Đôi Nét Giới Thiệu Về Dòng Anh Em Giảng Thuyết (Dòng Đaminh) – Năm 2017


Học Viện Đaminh

 

Lời ngỏ: Các bạn trẻ thân mến, chắc hẳn, mỗi người chúng ta đều có những dự định cho tương lai, có những hoài bão, những ước vọng cho cuộc đời của mình. Có người muốn phấn đấu để trở thành bác sĩ, có người muốn làm luật sư, có người muốn phục vụ cuộc đời trong vai trò là một nhà giáo… Trong ơn gọi Kitô hữu, chắc hẳn cũng có những bạn muốn bước theo sát Thầy Chí Thánh trong đời sống  dâng hiến, ơn gọi dấn thân phục vụ Nước Trời và phục vụ anh chị em của mình cách cụ thể hơn. Trong những ơn gọi dâng hiến đó, nhiều người được mời gọi gia nhập vào các Dòng Tu, Tu Hội hay Tu Đoàn, trong đó có Dòng Anh Em Giảng Thuyết. Nơi đây bao gồm những anh em muốn sống ơn gọi theo Chúa Kitô theo Tinh Thần và Linh Đạo Đaminh, Đấng sáng lập Dòng, để rao giảng Lời Chúa và cứu rỗi các linh hồn.

Trong phần bài viết này, chúng tôi xin gửi đến các bạn đôi nét về Dòng Anh Em Giảng Thuyết (hay còn gọi là Dòng Đaminh) trên thế giới và tại Việt Nam. Trong phần phụ lục, chúng tôi liệt kê danh sách các Vị Bề Trên Tổng Quyền của Dòng kể từ thời Thánh Đaminh cho đến nay; các vị Giám mục Dòng Đaminh hiện còn sống và phục vụ trong Giáo Hội.

***

I. DÒNG ANH EM GIẢNG THUYẾT (DÒNG ĐAMINH)

Dòng Anh Em Giảng Thuyết (tiếng Latin: “Ordo Prædicatorum”; tiếng Anh: “Order of Preachers”; tiếng Đức:Orden der Dominikaner”; tiếng Tây Ban Nha [Español]:Orden de Predicadores”; tiếng Pháp:Ordre des Prêcheurs”; tiếng Ý:Ordine dei Frati Predicatori”; tiếng Ba Lan:Zakon dominikanów”; tiếng Bồ Đào Nha:Ordem dos Pregadores”; tiếng Trung Hoa: 道明會; tiếng Nhật:ドミニコ会; tiếng Hàn Quốc:도미니코회) do Thánh Đaminh (Dominicus) thành lập; được chính thức xác nhận qua Sắc chỉ “Religiosam Vitam” vào ngày 22-12-1216 và Sắc chỉ “Gratiarum Omnium Largitori” vào ngày 21/01/1217 của Đức Giáo Hoàng Honorius III. Qua hai sắc chỉ này, Dòng được xác nhận với danh hiệu là Dòng các “Praedicatores” (Dòng các nhà giảng thuyết); đồng thời cũng theo hiệu lực của hai Sắc chỉ trên, các anh em thuộc Dòng đặc biệt nhận được “ân sủng giảng” (Gratia Praedicationis) Tin Mừng khắp thế giới, do chính Đức Thánh Cha cấp ban. Như vậy, ngay từ ban đầu, Dòng được thành lập nhằm cho việc phục vụ Lời Chúa.

– Linh đạo của Dòng mang hai chiều kích “Chiêm niệm”“Hoạt động” được thể hiện qua câu châm ngôn: “nói với Chúa”“nói về Chúa”. Sau này, vị thánh Tiến sĩ Thiên Thần Thomas Aquinas diễn tả châm ngôn của Dòng qua câu nói: “Contemplare et Contemplata aliis tradere” (Chiêm niệm và trao hoa trái của việc chiêm niệm cho người khác).

– Do bởi Dòng được thành lập nhằm cho việc phục vụ Lời Chúa, vì thế sứ vụ của Dòng hướng đến việc “Loan giảng Tin Mừng và cứu rỗi các linh hồn”.

– Về pháp lý, Dòng Anh Em Giảng Thuyết trực thuộc trực tiếp Tòa Thánh Roma (hay còn gọi là “Dòng Giáo Hoàng”); được điều phối qua Thánh Bộ Tu Sĩ hoặc tên đầy đủ là “Bộ các Hội Dòng Sống Đời Thánh Hiến và các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ” (Tiếng Latin: “Congregatio pro Institutis Vitae Consecratae et Societatibus Vitae Apostolicae”; tiếng Anh: “Congregation for Institutes of Consecrated Life and for Societies of Apostolic Life”).

– Đặc tính quản trị của Dòng là “cộng đoàn tính” được thể hiện trực tiếp nơi các công hội: Tu viện hội, Tỉnh hội, Tổng hội.

– Trong việc chuẩn bị cho sự kiện Năm Thánh kỷ niệm 800 năm ngày Dòng Anh Em Giảng Thuyết được thành lập (1216 – 2016), một dấu mốc lịch sử quan trọng, và đồng thời cũng nhằm hướng đến việc canh tân toàn Dòng cho phù hợp với thời đại ngày nay, Tổng Hội Roma năm 2010 đã ra chỉ thị quyết định tái cấu trúc các thực thể trong Dòng. Theo đó, Dòng Anh Em Giảng Thuyết trên thế giới hiện nay có: 33 Tỉnh Dòng, 10 Dự Tỉnh, với 5.768 Tu sĩ (39 Giám mục; 4.335 linh mục; 77 phó tế; 310 Tu huynh); với tổng số 261 Tu viện và 316 Tu xá;[1] hiện diện và hoạt động trải dài trên 132 quốc gia và vùng lãnh thổ.[2]

– Không kể Cha Thánh Đaminh, cho đến nay, Cha Bruno Cadoré, O.P.,[3] thuộc Tỉnh Dòng Paris (Pháp), là vị Bề Trên Tổng Quyền thứ 86 của Dòng, được bầu cách hợp pháp trong Tổng Hội Dòng năm 2010 họp tại Roma. Nhiệm kỳ của Vị Tổng Quyền Dòng hiện nay có thời hạn là 9 năm.

