hội hoàn toàn mới trong lịch sử đan tu : Không đơn thuần chỉ là cố vấn, không là công hội của các bề trên. Lần đầu tiên, một Tổng hội được trao cho quyền lập pháp, qua các ủy viên từ các đơn vị bầu cử (như là một nghị viện tối cao).
V. Bề trên Tổng quyền là một quyền lực tối cao khác.
A. Như một viên chức hành pháp và đứng đầu Dòng, ngài có quyền thường xuyên trên tất cả.
B. Quyền của ngài được đặt trên sự vâng phục mà các anh em tuyên khấn trong Dòng.
C. Các hiếp pháp của chúng ta không bao giờ đưa ra những quyền đặc biệt hay những giới hạn về quyền của Bề trên Tổng quyền.
1. Cha Đa Minh cho rằng các chức vụ của chúng ta sẽ ở trong cái khuôn và đi theo các cách thức truyền thống của đời sống đan viện.
2. Chính Cha Đa Minh, vị tổng quyền đầu tiên, thiết định “cái truyền thống” của tổng quyền Dòng Đa Minh; làm sao để điều hành, cùng với các cuộc kiểm tra lại từ Công hội.
VI. Hiến pháp năm 1220.
A. Tổng Hội hoàn tất cấu trúc luật pháp của Dòng mới trong hai phần.
B. Phần Đặc trưng I :
1. Phần này được vặt ra trong năm 1216 (Chương nền tảng)
2. Nó nói về đời sống tu sĩ trong tu viện, đơn vị nền tảng của Dòng, nơi Dòng thực hiện các chức năng của mình.
3. Nó mô tả các anh em là những tu sĩ, như các kinh sĩ, như một “loại” và mượn hầu hết từ Dòng Prê-mông.
C. Phần đặc trưng II :
1. Phần này chứa đựng những quan niệm diễn tả bản chất và yếu tính của Dòng, ví dụ : Là một siêu cấu trúc hiệp nhất các anh em và các tu viện trong cùng một hoạt động phổ quát.
2. Điều này diễn tả Dòng như một “loại” phân biệt trong thể chế đan tu.
3. Nó chỉ ra nét chuyên biệt đặc thù : Anh Em Giảng Thuyết khác với những anh em kia như thế nào; khác với các kinh sĩ và các đan sĩ ra sao.
4. Nó nói về căn tính của chúng ta, đặc tính của chúng ta như là những anh em giảng thuyết. Mục đích và tầm vóc của Dòng.
5. Nó là một “biểu hiện” của Mô hình Giảng thuyết tông đồ khó nghèo, được thành lập trên nền nghiên cứu thần học và được nuôi dưỡng bởi Đời sống kỷ luật tu trì.
a) “Kỷ luật tông đồ của Chúa Kitô và của các Tông đồ,” một “Luật Tin Mừng”.
b) Nếu có một thứ gì đó có thể được gọi là “Tu Luật của Thánh Đa Minh” thì đó chính là phần Đặc trưng II.
c) Phần này không vay mượn (như phần I) nhưng là quan niệm riêng của thánh Đa Minh.

