Linh Mục – Người Là Ai?

0
2316


Tấn Anh

 

LTS: Bài viết “Linh mục – người là ai?” xin chỉ giới hạn vào vấn đề bản tính của chức linh mục (hoặc căn cước: identitas), chứ không bàn đến các khía cạnh tu đức, mục vụ.

Các từ viết tắt:

LG : Lumen Genitum – Hiến chế tín lý về Giáo Hội

PO : Presbyterorum Ordinis – Sắc lệnh Sắc lệnh về tác vụ và đời sống linh mục

AG : Ad Gentes – Sắc lệnh hoạt động truyền giáo

***

A. NHẬP ĐỀ

Từ công đồng Vaticano II đến nay, vấn đề “can cước” của linh mục đã được bàn cãi không những trong các tác phẩm thần học, mà còn trở thành mối quan tâm của các nhà lãnh đạo Giáo hội, điển hình là hai phiên họp của Thượng hội đồng Giám mục năm 1971 và 1990, và văn kiện của Bộ Giáo lý đức tin năm 1983. Đó là chưa nói tới vấn đề tryền chức linh mục cho nữ giới.

Trọng tâm của vấn đề có thể tóm lại như sau. Từ công đồng Trentô đến nay, căn cước của linh mục thường được mô tả qua chức vụ tư tế (sacerdos): linh mục thay mặt Đức Kitô để dâng thánh lễ, giải tội và ban bí tích. Vào thời họp công đồng Vaticano II, hình ảnh đó đã bị chỉ trích vì hai lý do. Lý do thứ nhất, bởi vì chức vụ linh mục ra như chỉ giới hạn vào việc phụng tự, với nguy cơ trở thành ông thầy cúng! Linh mục còn có sứ mạng rao giảng lời Chúa, phục vụ cộng đoàn Dân Chúa nữa chứ! Lý do thứ hai là không những các linh mục mà cả các tín hữu cũng được thông dự vào chức tư tế của Đức Kitô nữa. Đó là điều quen được gọi là chức tư tế phổ quát (sacerdotium commune). Làm thế nào giải thích được hai cách thức tham dự vào cùng một chức tư tế của Đức Kitô?

Nhằm tìm lối thoát ra khỏi ngõ bí đó, người ta nhận thấy từ sau cộng đồng một khuynh hướng mới trong việc định nghĩa căn cước của linh mục. Thay vì quy chiếu vào Đức Kitô (linh mục là hiện thân của Đức Kitô, alter Christus), cần phải quy chiếu vào Giáo hội: Giáo hội đã nhận lãnh sứ mạng tiếp nối công tác cứu độ của Đức Kitô. Nhằm chu toàn sứ mạng đó, Giáo hội thiết lập những tác vụ khác nhau, trong số đó có tác vụ linh mục. Linh mục nhận lãnh chức vụ từ Giáo hội để phục vụ cộng đoàn. Linh mục là “con người của Giáo hội” thì đúng hơn là “Đức Kitô khác”. Thậm chí có người chủ trương rằng khi cần thiết, cộng đoàn có thể chỉ định vài phần tử làm linh mục (tựa như bầu xã trưởng) có han ky. Nói theo ngôn ngữ chính trị, ling mục là con người “do dân” và “vì dân”, chứ chẳng phải là thay mặt hay nhân danh Đức Kitô gì hết!

Tại Thượng hội đồng Giám mục họp năm 1971, đã có những nghị phụ tố giác rằng nguyên nhân khủng hoảng của các linh mục không phải tại lý do tâm lý tình cảm (vấn đề độc thân) cho bằng tại lý do căn cước. Chúng tôi không dám quả quyết rằng nhận định đó chính xác tới đâu, nhưng một điều chắc chắn là từ cộng đoàn đến nay, thần học về căn cước linh mục đang tìm cách dung hòa hai khuynh hướng: vừa đặt linh mục trong tương quan với Đức Kitô và vừa đặt linh mục trong tương quan với Giáo hội. Có thể nói rằng đó là điểm mà Thượng hội đồng Giám mục năm 1990 muốn nhắm tới, như chúng ta có thể nhận thấy nơi tông huấn Pastores dabo vobis (25/3/1992).

Chúng ta hãy đi ngược lại dòng thời gian 30 năm qua, để tìm về những lý do đã gây ra việc đặt lại căn cước của linh mục trong thời kỳ nhóm họp cộng đồng Vaticano II.

Thần học về chức linh mục vào thời công đồng Vaticano II.

I. THẦN HỌC VỀ CHỨC LINH MỤC TRƯỚC VATICAN II

Cho tới công đồng Vaticano II, các sách thần học viết về linh mục đều nhất trí ở 3 điểm chính sau đây.

– Chức linh mục được đặt ở chóp đỉnh của bí tích truyền chức thánh. Linh mục lãnh nhận quyền cử hành bí tích Thánh thể và giải tội. Chức Giám mục không tăng thêm cấp độ nào xét về chức thánh (potestas ordinis), mà chỉ khác nhau xét về quyền tài phán (potestas iurisdictionis).

– Chức linh mục được định nghĩa hướng về viện tế lễ. Trọng tâm của đời linh mục là dâng Thánh lễ. Người ta đã chứng minh rằng không riêng gì Kitô giáo mà các tôn giáo cũng đều coi công tác chính yếu của linh mục (sacerdos: tư tế) là tế lễ. Thêm vào đó, phần nào muốn phản ứng lại phong trào Cải cách Tin lành nhấn mạnh việc rao giảng Lời Chúa, thần học công giáo chú trọng tới Thánh lễ như là đặc trưng của phụng tự Kitô giáo, chứ còn nhiệm vụ rao giảng thì không được lưu ý cho lắm. Các linh mục lại càng không nên pha mình vào chuyện thế sự, bởi vì đó là lãnh vực của các giáo dân.

– Tiêu chuẩn cuối cùng để định nghĩa căn cước linh mục là Đức Kitô. Đức Kitô được nhìn dưới dung nhan của vị Thượng tế, trung gian giữa Thiên Chúa với loài người. Đức Kitô được cung hiến làm tư tế do việc kết hiệp giữa Ngôi Lời với nhân tính. Chức tư tế gắn vào bản tính của Đức Kitô. Ngài đã thực hiện chức vụ đó cách tuyệt hảo trên thập giá, nơi mà Ngài vừa là tư tế vừa là hy lễ. Khi thiết lập bí tích Thánh Thể để tưởng niệm hy lễ cực trọng. Đức Kitô cũng đã thiết lập chức linh mục, và ban cho họ quyền hành để hy lễ nhân danh Ngài. Các linh mục là “Kitô kép” (alter Chiristus). Đức Kitô hiện diện nơi các linh mục, đặc biệt khi các vị cử hành bí tích Thánh Thể và tha tội. Các linh mục là hiện thân của Đức Kitô trong cộng đoàn: các linh mục cai quản cộng đoàn và đứng ở trên cộng đoàn: các linh mục cai quản cộng đoàn và đứng ở trên cộng đoàn: nhân danh Đức Kitô các linh mục ban ơn thánh cho các tín hữu.

II. QUAN ĐIỂM THẦN HỌC VỀ CHỨC LINH MỤC TRONG VATICAN II

Quan điểm thần học vừa nói đã bị công đồng làm lung lay từ nhiều phía:

– Khi xét tới tương quan giữa linh mục với Giám mục,

– Khi xét tới tương quan giữa chức linh mục với Đức Kitô,

– Khi xét tới tương quan giữa chức linh mục với cộng đoàn Giáo hội.