– Trụ sở Trung Ương Dòng hiện nay đặt tại: Convento Santa Sabina, Piazza Pietro d’Illiria 1, 00153 Roma, Italy. Phone: 06.57.94.05.55. Website: http://www.op.org.

Tu viện Santa Sabina nằm trên đồi Aventino ở Roma. Tu viện này vốn dĩ trước đây là tòa dinh thự của đội Hiệp Sĩ Malta trước khi được trao cho Dòng Đaminh. Ngay bên cạnh Tu viện Santa Sabina, có Vương Cung Thánh Đường kính Thánh nữ Santa Sabina, được Đức Giáo Hoàng Celestinus I (10/09/422 – 27/07/432) cho khởi công xây dựng trong khoảng từ năm 422 đến năm 432, do linh mục Peter (of Illyria), thuộc Giáo phận Dalmatian, làm tổng công trình sư. Đây là một trong những Vương Cung Thánh Đường cổ kính nhất của Giáo Hội Công Giáo. Từ năm 1220, Đức Giáo Hoàng Honorius III đã trao Tu viện và Vương Cung Thánh Đường Santa Sabina cho Dòng Anh Em Giảng Thuyết coi sóc. Hiện nay, dưới nền Vương Cung Thánh Đường Santa Sabina có nhiều phần bia mộ của nhiều vị Hồng Y, Giám mục, mang hiệu tòa của Ngôi Nhà Thờ này; trong đó, cũng có mộ bia của Cha Bề trên Tổng Quyền Mudos de Zamora, O.P. (năm 1300). Tu viện thánh Sabina cũng đã được trùng tu với khuôn viên gồm 103 cây cột xây giữa các năm 1216 – 1225. Hai phòng riêng của Thánh Đaminh và Thánh Giáo Hoàng Pio V trong Tu viện hiện nay được dùng làm nhà nguyện.

Theo truyền thống, hàng năm, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm Tu viện và cử hành Lễ Tro khởi đầu Mùa Chay tại Vương Cung Thánh Đường Santa Sabina.

II. DÒNG ĐAMINH TẠI VIỆT NAM

Dòng Đaminh có mặt tại mảnh đất Việt Nam từ khi Cha Gaspard Santa Cruz, O.P. đặt chân lên đất Hà Tiên năm 1550. Từ đó, Anh Em Đaminh (qua các vị thừa sai) không mệt mỏi để đem Lời Chúa gieo vãi trên mảnh đất Việt Nam; cách đặc biệt tại Địa Phận Đông Đàng Ngoài, được trao cho các Anh Em Đaminh phụ trách từ năm 1756, và sau này là 5 Giáo phận: Bùi Chu, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Bình và Lạng Sơn. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm trên mảnh đất Việt Nam, thế nhưng Anh Em Đaminh vẫn ngày một phát triển.

     – Và cho đến ngày 18-03-1967, Tỉnh Dòng Đaminh tại Việt Nam chính thức được thành lập,

     – Với Thánh hiệu: Nữ Vương Các Thánh Tử Đạo.

     – Bổn mạng Tỉnh Dòng: Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, kính ngày 15/09 hàng năm.

Sau 50 thành lập (1967 – 18/03 – 2017), Tỉnh Dòng Đaminh hiện nay có:

     –  418 Tu sĩ (gồm: 1 Giám mục, 252 Linh mục, 28 Phó tế, 14 Tập sinh).

     – 1 Phụ Tỉnh tại Canada.

     – 6 Tu viện.

     – 6 Tu xá.

     – 3 Phụ xá.

     – Coi sóc 38 Giáo xứ.

Các Anh Em Đaminh phục vụ trong nhiều lãnh vực khác nhau, trải dài từ Bắc và Nam Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Trong những sứ vụ đó, Anh Em đặc biệt hướng đến việc giảng dạy tại các: Trung Tâm Thần Học, Chủng Viện, Học Viện, Đại Học.

– Bề trên Giám Tỉnh hiện nay là Cha Giuse Nguyễn Đức Hòa, O.P., được bầu trong Tỉnh Hội năm 2015, và là vị Giám Tỉnh thứ 6 kể từ khi thành lập Tỉnh Dòng.

– Trụ sở Trung Ương Tỉnh Dòng đặt tại: 229 – 231 Võ Thị Sáu, Phường 7, Quận 3, Tp. HCM.

***

PHỤ LỤC[4]

 

I. BỀ TRÊN TỔNG QUYỀN DÒNG ĐAMINH (Master of the Order of Preachers)

Từ khi thành lập cho tới nay, Dòng Đaminh luôn có một vị Bề trên chung gọi là “Bề Trên Tổng Quyền”. Như chúng ta có thể xem trong danh sách, đó là một triều đại dài (theo thuật ngữ của chế độ quân chủ, chúng ta có thể nói rằng đó là một trong những “ngôi nhà cổ” của Châu Âu); nhưng đó là một triều đại hợp nhất. Trong Dòng, không có sự cách quãng, gián đoạn hoặc những triều đại trung gian. Chỉ trong thời ly giáo Tây Phương với một Giáo Hoàng ở Roma và một Giáo Hoàng ở Avignon, Pháp (1380 – 1418), cùng cách thức này, quyền lãnh đạo Dòng cũng chia hai với một vị Tổng Quyền ở Roma và một vị khác đứng đầu Dòng trong khu vực trung thành với ngụy Giáo Hoàng; nhưng các vị này (tức các vị phò ngụy Giáo Hoàng) không bao giờ được công nhận là người kế vị Thánh Đaminh hợp pháp; và đây là nét nổi bật nữa của Dòng, đó là một triều đại dân chủ.

