PHONG TRÀO CẢI CÁCH TIN LÀNH VÀ PHÚC ÂM HÓA

0
4588

Thầy Michel Mallèvre, O.P.

—————————

DÀN BÀI

Anh em Tin lành là ai?

Tổng quan lịch sử

Những người Tin lành triệt để đầu tiên

Những người ly khai (Dissidents) Calvinít tại Anh

Phong trào Duy Đạo đức (Piétisme)

Các phong trào Phục hưng (les Réveils) thế kỷ 18

Các phong trào Phục Hưng thế kỷ 19

Những bước đầu của phái Ngũ tuần

Phân tán hay hiệp nhất giữa anh em Tin lành?

Đa dạng và tái hợp trong Phong trào Tin lành cổ điển

Sự đa dạng của phái Ngũ tuần

Tầm quan trọng của các mạng lưới quốc tế xuyên tín phái

(transconfessionnels)

Anh em Tin lành tại Việt Nam

Đức tin của những anh em Tin lành

Vài tiêu chí

Những Tuyên tín (Déclarations de foi)

Uy quyền của Kinh Thánh

Ơn cứu độ được ban bởi Đức Kitô

Một quan niệm đặc biệt về Giáo Hội?

Các bí tích

Sự quang lâm của Đức Kitô

Mối quan hệ với xã hội là gì?

Những câu hỏi liên quan đến sự phát triển của anh em Tin lành

Những nguyên nhân phát triển của các cộng đoàn mới về mặt xã hội học

Những trệch hướng và bệnh lý trong trào lưu Tin lành

Tin lành Ngũ tuần: một cách mới để là Kitô hữu?

Từ việc lên án đến việc phải đặt lại vấn đề

Thành kiến của anh em Tin lành đối với phong trào đại kết

Sự tham gia của anh em Tin lành vào các cuộc đối thoại thần học

Những vấn đề và triển vọng

—————————-

Chúng ta không thể nói đến «Phúc Âm hóa và Tân Phúc Âm hóa trong bối cảnh Việt Nam» mà không nêu lên thực tại phát triển của Phong trào Cải Cách Tin lành (protestantisme évangélique) trên thế giới và trong đất nước của anh chị em. Thật vậy, một trong những đặc điểm của Phong trào Cải Cách Tin lành là tính năng động truyền giáo và sự phát triển của nó. Thường sự phát triển này xảy ra ngay trước mắt chúng ta và phương hại đến chính sự phát triển của chúng ta, thậm chí đến sự bình an trong gia đình chúng ta và khiến cho chúng ta khó tìm ra được quân bình với những chế độ chính trị hay những văn hóa địa phương ít cởi mở với Kitô giáo.

Quả thật là thế giới Tin lành, theo nghĩa rộng, đại diện cho một phần rất quan trọng trong Kitô giáo. Theo nhà sử học và xã hội học Sébastien Fath, vào năm 2015, toàn bộ phong trào Tin lành quy tụ khoảng 610 triệu tín đồ trên hơn hai tỷ Kitô hữu. Nhà nghiên cứu này đề nghị phân chia họ theo các châu lục như sau:

– Châu Á: 200 triệu;

– Châu Phi: 165 triệu;

– Châu Mỹ La Tinh: 120 triệu;

– Bắc Mỹ: 98 triệu;

– Châu Âu: 20 triệu;

– Châu Đại Dương: 7 triệu;[1]

Nhưng điều đáng nói nhất đương nhiên là mức tiến triển về số lượng người trong những cộng đoàn này. Theo một số điều nghiên, tỷ lệ phát triển hằng năm của anh em Tin lành có thể khoảng 3%, và là 4% đối với trào lưu «Ngũ tuần-Đặc Sủng (pentecôtiste charismatique)». Hơn nhiều so với các Giáo hội cổ điển: từ 0 đến 2% tuỳ châu lục! Tại Việt Nam, số người theo Tin lành có thể đã nhân lên gấp sáu lần từ năm 1975, trong khi tỷ lệ người Công giáo lại giảm đi …

Vậy, chúng ta rất nên tìm hiểu rõ hơn về anh em Tin lành, vốn thường nhanh chóng bị dán cho nhãn hiệu nhập nhằng là «giáo phái», xem họ là ai và quan niệm của họ về Phúc Âm hóa như thế nào[2].

***

Anh em Tin lành là ai?

Quả thật, dưới từ chung là «anh em Tin lành», người ta thường chỉ cả những người Tin lành cực đoan (protestants radicaux), bám chặt vào uy quyền của Kinh Thánh, lẫn những anh em Ngũ tuần, vốn cũng dành một vị trí quan trọng cho sự linh hứng và những ân sủng của Chúa Thánh Linh. Theo nghĩa rộng, phong trào Tin lành quy tụ trong thực tế hai trào lưu mà Sébastien Fath chỉ ra như sau:

– một trào lưu «chính thống-sùng tín (orthodoxe-piétiste)», dựa trên những điều căn bản của Phong trào Cải Cách và mang đậm sắc thái đạo đức cá nhân (cầu nguyện, đọc Kinh Thánh), chẳng hạn như những người thuộc phái Mennônít và những người thuộc phái Báptít (baptiste). Trong phần còn lại, để cho đơn giản, chúng ta sẽ gọi họ làanh em Tin lành (évangéliques) «cổ điển (classiques)».

– một trào lưu «Ngũ tuần-Đặc sủng», nhấn mạnh trên hiệu lực của hành động lạ lùng của Thiên Chúa qua Chúa Thánh Linh, với ơn nói tiên tri, nói tiếng lạ (glossolalie – khả năng nói tiếng không ai biết) và chữa lành. Trào lưu này đã phát triển từ đầu thế kỷ 20 với những tên gọi riêng biệt, như Hội chúng của Đức Chúa Trời (Assemblées de Dieu), nhưng dần dần đã thâm nhập vào trong các Giáo hội lớn để rồi ngày nay mang những hình thức rất đa dạng[3].

Nên lưu ý ngay hai điểm quan trọng. Một mặt, dĩ nhiên là giữa hai trào lưu lớn mà chúng ta vừa phân biệt có một sự thẩm thấu qua lại: vì thế chúng ta thấy có những người Báptít cũng đồng thời là người Đặc sủng. Mặt khác, là một người «Tin lành», tức là trước tiên thuộc về một «khuynh hướng Kitô giáo (sensibilité chrétienne)», trước khi là thành viên của một hệ phái. Vì vậy, các anh em Tin lành thuộc về ba nhóm[4]:

– toàn bộ các Giáo Hội gồm những «người tuyên xưng (professants)», nghĩa là những cộng đoàn hay hệ phái chỉ công nhận là thành viên những ai đã công khai «tuyên xưng» đức tin qua đó cho thấy bản thân mình đã lựa chọn theo Đức Kitô;

– các Giáo Hội Tin lành «không tuyên xưng (non-professantes)», trong số tín đồ của họ có cả trẻ em đã chịu Phép Rửa;

– nhưng cũng có cả một phần lớn Kitô hữu là thành viên các Giáo Hội được biết đến nhiều hơn, xuất thân từ phong trào Cải cách (Luthêrô, Cải cách/Trưởng lão (Réformés/Presbytériens), Anh giáo), vốn cũng thực hành việc rửa tội cho trẻ em và thuộc về toàn bộ các Giáo hội được gọi là «đại chúng (multitudinistes)».

Tổng quan lịch sử

Năm 2017 sẽ là năm kỷ niệm 500 năm Cải cách Tin lành. Thật vậy, chính vào năm 1517 mà Martin Luther phổ biến 95 luận đề về Tin Mừng để phản bác nhiều khía cạnh về thần học, cách tổ chức và những thực hành của Giáo hội La Tinh. Do đó, một phong trào đã bắt đầu nổi lên nhằm «thệ phản đức tin (protester de sa foi)», nghĩa là khẳng định đức tin của mình trước điều mà phong trào này cho là đã quên đi điều cốt yếu của sứ điệp Tin Mừng (sự công chính hóa chỉ nhờ đức tin) và những điều mà họ tố cáo là đi trệch hướng so với chứng tá của các Tông đồ được ghi lại trong Kinh Thánh. Trong phong trào này, nhiều trào lưu nhanh chóng được vạch ra:

1) một trào lưu gọi là «Luthêrô» mang dấu ấn của Martin Luther (1483-1546) và Philippe Melanchthon (1497-1560), trào lưu này lan rộng nhanh chóng trên một phần lớn của nước Đức và các nước Bắc Âu;

2) một trào lưu «cải cách (réformé)», mang dấu ấn của Uldrich Zwingli (1484-1531), Martin Bucer (1491-1551),và ít lâu sau của Jean Calvin (1509-1564), chung quanh một số thành phố ở Thụy Sĩ và một số vùng ở Đức như

3) một trào lưu «triệt để (radical)» với nhiều hình thức, và từ chối mọi mối liên hệ giữa tôn giáo và Nhà Nước, trong đó quan trọng nhất là phong trào «Tái tẩy (anabaptiste)». Những người Tin lànhthừa kế trào lưu này.

Những người Tin lành triệt để đầu tiên

Tại Zurich, Thụy Sĩ, vài nhân vật khẳng định rằng người ta không sinh ra là người Kitô hữu, nhưng người ta trở nên Kitô hữu bởi sự lựa chọn cá nhân, và Phép Rửa là một sự dấn thân đi theo Đức Kitô một cách có ý thức: vì vậy, người ta chỉ được phép lãnh nhận Phép Rửa qua việc «tuyên xưng đức tin (sur confession de foi)». Chẳng bao lâu người ta gọi họ là «Tái tẩy»: tức những người thanh tẩy lại (những ai đã chịu Phép Rửa khi còn nhỏ). Phong trào này, vì không công nhận Giáo Hội đã được thiết lập và mối liên hệ với Nhà Nước nên bị đàn áp mạnh mẽ, nhưng đã được tổ chức lại dưới tác động của một linh mục chuyển sang phe Cải cách, Menno Simons (1496-1561), và đã có thể tồn tại trong những thung lũng hẻo lánh phía Đông Châu Âu. Ngày nay, phong trào này được biết đến dưới tên gọi là «Mennônít», quy tụ khoảng ba triệu tín đồ, rất dấn thân trong chủ trương bất bạo động tích cực; phong trào này có mặt tại Việt Nam từ năm 1957.

Những người ly khai (Dissidents) Calvinít tại Anh

Sau cái chết của vua Henri VIII (1491-1547), Tin lành cải cách phát triển mạnh tại Anh và Xứ Wales, những nơi mà quyền hạn của phong trào này chỉ giới hạn trong việc phục vụ lợi ích của Giáo hội Anh giáo ở thế kỷ 17. Dù sao, những người «ly khai» thuộc truyền thống Calvinít cũng phát triển được theo nhiều hình thức khác nhau, nhất là trong các phong trào «Trưởng lão (presbytérien)» và «Giáo đoàn (congrégationaliste)». Phong trào cuối này có một quan niệm kỳ lạ về Giáo Hội: Giáo Hội địa phương (theo nghĩa là giáo xứ Công giáo) là Giáo Hội trọn vẹn, và uy quyền của Đức Kitô trên Giáo Hội của Người được thể hiện qua trung gian của toàn thể cộng đoàn địa phương này[5].

Khoảng năm 1609, trong phong trào này nảy sinh một trào lưu chỉ công nhận việc rửa tội bằng nghi thức dìm xuống nước, được ban cho những người đích thân tuyên xưng đức tin, nghĩa là người lớn: phái Báptít; vài thập niên sau, trào lưu này lan rộng tại Bắc Mỹ, rồi trên thế giới, dưới tác động của William Carrey (1761-1834), người sáng lập Hội Truyền giáo Báptít. Ngày nay, Tin lành Báptít có hơn 100 triệu người trên thế giới, và có mặt tại Việt Nam từ năm 1959.

Phong trào Duy Đạo đức (Piétisme)

Vào đầu thế kỷ 17, trong số người Luthêrô tại Đức, có những nhân vật thao thức làm cho Giáo Hội của họ được phục hưng về mặt thiêng liêng, họ tìm cách khuyến khích các tín hữu đi đến sự gặp gỡ cá nhân với Đức Kitô và định nghĩa Giáo hội dựa trên các thành viên «được tái sinh», chứ không còn dựa trên các phương tiện ân sủng (moyens de grâce). Trong giới «duy đạo đức», Nicolas Louis Von Zinzendorf (1700­-1760) có tầm ảnh hưởng lớn: cùng với anh em Moraves, những Kitô hữu bị bách hại tại Cộng hòa Séc hiện nay, ông thành lập cộng đoàn «Herrnhut» (canh thức đón Chúa – la veille du Seigneur), cộng đoàn này có một đời sống cầu nguyện mãnh liệt với sức năng động truyền giáo mạnh mẽ, trên mọi châu lục: tại Groenland, Antilles, Surinam, Bắc Mỹ, Nam Phi, Ceylan, v.v.

