TGH Gioan Phaolô II – BÀI 51: ĐỨC GIÁO HOÀNG THỰC THI QUYỀN TÀI PHÁN TỐI THƯỢNG

0
1169

Giáo lý về mầu nhiệm Hội Thánh

BÀI 51: ĐỨC GIÁO HOÀNG THỰC THI QUYỀN TÀI PHÁN TỐI THƯỢNG

Vị kế nhiệm thánh Phêrô được hưởng quyền tài phán tối cao về đức tin, luân lý và trong tất cả những điều liên quan đến việc cai quản Giáo hội

Vị kế nhiệm thánh Phêrô được hưởng quyền tài phán tối cao về đức tin, luân lý và trong tất cả những điều liên quan đến Giáo hội. Tại buổi Tiếp Kiến Chung thứ Tư, 24 tháng Hai, Đức Thánh Cha quay lại bài giáo lý về mầu nhiệm Giáo Hội. Bài giáo lý thứ 51 trong loạt bài giáo lý về sứ vụ các Giám mục trong Giáo Hội, ngài nói về quyền bính của Giám mục Rôma với tư cách là vị mục tử hoàn vũ. Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Ý.

1. Trong bài giáo lý trước, chúng ta đã nói Giám mục Rôma là người kế vị Phêrô. Vị kế nhiệm này có tầm quan trọng chủ yếu để thực thi sứ vụ mà Chúa Giêsu Kitô đã trao phó cho các Tông đồ và Giáo hội. Công đồng Vatican II dạy rằng Giám mục Rôma là “Vị đại diện Chúa Kitô”, có quyền “tối cao và phổ quát” trên toàn thể Giáo hội (Lumen gentium, số 22). Quyền tối cao này cũng như quyền của các Giám mục đều có đặc tính phục vụ (ministerium có nghĩa là phục vụ), như những người Cha của các Giáo hội mà họ là người đứng đầu. Những định nghĩa của công đồng về sứ vụ của Giám mục Rôma phải được hiểu và giải thích dưới ánh sáng của truyền thống Kitô giáo. Thế nên cần ghi nhớ rằng ngôn ngữ truyền thống được công đồng sử dụng, đặc biệt là Công đồng Vatican I, liên quan đến quyền hành của cả Đức Giáo Hoàng và các Giám mục, nên dùng các thuật ngữ phù hợp với luật địa phương, trong trường hợp này phải đưa ra ý nghĩa chính xác về giáo hội. Bởi vì Giáo hội là tập thể nhân loại được kêu gọi đem vào lịch sử chương trình cứu độ nhân loại của Thiên Chúa, quyền bính trong tay Giáo Hội xuất hiện như một yêu cầu không thể thiếu cho sứ vụ. Tuy nhiên, giá trị tương tự của quyền bính được dùng cho phép quyền bính được đón nhận trong ý nghĩa châm ngôn của Chúa Giêsu “quyền để phục vụ” và theo những ý tưởng của Tin Mừng về người lãnh đạo mục vụ. Sứ vụ của thánh Phêrô đòi hỏi quyền hành và những người kế vị được xác định với quyền lãnh đạo được đảm bảo nhờ sự trợ giúp của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu gọi là chức vụ của mục tử.

Đức Giám Mục Rôma thi hành quyền tài phán tối cao và đầy đủ

2. Người ta nói rằng, chúng ta có thể đọc lại định nghĩa của Công đồng Florence (1439): “Chúng tôi định nghĩa rằng Tòa thánh Tông truyền và Đức Giám Mục Rôma giữ quyền hành trên khắp địa cầu, và chính Đức Giám Mục Rôma là đấng kế vị thánh Phêrô, thủ lãnh các Tông đồ, là vị đại diện chân chính của Đức Kitô, là đầu của toàn thể Giáo Hội, là Cha và Thầy của mọi tín hữu; chính người, trong thánh Phêrô, đã được Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô trao toàn quyền chăn dắt, điều khiển và cai trị Giáo hội toàn cầu, như được ghi nhận trong các quyết nghị của đại Công đồng và trong các điều khoản giáo luật” (DS 1307). Chúng ta biết rằng trong lịch sử vấn đề về quyền tối thượng do Giáo Hội Đông Phương đưa ra đã gây chia rẽ với Rôma. Công đồng Florence, đang cố gắng thúc đẩy lực hợp nhất,  diễn tả ý nghĩa rõ ràng quyền tối cao. Chính sứ vụ phục vụ Giáo hội hoàn vũ mới dẫn đến quyền bính tương ứng bởi vì sự phục vụ này: “toàn quyền chăn dắt, điều khiển và cai trị”, không có mối thiệt hại gì đến đặc quyền và quyền bính của các Thượng phụ Giáo Hội Đông phương, theo thứ tự phẩm giá của họ.  (xc. DS 1308).