Ngay từ ban đầu thành lập, Dòng luôn bầu chọn vị Tổng Quyền trong Tổng Hội bằng phiếu bầu dân chủ và đại nghị (Các vị Giám Tỉnh và các vị Giám định viên cùng với các vị phụ tá tương ứng); và đó cũng là một triều đại mang tính quốc tế được chứng minh qua danh sách sau đây:

– Argentina: 1 vị; (86).

– Italy: 38 vị; (6, 9, 10, 12, 15, 23, 24, 25, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 38, 40, 41, 43, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 53, 54, 55, 56, 57, 61, 66, 68, 69, 70, 71, 72).

– Pháp: 24 vị; (5, 8, 11, 13, 14, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 26, 27, 28, 29, 37, 42, 60, 63, 73, 76, 79, 83, 87).

– Tây Ban Nha: 15 vị; (1, 3, 7, 39, 44, 52, 58, 62, 64, 65, 67, 74, 78, 80, 82).

– Đức: 2 vị; (2, 4).

– Ireland: 2 vị; (81, 84).

– Anh: 1 vị; (85).

– Austria: 1 vị; (75).

– Hà Lan: 1 vị; (77).

– Mexico: 1 vị; (59).

Trên thực tế, chỉ có 86 vị Tổng Quyền Dòng cho đến nay, bởi vì một trong số các ngài, Cha Marcial Auribelli (29) được bầu hai lần và ngài quản trị Dòng suốt hai nhiệm kỳ 1453 – 1462 và 1465 – 1473. Một phép tính đơn giản cũng cho chúng ta biết rằng, mỗi vị Tổng Quyền quản trị Dòng trung bình 9,2 năm. Hiển nhiên, các ngài không có thời gian quản trị như nhau. Ví dụ: Cha Alberto Chiavari (10) quản trị Dòng chỉ vỏn vẹn 3 tháng; Cha Gerardo de Adaunario (17), Cha Pedro Rouchin (27), Cha Guido Flamochet (28), Cha Bernabé Sansoni (34) và Cha Juan Clerée (37) qua đời cùng năm được bầu chọn. Ngược lại, Cha Antonine Cloche (60) giữ kỷ lục trong việc lãnh đạo Dòng với chức vụ Tổng Quyền 34 năm. Trong giai đoạn từ năm 1686 tới 1819, nghĩa là 133 năm, chỉ có 7 vị Tổng Quyền, trung bình mỗi vị quản trị 19 năm. Trong thời đại chúng ta, Cha Gillet (79) đạt đến mức trung bình này với 17 năm quản trị Dòng (1929 – 1946).

Về độ tuổi của các vị Tổng Quyền, chúng ta phải nói rằng, các ngài không được gọi vào vị trí lãnh đạo theo một độ tuổi mà người ta nói là “có thể chấp nhận được”. Xin được trích dẫn một số thái cực: Cha Jourdain de Saxe, vị Tổng Quyền tiên khởi kế nhiệm Thánh Đaminh và là người hoàn thành nhiệm vụ quản trị Dòng suốt 15 năm, được bầu chọn khi mới 32 tuổi, và qua đời ở tuổi 47 do đắm thuyền ở biển Syria khi đi hành hương Đất Thánh; Ngược lại, Cha Cormier (76) được bầu chọn khi đã 72 tuổi và lãnh đạo Dòng trong suốt 12 năm. Những Nghị Huynh bỏ phiếu bầu chọn Cha Thomas Ripoll (62), khi đó đã 73 tuổi, nghĩ rằng họ chọn một Tổng Quyền chuyển tiếp; nếu họ nghĩ vậy, họ đã sai lầm lớn, vì Cha Ripoll đã sống tới 95 tuổi và quản trị Dòng suốt 22 năm (1752 – 1747). Chỉ có Thánh Raymond de Peñafort sống lâu hơn ngài, bởi thánh nhân sống tới 100 tuổi, nhưng thánh nhân chỉ lãnh đạo Dòng trong 2 năm với cương vị Tổng Quyền.

Về mối liên hệ với Tòa Thánh không phải luôn thân tình như người ta hy vọng. Các vị Tổng Quyền: Cha Munio de Zamora (7), Cha Nicolás Rodolfi (55) và Cha Sixto Fabri (50) bị Đức Giáo Hoàng cách chức. Các vị Tổng Quyền: Cha Raymond de Peñafort (3), Cha Humbert de Romans (5), Cha Aimerico Placentinus (12), Cha Simon Lingoniensis (21), Cha Conrado de Asti (30), Cha Vicente Ajello (72) và Cha García de Paredes (78) đã phải cam chịu hay ít nhiều phải từ chức.

Về phẩm chất, trí tuệ và tinh thần của những người chỉ huy toàn Dòng có thể được đánh giá theo những chỉ dẫn sau: 2 vị Thánh (1 và 3), 6 vị Chân Phước (2, 6, 9, 23, 76, 78), hai vị khác mang tước hiệu Đáng Kính từ xưa (4, 5). Một trong các vị Tổng Quyền, Cha Nicolás Boccasini (9), được bầu làm Giáo Hoàng với tông hiệu Benedict XI. Có 14 vị được thăng Hồng Y, trong đó có một số vị rất nổi tiếng như: Hồng Y Cajetan (38), Hồng Y García de Loaysa (39), Hồng Y Vicente Giustiniano (47), Hồng Y Xavierre (52), Hồng Y Augustin Pipia (61) và Hồng Y Jean-Thomas de Boxadors (64). Có 9 vị là Giám mục, Thượng Phụ hoặc đại diện Giáo Hoàng.