VII. Hành động cụ thể năm 1220; những yếu tố của phần Đặc trưng II :
A. GIẢNG THUYẾT : Những chỉ dẫn về chức năng của việc giảng thuyết; sự tuyển chọn và chỉ định các nhà giảng thuyết, việc huấn luyện họ, hướng dẫn về sứ vụ.
B. HỌC HÀNH : Một phần trọng yếu trong việc huấn luyện các nhà giảng thuyết là họ phải tham dự một chương trình học hành (ratio studiorum), đào luyện nên các giáo sư thần học; chỉ định Đại học Paris là trung tâm cho việc huấn luyện thần học đầu tiên (để huấn luyện anh em giảng thuyết và các vị khuyến học – lector). Một chức vụ mới trong lịch sử đan viện đã được thành lập : Giám sư sinh viên, hướng dẫn việc huấn luyện thần học sau năm tập.
C. KHÓ NGHÈO : Tổng hội tiếp nhận khó nghèo tập thể, toàn bộ hành khất.
VIII. Các đặc điểm trong bản Hiến pháp của chúng ta (không bó buộc thành tội).
A. Các khoản Hiến Pháp cho thấy một sự tách rời khỏi các việc thực hành đan tu.
1. Khi các đan sĩ tuyên khấn họ hiểu rằng Luật bó buộc thành tội.
2. Tu Luật nói lên điểm trọng yếu của đời sống tu trì, là khung nền của một đời sống thánh thiện trong nội bền vững, hướng tới việc thánh hóa bản thân, một chương trình không thay đổi vì sự thánh thiện, thêm vào đặc tính kiên trì và đức tin. Không tuân thủ được xem là từ bỏ mục đích người đan sĩ đang hướng tới.
B. Hiến Pháp Dòng Đa Minh có những đặc điểm khác :
1. Hiến pháp không có giá trị tuyệt đối. Các tổng hội tương lai có thể thay đổi, thích nghi hoặc làm nên luật mới.
2. Các điều khoản Hiến pháp là phương tiện cho người tông đồ giảng thuyết; vì vậy, vận dụng linh hoạt và áp dụng theo những hoàn cảnh thay đổi ngoài nội vi.
3. Hiến Pháp không phải là “Luật” trong ý nghĩa của một “điều khoản”, nhưng trong ý nghĩa của một “mô phạm/ quy tắc”.
C. Hiến Pháp là “Luật chung” hay những quy tắc tổng quát, sau đó áp dụng trong những trường hợp cụ thể, đạt được mục đích của Dòng.
1. Hiến Pháp được áp dụng bởi một Bề trên Giám tỉnh trong hoàn cảnh địa phương.
2. Sự vâng phục của chúng ta là đối với một vị Giám tỉnh, hơn là đối với từ ngữ của bản luật; Nếu tội xâm nhập, thì đó là do chống lại Đức Vâng phục chứ không phải chống lại luật hay nội quy.
3. Sẽ là có tội nếu có sự bất tuân rõ ràng, hoặc nếu một điều gì được thi hành hoặc không thi hành mà xuất phát từ thái độ khinh thường.
D. Chú ý : Lời khấn của chúng ta là vâng phục Bề trên Tổng quyền, không vâng phục Hiến Pháp; nhưng Bề trên Tổng quyền hoặc các Bề trên Giám tỉnh có thể yêu cầu chỉ “theo Luật và Hiến Pháp”, vì các Bề trên áp dụng Hiến pháp trong phán quyết rất thận trọng.
E. Hiến pháp của chúng ta là nhằm điều hành hoạt động tông đồ giảng thuyết; “quy định” hướng tới sự trọn hảo thánh thiện là Tu Luật của thánh Âu-tinh và phần Đặc trưng I trong bản Hiến Pháp. Nhưng, chúng ta được thánh hóa bằng việc giảng thuyết.
F. “Tinh thần” của cách chúng ta tiếp cận lề luật :
1. Tự do khỏi sự trừng phạt về tội, nhưng điều này nhắc nhớ một sự tự do có trách nhiệm của anh em.
2. Một sự vâng phục trưởng thành, không như những đứa trẻ dưới quyền một viện phụ.
3. Một sự tự do không sợ tội hoặc ngần ngại.
4. Bản thân có Tự do, với một thiện chí.
IX. Đặc tính của Hiến Pháp Dòng chúng ta (quyền miễn trừ).
A. Các điều luật của chúng ta được áp dụng uyển chuyển :
1. Theo phán đoán của Bề trên Giám tỉnh tùy theo từng trường hợp.
2. Bằng quyền miễn trừ độc đáo, Hiến pháp làm nên một công cụ luật pháp trong Tổng hội 1220.
B. Đây là một trong những điểm mới nhất của cha Đa Minh trong đời sống đan tu.
C. Bản chất : Miễn trừ từ những phương tiện kém hơn hay những phương tiện thứ yếu trong việc ưu tiên giảng thuyết, học hành vì ơn ích cho các linh hồn.
D. Hạn định : Không cho lợi ích của anh em, nhưng cho ích lợi của hoạt động tông đồ của Dòng; bởi vị Bề trên, không tùy bởi cá nhân.
E. So sánh với những Dòng trước đây :
1. Những Dòng cổ xưa : miễn trừ được xem là tiêu cực hay ngoại thường, để xoa dịu hay đem lại lợi ích cho cá nhân tu sĩ.
2. Dòng Đa Minh: luôn nhắm mục đích của Dòng trong những tình huống thay đổi. Mang tính Chức năng, không mang tính cá nhân.
F. Mục đích của Cha Đa Minh :
1. Cho phép những yếu tố mâu thuẫn tiềm ẩn, khác biệt nhau có trong Dòng (chiêm niệm/đan sĩ cộng với giảng thuyết/hoạt động) để làm việc mà không bất đồng và không làm chệch hướng mục đích của Dòng.
2. Muốn làm nên những phương tiện uyển chuyển để đạt được mục đích cuối cùng : giữ các phương tiện là phương tiện, e sợ rằng phương tiện trở thành mục đích.
3. Thế nhưng, Cha Đa Minh chẳng bao giờ xem đời sống đan sĩ là một cản trở cho việc giảng thuyết và hoạt động tông đồ.
a) Đối với Cha Đa Minh đời sống đan tu là một sự chuẩn bị quan trọng cho nhà giảng thuyết và nên tiếp tục nuôi dưỡng.
b) Cha là một đan sĩ trong tinh thần; cuộc sống của cha tại Osma; nội vi trên đường phố; sự thinh lặng và phụng vụ trong nhà thờ gần nhất.
X. Kết quả tổng hội 1220.
A. Dòng được tổ chức cách hoàn trọn, trưởng thành.
B. Dòng có thể tồn tại sau khi Cha Đa Minh ra đi, lý tưởng của cha đã được thiết định.
C. Một cấu trúc tuyệt diệu, phát triển nhanh chóng. “Dòng đã đạt tới vẻ huy hoàng khi mới bốn tuổi.”
D. Từ 1220 không có những thay đổi nên tảng, chính yếu nào diễn ra. Những thay đổi cốt lõi, nền tảng, bị ngăn cấm một cách đơn thuần theo Hiến pháp.
1. Những thay đổi sau này chỉ là những cái tinh túy, lắp đầy nền tảng, chỉ ra những điểm tốt theo thời đại, tạo nên lập pháp có tính khích lệ, làm nên những chi tiết cụ thể, theo những điều kiện tương lai mà cha Đa Minh đã không thể dự đoán hay thấy trước được.
2. Thậm chí những tổng hội lớn nhất 1228-1236 vẫn đi theo tinh thần và quan niệm của cha Đa Minh cũng như tinh thần của tổng hội 1220.

