Các Đức Giáo Hoàng Và Cuộc Đối Thoại Do Thái Giáo-Kitô Giáo

0
443


Minh Đức

 

Tại Italia, ngày 17-01 hằng năm là Ngày Do Thái giáo và đối thoại giữa Do Thái giáo và Công giáo. Cách nay một năm, Đức giáo hoàng Phanxicô đã đến Hội đường Do Thái ở Roma, tiếp bước những vị tiền nhiệm của ngài làChân phước Giáo hoàng Phaolô VI, Thánh Gioan Phaolô II và Đức nguyên giáo hoàng Bênêđictô XVI. Tại đây ngài đã nhắc lại tầm quan trọng của mối liên kết chặt chẽ và rất đặc thùtừng liên kết người Do Thái và người Công giáo, nên họ “cảm nhận là anh em với nhau và liên kết trong cùng một Thiên Chúa”.

Sau đây xin điểm qua lịch sử của những đóng góp của các Đức giáo hoàng gần đây cho cuộc đối thoại đã khởi sự cách nay hơn 50 năm.

Thông điệp của tình bằng hữu, đối thoại và chia sẻ giữa các Kitô hữu và người Do Thái, những nhân vật chính của một lịch sử đầy biến động và thường là đau thương, đã có ngay cả trước khi Tuyên ngôn Nostra Aetatecủa Công đồng Vatican II được ban hành vào năm 1965. Thật vậy, năm 1964, –tức là một năm trước khi bế mạc Công đồng–, Đức giáo hoàng Phaolô VI đã đến thăm Thánh Địa, tại đây ngài được Quốc vương Jordan Hussein II và Tổng thống Israel Zalman Shazar đón tiếp. Chính trong cuộc hành hương này, vị Giám mục Roma và Thượng phụ Constantinopolis Athenagoras đã trao đổi cái ôm hôn lịch sử. Trên ngọn đồiở Megiddo, địa điểm Kinh Thánh nằm giữa Jerusalem và Tel Aviv, Đức Phaolô VI đã nhấn mạnh mối dây liên kết sâu sắc gắn bó các Kitô hữu và người Do Thái, là “dân của Giao Ước”, mà “vai trò của dân ấy trong lịch sử tôn giáo của nhân loại”không thể bị lãng quên.


Đức giáo hoàng Gioan Phaolô II thăm Trại tập trung Auschwitz

Con đường của tình bằng hữuđược tiếp nối với Thánh Gioan Phaolô II, người đã đến thăm Trại tập trung Auschwitz-Birkenauvào ngày 7 tháng Sáu 1979, là người kế vị Thánh Phêrô đầu tiênbước vào trại tử thần này, một biểu tượng ghê tởm của Đức Quốc xã,một “Golgotha ​​ của thế giới hiện đại”, theo lời của vị Giáo hoàng người Ba Lan.

Và không thể không nói đến chuyến viếng thăm mà ngài thực hiện vào bảy năm sau, ngày 13 tháng Tư 1986, tạiHội đường Do Thái ở Roma;tại đây, Giám mục Roma và Đại giáo trưởng Elio Toaff đã trao nhau chiếc ôm hôn nồng ấm, và Đức Gioan Phaolô II đã mạnh mẽ phát biểu: Do Thái giáo không phải “ở bên ngoài” chúng tôi, nhưng, một cách nào đó, là ‘nội tại’ với Công giáo chúng tôi. Vì thế đối với Do Thái giáo, chúng tôi có những mối quan hệ mà chúng tôikhông hề có với bất kỳ một tôn giáo nào khác. Các bạn là những người anh em yêu quý của chúng tôi, và một cách nào đó, có thể nói rằng là anh của chúng tôi”.


Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI thăm Trại tập trung Auschwitz

Đối thoại và mối quan hệ bằng hữu đã được củng cố dưới thời Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI. Trong Ngày Giới trẻ Thế giới tại Köln (nước Đức) năm 2005, ngài vào một hội đường Do Thái; năm 2006, đến thăm Trại tập trung Auschwitz; năm 2008, thăm “Hội đường Park East”ở New York;và năm 2009 đến ThánhĐịa.

Đến tháng Năm 2010, Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI lại đến thăm Hội đường Do Thái ở Roma và phát biểu: “Gần hai mươi bốn năm qua, vị tiền nhiệm của tôi là Đức Gioan Phaolô II, đã quyết tâm góp phần vào việc tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa các cộng đồng của chúng ta, để vượt qua mọi hiểu lầm và thành kiến. Chuyến viếng thăm này của tôi cũng đi theo con đường đã vạch ra, để khẳng định và củng cố điều ấy”.


Đức giáo hoàng Phanxicô thăm Trại tập trung Auschwitz

Đức giáo hoàng Phanxicô đã bước tiếp con đường những người tiền nhiệm; sau khi đến thăm Thánh Địa năm 2014, 60 năm sau cuộc viếng thăm của Chân phước Phaolô VI, vào tháng Bảy 2016,ngài lại đến Auschwitzvà cầu nguyện trong âm thầm,nhân Ngày Giới trẻ Thế giới tại Krakow (Ba Lan). Trong chuyến viếng thăm này, ngài đã xin Chúa ban cho ơn “biết khóc”.Sau đó Đức giáo hoàng đã ghi trong sổ vàng như sau: “Lạy Chúa, xin thương xót dân Chúa! Lạy Chúa, xin tha thứ sự độc ác khủng khiếp này!”.

(Theo Vatican Radio)

 

Minh Đức