Những ghi nhận khác: Một trong các vị Tổng Quyền, Cha Jean le Teutonique, được bỏ phiếu sau khi đã là Giám mục từ chức. Chúng ta biết về ngài trong một số tài liệu như “Người anh em và Giám mục”. Cha Vicente Giustiniano (47) vẫn giữ chức Tổng Quyền thêm một năm sau khi được vinh thăng Hồng Y. Chỉ có Tổng Quyền Marcial Auribelli (29), như chúng ta đã nói, được bỏ phiếu hai lần. Ba vị Tổng Quyền được phỏ phiếu bằng thư không qua Tổng Hội (68, 69, 74). Có 47 vị qua đời khi còn tại chức. Có 10 vị từ chức Tổng Quyền khi được thăng chức trong Giáo Hội. Những vị khác thuộc danh sách “Cựu Tổng Quyền”.

Dưới đây là danh sách các vị Bề Trên Tổng Tuyền Dòng Đaminh:

01. Cha Thánh Đaminh (Saint Dominic of Osma), người Tây Ban Nha, Đấng Tổ Phụ sáng lập Dòng (1216 – 06/08/1221). Đức Giáo Hoàng Gregorio IX đã tuyên ngài lên bậc hiển thánh ngày 13 tháng 7 năm 1234; và theo lịch phụng vụ Giáo hội hiện nay, lễ kính ngài theo lịch phụng vụ Giáo hội hiện nay là ngày 08/08 hàng năm. Phần mộ của Cha Thánh hiện đặt tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Đaminh thuộc Tu viện Đaminh ở Bologna, Italy.

02. Cha Jordan von Sachsen, O.P., người Đức; Tổng Quyền Dòng: 1222 – 1237. Đức Giáo Hoàng Leo XII đã tuyên Cha lên hàng Chân Phước năm 1825.

03. Cha Raimundo de Penyafort, O.P., người Tây Ban Nha; Tổng Quyền Dòng: 1238 – 1240. Đức Giáo Hoàng Phaolô III đã tuyên Cha lên hàng Chân Phước năm 1542; và Đức Giáo Hoàng Clement VIII đã ghi tên ngài vào sổ bộ các hiển thánh năm ngày 29/03/1601. Lễ kính ngài vào ngày 07/01 hàng năm.

04. Cha Johannes von Wildeshausen, O.P., người Hungary; Tq: 1241 – 04/11/1252). Trước khi làm Tổng Quyền Dòng, Cha Wildeshausen được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Bosnia (1233 – 1235), và sau đó làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Kalocsa, Hungary (1233 – 1237).

05. Cha Humbert de Romans, O.P., người Pháp; Tq: 1254 – 1263.

06. Cha Giovanni da Vercelli, O.P., người Italy; Tq: 1264 – 30/11/1283.

07. Cha Munio de Zamora, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 1285 – 12/04/1291.

08. Cha Étienne de Besançon, O.P., người Pháp; Tq: 1292 – 22/11/1294.

09. Cha Niccolò di Boccasini, O.P., người Italy; Tq: 12/05/1296 – 04/12/1298. Sau đó, Cha Boccasini được đặt làm Hồng Y đẳng linh mục với hiệu tòa St. Sabina (04/12/1298 – 02/03/1300), rồi Hồng Y đẳng Giám mục với hiệu tòa Ostia–Velletri (02/03/1300 – 22/10/1303). Ngày 22/10/1303, Hồng Y Boccasini được chọn làm Giáo Hoàng với danh hiệu Benedict XI. Ngài qua đời ngày 07/07/1304. Ngài được Đức Giáo Hoàng Clemente XII đã tuyên lên hàng Chân phước năm 1736.

10. Cha Albertus de Chiavari, O.P., người Italy; Tq: 1300 – 1300.

11. Cha Bernard de Jusix, O.P., người Pháp; Tq: 1301 – 1303.

12. Cha Aymericus Giliani, O.P., người Italy; Tq: 1304 – 1311.

13. Cha Béranger de Landore, O.P., người Pháp; Tq: 1312 – 15/07/1317. Sau đó, Cha Landore được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Santiago de Compostela, Tây Ban Nha (15/07/1317 – 1330).

14. Cha Hervé de Nédellec, O.P., người Pháp; Tq: 1318 – 1323.

15. Cha Barnaba Cagnoli, O.P., người Italy; Tq: 1324 – 1332.

16. Cha Hugh de Vaucemain, O.P., người Pháp; Tq: 1333 – 1341.

17. Cha Gérard de Daumar, O.P., người Pháp; Tq: 18/05/1342 – 20/09/1342. Sau đó, Cha được đặt làm Hồng Y đẳng linh mục với hiệu tòa St. Sabina (20/09/1342 – 27/09/1343).

18. Cha Pierre de Baume, O.P., người Pháp; Tq: 1343 – 1345.

19. Cha Garin de Gy, O.P., người Pháp; Tq: 1346 – 1348.

20. Cha Jean de Moulins, O.P., người Pháp; Tq: 30/05/1349 – 17/12/1350. Sau đó, Cha được đặt làm Hồng Y đẳng linh mục hiệu tòa St. Sabina (17/12/1350 – 23/02/1353).

21. Cha Simon de Langres, O.P., người Pháp; Tq: 1352 – 16/03/1366. Sau đó, Cha được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Nantes, Pháp (16/03/1366 – 20/10/1382); và Giám mục Giáo phận Vannes, Pháp (20/10/1382 – 1383).