1/ Khi bàn về ví tích truyền chức, công đồng không đi từ các chức nhỏ để tiến lên chức linh mục như là chóp đỉnh, nhưng là đi từ chức Giám mục như tư tế sung mãn, còn linh mục chỉ là tư tế hạng nhì (LG 28). Đây không phải là một cuộc đảo chánh mà chỉ là trở về nguồn. Thực vậy, chỉ từ một thời Trung cổ về sau, các linh mục mới được gọi là “sacerdos”; còn vào thời các giáo phụ thì tiếng saccerdos được dành cho các giám mục; còn các linh mục thì được gọi là presbyter (hoặc: secundi sacerdotes). Trong các bản văn của công đồng, các linh mục thường được gọi là “presbyter” hơn là “sacerdos”. (Trong dự thảo đầu tiên của Sắc lệnh về đời sống linh mục, từ “sacerdos” được dùng 56 lần, và “presbyter” 1 lần; trong bản văn chung kết, từ “presbyter” được dùng 118 lần, và “sacerdos” 21 lần). Dù sao thì ta thấy rằng linh mục đã bị lép vế, phải nhường bước cho các Giám mục. Hơn thế nữa, các cuộc nghiên cứu Tân ước cho thấy rằng vào thời các thánh tông đồ chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các giám mục và linh mục. Trong các thư thánh Phaolô, các từ ngữ “episcopi” (tạm dịch là: giám sát, giám thị) và “presbyteri” (tạm dịch là: bô lão, kỳ mục) còn dùng lẫn lộn. Từ đó người ta đi tới kết luận rằng: có lẽ các thánh tông đồ chỉ mới nghĩ tới các giám mục kế vị mình; còn các linh mục thì mãi về sau mới xuất hiện. Vì vậy mà không thể nói rằng chức linh mục thuộc về truyền thống tông đồ, lại càng không có chuyện Chúa Giêsu thiết lập chức linh mục.

2/ Khi trình bày nguồn gốc sứ mạng của các Giám mục và linh mục, công đồng không chỉ giới hạn vào chức vụ trung gian tư tế của Đức Kitô nhưng còn mở rộng tới chức vụ ngôn sứ và vương giả. Xét theo thứ tự, thì chức vụ ngôn sứ đi trước chức vụ tư tế, ra như muốn đề cao việc rao giảng Phúc âm hơn là việc cử hành phụng tự.

3/ Hiến hcế về Hội thánh đã bàn đến hàng phẩm trật ở chương 3, sau khi đã bàn đến Dân Thiên Chúa ở chương 2. Như vậy, các linh mục (và giám mục) không đứng ở trên hay ở ngoài Giáo hội, nhưng là ở trong lòng Giáo hội. Chức vụ linh mục (và giám mục) cần được phân tích trong mối tương quan với Giáo hội (những tác vụ được đặt lên để phục vụ Giáo hội) hơn là trong mối tương quan với các bí tích (nhân danh Đức Kitô để tế lễ).

4/ Tuy nhiên xem ra đòn chí tử mà công đồng đã giáng cho thần học cổ truyền về căn cước linh mục là khi khẳng định rằng tất cả các tín hữu đều được thông dự vào chức tư tế của Đức Kitô (Hiến chế về Hội thánh, số 10). Như vậy, từ nay các linh mục, không còn độc quyền chiếm giữ chức vụ tư tế nữa. Dĩ nhiên, công đồng đã chú thích rằng chức tư tế thừa tác của các giáo sĩ khác nhau về bản chất chứ không phải chỉ về cấp độ (licet essentia et non gradu tantum differanf); tuy nhiên sự phân biệt này xem ra quá kinh viện, ai muốn giải thích thế nào tùy ý!

Việc thay đổi nhãn giới thần học về chức linh mục có tác dụng không ít tới cuộc khủng hoảng về căn cước linh mục. Đó là một kết luận mà có người đã nêu lên. Không rõ rằng nhận định đó đúng tới mức nào; nhưng một điều không thể chối cãi là từ sau công đồng Vaticano II, chân dung của linh mục đã thay đổi.

B. CĂN CƯỚC LINH MỤC TRONG TƯƠNG QUAN VỚI GIÁO HỘI

Thần học từ công đồng Trentô đã định nghĩa căn cước linh mục bằng cách quy chiếu về Đức Kitô Tư tế thượng phẩm. Công đồng Vaticano II đã mở rộng thêm nhãn giới, trình bày Đức Kitô vừa là Tư tế vừa là ngôn sứ và vua. Ngoài ra các linh mục còn được đặt trong mối tương quan với Giáo hội, đặc biệt là với các Giám mục, các giáo dân cũng như các cộng đoàn được ủy thác cho các linh mục coi sóc. Như vậy công đồng Vaticano II đã đánh dấu cho một giai đoạn mới trong thần học về căn cước linh mục, khi thêm vào mối tương quan với Giáo hội. Sau công đồng, khuynh hướng này đã phát triển mạnh, và có lúc đi tới chỗ cực đoan khiến Tòa thánh phải can thiệp. Phần này sẽ điểm qua vài chủ trương ấy. Trước khi đi vào chi tiết, thiết tưởng nên ghi nhận một điểm về tiến trình suy luận. Khuynh hướng cổ truyền đi tìm căn cước linh mục từ bản tính (essentia: linh mục là ai?), rồi từ đó suy diễn ra các hoạt động cũng như linh đạo tương ứng. Khuynh hướng mới thì khởi sự bằng việc khảo sát các chức vụ của linh mục (functiones: linh mục để làm gì?), rồi từ đó sẽ đi đến kết luận về căn cước. Có thể xếp các chủ trương của khuynh hướng này vào hai nhóm:

– Nhóm thứ nhất: cộng đoàn Dân Chúa tạo ra chức vụ linh mục.

– Nhóm thứ hai: linh mục là tác vụ để phục vụ Giáo hội.

I. CỘNG ĐOÀN TẠO RA CHỨC VỤ

Trong nhóm thứ nhất, mối quan tâm chính không phải là “linh mục là ai?” cho bằng “linh mục để làm gì?”. Để trả lời cho câu hỏi đó, người ta nhờ vào khoa xã hội học. Mỗi xã hội có quyền lợi và khả năng để tạo ra những chức vụ cần thiết cho sự điều hành và tồn tại của mình. Giáo hội cũng không ra khỏi định luật đó. Nhờ sự hướng dẫn của Thánh Thần, cộng đồng Kitô hữu có thẩm quyền phân định những phần tử nào đã nhận được đoàn sủng, và ủy cho họ trọng trách điều khiển và linh hoạt. Sự truyền chức được nhìn như là việc cộng đoàn đề cử vài phần tử để đảm trách công tác giáo huấn, hướng dẫn mình, kể cả việc chủ tọa các buổi cử hành Thánh Thể nếu cần.

Đó mới chỉ là khái niệm tổng quát. Do ảnh hưởng của ba bối cảnh khác nhau, nhóm này mang ba hình dạng.

1/ Dạng thứ nhất ra đời trong khuôn khổ các cuộc đối thoại đại kết. Tuy rằng các Giáo hội chính thống cũng có hàng phẩm trật giống như Giáo hội công giáo, nhưng phần lớn văn chương thần học đại kết nhắm tới các Giáo hội Tin lành hơn là các Giáo hội chính thống. Vì thế không lạ gì mà các từ ngữ “chức thánh, tư tế” ít được nói tới: thay vào đó là từ ngữ “tác vụ” (ministeria). Các tác vụ được Giáo hội đặt ra tùy nhu cầu mỗi nơi mỗi thời, nhằm để phục vụ cộng đoàn Giáo hội.