Các phong trào Phục hưng (les Réveils) thế kỷ 18

Có một phong trào phục hưng khác nổi lên vào thế kỷ 18 trong Giáo hội Anh, phong trào Giám lý (Mêthôđít), do John Wesley (1703-1791) khởi xướng. Chống lại chủ nghĩa nghi thức (ritualisme) trong Giáo Hội mình và sự khủng hoảng luân lý đang xảy ra trong xã hội Anh, Wesley khẳng định rằng ơn cứu độ có được là do thánh hóa, qua tiến trình này người Kitô hữu có thể trở nên hoàn thiện đến độ không phạm tội. Một trong những cộng sự viên của ông, Jean Guillaume de la Fléchère (1729-1785), là người đầu tiên nói đến «Phép Rửa bởi Thánh Linh (baptême de l’Esprit)» trong bối cảnh này. Bị gạt ra ngoài lề trong Anh giáo, phong trào Mêthôđít trở nên một Giáo Hội thực sự với sự độc lập của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, nơi phong trào được tham gia vào công cuộc «Đại Phục hưng (le Grand réveil)» của những thập niên 1730-1760. Phong trào lan rộng trên khắp thế giới và quy tụ khoảng 75 triệu tín đồ. Phong trào có mặt tại Việt Nam từ năm 2002.

Các phong trào Phục Hưng thế kỷ 19

Vào đầu thế kỷ 19, các cộng đoàn Tin lành lại bị lay động bởi những phong trào phục hưng mới. Tại Châu Âu, phải kể đến phong trào phục hưng cải cách (le réveil réformé) tại Genève, phong trào này đã góp phần làm nảy sinh các Giáo Hội tự do của Nhà Nước và sự ra đời của các hội Kinh Thánh và truyền giáo, và Phong trào các Đại Hội Huynh Đệ (Mouvement des Assemblées de Frères), được biết đến đặc biệt nhờ John Nelson Darby (1800-1882), người có tầm ảnh hưởng lớn qua việc dịch Kinh Thánh, trong đó xuất hiện quan niệm đặc biệt của ông về lịch sử ơn cứu độ: «thuyết miễn chuẩn (dispensationalisme)». Phong trào Huynh Đệ có đặc điểm là nhấn mạnh trên chức tư tế chung của các tín hữu chịu Phép Rửa và cách điều hành Giáo Hội không cần đến giáo sĩ nên không có mục sư, ngày nay có lẽ Phong trào Huynh Đệ có dưới ba triệu người.

Tại Bắc Mỹ, cũng có những cuộc phục hưng. Trước tiên là cuộc phục hưng năm 1800-1830, được biết đến qua các cuộc tập hợp đông người, và sự xuất hiện của những danh xưng mới, như Môn đệ (Disciples) (1832), phái này có mặt tại Việt Nam từ năm 1962 qua Giáo hội của Đức Kitô (Église du Christ), hoặc được biết đến qua những sự ly khai không chính thống như sự ly khai của những người Mormon (Giáo hội của Đức Kitô của các thánh những ngày sau cùng (Église de Jésus-Christ des saints des derniers jours). Sau đó là cuộc phục hưng năm 1890-1920 để phản ứng chống lại sự suy đồi luân lý liên quan đến những làn sóng di dân, dưới tác động của Dwight L. Moody (1837-1899), người khuyến khích phong trào truyền giáo: chính vì thế mà ngoài các phong trào khác còn có sự ra đời đặc biệt của phong trào Worldwide Evangelization Crusade, có mặt tại Việt Nam từ năm 1956. Cũng chính trong những cuộc phục hưng tại Mỹ vào thế kỷ 19 mà phong trào Phục lâm Ngày thứ bảy (Adventistes du septième Jour) được phát triển, hiện nay phong trào này có hơn 15 triệu tín đồ, họ tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi. Phong trào này có mặt tại Việt Nam từ năm 1930[6].

Một trào lưu xuất thân từ phái Mêthôđít, phong trào Thánh khiết (mouvement de la sainteté – Holiness movement), xuất hiện cùng thời kỳ. Rất gần gũi với phong trào này là Albert Benjamin Simpson (1843-1919), người Canada, người sáng lập Hội Liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo (Alliance chrétienne et missionnaire), có mặt tại Việt Nam từ năm 1911.

Những bước đầu của phái Ngũ tuần

Một phong trào phục hưng khác nổi lên vào đầu thế kỷ 20 với sự ra đời của phái Ngũ tuần, họ chủ trương tính tức thời của việc Chúa Thánh Linh tuôn đổ ơn thiêng và việc thi hành đặc sủng cho sứ vụ, như miêu tả trong Cv 2. Sự ra đời của phong trào này thường được nối kết với hai biến cố có liên quan đến ơn nói tiếng lạ (hoặc ơn ngôn ngữ)[7], xảy ra tại Hoa Kỳ: một biến cố ở Topéka tại bang Kansas vào năm 1901 trong một cộng đoàn do Charles Parham (1873-1929) hướng dẫn; biến cố kia, đầu năm 1906, tại Los Angeles, khởi xướng bởi một trong những thính giả người da đen của ông, William Joseph Seymour (1870-1922), người có ảnh hưởng trên toàn thế giới. Thật ra, nhiều cuộc phục hưng tương tự cũng đã xảy ra tại các quốc gia khác: Xứ Wales, Ấn Độ, Nam Mỹ.

Từ những kinh nghiệm sáng lập này, phong trào được phổ biến nhanh chóng để ngày nay đạt đến con số hàng trăm triệu người. Nhưng thường người ta phân biệt ba giai đoạn lớn trong sự phát triển của phong trào: «làn sóng đầu tiên» chứng kiến sự ra đời của những danh xưng Ngũ tuần lớn, chủ yếu tại Hoa Kỳ; «làn sóng thứ hai», được đánh dấu bởi những bước khởi đầu của phong trào Đặc sủng trong các Giáo hội Anh giáo, Tin lành và Công giáo trong thập niên 1960; «làn sóng thứ ba», với nét nổi bật là sự phát triển của những cộng đoàn và những mạng lưới «Tân Ngũ tuần (néo-pentecôtiste)» kể từ năm 1970.

***

Phân tán hay hiệp nhất giữa anh em Tin lành?

Sau khi xem xét về nguồn gốc, chúng ta thấy xuất hiện một số gia đình tín phái (famille confessionnelle) nơi người Tin lành cổ điển cũng như nơi phái Ngũ tuần. Vì vậy, chúng ta có thể thấy vừa có sự liên tục vừa có sự tan vỡ ra thành nhiều trào lưu, mà những người Tin lành cổ điển và những người thuộc phái Ngũ tuần-Đặc sủng ngày nay cố gắng vượt lên qua những cuộc hòa giải nội bộ và việc thiết lập những mạng lưới.

Đa dạng và tái hợp trong Phong trào Tin lành cổ điển

Như chúng ta đã thấy trong khi tìm hiểu về lịch sử, những người Tin lành dần dần chuyển thành những dòng khác nhau, những dòng chính là Tái Tẩy-Mennônít, Báptít, Mêthôđít, Huynh Đệ và các Giáo Hội tự do. Trong các dòng này, có nhiều trào lưu nghiêm ngặt ít hay nhiều, tùy tầm ảnh hưởng của bối cảnh quốc gia.

Thường người ta hay nghĩ người Tin lành là những người chính thống quá khích (fondamentalistes), hiểu theo nghĩa là những người đạo đức quá khích. Nhưng phải nhớ rằng từ «fondamentaliste (duy văn tự)» đã được dùng trong Giáo Hội Tin lành tại Mỹ để chỉ một trào lưu xuất phát từ các cuộc gặp gỡ của những nhà nghiên cứu Kinh Thánh bảo thủ; giữa năm 1910 và 1915, họ xuất bản Những văn tự gốc, một chứng từ phục vụ Sự Thật (The Fundamentals, A Testimony to the Truth). Sau Thế chiến thứ nhất, trào lưu duy văn tự phải chiến đấu chống lại chủ nghĩa tự do trong giáo thuyết và chống lại thuyết tiến hóa mà công trình nghiên cứu của Darwin để lại. Nhưng vài thập niên sau, trào lưu này lại bị tách ra thành hai phe: những người nghiêm ngặt nhất và những người chủ trương cởi mở. Ngày nay, một số dòng Tin lành tại địa phương đôi khi cũng bị ảnh hưởng của chủ nghĩa tự do: chẳng hạn như người Mêthôđít tại Hoa Kỳ, họ rất khác với người Mêthôđít tại Pháp, vốn là một thiểu số rất nhỏ và tiêu biểu hơn cho khuynh hướng Tin lành.

Như các danh xưng Tin lành khác, Tin lành Phúc âm cổ điển cũng có biến chuyển trong sự hiệp nhất nội bộ ở cấp quốc tế. Ví dụ, Liên hiệp Tin lành Báptít Thế giới (Alliance baptiste mondiale) được thành lập vào năm 1905 tại Luân Đôn trong Hội nghị Báptít thế giới đầu tiên; nhưng năm 2004, Southern Baptist Convention (Hội nghị Tin lành Báptít miền Nam), trào lưu đã đưa Tin lành Báptít vào Việt Nam, đã rời khỏi Liên hiệp Tin lành Báptít Thế giới vì thấy liên hiệp này quá phóng khoáng. Hội đồng Mennonít Thế giới (Conférence Mennonite Mondiale – 1925) và Hội đồng Mêthôđít Thế giới (Conseil méthodiste mondial – có nguồn gốc từ năm 1881) cũng được thành lập. Các Đại Hội Huynh Đệ không tham gia vào những mạng lưới lớn này, và họ có một nơi riêng để gặp gỡ và hợp tác, International Brethren Conference on Mission.

Sự đa dạng của phái Ngũ tuần

Chúng ta vừa thấy là trào lưu Ngũ tuần phát triển qua ba đợt. Thay vì phân loại dựa trên thời gian như thế, có những nhà chuyên môn lại muốn phân biệt theo bốn khối lớn: Ngũ tuần cổ điển (pentecôtistes classiques), các Giáo Hội Thánh Linh ở châu Phi (Églises africaines de l’Esprit), các người theo đặc sủng của những tín phái Kitô giáo lớn (charismatiques des grandes confessions chrétiennes) và các Giáo hội Tân Ngũ tuần và Tân Đặc sủng (Églises néo-pentecôtistes et néo-charismatiques)[8].

Ngũ tuần cổ điển có khoảng 100 triệu tín đồ rất đa dạng, phát xuất từ một lịch sử đầy sóng gió; người Ngũ tuần tại Hoa Kỳ bị chia rẽ vì lý do chủng tộc, họ đối đầu với nhau trên các vấn đề thần học, việc này để lại dấu ấn khiến chúng ta có thể nhận ra 4 nhánh:

1) Ngũ tuần Thánh khiết (pentecôtistes de la Sainteté – Holiness pentecostals), xuất thân từ phong trào Thánh khiết ở thế kỷ 19; ví dụ,Giáo Hội của Đức Chúa Trời (Église de Dieu) (Cleveland),du nhập vào Việt Nam năm 1995 qua sự kết hợp với Hội Thánh Lời Sự Sống tại Việt Nam (Église du plein évangile au Việt Nam).

2) Ngũ tuần «Công trình Hoàn tất [của Đức Kitô]» (pentecôtistes de «l’œuvre [du Christ]») (Baptistichoặc Finished Work Pentecostals); ví dụ, các Hội chúng của Đức Chúa Trời, có mặt tại Việt Nam từ đầu thập niên

3) Ngũ tuần Nhất thể(pentecôtistes de l’unicité) (Oneness Pentecostals), phong trào này gồm một thiểu số rất nhỏ, làm Phép Rửa «nhân danh Chúa Giêsu» (theo Cv 2,38) và hiểu về Thiên Chúa theo «thuyết hình thái (modalisme)»; ví dụ, United pentecostal Church.

4) và Ngũ tuần Tông đồ (pentecôtistes apostoliques) (Apostolic Pentecostals), phong trào này nhấn mạnh trên uy quyền thừa tác của các Tông đồ và ngôn sứ; đó là những Giáo Hội phương Tây, như Apostolic Church,bắt nguồn từ sự phục hưng tại Xứ Wales.

Cùng lúc, ra đời những Giáo Hội Ngũ tuần chịu ảnh hưởng bởi văn hóa và các tập tục châu Phi (gần 100 triệu tín đồ): trước tiên vào thế kỷ 19, có các Giáo Hội “châu Phi” ở Tây Phi và các Giáo Hội được gọi là “Êthiôpi” ở Nam Phi; sau đó, vào đầu thế kỷ 20, có một phong trào rộng lớn hơn nhiều của các Giáo Hội “Thánh Linh” (Églises “de l’Esprit”), chẳng hạn như Giáo Hội của W. Wade Harris ở Bờ Biển Ngà và ở Gana, Giáo Hội tự xưng là mình đến từ Simon Kimbangu ở Congo, hoặc ở Nigeria còn có các Giáo Hội thuộc phong trào “Aladura” (tên có nghĩa là «người sở hữu cầu nguyện (possesseurs de prière)»), và, ở Nam Phi, có các Giáo Hội “Sion”. Một số lớn các Giáo Hội này, mà chúng ta phải phân biệt với các cộng đoàn Tân Ngũ tuần ra đời gần đây hơn (thường được gọi là “Giáo Hội phục hưng – Églises de réveil”), thuộc về Tổ chức các Giáo Hội châu Phi thiết định (Organisation des Églises africaines instituées (OAIC)), thành lập năm 1982.