22. Cha Elias Raymond, O.P., người Pháp; Tq: 1367 – 1380.

23. Cha Raimondo delle Vigne, O.P., người Italy: Tq: 1380 – 05/10/1399. Cha được Đức Giáo Hoàng Leo XIII ghi tên vào sổ bộ các Chân Phước của Giáo Hội năm 1899.

– Cũng trong giai đoạn này (1380 – 1418), như đã nói ở trên, tại Aviognon có các vị lãnh đạo khác: Cha Elias Raymond, O.P., người Pháp (1380 – 1389); Cha Nicolaus de Troia, O.P., người Italy (1391 – 1393); Cha Nicolaus Vallisoletanus, O.P., người Tây Ban Nha (1394 – 1397); Cha Ioannes de Puinoix, O.P., người Pháp (1397 – 1418).[5]

24. Cha Tommaso Paccaroni, O.P., người Italy; Tq: 1401 – 1414.

25. Cha Leonardo Dati, O.P., người Italy; Tq: 14/09/1414 – 16/03/1425.

26. Cha Barthélémy Texier, O.P., người Pháp: Tq: 1426 – 1449.

27. Cha Pierre Rochin, O.P., người Pháp; Tq: 1450 – 1450.

28. Cha Guy Flamochet, O.P., người Pháp; Tq: 1451 – 1451. (ở Avignon)

29. Cha Marcial Auribelli, O.P., người Pháp, Tq: 1453 – 1462. (ở Avignon)

30. Cha Corrado di Asti, O.P., người Italy; Tq: 1462 – 1465. Cha Marcial Auribelli, O.P., người Pháp; Tq: 1465 – 11/09/1473. (ở Avignon)

31. Cha Leonardo Mansueti, O.P., người Italy; Tq: 1474 – 1480.

32. Cha Salvo Cassetta, O.P., người Italy; Tq: 1481 – 1483.

33. Cha Bartolomeo Comazzi, O.P., người Italy; Tq: 1484 – 1485.

34. Cha Barnaba Sansoni, O.P., người Italy; Tq: 1486 – 1486.

35. Cha Gioacchino Torriani, O.P., người Italy; Tq: 1487 – 1500.

36. Cha Vincenzo Bandello, O.P., người Italy; Tq: 1501 – 1506.

37. Cha Jean Clérée, O.P., người Pháp; Tq: 1507 – 1507.

38. Cha Tommaso Cajetan de Vio, O.P., người Italy; Tq: 1508 – 01/07/1517. Sau đó Cha được đặt làm Hồng Y đẳng linh mục với hiệu tòa St. Sisto (06/07/1517 – 14/03/1534); Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Palermo, Italy (08/02/1518 – 19/12/1519), và Giám mục Giáo phận Gaeta, Italy (13/04/1519 – 10/08/1534); Từ 14/03/1534 trở đi, hiệu tòa Hồng Y của ngài được đổi thành St. Prassede.

39. Cha García Loaysa y Mendoza, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 23/05/1518 – 08/06/1524. Sau đó Cha được đặt làm Giám mục Giáo phận Osma, Tây Ban Nha (08/06/1524 – 23/02/1532); Giám mục Giáo phận Sigüenza, Tây Ban Nha (23/02/1532 – 21/05/1539); Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Sevilla, Tây Ban Nha (21/05/1539 – 22/04/1546). Trước đó, ngày 16/05/1530, Giám mục García Loaysa y Mendoza được đặt làm Hồng Y đẳng linh mục với hiệu tòa St. Susanna.

40. Cha Francesco Silvestri, O.P., người Italy; Tq: 1525 – 19/09/1528.

41. Cha Paolo Butigella, O.P., người Italy; Tq: 1530 – 1531.

42. Cha Jean du Feynier, O.P., người Pháp; Tq: 1532 – 1538.

43. Cha Agostino Recuperati, O.P., người Italy; Tq: 1539 – 1540.

44. Cha Alberto de las Casas, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 1542 – 1544.

45. Cha Francesco Romeo, O.P., người Italy; Tq: 1546 – 1552.

46. Cha Stefano Usodimare, O.P., người Italy; Tq: 1553 – 1557.

47. Cha Vincenzo Giustiniani, O.P., người Italy; Tq: 29/05/1558 – 17/05/1570. Sau đó Cha được đặt làm Hồng Y đẳng linh mục với hiệu tòa St. Nicola fra le Immagini (26/01/1571 – 03/08/1579) và hiệu tòa St. Sabina (03/08/1579 – 28/10/1582).

48. Cha Serafino Cavalli, O.P., người Italy; Tq: 1571 – 1578.

49. Cha Paolo Constabile, O.P., người Italy; Tq: 1580 – 1582.

50. Cha Sisto Fabri, O.P., người Italy; Tq: 1583 – 1589.

51. Cha Ippolito Maria Beccaria, O.P., người Italy; Tq: 1589 – 1600.

52. Cha Jerónimo Xavierre, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 13/05/1601 – 10/12/1607. Sau đó Cha được đặt làm Hồng Y đẳng linh mục (10/12/1607 – 08/09/1608).

53. Cha Agostino Galamini, O.P., người Italy; Tq: 1608 – 1612. Sau đó Cha được đặt làm Hồng Y đẳng linh mục với hiệu tòa St. Maria in Ara Coeli (14/11/1612 – 06/09/1639); Giám mục của hai Giáo phận Loreto và Recanati, Italy (11/02/1613 – 29/04/1620); Giám mục Giáo phận Osimo, Italy (29/04/1620 – 06/09/1639).

54. Cha Serafino Secchi, O.P., người Italy; Tq: 1612 – 1628.

55. Cha Niccolò Ridolfi, O.P., người Italy; Tq: 1629 – 1642.

56. Cha Tommaso Turco, O.P., người Italy; Tq: 1644 – 1649.

57. Cha Giovanni Battista de Marinis, O.P., người Italy; Tq: 1650 – 1669.

58. Cha Juan Tomás de Rocaberti, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 1670 – 08/02/1677. Sau đó Cha được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Valencia, Tây Ban Nha (08/02/1677 – 13/06/1699).