2/ Dạng thứ hai chịu ảnh hưởng của những tư tưởng dân chủ xã hội. Không những họ muốn thấy một Giáo hội trong đó mọi phần tử đều bình đẳng với nhau (không còn phẩm trật giai cấp), nhưng họ muốn đưa Giáo hội cần giảm bớt kinh sách và hãy dồn năng lực vào công tác xã hội. Từ đó, linh mục không còn phải là con người của bàn thờ cho bằng con người lãnh đạo tranh đấu cho công bằng xã hội. Chức vụ của linh mục được đề cao hơn cả là lãnh đạo cộng đoàn, phối hợp điều động các linh ân của các phần tử. Chủ trương này được phổ biến trong các cộng đoàn cơ bản (communauté de base), và đã gây phản ứng mạnh về phía tòa thánh khi linh mục Lêonarđô Boff xuất bản cuốn lgreja: carisma e poder (Giáo hội: đặc sủng và quyền hành, 1981). Bộ Giáo lý đức tin đã ra một thông cáo về quyển sách này ngày 11/3/1985: AAS 77 (1985) 756-762.

3/ Dạng thứ ba bắt nguồn từ một mối ưu tư mục vụ. Vấn đề được nêu lên như sau. Do việc khan hiếm linh mục, nhiều cộng đoàn tín hữu không được tham dự Thánh Thể. Thế nhưng, nếu chúng ta khẳng định rằng Thánh Thể là trung tâm của đời sống đạo của từng tín hữu cũng như của cộng đoàn, thì chúng ta phải nhìn nhận cho các tín hữu được quyền phải có Thánh Thể. Vì vậy, ở đâu mà thiếu linh mục, thì cộng đoàn có thể để cử một phần tử (dù độc thân hay kết bạn, bất luận nam hay nữ), để chủ sự cử hành Thánh lễ. Một quan niệm về linh mục như vậy sẽ không còn đòi hỏi bí tích truyền chức nữa. Hậu nhiên, chẳng có chuyện linh mục suốt đời, và do đó chuyện độc thân đương nhiên cũng được giải quyết. Tư tưởng này được cha Edward Schillebeeckx đề ra trong tác phẩm Kerkelijk ambt. Voorgangers in de gemeente van Jezus Christus (Tác vụ trong Giáo hội. Dịch vụ chủ sự trong cộng đoàn của Đức Giêsu Kitô, 1980). Đó là nguồn gốc của sự can thiệp của Bộ Giáo lý đức tin với văn kiện Sacerdotium ministeriale (6/8/1983): AAS 75 (1983), 1003-1009.

Tóm lại, nhóm thứ nhất nhấn mạnh tới ý niệm của Giáo hội như là “Dân Thiên Chúa”, trong đó mọi người đều được bình đẳng về phẩm giá và quyền lợi. Thêm vào đó, Thánh Thần linh hoạt Giáo hội bằng rất nhiều linh ân và đặc sủng. Vì thế không thể nào quan niệm một Giáo hội với cơ cấu phẩm trật dựa trên chức thánh được (gây ra đối lập giữa giáo sĩ và giáo dân), nhưng cần hình dung một Giáo hội với nhiều linh ân và tác vụ: linh mục là một trong số các tác vụ: linh mục là một trong số các tác vụ, được cử ra để chủ tọa cộng đoàn.

II. LINH MỤC ĐỂ PHỤC VỤ GIÁO HỘI

Nhóm thứ hai không muốn đi tới những chủ trương cực đoan vừa nói. Khi bàn về mối tương quan giữa linh mục với Giáo hội, thì họ không hạn chế vào một cộng đoàn cụ thể tại địa phương, nhưng mở rộng tới Giáo hội phổ quát, Giáo hội với khởi nguyên từ thời các thánh tông đồ.

Trong nhóm này, có hai vấn đề chính được gợi lên để suy nghĩ:

1/ Linh mục là một chức vụ được đặt lên để phục vụ cộng đoàn. Chúng ta không thể nào hình dung linh mục như một đan sĩ ẩn tu, cả ngày chỉ lo việc tu thân tích đức, đọc kinh cầu nguyện! Không, chức vụ linh mục được đặt lên để rao giảng lời Chúa cho cộng đoàn, để cử hành các bí tích chuyển thông ơn thánh Chúa cho các tín hữu, để chăm sóc cộng đoàn. Như vậy, khác với các đan sĩ, linh mục sống cho cộng đoàn Giáo hội. Dù sự so sánh giữa linh mục với Đức Kitô thế nào đi nữa (linh mục là alter Christus?), linh mục không bao giờ được phép quên mẫu gương của Thầy mình, Đấng đã đến để hầu hạ chứ không phải để được hầu hạ!

2/ Có thể nói được rằng chức linh mục do Giáo hội đặt ra hay không? Câu hỏi này được nêu lên khi nghiên cứu nguồn gốc lịch sử của chức linh mục. Thần học cổ điển cho rằng Đức Kitô đã thiết lập chức linh mục trong bữa Tiệc ly: khi truyền cho các thánh Tông đồ hãy cử hành Thánh Thể, Đức Kitô đương nhiên cũng đã ban cho họ khả năng (thánh chức) để thực hiện mệnh lệnh đó. Tuy nhiên, quan niệm đó đã đặt chức linh mục như là tột đỉnh của các chức thánh; còn chức Giám mục chie tăng thêm quyền tài phán. Khi khảo sát lịch sử, thì ta thấy rằng quan niệm đó không đúng.

Trong Tân ước sự phân biệt từ ngữ giữa “episcopoi” (giám sát, giám thị, giám quản) và “presbyteroi” (kỳ mục, bô lão) chưa có rõ rệt (thí dụ trong thư gửi Titô 1,5 bàn về các kỳ mục, thánh Phaolô đặt ra tiêu chuẩn về các giám sát nói ở 1,7 và 1Tim 3,2-7). Các cộng đoàn tiên khởi được ủy thác cho một ban lãnh đạo lúc thì mang tên là kỳ mục (Cv 20,17) lúc thì gọi là giám sát (Cv 20,28; Pl 1,1). Do đó, không thể nói rằng chức linh mục do Chúa Giêsu thiết lập trực tiếp trong bữa Tiệc ly. Chúa Giêsu chỉ trao cho các tông đồ mệnh lệnh cử hành Thánh Thể, cũng như trao cho họ sứ mạng rao giảng Tin mừng cho muôn dân. Các thnáh Tông đồ đã trao lại sứ mạng đó cho các người thừa kế, những vị lãnh đạo Giáo hội. Rồi dần dần, với đa tiến triển, Giáo hội mới xác định các chức vụ: giám mục, linh mục, và các tác vụ khác. Trong các Giáo hội tiên khởi ta thấy có rất nhiều tác vụ. Thí dụ tại Antiokia, có các ngôn sứ, thầy dạy (Cv 13,1); trong thư 1 Cr ngoài các “tông đồ, ngôn sứ, thầy dạy” (12,28), thánh Phaolô còn liệt kê ra bao nhiêu tác vụ khác nữa để phục vụ cộng đoàn (12,8-10; xc. Ep 4,11-12).