Vào đầu thập niên 60, phong trào Ngũ tuần lan rộng đến Anh giáo và Tin lành, rồi đến Giáo Hội Công giáo – Giáo Hội Công giáo dùng từ «Canh tân Đặc sủng (Renouveau charismatique)» – và dường như cả đến Chính thống giáo nữa. Người ta gọi đó là «làn sóng thứ hai» của phong trào Ngũ tuần, những người theo phong trào này hiện nay có thể lên đến hơn hai trăm triệu. Trong Giáo Hội Công giáo, các Đức Giáo Hoàng khuyến khích phong trào Canh tân. Có lẽ kinh nghiệm «Phép Rửa trong Thánh Linh (baptême dans l’Esprit)» đã gây tranh luận trong Giáo Hội Công giáo, vì ý nghĩa khó hiểu của từ này so với các bí tích khai tâm và vì mọi Kitô hữu đều được kêu gọi sống kinh nghiệm này. Nhưng phong trào Canh tân cũng có vẻ là một phương cách để cản bớt sự thành công của phong trào Ngũ tuần.

Vào những thập niên 70 và 80, xuất hiện những hình thức Giáo Hội mới, được gọi dưới tên là «Tân Ngũ tuần (néo-pentecôtisme)», để cho thấy rõ đây là những danh xưng và những mạng lưới mới xuất hiện gần đây và rất đa dạng, không thuộc vào làn sóng thứ nhất cũng không thuộc vào làn sóng thứ hai. Trên thế giới, có lẽ phong trào này quy tụ hơn 310 triệu tín đồ sinh hoạt trong bốn loại cộng đoàn:

– Các Giáo Hội của Lời Đức Tin (Églises de la Parole de foi – Word offaith Churches),các Giáo Hội này chú trọng đến sự chữa lành và sự thịnh vượng về mặt vật chất, nhưng các mạng lưới Tin lành lớn tránh xa các Giáo Hội này.

– Các Giáo Hội của Làn sóng thứ ba(Églises de la Troisième VagueThird wave churches), các Giáo Hội này thường kết hợp Phép Rửa trong Thánh Linh với hoán cải, và tin rằng mỗi người có đức tin đều được ban cho những ơn thiêng liêng; ví dụ, phong trào Vineyard, có mặt tại Việt Nam, với những biểu hiện gây ấn tượng (lên đồng, v.).

– Các Giáo Hội Tông đồ mới (Nouvelles Églises apostoliques – New Apostolic Churches),các Giáo Hội này đã đưa trở lại chức năng lãnh đạo Tông đồ vào trong quản trị.

– Các Giáo Hội Độc lập (Églises indépendantes – Independent Churches),đôi khi gắn liền với những người có đặc sủng giảng đạo, để hợp thành những mạng lưới quốc tế.

Trong tập hợp Ngũ tuần-Đặc sủng rất phức tạp này, cũng có những mạng lưới chuyên biệt. Mạng lưới quan trọng nhất là Huynh đệ Ngũ tuần Thế giới (Fraternité pentecôtiste mondiale – Pentecostal World Fellowship), Hội nghị đầu tiên của mạng lưới này là vào năm 1947 và Hội nghị lần thứ 24 sẽ được họp tại Sao Paulo vào năm 2016. Một mạng lưới mới đã hình thành vào dịp có Công hội thế giới ở Tulsa (Oklahoma) tháng tư năm 2010: Pentecost 2014 – Empowered21, hội đồng của Công hội này quy tụ những nhân vật rất khác nhau.

Tầm quan trọng của các mạng lưới quốc tế xuyên tín phái (transconfessionnels)

Những điểm trên đó thần học Ngũ tuần nhấn mạnh, nhất là về đặc sủng tiên tri, giải thích tại sao phong trào này lại có những căng thẳng lâu đời với Tin lành triệt để, đặc biệt với trào lưu «duy văn tự (fondamentaliste)». Tuy nhiên, trong nhiều quốc gia, hai phái này xích lại với nhau và hình thành nhiều mạng lưới đem lại cho phong trào một sự thống nhất nào đó.

Phong trào lâu đời nhất là Liên hiệp Tin lành Thế giới (Alliance évangélique mondiale), liên hiệp này là một «mạng lưới các Giáo Hội có mặt trong 129 quốc gia và trong hơn 100 tổ chức quốc tế, vì thế liên hiệp này đã cho thấy được trên phạm vi thế giới, một căn cước, một tiếng nói và một cơ cấu có hơn 600 triệu Kitô hữu Tin lành». Được phát động năm 1846, liên hiệp này được thành lập dưới hình thức hiện nay từ năm 1951.

Từ 40 năm nay, một mạng lưới khác có tầm quan trọng lớn: Phong trào Lausanne phục vụ cho việc Phúc Âm hóa thế giới (mouvement de Lausanne pour l’évangélisation du monde)[9] được thiết lập năm 1974, do Billy Graham khởi xướng. Những bản văn tham chiếu của phong trào này, được viết vào ba dịp tập hợp lớn của cả hành tinh, có một tầm ảnh hưởng rất lớn trong thế giới Tin lành Phúc âm [10]:

– Tuyên bố Lausanne (déclaration de Lausanne – 1974), trong đó có 15 điểm được phát biểu: ý định của Thiên Chúa, uy quyền và quyền năng của Kinh Thánh, Đức Kitô duy nhất và phổ quát, bản chất của Phúc Âm hóa, trách nhiệm xã hội của người Kitô hữu, Giáo Hội và Phúc Âm hóa, hợp tác trong việc Phúc Âm hóa, cộng tác giữa các Giáo Hội trong việc Phúc Âm hóa, sự khẩn cấp của việc Phúc Âm hóa, Phúc Âm hóa và văn hóa, giáo huấn và uy quyền, xung đột thiêng liêng, tự do và bách hại, quyền năng của Chúa Thánh Linh, sự quang lâm của Đức Kitô.

– Tuyên ngôn Manila (Manifeste de Manille – 1989), phần đầu của Tuyên Ngôn này gồm một loạt 21 lời khẳng định ngắn gọn; phần hai khai triển những lời khẳng định này thành 12 điều xoay quanh ba chủ đề: «toàn thể Tin lành, toàn thể Giáo Hội, toàn thể thế giới».

– và Bản Cam kết Cap (engagement du Cap – 2010), gồm lời mào đầu, để lưu ý những đột biến trên thế giới, những thực tại vẫn tồn tại và nhiệt huyết trong lòng các người ký tên; rồi đến hai phần tiếp theo: một lời tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa mà chúng ta kính mến, và một lời kêu gọi hành động trong thế giới mà chúng ta phục vụ.

Cũng có thể nêu tên nhiều mạng lưới khác, như Giới trẻ với Sứ vụ (Jeunesse en Mission – Youth With a Mission), các mạng lưới Pioneer và Ichtus Christian Fellowship, gần với phong trào các Hội Thánh tại gia (mouvement des Églises de maison), và Worldwide Evangelisation for Christ: thành lập năm 1913, để Phúc Âm hóa châu Phi, phong trào này đã dần dần mở rộng hoạt động dưới tên gọi là Worldwide Evangelization Crusade rồi dưới tên gọi hiện nay, và ngày nay phong trào này đang hoạt động tại 80 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Phong trào này phát hành tập kỷ yếu Operation World, để cho thông tin về những quốc gia mà họ mời gọi cầu nguyện cho.

Anh em Tin lành tại Việt Nam

Theo kỷ yếu Operation World, có 8.395.410 Kitô hữu tại Việt Nam, bằng 9,43 % dân số, trong đó có 1.576.889 người Tin lành (1,8 %). Những nguồn khác thì nói rằng họ không hơn 700.000 người và một nửa trong số họ thuộc về các dân tộc miền núi. Sự phát triển quan trọng của họ những năm gần đây phải được đặt lại chỗ đứng của họ trong lịch sử du nhập của Tin lành trong đất nước này.

Theo Nguyễn Xuân Hùng[11], thuộc Institute for Religious Studies (Viện Nghiên cứu Tôn giáo), có thể phân biệt nhiều giai đoạn trong lịch sử phát triển truyền giáo của Tin lành :

1) Trước tiên «những thời gian đầu của công cuộc truyền giáo» (1911- 1954) chứng kiến bốn nhóm đến Việt Nam: Giáo Hội cải cách có nguồn gốc từ Pháp(Église réformée d’origine française), Hội Liên hiệp Cơ đốc và Truyền giáo (Alliance chrétienne et missionnaire – CMA), phái Phục lâm ngày thứ bảy(Adventistes du septième jour)vàBritish andForeign Bible Society.

2) Rồi đến «thời hoàng kim của công cuộc truyền giáo Tin lành tại miền Nam» (1954-1975), khởi đi từ hoạt động của mười hệ phái: Hội Thánh Tin lành Việt Nam; một nhóm ly khai từ CMA gọi làCatholic Mission; phái Báptít, đến từ châu Mỹ; phái Ngũ tuần; phái Phục lâm; và nhiều nhóm khác, như phái Mennônít và Giáo hội của Đức Kitô (Église du Christ), đó là chưa nói đến những nhóm không chính thống như Nhân chứng Giêhôva (Témoins de Jéhovah).

3) Cuối cùng, sau một giai đoạn trung gian, chúng ta có một giai đoạn lan rộng khác với đặc điểm là có những danh xưng mới du nhập vào Việt Nam và được công nhận về mặt pháp lý.
Thật vậy, theo một số ước tính, sự tăng trưởng của những người Tin lành tại Việt Nam có thể là 600 phần trăm vào những năm gần đây.

Ngày nay, theo Nguyễn Cao Thanh, có thể liệt kê những nhóm sau đây[12] :

1. Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam – Église évangélique du Vietnam (Sud)), xuất phát từ hoạt động của Hội Truyền giáo CMA từ năm Năm 2010, Hội này có gần 800.000 thành viên phân ra trong 1.600 chi hội.

2. Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc Việt Nam – Église évangélique du Vietnam (Nord-Vietnam)), chính thức sáng lập năm 1958, có khoảng 000 tín đồ và gần 1.000 chi hội.

3. Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam(Église adventiste du septième jour au Vietnam), thành lập năm 1929, chính thức được phép hoạt động năm 2008, quy tụ hơn 000 thành viên trong 121 chi hội.

4. Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam (Mission chrétienne du Vietnam), sáng lập vào tháng chín 1956, và được Nhà Nước công nhận năm 2007, gồm hơn 2000 tín đồ phân ra trong hơn 200 chi hội.

5. Tổng hội Báptít Việt Nam (Ân điển Nam phương) (Assemblée Baptiste générale du Vietnam Southern Grace), thành lập năm 1962 bởi một hội rất bảo thủ là Hội Truyền giáo Báptít Nam Phương (Hoa Kỳ – Société missionnaire baptiste du Sud (États-Unis)), được công nhận năm 2008 và có gần 2.000 người chịu Phép Rửa trong 58 chi hội.

6. Hội Thánh Báptít Việt Nam (miền Nam – Église Baptiste du Vietnam (Sud)), cũng được công nhận năm 2008, có hơn 000 môn đồ trong 697 chi hội.

7. Christian Fellowship Church du Vietnam (Hội thánh Liên hữu Cơ đốc Việt Nam), bắt nguồn từ Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) với mục sư Hoàng Kim Thanh, có khoảng 000 tín đồ trong 1.100 chi hội.

8. Hội Thánh Phúc Âm Ngũ tuần Việt Nam (Église évangélique pentecôtiste du Vietnam), thành lập năm 1957 và được công nhận năm 2010, có 000 tín đồ trong hơn 350 chi hội.

9. Hội Thánh Tin Lành Mennônít Việt Nam (Église évangélique mennonite au Vietnam), có mặt từ năm 1954 và được công nhận từ năm 2009, quy tụ 8.000 tín đồ trong 90 chi hội.

10. Hội Thánh Tin Lành Trưởng lão Việt Nam (Église presbytérienne évangélique du Vietnam), thành lập năm1968, và được công nhận năm 2008, có hơn 10 ngàn tín đồ tụ họp trong 200 chi hội.

11. Hội thánh Môn đệ Đấng Christ (Église des disciples du Christ Church), có một chi hội tại TP Hồ Chí Minh với 100 tín đồ.

12. Hội Thánh Giám lý (Église méthodiste),có hai chi hội tại Đồng Nai và TP Hồ Chí Minhvới khoảng 300 tín đồ.

13. Trong số những hệ phái Tin lành và những tổ chức mới hình thành sau này, người ta thấy có 62 tổ chức và «giáo phái», phần lớn là những cộng đoàn thuộc nhóm Tin lành , gồm:

a. Những tổ chức có tính truyền giáo,như Union Missionary Church,quy tụ hơn 000 người, sinh hoạt trong 439 chi hội.

b. Nhóm Báptít, nằm ngoài những hệ phái đã nêu, như Tổng hội Báptít Việt Nam (Ân điển Nam phương) và Hội Thánh Báptít Việt Nam, hoặc Union Missionary Baptist du Vietnam, Hội Thánh Báptít của Đấng Christ (Église Baptiste du Christ), Hội Thánh Báptít Độc lập (Église baptiste de l’Indépendance), tổng cộng có hơn 000 tín đồ, quy tụ trong 73 chi hội.

c. Nhóm Ngũ tuần chia ra thành khoảng 50 nhóm tầm cỡ khác nhau, một số có tên gọi lấy từ trong Kinh Thánh: Timothy Church,Hội Thánh Emmanuen (Église de l’Emmanuel), Hội Thánh Ítraen (Église d’Isräel), Hội Thánh Olive (Église de l’Olivier), Vineyard Church,v.; một số khác lấy địa danh làm tên, như Hội Thánh Độc lập Tân Bình (Église indépendante Tan Binh); một số khác nữa thì lại lấy một tên gọi chuyên biệt như Hội Thánh Phúc Âm Quyền năng Việt Nam (Église de la puissance de l’Évangile du Vietnam), hay Hội Thánh Tin lành Việt Nam thuần túy (la pure Église protestante du Vietnam), v.v. Toàn bộ quy tụ khoảng 10.000 tín hữu, trong hơn 200 chi hội, chủ yếu tại Tp Hồ Chí Minh.