59. Cha Antonio de Monroy, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 1677 – 1686. Năm 1680 Cha được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Michoacán, Mexico trong vòng một năm; sau đó, được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Santiago de Compostela, Tây Ban Nha (10/07/1685 – 07/11/1715).

60. Cha Antonin Cloche, O.P., người Pháp; Tq: 1686 – 1720.

61. Cha Agostino Pipia, O.P., người Italy; Tq: 1721 – 05/1725. Trước đó, Cha được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Osimo, Italy (20/12/1724 – 01/1726) và Giám mục Giáo phận Cingoli, Italy (19/08/1725 – 01/1726). Năm 1725, Giám mục Agostino Pipia được đặt làm Hồng Y đẳng linh mục với hiệu tòa St. Sisto (29/01/1725 – 03/03/1729) và sau đó là hiệu tòa St. Maria sopra Minerva (03/03/1729 – 19/02/1730).

62. Cha Tomás Ripoll, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 1725 – 1747.

63. Cha Antonin Bremond, O.P., người Pháp; Tq: 1748 – 1755.

64. Cha Juan Tomás de Boxadors y Sureda de San Martín, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 1756 – 1777. Sau đó Cha được đặt làm Hồng Y đẳng linh mục với hiệu tòa St. Sisto (18/12/1775 – 16/12/1780).

65. Cha Baltasar de Quiñones, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 1777 – 1798.

66. Cha Pio Giuseppe Gaddi, O.P., người Italy;Tổng đại diện (1798 1806), Tổng Quyền (1806 1814), Tổng đại diện (1814 1819).

67. Cha Joaquín Briz, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 1825 – 1831. Sau đó Cha được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Segovia, Tây Ban Nha (25/02/1831 – 23/01/1837).

68. Cha Francesco Ferdinando Jabalot, O.P., người Italy; Tq: 1832 – 1834.

69. Cha Benedetto Maurizio Olivieri, O.P., người Italy; Tq: 1834 – 1835.

70. Cha Tommaso Giacinto Cipolletti, O.P., người Italy; Tq: 1835 – 1838.

71. Cha Angelo Dominicus Ancarani, O.P., người Italy; Tq: 1838 – 1844.

72. Cha Vincenzo Ajello, O.P., người Italy; Tq: 1844 – 1850.

73. Cha Alexandre Vincent Jandel, O.P., người Pháp; Tổng đại diện (1850 1855), Tổng Quyền (1855 1582). Sau đó, Cha Giuseppe Maria Sanvito, O.P., người Italy, làm Tổng đại diện (1873 1879).

74. Cha José María Larroca, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 30/09/1879 – 08/01/1891.

75. Cha Andreas Franz Frühwirth, O.P., người Áo; Tq: 19/09/1891 – 21/05/1904. Sau đó Cha được bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Bavaria, Đức (26/10/1907 – 06/12/1915), Tổng Giám mục phụ tá của Giáo phận Heraclea, Thổ Nhĩ Kỳ (05/11/1907 – 06/12/1915), và Quyền Sứ Thần Tòa Thánh tại Bavaria, Đức (06/12/1915 – 11/1916). Tiếp đến, Giám mục Andreas Franz Frühwirth được đặt làm Hồng Y đẳng linh mục với hiệu tòa Ss. Cosma e Damiano (07/12/1916 – 19/12/1927) và hiệu tòa S. Lorenzo in Damaso (19/12/1927 – 09/02/1933). Ngoài ra, Hồng Y Andreas Franz Frühwirth còn đảm nhận trách vụ làm Tổng trưởng Tòa Ân Giải Tối Cao Tòa Thánh (08/01/1925 – 31/07/1927) và Chưởng Ấn phủ Giáo Hoàng (19/12/1927 – 09/02/1933).

76. Cha Hyacinthe-Marie Cormier, O.P., người Pháp; Tq: 21/05/1904 – 1916. Đức Giáo Hoàng Chân Gioan Phaolô II đã ghi tên ngài vào bổ bộ các Chân Phước của Giáo Hội ngày 20/11/1994, và lễ kính ngài vào ngày 21/5.

77. Cha Ludwig Theissling, O.P., người Hà Lan; Tq: 1916 – 02/05/1925.

78. Cha Buenaventura García de Paredes, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 22/05/1926 – 1929. Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã ghi tên ngài vào bổ bộ các Chân Phước của Giáo Hội ngày 28/10/2007.

79. Cha Martin-Marie-Stanislas Gillet, O.P., người Pháp; Tq: 1929 – 30/09/1946. Sau đó Cha được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục của Giáo Tỉnh Nicæa, Thổ Nhĩ Kỳ (30/09/1946 – 03/09/1951).

80. Cha Manuel Suárez Fernández, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 1946 – 1954.

81. Cha Michael Browne, O.P., người Ireland; Tq: 1955.04.11 – 1962. Trước đó, Cha là Viện trưởng Đại Học Giáo Hoàng Thánh Tôma Aquinô (Angelicum), Roma (1932 – 1941), và sau đó được bổ nhiệm làm Tổng trưởng Điện Tông Tòa (13/01/1951 – 11/04/1955). Năm 1962, Cha được đặt làm Hồng Y đẳng phó tế với hiệu tòa S. Paolo alla Regola (22/03/1962 – 31/03/1971); Tổng Giám Mục Giáo Tỉnh Idebessus (05/04/1962 – 20/04/1962); Niên trưởng Hồng Y đẳng phó tế (20/01/1971 – 31/03/1971).