Trải qua dòng thời gian, nhiều tác vụ đã biến đi vì không cần thiết nữa, đồng thời có những tác vụ mới được đặt ra. (Cho tới năm 1972, Giáo hội latinh có 45 chức nhỏ và 3 chức lớn; nhưng khi thấy các chức nhỏ không còn cần thiết nữa, đức Phaolô VI đã dẹp đi). Hàng linh mục (xét như là một đẳng bền vững của các chức thánh) được thành hình rõ rệt qua chứng tích của thánh Inhaxiô tử đạo (+k.110).

C. CĂN CƯỚC LINH MỤC DỰA THEO CÔNG ĐỒNG VATICAN II

Có hai yếu tố chính đã có ảnh hưởng tới suy tư thần học về căn cước linh mục từ thời công đồng Vaticano II. Yếu tố thứ nhất liên can tới mối tương quan giữa linh mục với Đức Kitô tư tế trung gian giữa Thiên Chúa với nhân loại. Công đồng Vaticano II đã trình bày Đức Kitô không phải chỉ như là tư tế mà còn là ngôn sứ và vương giả nữa. Yếu tố thứ hai liên can tới mối tương quan giữa linh mục với Giáo hội, một mối tương quan không được thần học cổ điển lưu ý đến. Tiếc rằng, vài chủ trương cực đoan đi tới chỗ coi linh mục chỉ như là một dịch vụ do dân cử và cũng có thể do dân bãi. Tuy nhiên, khi nghiên cứu căn cước của linh mục, cần phải luôn luôn lưu ý đến cả hai mối tương quan đó. Các văn kiện Tòa thánh từ công đồng Vaticano II đến nay cố gắng dung hòa cả hai tương quan của linh mục với Đức Kitô và với Giáo hội. Chúng ta hãy bình thản đọc lại các văn kiện của công đồng Vaticano II. Hai bản văn quan trọng hơn cả là số 28 của Hiến chế về Hội thánh (Lumen Genitum) và Sắc lệnh về tác vụ và đời sống linh mục (Presbyterorum Ordinis).

I. BA CHỨC VỤ CỦA ĐỨC KITÔ

Thần học về ba chức vụ (tria munera) của Đức Kitô bắt nguồn từ Calvinô (institutions de la foi chrétienne). Danh hiệu “Kitô” có nghĩa là kẻ được xức dầu. Trong Cựu ước, sự xức dầu được diễn ra khi tấn phong các tư tế, vua, ngôn sứ. Tân ước nhiều lần nói đến Đức Kitô như là ngôn sứ (Lc 4,15; 13,32-33), tư tế (Dt 10,5-10), Vua (Mt 27,11; Ga 18,37). Giáo hội cũng được Đức Kitô ủy thác sứ mạng rao giảng, thánh hóa, hướng dẫn đường cứu rỗi (Mt 28,19-20). Tuy dù bị chỉ trích (chẳng hạn như: ngoài ba chức vụ ngôn sứ, tư tế, vua. Tân ước còn trình bày Đức Kitô với nhiều chức vụ khác nữa: Thầy, mục tử…), nhưng công đồng đã sử dụng mô hình ba chức vụ trong nhiều văn kiện, thí dụ trong hiến chế về Hội thánh, khi bàn về các nhiệm vụ của các Giám mục (số 25-27), hoặc về sứ mạng của các giáo dân (số 34-36). Cách riêng, sắc lệnh về chức vụ linh mục đã dùng mô hình đó để trình bày về tác vụ và linh đạo của linh mục. Được cử vào việc phục vụ Đức Kitô thầy, tư tế và vua (số 1), các linh mục trở thành tác viên của Lời Chúa (số 4), của các bí tích (số 5), dìu dắt cộng đoàn (số 6). Ngoài ra, các linh mục tìm thấy nơi việc thi hành ba chức vụ đó yêu sách cũng như phương thế để nên thánh (số 13).

Đến đây có hai câu hỏi được nêu lên:

– Ý nghĩa của việc liệt kê ba chức vụ;

– Cách thức thông dự vào ba chức vụ.

Câu hỏi thứ nhất được phát biểu như sau: việc phân biệt ra ba chức vụ chỉ có mục đích mô tả các tác vụ của linh mục, hay còn có dụng ý thiết lập một đẳng cấp trong các hoạt động của đời linh mục? Phải chăng việc rao giảng Lời Chúa quan trọng hơn là việc cử hành bí tích?

Thiết tưởng công đồng chỉ muốn diễn đạt các khía cạnh của sứ vụ linh mục chứ không muốn đánh giá công tác nào đứng hàng đầu. Cả ba đều bổ túc cho nhau. Xét theo thứ tự thời gian, thì dĩ nhiên là tiên vàn phải rao giảng Tin mừng để kêu gọi thiên hạ trở lại (số 4); kế đó mới rửa tội và ban các bí tích cho họ, và tổ chức họ thành cộng đoàn. Xét về phẩm, thì chắc hẳn việc cử hành Thánh Thể cao trọng hơn hết (số 13). Xét về lượng, thì chắc rằng công tác dìu dắt cộng đoàn chiếm đoạt nhiều thời gian và sức lực hơn cả (số 6). Dù sao khi trình bày nội dung của mỗi khía cạnh, công đồng luôn quy chiếu đến hai khía cạnh kia để cho thấy sự liên hệ chặt chẽ của cả ba: tất cả đều dựa trên Đức Kitô, Đấng được sai đến mang ơn cứu độ cho nhân loại. Linh mục cần mở rộng nhãn giới hoạt động của mình đến toàn thể sứ mạng cứu rỗi (chứ không nên giới hạn vào phạm vi phụng tự bí tích).

Câu hỏi thứ hai. Toàn thể dân Chúa (kể cả các giáo dân) cũng được thông dự vào ba chức vụ của Đức Kitô. Đâu là đặc trưng của các linh mục? Đến đây chúng ta đi vào vấn đề chính: mối tương quan giữa linh mục với Đức Kitô.

II. LINH MỤC VỚI ĐỨC KITÔ

Thần học cổ điển nói rằng, bí tích truyền chức đã in một ấn tích (character) nơi linh mục ban cho họ có quyền năng (potestas) để dâng thánh lễ và giải tội thế vị Đức Kitô (in persona Christi, nomine Christi, gerere personam Christi): linh mục làm hiện thân Đức Kitô Thượng tế (repraesentatio Christi) khi dâng hy lễ Thánh Thể (xc. Piô XII, enc, Mediator Del ASS 39, 1947, 538-539).

Khi đọc các bản văn của công đồng, chúng ta có thể ghi nhận ba điểm sau:

1/ Từ ngữ character được sử dụng một lần ở PO 2 (không có trong LG 28). Công đồng không đi sâu vào việc giải thích bản chất của ấn tích, và chỉ nói rằng nó được ghi dấu nhờ sự xức dầu của Thánh Thần, nhờ đó các linh mục được nên đồng hình với Đức Kitô Tư tế, và có khả năng hành động nhân danh Đức Kitô thủ lãnh (Presbyteri, unctione, Spiritus Sancti, Speciali charactere signantur et sic Christo Sacerdoti configurantur, ita ut in persona Christi Capitis agere valeant). Tuy rằng đã có những người chỉ trích ý niệm ấn tin là mang màu sắc kinh viện nhưng công đồng vẫn còn sử dụng nó, có lẽ vì muốn nhấn mạnh đến sự thánh hiến toàn thân: chức linh mục là một hồng ân có tính cách bền vững suốt đời, chứ không phải chỉ là một cộng tác được trao phó nhất thời (ra như chừng nào không còn “làm việc” linh mục thì cũng hết “là” linh mục).