14. Một số nhóm Tin lành của người nước ngoài, mà người Hàn Quốc là đông nhất.

***

Đức tin của những anh em Tin lành

Trong tập hợp ngay từ đầu đã khá hỗn tạp này, sự trung thành với các trực giác của Cải cách thế kỷ 15 và sự thống nhất tương đối, ở vào mức độ nào?

Vài tiêu chí

Cách tổng quát, trào lưu Tin lành Phúc âm thường được định nghĩa từ bốn tiêu chí được trình bày bởi nhà sử học người Anh David Bebbington cách đây 25 năm:

– Duy Kinh thánh (biblisme),nghĩa là đặc biệt bám sát Kinh Thánh, như nguồn duy nhất có uy quyền về tôn giáo và luân lý.

– Quy Thánh giá (crucicentrisme),nghĩa là nhấn mạnh đến hy tế của Đức Kitô trên thập giá, được diễn tả qua việc đọc Kinh Thánh dựa trên cảm xúc bi thương (lecture dramatique de la Bible), phân biệt một «thì trước», đánh dấu bởi án phạt (tội lỗi đưa đến cái chết), và một «thì sau», được ân sủng soi sáng.

– Duy hoán cải (conversionisme), nghĩa là xác tín rằng chính sự tái sinh và việc thay đổi cách sống đi kèm, nghĩa là sự hoán cải, làm cho trở nên Kitô hữu.

– Tin thần chiến sĩ (militantisme), nghĩa là ý chí muốn làm chứng về Đấng Cứu Thế, Đấng mà mình có một tương quan sống động qua cầu nguyện, muốn chia sẻ đức tin của mình, và muốn làm chứng qua lối sống khổ hạnh, như từ chối quan hệ trước hôn nhân hay ngoài hôn nhân, thuốc lá, ngay cả rượu bia, v.v.

Ngoài bốn tiêu chí này, có người còn thêm vào chiều kích liên giáo phái (inter-dénominationnel), vì họ nhận xét rằng, đối với người Tin lành Phúc âm, «là Kitô hữu» – nghĩa là được hoán cải – còn quan trọng hơn là thuộc về một Giáo hội.

Những Tuyên tín (Déclarations de foi)

Một cách để xem những tiêu chí xác định trào lưu Tin lành có đúng đắn không là nhìn đến những Tuyên tín của các Giáo Hội và các mạng lưới mà trào lưu này là thành viên. Thường thì những tuyên tín này lấy từ Liên hiệp Tin lành Thế giới (Alliance évangélique mondiale), mà nguyên bản có từ năm 1847. Cấu trúc của bản tuyên tín này dựa trên Ba Ngôi, làm liên tưởng đến kinh Tin kính của các Thánh Tông đồ, nhưng với những điểm nhấn rõ rệt: trước tiên có một tín điều về uy quyền của Kinh Thánh, nhưng cũng có một tín điều về ơn cứu độ nhờ đức tin của con người tội lỗi, tín điều này theo sau những tín điều liên quan đến Thiên Chúa Ba Ngôi và Đức Kitô; cuối cùng, tín điều sau hết nhấn mạnh đến sự phán xét cuối cùng. Ngược lại, chúng ta nhận thấy họ nói đến Giáo Hội một cách khá ngắn gọn và không nói gì đến bí tích.

 Chúng tôi:

 Tin rằng Kinh Thánh là Lời bất khả ngộ của Thiên Chúa, uy quyền tối thượng về đức tin và sự sống.

 Tin kính một Thiên Chúa duy nhất, Cha, Con và Thánh Linh từ thuở đời đời.

 Tin kính Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng tôi,

 là Thiên Chúa được biểu hiện trong thân xác,

 sinh bởi Đức Trinh nữ Maria,

 Người có một nhân tính không vướng tội nhơ,

 Người làm các phép lạ,

 Người chết để đền tội và cứu chuộc chúng ta,

 Người đã sống lại cùng với thân xác,

 Người lên trời, Người làm trung gian,

 Người đích thân trở lại trong quyền năng và vinh quang.

 Tin con người tội lỗi và hư mất sẽ được cứu độ,

 được trở nên công chính không phải bởi việc làm của mình,

 nhưng chỉ duy bởi đức tin,

 nhờ vào máu Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã đổ ra,

 được tái sinh bởi Thánh Linh.

 Tin kính Thánh Linh,

 Đấng ngự đến trong chúng ta,

 cho chúng ta quyền năng phụng sự Chúa Giêsu Kitô,

 sống một đời sống thánh thiện và làm chứng.

 Tin tất cả các tín hữu được hiệp nhất trong Thánh Linh,

 cùng nhau hình thành nên Giáo hội Phổ quát, thân thể của Đức Kitô.

 Tin mọi người sẽ sống lại:

 những người bị hư mất sẽ sống lại để được phán xét,

 những người được cứu độ sẽ sống lại để được sống [đời đời].

Bản tuyên tín của Liên hiệp Tin lành Thế giới được thông qua tại Zeist (Hòa Lan) 5-11/08/1951

Uy quyền của Kinh Thánh

Trước tiên, chúng ta nhận thấy Kinh Thánh là điểm quy chiếu đầu tiên, và uy quyền của Kinh Thánh được khẳng định ngay từ đầu. Nói như thế để thấy rằng phong trào Tin lành được cắm rễ trong cuộc Cải cách Tin lành, đồng thời, diễn tả chủ trương Sola Scriptura của các nhà cải cách thế kỷ 16. Nhưng chúng ta phải nhấn mạnh một điều khác ở đây là: người ta nói rõ Kinh Thánh là Lời Chúa, trong khi nhiều phong trào Tin lành Luthêrô và Tin lành cải cách lại sẵn sàng nói rằng Lời Chúa là Kinh Thánh được rao giảng, chứ không phải là bản văn Kinh Thánh. Có lẽ ở đây người ta nói Kinh Thánh tương đương với Lời Chúa là vì muốn cho thấy rằng người ta không hiểu Lời Chúa dựa trên «truyền thống» như vẫn làm, và để nhấn mạnh rằng chúng ta chỉ có thể đạt đến sự Mặc khải của Thiên Chúa qua Kinh Thánh, được Thiên Chúa linh hứng, và nội dung là cần và đủ để được cứu độ. Chúng ta cũng lưu ý sự nhấn mạnh trên uy quyền của Kinh Thánh, được xem là không thể sai lầm, điều này gây tranh cãi cả với Công giáo lẫn với trào lưu tự do của phong trào Tin lành Luthêrô và với Tin lành cải cách. Nhưng ở đây trước hết có xác tín rằng Kinh Thánh được Thiên Chúa linh hứng và không bị sai lầm. Nơi anh em Tin lành, xác tín này có tính cách triệt để, tuy không phải tất cả đều tán thành các Tuyên tín Chicago (Déclarations de Chicago1978-1986), những tuyên tín này xem phần con người nơi các tác giả Kinh Thánh là không quan trọng lắm và khẳng định rằng các thủ bản gốc của Kinh Thánh là không có sai lầm nào.

Trong một tài liệu về Đức Maria, xuất bản năm 2009, Ủy ban hỗn hợp Công giáo-Báptít Pháp đã làm nổi bật những sự bất đồng quan điểm giữa hai đối tác về uy quyền của Kinh Thánh: «Về mặt thần học, người tín hữu Tin lành Báptít cần một sự mặc khải thực chứng (positive) để thiết lập một giáo thuyết. Trong trường hợp thiếu một cứ liệu rõ ràng và vững chắc, một luận cứ dựa trên sự thích hợp thôi không đủ. Vì dù sao Chúa cũng trở nên con của Đức Maria, điều gì là thích hợp đối với Người để ban cho Đức Maria? Nếu chính Thiên Chúa không tuyên bố, thì chúng ta thật không thận trọng và ngạo mạn khi nói lên điều này. Nhấn mạnh đến sự thích hợp có thể giúp nối kết hai chân lý mạc khải về mặt suy luận (spéculativement), nhưng cần dựa trực tiếp trên Kinh Thánh hơn để có thể tin.» (§ 24)

Ơn cứu độ được ban bởi Đức Kitô

Yếu tố thứ hai nên nhấn mạnh là từ ngữ được dùng trong những tuyên tín Tin lành để diễn tả công trình cứu độ của Đức Kitô: «Người chết để đền tội và cứu chuộc chúng ta» và «Người làm trung gian». Tín điều liên quan đến Đức Kitô đứng ngay trước những gì được nói về sự cứu độ của con người, «tội lỗi và hư mất», «nhờ vào máu Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, đã đổ ra».

Chúng ta thấy «sự tập trung vào Thánh giá», được D. Bebbington nêu lên, gắn liền chặt chẽ với một quan niệm rất bi quan về nhân loại như thế nào: con người hết sức hư hỏng và tất phải chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa và Đức Giêsu đã gánh lấy hình phạt mà chúng ta đáng phải chịu. Nếu có vài thần học gia của phong trào này bắt đầu đặt lại nghi vấn về cách hiểu ơn cứu độ nhờ cái chết đền tội và thế mạng của Đức Giêsu, phần đông anh em Tin lành vẫn cho là như thế và sống cách mãnh liệt lời này của thánh Phaolô: «Đấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi!»
(Gl 2,20). Không thể chối cãi là kinh nghiệm về sự can thiệp nhưng không của Thiên Chúa vào cuộc đời họ, một cuộc đời cho tới nay không có ý nghĩa hay đi trệch hướng, đã thắng thế so với suy tư mang tính thần học hơn và đang đối thoại với các khoa học nhân văn.

Trong những đoạn nói về ơn cứu độ, đương nhiên chúng ta chú ý đến những gì liên quan đến việc «được trở nên công chính không phải bởi việc làm của mình, nhưng chỉ duy bởi đức tin», đây là một xác tín mạnh mẽ của cuộc cải cách thế kỷ 16 được tóm tắt trong các công thức «sola gratia» và «sola fide». Trong đường lối triệt để nhất của Tin lành, những anh em Tin lành rất nghi ngại tất cả những gì có thể phương hại đến tính nhưng không tuyệt đối của ơn cứu độ và có thể dành cho con người một phần, dù là nhỏ bé nhất, trong ơn cứu độ này. Dĩ nhiên sự công chính hóa không được hiểu như một thực tại hoàn toàn ở ngoài con người, vì Thánh Linh «ngự đến trong chúng ta», và Người ban cho những ai đã tái sinh «quyền năng phụng sự Chúa Giêsu Kitô» và «sống một đời sống thánh thiện». Nhưng có lẽ một đời sống như thế không thể được xem như xứng đáng.

Nói chung, những anh em Tin lành có một lập trường khá triệt để về việc người ngoài Kitô giáo có thể được cứu độ, «cùng lắm thì có thể nói số phận của họ không có gì là chắc chắn», và vì vậy cái nhìn của họ về các tôn giáo khác thường là tiêu cực. Tuyên ngôn Manila của Phong trào Lausanne tuyên bố như sau: «Chúng tôi khẳng định rằng những tôn giáo và ý thức hệ khác không phải là những phương cách khác để đến với Thiên Chúa, và linh đạo của con người (spiritualité humaine), ngoài sự cứu chuộc bởi Đức Kitô, dẫn đến sự phán xét chứ không dẫn đến Thiên Chúa, vì
Đức Kitô là con đường duy nhất.» (§ 1.7) Xác tín này giải thích vì sao những anh em Tin lành lại năng động như thế trong việc truyền giáo.

Một quan niệm đặc biệt về Giáo Hội?

Tuyên tín của Liên hiệp Tin lành khẳng định sự hiệp nhất thiêng liêng giữa các tín hữu và mặc nhiên từ chối hiểu Giáo Hội phổ quát như một thể chế hữu hình, đặc biệt như cách Giáo Hội Công giáo hiểu. Nhưng Bản Tuyên tín này không nói gì đến các cộng đoàn ở phạm vi địa phương, có lẽ vì những mô hình Giáo Hội khá là khác nhau giữa các anh em Tin lành.

Nhưng ngoài việc tổ chức, Công giáo và Tin lành không đồng ý với nhau về cách hiểu Giáo Hội là gì và những anh em Tin lành diễn tả điều này cách triệt để. Dựa trên cách phân loại mà Friedrich Schleiermacher đề nghị vào thế kỷ 19, thần học gia người Ý Pietro Bolognesi đối lập rõ rệt hai quan niệm:

«Đối với Công giáo, Giáo Hội ở giữa Đức Kitô và người tín hữu. Chính nhờ vào Giáo Hội, nghĩa là nhờ vào vai trò trung gian của Giáo Hội, mà Đức Kitô gặp các tín hữu. Như thể Giáo Hội kéo dài sự nhập thể của Đức Kitô. Giáo Hội bảo đảm sự hiện diện của Đức Kitô và vì vậy Giáo Hội như điểm chuyển tiếp mà người tín hữu bắt buộc phải đi qua. Đối với phong trào Cải cách lại hoàn toàn khác, Đức Kitô tiếp xúc với người tín hữu qua Lời và Thánh Linh của Người. Người thiết lập với người tín hữu một mối liên hệ trực tiếp, không qua một trung gian nào khác. Và Đức Kitô sai vào trong Giáo Hội những người mà Người chạm đến qua Thần Khí Người. Giáo Hội là hệ quả của mối liên hệ của chúng ta với Đức Kitô và Thánh Linh. Giáo Hội không phải là mẹ của đức tin, Giáo Hội là con của đức tin.»