82. Cha Aniceto Fernández Alonso, O.P., người Tây Ban Nha; Tq: 1962.07.22 – 1974.

83. Cha Vincent de Couesnongle, O.P., người Pháp; Tq: 1974 – 1983.

84. Cha Damian Louis Byrne, O.P., người Ireland; Tq: 1983.09 – 1992.

85. Cha Timothy Radcliffe, O.P., người Anh; Tq: 1992 – 2001.

86. Cha Carlos Alfonso Azpiroz Costa, O.P., người Argentina; Tq: 14/07/2001 – 05/09/2010. Cha cũng là Trưởng Ấn của Đại Học Giáo Hoàng Thánh Tôma Aquinô (Angelicum), Roma (2001 – 2010). Sau đó, ngày 03/11/2015, Cha được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Phó (với quyền kế vị) của Tổng Giáo Phận Bahía Blanca, Argentina.

87. Cha Bruno Cadoré, O.P., người Pháp; Tq: từ 05/09/2010.

II. CÁC CHỨC VỤ TRONG GIÁO HỘI

Lịch sử hình thành và phát triển của Dòng Anh Em Giảng Thuyết đã ghi nhận con số 800 năm ngày được Tòa Thánh xác nhận vào ngày 22/12/2016. Trải qua suốt 8 thế kỷ, Dòng đã góp phần rất lớn vào việc xây dựng, bảo vệ và phát triển của Giáo Hội; và cho đến nay, với đặc sủng của Đấng Sáng Lập, các Anh Em Đaminh vẫn tiếp tục sứ mạng mà Giáo Hội trao phó trong Tinh Thần và Linh Đạo của mình. Điều này được thể hiện cách rõ nét và cụ thể qua những con số:

– 271 vị Thánh và Chân Phước.[6] Trong số này, có nhiều vị “Đại Thánh” như: Thánh Đaminh; Thánh Alberto Cả, Thánh Tôma Aquinô, Thánh Vincent Ferrie, Thánh Martino de Porres…

– 4 vị Giáo Hoàng; 66 vị Hồng Y; 4 vị Thượng Phụ Giám Mục; 13 Tổng Giám Mục Trưởng (hay Thượng Phụ [Công Giáo Đông Phương]: Patriarch); 225 Tổng Giám Mục; 1144 Giám Mục.

– Ngoài ra, các Anh Em Đaminh còn đảm nhận những trách vụ khác với vai trò người đứng đầu hay thành viên trong các cơ quan Tòa Thánh Roma như: Tổng trưởng Thánh Bộ, Chưởng ấn Phủ Giáo Hoàng, các cấp Tòa Án Roma, Thần học gia Phủ Giáo Hoàng, Cố vấn các Thánh Bộ cũng như các Hội Đồng Tòa Thánh,… Bên cạnh đó, trong các Công Đồng hay Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, các Anh Em cũng góp phần trong vai trò thành viên hoặc chuyên viên.

– Các Anh Em Đaminh hiện nay đang phục vụ với các trách vụ trong Giáo Hội gồm: 2 Hồng Y, 15 Tổng Giám Mục, 22 Giám Mục, và một số vị trí quan trọng khác như:

+ Hồng Y Dominik Duka, O.P., hiệu tòa Ss. Marcellino e Pietro; Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Praha, Cộng hòa Czech; và là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Czech.

+ Hồng Y Christoph Schönborn, O.P., hiệu tòa Gesù Divin Lavoratore; Tổng Giám Mục Tổng Giáo Phận Wien, Austria; Đặc trách khối nghi lễ Công Giáo Đông Phương của Austria; Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Austria và thành viên Commission of Cardinals overseeing the Institute for Works of Religion

+ Tổng Giám Mục Carlos Alfonso Azpiroz Costa, O.P., Tổng Giám Mục phó (với quyền kế vị) Tổng Giáo Phận Bahía Blanca, Argentina.

+ Tổng Giám Mục Jean-Louis Bruguès, O.P., Quản thủ Thư viện và Văn khố Tòa Thánh.

+ Tổng Giám Mục Christopher Michael Cardone, O.P., Tổng Giáo Phận Honiara, đảo quốc Solomon.

+ Tổng Giám Mục Paul Cremona, O.P., Tổng Giáo Phận Malta.

+ Tổng Giám Mục Joseph Augustine Di Noia, O.P., hiệu tòa Tổng Giáo Phận Oregon City, USA, và Phó tổng Thư ký Bộ Giáo Lý Đức Tin.

+ Tổng Giám Mục Anthony Colin Fisher, O.P., Tổng Giáo Phận Sydney, Australia.

+ Tổng Giám Mục George Frendo, O.P., Tổng Giáo PhậnTiranë–Durrës, Albania, và Tổng Thư ký Hội Đồng Giám Mục Albania.

+ Tổng Giám Mục Roger Houngbédji, O.P., Tổng Giáo PhậnCotonou, Cộng hòa Benin, vùng Tây Bắc Phi Châu.

+ Tổng Giám Mục Jean-Marie-Henri Legrez, O.P., Tổng Giáo PhậnAlbi, Pháp.

+ Tổng Giám Mục David Macaire, O.P., Tổng Giáo Phận Fort-de-France–Saint-Pierre, Martinique, vùng Trung Mỹ.

+ Tổng Giám Mục Malcolm Patrick McMahon, O.P., Tổng Giáo Phận Liverpool, Anh quốc.

+ Tổng Giám Mục Yousif Thomas Mirkis, O.P., Tổng Giáo PhậnKirkuk–Sulaimaniya của Giáo Hội Chaldeans, Iraq.

+ Tổng Giám Mục Alano Maria Pena, O.P., Tổng Giáo Phận Niterói, Brazil.

+ Tổng Giám Mục Lorenzo Piretto, O.P., Tổng Giáo Phận Izmir, Thổ Nhĩ Kỳ.