2/ Các linh mục làm hiện thân Đức Kitô trong chức vụ tư tế (khi dâng Thánh lễ) hay trong cả ba chức vụ? Khi bàn về các Giám mục. LG 21 áp dụng thành ngữ “agere in Elus persona” cho cả ba chức vụ của Đức Kitô: Thầy dạy, Mục tử và Thượng tế. Còn khi bàn về các linh mục. LG 28 nhấn mạnh tới sự hành động hiện thân Đức Kitô khi dâng hy lễ Thánh Thể: “Suum vero munus sacrum maxime exercent in eucharistico cultu vel synaxi, qua in persona Christi agentes Eius mysterium proclamantes, vota fidelium sacrificio Capitis ipsorum coniungunt, et unicum sacrificium Novi Testamenti. Christi scilicet Sese Patri immaculatam hostiam semel offerentis, in sacrificio Missae usque ad adventum Domini repraesentant et applicant.” Chính ở điểm này mà công đồng cho thấy sự khác biệt giữa các linh mục và các tín hữu trong sự thông dự vào chức tư tế của Đức Kitô: các linh mục “in persona Christi” hoàn thành hy lễ Thánh Thể và dâng hiến cho Thiên Chúa nhân danh toàn dân; còn các tín hữu hợp tác vào việc dâng tiến (LG 10). Trong sắc lệnh Presbyterorum Ordinis, số 2 (đã trích trên đây) mô tả ấn tín chức thánh như là sự đồng hình với Đức Kitô ngõ hầu có thể hành động “in persona Christi Capitis”: như vậy nói được là áp dụng cho cả ba chức vụ. Thế nhưng sang đến số 13, thành ngữ “gerere personam Christi” lại được dùng riêng cho việc dâng Thánh lễ.

Qua sự phân tích các bản văn khác nhau, xem ra công đồng không quan tâm đến việc xác định sự hiện thân cho Đức Kitô chỉ riêng trong chức vụ tư tế hay là trong cả ba chức vụ. Có một điều chắc chắn mà công đồng muốn nêu bật là linh mục thông dự vào các chức vụ đó theo một cách thức khác với cách thức thông dự của các tín hữu. LG 10 khẳng định rằng chức tư tế phổ quát và chức tư tế tác vụ khác nhau về bản chất chứ không phải chỉ về cấp độ. Lối diễn tả kinh viện được phát triển với một hình ảnh khác dễ hiểu hơn là: linh mục tượng trưng cho Đức Kitô thủ lãnh cộng đoàn (Christus Caput Ecclesiae, Caput et pastor: LG 28; PO 2.6.12). Linh mục là một thành phần của cộng đoàn Giáo hội ( chứ không phải ở trên hay ở ngoài); tuy nhiên, chỗ đứng đặc biệt của linh mục là đối diện cộng đoàn (đàng trước mặt) để công bố va cử hành mầu nhiệm thánh.

3/ Các học giả ghi nhận rằng công đồng không sử dụng thành ngữ “sacerdos alter Christus”, tuy rằng đã có những nghị phụ yêu cầu cho xen vào các bản văn. Tại sao vậy? Có lẽ tại vì hình ảnh đó dựa trên một quan niệm thiết sót về Giáo hội, ra như thu gom hết tất cả các chức vụ của Đức Kitô vào linh mục. Thực ra thì mỗi người Kitô hữu đều là “alter Christus”, và nhất là toàn thể Hội thánh là “alter Christus” chứ không phải riêng gì các linh mục. Cũng trong bối cảnh đó, công đồng không còn sử dụng tư tưởng “trung gian” (mediator) dành cho linh mục nữa. Lý do không phải tại sao vì sợ làm lu mờ vai trò trung gian của Đức Kitô cho bằng tại vì toàn thể Giáo hội mới thực là “trung gian”. Thực vậy, Giáo hội được gọi là nhiệm tích cứu rỗi, nghĩa là dấu hiệu và dụng cụ (xc. Lg 1.9.45): như vậy tất cả các phần tử của Giáo hội đều thông dự vào vai trò trung gian, tiếp tục sứ mạng Đức Kitô giữa lòng nhân loại.

Tóm lại, công đồng Vaticano II đã đào sâu hơn mối tương quan của linh mục với Đức Kitô. Linh mục được thông dự vào cả ba chức vụ của Đức Kitô chứ không phải chỉ riêng vào chức vụ tư tế. Đồng thời, mối liên hệ với Đức Kitô được lồng trong mối liên hệ với Giáo hội. Toàn thể Giáo hội được ủy thác nhiệm vụ chu toàn sứ mạng của Đức Kitô. Linh mục là một phần tử của Giáo hội, được kêu gọi và cung hiến để phục vụ Đức Kitô trong Giáo hội, thân thể của Đức Kitô. Linh mục vừa là hiện thân của Đức Kitô vừa là hiện thân của Giáo hội: in persona Christi in persona Ecclesiae, hay là: in persona Christi – nomines totius Ecclesiae (PO 2; SC 33). Xc: Sách Giáo lý Hội thánh công giáo sốm 1552-1553.

D. TƯƠNG QUAN GIỮA LINHMỤC VỚI GIÁO HỘI

Mối liên hệ của linh mục với Giáo hội có thể được xét dưới ha khía cạnh:

– Linh mục với sứ mạng của Giáo hội;

– Linh mục với sự thông hiệp của Giáo hội.

I. LINH MỤC VỚI SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘI

Thần học cổ điển ra như chỉ chú ý tới mối liên hệ của linh mục với Đức Kitô: linh mục là hiện thân của Đức Kitô, được cung hiến để dâng hy tế Thánh Thể. Ra như để phản ứng lại, một trào lưu đối nghịch chỉ chú trọng tới mối liên hệ với cộng đoàn không nhưng linh mục được tấn phong để coi sóc đoàn chiên Chúa song là chính cộng đoàn để cử một phần tử làm linh mục để phụ trách các công tác của cộng đoàn.

Công đoàn Vaticano II đã tìm ra một chìa khóa để phối hợp cả hai mối liên hệ của linh mục với Đức Kitô và với Giáo hội: chìa khóa đó là khái niệm sứ mạng (sai đi: missio). Ở số 28 của hiến chế “Lumen Gentium” cũng như ở số 2 của sắc lệnh “Presbyterorum Ordinis”, công đồng linh mục trong một chuỗi những cuộc sai đi: Chúa Cha thánh hiến và sai Đức Kitô đến trần thế (Ga 10,36); Đức Kitô sai các tông đồ; các tông đồ sai các Giám mục, và rồi đến lượt các linh mục. Cần thêm rằng sứ mạng của các tông đồ, giám mục, linh mục cũng là một sứ mạng của Giáo hội, tức là sứ mạng cứu rỗi nhân loại.

Hướng đí vừa nói – được bổ túc với những bản văn khác nói về sứ mạng của Giáo hội (thí dụ: AG số 2-4) – mở rộng tầm nhìn về chức linh mục. Một đàng linh mục cảm thấy mình gắn bó với sứ mạng của Giáo hội trong việc đem Tin mừng đến cho nhân loại; mỗi linh mục đều mang trong mình ơn gọi truyền giáo (làm thừa sai). Đàng khác, khi đi lùi về nguyên ủy của sứ mạng (sai đi), linh mục được đối diện với mầu nhiệm Ba ngôi Thiên Chúa: linh mục lãnh nhận bài sai từ Đức Kitô, và qua Đức Kitô từ Chúa Cha và Thánh thần. Như mọi người đã biết trước đây vai trò của Thánh Thần ít khi được thần học lưu ý đến; thần học về chức linh mục cũng chịu ảnh hưởng lây (PO 2 nhắc tới Thánh Thần như là chủ thể của ấn tín).