Người Công giáo và Tin lành cũng không đồng quan điểm về bản chất của thừa tác vụ tư tế (ministère ordonné). Thật vậy, dù có một số nhóm đề cao trở lại các thừa tác vụ cá nhân, anh em Tin lành nhấn mạnh trên khẳng định rằng mọi người chịu Phép Rửa đều là tư tế, như được nói trong Kinh Thánh (1 P 2,5.9). Người ta thường nghe nói rằng mục sư trong các Hội Thánh Tin lành là «mục sư tự phong». Có lẽ người ta có thể thấy trường hợp như thế trong các cộng đoàn độc lập. Trong các liên hiệp hay hiệp hội lớn, có nhận định và có kiểm soát thực sự và với ít nhiều nghiêm ngặt; mặt khác, không thể đặt để một tín hữu vào một trách nhiệm mục vụ mà lại không có một nghi lễ phụng tự trong đó người được phong chức và cộng đoàn xin Chúa đổ tràn đầy Thánh Linh trên người này. Vì vậy, trong rất nhiều Giáo Hội, người ta nói đến «thánh hiến».

Các bí tích

Như mọi người thuộc phong trào cải cách, anh em Tin lành chỉ nhìn nhận có hai bí tích: Phép Rửa và Tiệc ly, là những dấu chỉ được lập bởi Đức Kitô và sự thiết lập này được xác nhận cách minh nhiên trong Kinh Thánh, và những dấu chỉ này có lời hứa đi kèm. Tuy nhiên, anh em Tin lành không quên xin phúc lành của Thiên Chúa trên những người đang “trải qua một giai đoạn” quan trọng trong cuộc đời, lúc chào đời hay khi cưới xin, hoặc khi bệnh nặng.

Anh Tin lành không thích dùng chữ «bí tích (sacrement)», vì từ này không có trong Kinh Thánh và chứa đựng một quan niệm về hiệu quả «ex opere operato», mà họ nghi ngờ là ma thuật. Họ thích nói đến «lệnh truyền (ordonnance)» hơn, bởi vì Đức Kitô đã truyền lệnh cho môn đệ Người phải làm Phép Rửa và cử hành bữa tiệc ly để tưởng nhớ đến Người: đây là những việc làm con người thực hiện vì vâng theo những điều Chúa chỉ dạy. Phép Rửa thường được xem như một cam kết cá nhân và Bữa Tiệc ly như một bữa ăn trong đó những người tham gia trải nghiệm sự kết hiệp với Đức Kitô và sau đó là sự kết hiệp giữa họ với nhau, một sự kết hiệp được ban cho bởi một ơn có trước (préalable): đương nhiên Đức Kitô có mặt ở đó nhưng theo nghĩa Người đã hứa là Người sẽ có mặt khi hai hoặc ba người tụ họp lại nhân danh Người (Mt 18, 20).

Có thể nêu lên một khác biệt nữa giữa người Công giáo và Tin lành: cách cử hành bí tích. Anh em Tin lành không biết đến sách phụng vụ. Tuy nói thế, một người có óc quan sát sẽ để ý rằng những cuộc cử hành Tin lành-Ngũ tuần không phải là tùy tiện và có những truyền thống ổn định đã được thiết lập.

Sự quang lâm của Đức Kitô

Nói về Đức Kitô, chúng ta thấy rằng bản tuyên tín của Liên hiệp Tin lành lấy lại khẳng định của kinh Tin Kính các Tông đồ về sự trở lại của Đức Kitô phục sinh vào thời sau hết: «chúng tôi tin… Người đích thân trở lại trong quyền năng và vinh quang.» Ngoài sự tuyên tín dè dặt này, nhiều người Tin lành thực sự coi trọng sách Khải Huyền, đặc biệt ở chương 20, nói đến việc Đức Kitô ngự trị trong một thiên niên kỷ (Millenium) trước ngày phán xét cuối cùng. Cách diễn giải của bản văn này, và của vài bản văn khác, đã làm nảy sinh nhiều cách hiểu khác nhau về bản chất của việc ngự trị này trong một ngàn năm và về mối tương quan giữa thời gian này và sự trở lại của Đức Kitô. Vì vậy người ta phân biệt:

– người theo thuyết tiền thiên niên (prémillénaristes), vì họ cho rằng Đức Kitô sẽ đến trước Millenium, nhưng cũng có phân biệt giữa quan điểm cổ điển (classique) (Giáo Hội sẽ không còn sau «sự thử thách lớn (la grande tribulation)») và quan điểm miễn chuẩn (dispensationaliste – Giáo Hội sẽ không còn trước «sự thử thách lớn»);

– người theo thuyết hậu thiên niên (postmillénaristes), vì họ cho rằng sự trở lại vinh quang của Đức Kitô sẽ xảy ra sau Millenium;

– người theo thuyết vô thiên niên (amillénaristes), vì họ cho rằng sự trở lại của Đức Kitô sẽ xảy ra vào bất cứ Millenium nào (trong đó chúng ta đang sống).

Quan niệm thứ nhất được phổ biến rộng rãi nơi người Tin lành cổ điển và người Tin lành Ngũ tuần cổ điển, trong khi quan niệm thứ hai được thấy nơi người Tân Ngũ tuần. Những quan niệm này không phải là không ảnh hưởng đến thái độ của người Kitô hữu trên thế giới, vì những người theo thuyết tiền thiên niên có khuynh hướng giới hạn trách nhiệm của người Kitô hữu vào việc làm chứng, trong khi những người theo thuyết hậu thiên niên nghĩ rằng những môn đệ của Đức Kitô phải chiến đấu chống lại quyền lực của bóng tối để chinh phục thế giới.

Mối quan hệ với xã hội là gì?

Chúng ta thấy rằng phong trào Tin lành mang đặc điểm «tinh thần chiến sĩ» và thường thành viên của phong trào này tỏ ra ưu tư về sự cứu độ cá nhân của đồng loại, nên hăng hái loan báo cho họ về ơn cứu độ trong Đức Giêsu Kitô, hơn là dấn thân vào thế giới. Chúng ta phải dè dặt hơn với cái nhìn như thế. Nếu họ có những quan điểm đạo đức hơi «bảo thủ» trong lãnh vực nhân chủng học luân lý (bảo vệ sự sống từ lúc thụ thai đến lúc chết cách tự nhiên) và lãnh vực đạo đức cá nhân (hôn nhân, đồng tính luyến ái), chúng ta không thể nói rằng họ dửng dưng đối với việc dấn thân trong xã hội.

Nhưng những xác tín như thế không phải là không tương thích với một quan niệm toàn diện về sứ vụ truyền giáo, vốn không chỉ giản lược vào việc loan báo sứ điệp cứu độ trong Đức Giêsu Kitô. Thật vậy, Tuyên bố Lausanne khẳng định:

«Chúng tôi nhìn nhận đã chểnh mảng và đôi khi chúng tôi đã cho rằng Phúc Âm hóa và hoạt động xã hội loại trừ lẫn nhau. Sự hòa giải giữa người với người không phải là sự hòa giải giữa con người với Thiên Chúa, hoạt động xã hội không phải là Phúc Âm hóa, và ơn cứu độ không phải là một sự giải phóng chính trị. Tuy nhiên, chúng tôi khẳng định rằng cả hai việc, Phúc Âm hóa và dấn thân về mặt xã hội và chính trị, đều thuộc về bổn phận Kitô hữu của chúng ta. Cả hai đều cần thiết để diễn tả tín lý của chúng ta về Thiên Chúa và về con người, về tình yêu tha nhân và về sự vâng phục Đức Giêsu Kitô. Sứ điệp cứu độ cũng bao hàm một sứ điệp phán xét mọi hình thức tha hóa, áp bức và kỳ thị. Chúng ta không được e ngại tố cáo sự ác và bất công ở bất cứ đâu. Khi con người đón nhận Đức Kitô, họ được tái sinh để vào trong Vương quốc của Người và họ phải tìm cách không những phản ảnh công lý của Người, nhưng còn phải làm cho công lý ấy lan rộng trong một thế giới đầy bất công. Ơn cứu độ mà chúng ta lấy làm vinh dự phải thay đổi hoàn toàn cách chúng ta đảm nhận những trách nhiệm cá nhân và xã hội. Đức tin không việc làm là đức tin chết.» (§ 5)

Liên quan đến việc dấn thân của anh em Tin lành trong lãnh vực đạo đức xã hội, chúng ta có thể kể đến những mạng lưới như Lời Thách thức Mikha (Défi Michée), tên gọi này nhắc đến việc ngôn sứ Mikha tố cáo những bất công trong Cựu Ước (Mk 6, 8). Được khởi xướng năm 1999 bởi Liên hiệp Tin lành Thế giới và bởi một mạng lưới công tác từ thiện Kitô hữu dấn thân trong những hoạt động cấp cứu và phát triển, mạng lưới này muốn thúc đẩy những hoạt động để xóa hẳn sự nghèo đói tận cùng nhằm ủng hộ Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Objectifs du Millénaire pour le Développement – O.M.D.), do Liên hiệp quốc đề ra năm 2000, hầu giảm nghèo đói trên thế giới. Trong lãnh vực sinh thái, chúng ta có thể trưng dẫn A Rocha, một tổ chức Kitô giáo quốc tế bảo tồn thiên nhiên, ra đời tại Portugal năm 1983. Cuối cùng, trong lãnh vực bảo vệ quyền con người, có thể nói đến một tổ chức phi chính phủ quốc tế như Porte ouverte (Cánh cửa mở), được thành lập năm 1976 sau hai mươi năm kinh nghiệm của Thầy André, tổ chức này rất dấn thân trong việc bảo vệ những người Kitô hữu bị áp bức, không những qua việc phát sách Kinh Thánh, nhưng cũng qua việc phổ biến những thông tin đáng tin cậy và một báo cáo về tình hình thế giới có uy tín.

***

Những câu hỏi

liên quan đến sự phát triển của anh em Tin lành

Sau khi đã nói rõ về đức tin và sự dấn thân của anh em Tin lành-Ngũ tuần, chúng ta phải tự hỏi về những nguyên nhân khiến họ phát triển, nhưng đồng thời cũng chú trọng đến những sự trệch hướng đang ảnh hưởng trên họ, và như thế chúng ta sẽ đo lường được thách thức mà họ đặt ra cho những hình thức truyền thống hơn của đời sống Kitô giáo.

Những nguyên nhân phát triển của các cộng đoàn mới về mặt xã hội học

Trước sự lan rộng quan trọng của phong trào Tin lành-Ngũ tuần, làm sao chúng ta lại không tìm cách để giải thích một hiện tượng như thế? Trong số những giả thuyết, đáng được nêu lên hai lý thuyết chính yếu để giải thích, chủ yếu dựa trên bối cảnh Bắc Mỹ: trước tiên, «thuyết ốc đảo để ẩn náu (théorie de l’enclave refuge)» theo đó, những cộng đoàn Tin lành, trước hết gồm phụ nữ, người ít học và người lớn tuổi, sống còn trong những xã hội vô cùng tục hóa của chúng ta là nhờ gắn kết với những giá trị bất khả xâm phạm và nhờ rút mình, về mặt xã hội cũng như địa lý, vào những vùng nông thôn. Ngược lại, «thuyết thị trường (théorie du marché)» khẳng định rằng những người Tin lành, nhất là thuộc phái Ngũ tuần, tiến triển trong một bối cảnh tôn giáo đa dạng, như trong các đô thị chẳng hạn, nhờ vào khả năng thích nghi với sự hiện đại và nhờ khả năng đáp ứng những nhu cầu tâm linh cá nhân bằng cách đề nghị một «sản phẩm tôn giáo» hấp dẫn.

Giả thuyết thứ nhất có lẽ chỉ áp dụng được cho một số cộng đoàn Mennônít, giả thuyết này không chú trọng đến động thái đô thị của các cộng đoàn đang phát triển mạnh, cũng không để ý đến việc thích nghi của các cộng đoàn này với sự hiện đại. Giả thuyết thứ hai tỏ vẻ thích đáng hơn, nhất là khi người ta nghĩ đến những Megachurches, những Giáo Hội này có khả năng đón tiếp một cử tọa gồm ít nhất 2.000 tín hữu mỗi tuần và cung ứng một chương trình rất đa dạng về các sinh hoạt ngoài phụng tự, như Yoido Full Gospel Church, sáng lập bởi nhà thần học Ngũ tuần người Hàn quốc David Yonggi Cho tại Séoul. Nhưng những Đại Giáo đoàn (Méga-Églises) này, vốn gắn liền với sự bành trướng của những ngoại ô đang lan rộng tứ phía, được thấy phần lớn trong những môi trường Tin lành ngoài phái Đặc sủng, còn đa số người Ngũ tuần lại thường đến với những cộng đoàn nhỏ, độc lập, mà con số không ngừng gia tăng. Việc anh em Tin lành thích nghi với thời hiện đại cũng được chứng tỏ qua việc phát triển những mạng lưới truyền hình hoặc qua sự tỏa rạng của những nhạc sĩ như Michael W. Smith hoặc của những nhóm như Hillsong, Hội chúng của Đức Chúa Trời (Assemblées de Dieu) tại Úc, họ bán cả triệu CD trên khắp thế giới.