CHƯƠNG VIII : VIỆC GIẢNG THUYẾT Ở LOMBARD, SỨ VỤ GIẢNG THUYẾT CỦA CHA ĐA MINH Ở Ý 1220 – 1221.

I. Khái quát :
A. Kéo dài 15 tháng, từ khi kết thúc tổng hội (05 hay 06/ 1220 đến 07/ 1221)
B. Giảng thuyết năng động, nhưng có hai lần ngắt quãng: hành trình đi Rôma (San Sisto và Santa Sabina), và tổng hội 1221.
C. Cha Đa Minh giảng cho tới cùng, chết trong yên xe, chân còn đeo giày ống.
1. Nặng gánh với việc điều hành và sự phát triển của Dòng; đổi mới tu viện San Sisto, và sức khỏe cha suy giảm, rất tệ.
2. Caritas urget nos – Tình yêu thôi thúc chúng ta.
D. Không may mắn, ở đây có rất ít hồ sơ được lưu lại, không giống như việc giảng thuyết ở miền Nam nước Pháp.
1.Cha Đa Minh ít được biết đến, ít được đánh giá cao.
2. Chúng ta có thể thấy nhà giảng thuyết trưởng thành, với lý tưởng của một Dòng mới.
3. Rất ít dữ liệu, thậm chí rất khó để tái cấu trúc niên đại của 15 tháng cuối đời của cha Đa Minh. Anh em Đa Minh vẫn được tiếng là rất ít viết về lịch sử riêng của mình.
II. Chỉ thị của Giáo hoàng :
A. Cha Đa Minh là người đứng đầu của một nhóm anh em, gồm các thầy đan sĩ, các kinh sĩ được tuyển lựa bởi Đức Giáo hoàng.
B. Đã không có nhiều nhưng cũng đủ anh em được huấn luyện bài bản trong việc giảng thuyết; Các nhà (cộng đoàn) ở Ý, ngoại trừ Bologna, vẫn đang được hình thành.
1. Đầu thế kỷ XIII, các tu sĩ Xitô đã không còn là những tu sĩ được ưu tiên trong mắt Giáo hoàng.
2. Các anh em bây giờ là những người giải đáp cho những nhu cầu của Giáo hội trong một xã hội mới – lưu động và ở đô thị, anh em được trang bị cho những hoạt động tông đồ mới và năng động.
III. Khu vực : Lombardy cộng với Trung-bắc Italia (đặc biệt Tuscany).
A. Trung tâm : Vùng Lombard với những thành phố giàu có mạnh mẽ của nó, là trung tâm kinh tế ở Âu Châu và rất đông dân.
B. Việc giảng thuyết ở Ý có tính đô thị hơn ơ miền Nam nước Pháp.
IV. Những tu viện đầu tiên ở Ý nằm trong “vành đai lạc giáo”, không phải miền Trung và miền Nam nước Ý.
A. Tam giác : Milan – Verona – Bologna, và Florence trên sườn núi S.W
B. Trong khi giảng thuyết chống lại lạc giáo ở Ý, cha Đa Minh có thể củng cố nền tảng những tu viện này.
1. Những nơi này sẽ là trung tâm giảng thuyết cha Đa Minh để lại, trong một vùng chủ chốt.
2. Nền tảng và sự lớn mạnh của những nơi này được đẩy nhanh, bởi đời sống khó nghèo tập thể đã được chấp nhận ở tổng hội 1220.
3. Không có nhu cầu tìm kiếm nguồn ủng hộ hay mua lấy quyền bảo trợ, đỡ đầu từ phía Giáo hội.
4. Dễ dàng hơn để mua một ngôi nhà hay một nhà thờ từ một Giám mục. Của dâng cúng sẽ hỗ trợ anh em, vì thế không gánh nặng trên Giáo phận.
5. Khó nghèo mang tính thanh thoát.
6. Những thành phố giàu có ở Ý là một nguồn cung cấp của dâng cúng.
V. Hoạt động giảng thuyết – song song với chuyến đi tới Midi.
A. Những người Cathars, Waldensian ( mới đầu tham gia chính trị thành phố, rồi chống lại giáo sĩ, chống lại nhà thờ, lối chính thống mập mờ) và những “giáo phái tông đồ khác.”
B. Cũng canh tân đời sống tín hữu Công giáo, đặc biệt trong những lãnh vực đời sống luân lý.
C. Dường như có ít hoặc không có những cuộc tranh luận, vốn vẫn thường được tổ chức ở những lâu đài quý tộc vùng Midi; thay vào đó là các bài thuyết giảng trong một không gian mở hay trong các ngôi thánh đường.
D. Như ở miền Nam nước Pháp, việc giảng thuyết của cha Đa Minh là một phần trong chương trình rộng lớn hơn của Giáo hội.
1. Để cải tổ đời sống Công giáo, để lao vào một cuộc thập tự chinh mới, sau thất bại năm 1219 – cuộc Thập Tự chinh thứ năm ở Ai Cập.
2. Để tiêu diệt lạc giáo và khôi phục lòng nhiệt thành Công giáo. Nhiều tội lỗi kinh tế nhưng cùng với tình trạng hỗn loạn vô chính phủ từ 1197 (Henry VI qua đời) nguyên do bởi cuộc nội chiến ở Đế quốc.