Tuy rằng chức vụ linh mục được gắn liền với sứ mạng của Giáo hội, nhưng không có chỗ nào công đồng nói rằng chức linh mục do dân Chúa đặt lên chiếu theo nhu cầu của cộng đoàn! Thực ra công đồng không muốn đi vào chi tiết của cuộc bàn cãi chung quanh sự thiết lập chức linh mục. Trước đây, thần học cổ truyền cho rằng Chúa Giêsu đã thiết lập chức linh mục trong bữa Tiệc ly. Tuy nhiên việc khảo sát các bản văn Tân ước cho thấy rằng vào thời các thánh tông đồ các từ ngữ về hàng linh mục chưa được rõ rệt (các từ ngữ episcopi và presbyteri còn dùng lẫn lộn). Phải chờ tới thánh Inhaxiô Antiôkia, mới thấy rõ sự phân biệt ba đẳng, episcopi, presbyteri, diaconi. Từ đó, có những tác giả kết luận rằng chức linh mục do Giáo hội đặt ra (ministerium ecclesiaticum). Công đồng không muốn tuyên bố chức linh mục được thành lập vào lúc nào, mà chỉ nói trống rằng Chúa Kitô đã thiết lập các chức thánh, đứng đầu là các Giám mục thừa kế các tông đồ.

(LG 28 xem ra gợi ý rằng Chúa Kitô thiết lập chức Giám mục; còn các chức vụ khác do các Giám mục đặt ra: “Christus, quem Pater sanctificavit et misit in mundum, consecrationis missionisque suae per Apos, tolos suos, eorum suc cessores, videlicet Episcopos participes effelicet, qui munus ministerli suf, vario gradu, varlis subiectis in Ecclesia legitime tradiderunt. Sic ministerium ecclesiaaticum divinitus exercetur ab illis qui lam ab antiquo Episcopi, presbyteri. Diaconi vocantur. Tuy nhiên, PO số 2 đã sửa lại lối hành văn ngõ hầu tránh việc có thể cắt nghĩa là chức linh mục do các Giám mục đặt ra: bản văn không đặt ai làm chủ từ cho việc chuyển giao tác vụ (Đức Kitô hay các Giám mục): “Ipse missus eral a Patre, Christus, per ipsos Apostolos, consecrationis missionisque suae participes effecit eorum successores, Episcopos, quorum munus ministerii, subordinato gradu. Presbyteris traditum est, ut in Ordine presbyteratus constituti, ad rite explendam missionem apostolicam a Christo concreditam, Ordinis episcopalis essent cooperatores”).

Cho dù chức linh mục do Đức Kitô hay do các tông đồ (và những người kế vị) thiết lập đi nữa, căn nguyên của nó vẫn là từ trên đi xuống, chứ không phải là do nhân dân đặt ra.

II. LINH MỤC VỚI SỰ THÔNG HIỆP GIÁO HỘI

Việc gắn liền chức linh mục với sứ mạng của Giáo hội đương nhiên đưa tới việc liên kết linh mục với chính Giáo hội, một giáo hội không phải chỉ được tổ chức dựa theo các cơ cấu phẩm trật song tiên vàn là qua các mối dây thông hiệp.

1) Chúng ta có thể nhận thấy sự liên hệ giữa sứ mạng với thông hiệp ngay trong bí tích truyền chức. Tuy rằng mỗi người được Thiên Chúa đích danh tuyển chọn và kêu gọi, nhưng Thiên Chúa không xuất hiện hữu hình để truyền chức! Mỗi người lãnh nhận chức thánh qua trung gian của các Giám mục: đương sự nhận lãnh sứ mạng của Đức Kitô qua việc đặt tay và lời nguyện cung hiến của Giám mục. Như đã nói trên, Đức Kitô sai các tông đồ, các tông đồ sai các giám mục, các giám mục sai các linh mục. Bởi vì bí tích truyền chức thể hiện một chuỗi những “bài sai” như vậy, nên cũng tạo ra một chuỗi những mối liên hệ, đứng đầu là liên hệ giữa linh mục và Giám mục. Chúng tôi xin miễn đi vào chi tiết của cuộc tranh luận thần học về sự khác biệt giữa chức Giám mục và chức linh mục. Chúng ta hãy chấp nhận một dữ kiện đã được cộng đồng nêu bật nhiều lần, đó là mối dây thông hiệp giữa Giám mục và linh mục phát sinh từ bí tích truyền chức (PO 7; communio hierarchica; communnio in eodem sacerdotio atque ministerio).

2) Một mối dây thông hiệp nữa do bí tích tạo ra là giữa các linh mục với nhau. Từ thời Trung cổ đến nay, chúng ta đã quá quen với hình ảnh của linh mục làm cha sở bất di dịch của một họ đạo. Linh mục trở thành một ông trời con, không cần biết dọc ngang nào có ai ở trên đầu nữa! Công đồng Vaticano II muốn sửa lại hình ảnh đó. Sắc lệnh Presbyterorum Ordinis dùng từ ngữ “linh mục” ở số nhiều (presbyteri: 111 lần; chỉ có 7 lần ở số ít). Hơn thế nữa, công đồn muốn gây dựng lại “linh mục đoàn” (presbyterium: LG 28: PO 2), một thực thể đã bị rơi vào quên lãng kể từ khi các linh mục bị phân tán vào các xứ. Hội đồng linh mục được đặt ra như một cơ chế để phát biểu tính cách tập đoàn đó. Nhưng đàng sau và bên trên cơ chế, điều quan trọng hơn cả là “tình huynh đệ bí tích” (fraternitas sacramentalis: PO 8).

3) Mặc dầu chức linh mục được đặt trong sứ mạng của Giáo hội, được sai đi tới cùng bốn bể năm châu, tuy nhiên các văn kiện của công đồng Vaticano II muốn nêu bật cách riêng tới mối liên hệ giữa linh mục với Giáo hội địa phương. Giáo hội địa phương có thể hiểu ít là theo hai cấp độ.

Cấp một là giáo phận, cộng đoàn tín hữu dưới sự lãnh đạo của Giám mục và linh mục đoàn. Xét về mặt pháp lý, các linh mục được nhập tịch vào một giáo phận, và làm thành phần của linh mục đoàn giáo phận (không có tập đoàn linh mục – collegium presbyterorum – với tầm cỡ hoàn vũ ngang với tập đoàn giám mục).

Cấp thứ hai là cộng đoàn Thánh Thể do linh mục chủ sự (LG 28), thường mang tầm kích của giáo xứ. Chính trong mối tương quan với cộng đoàn đó mà linh mục được đặt làm Thầy dạy, Tư tế và mục tử. Chúng ta thấy rằng giữa lòng cộng đoàn linh mục là hiện thân của Đức Kitô thủ lãnh: chính đây là điểm khác biệt giữa hai cách thức thông dự của linh mục và của các giáo dân vào chức tư tế của Đức Kitô. Tuy nhiên, cần phải thêm rằng giữa hai bên có sự liên lạc rất chặt chẽ: linh mục giúp cho giáo dân ý thức hơn phẩm giá của mình, giúp họ biết sử dụng chức tư tế của mình khi tham dự Thánh lễ cũng như khi dâng hiến tất cả cuộc sống làm hiến lễ đẹp lòng Chúa.