Tuy nhiên, Jörg Stolz cho rằng thuyết thị trường không tính đến những nét văn hóa, xã hội và dân số mà bảo đảm sự phát triển của các cộng đoàn trong dài hạn thông qua việc xã hội hóa, nhất là hôn nhân cùng đạo (mariages homogènes), số con cái rất đông của thành viên, và sự quan tâm để chúng được giáo dục về mặt tôn giáo. Vì vậy Jörg Stolz đề nghị một mô hình thứ ba để giải thích, mô hình «môi trường xã hội cạnh tranh (milieu social compétitif)». Theo ông, Tin lành «có thể chống trả được với sự cạnh tranh bên ngoài, bằng cách khuyến khích thành viên – thông qua các quy phạm và quy tắc điều tiết – thỏa mãn một số lớn nhu cầu trong nội bộ, đồng thời thu hút được những phần tử phát triển ngoài biên giới của mình». Và ông cũng lưu ý đến khả năng của Tin lành trong việc thích nghi các cơ cấu, các hình thức phụng tự để phổ biến một sứ điệp mà điều chính yếu được bảo tồn[13].

Cũng phải nghĩ rằng sự lan rộng của Tin lành Ngũ tuần có liên quan đến việc chuyển trọng tâm Bắc-Nam của Kitô giáo. Không thể chối cãi rằng khía cạnh cảm xúc, có lẽ cả nguồn gốc Mỹ gốc Phi, đã khiến trào lưu này tìm được một địa bàn thuận lợi trên những châu lục nơi đó các văn hóa truyền thống dành một chỗ quan trọng cho tập tục, cho sự che chở trước thế giới thần linh. Đó là khía cạnh mà nhà thần học H. Cox[14] nhấn mạnh. Mặt khác, trào lưu Ngũ tuần đã đáp ứng được nhu cầu của các cư dân thành thị trở nên yếu ớt vì sự tan vỡ của các khuôn khổ truyền thống: qua sự nâng đỡ về mặt gia đình cho những người dân mất gốc (populations déracinées), qua cách vận hành khá dân chủ khiến mọi người đều có tiếng nói, hoặc qua cách nhìn con người toàn diện trước sự nghèo khổ, bệnh tật, những cộng đoàn Ngũ tuần giúp những người thiếu thốn «xây dựng lại một bản sắc bị những chuyển biến kinh tế và xã hội làm hư hại». Trong thực tế, chúng ta phải nhìn nhận khả năng của các cộng đoàn này trong việc huy động những nguồn lực phát sinh từ phẩm giá của những người mà họ đã giải thoát được khỏi chứng nghiện rượu, nghiện ma túy… Vả lại, khía cạnh vừa nói đến cũng được thấy trong các xã hội phương Tây của chúng ta, vốn đang đi tìm những điểm quy chiếu và những tương quan, đề cao cảm xúc và thân xác hơn cái hợp lý, coi trọng kinh nghiệm cá nhân hơn những lời nói chính thức.

Những trệch hướng và bệnh lý trong trào lưu Tin lành

Dĩ nhiên, ngoài những nguyên nhân để giải thích này, có thể còn có những khía cạnh khác ít tích cực hơn, đặc biệt dễ nhận thấy trong phong trào Ngũ tuần-Đặc sủng. Về điểm này, nhóm giám mục đồng hành với phong trào Canh tân Đặc sủng trong Hội đồng Giám mục Công giáo Pháp đã công bố một phân tích nói chung khá dè dặt, và có cảnh giác về một số điểm trong sách Les Nouveaux courants charismatiques. Approches, discernement, perspectives (Những trào lưu đặc sủng mới. Cách tiếp cận, nhận định, triển vọng) (Paris, Bayard-Cerf- Mame, 2010). Mục sư Báptít Louis Schweitzer, trong khi nhìn nhận mọi khái quát hóa đều nguy hiểm, đã liệt kê vài «bệnh lý» của những cộng đoàn này. Trước tiên là sự mê phép lạ (la fascination pour les miracles)! Rất nhiều người đến nơi phụng tự như đi đến rạp hát!

Một bệnh lý khác đang có khuynh hướng lan rộng, dĩ nhiên, đó là Phúc âm thịnh vượng (Évangile de la prospérité): chúng ta đã nói đến trào lưu này, bắt nguồn từ Hoa Kỳ, trào lưu này đề cao thành công vật chất như sự chúc lành của Thiên Chúa và cho rằng người tín hữu có thể đạt được điều này. Có những cuộc điều nghiên cho thấy rằng một số rất đông các tín hữu thuộc các cộng đoàn Ngũ tuần trên thế giới công nhận những biểu hiện siêu nhiên và nghĩ rằng Thiên Chúa chúc lành cho các kẻ tin qua sự thịnh vượng vật chất. Theo Pew Forum năm 2006, đã trưng dẫn, số người này là 66% tại Hoa Kỳ, 83% tại Brazil, 86% tại Hàn Quốc và 95% tại Nigêria. Những người cho rằng đức tin đóng một vai trò quyết định trong thành công kinh tế còn chiếm một tỷ lệ quan trọng hơn nữa: 80% các người Tin lành Ngũ tuần tại Hoa Kỳ, chỉ trừ tại Hàn Quốc thì tỷ lệ này không cao nhưng cũng đã là 64%[15]. Có lẽ những bài nghiên cứu mới đây đã nhấn mạnh trên những hình thức đa dạng mà thần học thịnh vượng có thể bao gồm tùy theo châu lục và cũng đã dè dặt hơn khi nói đến những hiệu quả của thần học thịnh vượng, vì chúng không chỉ dẫn đến sự giàu lên của vài nhân vật ít đáng tin cậy[16]. Nhưng điều đáng nói là những luận đề của thần học thịnh vượng đã làm cho nhiều mạng lưới Tin lành Phúc âm bị đặt lại vấn đề, như mạng lưới Lausanne, vào tháng mười năm 2010 (Engagement du Cap (Bản Cam kết Cap), 2010, II, E, 5).

Ngoài các bệnh lý và sai lệch chung này, phong trào Tin lành-Ngũ tuần còn có những sự trệch đường riêng trong phạm vi giáo phái. Sébastien Fath nêu lên bốn khía cạnh mà chúng tôi tóm tắt như sau:

1. Sự nhấn mạnh quá đáng đến việc kết tội (surenchère à la culpabilisation), trong khi Tin lành khẳng định chỉ có ân sủng mới giải thoát lương tâm.

2. Sự coi bản văn Kinh Thánh như của riêng nơi những nhóm và mục sư đặt để cách đọc của mình (confiscation du texte biblique par des groupes ou des pasteurs imposant leur lecture),trong khi giáo quyền Tin lành đề cao việc mỗi cá nhân diễn giải Kinh Thánh dưới ánh sáng của Thánh Linh.

3. Sự tự cô lập với não trạng của người bị vây hãm trước một thế giới của những người «đã hư mất» (isolement avec une mentalité d’assiégé face au monde des «perdus»), trong khi Tin lành Phúc âm có khuynh hướng làm chứng cho Tin Mừng.

4. Sự chi phối đến độ tha hóa người khác (emprise aliénante) lấy cớ cộng đoàn kiểm soát xem sự hoán cải có trung thực không hoặc lấy cớ là đồng hành thiêng liêng…

Tin lành Ngũ tuần: một cách mới để là Kitô hữu?

Trong các hội thảo tại châu Phi, châu Á và châu Mỹ La-tinh năm 2005 do Hội đồng Tòa thánh cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu (Conseil pontifical pour l’unité) tổ chức, một khía cạnh khác đã được lưu ý[17]: trái với giáo thuyết Công giáo, những người Tin lành Ngũ tuần cho rằng ơn cứu độ là hoàn toàn chắc chắn vì Thánh Linh hoạt động trực tiếp nơi cá nhân mỗi người. Như thế, còn hơn một giáo thuyết mới, Tin lành Ngũ tuần đề nghị một kinh nghiệm tôn giáo kỳ lạ, Phép Rửa trong Thánh Linh, «qua đó kẻ tin được tràn đầy quyền năng thiêng liêng cho họ khả năng sống một cuộc sống thánh thiện và cho họ các phương thế để thực hiện công cuộc Phúc âm hóa.» Đức Hồng Y Kasper đã lưu ý rõ về những lợi hại của điều này về mặt thần học: «Kinh nghiệm trực tiếp về Chúa Thánh Thần là biểu hiện đặc trưng của tất cả các nhóm và của tất cả các phong trào đặc sủng. Do đó, vấn đề thần học căn bản mà phong trào Ngũ tuần đặt ra là cần phải có một thần học được đổi mới nhưng chính xác về Chúa Thánh Thần, đặc biệt là về những ân sủng (đặc sủng) của Thần Khí, về kinh nghiệm thiêng liêng và về sự biện phân thần loại.» Nhưng Đức Hồng Y cũng cho rằng chính vì thế mà người Tin lành Ngũ tuần là Kitô hữu theo một cách mới, điều đáng lưu ý là cách này không những khác với cách của người Công giáo mà cũng khác cả với cách của người Tin lành cổ điển.

Thực ra, trong khi không thể chối cãi rằng thành phần «Tin lành nghiêm ngặt» là người thừa kế phong trào Cải cách triệt để của thế kỷ 16 và phong trào duy đạo đức, việc xác định nguồn gốc của phong trào Ngũ tuần lại phức tạp hơn nhiều: phong trào này hóa thân từ phong trào Cải cách hay từ một điều gì mới? Kể từ trào lưu duy linh (courant spiritualiste) của phong trào Cải cách triệt để và các phong trào Phục hưng khác nhau của thế kỷ 18 và 19, có lẽ có thể ghi rất nhiều cộng đoàn trong một phả hệ Tin lành vào trong di sản của Wesley và phong trào Mêthôđít. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy có những cắt đứt đối với một số nguyên tắc của phong trào Cải cách: nguyên tắc Sola Scriptura, vì chỗ đứng dành cho các mạc khải tư; nguyên tắc Sola Gratia, vì chỗ đứng dành cho các chiến lược phát triển cộng đoàn, dành cho thần học thịnh vượng, v.v. Và chúng ta cũng có thể ghi nhận sự quan tâm của bốn trào lưu mới này đối với các thừa tác vụ của người rao giảng Tin Mừng (évangélistes) và của ngôn sứ, dựa trên Ep 4, những trào lưu này có khuynh hướng đề cao trở lại một thừa tác vụ cá nhân và coi thường «chức tư tế phổ quát (sacerdoce universel)», được những nhà cải cách của thế kỷ 16 nhắc nhở mạnh mẽ trước một Giáo hội có tính giáo sĩ trị cao (très cléricale). Vả lại, trong một bối cảnh xã hội cho thấy họ có nhu cầu chính đáng được công nhận, chúng ta có thể nhận thấy các cộng đoàn này bắt chước cách nào đó Giáo hội Công giáo, Giáo hội phương Tây, vốn vẫn còn tính thống trị: trang phục, thuật ngữ, v.v. Nhưng cũng thật nghịch lý, các Giáo hội này, tuy vẫn tỏ ra bắt chước Giáo hội rộng lớn có nguồn gốc phương Tây của chúng ta, đồng thời cũng là những Giáo hội đã thực hiện được một cuộc giải phóng mà nhiều người châu Phi và châu Mỹ La-tinh mơ ước, và các Giáo hội này dường như cắm rễ sâu hơn trong văn hóa của các châu lục này so với những Giáo hội Tin Lành loan báo Tin Mừng (Églises évangélisatrices).

Từ việc lên án đến việc phải đặt lại vấn đề

Trước sự tăng trưởng của Tin lành, người ta bị cám dỗ có ba thái độ không thích hợp. Trước tiên là lên án, chỉ trích việc những tín hữu thuộc các cộng đoàn của họ đi lại quá nhiều, những sự trệch hướng ảnh hưởng đến họ, những phương pháp thu phục tân tòng thiếu tôn trọng, hoặc những nền thần học không được định hình rõ ràng (théologies non formalisées). Đương nhiên cũng có nhiều phần sự thật trong những lời tố cáo này. Nhưng những lời này không thành công vì đã khái quát hóa một thực tại rất đa dạng, như đã nói trên, và không chắc gì các Giáo hội truyền thống lại thắng khi chạm trán với những cộng đoàn có thông điệp đơn giản, cơ cấu nhẹ nhàng, đón tiếp nồng nhiệt… Ngược lại, có thể các cộng đoàn này cũng bị cám dỗ tìm kiếm những phương cách dễ dãi trong lề lối thực hành, dù họ có lưu ý chúng ta về những mong đợi của các tín hữu trong phụng tự, về đời sống của các Giáo hội và nhất là về việc lắng nghe những nhu cầu chữa lành của các tín hữu về mặt thể lý, tâm lý và thiêng liêng. Cuối cùng, người Công giáo cũng có thể bị cám dỗ khẳng định mạnh mẽ hơn nữa những điểm làm nổi bật căn tính của mình một cách thiếu quân bình, thậm chí một cách biếm họa nữa ; những điểm đó thường liên quan đến sự hiện diện Thánh Thể, sự tôn sùng Đức Maria và sự gắn bó với chức giáo hoàng. Nhưng những việc sùng kính không dựa trên một cơ sở huấn luyện vững chắc không thể chống trả lâu dài khi đối đầu với câu chữ của Kinh Thánh…

Thực ra, một trong những lý do vì sao nhiều tín hữu lại gia nhập các cộng đoàn Tin lành, đặc biệt là Ngũ tuần, có lẽ là vì họ không biết đức tin là gì và họ thực sự ngây thơ trước sự tuyên truyền của một số nhóm. Một cách sâu xa hơn, Giáo hội Công giáo có nên chăng chất vấn mình về luận điệu tách thiêng liêng với dấn thân trần thế, về loại tôn sùng nên đề nghị, về cách vận hành làm cho sự tham gia của mọi người vào đời sống của Giáo hội bị hạn chế… ?