Sau khi đề cập đến bản văn Tin mừng (Ga 1,42; Mt 16,16; Ga 21,15) thì Vatican I (1870) đã tuyên dương Công đồng Florence (x. DS 3060) diễn tả được ý nghĩa quyền lực cách rõ ràng hơn. Đức Giám Mục Rôma “không chỉ giám sát và chỉ đạo”, nhưng còn có được “quyền tài phán đầy đủ và tối thượng, không chỉ trong lãnh vực đức tin và luân thường đạo lý, mà cả trong lãnh vực kỷ luật và quyền cai quản Giáo Hội lan rộng khắp mặt đất”(DS 3064). Đã có mưu toan làm giảm uy quyền của Đức Giám Mục Rôma đối với một “chức vụ giám sát và điều khiển”. Một số đề nghị đơn giản rằng Đức Giáo Hoàng là người phân xử các mâu thuẫn giữa các Giáo Hội địa phương hay là người chỉ cần định hướng chung cho các hoạt động tự trị của các Giáo Hội và cho các tín hữu bằng những lời khuyên và huấn dụ. Tuy nhiên, giới hạn này đã không phù hợp với sứ vụ Chúa Kitô trao cho thánh Phêrô. Do đó, công đồng Vaticanô I nhấn mạnh đến sự đầy đủ của quyền Giáo Hoàng và tuyên bố rằng điều đó không đủ để thừa nhận Giám Mục Rôma “có vai trò chính”: thay vào đó, người ta phải thừa nhận rằng ngài “có toàn bộ quyền lực tối cao này” (DS 3064).).

3. Trong mối quan tâm này, nên làm sáng tỏ ngay lập tức “sự đầy đủ” về quyền hành được quy cho Đức Giáo Hoàng mà không có cách nào mất đi “sự đầy đủ” cũng thuộc về thân thể của các Giám mục. Trái lại, người ta phải khẳng định rằng cả Giáo Hoàng và Hội đồng Giám mục đều có “toàn bộ” quyền lực. Giáo Hoàng sở hữu toàn quyền cá nhân, trong khi Hội đồng Giám mục, hợp nhất dưới quyền của Giáo Hoàng. Quyền bính của Giáo Hoàng không chỉ xuất phát đơn thuần từ việc cộng các con số, nhưng là nguyên tắc của Hội đồng Giám mục về sự hiệp nhất và sự trọn vẹn. Chính vì lý do này mà Công đồng nhấn mạnh rằng quyền của Giáo Hoàng “là quyền thông thường và trực tiếp” trên toàn thể Giáo Hội và trên mỗi Giáo Hội và các tín hữu” (DS 3064). Điều đó là thông thường trong ý nghĩa rằng nó thích đáng với Giám Mục Rôma do đi theo chức vụ của ngài và không cần nhờ các Giám mục ủy quyền; ngay lập tức ngài có thể thực thi quyền lực trực tiếp mà không cần sự cho phép của các Giám mục hay trung gian nào. Tuy nhiên, giải thích của công đồng Vatican I không ấn định cho Giáo Hoàng quyền hạn hay trách nhiệm can thiệp thường xuyên trong các Giáo Hội địa phương; có nghĩa là loại trừ khả năng áp đặt các tiêu chuẩn của ngài nhằm hạn chế thực thi quyền tối cao. Công đồng nhấn mạnh câu nói: “Quyền tối cao này mới là một chướng ngại cho quyền tài phán bình thường và trực tiếp cấp giám mục nhờ đó các giám mục đã được Chúa Thánh Thần đặt (xc. Cv 20, 28) làm người kế vị các Tông đồ, mỗi vị chăn dắt và cai trị đoàn chiên đã được trao cho mình như vị mục tử chân chính. (DS 3061).