Có tác giả (E. Corecco) giải thích hia hình dạng của chức tư tế Đức Kitô như thế này. Đức Kitô đã dâng hiến lễ cho Chúa Cha bằng hai cách: – một đàng là tâm tình yêu mến, vâng phục; tâm tình này kéo dài trót đời; – một đàng là hy lễ hòa giải trên thập giá. Từ đó có hai cách thức để thông dự vào một chức tư tế duy nhất của Đức Kitô. Tất cả các tín hữu, do bí tích Thánh tẩy, đều được mời dâng trót cuộc sống làm hiến tê đẹp lòng Chúa. Các linh mục dâng hiến Thánh lễ, tưởng niệm hy lễ thánh giá. Linh mục dâng thánh lễ vừa nhân danh Đức Kitô vừa nhân danh Giáo hội nữa. Ngoài ra, linh mục cũng cố gắng huấn luyện để các tín hữu biết thực hiện chức phận tư tế của mình, kể cả khi tham dự phụng vụ bí tích (PO 4).

4) Dù sao linh mục không phải chỉ được sai đến một giáo xứ và an phận với những chiên ngoan đạo của giáo xứ. Đặt mình trong sứ mạng của toàn Giáo hội, linh mục cảm thấy bổn phận của mình đối với hết những người chưa thuộc về đàn chiên của Đức Kitô (PO 9).

E. CĂN CƯỚI LINH MỤC DỰA THEO TÔNG HUẤN “PASTORES DABO VOBIS”

Từ công đồng Vaticano II đến nay, đề tài căn cước linh mục đươc đề cập nhiều lần trong các văn kiện chính thức, đặc biệt là Thượng hội đồng Giám mục hop năm 1971, và qua những bức thư mà hằng năm đức Gioan Phaolô II gửi cho các linh mục vào dịp thứ Năm Tuần thánh. Một văn kiện tổng hợp chặng đường suy tư về căn cước linh mục là tông huấn “Pastores dabo vobis” đúc kết những cuộc thảo luận của Thượng hội đồng Giám mục họp năm 1990. Tuy rằng trọng tâm của văn kiện là việc đào tạo linh mục, nhưng việc đào tạo giả thiết một khuôn mẫu được đặt làm mục tiêu nhằm tới (số 11). Cái khuôn mẫu chính là căn cước linh mục. Chương 2 của văn kiện được dành cho đề tài căn cước linh mục (từ số 11-18). Dẫu sao cũng nên thêm rằng việc đào tạo không chấm dứt với lễ truyền chức: các linh mục cần phải tiếp tục công cuộc đào tạo suốt đời, ngõ hầu càng ngày phái lộ trung thực căn cước của mình hơn nữa (vacatio “ad” sacerdotium – “in” sacerdotio số 70).

Tông huấn đã tìm hiểu căn cước của linh mục dựa theo mô hình của Giáo hội xét dưới ba khía cạnh “mầu nhiệm – thông hiệp – sứ mạng”. Mô hình này dung hợp mối tương quan với Đức Kitô và mối tương quan với Giáo hội và thế giới. Số 12 viết như sau: “Chính trong lòng mầu nhiệm của Giáo hội, như là mầu nhiệm của sự thông hiệp Ba Ngôi hướng tới sứ mạng, mà ta có thể khám phá ra căn cước của người Kitô hữu cũng như căn cước đặc biệt và tác vụ của linh mục.

Thực vậy, do sự thánh hiến nhận lãnh từ bí tích truyền chức, linh mục được Chúa Cha sai đi, qua đức Giêsu Kitô, Đấng được linh mục tượng trưng cách riêng như là Đầu và mục tử của Dân ngài, ngõ hầu nhờ sức mạnh của Thánh Thần, trót cả cuộc sống và hoạt động của linh mục nhằm để phục vụ Giáo hội và phần rỗi thế giới”. Tông huấn viết tiếp rằng: căn cước của linh mục được kết thành bởi một chuỗi những mối tương quan, khởi nguồn từ mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, kéo dài qua sự thông hiệp của Giáo hội, hướng tới sứ mạng cứu rỗi thế giới. Lồng trong bối cảnh đó, căn cước của linh mục được nổi bật lên với những khía cạnh: Ba ngôi, Giáo hội, Cánh chung.

Ở số 16, chúng ta đọc thấy những dòng sau đây: “Linh mục phục vụ Đức Kitô hiện diện trong Giáo hội mầu nhiệm, thông hiệp và sứ vụ. Do sự kiện được thông dự vào sự “xức dầu” và “sứ vụ” của Đức Kitô, linh mục có thể tiếp nối trong Giáo hội kinh nguyện, lời giảng, hy lễ và công trình cứu độ của Ngài. Do đó linh mục phục vụ Giáo hội mầu nhiệm bởi vì hiện thực các dấu chỉ nhiệm tích của sự hiện diện của Đức Kitô phục sinh. Linh mục phục vụ Giáo hội thông hiệp bởi vì liên kết với Giám mục và hợp tác chặt chẽ với linh mục đoàn – linh mục xây dựng sự hợp nhất của cộng đoàn Giáo hội trong sự hài hòa các ơn gọi, đặc sủng và tác vụ đa dạng. Linh mục phục vụ Giáo hội sứ vụ bởi vì làm cho cộng đoàn trở thành kẻ loan truyền và chứng tá Tin mừng” (xc. số 59; 73). Chúng ta thử tìm hiểu căn cước linh mục dựa theo mối tương quan với Đức Kitô (số 13-14) và với Giáo hội (số 16).

I. LINH MỤC VỚI ĐỨC KITÔ

Trước công đồng Vaticano II thần học trình bày căn cước của linh mục bằng cách quy chiếu về Đức Kitô Thượng tế, trung gian giữa Thiên Chúa với nhân loại. Công đồng trình bày căn cước của linh mục dựa theo ba chức vụ: Ngôn sứ, Tư tế và Vương giả. Tông huấn Pastores dabo vobis sử dụng hình ảnh Đức Kitô mục tử để phân tích căn cước linh mục, với 4 lợi điểm sau:

1/ Hình ảnh này dựa vào Kinh thánh, đặc biệt là Tân ước. Đức Kitô đã tự ví như người mục tử (các đoạn văn Tân ước được trích dẫn ở số 22). Các vị lãnh đạo Giáo hội cũng được ví như mục tử được đặt để dẫn dắt đoàn chiên Chúa (Cv 20,5; 1Pr 5,2).

2/ Hình ảnh mục tử làm nổi bật vai trò dìu dắt lãnh đạo cộng đoàn. Có thể nói là tư tưởng then chốt về căn cước linh mục là “hiện thân của Đức Kitô nguyên thủ và mục tử” (tựa đề số 13). Một đàng tư tưởng này nói lên được liên hệ đặc biệt giữa linh mục với Đức Kitô: qua bí tích truyền chức, linh mục được thánh hiến nên giống Đức Kitô, mục tử và đầu của Giáo hội (số 21). Đàng khác, tư tưởng đó hướng linh mục tới liên hệ với Giáo hội: sỡ dĩ có mục tử là vì có đoàn chiên cần được chăm sóc: nếu không có chiên thì đâu cần mục tử! Linh mục cũng là phần tử của đoàn chiên của Chúa Kitô, và được kêu gọi để phục vụ đoàn chiên, linh mục được đặt làm hiện thân của mục tử, nghĩa là hiện thân của người làm đầu. Linh mục đứng vào chỗ của Đức Kitô thủ lãnh (in persona Christi Capitis) làm dấu chỉ và dụng cụ của Ngài để công bố Lời Chúa, lặp lại những cử chỉ tha tội và cứu rỗi (số 15). Linh mục vừa ở trong Giáo hội vừa đối diện với Giáo hội (in Ecclesia et erga Ecclesiam: số 16).