Trước thách đố này, phải có thái độ nào? Câu trả lời của Đức Hồng Y Kasper rất rõ ràng: «Câu trả lời mà Công đồng Vatican II đưa ra cho chúng ta như sau: đối thoại. Điều này có nghĩa là câu trả lời của chúng ta không thể ở dưới dạng luận chiến (polémique). Nếu chúng ta chỉ giới hạn trong việc lên án những hoạt động của các nhóm Ngũ tuần, như sự thu phục tân tòng, hoặc chúng ta chỉ nói đến họ như những giáo phái thì không xây dựng và có thể đi đến chỗ phản tác dụng nữa. Câu trả lời của chúng ta luôn phải là: đối thoại.»

***

Đối thoại như thế nào với anh em Tin lành?

Sau khi đã nêu lên những điểm chính vốn gây khó khăn trên phương diện giáo thuyết, chúng ta phải xem người Kitô hữu Tin lành Phúc âm-Ngũ tuần cho mình chỗ đứng nào trong phong trào đại kết.

Thành kiến của anh em Tin lành đối với phong trào đại kết

Trên con đường đối thoại, họ phải vượt qua một di sản nặng nề, và trước hết là một lịch sử đầy xung đột mà chúng ta có thể nhắc lại vài nét.

Về phía Công giáo, dĩ nhiên chủ yếu chúng ta trách họ về cách họ thu phục tân tòng và về việc họ «rửa tội lại» những tín hữu của mình. Thêm vào nguyên nhân cơ bản này, phải nói thêm rằng, trong một thời gian dài, anh em Tin lành không những là thiểu số mà họ còn quá «khác biệt». Họ rất dấn thân trong việc truyền giáo, với những hình thức phụng tự khác thường và họ không ngần ngại tố cáo những giá trị giả tạo của thế gian, trái với những thỏa hiệp của một «đạo Kitô giáo thuộc quần chúng (un christianisme de multitudes)», như thế họ có nằm trong định nghĩa của xã hội học về giáo phái chăng, vì xã hội học định nghĩa giáo phái như một đoàn thể những người tham gia tự nguyện có đoạn tuyệt ít nhiều với xã hội?

Về phía anh em Tin lành, cái nhìn của họ về người Công giáo là một cái nhìn của người thiểu số, vì vậy còn tiêu cực hơn nữa! Anh em Tin lành thấy nhiều yếu tố trong cách hành đạo của người Công giáo thực sự là chướng. Chúng ta hãy đưa ra vài ví dụ:

1. sự việc được xem như thành viên của một Giáo Hội và có thể tham gia các bí tích mà lại không có hay có ít quan hệ cá nhân với Đức Kitô;

2. sự tồn tại của những «việc tôn kính» dành cho Đức Trinh Nữ Maria và các thánh khác, với những hình thức đạo đức bình dân được biểu lộ cách rõ rệt, điều này thật khó hiểu đối với những tín hữu ý thức rất rõ về tính ưu việt của Thiên Chúa và sự nhưng không của ơn cứu độ mà chỉ có thể đến từ Chúa thôi;

3. sự kiện là cho đến gần đây, Giáo Hội Công giáo vẫn lợi dụng vị thế độc quyền của mình trong một số quốc gia, đôi khi còn đi đến những cuộc bách hại thực sự;

4. khía cạnh «thâu tóm (englobant)» của Giáo Hội đa số: với một tổ chức chặt chẽ và một nền thần học cao siêu thâm thúy, đạo Công giáo có thể quy tụ những trào lưu rất khác nhau. Nhờ vào cơ cấu vững chắc, đạo Công giáo vừa tập hợp người truyền thống cũng như người cấp tiến. Điều này thu hút anh em Tin lành, nhưng cũng làm cho họ rất sợ: trong đối thoại với Giáo hội Công giáo, họ e bị «nuốt sống» bởi một bộ máy đáng sợ…

Tóm lại, rất nhiều người Công giáo – và cả báo chí – trình bày anh em Tin lành dưới những khía cạnh không được thuận lợi và không thể hiện được toàn bộ phong trào cho lắm, trong khi rất nhiều anh em Tin lành vẫn bị in dấu bởi sự thất vọng thiêng liêng mà họ đã cảm nghiệm: từ khi trở lại đạo Tin lành, họ cảm nghiệm được mạnh mẽ sự hiện diện của Thiên Chúa, nên họ thường trách cứ Giáo Hội Công giáo La Mã đã không cho phép họ sống kinh nghiệm đó.

Phải thêm vào một nhận xét cuối cùng: đối với chính phong trào đại kết, đa số anh em Tin lành vẫn tỏ ra nghi ngại. Một mặt, như chúng ta đã nói, họ đã trải qua kinh nghiệm bị gạt ra lề, thậm chí bị loại bỏ bởi người Tin lành cổ điển, điều này không thể khích lệ họ tham gia vào một phong trào khởi xướng lúc đầu bởi người Anh giáo, Luthêrô và cải cách. Mặt khác, bốn yếu tố dẫn họ đến việc giữ khoảng cách với Hội đồng đại kết các Giáo Hội (Conseil œcuménique des Églises – COE), cơ quan khởi xướng phong trào hiệp nhất từ năm 1948:

1. Trước tiên là mục đích của sự hiệp nhất hữu hình, họ nghi ngờ đây là một hành động được thực hiện nhờ những phương tiện của con người và như thế có thể làm cho họ tôn mình lên trước Chúa, trong khi phái Tin lành Phúc âm lại dễ dàng xem Giáo hội hữu hình và Giáo hội vô hình như đối lập nhau và họ nhiệt tình hưởng ứng một Giáo Hội học duy cộng đoàn (ecclésiologie congrégationaliste).

2. Hơn nữa, phong trào đại kết được điều động phần lớn bởi các danh xưng Anh giáo, Luthêrô và cải cách, vốn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi chủ nghĩa tự do trong thần học.

3. Sau đó, Hội đồng đại kết các Giáo hội (COE) xem việc dấn thân cho công lý và hòa bình là quan trọng, và theo họ, như thế sẽ phương hại đến việc loan báo Tin Mừng cách minh nhiên.

4. Cuối cùng, có một thời gian, COE đã ủng hộ các phong trào giải phóng lấy cảm hứng từ chủ nghĩa Mác-xít, tại châu Mỹ La-tinh và Trung Mỹ. Vả lại, cũng chính vì vậy mà phong trào Lausanne nhằm Phúc âm hóa thế giới, mà chúng ta đã nói đến, đã ra đời, để cạnh tranh với những cuộc tập hợp truyền giáo do COE tổ chức.

Các nhân tố này giải thích tại sao từ đại kết thường bị anh em Tin lành ghét cay ghét đắng! Tuy nhiên, về phần những người phụ trách, có thể ghi nhận một sự biến chuyển trong thái độ của anh em Tin lành đối với các cơ quan đại kết từ khi họ tham gia Hội nghị truyền giáo thế giới Athênô (Conférence missionnaire mondiale d’Athènes) do COE tổ chức năm 2005. Chẳng phải tổng thư ký của cơ quan này đã được mời lên để phát biểu trong cuộc tập hợp ở Cap năm 2010 sao? Chẳng phải nhiều đại diện của Tin lành đến lượt họ đã chấp nhận đến dự Đại Hội lần thứ 10 của COE tại Busan vào tháng 11 năm 2013 hay đến dự những thượng hội đồng giám mục tại Vatican sao? Cách đây vài thập niên, những động tác như thế không thể tưởng tượng nổi, nhưng ngày nay đã được xác nhận bởi sự tham gia của những anh em Tin lành và Ngũ tuần vào một sân chơi mới, nơi gặp gỡ của mọi khuynh hướng Kitô giáo, Diễn đàn Kitô giáo thế giới (Forum chrétien mondial). Ý tưởng về diễn đàn này phát sinh vào đầu thập niên 2000 từ những cuộc gặp gỡ khu vực và được cụ thể hóa qua hai cuộc tập hợp có tầm vóc thế giới: tại Limuru (Kenya), tháng 11 năm 2007, rồi tại Manado (Indonêsia) tháng 10 năm 2011. Phương pháp được áp dụng trong loại gặp gỡ mới này đáng cho chúng ta lưu ý: bắt đầu bằng việc các tham dự viên chia sẻ kinh nghiệm của mình về Đức Kitô, để vừa cho phép những người không quen thảo luận ở bậc đại học cảm thấy thoải mái, vừa cho phép mọi người vượt qua được những thành kiến đối với các đối tác khác mà mình có thể nghi ngờ là họ không phải là Kitô hữu thực sự! Thật vậy, những người tham dự năm 2007 đã xin lỗi nhau về những xét đoán và thái độ của họ. Kinh nghiệm tiếp tục và giờ đây có lẽ nên được kéo dài trên phạm vi quốc gia hay vùng miền[18].

Sự tham gia của anh em Tin lành

vào các cuộc đối thoại thần học

Dù có những người tiên phong đã mở đường vào đầu thế kỷ 20, cuộc đối thoại của Giáo Hội Công giáo với các Giáo Hội và cộng đoàn Hội thánh khác chỉ thật sự bắt đầu với công đồng Vatican II, với sự hiện diện của một quan sát viên Tin lành Ngũ tuần người Nam Phi, David Du Plessis. Nhờ ông, một cuộc đối thoại trên phạm vi thế giới đã mở ra trong thập niên 1970. Ông quy tụ một bên là những chuyên viên được Hội đồng Tòa thánh cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu ủy nhiệm và bên kia là những nhân vật Tin lành Ngũ tuần cổ điển không được ủy nhiệm nhưng đóng vai trò đại diện: trong số năm báo cáo được công bố, ba báo cáo cuối rất đáng quan tâm: «Vue d’ensemble sur la koinonia (Cái nhìn tổng quát về koinonia)» (1990), «Évangélisation, prosélytisme et témoignage commun (Phúc âm hóa, thu phục tân tòng và chứng tá chung)» (1997), «Devenir chrétien: perspectives bibliques et patristiques (Trở nên Kitô hữu: nhãn quan của Kinh Thánh và của các Giáo phụ» (2008 )[19]. Sau bốn mươi năm đối thoại này, một cuộc đối thoại hiện vẫn đang tiếp diễn trên đề tài «Đặc sủng trong Giáo hội: tầm ảnh hưởng thiêng liêng, nhận định và các hệ quả mục vụ (Les charismes dans l’Église: leur portée spirituelle, leur discernement, et leurs implications pastorales», đã dần dần đưa đến sự hình thành của một nền thần học Ngũ tuần trình độ đại học. Mới đây, Hội đồng Tòa thánh cổ võ sự hiệp nhất các Kitô hữu cũng đã mở ra những cuộc đối thoại với những đại diện các công đoàn và các mạng lưới Tân Ngũ tuần. COE (Hội đồng đại kết các Giáo hội), Liên hiệp Thế giới các Giáo hội Cải cách (Alliance mondiale des Églises réformées), Liên hiệp Luthêrô Thế giới (Fédération luthérienne mondiale) và khối Hiệp thông Anh giáo (Communion anglicane) cũng lần lượt thiết lập những cuộc đối thoại như thế.

Trong số các cuộc đối thoại khác, chúng ta hãy nêu lên cuộc đối thoại đã quy tụ những chuyên viên Công giáo và Tin lành thuộc những danh xưng và khuynh hướng khá đa dạng về chủ đề truyền giáo, từ 1977 đến 1984. Gần đây hơn, có nhiều cuộc thảo luận diễn ra với mạng lưới được làm cho đa dạng của Liên hiệp Tin lành Thế giới; việc này đã dẫn đến một tài liệu đáng lưu ý, được công bố năm 2003, về đề tài «Giáo hội, phúc âm hóa và những mối liên hệ của koinonia (Église, évangélisation et les liens de la koinonia)», chia ra làm hai phần: «Quan niệm về Giáo hội (Conception de l’Église)» và «Truyền giáo ngày nay (Mission aujourd’hui)»[20]. Tài liệu này đã được một số anh em Tin lành đón nhận một cách dè dặt, nhưng có một loạt tham vấn thứ ba vẫn tiếp tục từ năm 2011, về những đề tài liên quan đến tín điều và đạo đức mà hai bên có thể đi đến đồng thuận, về Kinh Thánh và Truyền thống và về cách người ta đạt được ơn cứu độ.