Đức Giáo Hoàng không chiếm hết quyền tài phán của các giám mục.

Thật vậy, chúng ta nên giữ lại phát biểu của Giám mục đoàn người Đức (1875) được Giáo Hoàng Piô IX phê chuẩn, đã nói: “Chức giám mục cũng tồn tại tương tự với chức Giáo hoàng nhờ vào sáng kiến của Thiên Chúa: hàng giám mục cũng được hưởng các quyền hạn và bổn phận vì được thiết lập từ chính Thiên Chúa nên Giáo Hoàng cũng không có quyền mà cũng không thể thay đổi”. Do đó, các sắc lệnh của Công đồng Vaticanô I được hiểu theo một cách hoàn toàn sai lầm khi người ta cho rằng vì “quyền tài phán Giáo Hoàng nuốt chửng quyền tài phán của giám mục”; và Giáo Hoàng “chiếm lấy vị trí của các giám mục” và rằng các Giám mục chỉ là “những dụng cụ của Giáo hoàng: những công chức của giáo hoàng mà không có bất cứ một trách nhiệm nào” (DS 3115).

4. Thật vậy, chúng ta nên giữ lại phát biểu của Giám mục đoàn người Đức (1875) được Giáo Hoàng Piô IX phê chuẩn, đã nói: “Chức giám mục cũng tồn tại tương tự với chức Giáo hoàng nhờ vào sáng kiến của Thiên Chúa: hàng giám mục cũng được hưởng các quyền hạn và bổn phận vì được thiết lập từ chính Thiên Chúa nên Giáo Hoàng cũng không có quyền mà cũng không thể thay đổi”. Do đó, các sắc lệnh của Công đồng Vaticanô I được hiểu theo một cách hoàn toàn sai lầm khi người ta cho rằng vì “quyền tài phán Giáo Hoàng nuốt chửng quyền tài phán của giám mục”; và Giáo Hoàng “chiếm lấy vị trí của các giám mục” và rằng các Giám mục chỉ là “những dụng cụ của Giáo hoàng: những công chức của giáo hoàng mà không có bất cứ một trách nhiệm nào” (DS 3115).

5. Bây giờ chúng ta hãy lắng nghe đầy đủ, cân bằng và trầm lặng giáo huấn của Công đồng Vaticanô II, tuyên bố rằng “Đức Giêsu Kitô, Mục tử vĩnh cửu, … mong muốn các Giám mục (với tư cách là những người kế vị các Tông đồ) làm chủ chăn trong Giáo Hội cho đến tận thế. Nhưng để chức Giám mục được duy nhất và không bị phân chia, Chúa đã đặt thánh Phêrô làm thủ lãnh các Tông đồ khác và đã thiết lập một nguyên lý cùng nền tảng vĩnh cửu và hữu hình hiệp nhất đức tin và hiệp thông” (Lumen gentium, số 18). Trong ý nghĩa này, Công đồng Vaticanô II nói Giám mục Rôma là “mục tử của toàn thể Giáo Hội”, có “quyền bính trọn vẹn, tối cao và phổ quát trên Giáo hội” (Lumen gentium, số 22). Quyền bính đó là “quyền thủ lãnh trên tất cả các chủ chăn và tín hữu” (Sđd.). “Vì thế các Giám mục, trong phạm vi trách nhiệm của các ngài cho phép… phải cộng tác với nhau và với Đấng kế vị thánh Phêrô là người được ủy thác nhiệm vụ cao cả truyền bá danh hiệu Kitô hữu (Ánh sáng muôn dân, số 23). Theo Công đồng Vaticanô II, Giáo Hội cũng là công giáo theo nghĩa là tất cả những người theo Chúa Kitô phải cùng nhau làm việc trong sứ mệnh cứu độ chung, mỗi người trong tác vụ tông đồ riêng của mình. Tuy nhiên, công việc mục vụ của tất cả mọi người, và đặc biệt là hoạt động cộng đồng của toàn bộ giám mục đoàn đạt được sự hiệp nhất thông qua sứ vụ của Giám Mục Rôma. Công đồng một lần nữa nói: “Trong cộng đoàn này, các giám mục, khi trung thành tôn trọng quyền tối thượng và quyền điều khiển của vị thủ lãnh, các ngài thi hành quyền bính riêng để mưu ích cho các tín hữu và cho toàn thể Giáo Hội” (Lumen gentium, số 22). Chúng ta cũng nên bổ sung vào Công đồng rằng, nếu quyền lực tập thể trên toàn Giáo Hội đạt được phát biểu cụ thể trong Công đồng hoàn vũ, thì đó là “Giám mục Rôma có đặc quyền triệu tập, chủ tọa và phê chuẩn các Công đồng này” (Sđd.). Mọi thứ, sau đó, phụ thuộc vào Đức Giáo hoàng, Giám Mục Rôma, như là nguyên tắc hiệp nhất và hiệp thông.