CHƯƠNG IX : ROMA/ SAN SISTO VÀ SANTA SABINA 12/ 1220 – 04/ 1221

I. Ngưng hoãn trong 4 tháng không giảng thuyết, bởi những công việc của Dòng và bận rộn với Tòa thánh.

II. Những công việc của Dòng :
A. Chuẩn bị cho những nền tảng mới: Siena, Amiens, Metz, Speyer, Lund, Sigtuna, Viterbo, Krakow.
B. Đặc ân “bàn thánh có thể di chuyển” do tòa thánh ban cho, giúp đẩy nhanh nền tảng; không cần chờ đợi ơn ban của một nhà thờ, hay chờ một nhà thờ được xây dựng, trước khi bắt đầu hoạt động tông đồ.
C. Khi con số các anh em ngày càng gia tăng, cha Đa Minh không ngừng tìm kiếm các thư tiến cử của Giáo hoàng cho những anh em đơn lẻ, thay vì trực tiếp tới các Giám mục.
D. Đặc ân Giáo hoàng mới, được ban bởi tòa thánh, liên quan đến việc rời khỏi cộng đoàn các anh em.
1. Chủ ý : Bảo toàn con số.
2. Nội dung chính: một người có thể để lại các anh em giảng thuyết “chỉ tới một Dòng khắc khổ hơn”.
3. Trong năm 1240, một anh em Đa Minh có thể không còn phải đi tới các anh em Xitô nữa, nhưng sau đó điều này đã được thay đổi.
III. Cải cách San Sisto hoàn thành trong tháng 04/1221.
A. Cuối cùng, Cha Đa Minh đã vượt qua phản kháng về vấn đề nội vi nghiêm nhặt, và phản kháng này đến từ các gia đình nữ tu.
B. Các nữ tu được mang về từ Prouille để hình thành cộng đoàn mới và để các chị em Prouille đưa luật cho cộng đoàn San Sisto (sau này được gọi là “luật của San Sisto”).

IV. Santa Sabina :
A. San Sisto có thể chỉ là một nhà có vài anh em trong phong cách Prouille.
B. Con số các anh em ở Rôma đã gia tăng. Vì thế, Cha Đa Minh thỉnh cầu một nhà thờ từ Đức Giáo hoàng. Thánh đường Santa Sabina từ những thế kỷ Kitô giáo đầu tiên đã được ban cho anh em. Đó là một phần của lâu đài gia đình Giáo hoàng.