+ Tổng Giám Mục Robert Rivas, O.P., Tổng Giáo Phận Castries, Saint Lucia, vùng Trung Mỹ.

+ Giám Mục Richard Appora-Ngalanibé, O.P., Giáo Phận Bambari, Cộng hòa Trung Phi.

+ Giám Mục Ayo-Maria Atoyebi, O.P., Giáo Phận Ilorin, Nigeria.

+ Giám Mục Ernest Bertrand Boland, O.P., Giáo Phận Multan, Pakistan.

+ Giám Mục Albert-Marie Joseph Cyrille de Monléon, O.P., Giáo Phận Meaux, Pháp.

+ Bishop Walter Michael Ebejer, O.P. (87), Bishop emeritus of União da Vitória (Brazil)

+ Bishop Jorge Leonardo Gómez Serna, O.P. (74), Bishop emeritus of Magangué (Colombia)

+ Bishop Francisco González Hernández, O.P. (64), Titular Bishop of Thuccabora and Vicar Apostolic emeritus of Puerto Maldonado (Peru)

+ Bishop Vilhelms Toms Marija Lapelis, O.P. (55), Bishop emeritus of Liepāja (Latvia) and Secretary General emeritus of Episcopal Conference of Latvia

+ Bishop Juan José Larrañeta Olleta, O.P. (76), Titular Bishop of Marazanæ regiæ and Vicar Apostolic emeritus of Puerto Maldonado (Peru)

+ Bishop David Martínez De Aguirre Guinea, O.P. (47), Vicar Apostolic of Puerto Maldonado (Peru) and Titular Bishop of Izirzada

+ Bishop Charles Morerod, O.P. (55), Bishop of Lausanne, Genève et Fribourg (Switzerland) and President of Conference of Bishops of Switzerland

+ Bishop Paul Nguyễn Thái Hợp, O.P. (72), Bishop of Vinh (Vietnam)

+ Bishop Bernard Cyril O’Grady, O.P. (85), Bishop emeritus of Gizo (Solomon Islands)

+ Bishop José Cayetano Parra Novo, O.P. (66), Titular Bishop of Tubia and Auxiliary Bishop of Santiago de Guatemala (Guatemala)

+ Bishop Jorge Giovanny Pazmiño Abril, O.P. (51), Bishop of Ambato (Ecuador)

+ Bishop Pierre René Ferdinand Raffin, O.P. (79), Bishop emeritus of Metz (France)

+ Bishop Armando José María Rossi, O.P. (72), Bishop of Concepción (Argentina)

+ Bishop Jorge Ángel Saldía Pedraza, O.P. (48), Titular Bishop of Phelbes and Auxiliary Bishop of La Paz (Bolivia)

+ Bishop Omar Alberto Sánchez Cubillos, O.P. (53), Bishop of Tibú (Colombia)

+ Bishop José Raúl Vera López, O.P. (71), Bishop of Saltillo (Mexico)

+ Bishop Jean-Paul Vesco, O.P. (55), Bishop of Oran (Algeria)

+ Bishop Kazimierz Wielikosielec (Казiмiр Велікаселец), O.P. (71), Titular Bishop of Blanda and Auxiliary Bishop of Pinsk (Belarus)

+ Fr. Miroslav Koštanc Adam, O.P. (53), Prelate Auditor of Tribunal of the Roman Rota

+ Fr. Serge-Thomas Bonino, O.P. (55), President of Pontifical Academy of St. Thomas Aquinas and Secretary General of International Theological Commission

+ Fr. Wojciech Giertych, O.P. (65), Theologian of Prefecture of the Papal Household

+ Fr. Lorenzo Lorusso, O.P. (50), Undersecretary of Congregation for the Oriental Churches

+ Fr. Michał Paluch, O.P. (50), Rector Magnificus of Pontifical University of St. Thomas Aquinas (Angelicum)

+ Br. Olivier Poquillon, O.P. (51), Secretary General of Council of European Bishops’ Conferences

 

 

 

 

 

 

 


[1] Xc. Dòng Anh Em Giảng Thuyết, Công Vụ Tổng Hội Bologna 2016. Bản việt ngữ: Công Vụ Tổng Hội Bolonia 2016, Văn Phòng Tỉnh Dòng 03/2017. Xem thêm: http://www.gcatholic.org/orders/005.htm. Các con số thống kê trong bản Công Vụ Tổng Hội được cập nhật đến cuối năm 2015.

[2] Xc. Map “Dominicans around the world” tại http://www.op.org/en

[3] Xc. Danh sách các Bề Trên Tổng Quyền trong phần phụ lục

[4] Tác giả: Fr. Eladio Neira, O.P., Tổng thư ký của Dòng từ 1980 đến 1986. Bài này đã được xuất bản trong số đặc biệt của I.D.I tháng 4 và 5 năm 1983, và trong số tháng 5 năm 1992. Trong bài viết nguyên bản, còn thiếu do chưa được cập nhật thêm (từ 1992-2017). Do đó, chúng tôi dựa theo các bản Công Vụ Tổng Hội của Dòng từ năm 1992 đến nay, cũng như tham khảo và đối chiếu thêm tại website Tổng Hội Providence 2001: http://www.dominicains.ca/providence/english/documents/masters.htm và tại website http://www.gcatholic.org/orders/005.htm để bổ sung thêm vào những phần chưa được cập nhật.

[5] Xc. Tổng Hội Providence 2001: http://www.dominicains.ca/providence/english/documents/masters.htm

[6] Thống kê này được dựa theo Catalogus hagiographicus Ordinis Praedicatorum”(Santa Sabina, Roma 2001), và được cập nhật thêm cho đến cuối năm 2014. Con số này không tính các thành phần: Thân Mẫu, Đan Sĩ, Nữ Tu, Giáo Dân và những người khác.