Tại Pháp, có một cuộc đối thoại còn rộng lớn hơn đã khởi sự từ năm 1998; trước hết cuộc đối thoại này bàn về vấn đề đạo đức, rồi người ta tập trung thảo ra một tài liệu trong đó người Tin lành nói cho biết họ là ai, và hiện nay thì người ta đang suy nghĩ về đề tài «Liệu chúng ta có thể cùng nhau truyền bá Phúc âm?» Tại Hoa Kỳ, nhóm đối thoại không chính thức «Tin lành và Công giáo cùng nhau (Évangéliques et Catholiques ensemble)» cũng cho thấy những tiến bộ trong sự tin tưởng được thiết lập giữa các đối tác[21].

Cái nhìn bao quát này sẽ không đầy đủ nếu không đề cập đến vài cuộc đối thoại được thiết lập giữa Giáo hội Công giáo và những gia đình Tin lành đặc biệt, nhất là người Báptít: một trong những cuộc đối thoại này được mở ra ở phạm vi thế giới vào đầu thập niên 1980 bằng những cuộc thảo luận về truyền giáo, Phúc âm hóa và thu phục tân tòng («Làm chứng cho Đức Kitô (Rendre témoignage au Christ)»), nó bị gián đoạn trước khi đưa ra một bài nghiên cứu về «Lời Chúa trong đời sống Giáo hội: Kinh thánh, Truyền thống và koinonia (La Parole de Dieu dans l’Église: Écriture, Tradition et koinonia)» (2013)[22]. Tại Pháp, Ủy ban hỗn hợp, thành lập năm 1985-86, chưa bao giờ ngừng họp và họ đưa ra đặc biệt là những bản văn về Phép Rửa (1998), Bữa Tiệc Thánh Thể (la Cène-eucharistie) (2001), Giáo hội (06/2006) và Đức Maria (2009). Hiện nay ủy ban này đang làm việc trên các vấn đề đạo đức.

Những vấn đề và triển vọng

Những bước tiến mới đây đã làm nổi bật một số điều kiện tiên quyết. Trước tiên, cần có một hành trình dài giúp hai bên được thoải mái với nhau, vì tranh luận kiểu đại học chưa hội nhập được hoàn toàn vào trong văn hóa Giáo Hội Tin lành, và cũng chính vì vậy mà COE và Diễn đàn Kitô giáo Thế giới dành một phần quan trọng để các tham dự viên chia sẻ kinh nghiệm đức tin. Sau đó, điều quan trọng là «chữa lành ký ức» bằng cách cùng nhau đọc lại lịch sử, như những người Công giáo và Mennônít đã làm trong phần đầu của tài liệu «Cùng được gọi để xây dựng hòa bình (Appelés ensemble à faire œuvre de paix)» (2003)[23]. Hơn nữa, nếu người Công giáo có ý thức rất cao về tính liên tục của Giáo hội qua các thế kỷ, anh em Tin lành cần phải định lại vị trí của mình trong lịch sử, một lịch sử mà họ thường nhìn với con mắt tiêu cực kể từ khi Nhà Nước chi phối Giáo hội dưới triều hoàng đế La Mã Constantin…

Vấn đề những lý do của cuộc đối thoại cũng được đặt ra. Dĩ nhiên đối thoại thì tốt hơn đối đầu trong một bối cảnh tục hóa mà các Giáo hội bị bôi nhọ và bị tố cáo như nhân tố bạo hành. Điều khác cũng chắc chắn, đó là một cuộc đối thoại với những Giáo Hội truyền thống lớn chỉ có thể làm cho anh em Tin lành cảm thấy cần phải có một sự hiểu biết về đức tin vững chắc hơn mà cho đến nay họ chưa cảm thấy có nhu cầu. Dĩ nhiên, sâu xa hơn là Giáo Hội Công giáo muốn đối thoại vì xác tín rằng Thiên Chúa muốn tập hợp con cái của Người. Nhưng quan niệm của Giáo Hội Công giáo về đối thoại đặt trọng tâm trên sự hiệp nhất hữu hình: sự hiệp nhất của các Kitô hữu qua sự hiệp nhất của các Giáo Hội. Chúng ta đã thấy rằng anh em Tin lành có một cách hiểu Giáo Hội và các trung gian hoàn toàn khác.

Không thể chối cãi rằng có hai vấn đề nồng cốt trong căng thẳng giữa Công giáo và Tin lành. Trước tiên đó là vấn đề công nhận Phép Rửa. Về điểm này, chúng ta có thể nêu lên thái độ cởi mở về phía Tin lành nhờ vào công việc thực hiện bởi Ủy ban Đức tin và Hiến chế của Hội đồng đại kết các Giáo hội (Commission Foi et Constitution du Conseil oecuménique des Églises – «Chỉ có một Phép Rửa: hướng đến việc công nhận nhau (Un seul baptême: vers une reconnaissance mutuelle)», năm 2011) và nhờ vào cuộc đối thoại giữa khối Hiệp thông các Giáo Hội Cải cách (Communion d’Églises protestantes) tại Châu Âu và Liên hiệp Báptít Châu Âu (Fédération baptiste européenne) («Sự khởi đầu của đời sống Kitô giáo và bản chất của Giáo hội (Le début de la vie chrétienne et la nature de l’Église)», năm 2004): thay vì chỉ lấy nghi thức nước để xác định bí tích này, các tài liệu trên đề nghị xem Phép Rửa như một tiến trình nối kết ba yếu tố theo một trình tự có thể chuyển đổi: tuyên xưng đức tin, nghi thức và dấn thân trong Giáo Hội. Trong đường lối này, các tham dự viên vào cuộc đối thoại quốc tế Công giáo-Báptít còn cho rằng sẽ «có lợi hơn nếu cố gắng đạt đến việc công nhận lẫn nhau về sự khai tâm, hơn là tìm cách khẳng định một “phép rửa chung”. (Lời Chúa trong đời sống của Giáo hội (La Parole de Dieu dans l’Église), § 103).

Về việc loan báo Tin Mừng, các quan điểm cũng đã xích lại gần nhau. Năm 2011, Hội đồng Tòa thánh, COE và Liên hiệp Tin lành Thế giới đã cùng nhau ký một tuyên bố quan trọng: Chứng tá Kitô giáo trong một thế giới đa văn hóa (Le témoignage chrétien dans un monde multireligieux)[24]. Tiến trình chưa hề có này có thể giải thích bởi việc Giáo hội Công giáo vừa mới tái khẳng định rằng cần phải «đề nghị đức tin», bằng cách minh nhiên loan báo Đức Giêsu Kitô, làm cho các giới Tin lành hài lòng. Giờ đây có rất nhiều người lớn được lãnh nhận Phép Rửa trong Giáo Hội Công giáo và trở nên những người «tuyên xưng (professants)» theo nghĩa Tin lành, trong khi đến lượt người Tin lành lại gặp khó khăn trong việc truyền đạo của mình. Như thế, dù vẫn còn nghi ngờ lẫn nhau, người Công giáo và Tin lành bắt đầu khám phá rằng họ gần nhau hơn họ tưởng. Họ thường khám phá ra điều này vào dịp tổ chức một cuộc triển lãm về Kinh Thánh trong thành phố hay trong khu phố của họ, hoặc khi một sự kiện thời sự dẫn họ đến chỗ phải có lập trường gần với nhau trên những đề tài lớn của xã hội, như việc bảo vệ sự sống. Rất nhiều người Tin lành cũng thích phong cách nồng nhiệt của đức giáo hoàng Phanxicô và sự khẳng định của Huấn quyền Giáo hội Công giáo về những yếu tố thuộc giáo thuyết Kitô giáo mà họ rất gắn bó: Thiên Chúa Ba Ngôi, sự nhập thể của Con Thiên Chúa, sự quang lâm của Đức Kitô, cũng như những cơ sở đạo đức cho việc bảo vệ sự sống – những giá trị rất thiết thân với người Tin lành Phúc âm, đến độ đôi khi họ có thể đề nghị với người Công giáo «cùng tham chiến» chống lại chủ nghĩa tương đối xung quanh. Nhưng dù sao thì những vấn đề đưa ra để đối thoại rất khác nhau tùy theo bối cảnh văn hóa và tùy theo loại Giáo hội.

————————–

[1] http://blogdesebastienfath.hautetfort.com/media/02/02/1996733043.pdf

[2] Ở đây chúng tôi lấy lại một số lớn thông tin từ quyển sách của chúng tôi: Les évangéliques. Un nouveau visage du christianisme? (Tin Lành Phúc Âm. Một khuôn mặt mới của Kitô giáo?) Namur, NXB Fidélité (bộ sách «Que penser de…?» 86), 2015.

[3] Đặc biệt xem: Le protestantisme évangélique. Un christianisme de conversion (Tin Lành Phúc Âm. Một Kitô giáo hoán cải), Turnhout, Brépols, 2004; Du ghetto au réseau. Le protestantisme évangélique en France (1800-2005) (Từ ngoài lề thành mạng lưới. Tin Lành Phúc Âm tại Pháp (1800-2005)), Genève, Labor et Fides, 2005.

[4] «Regard sur le protestantisme évangélique en France» («Nhìn về Tin lành tại Pháp»), Document épiscopat (Tài liệu

 Giám mục đoàn) 2006/8.

[5] Xem: Alain NISUS, «Autorité et gouvernement de l’Église: le congrégationalisme revisité» («Uy quyền và sự cai quản

 của Giáo Hội: xét lại thuyết duy tập đoàn») trên trang mạng của FEEBF: http://www.eglises-baptistes.fr/Autorite-et-

 gouvernement-de-l-Eglise-le-congregationalismerevisite.html#.VsrFLvnhDcs

[6] Trái lại, Nhân chứng Giêhôva, xuất thân phần nào từ phong trào này, lại không được coi như một Giáo hội Tin lành.

[7]    Có thể định nghĩa ơn ngôn ngữ như sự kiện nói tiếng lạ thường bắt đầu bằng việc xuất thần và nói một loạt từ mà ngay cả người thốt lên cũng không hiểu nghĩa. Ơn ngôn ngữ được xem như góp phần xây dựng cộng đoàn khi có người có thể diễn giải hoặc được xem như một ngôn ngữ ưu việt trong cầu nguyện. Chúng ta phân biệt ơn ngôn ngữ (glossolalie) với ơn ngoại ngữ (xénoglossie), nghĩa là khả năng nói một ngoại ngữ chưa hề học.

[8] Xem Allan ANDERSON, «Varieties, taxonomies, and definition», trong Allan ANDERSON, Michael BERGUNDER, Andre DROOGERS, Cornelis VAN DER LAAN (ed.), Studying Global Pentecostalism. Theories and Methods, Berkley-Los Angeles-London, University of California Press, 2010, tr. 13-29, đặc biệt tr. 17-20.

[9] Xem Lars DAHLE (dir.), The Lausanne Movement: A Range of Perspectives, Eugene, Wipf & Stock (coll. «Regnum Edinburgh Centenary»), 2014; 532 tr., $ 61. ISBN: 978-1498217224.

10 Xem trang web: https://www.lausanne.org/

[11] Nguyễn Xuân Hùng, «On organizations and denominations of Protestantism in Vietnam at present», Religious Studies Review Tập 5, Số 4 (2011); http://www.vjol.info/index.php/RSREV/article/view/9668/8910 http://vjol.info.vn/index.php/RSREV/search/authors/view?firstName=Nguy%E1%BB%85n&middleName=H %E1%BB%93ng&lastName=D%C6%B0%C6%A1ng&affiliation=Institute%20of%20Religious °/o20Studies&country=VN.

[12] Xem: «Đạo Tin Lành ở Việt Nam từ 1975 đến nay» (bằng tiếng Việt) trên trang: http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2737/Dao_Tin_lanh_o_Viet_Nam_tu_1975_den_nay_tu_lieu_va_ mot_so_danh_gia_ban_dau

[13]             Xem: Jean-Claude Usunier & Jörg Stolz (eds.), Religions as Brands. New Perspectives on the Marketization of Religion and Spirituality, Farham, Ashgate, 2014.

[14]   Xem: Le retour de Dieu: Voyage en pays pentecôtiste, Paris, DDB, 1995.

[15]  Xem http://www.pewforum.org/2006/10/05/spirit-and-power/

[16]   K. Attanasi & A. Yong, A. (Eds.), Pentecostalism and Prosperity. The Socio-Economics of the Global Charismatic Movement, London, Palgrave Macmillan US, 2012.

[17]  Hội thảo tại Nairobi, Kenya, 03-09/07/2005, rồi tại Dakar, Sénégal, 10-16/07, và tại Sao Paulo, Brésil, 19-22/09. Xem: Service d’information [du CPPUC] n° 119 (2005/iii), tr. 143-146. Cũng xem bài phân tích của Mission de l’Eglise, số 146 Supplément (Phụ trương) (2005) «Sectes, question à la société et à l’Eglise (Giáo phái, câu hỏi cho xã hội và cho Giáo Hội)».

[18] Xem: http://www.globalchristianforum.org/

[19]  Xem: http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/chrstuni/sub-index/index_pentecostals_fr.htm

[20] Xem : http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/chrstuni/sub-index/index_evangelicals_fr.htm

[21] Xem những tài liệu do nhóm này viết trong T. George & Th. Guarino, Evangelicals and Catholics Together at

 Twenty, Grand rapids, Brazos Press, 2015.

[22]  Xem: http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councüs/chrstuni/sub-index/index_baptist-alhance_fr.htm

[23] http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/chrstuni/sub-index/index_mennonite-conference_fr.htm

[24] http://www.vatican.va/roman_curia/pontifical_councils/interelg/documents/rc_pc_interelg_doc_20111110_testimoni anza-cristiana fr.html

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here