6. Về điểm này, chúng ta nên lưu ý lại rằng, nếu Công đồng Vaticanô II chấp nhận truyền thống của Huấn quyền Giáo Hội về chủ đề của sứ vụ thánh Phêrô của Giám mục Rôma được trình bày trước đây tại Công đồng Florence (1349) và tại Công đồng Vaticanô I (1870), với niềm tin đó, khi Công đồng lặp lại, đã đem đến mối tương giao giữa quyền tối thượng và Giám mục đoàn trong Giáo Hội. Bởi vì những việc làm rõ những giải thích sai lầm của công đồng Vaticanô I khẳng định được loại bỏ và trình bày ý nghĩa đầy đủ của sứ vụ thánh Phêrô được trình bày trong sự hài hòa với giáo huấn của Giám mục đoàn. Quyền Giám mục Rôma cũng được khẳng định “trong khi thi hành phận sự, thông hiệp với các chủ chăn và các đoàn chiên của toàn thể Giáo hội” (xc. Pastor aeternus, ch. II: DS 3060, 3062). Điều này không có nghĩa là tuyên bố các quyền bính của Đấng kế vị Phêrô giống như “người cai trị” dưới thế mà Chúa Giêsu đã nói (x. Mt 20,25-28), nhưng trung thành với thánh ý Đấng thiết lập Giáo hội, Đấng thiết lập ra loại xã hội này và hình thức quản trị này để phục vụ sự hiệp thông trong đức tin và tình yêu.

Đức Giáo Hoàng thi hành sứ mệnh trong tinh thần phục vụ khiêm nhường

Để chu toàn thánh ý Chúa Kitô, người kế vị Phêrô phải đảm nhận và thực thi quyền bính mà ngài đã nhận được với tinh thần phục vụ khiêm nhường và với mục đích đảm bảo sự hiệp nhất. Ngay cả trong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau để thực thi quyền bính mà là phải bắt chước Chúa Kitô trong việc phục vụ và hiệp nhất mọi người thành một đàn chiên duy nhất. Ngài sẽ không bao giờ lệ thuộc vào những gì đã nhận được cho Chúa Kitô và Giáo Hội của ngài để đạt được mục đích riêng. Ngài có thể không bao giờ quên rằng sứ mệnh mục vụ phổ quát phải đòi hỏi một sự tham gia rất sâu sắc vào hy tế của Đấng Cứu chuộc, trong mầu nhiệm thập giá.

Đối với mối tương quan với các anh em trong Giám mục đoàn, Giáo Hoàng phải nhớ và áp dụng những lời của thánh Grêgôriô Cả: “Danh dự của tôi là vinh dự của Giáo Hội hoàn vũ. Danh dự của tôi là sức mạnh vững chắc của anh em tôi.  Vì vậy, tôi thật vinh dự khi mỗi anh em không bị từ chối vinh dự của mình” (Epist. ad Eulogium Alexandrinum; PL 77, 993).

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here