CHƯƠNG X : TỔNG HỘI 1221 Ở BOLOGNA

I. Dữ liệu lịch sử thưa thớt ở Veiy. Không trực tiếp tham khảo từ cha Jordan Saxony.

II. Công việc chính : Hệ thống Tỉnh Dòng.
A. Cuối cùng có hệ thống tổ chức, một tinh chế/mở rộng của những cơ quan đang tồn tại (Tỉnh hội và Bề trên).
B. Vì hiệu quả trong ánh sáng của sự phát triển của Dòng; bây giờ quá nhiều công việc cho Cha Đa Minh và các vị kế nhiệm tương lai.
C. Tỉnh Dòng : Một tổ chức trung gian giữa Bề trên Tổng quyền và Tổng hội với các tu viện. Một nét rất tinh tế của siêu cấu trúc.
D. “Phá tập quyền” trong các vùng.
1. Nhưng sức mạnh hiệp nhất vẫn còn đối với Bề trên Tổng quyền và Tổng hội.
2. Các Tỉnh Dòng không thể lập pháp nhưng điều hành địa phương cách đơn giản. Đấy là một sự giám sát, quản lý.
3. Tỉnh Dòng là cơ quan chính đối với việc kinh lý.
E. Những tiện lợi :
1. Tỉnh Dòng thích ứng đời sống Đa Minh với các đòi hỏi của vùng.
2. Nó giữ cho nhiệt tình của vùng mãi mãnh liệt.
3. Sự duy nhất của Dòng vẫn được duy trì :
a) Các Bề trên Giám tỉnh ở trong một cơ cấu tổ chức, được kiểm nghiệm bởi Tỉnh hội, Tổng hội và Bề trên Tổng quyền .
b) Họ không thể trở thành độc lập và phá vỡ sự thống nhất.
c) “Những vị đại diện” của Cha Đa Minh tại các Tỉnh Dòng có khá nhiều quyền và độc lập.
d) Những tu viện đơn độc, xa xôi, nếu không có sự hiệp nhất trong Tỉnh Dòng, có thể sẽ gẫy vụn.
F. Trong thế kỷ XIII, có 8 tỉnh Dòng : Nền tảng đem lại thời kỳ chín mùi đầu tiên.
1. Năm Tỉnh Dòng rạch ròi trong năm 1221: Tây Ban Nha, Provence, Pháp, Lombardy, Rôma.
2. Ba Tỉnh đang trong giai đoạn hình thành : Anh, Đức, Hungary.
3. Bốn Tỉnh có trong kế hoạch : Balan, Dacia, Hy Lạp, Đất Thánh – Holy land.
4. Những tỉnh mới đầu tiên : Naples-Sicily trong năm 1291, Aragon trong năm 1304.
III. Khoảng năm 1221, năm Cha Đa Minh qua đời, một Dòng được tổ chức cao và toàn diện đã hoàn toàn được định hình, với một sự phân bổ về quyền lực, các cuộc kiểm nghiệm và cân bằng, dựa trên tập thể và phân bổ quyền lực cho các cấp. “Hiến Pháp của Dòng Đa Minh sánh ngang với Tu luật Biển Đức và Hiến pháp của Mỹ như là một trong những tài liệu hiến pháp vĩ đại nhất của nền văn minh Tây phương” (Hoyt).

CHƯƠNG XI : CHA ĐA MINH QUA ĐỜI

I. Sau Tổng hội khoảng hai tháng, Cha Đa Minh quay về giảng thuyết ở Lombardy (tháng 06/tháng 07 – 1221).
A. Từ những khu vực phía bắc Venice, cha quay về Bologna.
B. Tất cả những tu sĩ khác được tuyển mộ bởi giáo hoàng đã rời bỏ, để lại một hoạt động dành riêng cho Đa Minh.
C. Đây là bằng chứng ý tưởng của cha Đa Minh rằng, một ban giảng thuyết tạm thời không làm việc.
D. Sự khôn ngoan của việc thành lập một Dòng Thuyết Giảng vĩnh viễn.
II. Cha Đa Minh kiệt sức vào tháng 07, sau 15 năm hoạt động liên lỉ, và đặc biệt gánh nặng trong sáu năm cuối đời, 1215 – 1221.
A. Cha trở về Bologna cuối tháng 07, ốm gần chết.
B. Cha Đa Minh qua đời vào ngày 06 tháng 08 năm 1221.
C. Được Phong thánh vào năm 1234.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here