3/ Hình ảnh mục tử làm nổi bật tinh thần bác ái phục vụ. Thực vậy, tuy rằng linh mục được đặt làm người dìu dắt cộng đoàn, nhưng tư thế đó không cho phép đặt mình vào vai trò thống trị theo thói đời. Đức Kitô là đầu cai quản nhưng đồng thời cũng là kẻ hầu hạ; thay vì bóc lột đoàn chiên, vị mục tử đó phuc vụ đoàn chiên đến nỗi hiến mình vì đoàn chiên (Mt 20,28; Ga 13,1-20; số 13 15). Linh mục cần phải lấy đó làm mẫu mực hoạt động (số 21). Linh đạo của linh mục lấy động lực từ “bác ái mục tử” (caritas pastoralis), hay còn được ví với tình yêu của lang quân (số 23). Cũng trong động lực này mà linh đạo của linh mục mang tính cách truyền giáo, bởi vì người mục tử còn phải đi tìm những chiên lạc để đưa về một đàn (Ga 10, 16).

4/ Sau cùng, nếu muốn trở thành một mục tử tốt, linh mục không những phải học hỏi mẫu gương từ Đức Kitô nhưng còn phải sống thân mật với Ngài nữa. Để xứng đáng làm mục tử chăn dắt đoàn chiên của Đức Kitô, linh mục cần phải luôn sẵn sàng trả lời câu hỏi của Ngài: “con có yêu mến Thầy hơn những người này hay không?” (số 42). Linh mục phải trở nên bạn hữu với Đức Kitô (số 46).

Nên lưu ý là khi trình bày căn cước linh mục, tông huấn Pastores dabo vobis sử dụng hình ảnh Mục tử làm tiêu chuẩn. Còn tư tưởng về ba chức vụ của Đức Kitô được sử dụng trong chương 3, khi nói về đời sống tinh thần của linh mục: việc thi hành các chức vụ thánh đòi hỏi các linh mục phải nên thánh (số 26).

II. LINH MỤC VỚI GIÁO HỘI

Trải qua lịch sử, thần học đã trình bày bản tính của Giáo hội bằng những hình ảnh khác nhau, và căn cước của linh mục cũng bị lệ thuộc vào những hình ảnh đó. Với một hình ảnh Giáo hội như là một xã hội có cơ chế phẩm trật thì linh mục được nhìn như là quan cai trị. Với một hình ảnh Giáo hội như là một xã hội dân chủ thì linh mục được nhìn như là một nhân viên do công đoàn đề cử ra để chăm sóc việc công. Cả hai hình ảnh đều thiếu sót và lệch lạc. Giáo hội cần được nhìn như một mầu nhiệm, thông hiệp và sứ vụ.

Trên đây chúng ta đã nói tới vị trí của linh mục trong cộng đoàn dựa theo hình ảnh của Đức Kitô mục tử. Chúng ta có thể bổ túc cho đề tài này khi đặt mối tương quan dưới tác động của Thánh Thần (số 15). Thánh Thần vừa điều khiển Giáo hội qua các nhà lãnh đạo (nhận được quyền hành do thánh chức) vừa dìu dắt Giáo hội qua những linh ân ban cho bất cứ tín hữu nào Ngài muốn. Dĩ nhiên Thánh Thần không thể nào tự mâu thuẫn, dùng tay trái của mình để phá hủy việc làm của tay phải! Không, Thánh Thần là nguyên ủy của sự thông hiệp Giáo hội: ngài vừa làm tác nhân của sự thông hiệp Giáo hội: ngài vừa làm tác nhân của sự đoàn kết lại vừa là tác giả của hồng ân đa dạng. Linh mục cũng là dụng cụ của Thánh Thần phục vụ sự thông hiệp Giáo hội.

Công đồng Vaticano II đã nói tới những mối dây thông hiệp liên kết linh mục với Giáo hội: từ sự liên kết tới sứ mạng phổ quát của Hội thánh toàn cầu cho đến sự liện kết với hàng Giám mục, với linh mục đoàn, với giáo phận, với cộng đoàn địa phương. Những điều này được tông huấn lặp lại ở số 74. Xem ra một khía cạnh mới mà tông huấn Pastores dabo vobis muốn nêu bật là vai trò của linh mục trong việc xây dựng sự thông hiệp giữa các đặc sủng.

Thực vậy, cộng đoàn các tín hữu không phải chỉ là tổng hợp những cá thể vô thanh vô sắc. Không, cộng đoàn các tín hữu được Thánh Thần trang điểm với những linh ân khác nhau. Những sắc thái khác biệt đó vừa làm giàu cho cộng đoàn lại vừa có thể gây ra ghen tị xích mích giữa cộng đoàn. Tông huấn “Christifideles laici” (Tín hữu giáo dân, 1988) đã nói tới một vài trò của các mục tử là phối hợp các linh ân khác nhau (số 31). Tông huấn Pastores dabo vobis cũng lặp lại tư tưởng ấy ở các số 26 (đoạn cuối) và số 31. Trong cộng đoàn được cử đến phục vụ, linh mục phải lưu tâm không những đến từng cá thể, mà còn phải liên kết các hàng ngũ khác nhau (tu sĩ, giáo dân), các hiệp hội, đoàn thể, phong trào. Ngoài ra, khi nói đến các linh ân của Thánh Thần, linh mục đừng chỉ nghĩ tới các đặc sủng hướng tới hoạt động tồng đồ truyền giáo song còn phải nhớ tới linh ân thánh thiện nữa. Nói cách khác, linh mục không phải chỉ lo thúc đẩy các tín hữu hoạt động tông đồ nhưng còn phải để ý tới việc thúc đẩy họ nên thánh, và chính mình phải nêu gương trước (số 24; 32).

Sau cùng, dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần, linh mục không những kiến tạo sự thông hiệp trong Giáo hội nhưng còn hướng tới sự thông hiệp với hết mọi người; cố gắng tạo ra những mối dây huynh đệ, phục vụ, truy tìm chân lý, cổ võ công lý hòa bình với hết mọi người (số 18).

KẾT LUẬN

Hai năm sau khi ban hành tông huấn “Pastores dabo vobis”, bộ giáo sĩ đã xuất bản quyển Direttorio per il ministero e la vita dei presbiteri (Kim chỉ nam về tác vụ và đời sống linh mục, 1994). Căn cước linh mục đã được đặt làm tựa đề cho chương thứ nhất (từ số 1-33), dưới những khía cạnh Ba ngôi, Kitô, Thánh Thần, Giáo hội, thông hiệp. Tiêc rằng khía cạnh sứ mạng truyền giáo không được đặt nặng cho lắm.

 

———————-

Tham khảo (Bibllographia)

N. Ciola – R. Gerardi, Indicazioni bibliografiche sul ministero presbiterale, in: “Lateranum” 56 (1990) 761-782.

Agostino Favale, id. II ministero presbiterale. Aspetti dottrinali, pastorali, spirituali, LAS Roma 1989 (BQT 2403. S8S7/7).

Erio Castellucci. L’identità del presbitero in prospettiva cristologica ed ecclesiologica, in: “Seminarium” 42 (1990) 92-139.

L’istituzione del presbiterato, in: “Sacra Doctrina” 35 (1990) 156-194.